Nghiên cứu điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930-1945 sẽ giúp ích cho những khám phá thêm vấn đề này ở những góc nhìn thẩm mỹ mới trong sử dụng sức mạ
Trang 1Luận án Tiến sỹ: Điển hình hoá trong văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam (giai đoạn 1930-1945)
Thứ tư, 13 Tháng 4 2011 01:35
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Năm thực hiện 2006
Tóm tắt luận án
MỞ ĐẦU
1 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Điển hình hóa là thành tựu nghệ thuật nổi bật của chủ nghĩa hiện thực phê phán, là đặc trưng cơ bản để phân biệt chủ nghĩa hiện thực phê phán với chủ nghĩa lãng mạn Nghiên cứu điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930-1945 sẽ giúp ích cho những khám phá thêm vấn đề này ở những góc nhìn thẩm mỹ mới trong sử dụng sức mạnh liên ngành : lý luận văn học
và mỹ học
1.2 Đầu thế kỉ XX, lịch sử văn học Việt Nam phân hóa thành hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực Hai dòng văn học này quả đã có những đóng góp quan trọng cho tiến trình lịch sử văn học dân tộc Luận án chọn chủ nghĩa hiện thực phê phán để nghiên cứu, vì đây là một trong những nghệ thuật tiền cách mạng, bám sát đời sống, có giá trị thức tỉnh nhân dân, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bằng những điển hình văn học bất hủ Nó đã khơi dậy được lòng bất bình, không chịu đựng được với xã hội cũ và bồi dưỡng ý thức cần bứt phá, vươn lên đón chào một cuộc sống mới Dòng văn học này ngay từ khi mới ra đời cũng đã được giới nghiên cứu rất quan tâm và đề cao, đặc biệt là nhà phê bình mác-xít Hải Triều
1.3 Điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán là phương thức nghệ thuật tiêu biểu của dòng văn học này Nó là một kiểu xây dựng nghệ thuật mới, góp vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam, đặc biệt ở phương diện khám phá mâu thuẫn thời đại
1.4 Hiện nay, thành tựu của văn học hiện thực phê phán đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở khoa Ngữ văn các trường Đại học sư phạm, Đại học khoa học xã hội và nhân văn và các trường phổ thông trung học Vấn đề nghiên cứu của luận án có thể đóng góp vào công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các cấp học nói trên
1 2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
a) Trước năm 1945.
Giới nghiên cứu văn học lúc này mới chỉ tập trung vào bản chất hiện thực của văn học Đáng chú ý hơn cả là ý kiến của Vũ Ngọc Phan trong bộ Nhà văn hiện đại Trên những nét lớn, ông đã đề cập đến những khuôn mặt của các nhà văn hiện thực
Trang 2đương thời; ý kiến của ông chủ yếu thiên về phương diện nghệ thuật và ý nghĩa nhân bản của các hình tượng Hải Triều biểu dương Kép Tư Bền và khẳng định vai trò của khuynh hướng văn học tả thực Vũ Trọng Phụng, Trần Minh Tước, Phú Hương cũng nhiệt liệt ca ngợi Tắt đèn
b) Từ 1945 – 1986.
Vấn đề điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán ngày càng được giới nghiên cứu văn học quan tâm Mở đầu là công trình nghiên cứu của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam - 1957), chuyên luận của Hà Minh Đức (Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc, 1961), công trình của nhà nghiên cứu Hồng Chương (Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật, 1962), Nguyễn Đức Đàn
và Phan Cự Đệ (Bước đường phát triển tư tưởng và nghệ thuật của Ngô Tất Tố, 1962) Các công trình của Viện văn học (Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam
1930-1945, 1964), chuyên luận của Nguyễn Đức Đàn (Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam, 1968), và công trình của nhóm các tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoàng Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác (Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, 1973), đã thực sự lưu tâm đến những vấn đề lý luận chung về chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam Công trình nghiên cứu của Phan Cự Đệ với cuốnTiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974); Từ điển văn học (1984) của Nguyễn Hoành Khung là những công trình tiêu biểu
Thời kỳ này giới nghiên cứu mác-xít đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu thành tựu của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nhiều công trình có tính khoa học cao, có sự phân tích đánh giá thỏa đáng Tuy nhiên, việc vận dụng quan điểm, phương pháp nghiên cứu mác-xít cũng có lúc rơi và kiểu vận dụng máy móc công thức của Ph.Ăngghen về tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình Bởi vậy, có ý kiến đề cao giá trị của Tắt đèn nhưng lại hạ thấp giá trị của Sống mòn và phê phán nặng nề tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Ở Sài Gòn trước 1975, các nhà nghiên cứu chưa thực sự quan tâm đến dòng văn học này với tư cách là một phương pháp sáng tác, một trào lưu
c) Từ 1986 đến nay.
Trên tinh thần “đổi mới”, giới nghiên cứu văn học đã có cái nhìn toàn diện và “cởi mở” đối với các hiện tượng văn học “tiền chiến” Công trình Nghĩ tiếp về Nam Cao (1992) do Phong Lê chủ biên; chuyên luận của Trần Đăng Suyền (Chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao, 2001) là những hướng nghiên cứu mới
Điểm qua một số công trình nghiên cứu trên, bước đầu luận án nhận thấy chưa có một công trình nào đứng ở liên ngành lý luận văn học và mỹ học khảo sát một cách trực tiếp về thành tựu điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán
1 3 MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Luận án dùng phương pháp liên ngành để nghiên cứu nghệ thuật điển hình hóa của văn học hiện thực phê phán Việt Nam như hệ thống quan điểm thẩm mỹ,
hệ thống kiểu nhân vật, hệ thống điều khiển chất liệu của nghệ thuật Đồng thời,
Trang 3luận án còn phát hiện thêm tác động của các điển hình này tới sự hoàn thiện nhân cách của con người
b) Đối tượng của luận án là văn xuôi hiện thực phê phán Luận án chỉ tập trung vào những tác phẩm có thành tựu cao về nghệ thuật của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng
1 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp chung : Luận án dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử coi văn học là một hình thái ý thức thẩm mỹ đặc thù của xã hội
- Phương pháp cụ thể :
1 Luận án dùng phương pháp liên ngành : lý luận văn học và mỹ học
2 Phương pháp hệ thống : Đặt điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán trong hệ thống điển hình hóa của văn học nói chung để thấy được tính phổ biến và đặc thù của điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa
3 Phương pháp so sánh văn học qua các thời kỳ để thấy được bước tiến của điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán
4 5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
a) Khi vận dụng phương pháp liên ngành, luận án đã cố gắng tìm ra quy luật vận động của cả một hệ thống xã hội: từ sự thay đổi văn minh, thay đổi tư tưởng sáng tạo thời đại, thay đổi tâm thế xã hội, thay đổi văn tự, tất yếu dẫn đến xuất hiện đối tượng thẫm mỹ mới; trong đó xuất hiện những vùng văn học khác nhau, có vùng chất liệu đặc sắc tạo nên dòng văn học hiện thực phê phán
b) Luận án chú ý đến mối quan hệ giữa quan điểm thẩm mỹ với nghệ thuật điển hình và nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật điển hình của văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Luận án lần đầu tiên đã dựa vào tiêu chí
“Tha hóa” để phân loại nhân vật điển hình
c) Luận án làm sáng tỏ hơn vấn đề “cái Tôi” của nhà văn và “cái tôi” của nhân vật trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam mà bấy lâu giới nghiên cứu chỉ dành
“cái tôi” cho văn học lãng mạn
d) Luận án cũng đã cố gắng phát hiện thêm mặt sau của điển hình nghệ thuật, nghĩa là phần tác động của các điển hình này tới xã hội, đối với nhân cách con người theo quy luật thiết lập một sự thanh lọc bên trong tâm hồn con người
1 6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được tổ chức thành ba chương; 10 mục
Trang 4Chương I NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC DẪN TỚI CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN 1930-1945
1.1 Cơ sở văn minh của văn hóa.
1.1.1 Văn minh được phát động theo hướng công nghiệp phương Tây.
Trong làn sóng Âu hóa (từ sau hiệp ước Patơnốt - 1884), ở Việt Nam đã hình thành nên một số đô thị mới, tạo ra con người đô thị và lối sống đô thị Vì vậy, văn học có điều kiện để gần gũi với quần chúng và quần chúng cũng có nhiều điều kiện để tiếp nhận thành tựu của văn hóa, văn học mới Hơn thế, văn học hiện thực phê phán lại hướng về số đông, hướng về tầng lớp bình dân, cho nên được quần chúng chú ý hơn các nghệ thuật khác Tầng lớp tri thức tiểu tư sản cũng bắt đầu phát triển Họ cũng là tầng lớp mấp mé dưới đáy xã hội Chính vì thế, giải tần quần chúng hâm mộ văn học hiện thực phê phán rộng hơn giải tần của văn học lãng mạn, siêu thực Ngay cả các tầng lớp trên khi bị văn học hiện thực phê phán chĩa mũi nhọn vào thì
họ không thể không chú ý Văn học hiện thực phê phán không chỉ có khối bạn độc
“thuận” mà còn có cả khối quần chúng “nghịch” Đời sống thẩm mỹ thay đổi, tất yếu dẫn đến sự đổi thay của văn học
1.1.2 Văn hóa chủ yếu là nền văn hóa nô dịch “trong hành lang của văn hóa Pháp”.
Xâm chiếm nước ta, Pháp chủ trương dùng văn hóa để nô dịch dân Việt (mở một số trường Cao đẳng và Đại học) Từ 1902 đến 1922, Pháp đã đào tạo được một lớp tri thức cao cấp kiểu Tây ở Việt Nam Một tầng lớp tri thức mới xuất hiện, cũng làm xuất hiện một đội ngũ nhà văn mới Lúc này đã hội đủ khách thể thẩm mỹ và chủ thể sáng tạo, tạo ra hai dòng chính là hiện thực và lãng mạn Trong đó xu hướng nghệ thuật “tả chân” càng ngày càng nhiều thành tựu, khi họ hướng về con người trong cảnh lầm than để thức tỉnh vị thế của cá nhân và qua đó cả dân tộc
1.1.3 Sự thay đổi kiểu tư duy thẩm mỹ.
Các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ đã nhận thức được sự thua kém của văn minh Việt Nam so với văn minh phương Tây ở chỗ một bên có tính chất “luôn luôn tĩnh”
và một bên có tính chất “luôn luôn động” Đây chính là nguyên nhân mà phương Tây đã tiến nhanh hơn phương Đông và khi Pháp đưa văn minh phương Tây vào Việt Nam đã nhanh chóng làm thay đổi cả kinh tế và đặc biệt là làm thay đổi cả cơ cấu xã hội và kiến trúc thượng tầng trong đó có sự thay đổi kiểu tư duy từ tư duy tĩnh (Sphèrique) sang tư duy phân tích, khám phá (Lingnère) – một yếu tố tạo nên
sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam: phân tích mạch ngầm của các quan hệ xã hội bằng hình tượng thẩm mỹ
1.2 Ảnh hưởng của văn học và văn hóa phương Tây.
Trang 51.2.1 Những mầm mống của chủ nghĩa hiện thức trước 1930.
Văn học dân gian, văn học cổ điển về cơ bản là một nền văn học nhân đạo, mang tính dân chủ Những tiền đề này là cơ sở rất quan trọng để văn học hiện thực phê phán Việt Nam phát triển Đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực phát triển thành khuynh hướng văn học “lật xới” hiện thực qua tác phẩm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương Nhưng phải đến sau 1920, người ta mới chứng kiến một sự chuyển mình thực sự của văn học với tên tuổi của Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Bửu Mọc, Trần Quang Nghiệp,v.v…”Văn dĩ tải đạo” là quan niệm chính thống của văn học phong kiến, nay được thay thế bằng quan niệm văn học phản ánh hiện thực Các cây bút miền Bắc như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học cũng đã có thành tựu Nguyễn Công Hoan mới xứng đáng là “người đầu tiên có công khai phá con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực phê phán” (Phan Cự Đệ)
1.2.2 Văn học nửa đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trong “hành lang của văn hóa Pháp”.
Hoạt động của lý luận văn học cũng có nhiều đổi thay theo hướng duy lý Biểu hiện
là lý luận văn học đã tiến tới khám phá các mối quan hệ cơ bản của văn chương với đời sống xã hội: văn học với hiện thực, nhưng là hiện thực thẩm mỹ; văn học có tác dụng khai mở dân trí Các quan điểm lý luận trên đây cho thấy rõ ý thức cách tân của văn học đầu thế kỷ XX Văn học ngày càng hướng tới những tư tưởng mới, quan điểm cách mạng xã hội, văn học phải gắn với cuộc đời, vừa tiếp thu tinh hoa của văn hóa truyền thống vừa hướng tới văn hóa nhân loại Bám sát đời sống, gắn với tồn vong của dân tộc, định hướng này đã góp vào thúc đẩy nên văn học hiện thực phê phán phát triển
1.2.3 Nền văn học Việt Nam từ 1900 trở đi phát triển trong một điều kiện hoàn thiện dần một văn tự mới : chữ Quốc ngữ.
Văn học hiện thực Việt Nam sinh ra trong thời đại mà văn học cổ điển đã được xếp hạng và chấm dứt; cái hay ở đây là còn có sự chấm dứt của văn tự cũ để sang Quốc ngữ, văn tự mới Hơn nữa, xã hội Việt Nam lại phát triển rất đa dạng Cho nên, ngôn ngữ mới lại mang thêm nhiều màu sắc mới Đấy chính là cơ sở cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực phê phán ở nước ta Bởi vì, chủ nghĩa hiện thực phê phán lấy chính đời sống với những mâu thuẫn đa dạng, bộn bề của
nó làm đối tượng miêu tả, mà đời sống một nửa được biểu đạt bằng ngôn ngữ
1.3 Tâm thế xã hội.
1.3.1 Xu hướng xác định vị thế cá nhân trong xã hội, vấn đề cái “Tôi” được khẳng định.
Phát hiện ra cái Tôi và ý thức về một cái Tôi (Nam Cao và Nguyên Hồng) với khát vọng đổi đời đã mang lại tính chiến đấu mạnh mẽ, tính tích cực của dòng văn học hiện thực phê phán Các nhà văn hiện thực phê phán khi khám phá điển hình đời sống, điển hình xã hội bao giờ cũng đặt chúng vào cái Tôi trải nghiệm đầy ý thức của mình trong xu hướng muốn vượt thoát khỏi vũng lầy cuộc sống đương thời để
đi tới một ngày mai tốt đẹp hơn Đây chính là đặc điểm thẩm mỹ quan trọng nhất
Trang 6khiến chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945 khác hẳn “cái Tôi nội cảm” của văn học lãng mạn
1.3.2 Cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng tư sản và vô sản nhằm khẳng định hệ tư tưởng văn hóa dân chủ mới là chủ nghĩa Mác – Lênin.
Những năm 30 của thế kỉ XX, xã hội Việt Nam phát triển trong hoàn cảnh hội nhập
và tiếp biến với văn hóa phương Tây, đồng thời luôn ý thức đặt văn học vào cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, nhằm đi tới phá bỏ chế độ thực dân phong kiến, xây dựng một hệ thống chế độ mới Hoàn cảnh đó đã dẫn đến những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, ý thức hệ, hình thành những quan điểm, những tâm lý thẩm mỹ và khuynh hướng, trào lưu văn học khác nhau Cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939 giữa hai phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”, định hướng cho văn học hiện thực phê phán giữ được bản chất của mình Đồng thời với Đề cương văn hóa Việt Nam(1943), nhóm Văn hóa cứu quốc đã nâng tầm cao cho những tác phẩm văn học hiện thực phê phán
1.3.3 Một chủ nghĩa nhân văn mới được hình thành (với những ý nguyện và khát vọng sống mới, tinh thần độc lập dân tộc).
Chủ nghĩa nhân văn ở nước ta đã thành tựu phần lớn trong văn học lãng mạn Đặc trưng mới mẻ của chủ nghĩa nhân văn trong văn hiện thực phê phán là hướng đến những con người cùng khổ, hướng đến sự yêu thương những con người lao động, những con người bé nhỏ trong xã hội với khát vọng đổi thay, mong muốn có một cuộc đời mới
* * *
Văn minh công nghiệp tạo ra lối sống đô thị, đến lượt nó, đô thị làm thay đổi toàn
bộ lối sống cá nhân của văn minh lúa nước Kéo theo đó, nó làm thay đổi cả tâm trạng, tâm thế của con người thời đại; đặc biệt nó đã làm thay đổi nhịp sống của con người, thay đổi trình độ dân trí Đấy cũng là nguyên nhân làm thay đổi cả hệ tư tưởng văn hóa, thay đổi cách sáng tạo văn học, nghệ thuật Vì vậy, chủ nghĩa hiện thực phải đợi đến giai đoạn 1930-1945 mới phát triển rực rỡ
Chương 2
Ý THỨC THẨM MỸ CỦA NHÀ VĂN VÀ CÁC KIỂU NHÂN VẬT
ĐIỂN HÌNH CỦA VĂN XUÔI HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM (1930-1945) 2.1 Ý thức thẩm mỹ của các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam giai
Trang 7đoạn 1930-1945.
2.1.1 Nguồn gốc xã hội
Mẫu thuẫn dân tộc và mẫu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc đẩy người nông dân và dân nghèo thành thị vào con đường bần cùng hóa Sự phân hóa giai cấp trong xã hội diễn ra dữ dội, tinh thần phản kháng ngày càng dâng cao Chọn giải pháp nhìn thằng vào các ung nhọt xã hội để phanh phui nó ra, dẫn tới cảm hứng phê phán, một cảm hứng đặc biệt của văn học hiện thực
2.1.2 Những quan điểm thẩm mỹ cụ thể của các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam trong sáng tạo nhân vật điển hình.
1/ Văn học phải phản ánh sự thật, nhưng đó lại là sự thật trái chiều của đời sống; cái sự thật ngang trái, bất công Văn học phải hướng tới số phận của con người, nhưng không phải con người nói chung mà là con người thuộc tầng lớp thứ ba
2/ Văn học phải góp phần làm thay đổi xã hội trên hai phương diện: xóa nỗi bất công và hướng đến tình thương, tạo một chỗ đứng mới thanh cao cho con người 3/ Văn học với bản chất là sáng tạo
2.2 Tiến trình dẫn văn học tới vấn đề nhận thức vai trò của nhân vật điển hình.
Văn học cổ thường xây dựng các nhân vật có chức năng thực hiện quan điểm thẩm
mỹ truyền thống trên cơ sở “văn dĩ tải Đạo” Đây là kiểu nhân vật điển hình của một phương diện, điển hình về loại, chưa phải là điển hình về tính cách Văn học lãng mạn lại chú ý đến cái riêng, đến cá tính, tâm trạng bên trong của nhân vật Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực lại là con người bình thường, con người lịch sử cụ thể Giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn sự phát triển nhảy vọt của cá nhân, của ý thức
“cái Tôi” Văn học phản ánh nhân vật như một tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình tạo nên nghệ thuật đặc sắc của văn học hiện thực phê phán
2.3 Thành tựu xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình của văn xuôi hiện thực phê phán 1930-1945.
2.3.1 Về khái niệm “điển hình” và “điển hình hóa”.
“Phạm trù điển hình là phạm trù quan trọng nhất của mỹ học hiện thực” (X.M.Pêtơrốp) Trần Đình Sử xác định : “Điển hình là một sự khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật” “Về bản chất, cái điển hình không phải là cái cá biệt nhưng điển hình nghệ thuật thì phải đồng thời là cái cá biệt” Muốn xây dựng được một điển hình văn học, nhà văn phải tuân theo nguyên tắc điển hình hóa Điển hình hóa theo nghĩa rộng là “con đường đưa sáng tạo nghệ thuật tới chất lượng cao” Bản chất của điển hình hóa là một phương thức để tạo ra hình tượng nghệ thuật, để cây dựng nhân vật điển hình Trong nghĩa hẹp, điển hình hóa là “hình thức khái quát hóa đặc trưng của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, hình thành trên cơ sở quan sát tính lắp đi lắp lại tương đối ổn định của các hiện tượng tính cách và quá
Trang 8trình cuộc sống cùng loại trong thực tế” Hai cách hiểu trên đều được sử dụng trong luận án
2.3.2 Những phương diện cơ bản quy định việc xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
- Phương pháp lấy chất liệu văn học:
Chủ nghĩa hiện thực phê phán rất chú trọng yếu tố khách quan- đối tượng phản ánh của tác phẩm văn học Các nhà văn hiện thực phê phán đều lấy những điển hình đời sống, điển hình xã hội cộng với cái Tôi có tinh khuynh hướng để xây dựng nên những điển hình văn học Họ đặc biệt chú ý đến nguyên mẫu
- Thế giới quan của nhà văn:
Trong một điều kiện lịch sử mới, các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam đã nhìn thấy mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chỉ Tắt đèn, Bước đường cùng, Chí Phèo …đã chĩa mũi nhọn đả kích vào giai cấp thống trị phong kiến và bước đầu thấy được sự chuyển biến theo hướng tích cực của một số nhân vật chính
- Ý thức về phương pháp sáng tác:
Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đều dùng phương pháp phân tích lịch sử, cụ thể qua các chi tiết chân thực để xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình…Các nhà văn trẻ như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và Nguyên Hồng đều phát biểu quan điểm sáng tác rõ rệt của mình khi bắt đầu cầm bút
- Những tư tưởng sáng tạo văn học với những nét thống nhất cái nhìn về số phận con người (lấy chủ nghĩa nhân đạo làm cơ sở)
“Chủ nghĩa nhân đạo là cơ sở lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực”(X.M Pêtơrốp) Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng đều xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo cao cả để xẻ chia, thông cảm và phản ánh Trong văn xuôi hiện thực phê phán, ta thấy “thấm nhuần một tinh thần nhân đạo cao quý”
- Ngoài ra còn phải kể đến một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thành tựu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam, đó là đã thừa kế thành tựu của văn học Pháp
và văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Nga
2.3.3 Diễn tiến về xây dựng nhân vật điển hình trong văn xuôi hiện thực phê phán 1930-1945.
Diễn tiến về điển hình hóa có thể chia làm ba giai đoạn : 1930-1935;
1936-1939; 1940-1945
Đầu thế kỷ XX, khuynh hướng hiện thực trong văn học Việt Nam đã biểu hiện trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, Đặng Trần Phất, Nguyễn
Trang 9Chánh Sắt Tuy vậy, nhân vật của văn học giai đoạn này vẫn chưa đạt đến điển hình văn học theo đúng nghĩa của nó Năm 1930-1935, văn học hiện thực phê phán hình thành, phát triển trở thành một trào lưu sáng tác hoàn chỉnh Nguyễn Công Hoan là tác giả tiêu biểu, nhưng điển hình hóa vẫn chưa trở thành bút pháp nghệ thuật đặc sắc Giai đoạn 1936-1939 là thời kỳ nở rộ của văn học hiện thực phê phán: phong phú về số lượng, đa dạng về phong cách và có nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao về chất lượng (Giông tố, Số đỏ, Tắt đèn) Văn học thời kỳ này đạt đến độ chín trong tư duy hiện thực: xây dựng được “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” Nhiều hình tượng nhân vật đã trở thành những điển hình bất hủ Giai đoạn
1940-1945, khuynh hướng hiện thực phê phán đứng trước những thử thách mới Tính chất phê phán đi xuống rõ rệt Họ đành chuyển hướng mà không “tàn lụi” Sức sống của một số cây bút trẻ xuất hiện nhờ vào hướng tiếp cận hiện thực mới (Mạnh Phú
Tư, Đỗ Đức Thu, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng) Một số tác phẩm đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực kiểu mới: Sống mòn, Chí Phèo của Nam Cao Điển hình hóa đã đi từ xung đột dân tộc, xung đột giai cấp (Tắt đèn, Bước đường cùng, Giông
Tố, Chí Phèo), đến xung đột gia đình, xung đột đời tư cá nhân (Sống mòn, Đứa con, Làm lẽ…)
2.3.4 Các kiểu nhân vật điển hình trong văn xuôi hiện thực phê phán.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các kiểu nhân vật, luận án dựa vào thực tiễn văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX và chọn một tiêu chí được coi như một đóng góp nhỏ của mình là dựa vào hiện tượng tha hóa của con người
( thuật ngữ tha hóa là thuật ngữ triết học do Hêghen và Mác sử dụng rất nhiều) đem ứng dụng vào trong nghiên cứu điển hình văn học ta sẽ thấy các kiểu nhân vật sau :
1) Kiểu nhân vật lao động bị áp bức, bị dồn vào con đường tha hóa, nhưng cố vượt lên với tinh thần phản kháng
Tắt đèn và Bước đường cùng thể hiện sức mạnh quật khởi vốn tiềm tàng trong nhân dân lao động Đó là những tác phẩm có hệ thống nhân vật thể hiện cái nhìn con người “trên tinh thần giai cấp” Chị Dậu bị dồn vào thế phải bán con, bán nhân phẩm nhưng vẫn giữ được bản chất tốt đẹp của mình Ngô Tất Tố đã phát hiện ra bản chất tốt đẹp tiềm ẩn của người nông dân Nguyễn Công Hoan lại là nhà văn có
ý thức đưa vào tác phẩm hình ảnh của người nông dân sớm giác ngộ tinh thần đoàn kết, lòng hữu ái giai cấp Những người nông dân giàu tinh thần phản kháng này là hình tượng đẹp của tác phẩm
2) Kiểu nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị tự lao vào tha hóa đến mất hết tính người
Sự phân biệt nhân vật phản diện, chính diện gắn với sự ra đời của giai cấp trong
xã hội Với những hình tượng nghị Quế, nghị Lại, nghị Hách, Bá Kiến, các nhà văn hiện thực có điều kiện lách sâu vào ung nhọt xã hội Ngòi bút của các nhà văn trở thành vũ khí chiến đấu, giáng vào đầu bọn quan tham lại nhũng, địa chủ phong kiến, tư sản mại bản những đòn hiểm Những hình tượng điển hình về nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã
Trang 10“miêu tả đúng đắng những quan hệ thực tế, nó phá vỡ được những ảo tưởng có tính chất quy ước và đang thống trị nó về bản chất của các quan hệ này, làm lung lay được cái tinh thần lạc quan của thế giới tư sản gieo rắc hoài nghi về tính chất bất biến của những cơ sở của trật tự hiện tồn” (Mác – Ăng ghen – Lênin bàn về văn học và nghệ thuật)
3) Kiểu nhân vật “hãnh tiến” – tha hóa ngược ( Đỗ Văn Khang )
Xuân tóc đỏ là một nhân vật tính cách, một nhân vật điển hình của chủ nghĩa hiện thực, có tính cách phong phú và đa dạng, tiêu biểu cho loại người hạ lưu, vô học, nhờ hoàn cảnh “xã hội bát nháo” đã tạo điểu kiện cho hắn tiến thân trở thành một
kẻ “nổi tiếng” Nó là một nhân vật “tiến lên trong xã hội tư sản hoàn toàn bằng con đường gian trá, bịp bợm” (Phan Cự Đệ) Hoàn cảnh đã tạo điều kiện rất thuận lợi để Xuân bước tới vinh hoa, phú quý, rồi chính nó “từ chỗ bị động, nó tiến lên chủ động, khai thác triệt để vận đỏ của nó” (Nguyễn Đăng Mạnh)
4) Kiểu nhân vật bị tha hóa nhưng quyết không chịu tha hóa đến cùng
Nhân vật Tám Bính của Nguyên Hồng và nhân vật Chí Phèo của Nam Cao tiêu biểu cho kiểu loại nhân vật này Trong tác phẩm của Nam Cao, kiểu con người tha hóa được khai thác một cách toàn diện và triệt để Tha hóa và chống lại tha hóa, các nhân vật đã phải trả một cái giá rất đắt cho chính mình Nguyên Hồng và Nam Cao
đã cố gắng đi tìm những nét đẹp còn ẩn sâu trong tâm hồn của những con người bị tha hóa- một quan niệm rất tiến bộ của các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam
5) Kiểu nhân vật tiểu tư sản trí thức bị tha hóa nhân cách với những bị kịch vỡ mộng
Văn học hiện thực phê phán với đối tượng thẩm mỹ mới của mình đã sáng tạo được một kiểu nhân vật mới – những người trí thức Từng ôm ấp những hoài bão lớn, từng mơ ước và mơ ước đó là chính đáng, nhưng những nhân vật đó đều phải
gò mình trong hoàn cảnh, bị hoàn cảnh níu kéo Bi kịch của họ là cuộc giằng xé dai dẳng, giữa một bên là khát vọng cao cả và một bên là cuộc sống tầm thường Thứ, Điền, Hộ là những người trí thức đầy ước mơ, hoài bão, vật lộn trong những lo toan của đời thường, họ đều rơi và bi kịch vỡ mộng Chính điều này đã tạo ra phương diện tinh tế của văn học Nam Cao đã nói về họ với sự cảm thông sâu sắc và hiểu biết thực sự
Chương 3 NGHỆ THUẬT ĐIỂN HÌNH HÓA TRONG VĂN XUÔI HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM
3.1 Nghệ thuật xây dựng các loại hình nhân vật điển hình của văn học