Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
TRUONG PAI HOC SU PHAM HÀ NỘI 2 KHOA NGU VAN
AC CR ACR Ck Ck fea
TO LAN PHUONG
NGHE THUAT PHAN ANH
BUC TRANH DOI SONG XA HOI TRONG
THỂ LOẠI PHÓNG SỰ CỦA NHÀ VĂN VŨ
TRỌNG PHỤNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
HÀ NỘI - 2007
Trang 2Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
LOI CAM ON
Trong quá trình triển khai khóa luận này, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô tổ bộ môn Văn học Việt Nam, các thầy cô khoa Ngữ văn và các bạn sinh viên, đặc biệt là thầy Vũ Văn Ký, giáo viên trực tiếp hướng dẫn
Nhân khóa luận hồn thành, chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đối với thầy cô và các bạn
Do thời gian có hạn và cũng là bước đầu tập làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, chắc chắn khóa luận khơng tránh khỏi những hạn chế Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được hồn thiện hơn
Hà Nội, tháng 05 năm 2007
Người thực hiện
Trang 3Xhoá luận tốt aghiép Fo Lan hương - K29 (Xgữ (ăn
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan:
1 Khóa luận đề tài “Nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xã hội trong thể loại phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, có tham khảo thành quả nghiên cứu của người đi trước
2 Khóa luận khơng sao chép từ các tài liệu có sẵn nào 3 Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác
Hà Nội, Tháng 05 năm 2007 Người cam đoan
Trang 4Xhoá luận tốt aghiép Fo Lan hương - K29 (Xgữ (ăn
MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU
1 Lí đo chọn đề tài .-.-. <2 222222222611 211 1131311512111 vey 7 2 Lịch sử vấn để -.-c Q2 S120 202 10201211111 1x1 hn nh hs 9 2.1 Giai đoạn trước 1975 - -c- se 9 2.2 Giai đoạn từ sau 1975 tỚI nay - cà sen se 13 3 Mục đích nghiên cỨu - - << Set 16 4 Phạm vi nghiên CỨU - << Ăn nh si 16 5 Phương pháp nghiên cứu -‹ c << << << *s s2 16
B NỘI DUNG
Chương I
VŨ TRỌNG PHỤNG - THỜI ĐẠI, CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1 Xã hội Việt Nam 1930 - 1945 và ảnh hưởng của lịch sử xã hội đối với sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng c2 se 17
1.1.1 Xã hội Việt Nam 1930 - 1945 17 1.1.2 Ảnh hưởng của lịch sử xã hội đối với sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng CS SH KH ng nh nh nh nh 19
1.2 Cuộc đời Vũ Trọng Phụng . c c2 S2 20 1.3 Sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng 23
chương 2 NGHỆ THUẬT PHẢN ÁNH BỨC TRANH
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG THỂ LOẠI PHÓNG SỰ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG
Trang 5Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
2.1.2 Thể loại phóng sự - ¿c2 2222221222211 xx+
2.1.3 Phân loại phóng sự
2.1.4 Đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự
2.2 Nghệ thuật phản ánh hiện thực đời sống trong phóng sự của
Vũ TrọngPhụng - HS HH HH nh nh hy 30 2.2.1 Nghệ thuật tả chân trong phóng sự của Vũ Trọng Phung 30 2.2.2 Nghệ thuật tiếp cận hiện thực độc đáo, sắc sao, linh hoat 35 2.2.3 Nghệ thuật tả chân kết hợp hư cấu nghệ thuật 39 2.2.4 Nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ trong phóng sự Vũ Trọng
Phụng ch nh nh nh nh nà kh rà 51 2.3 Đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với thể loại phóng sự trong dòng văn
học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 57
Chương 3
VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG
Ea ca an 60
3.2 Ý nghĩa của phóng sự Vũ Trọng Phụng đối với đời sống xã hội và đời sống văn học những năm 30 của thế kỉ XX < ‹«<<- 61 3.3 Ý nghĩa của phóng sự Vũ Trọng Phụng trong đời sống xã hội và đời sống văn học hiỆn nay cọ SH HS nh ni nh nh hàn 63
Trang 6Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
A MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn văn học 1930 - 1945 chiếm một vị trí hết sức đặc biệt Đây là thời kì bùng nổ của văn học dân tộc trên bước đường hiện đại hóa với tất cả sự bồng bột và hứng khởi Thời kì này xuất hiện một loạt các nhà văn tên tuổi cùng những thành tựu văn chương trên
hầu khắp các thể loại: truyện ngắn, kịch, thơ ca, tiểu thuyết, phóng sự, Chỉ
tính riêng dịng văn học hiện thực phê phán đã có hàng chục tài năng lớn Vũ Trọng Phụng (1912 -1939) là một trong những cây bút tiêu biểu của trào lưu này Khác với những tên tuổi cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng sau mỗi tác phẩm của mình thường gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi, kéo dài Có nhiều ý kiến đặc biệt gay gắt, không dễ quy tụ về một hướng Điều đó, khiến ơng trở thành một hiện tượng văn học khá phức tạp và rơi vào tình thế chịu sự đánh giá thăng trầm kéo dài suốt nửa thế kỉ
Hơn nửa thế kỉ là một chặng đường dài so với hơn chục năm vận động và tồn tại của trào lưu văn học hiện thực phê phán Trải bao thăng trầm, biến cố, cái sàng thời gian nghiệt ngã đã kịp giữ lại những gì là tỉnh hoa, tính túy của văn chương và càng sáng rõ, đằm thắm hơn trong bối cảnh đất nước đang bước vào thời kì đổi mới Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của ơng chính là cái tinh hoa tỉnh túy ấy Cuối những năm 80, khi công cuộc đổi mới của đất nước mở ra trên văn đàn và trong nhà trường, vị trí của Vũ Trọng Phụng được khẳng định trở lại Ơng được tơn vinh trong lịch sử văn học dân tộc thể kỉ XX như một cá tính sáng tạo độc đáo, một bậc thầy của văn xuôi trào phúng Tác
Trang 7Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
xu hướng hiện đại của năng lực tự sự ngôn ngữ văn học tiếng Việt Vũ Trọng Phụng ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ (27 tuổi) Trong gần 10 năm cầm bút, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm 9 phóng sự, 9 tiểu thuyết, 7 vở kịch, 40 truyện ngắn, 1 tác phẩm dịch thuật và rất nhiều bài báo khác Từ khi được trả lại vị trí xứng đáng, nhiều cơng trình nghiên cứu về tư tưởng và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã ra mắt độc giả Những năm đầu của thế kỉ XXI, vấn đề Vũ Trọng Phụng không còn bức xúc như mấy thập ki 60 -70 của thế kỉ XX Tính cấp thiết của vấn đề không phải là ở việc thông qua đống tư liệu bộn bề, phức tạp để đi tới những ý kiến thống nhất nhằm: “Trả lại cho Xêda, tất cả những gì Xêda có” (ý kiến của Giáo sư Phong Lê) mà quan trọng hơn là tiếp tục tìm tòi, khám phá, chỉ ra đóng góp đặc sắc của sự nghiệp văn chương Vũ Trọng Phụng đối với nên văn học nước nhà Đương thời, nhà văn nổi tiếng, thành cơng ở mảng phóng sự và tiểu thuyết Nhưng dường như giới nghiên cứu mới chỉ tập trung vào mảng tiểu thuyết, cịn mảng phóng sự của ông chưa được quan tâm đúng mức Do đó, nghiên cứu phóng sự của Vũ Trọng Phụng là hết sức cần thiết Nó giúp chúng ta hiểu một cách tồn diện tài năng và đóng góp của nhà văn đối với trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945 Ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xã hội trong thể loại phóng sự của
nhà văn Vũ Trọng Phụng
Một lý do thực tế khác khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này: Vũ Trọng Phụng là một tác giả lớn được giảng dạy trong chương trình THPT Mặc dù tác phẩm được đưa vào giảng dạy thuộc thể loại tiểu thuyết nhưng nghiên cứu về phóng sự của ơng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về văn nghiệp và tư tưởng của nhà văn, góp phần vào việc nâng cao công tác giảng dạy, học tập ở trường phổ thông trong tương lai
Trang 8Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
2 Lịch sử vấn đề
Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học phức tạp trong lịch sử văn
học Việt Nam hiện đại Hơn 60 năm qua, vấn đề Vũ Trọng Phụng “vẫn cứ treo
lơ lửng không được giải quyết và là một nghi án kéo dài, như để khiêu khích
p00]
du luan suét trong nhiéu thap ki’ Tim hiéu vé phong su cha Vũ Trọng Phụng có nhiều ý kiến, bài viết của các nhà văn và nhà nghiên cứu Ở đây, chúng tôi tạm chia thành hai giai đoạn: giai đoạn trước 1975 và giai đoạn sau 1975 2.1 Giai đoạn trước 1975
Ở mảng phóng sự, ngay từ những tác phẩm đầu tiên: Cạm bấy người, Kỹ nghệ lấy Tây đã có nhiều ý kiến khen chê dữ đội Hai tờ “Văn học tạp chí” và “Tin văn” thời bấy giờ đã đăng bài ca ngợi Nhà phê bình Mai Xuân Nhân, trong bài viết trên tờ Tràng An đã gọi Vũ Trọng Phụng là “ơng vua phóng sự đất Bác” Nhà văn Phùng Tất Đắc đã nhiệt liệt cổ vũ và trực tiếp viết lời giới thiệu cuốn Kỹ nghệ lấy Táy, xếp Vũ Trọng Phụng vào hàng những cây bút phóng sự xuất sắc nhất, đồng thời cũng hết lời ca ngợi và để cao tài năng của nhà văn trẻ này: “Cuốn sách này, tôi không muốn chỉ coi là một thiên phóng sự Tơi muốn đặt nó vào hàng những cơng trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những cơng trình có thể vạch hướng cho văn nghệ, những cơng trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi này”? “Nếu phải giới thiệu với quốc dân thiên “Kỹ nghệ lấy Tây”, về phương diện phóng sự, thì tài nghệ của tác giả trong những tác phẩm đã nói trên đủ làm đảm bảo chắc chắn rồi””
Nguyễn Triệu Luật đã ghi lại khơng khí văn học và dư luận sôi nổi thời bấy giờ: “Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Cạm bẫy người, được khắp ba kì hoan nghênh nhiệt liệt”
Tam Lang Vũ Đình Chí - nhà phóng sự tiên phong, là thành viên trong bộ ba chàng họ Vũ là Tam Lang Vũ Đình Chí, Tiêu Liêu Vũ Bằng và Thiên
1 Giáo sư Nguyễn Hoành Khung
Trang 9Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
Hư Vũ Trọng Phụng - đã ca ngợi người đồng nghiệp, tài hoa của mình hết sức chân thành: “Đùng một cái tôi thấy hiện ra trên tờ báo Nhật Tân thiên phóng sự “Cạm bẫy người” của Thiên Hư Vũ Trọng Phụng Rồi liên tiếp hoặc trên tờ báo ấy, hoặc trên tờ báo khác những thiên phóng sự kế tiếp nhau ra đời, nào “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thầy cơm cô,” Đọc những thiên phóng sự ấy - một lối văn tôi khởi xướng ra đầu tiên - di bd toi xa lim”
Vũ Ngọc Phan, tác giả cuốn “Nhà văn hiện đại Việt Nam” đã đánh giá
cao tài năng Vũ Trọng Phụng Tuy một vài ý kiến của ông chưa chính xác, nhưng ơng đã nhìn thấy tài năng đích thực về phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng: “Vũ Trọng Phụng là một nhà văn sở trường về phóng sự dài Những tập xuất sắc nhất của ông là “Kỹ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô”” Mặc dù công nhận “Kỹ nghệ lấy Tây” là một thiên phóng sự xuất sắc, nhưng Vũ Ngọc Phan lại đưa ra nhận xét: “Thiên phóng sự này chỉ có giá trị ở những đoạn tả chân nho nhỏ, ở những xen đấu khẩu, những xen đánh nhau, những xen gợi tình rất linh hoạt và rất tức cười của mấy cặp vợ chồng Ở những đoạn ấy, đôi khi người ta nhận thấy một lối tả chân triệt để làm cho người đọc có cảm
tưởng như thấy trước mắt một cảnh tượng bẩn thỉu, ghê gớm”” Ông đánh giá:
“uc xì” là một cuộc điều tra về nạn mại dâm ở Hà Nội hay là một thiên nghị luận về nghề mại dâm theo những giấy tờ của chính phủ thì đúng hơn là một ”3 Ngoài ra, Vũ Ngọc Phan còn đánh giá khái quát về xu thiên phóng sự
hướng văn chương của Vũ Trọng Phụng: “Cây bút của Vũ Trọng Phụng trong những năm đầu là cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn ngoan, sau ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết, nhưng cái giọng phóng sự vẫn cịn”
1/Tao đàn, số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng tháng 12 - 1939
Trang 10Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
Bên cạnh những lời đánh giá nhận xét khách quan, ca ngợi Vũ Trọng Phụng của các nhà văn, nhà nghiên cứu đương thời thì cũng trong thời gian này cịn khơng ít ý kiến phản đối gay gắt văn chương của “ông vua phóng sự đất Bắc”, nhất là nhóm các nhà văn trong Tự lực văn đoàn Thái Phỉ, Nhất Chi Mai (Nhất Linh) đăng một loạt bài viết trên tờ “Tin văn”, “Ngày nay” gọi văn chương Vũ Trọng Phụng là “văn chương dâm uế”, họ gọi ông là nhà văn: “Cố nhồi nhét cái dâm uế vào bất cứ chuyện gì mình viết, hoặc việc cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế táo bạo và vì thế thành ra cái sống sượng, khó coi”
Sau 1954, đất nước chia cắt, dư luận miền Bắc vẫn đánh giá khách quan
và trân trọng về phóng sự Vũ Trọng Phụng Những nhà văn thuộc dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn trước cách mạng như Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Cơng Hoan đều có những nhận xét sâu sắc về phóng sự của ơng Ngun Hồng cho rằng: “Với hai thiên phóng sự đặc biệt “Cơm thầy cơm
cô” và “Lục xì” Vũ Trọng Phụng đã làm chuyển động cả dư luận văn học,
giơ cao thêm ngọn cờ hiện thực, góp thêm một phần đấu tranh quyết liệt cho một nền văn học tiến bộ, giữa một phong trào rộng lớn của quảng đại quần chúng chống lại bọn thống trị giành giật quyền sống của mình”!
Vào thời điểm những năm 1957 - 1958 trở đi, ở miền Bắc có cuộc đấu tranh chống Văn nhân - Giai phẩm rất quyết liệt Trong thời gian này, người chê chê hết mực - người khen khen hết lời, Vũ Trọng Phụng được đưa lên mây xanh đồng thời cũng bị dìm xuống bùn đen Hoàng Văn Hoan quy kết Vũ Trọng Phụng là phần tử nghi vấn, độc hại Hắn khẳng định: “ Ở “Cạm bẫy người” thì có chỗ chửi Cộng sản ra mặt” “Đối với Đảng Cộng Sản thì Vũ đã ví Stalin không bằng ông Ấm B ” Tình hình trên đã dẫn đến sự phân hóa trong hàng ngũ những người cầm bút Một số người trung thực, dũng cảm lên
1 Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm của anh - Lời tựa cho tiểu thuyết “Giông tố”, NXB Văn nghệ, H.,
Trang 11Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
tiếng bảo vệ và khẳng định Vũ Trọng Phụng là “ông vua phóng sự đất Bắc”, một số khác lại lớn tiếng mạt sát ông Tuy vậy, cuốn “Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam”, tập V, 1930 - 1945, phần I vẫn viết về Vũ Trọng Phụng với những dòng nhận xét tương đối khách quan Các phóng sự: Cạm bây người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô được giới thiệu và tóm tắt nội dung chính,
đồng thời kết luận: “Những tác phẩm trên đã đưa Vũ Trọng Phụng lên hàng
“ơng vua phóng sự đất Bắc”
Cũng thời gian này, ở phía Nam, các nhà văn, cây bút phê bình nghiên cứu vẫn tiếp tục nêu nhiều ý kiến về phóng sự của Thiên Hư Đó là các ơng Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Hữu Trọng, Thế Phong, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sỹ, Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ, đã đăng hàng loạt bài viết trên nhiều báo và tạp chí ở Sài Gòn Thanh Lãng viết: “Vũ Trọng Phụng trong “Cạm bẫy người” (1933) cho ta thấy cái xã hội mà Phạm Quỳnh đã ca ngợi chỉ là giả dối, tội lỗi, xấu xa” Ông Phạm Thế Ngũ phân tích sâu hơn bốn thiên phóng sự: Cạm bây người, Kỹ nghệ lấy Táy, Cơm thầy cơm cô, Lục xì như sau: “Đọc những thiên phóng sự trên của Vũ Trọng Phụng, ta thấy tất cả những gì gọi là hài hước, bi dat, ring ron trong những vết thương xã hội lúc bấy giờ Ta cũng thấy công phu điều tra, khiếu quan sát lịch duyệt của tác giả Xuất hiện trong một giới bình dân, từ nhỏ đã lăn lộn với đời, nên Vũ Trọng Phụng đã thấy một phần nào khuynh hướng để làm cơng việc đó Hơn nữa cây bút của ông cịn có nhiều đức tính để viết lối văn ấy: Cây bút tả chân già dặn,
linh hoạt như chụp được sự thật trong những mẩu đối thoại, những xen con
con khơng cần giải thích, bình luận mà tự nó đã nói lên tất cả một ý nghĩa Ơng mơi móc những vết thương xã hội ấy ra như một người từng biết rõ, từng nằm trong đó, ghê tởm về những cái đó và nói ra với một giọng mỉa mai, chua
vol
chát, đôi khi đậm vẻ căm hờn
Trang 12Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
2.2 Giai đoạn từ sau 1975 tới nay
Sau 1975, đất nước thống nhất, chúng ta có điều kiện thuận lợi, có kinh
nghiệm thực tiễn của quá khứ, có đủ thời gian sàng lọc cũng như thẩm định lại
trên phương diện lí luận để đánh giá lại một loạt vấn đề và hiện tượng văn học
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước bước vào thời kì đổi mới, việc nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng có nhiêu thuận lợi Ơng được dành vị trí xứng đáng trong “Từ điển Văn học” và các tác phẩm của nhà văn trở lại trên bục giảng từ phổ thông đến đại học Từ 1987, bộ tuyển tập Vũ Trọng Phụng ra đời, đến nay đã tái bản nhiều lần, một loạt các tác phẩm khác cũng
được in rộng rãi trong đó có các phóng sự: Cạm bảy người, Kỹ nghệ lấy Tây,
Cơm thầy cơm cơ, Lục xì Các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo dành nhiều trang viết đánh giá, ngợi ca Vũ Trọng Phụng như: Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hoành Khung, Lưu Trọng Lư, Hà Minh Đức, Các tác giả đã thẩm định lại những giá trị đích thực của văn chương Vũ Trọng Phụng trên nhiều bình diện trong đó có mảng phóng sự Từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, một loạt bài viết về phóng sự Vũ Trọng Phụng được trình làng Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét: “Vũ Trọng Phụng am hiểu cuộc đời thực sâu rộng, thấu đáo, lại có sức tưởng tượng và hư cấu mạnh Những phóng sự nổi tiếng như “Cạm bẫy người” (1933), “Kỹ nghệ lấy Tây” (1934), “Cơm thầy cơm cô” (1936), đã xác định tài năng và vị trí của ơng trên văn đàn và được báo chí suy tơn là “ơng vua phóng sự đất Bác”, Như vậy, vị trí của nhà văn đã được trả lại xứng đáng với tài năng của ông Giáo sư Hà Minh Đức còn đánh giá, tổng hợp khái quát một số ý kiến của các tác giả đồng thời cũng đưa ra ý kiến của mình về nội dung và nghệ thuật phóng sự Vũ Trọng Phụng: “Phóng sự của Vũ Trọng Phụng nhằm vào những tệ nạn xã hội của cuộc đời cũ vốn nhiều rác rưởi, bụi bặm nên không thể chỉ là những trang văn mượt mà, thanh nhã, Trong các phóng sự của Vũ Trọng
Trang 13Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
Phụng thường quan tâm nhiều đến việc miêu tả cảnh ngộ và tính cách nhân vật Tạo dựng nhân vật trên dịng chảy của kí thường khó khăn vì nhân vật khó đứng lại được”' “Phóng sự của Vũ Trọng Phụng có giá trị văn học, chất báo chí tạo cho những trang viết thêm mới mẻ, cập nhật nhưng đặc điểm chủ yếu vẫn là văn học Các phóng sự đều khai thác những đề tài thời sự nhưng cũng mang tính lâu dài Biết chọn những chuyện ngẫu nhiên tình cờ của đời thường để nói lên bản chất và quy luật xã hội, khai thác sâu vào những vấn đề của con người với nhiều hình thức, nhiều sáng tạo Giàu tình huống thú vị và chỉ tiết sinh động là những đặc điểm của phóng sự Vũ Trọng Phụng”? Nguyễn Ngọc Thiện trong một bài báo nhấn mạnh đóng góp của Vũ Trọng Phụng ở mảng phóng sự trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỉ XX: “Với các phóng sự: Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cơ, Lục xì, Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ ông là “đứa con trực tiếp của cuộc đời” đúng như nhận xét của Trương Tửu ngay sau khi ông mất, tháng 10 năm 1939 Và khi lật trái bộ mặt thối nát của xã hội của một người đi tiên phong bằng tài năng độc đáo, Vũ Trọng Phụng đã “giữ riêng một ngọn cờ, chiếm riêng một ghế ngồi” trong diễn trình theo xu hướng hiện đại hóa của văn học Việt Nam””
Nguyễn Hoài Thanh tìm hiểu phóng sự Vũ Trọng Phụng ở nghệ thuật tiếp cận hiện thực: “Sự phong phú, đa dạng về phương thức tiếp cận hiện thực là một yếu tố quan trọng tạo nên tính độc đáo của những thiên phóng sự Vũ Trọng Phụng Ứng với từng cách tiếp cận là cách mở đầu tự nhiên hứng thú, là
lối thuật kể hấp dẫn, các chương mục biến hóa linh hoạt như “tự gọi nhau” lần
1, 2 Ha Minh Đức - Phóng sự của Vũ Trọng Phụng - Tạp chí Văn học số 1 năm 2000
Trang 14Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
lượt xuất hiện Nghệ thuật trình bày tư liệu vì thế cũng sinh động, tránh được
tính khơ khan vốn có”'
Ngồi ra cịn khơng ít bài viết về phóng sự của Vũ Trọng Phụng mà đa số là các nhà nghiên cứu trẻ Vũ Tuấn Anh khẳng định tính hiện đại trong văn chương của ông ở mảng phóng sự: “Tơi muốn nhấn mạnh đến chất văn xuôi tư liệu trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng Nó đáp ứng nhu cầu nhận thức của độc giả đương thời về mọi khía cạnh của một đời sống đô thị phức tạp và xô bổ”
Nghiên cứu phóng sự của Vũ Trọng Phụng trong giai đoạn này không chỉ dừng lại ở nội dung mà còn có sự quan tâm đến nghệ thuật Tạp chí Ngơn ngữ số 5 năm 2003 có bài viết của Thanh Thảo và Nguyễn Mậu Tú về tính: “Mạch lạc của phóng sự nghệ thuật “Cạm bẫy người” Mục đích của người viết nhằm “làm rõ thêm khái niệm mạch lạc của ngôn ngữ học văn bản đồng thời nêu một dẫn chứng về sự vận dụng tri thức ngôn ngữ học vào phân tích tác phẩm văn chương”
Trên đây chúng tơi trình bày khái quát các nhận xét, đánh giá của nhiều nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu viết về phóng sự Vũ Trọng Phụng từ những năm 30 của thế kỉ XX đến nay Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy, viết về phóng sự Vũ Trọng Phụng so với mảng tiểu thuyết của ơng cịn nhiều hạn chế Các bài viết mang tính lẻ tẻ và chưa hệ thống, mới chỉ tiếp cận ở một số vấn đề nhất định Đặc biệt viết về nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xã hội đương thời trong phóng sự của nhà văn chưa có nhiều bài viết đề cập Với khóa luận này, chúng tôi hi vọng một mặt kế thừa các ý kiến của những người đi trước, mặt khác trực tiếp đi vào tìm hiểu những thành công trong nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xã hội ở thể loại phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng
1 Nguyễn Hài Thanh - Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng - Tạp chí Văn học
số 2 năm 1996
Trang 15Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
3 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đặt mục đích là khảo sát có hệ thống bốn phóng sự của Vũ Trọng Phụng nhằm hiểu hơn về thể loại này trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hiểu được tài năng nghệ thuật của ông trong mảng phóng sự Qua đó góp phần khẳng định những đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với văn học Việt Nam nói chung và thể loại phóng sự nói riêng
Những kết quả nghiên cứu của khóa luận cũng hướng tới mục đích nâng cao hiệu quả học tập, giảng dạy tác giả Vũ Trọng Phụng trong nhà trường phổ thông
4 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận của chúng tôi tập trung vào khảo sát bốn phóng su: Cam bday
người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì
(1937)
Trong quá trình nghiên cứu, khi cần thiết chúng tơi có sự liên hệ so sánh với các phóng sự cùng thời và sau này để làm rõ những đặc sắc nghệ thuật phản ánh bức tranh đời sống xã hội của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Š Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp chính sau: - Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích
Trang 16Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
B NOI DUNG
Chuong 1
VU TRONG PHUNG - THOI DAI, CON NGUOI VA SU NGHIEP
SANG TAC
1.1 Xã hội Việt Nam 1930 - 1945 va ảnh hưởng của lịch sử xã hội đối với sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng
1.1.1 Xã hội Việt Nam 1930 - 1945
Bước vào thập kỉ 20 của thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển động dữ dội Sau 60 năm tiếp xúc với phương Tây, lịch sử dân tộc bắt đầu nảy sinh những biến thiên lớn lao, tạo ra những biến đổi tận gốc trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa
Từ xã hội phong kiến với nhịp sống chảy trơi bình lặng của nền văn minh nông nghiệp, nếp sống tôn ti trật tự và nền kinh tế tự cung tự cấp, đất nước bước sang xã hội thực dân nửa phong kiến với hình thái kinh tế của thời kì cơng nghiệp tư bản chủ nghĩa Xã hội Việt Nam có những đổi thay sâu sắc
Trang 17Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
nghĩa, khơng có thực quyền Bàn tay cai trị của bọn cướp nước nhúng sâu đến tan đáy xã hội, tận ngõ ngách, xó xỉnh của xóm thơn, đường phố khiến xã hội ngày càng trở nên ngột ngạt Đây là thời kì khủng hoảng xã hội, của các tấn bï kịch, xã hội nhiễu loạn, biết bao chuyện nhuốc nhơ, đồi bại phong tục đã xảy ra Tại các đô thị, lối sống mới theo kiểu Tây phương gõ cửa từng gia đình Lớp thanh niên học sinh cùng với những thầy phán, ông thông, cậu bồi, bác bếp từng bước làm quen với lối sống Âu hóa Sự hình thành lối sống mới gây nên những xung đột về tâm lí, về quan niệm sống, xung đột giữa hệ tư tưởng và nếp sống phong kiến truyền thống với văn minh Âu Tây Phong trào Âu hóa, vui vẻ trẻ trung, phong trào đua xe đạp, thi đấu thể thao, thi sắc đẹp, lôi cuốn mạnh mẽ thế hệ trẻ khiến họ quên đi cái nhục mất nước
Bên cạnh đó, đời sống kinh tế cũng có những đổi thay lớn lao Cùng với sự đổ bộ của chủ nghĩa thực dân là sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhằm mục đích phục vụ bọn đế quốc thống trị và đẩy mạnh việc vơ vét, bóc lột Hình thành các trung tâm kinh tế tại các thành phố trong cả nước: Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn, Giai cấp tư sản mại bản và tư sản dân tộc
ra đời Nền kinh tế chuyển sang tiền tư bản Một số tư bản dân tộc như Bạch Thái Bưởi, Bùi Huy Tín đã vươn lên con đường kinh doanh tư bản chủ nghĩa Tuy vậy, họ bị thực dân đế quốc chèn ép dữ dội, nguy cơ phá sản lúc nào cũng thường trực Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam Một loạt cơng nhân, trí thức bị sa thải, mất việc, đời sống bấp bênh
Trang 18Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
những người yêu nước và có tinh thần dân tộc Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngày 3.2.1930 cùng với hoạt động của Đảng đã làm thay đổi lớn lao tình hình văn hóa, lớp trí thức nhiều người đi theo Đảng Sự xuất hiện của nhà ïn, nhà xuất bản đã tạo điều kiện cho báo chí ra đời và phát triển Đó là phương tiện chuyển tải đắc lực nhất để truyền bá thông tin và các tác phẩm văn chương Thời kì này, báo chí và văn học trở thành hàng hóa có vai trò to lớn trong đời sống xã hội Nhiều thể loại văn học, báo chí nhanh chóng ra đời và phát triển với tốc độ nhanh: phóng sự, kí sự, hồi kí, tùy bút, chính luận, 1.12 Ảnh hưởng của lịch sử xế hội đối với sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng
Do đặc điểm lịch sử, sự phát triển của chế độ phong kiến ở Việt Nam trải
qua nhiều khuất khúc và không thể gọi là mang tính chất điển hình Ngay vào
Trang 19Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
Trong sự đổi thay ấy của xã hội, Hà Nội tập trung tất cả những cái hay, cái dở của nó Hà Nội được coi là điển hình của xã hội Việt Nam trong q trình Âu hóa, đơ thị hóa Từ một ít phố xá bé nhỏ bao bọc quanh các thành lãy quân sự thời phong kiến, qua thời Pháp thuộc Hà Nội nhanh chóng trở thành một thành phố với phố xá sầm uất hơn, nhà cửa khang trang hơn và nhất là cư dân đông đúc hơn Đây là nơi thu hút người ở nông thơn ra, trong số đó có những người nghèo khơng cam tâm chết mòn sau lũy tre xanh, những người bị đè nén, bị oan ức, những người ngày hôm qua còn là thầy đồ, thầy lang, thậm chí cả lí dịch nữa vì những cơ nhỡ như thế nào đó, rơi tụt xuống cái miệng vực ghê gớm là thành phố Từ nông thôn ra Hà Nội, họ làm đủ nghề: từ con sen, thằng ở, kéo xe, canh cửa, cho tới mở cửa hàng lặt vặt, dạy tư, làm thầy kí các
hãng buôn và cả viết văn, viết báo nữa!
Có thể nói, xã hội Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã cung cấp đề tài, nguồn cảm hứng, sự kiện, nhân vật cho sáng tác của Vũ Trọng Phụng Ta sẽ hiểu vì sao, sáng tác của ông từ kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, nhất là phóng sự nhà văn lại có thái độ, bút pháp, tài năng nghệ thuật đến vậy khi phản ánh bức tranh đời sống xã hội Câu trả lời sẽ dân hé mở khi chúng ta
«6A
tìm hiểu cuộc đời của “ông vua phóng sự đất Bắc” 1.2 Cuộc đời Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 (tức ngày 11 thing 9 năm Nhâm Tý) trong một gia đình rất nghèo ở Hà Nội
Ông thân sinh là Vũ Văn Lân, nguyên quán ở làng Hảo (tức Bản Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), làm thợ điện ở xưởng xe ô tô Ch.Boillot Hà Nội Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người làng Vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội, sống bằng nghề khâu vá thuê
Trang 20Xhoá luận tốt aghiép Fo Lan hương - K29 (Xgữ (ăn
đang còn trong trứng nước Tài sản gia đình hầu như khơng có gì Vũ Trọng Phụng lớn lên trong tình yêu thương ấm áp của mẹ và được đến trường
Năm 1921, lên 9 tuổi, ông bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi (nay là trường Nguyễn Du), sau học ở trường Hàng Kèn (nay là chỗ trường Quang Trung), sau đó là trường Sinh Từ Ngay từ thuở nhỏ, ông tỏ ra là người có năng khiếu nghệ thuật: đánh đàn nguyệt hay, vẽ giỏi, thích làm thơ, hay tìm hiểu Nhưng trong thế giới vui tươi của nhà trường, hoàn cảnh mồ cơi, nghèo khó và sự cách biệt với đám bạn con nhà giàu đã gieo vào đầu óc non trẻ của Vũ Trọng Phụng mặc cảm yếu đuối, đơn độc Mặc cảm đó ngày một lớn dần trong lòng cậu học trò thơ ngây, kết lại thành su phan nộ, thù ghét cái bất công vơ lí ở đời
Năm 1926, 15 tuổi, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng Tiểu học Trong hồn cảnh gia đình rất bần cùng, ông chọn thi vào trường Sư phạm sơ cấp, hi vọng có học bồng để đỡ phần nào người mẹ sớm hôm tần tảo, lo cuộc mưu sinh cho cả gia đình Nhưng kì thi không kết quả Vậy là mới học hết bậc Tiểu học, Vũ Trọng Phụng buộc phải tìm việc làm để kiếm sống Tháng 10 năm 1926, ông xin được vào làm thư kí ở nhà hàng Godrad Được vài tháng, vì mê văn chương
hơn là lo làm tròn bổn phận của một viên thư kí, ơng bị mất việc Sau đó Vũ
Trọng Phụng xin được vào làm chân đánh máy chữ ở nhà in Viễn Đông (Viễn Đông ấn quán - IDEO) Sau 2 năm lại bị sa thải
Năm 1930, lúc ấy nhà văn mới 18 tuổi, ngay từ khi còn làm ở nhà in Viễn Đông, ông đã có những bài báo đầu tay in trên tờ Ngọ báo - những bài theo ông chủ bút Tam Lang Vũ Đình Chí là “một lối viết văn đặc biệt”, một lối viết “quá bạo” Sau khi bị mất việc, ông chuyển hẳn sang chuyên tâm viết văn, viết báo Từ 1930 đến 1939, Vũ Trọng Phụng cộng tác với rất nhiều tờ
báo: Hà thành ngọ báo, Nhật Tân, Tiến hóa, Nông công thương, Tân thiếu
Trang 21Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết, bình luận chính trị, trào phúng, Ngồi ra, ơng cịn dịch tác phẩm của văn hào Pháp Victo Hugo Nhà văn thường dùng hai bút danh: “Thiên Hư” và “Vũ Trọng Phụng” Ông nổi danh ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết
Có thể nói từ 1933, Vũ Trọng Phụng đã thực sự tìm kế mưu sinh trong
nghề viết văn, viết báo
Đầu năm 1938, ông lập gia đình với cơ Vũ My Lương, con một gia đình bn bán nghèo ở xã Nhân Mục, thôn Giáp Nhất, nay thuộc phường Nhân
Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội Cuối năm đó, hai người có một con gái, đặt
tên là Vũ My Hằng
Vũ Trọng Phụng là con người bình dị, phải chăng và giàu lòng tự trọng Một con người né nếp, khuôn phép Trong cuộc sống riêng ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và dành dụm để cưới vợ, có con nối dõi Dù ông viết nhiều nhưng cái nghèo vẫn cứ bám riết lấy gia đình ông Do phải làm việc quá sức, lại sống trong cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao ngày một thêm trầm trọng làm ơng kiệt sức Ơng mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 tại căn nhà số 73 Cầu Mới, Ngã Tư Sở nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, nơi ông mới dọn về ở được vài tháng Mấy tháng trước đó, thi sĩ Tản Đà cũng ra đi tại căn nhà số 71 bên cạnh Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi Ông để lại bà nội, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa cô đơn và cô con gái vừa đầy năm
Nhà văn mà con nhà nghèo, cuộc sống luôn bị ám ảnh bởi miếng cơm
manh áo, nhà văn mà chỉ học đến Tiểu học rồi đi làm thuê làm mướn, do
Trang 22Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
khoán, viên chức các loại của bộ máy quan liêu đang thống trị, Và rồi cái hiện thực của xã hội bát nháo, lố lăng, đầy dẫy những bất công, trụy lạc và tha hóa, cách biệt sang - nghèo, cao thượng - đê tiện, tiếng khóc chen lẫn tiếng cười đủ các giọng điệu sẽ in đậm và hiện lên rõ nét trên những trang viết của nhà văn Nó trở thành bức tranh xã hội phồn tạp, sinh động gây ấn tượng sâu sắc và nóng hổi hơi thở thời sự đương thời với đủ các loại chân dung mặt người, có tiếng nói hình hài dị hợm Cùng với sự tác động của nhân tố lịch sử xã hội, cuộc đời Vũ Trọng Phụng còn gắn liền với sự bất hạnh, nghèo khổ Tất cả những điều đó đã hằn lên trong đầu óc của một nghệ sĩ có lương tâm, nhân phẩm và trách nhiệm lòng căm thù đối với cái xã hội “chó đều” “khốn nạn” đương thời
1.3 Sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng
Dù cuộc đời ngắn ngủi và thời gian đến với văn chương không đài nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại một sự nghiệp sáng tác lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, dịch thuật, phóng sự, và nhiều bài báo viết về các vấn đề chính trị, văn hóa xã hội Những bài đầu tiên của ông được đăng trên tờ “Ngọ báo” nhưng chưa gây được tiếng tăm Tác phẩm đầu tiên của nhà văn được xuất bản là vở bi kịch Không một tiếng vang gồm 3 hồi, sáng tác theo đúng luật tam duy nhất của bi kịch cổ điển Pháp, in tại nhà in Đông Tây, Hà Nội, 1931 Từ đó nhiều tác phẩm của ông liên tục được đăng trên các báo và ¡n thành sách Tác phẩm cuối cùng được in khi Vũ Trọng Phụng còn sống là tiểu thuyết Trúng số độc đắc đăng trên “Tiểu thuyết thứ bảy” từ số ra ngày 13 5 1938 Sau khi nhà văn mất, tác phẩm của ông tiếp tục được in thành sách và tái bản lại nhiều lần
Trang 23Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
quy luật đó Đương thời, người ta chú ý đến ông với tư cách nhà tiểu thuyết và “ơng vua phóng sự” hơn là cây bút truyện ngắn Xem xét Kĩ, truyện ngắn đã góp phân khẳng định đầy đủ chân dung nhà văn Vũ Trọng Phụng Ông viết khoảng 40 truyện ngắn, tiêu biểu như: Một cái chết, Bà lão lòa, Thủ đoạn, Bụng trẻ con, Sao mày không vỡ, Rửa hờn, Ở thể loại này, ông giành được những thành công nhất định Truyện của ông không đề cập đến những vấn đề lớn của xã hội như tiểu thuyết và phóng sự mà chủ yếu khai thác những trạng thái tâm lí khác nhau trong cuộc sống thường ngày của con người: sự tha hóa về đạo đức như một nghịch cảnh đáng phê phán, mổ xẻ tâm lí vị kỈ hoặc hành vi đểu cáng của con người dưới sự tác động của xã hội đồng tiền
Tiểu thuyết là một thể loại có dung lượng và kết cấu phức tạp hơn rất nhiều so với truyện ngắn Do vậy, nó khó hấp dẫn người đọc nếu tác giả không xử lí khéo léo Vì vậy, viết tiểu thuyết khó thành công hơn so với truyện ngắn Vũ Trọng Phụng bắt đầu sự nghiệp văn chương ở truyện ngắn
nhưng ông lại nổi danh và thực sự có tiếng vang ở thể tiểu thuyết, ông được
gọi là “tiểu thuyết gia trác tuyệt” Trong gần 10 năm sáng tác, ông viết 9 tiểu thuyết Tác phẩm đầu tiên ra mắt bạn đọc năm 1934 có tên “Dứt tình” Sau đó là: Số đỏ, Vỡ đê, Giông tố, Trúng số độc đắc, Như vậy, thực chất chỉ trong vòng 5 năm Vũ Trọng Phụng cho ra đời 9 tiểu thuyết lớn Ở địa hạt này, do đặc trưng thể loại, nhà văn có dịp miêu tả sâu sắc xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến và ông đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình
Trang 24Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
Ngoài viết báo, viết văn, Vũ Trọng Phung cịn có một tác phẩm dich thuật đó là: “Giết mẹ” dịch từ “Lucrèce Borgia” của Victo Hugo, năm 1936 Thời kì này dịch thuật là một ngành khá mới mẻ Những người tiếp xúc với các tác phẩm thường trực tiếp với nguyên bản bởi họ đều có một trình độ
ngoại ngữ nhất định, đặc biệt là Pháp văn Nhưng đọc và dịch một tác phẩm là
chuyện khác Đó là công lao đáng ghi nhận của Vũ Trọng Phụng trong ngành dịch thuật sau này nói chung và văn học dịch nói riêng
Vào đâu những năm 30 của thế kỉ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, một thể văn mới ra đời: thể phóng sự Hàng loạt tên tuổi được chú ý nhờ gắn với thể văn này: Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Vũ Bằng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, Phi Vân, Phóng sự là một thể kí, nhằm ghi chép cụ thể tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó có ý nghĩa thời sự Do nó có sức chuyển tải hiện thực nhanh chóng nên là thể loại được bạn đọc ưa thích Trong số các cây bút viết phóng sự nổi lên là Vũ Trọng Phụng Trước khi là “tiểu thuyết gia trác tuyệt” ông được công chúng tặng danh hiệu “ơng vua phóng sự đất Bắc” Điều đó cho thấy vị trí và tài năng nhà văn ở thể loại này Từ 1932 đến 1938, ông cho ra mắt bạn đọc 9 thiên phóng sự trong đó nổi tiếng nhất là: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy
cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1938) Phóng sự là thể văn
Vũ Trọng Phụng thỏa sức tung hoành Nhà báo, nhà văn trong ông cùng một lúc thể hiện trên những trang viết Phóng sự của ông không chỉ phản ánh tức
thời, nóng hổi các hiện tượng và các vấn đề xã hội nhức nhối mà cịn có sức
ám ảnh, lay tỉnh, cật vấn chỉ có ở những tác phẩm nghệ thuật đích thực
Trang 25Xhoá luận tốt aghiép Fo Lan hương - K29 (Xgữ (ăn
chương 2
NGHỆ THUẬT PHẢN ÁNH BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
TRONG THỂ LOẠI PHÓNG SỰ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRONG PHUNG 2.1 Mấy vấn đề lí luận chung
2.1.1 Thể loại văn học
Thể loại hay thể loại văn học là vấn đề thuộc về chuyên ngành lí luận văn học Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Thể loại là: “Dạng thức của tác
phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình
phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” (Từ điển thuật ngữ văn học, trang 252 - 253, NXB ĐHQGHN, 2000)
2.1.2 Thể loại phóng sự
Cho đến nay, trải qua gần một thế kỷ phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ, lí luận về thể loại phóng sự ngày càng được bổ sung, phát triển và từng bước hoàn thiện
Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây - cái nôi sản sinh ra thể phóng sự - đã cho rằng thể loại phóng sự ra đời từ rất sớm, khoảng thế kỉ XVI cùng với sự xuất hiện của báo chí và các phương tiện ¡in ấn công nghiệp Song khi mới ra đời, phóng sự cịn mang nặng tính chất thông tin giản đơn về các sự kiện Người Pháp quan niệm: “Phóng sự là những bài viết của các phóng viên trong quá trình điều tra về các sự việc, hiện tượng có chứa đựng những điều bí ẩn” Đến thế kỉ XVIII - XIX, người Đức cũng chỉ coi phóng sự “là sự đưa tin một cách giản đơn” rất gần với những văn bản thông báo tin tức Thể phóng sự thực sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhất là các nước Âu Mĩ từ sau đại
chiến thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Phóng sự đã bỏ qua thời kì đơn giản và
Trang 26Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
hình thức biểu đạt mới, phản ánh khuynh hướng hiện thực rộng lớn trở thành một thể tư liệu giàu thông tin, đáp ứng nhu cầu của xã hội Dẫu sao, phóng sự là thể loại hết sức trẻ trung, đang tiếp tục hoàn thiện và phát triển từng bước Chính vì lẽ đó mà cho đến nay việc tìm ra một định nghĩa chuẩn, thống nhất về thể loại này vẫn cịn là một cơng việc không dễ dàng
Ở nước ta, phóng sự mới chỉ thực sự phát triển từ thập kỉ 30 của thế kỉ XX nhưng mau chóng đạt được những thành tựu rực rỡ, đóng vai trị tiên phong trong báo chí
Nhiều nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu qua thực tiễn sống động của xã hội và sự chiêm nghiệm của bản thân đã đưa ra định nghĩa về thể loại này Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Giá trị của một phóng sự trước hết ở vấn đề nó nêu ra là cấp bách, có bằng chứng cụ thể xác thực (số liệu, biểu đồ, bản thống kê, tư liệu khoa học, ) và kết luận gợi lên là đúng đắn Phóng sự sẽ có thêm giá trị văn học khi nó đi sâu khắc họa thế giới nội tâm, miêu tả tính cách nhân vật với lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc”, “phóng sự là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi chép cụ thể tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó có ý nghĩa thời sự So với tùy bút, bút kí, phóng sự có mục đích cụ thể trực tiếp, phạm vi sự việc và địa điểm được quy định chặt chẽ Đó là thể văn gần với thông tin hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố thông tin hơn là yếu tố trữ tình Điều kiện để viết phóng sự là tác giả tự thăm mình dị và ghi lấy việc, hỏi han người thực việc thực ngay tại chỗ”” Gần với ý kiến trên, Phương Lựu đã đặt phóng sự vào “nhóm thể kí phi cốt truyện” theo kết cấu liên tưởng trong đó “xen kẽ giữa sự kiện, con người với những đoạn nghị luận trữ tình với tỉ lệ khá lớn của nhân
vật trần thuật Các tác giả cuốn “Từ điển tiếng Việt (NXB KHXH, 1967)
định nghĩa: “Phóng sự là thể loại văn chú trọng diễn tả sự thật mà anh trông
thấy và giải pháp các vấn đề do sự thật ấy nêu ra” Tác giả “Từ điển học sinh”
1,2 Nguyễn Xuân Nam, Từ điển văn học, tập 2, trang 220, năm 1984
Trang 27Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
lại cho rằng: “Phóng sự là thể văn phản ánh, phân tích kịp thời những sự việc
tai nghe mắt thấy mang tính chất điều tra”
Như vậy, trải qua một quá trình vận động và phát triển, lí luận về phóng sự từng bước được hoàn thiện: có đường nét, có góc cạnh rõ ràng Thể phóng sự trên thế giới và ở nước ta đến nay đã dần ổn định và trở thành một chỉnh thể có nội dung, hình thức riêng Nó nằm trong thể báo chí và có diện mạo, có lí luận riêng Với tư cách là “thể văn xung kích” của báo chí, phóng sự đã thực sự phát huy được sức mạnh trong việc phản ánh những sự việc và hiện tượng nổi bật bức xúc của thời cuộc
2.1.3 Phân loại phóng sự
Cũng giống như khái niệm phóng sự, việc phân loại thể văn này có nhiều quan niệm khác nhau Ở đây, chúng tôi chỉ để cập đến phóng sự hiện đại tức là loại phóng sự được hình thành từ những năm 30 của thế kỉ XX ở nước ta Với phóng sự hiện đại, tác giả thường là người đứng trong sự kiện, tự do bộc bạch chính kiến và giãi bày xúc cảm chủ quan của mình Tùy theo từng đề tài, từng hoàn cảnh diễn ra sự kiện, tùy theo lập trường xã hội công dân, người viết phóng sự có thể tìm cho mình một cách tiếp cận bản chất sự kiện, một phương pháp mô tả, biểu hiện riêng, một thái độ riêng Từ đó mà lựa chọn loại phóng sự phù hợp, phóng sự có phóng sự báo chí và phóng sự nghệ thuật
Phóng sự báo chí chia ra làm các loại nhỏ như phóng sự điều tra, phóng sự viết về gương người tốt việc tốt, Tóm lại, phóng sự báo chí là phóng sự đơn thuần ghi chép cụ thể một vấn đề, một sự việc nào đó mang ý nghĩa thời sự, nó nhằm đưa ra các thông tin cho độc giả
Phóng sự nghệ thuật là loại phóng sự có giá trị văn học Nó có sự kết hợp
giữa chất báo chí và chất văn học Loại này đi sâu vào khai thác nội tâm và tính cách nhân vật, miêu tả nhân vật với lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc, xây
Trang 28Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng: Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bây người,
2.1.4 Đặc trưng cơ bẩn của thể loại phóng sự
Mỗi thể loại đều có đặc trưng riêng của nó Để nhận diện thể loại, độc giả căn cứ vào nhiều dấu hiệu khác nhau: Loại hiện tượng đời sống được miêu tả, cách thức tổ chức các hiện tượng đời sống và mối quan hệ giữa tác giả với hiện tượng đời sống ấy trong tác phẩm Tuy nhiên với phóng sự, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến các đặc trưng cơ bản sau:
Trước hết đó là tính báo chí Phóng sự là “con đẻ của nghề viết báo”! nên có tính báo chí là điều tất yếu Đặc trưng này hiểu đơn giản là các phóng sự hầu hết sau khi viết ra đều được đưa lên mặt báo và thông qua báo chí mà độc giả tiếp cận các phóng sự ấy Phóng sự giai đoạn 1930 - 1945 và cả giai đoạn hiện nay đều do các nhà báo hoặc vừa là nhà báo, vừa là nhà văn viết Phóng sự phát trển cùng báo chí và gắn bó chặt chẽ với báo chí
Do mang tính báo chí nên phóng sự cũng mang tính thời sự Báo chí là một loại phương tiện để chuyển tải những vấn đề xã hội bức xúc, nóng hổi nhất đến độc giả Phóng sự gắn bó chặt chẽ với báo chí nên tất yếu nó cũng phan ánh những vấn đề xã hội mang tính thời sự, tức là những gì đang diễn ra bức xúc nhất, được nhiều người quan tâm nhất Chẳng hạn trong những năm 30 của thế kỉ XX, các phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang; “Cơm thầy cơm cô”, “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cạm bẫy người”, của Vũ Trọng Phụng; “Hà Nội lầm than” của Trọng Lang, phản ánh những vấn đề bức xúc lúc bấy giờ đó là nạn cờ bạc, mại dâm, sự bóc lột của chủ với những con sen thằng ở, Phóng sự hiện đại ngày nay cũng phản ánh những vấn đề mà dư luận quan tâm như vụ án PMUI8, cá độ bóng đá,
Một đặc trưng nổi bật của phóng sự là tính chân thật Khác với truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ hay kịch, phóng sự phản ánh đời sống qua quan sát, ghi
Trang 29Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
chép, điều tra về sự thật đời sống Trong nhiều phóng sự, người viết cịn đưa ra những con số thống kê, những bảng biểu, sự phân tích của mình về các số liệu, sự kiện Vì thế, người đọc thường có niềm tin về những gì tác giả đề cập đến trong tác phẩm của mình Ở những thể loại khác ngồi phóng sự, nghệ sĩ có quyền hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo từ sự thật đời sống qua ngòi bút nghệ thuật của mình Đối với phóng sự, khơng phải người viết khơng có quyền ấy, nhất là những phóng sự nghệ thuật, nhưng hư cấu không phải là đặc trưng nổi bật của phóng sự
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cịn nói đến tính định hướng trong phóng sự Suy cho cùng, tác phẩm văn học nào cũng có tính định hướng Song phóng sự mang tính định hướng trực tiếp Tác giả phóng sự thể hiện thái độ đồng tình hay lên án đối với các hiện tượng đời sống được miêu tả ngay từ khâu lựa chọn đề tài Họ có thể viết về người tốt việc tốt hay về những mặt trái của xã hội nhằm cổ vũ động viên hay cảnh tỉnh phê phán
Sự giao thoa giữa phóng sự báo chí và phóng sự nghệ thuật làm cho các đặc trưng của thể loại phóng sự có thể khơng cịn thật đậm nét Nhưng dù sao, những đặc trưng nói trên vẫn giúp người đọc nhận diện được nét riêng của thể loại này
2.2 Nghệ thuật phản ánh hiện thực đời sống trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng
Viết về các vấn đề trong đời sống xã hội lúc bấy giờ, phóng sự của Vũ Trọng Phụng có một cách phản ánh riêng Đó chính là nghệ thuật phan ánh hiện thực trong các phóng sự của nhà văn
2.2.1 Nghệ thuật tỉ chân trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng
Trang 30Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
Ông là nhà văn “tả chân số một”! của văn học Việt Nam Đối với ông, vấn đề tả thực xã hội được coi là mục đích sáng tác Cho nên, hầu hết các tác phẩm của nhà văn từ truyện ngắn, kịch đến phóng sự, tiểu thuyết đều mang âm hưởng chủ đạo là phê phán, vạch trần bản chất thối nát, giả dối, bịp bợm của xã hội thực dân phong kiến đương thời “Văn chương Vũ Trọng Phụng đầy những tố cáo, đầy những căm hờn, đầy những trả thù” (ý kiến của Trương Tửu) Xuất phát từ lòng căm hờn sâu sắc những hành động bất nhân, tàn nhẫn, đều cáng của bọn quan lại địa chủ, bọn tư sản thực dân, Vũ Trọng Phụng đã phanh phui tất cả những mặt trái, những tệ nạn xấu xa, nhố nhang, kệch cỡm, lố bịch, “vô nghĩa lí”, đi ngược lại với đạo lí, Có thể nói, sáng tác của ông đã bao quát một phạm vi hiện thực rộng lớn Hiện thực đó được trải rộng từ thành thị đến nông thôn, từ phạm vi gia đình đến các quan hệ xã hội Nhà văn không bỏ qua một đối tượng, hiện tượng nào trong xã hội Từ chuyện cờ bạc bịp, chuyện đàn bà An Nam lấy Tây, chuyện những kẻ đầy tớ, gái điếm Tất cả đều được ông phản ánh bằng nghệ thuật tả chân sắc sảo qua các thiên phóng sự: Cạm bấy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937)
Vũ Trọng Phụng đã thể hiện rõ nhân cách của một nhà văn chân chính trong xã hội có nhiều chuyện đồi bại, bất công Những trang viết của ông được hoan nghênh và góp phần nói lên sự thật phũ phàng của cuộc sống, tố cáo đến đáy những tệ nạn xã hội Khơng có sự thật nào không được tác giả đề cập, phân tích và lên án Phóng sự của Vũ Trọng Phụng không đi vào miêu tả cuộc sống ở bề mặt của nó mà tập trung vào những hiện tượng đặc biệt
Cạm bảy người là thiên phóng sự đầu tay của Vũ Trọng Phụng Tác phẩm miêu tả chân thực nghề cờ gian bạc bịp đang hoành hành đời sống xã hội Viết thiên phóng sự này, nhà văn không chỉ muốn tìm hiểu một trị lừa đảo mà còn xuất phát từ tinh thần phê phán những thói bịp bợm xảo trá đang
Trang 31Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
phô bày trong đời sống thành thị Có lẽ khi viết Cạm bây người, Vũ Trọng Phụng cũng phải xông pha vào các tổ chức bạc bịp như trường hợp Tam Lang viết Tôi kéo xe thì mới có thể miêu tả một cách chân thực những mánh khóe của nghề cờ bạc như đòn Vân Nam, đánh giác bóng, giác mùi, đòn ve, đòn Ba Giai, Thậm chí nhà văn cịn mô tả cách làm công cụ của nghề cờ bạc bịp như: lá bài tây, quân xúc xắc,
Trong Kỹ nghệ lấy Táy, nghệ thuật tả chân thể hiện linh hoạt trong những đoạn đấu khẩu, những cảnh đánh nhau, những cảnh gợi tình, khiến người đọc như thấy trước mắt cảnh tượng tức cười và ghê tởm Chẳng hạn cảnh đấu khẩu của cặp vợ chồng Tây Việt mà ngôn ngữ nửa ta nửa Tây xen lẫn quả là chân thực:
“Toa ba mé nha cut xé dng co né moa! Toa kich té moa xăng bảy để, a lị phí ní phăm, phí ní ma ghi A - lơ, kích! (Mày khơng có quyền về ngủ nhà này nữa Mày bỏ tao đi mà khơng trả tiên, thế thì hết vợ, hết chồng Thế thì đi, di!)
Một vài phút thấy im Sau lại có tiếng gắt mà vẫn là tiếng người đàn bà: - No, se phi nỉ! Vắt tăng (Không, thế là hết! Đi đi.)”
Rồi cảnh hai vợ chồng nhà ấy đánh lộn thật sinh động ngay trước mắt độc giả: “Bốp một cái, cái tát đã vội chấm câu cho những câu mắng nhiếc với đe dọa “lăng loàn” Người vợ lùi lại đằng sau hai bước, tay bưng lấy mặt và cúi đầu đứng im Nhưng, than ôi! Anh chồng bây giờ lại muốn cho vợ nói nữa, nói nhiêu hơn trước, nói tệ hơn trước Vì rằng lúc ấy nó mới xơng vào, hai bàn tay nắm lại mà tặng vợ những cái “quai hàm ” hình như trên sản đánh bốc nó muốn cho kể địch bị một miếng “nốc ao” để mình chiếm giải vậy.”
1 Kỹ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô - NXB Văn học, trang 36 - 37
Từ đây dẫn chứng trong các tác phẩm: Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô được chúng tơi trích từ cuốn sách
trên
Trang 32Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
Hay cảnh gợi tình lộ liễu của một người đàn bà An Nam đối với một anh lính lê dương: “Trên chiếc giường Tây mà lại trải chiếu ngũ sắc, có cái cái thân thể đẹp để, trắng nốn và hoàn toàn trần truông của một người đàn ba nằm sấp mặt vào gối, đơi gị bơng đảo quằn quại dưới những “giọt thày châu ” của một cái phất trần”!
Bằng nghệ thuật tả chân sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã cho bạn đọc thấy tất cả những gì bẩn thỉu nhất, ghê tởm nhất của nghề lấy Tây
Cơm thầy cơm cô là một tập phóng sự về những kẻ làm tôi tớ “Tập này là một tập phóng sự hay nhất của Vũ Trọng Phụng”? Ngòi bút tả chân thật tuyệt xảo khi ông tả những cảnh nghèo khổ Đây là cảnh mượn người ở vú ở
Hà Nội:
* Bà kia nhìn người vú từ đầu đến chân, đoạn gát gù cái đầu mà rằng: - Ù, trông cũng sạch sẽ đấy, cho xem sữa nào?
Mụ già vội nói ngay:
- Bẩm cụ, ấy ở nhà quê, chị ta là vợ một ông Phó lí kia đấy Xưa nay chẳng phải chân lấm tay bùn bao giờ!
Vú em vạch yếm để hở cái ngực trắng nốn, vắt sữa vào lòng một bên bàn tay Bà kia xem qua loa, kêu:
- Tạm được
Tức thì mụ già giấy nảy người lên mà rằng:
- Cha mẹ ơi! Sữa thế mà mẹ lại còn bảo là “tạm được!” Tốt vào hạng nhất rồi đấy, mẹ ạ”°
Vũ Trọng Phụng tả đoạn này thật đúng như giọng kẻ đưa người và giọng kẻ mướn người Rồi đến cái cảnh con sen với thằng ở tán nhau ở một góc vườn hoa, tác giả càng khéo léo hơn:
1 Kỹ nghệ lấy Tây, trang 119, sđd
2 Vũ Ngọc Phan
Trang 33Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
* Khơng nói gì cả, tôi chỉ khế hát một cách phong tình: Lấy ai thì cũng một chồng
Lấy ta ta bếta bông trên tay
Cái Đũi ngửa cổ ra cười một hồi Về sau, vịng hai cánh tay níu lấy cổ tôi, mà khế hát đáp:
Cần câu bằng trúc, lưỡi câu bằng vàng Anh giắt môi ngọc ném sang câu Rồng
Người ta câu bể câu sông Tôi nay câu lấy con ông cháu bà
-Thôi đi, cút đi Tôi không phải con ông cháu bà thì ngơi vào lịng tơi làm gì?
- Cái Đũi cứ ngồi yên lại hát:
Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa đơi ta có thì
Chơi xn kẻo nữa xuân đi Cái già sông sộc nó thì theo sau
Rồi nó cười cùng cục một hồi như một con gà mái mẹ ghẹ Cười xong, nó giấy giụa đánh lúc la lúc lắc hai ống chân và cắn rõ mạnh một cái vào bên vai tôi, ”!
Miêu tả chân thực sống động những hành động cử chỉ cùng giọng cot nha lả lơi, nhà văn tỏ ra có năng lực thấu hiểu tâm lí con người, ở đây là tâm lí của một cô gái quê nhưng đã “thạo trong nghề mại dâm và khiêu dâm” Viết được những dịng chân thực đó, có lẽ nhà văn đã nhập cuộc, đã hóa thân vào vai của một đứa ở để nói lên thân phận cực khổ của những “cơm thầy cơm cô” và sự độc ác đểu cáng của chủ nhà
Trang 34Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
Trong Lực xì, nghệ thuật tả chân được thể hiện cao độ vì đây là một phóng sự điều tra về nạn mại dâm ở Hà Nội Cuộc điều tra này lại chỉ ở phạm vi đề phòng, cứu chữa và trừng trị bọn gái mại dâm trong nhà Lục xì Phóng sự này cũng nói về những gái lậu thuế, gái khơng có giấy, me Tây, gái nhảy, các đào nương, đông tới 4 - 5 nghìn đang đi ngang về tắt mà chính phủ phải bó tay Vũ Trọng Phụng miêu tả một cảnh khám bệnh trong nhà Lục xì như sau:
“Ngồi phịng khám bệnh, dưới nghỉnh phong đình, các d đã lột hết những cái áo dài, tháo giày và cởi bỏ quần Người nào cũng chỉ cịn có cái
cooc - xê hoặc cái áo ngắn mỏng manh Thật là một cảnh tượng lạ mắt, khi ta
thấy bẩy tám chục “bơng hoa biết nói” ấy trên đâu thì hoặc vấn khăn nhung, để tóc rẽ lệch đầu trần lối Huế, hoặc tóc búi kiểu Sài Gòn, với những cái mặt phấn son tê chỉnh, với những cái cổ có dây tim, có kiêng vàng, với những ngón tay có nhân ngọc xanh, ngọc đỏ, mà khúc giữa chỉ là cooc - xê hay áo ngắn, mà dưới cùng, thì lại hồn tồn thuộc về chủ nghĩa khỏa thân”'
Nếu không phải là cây bút tả chân sắc sảo, có bản lĩnh, tơn trọng sự thật cao độ thì làm sao Vũ Trọng Phụng viết được những dòng này!
Với tỉnh thần tôn trọng sự thật, tả thực xã hội, Vũ Trọng Phụng phát huy cao độ nghệ thuật tả chân trong các thiên phóng sự, khiến chúng có một tiếng nói riêng, sống mãi cùng tên tuổi và sự nghiệp sáng tác của ông
2.2.2 Nghệ thuật tiếp cận hiện thực độc đáo, sắc sđo, linh hoạt
Phóng sự là một thể văn tư liệu Vì vậy, nghệ thuật tiếp cận hiện thực để khai thác, phát hiện thông tin và thể hiện chúng có vai trò đặc biệt quan trọng, nhiều khi quyết định tầm vóc và sự thành bại của tác phẩm Ở mặt này, Vũ Trọng Phụng tỏ ra là cây bút phóng sự độc đáo, sắc sảo và hết sức linh hoạt Ông thực sự già dặn và có nghề trong nghệ thuật phát hiện và xử lí khối lượng
1 Lục xì, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, NXB Văn học, trang 413 - 414
Trang 35Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
tư liệu phong phú, đầy 4p tính thời sự Ở mỗi dé tài, nhà văn đều có cách tiếp cận phù hợp và linh hoạt Có khi ơng đột nhập vào tận hang ổ, có khi mở cuộc điều tra xã hội học, lúc lại đi từ phía cổng sau để khám phá vấn đề Đó chính là sự linh hoạt trong bút pháp, sắc sảo và độc đáo trong thể hiện của phóng sự Vũ Trọng Phụng
2.2.2.1 Từ góc độ cơ cấu tổ chức
So với các đồng nghiệp đương thời, Vũ Trọng Phụng là nhà văn có khả năng nắm bắt và chiếm Iĩnh hiện thực một cách mau lẹ và nhạy bén Trong xã hội đầy rẫy những sự xấu xa, những ung nhọt mà cái nọ chen lẫn cái kia đã được nhà văn sàng lọc, sắp xếp lại, đặt chúng trong một chỉnh thể thống nhất đó là tác phẩm Nhạy cảm với các vấn đề xã hội, Vũ Trọng Phụng có cách tiếp cận riêng, ông thường thấy các vấn đề ấy tồn tại trong một chỉnh thể, cơ cấu tổ chức của nó Các nhân tố trong đó có sự tác động qua lại, có mối quan hệ nhân quả chỉ phối quy định lẫn nhau Ơng nhìn thế giới cờ bạc trong một chỉnh thể thống nhất là “làng bịp”, nhìn những me Tây trong cơ chế một “làng me”, những gái mại dâm quy tụ trong nhà Lục xì
Trang 36Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
một đối tượng nào Tất cả đều trở thành những “con mòng” để chúng chỉ việc “nhét đất thó vào mũi mà lấy tiền” Với vai trò lãnh đạo, Am B đứng từ xa chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức bạc bịp Dưới sự chỉ đạo của ông Ấm, tổ chức ấy mở lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn “cho các thành viên”, bố trí cả kho vũ khí và một ngân hàng chung Từ cơ cấu tổ chức chung, tác giả đưa chúng ta đến cận cảnh, đi vào từng bộ phận cụ thể Trong vụ săn ông thân đẻ ra Tham Vân, Tham Ngọc “giáo sư” đã hé mở ra một vài đường nét về các
ngón bịp cơ bản: đòn Thùy Châu, đòn Vân Nam, đòn bàn, đòn bát lò xo, lối giác mùi, giác bóng, con xúc xắc lưỡng diện, đánh ống, đánh cản,
Tiếp cận đối tượng từ cơ cấu tổ chức đã khiến tác phẩm trở nên cụ thể, sinh động và có giá trị tố cáo xã hội sâu sắc Thế giới cờ bạc lọc lừa, nguy hiểm đã tàn phá đến tận gốc lương tâm, đạo đức, đẩy bao nhân mạng xuống
vực thẳm, suốt đời khơng tìm thấy lối thoát
2.2.2.2 Tiếp cận từ góc độ nghề nghiệp và đột nhập từ cổng hậu, gan ruột của
sự vật
Trong khi hầu hết các nhà phóng sự đương thời chú ý nhiều đến việc mô tả và khai thác tư liệu, ít chú ý đến góc quan sát và bước tiếp cận thì Vũ Trọng Phụng lại rất coi trọng nghệ thuật tiếp cận hiện thực Phóng sự của ơng nhờ thế luôn hấp dẫn, mới mẻ, không cứng nhắc một chiều hoặc áp dụng lối lí thuyết dài dịng Tam Lang, Trọng Lang và cả Ngô Tất Tố thường mắc phải nhược điểm này
Trang 37Khod tuậun tốt aghiép Fo Lan Phuong - K29@ Wga Oan
động Trái lại ở Vũ Trọng Phụng, mỗi phóng sự có một cách tiếp cận khác nhau
Ở Cạm bẩy người, tác giả tiếp cận từ góc độ cơ cấu tổ chức thì đến Kỹ nghệ lấy Táy nhà văn lại tiếp cận từ góc độ nghề nghiệp, thậm chí ở góc độ cao hơn như một “kỹ nghệ” Ngay cái tên Kỹ nghệ lấy Táy đã thể hiện sự hàm súc, cơ đọng, điển hình nhưng cũng không kém phần hài hước Trong thiên phóng sự này, Vũ Trọng Phụng đã trình bày rõ lịch sử hình thành với những thăng trầm và cả những câu chuyện bi hài của nghề lấy Tây Tổ sư của nghề là bà Đội Chóp - người đặt viên gạch đầu tiên, mở đường cho kỹ nghệ này: “Bà c6 can dam đánh trống cho chị em hậu sinh khơng nơm nóp lo sợ những ông khổng lơ tóc đỏ, mắt xanh”'
Thế giới làng me cũng hết sức phong phú và sinh động, gồm đủ loại Có lớp “thợ già” đi trước chăn lo làm nhiệm vụ truyền nghề, đào tạo nghề cho lớp kế cận như bà Kiểm Lâm, bà Cai Budich, bà Ách Nhống Có lớp học trò mới bổ sung, đó là các cơ “thợ trẻ” như Duyên, Ái, Tích Tình duyên giữa những người đàn bà An Nam với những anh lính lê dương thực chất là những cuộc gả bán, những cuộc mặc cả, thậm chí là “lừa đảo” giữa một bên vì nhục dục và một bên vì tiền Cũng giống như bất kì nghề nghiệp nào khác, giữa các đồng nghiệp luôn diễn ra những cuộc cạnh tranh quyết liệt để gièềm pha nhau, dìm giá nhau, nẵng tay trên của nhau, lôi kéo khách hàng vào những cuộc cạnh tranh quyết liệt kiểu Sơn Tĩnh - Thủy Tinh Vũ Trọng Phụng đã nhận rõ thực chất của nghề lấy Tây là một loại mại dâm trá hình được ngụy trang bằng
chiếc mặt nạ ái tình Chính các me đã khẳng định: “Chúng tôi lấy họ vì tiền
chứ khơng bao giờ vì tình”? Nhà văn đã đưa ra những nhân chứng, vật chứng và tư liệu sinh động để nói lên việc lấy Tây thực sự trở thành “kỹ nghệ” Qua phóng sự này, Vũ Trọng Phụng thể hiện niềm xót xa cho cuộc đời ngang trái
Trang 38Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
éo le của những số phận trôi dạt theo kiểu “phú quý giật lùi”, sự cảm thông sâu sắc với một nghề mạt hạng khơng có tương lai
Ở Cơm thầy cơm cơ, Vũ Trọng Phụng có cách tiếp cận khác Nhà văn đi từ phía cổng hậu chứ không phải từ “mặt tiền thơm tho, hoa lệ” (Nguyễn Đăng Mạnh) Từ cánh cổng khép hờ phía sau, nhà văn đi vào khám phá biết bao chuyện động trời về thế giới loài người, phát hiện ra bao quan hệ đau thương, xấu xa, thầm kín, đầy chất bi hài giữa chủ và tớ, giữa vợ và chồng, giữa cha và con Tất cả được phơi bầy dưới ánh sáng, không thể chối cãi Cịn trong Luc xì, tác giả đột kích vào trung tâm để làm rõ thực trạng đau thương của nạn mại dâm Nó khơng chỉ xuất hiện ở Hà thành mà còn là tệ nạn ở nhiều thành phố của nước ta những năm 1930 - 1945 Ở phóng sự này, Vũ Trọng Phụng không miêu tả cảnh mua bán dâm mà điều tra nạn mại dâm từ nhà Lục xì: “Nơi cấm mà, nếu không phải là nhà thổ, không là mật thám, không là thầy thuốc thì
ol
khơng bao giờ được bước chân vào”' Đây là cách tiếp cận hiện thực táo bạo,
sắc sảo, thông minh của tác giả Hướng đi này chưa ai làm, thậm chí chưa nghĩ đến: điều tra mại dâm từ “sào huyệt” của nó Vì thế Lực xì có sức khái
quát hiện thực cao
Tóm lại, ở góc độ nghệ thuật tiếp cận hiện thực, Vũ Trọng Phụng đã dày công tìm tịi và có nhiều điểm sáng tạo độc đáo, thơng minh Vì thế, bức tranh hiện thực đời sống qua cách khắc họa của Vũ Trọng Phụng có nét riêng hết sức hấp dẫn
2.2.3 Nghệ thuật tỉ chân kết hợp hư cấu nghệ thuật
Nhập cuộc trong vai nhà phóng sự, ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã thực sự tung hoành xông xáo vào tận trung tâm, sào huyệt của những vấn đề bức xúc nhất của thời cuộc Ngòi bút ấy đã lật lên bức màn giả dối, đen tối, đau thương hướng người đọc tiếp cận trực diện với biết bao thảm cảnh bi hài của xã hội Phóng sự của Vũ Trọng Phụng có tính điển hình hóa cao độ nên đã khái quát
Trang 39Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
được các tệ nạn xã hội có tầm quốc nạn: nạn mại dâm, cờ bạc, thông qua số phận những cuộc đời bi thảm bằng xương bằng thịt Điều đó khiến cho các tác phẩm khơng chỉ mang tính thời sự cập nhật mà cịn có sức sống lâu bền Điểm dễ nhận thấy trong phóng sự Vũ Trọng Phụng đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật tả chân và hư cấu nghệ thuật khiến cho chúng mang tính tiểu thuyết Và chính ơng cũng từng viết trong lời giới thiệu Cgạm bẩy người là “phóng sự tiểu thuyết về nghề cờ gian bạc bịp”
2.2.3.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống, xây dựng và dân dắt tình tiết
Các phóng sự của Vũ Trọng Phụng có sức hút đặc biệt đối với người đọc chính bởi xu hướng tiểu thuyết hóa mà đặc điểm đầu tiên đó là nghệ thuật tạo dựng tình huống, xây dựng và dẫn dắt tình tiết
Phóng sự Vũ Trọng Phụng là một kho tàng đầy ắp tư liệu và sự kiện Đó là các yếu tố mang tính chân thực cao Các sự kiện và tư liệu đều được nhà văn lựa chọn tới mức điển hình, tạo ấn tượng mạnh mẽ và hấp dẫn người đọc
Cả 13 chương trong Cạm bây người là 13 phóng sự nhỏ với các tình tiết được dàn dựng công phu, hấp dẫn Những cái tên chương: “Ơng thân tơi là mịng”, “Ơng qn sư bạc bịp”, “Đố anh nào bịt được mắt tôi”, “Canh tài bàn tay tư”, “Cái “lưới nhện””, đều mang tính khái quát Ngay từ chương một của tác phẩm, bằng những dẫn chứng chân thực và sinh động về hai nhân vật Tham Vân, Tham Ngọc với âm mưu liên quân có nghề vào loại bậc thầy của chúng để giăng lưới “thịt” ngay bố đẻ Tham Vân Qua đó, thể hiện sự sắp xếp dàn dựng tài tình thủ đoạn lừa lọc Toàn bộ những thủ đoạn ấy được che giấu, sắp xếp một cách cao cường, đầy bản lĩnh đến nỗi ông bố đẻ Tham Vân sau khi đã bị đo ván, phải nộp 63 đồng mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, lễ độ nói với Tham Ngọc: “Thôi mời bác lên gác đi nghỉ với em Bác đỏ và đánh cao quá, thật số bác hôm nay phát tài Tôi thua dễ đến hơn sáu chục! ”'
Trang 40Khoa tuậu tốt aghiép Fo Lan Phuong -K29@ ga Oan
Ngay sau hành động nhẫn tâm “thịt” bố của Tham Vân thì bồi An cũng dẫn quân về “thịt” người chú ruột mình Tình tiết thứ hai này độc đáo hơn bởi người chú ruột của bồi An cầm tiền ra tỉnh không phải để đánh bạc mà để mua thuốc chữa bệnh cho người con trai đang ốm thập tử nhất sinh ở quê nhà Nhưng cái máu đỏ đen hợm hinh đã ngấm vào máu ông chú đáng thương Vì thế, một cách vơ thức, ông trở thành con “mòng” trong tay đứa cháu ruột Qua đó thể hiện bồi An là kẻ tàn nhẫn, có thể vì tiền mà làm những việc táng tận lương tâm, bất chấp đạo lí Hắn nói một cách độc ác:
“Ông ta từ Phú Lý ra đây, định cân sâm cho con giai đang ốm thập tử nhất sinh đấy Ông bảo thế mà khơng thịt thì có dại khơng? Mình khơng xơi thì cũng đến lượt chán vạn những thằng khác chúng nó xơi"”'
Rồi cảnh bồi An tiễn chân ông chú đã thua cháy túi ra về vào sáng hơm sau: “Ơng chú bác An rũ rượi người ra như con chỉm bị đạn”
Với cách đặc tả bằng những tình tiết chọn lọc, khơng cần bình luận, Vũ Trọng Phụng đã liên tiếp đưa chúng ta đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, thu hút sự chú ý và nhu cầu khám phá nơi người đọc Sau khi giới thiệu các thủ đoạn tỉnh vi cùng hàng loạt chân dung những kẻ cờ gian bạc lận, nhà phóng sự lại đưa ra những điều mới mẻ khiến trường liên tưởng và cảm xúc của chúng ta bị đổi dòng Ông Ấm B - trùm cờ bạc bịp, tưởng đã mất hết nhân tính nhưng hóa ra lại là người biết trọng tín nghĩa Trước cái chết của Ba Mỹ Ký - một trợ thủ đắc lực, Ấm B vẫn biết nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận” và lo việc ma chay chu đáo cho kẻ xấu số
Lối viết tạo tình huống để gây sức hấp dẫn bất ngờ là biện pháp thường
gặp trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng như Kỹ nghệ lấy Tay, Com thay
cơm cô, Trong Kỹ nghệ lấy Tây, nhà văn đã dựng lên tình huống tranh giành một người đàn bà Việt Nam giữa Hiêc-tơn và một anh lính lê dương khác mà Vũ Trọng Phụng gọi một cách hài hước là cuộc tranh giành My