1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của vũ trọng phụng từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu

115 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 30,7 MB

Nội dung

Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của vũ trọng phụng từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thụy Ngọc Quỳnh “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 2. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thụy Ngọc Quỳnh “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS HUỲNH NHƯ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 3. 1 LỜI CẢM ƠN Luận văn này đánh dấu việc hoàn thành hai năm học Cao học của tôi. Đây thật sự là một công việc mất nhiều thời gian và công sức; tuy nhiên, nó mang lại cho tôi những kinh nghiệm quý báu. Trong quá trình thực hiện luận văn, bên cạnh tôi luôn có sự hướng dẫn, động viên của thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn GS.TS HUỲNH NHƯ PHƯƠNG. Thầy vừa là người đã gợi ý cho tôi đề tài: “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU để tôi tìm hiểu; vừa là người hướng dẫn đầy tận tình, trách nhiệm suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Từ tận đáy lòng, tôi kính gửi đến Thầy lời chúc sức khỏe để Thầy tiếp tục dẫn dắt và truyền đạt cho chúng tôi kiến thức cũng như kinh nghiệm của Thầy trên con đường giảng dạy và nghiên cứu. Mặt khác, tôi kính gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy cô khoa Ngữ văn, phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã cùng đồng hành, dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt hai năm học qua từ việc học tập cho đến các công tác hỗ trợ khác. Kiến thức, kinh nghiệm cùng sự giúp đỡ tận tình của Quý Thầy cô là hành trang và nền tảng để tôi hoàn thành việc học tập của mình, mà luận văn này là một dấu mốc quan trọng của quá trình đó. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình tôi vì đã luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi ở mọi thời điểm. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn và lời chúc thành công đến tập thể lớp Lý luận văn học K21 cũng như những người bạn khác vì đã đồng hành, chia sẻ cùng tôi nhiều khó khăn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012 4. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn này được hình thành và phát triển từ những quan điểm, ý kiến của cá nhân tôi, xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu tìm hiểu việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu (khảo sát hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng) để hình thành hướng nghiên cứu. Các kết quả được trình bày trong luận án là trung thực. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Phạm Thụy Ngọc Quỳnh 5. 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................7 5. Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................8 6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8 7. Những đóng góp mới của đề tài....................................................................8 8. Cấu trúc của luận văn....................................................................................9 Chương 1: VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM SÂN KHẤU 1.1. Sự giao thoa giữa văn học và nghệ thuật sân khấu.............................10 1.2. Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu .............19 1.2.1. Nguyên tắc chuyển thể..............................................................19 1.2.2. Phương thức chuyển thể ...........................................................22 1.2.3.Việc chuyển thể các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sang tác phẩm sân khấu.................................................................................................31 Chương 2: XUNG ĐỘT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU 2.1. Xung đột trong tác phẩm văn học.........................................................39 6. 2 2.1.1. Số đỏ Xung đột giữa cái vô nghĩa lý và cái nghĩa lý..............40 2.1.2. Kỹ nghệ lấy Tây Xung đột giữa dục vọng và những khát khao chân chính .......................................................................................................45 2.2. Xung đột trong tác phẩm sân khấu ......................................................49 2.2.1. Xung đột qua hành động và cốt truyện kịch.............................50 2.2.2. Xung đột nội tâm nhân vật........................................................54 Chương 3: NHÂN VẬT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM SÂN KHẤU 3.1. Thế giới nhân vật trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng ..........................60 3.1.1. Số đỏ – những chân dung biếm họa..........................................61 3.1.2. Kỹ nghệ lấy Tây – những kẻ khốn cùng tha hóa.......................68 3.2. Nhân vật trong tác phẩm sân khấu ......................................................71 Chương 4: NGÔN NGỮ TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU 4.1. Ngôn ngữ trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng........................................80 4.1.1. Ngôn từ đa dạng phong phú......................................................80 4.1.2. Ngôn ngữ giàu chất khẩu ngữ, giàu hàm ẩn.............................88 4.2. Ngôn ngữ kịch.........................................................................................91 4.2.1. Độc thoại, đối thoại chân thực, nhiều ngụ ý, sâu sắc................91 4.2.2. Ngôn ngữ “cá tính hóa” ............................................................94 KẾT LUẬN....................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................103 7. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐH THCN : Đại học và Trung học chuyên nghiệp HN : Thủ đô Hà Nội NLĐ : Người lao động (báo) NS : Nghệ sĩ NSND : Nghệ sĩ nhân dân NSƯT : Nghệ sĩ ưu tú Nxb : Nhà xuất bản SK : Sân khấu TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh tr : Trang TTVH : Thể thao và Văn hóa (báo) VH : Văn hóa (báo) 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghệ thuật là thành quả kì diệu, vĩ đại nhất của trí tuệ và tâm hồn nhân loại. Trong quá trình vận động và phát triển, nghệ thuật ngày càng thỏa mãn được những yêu cầu đa dạng phong phú của đời sống con người, đồng thời, khẳng định tính độc lập của nó trước thực tiễn. Sở dĩ, nghệ thuật cần thiết bởi vì chính trong nghệ thuật, con người tìm thấy sự biểu hiện cao nhất và đầy đủ nhất những khả năng nhiều mặt của mình. Đó là văn học, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc…và sau này là sân khấu. Các loại hình nghệ thuật có mối quan hệ qua lại, tác động và thâm nhập lẫn nhau. Trong đó, mối quan hệ giữa văn học và sân khấu được xem là “duyên phận”. Văn học trở thành nguồn “nguyên liệu” quan trọng cho sự phát triển của sân khấu, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu kịch . Rất nhiều các tác phẩm kịch trên thế giới và cả ở Việt Nam đã được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng. Ngay từ ngày đầu phát triển, sân khấu đã coi văn học là một “nguồn tài nguyên” lớn, trong đó có thể kể ra hai lý do chính yếu sau: + Thứ nhất, sân khấu luôn cần có những ý tưởng mới mẻ, những cốt truyện hấp dẫn để thu hút khán giả. Vậy nên ngoài việc tự viết ra kịch bản thì văn học chính là một nguồn cảm hứng lớn để các nhà biên kịch dựa vào đó để làm ra những kịch bản chất lượng. + Thứ hai, những tác phẩm văn học, đặc biệt những tác phẩm văn học nổi tiếng luôn có một số lượng lớn độc giả. Số lượng độc giả này đương nhiên muốn nhìn những nhân vật của mình vốn từ trước đến nay chỉ hiển hiện trong trí tưởng tượng bước khỏi trang giấy và hiện diện trên sàn diễn sân khấu. 9. 2 Vậy nên một tác phẩm sân khấu dựa trên một tác phẩm văn học sẽ có một lượng người hâm mộ sẵn có. Đây là lợi thế lớn về kinh tế đối với sân khấu. Chính vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu, hàng loạt tác phẩm văn chương đã được dựng thành tác phẩm sân khấu, đem đến “món ăn tinh thần” mới mẻ, “lạ miệng” cho sân khấu. Sân khấu kịch đã biết khai thác mảnh đất màu mỡ của văn học để làm tiền đề cho sự phát triển của mình. Thông qua kịch, tác phẩm văn học được tiếp nhận dưới góc nhìn khác hơn và qua đó, dễ dàng đi vào đời sống. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây nhiều sân khấu kịch ở TP.HCM đồng loạt đưa các tác phẩm văn học lên sân khấu. Hàng loạt các vở kịch ăn khách trên các sân khấu kịch TP.HCM hiện nay hầu hết là các tác phẩm chuyển thể từ văn học và trong số đó, chúng ta phải kể đến trường hợp Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng (1912 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, nhưng ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Điều này chứng tỏ ông có một sức lao động phi thường mà ẩn náu trong đó là một tài năng lớn, đúng như lời nhận xét của nhà phê bình Trần Hữu Tá trong dịp kỉ niệm 100 năm sinh của Vũ Trọng Phụng (1912 – 2012): “Cũng như rượu, một khi được chưng cất bằng chất liệu tốt và bởi những nghệ nhân lão luyện, nó bất chấp thời gian, thậm chí càng lâu năm càng quí. Sản phẩm văn hóa tinh thần của loài người cũng vậy, một khi đã là kiệt tác, ắt sẽ bất hủ. Không phải người nghệ sĩ nào cũng nào cũng có hạnh phúc bất tử với thời gian. Số này hiếm 10. 3 lắm. Nhưng ta có căn cứ để tin Vũ Trọng Phụng sẽ có chỗ đứng xứng đáng, rất bền vững lâu dài trong lâu đài văn học dân tộc.” 53 Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng dù ra đời cách nay hàng chục năm nhưng vẫn còn gần gũi với thời đại chúng ta. Nếu quan sát cuộc sống xung quanh, ta thấy những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng đưa ra vẫn rất thời sự, các nhân vật của ông vẫn rất “thật”, rất “đời”... Các tác phẩm của ông được sân khấu chuyển thể rất thành công, được khán giả đón nhận nồng nhiệt, tạo thành một “dòng chảy văn học trên sân khấu”. Tuy nhiên từ tác phẩm văn học đến vở diễn không phải là một con đường bằng phẳng, dễ dàng mà đầy khó khăn, thử thách. Vậy khi tác phẩm văn học được chuyển thể sang tác phẩm sân khấu kịch, nó đã khai thác và chuyển hóa những gì? Nó có những biến đổi ra sao và có bảo toàn được tính văn học nữa không? Ngược lại, nghệ thuật sân khấu kịch đã tác động vào văn học như thế nào? Với việc lựa chọn đề tài:“SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU, tôi mong tìm hiểu và lí giải được phần nào mối quan hệ đa chiều, phức tạp đó. 2. Lịch sử vấn đề Văn học và nghệ thuật sân khấu kịch đều là các hình thái nghệ thuật mang ý thức thẩm mĩ, giữa chúng có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Tác giả Lí Hoài Thu nhận định : “Kịch nói là một loại hình sân khấu mang tính đặc thù rõ rệt. Chất liệu để nhà văn xây dựng nên các tác phẩm kịch nói là ngôn ngữ văn học. Vì lẽ đó, kịch bản văn học là một trong những thể loại chính của văn học, tiêu biểu cho một phương thức phản ánh – phương thức kịch. Là một thể loại văn học nằm trong loại hình nghệ thuật kịch, tác phẩm kịch nói chỉ thực sự khai thác trọn vẹn khi được trình diễn trên sân khấu. Bằng những ưu thế riêng của dàn dựng, diễn xuất, âm nhạc, trang trí…nội 11. 4 dung của kịch bản văn học được tái hiện lại một cách trực tiếp, sinh động trên sàn diễn” 13, tr. 200. Về việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu nói chung, hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây nói riêng, trong các công trình nghiên cứu, trên các báo, tạp chí, các website, diễn đàn, mạng xã hội.... đã có không ít ý kiến trình bày, nhận xét: Trong công trình Cơ sở lý luận văn học Lê Bá Hán nhận xét: “Nhắc đến tên một bộ tiểu thuyết, một truyện vừa, một truyện ngắn hoặc một kịch bản văn học quen biết, chúng ta liền nghĩ đến câu chuyện và những con người được thể hiện trong đó...” 14, tr. 74 Tác giả Huỳnh Như Phương cho rằng: “Những tác phẩm văn học được chuyển thể thành công thường là những truyện kể có tính sân khấu theo cách gọi của Otto Luwig. Đó là những truyện kể mà đối thoại của các nhân vật được đưa lên hàng đầu và phần trần thuật được giản lược thành các chú thích cho những câu đối thoại...” 46, tr. 112 – 113 Nói về việc tác phẩm văn học trở thành “nguồn nguyên liệu” cho điện ảnh, sân khấu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Phương tiện kể cũng là một phương diện của tự sự học (...) đề tài tiểu thuyết có thể đưa lên sân khấu hay màn ảnh, cũng có thể dùng từ ngữ để kể cái đã xem trên màn bạc. Tất nhiên cái xem trong phương tiện cụ thể là khác nhau, nhưng chúng ta cũng chỉ xem cùng một truyện” 51, tr. 5 Tác giả Đức Thành trong bài Những quyết định nhạy cảm viết: “Văn học Điện ảnh Sân khấu mặc dù khác nhau về ngôn ngữ thể hiện nhưng xét chung lại họ vẫn là những người hàng xóm thân thiết và lâu năm của nhau. Những cuộc viếng thăm bao giờ cũng đáng quý và chờ đợi những nồng nàn từ những cuộc giao tiếp đó sẽ được thể hiện...” 61. 12. 5 Trên báo Đại đoàn kết, nhà báo Hiền Thư viết: “Việc chuyển thể các tác phẩm văn học nổi tiếng không chỉ đơn thuần nhằm mục đích khắc phục tình trạng khan hiến kịch bản hay hiện nay mà quan trọng hơn là góp phần lưu giữ những cái hay, cái đẹp của văn học, cũng như quảng bá những giá trị đó đến với thế hệ khán giả trẻ” 64 Cụ thể hơn, khi đánh giá về diễn xuất của diễn viên trong việc thể hiện các nhân vật ở vở diễn Số đỏ, nhà báo Cát Vũ trong bài viết Kịch Bắc ở Sài Gòn đã viết: “Vở đã tạo cho hầu hết diễn viên tham gia một vai diễn mới để đời: Minh Béo với vai cậu Phước “em chã”, Thúy Nga gây ấn tượng mạnh với vai bà cố Hồng, Minh Hoàng Cát Phượng trong vai ông bà Văn Minh, Hồng Vân khẳng định đẳng cấp trong vai bà phó Đoan. 69 Tác giả Trần Thanh Quang trong bài Đưa văn học đến với học sinh qua sân khấu kịch, trên báo Giáo dục TP.HCM, đã tổng hợp một số ý kiến đánh giá của giáo viên, học sinh khi xem xong vở diễn Số đỏ: “Vở kịch chuyển tải được tinh thần cơ bản của tác phẩm. Những nội dung thể hiện trên sân khấu đã lồng được những đoạn khác nhau trong tác phẩm mà văn bản tác phẩm bị dàn trải”. 49 “Diễn viên sử dụng ngôn ngữ bằng nhiều từ hiện đại chưa phù hợp với tác phẩm. Về tính cách nhân vật, diễn viên đã lột tả được phần lớn tính cách nhân vật như tác phẩm thể hiện nhưng chưa hoàn toàn. Giá như nhân vật Xuân Tóc Đỏ láu cá hơn một chút, tinh ranh hơn một chút sẽ phù hợp với nhân vật trong tác phẩm.” 49 Nói về thành công của vở diễn Kỹ nghệ lấy Tây, tác giả Khôi Nguyên nhận xét: “Với nội dung hấp dẫn, cách dàn dựng độc đáo cùng sự tham gia của một “dàn sao” quen thuộc, Kỹ nghệ lấy Tây đã thu hút khán giả ngay từ những xuất diễn đầu tiên” 41 13. 6 Bài Kỹ nghệ lấy Tây, “bàn thắng đúp” của Hồng Vân đưa ra nhận định: “Bằng việc khai thác triệt để những yếu tố đối lập, từ ngoại cảnh cho đến tâm lý nhân vật, Kỹ nghệ lấy Tây đã làm bật lên những bi hài trong xã hội đương thời. Tiếng cười qua đi nhưng nỗi niềm chua xót cho những kiếp người vẫn đọng lại trong lòng khán giả sau khi màn nhung khép lại” 74 Tác giả Văn Bảy nhìn nhận: “Như là một tác phẩm phái sinh từ phóng sự, trừ nhân vật Vũ Trọng Phụng còn khá lạc lõng, nói chung đây là một vở kịch đáng xem...” 7 Bài Khóc, cười cùng Kỹ nghệ lấy Tây của Thanh Hiệp đánh giá: “Kịch Phú Nhuận không làm việc minh họa cho tác phẩm văn học, mà có những sáng tạo để người xem cùng cười, cùng khóc với các nhân vật khi so sánh với phóng sự mà mình đã đọc.” 19 Trên báo Thế giới văn hóa, bài viết Đi xem Kỹ nghệ lấy Tây cho rằng: “Với Kỹ nghệ lấy Tây, thực trạng xã hội của miền Bắc Việt Nam trước những năm 1945 được tái hiện chân thật qua từng số phận. Chuyển thể tác phẩm cùng tên của nhà văn Vũ Trọng Phụng, Lê Chí Trung giữ lại hầu hết nội dung của nguyên tác văn học.” 73 Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài viết như: Kịch Phú Nhuận tăng tốc “hiện thực phê phán” (H.H) trên báo Tuổi trẻ 17, , Chính kịch hồi sinh (Hiệp Thanh) 59, Cuộc “thay máu” thành công của sân khấu kịch Phú Nhuận (Mai Trí) đăng trên báo Thanh niên 66, Thêm một Xuân Tóc Đỏ cho Số đỏ (Nhật Lam) 31, bài Từ trang văn bước ra sân khấu (Song Minh) của báo Giáo dục 39...Hầu hết các bài báo này đều đưa ra những ý kiến xoay quanh việc chuyển thể tác phẩm văn học – những khó khăn và khúc mắc, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá về hai vở diễn Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây trên sân khấu. 14. 7 Những bài viết, nhận định trên đã gợi ý, giúp người viết thực hiện việc tìm hiểu những nét khái quát cho đến việc khảo sát chi tiết, cụ thể và có hệ thống việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu (khảo sát hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây). Để từ đó thấy rõ vai trò, sự gắn kết của văn học và sân khấu trong việc sáng tạo vở diễn trên sân khấu. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài: “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU, tôi nhằm: Tìm hiểu hiện tượng chuyển thể các tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu: trường hợp Vũ Trọng Phụng (Khảo sát hai tác phẩm : Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây) Mặt khác, việc thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi hiểu biết thêm về văn học và nghệ thuật sân khấu kịch, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và nghệ thuật sân khấu (nghệ thuật trình diễn). 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa vào kết quả tìm hiểu sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu: trường hợp Vũ Trọng Phụng (Khảo sát hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây), tôi nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu mục đích và tiêu chí lựa chọn các tác phẩm văn học để chuyển thể thành kịch bản – phục vụ cho nghệ thuật sân khấu kịch. Tìm hiểu các nguyên tắc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu. Xem xét việc chuyển thể các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây) sang tác phẩm sân khấu So sánh mối tương quan giữa tác phẩm gốc và tác phẩm chuyển thể 15. 8 5. Đối tượng, giới hạn, phạm vi nghiên cứu Do thời gian nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu có hạn, để tìm hiểu về sự chuyển thể từ tác phẩm văn học đến tác phẩm sân khấu, đối tượng tìm hiểu của đề tài là hai tác phẩm của Vũ Trọng Phụng : Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây. Hai tác phẩm này là những tác phẩm ít nhiều đã có vị trí nhất định trong dòng chảy của văn học, sau đó được chuyển thể, công diễn trên sân khấu và đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả trên sân khấu kịch. Điều này sẽ tạo những thuận lợi nhất định cho việc nghiên cứu sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu kịch của người thực hiện đề tài. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu trên, trong luận văn tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp liên ngành: nghiên cứu mối quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật (nói chung), mối quan hệ tác động qua lại giữa văn học và nghệ thuật sân khấu (nói riêng) Nhóm các phương pháp phân loại, phân tích, so sánh: Nhóm các phương pháp này giúp tôi hệ thống các cứ liệu để có thể đánh giá, nhận xét, phân tích và rút ra kết luận, một số đề nghị cần thiết. Phương pháp hệ thống và tổng hợp: nhằm giúp người nghiên cứu làm rõ một cách hệ thống, đầy đủ những tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn học gốc và tác phẩm sân khấu trong quá trình thực hiện việc chuyển thể, để từ đó nhận thấy rõ mối quan hệ giữa văn học và sân khấu. 7. Những đóng góp mới của đề tài Phần nghiên cứu quá trình sáng tạo vở diễn (kịch) trên sân khấu từ tác phẩm văn học (khảo sát hai tác phẩm Số đỏ và Kỹ nghệ lấy Tây) chủ yếu kế 16. 9 thừa những kết quả nghiên cứu đã có trước đây. Tuy nhiên, luận văn đã cố gắng tìm hiểu thêm một số khía cạnh mới chưa được các nhà nghiên cứu đề cập, hoặc đã có đề cập nhưng chưa đi sâu. Sau đây, là một số đóng góp mới của đề tài: Bước đầu thấy được những thuận lợi và khó khăn khi chuyển thể một tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu Thấy được những tương đồng, khác biệt trong việc xây dựng xung đột, nhân vật, ngôn ngữ từ văn học đến sân khấu 8. Cấu trúc của luận văn Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU (9 trang) Gồm: Lí do chọn đề tài, Lịch sử vấn đề, Mục đích nghiên cứu, Nhiệm vụ nghiên cứu, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, Những đóng góp mới của đề tài, Cấu trúc của luận văn. Phần thứ hai : NỘI DUNG (88 trang) gồm bốn chương: Chương 1 : VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM SÂN KHẤU (29 trang) Chương 2 : XUNG ĐỘT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU (21 trang) Chương 3 : NHÂN VẬT TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” : TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM SÂN KHẤU (20 trang) Chương 4 : NGÔN NGỮ TRONG “SỐ ĐỎ” VÀ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”: TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM SÂN KHẤU (18 trang) Phần thứ ba : KẾT LUẬN (5 trang) Danh mục tài liệu tham khảo. 17. 10 Chương 1 VẤN ĐỀ CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM SÂN KHẤU 1.1. Sự giao thoa giữa văn học và nghệ thuật sân khấu Mối quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu của mĩ học và nghệ thuật học. Đây là mối quan hệ giữa các loại hình cùng gắn bó trong một hệ thống và quan hệ giữa loại hình này với loại hình khác. thường diễn ra ở dạng động và dạng tĩnh. “Ở dạng tĩnh, đó là quan hệ so sánh để tìm ra những điểm giống nhau (tương đồng) hoặc khác nhau (sự tương dị). Ở dạng động, đó là quan hệ có sự hợp tác liên kết trong quá trình sáng tạo (quan hệ tương tác)” 68, tr. 10 Văn học và sân khấu vốn dĩ đều là hình thái ý thức xã hội ý thức thẩm mĩ – nghệ thuật, cùng có đặc tính chung, chức năng chung và cùng chịu sự chi phối, quyết định của đời sống xã hội. Giữa chúng có mối liên hệ khá mật thiết, chặt chẽ. Hai loại hình nghệ thuật này đều có chung đối tượng, đề tài, chủ đề... Nếu văn học lấy cuộc sống làm đối tượng để phản ánh, thì sân khấu cũng thế. Xét cho cùng, cả văn học và sân khấu đều là “tấm gương phản chiếu” thực tiễn xã hội. Chúng cùng hướng đến những giá trị Chân – Thiện – Mĩ, giá trị nhân văn của cuộc sống. Chẳng hạn, khi khán giả xem vở kịch Làm..., vốn được chuyển thể từ tiểu thuyết Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, vẫn được thấy một câu chuyện còn vẹn nguyên tính thời sự như thuở nào. Vẫn là những tên nhà giàu, quan chức đạo đức giả thao túng xã hội. Vẫn là bi kịch của những cô gái mất trinh tiết trước khi lập gia đình. Vẫn là những bậc làm cha, làm mẹ giấu giếm, bưng bít chuyện giới tính để những cô, cậu bé khi bước vào tuổi dậy thì hoang mang đến lạc lối lúc nào không biết, và cũng tương tự như vậy ở những vở kịch 18. 11 chuyển thể khác. Đó là thông điệp cố gắng níu giữ hạnh phúc gia đình để những đứa trẻ còn có cha có mẹ, đừng để chúng rơi vào hoàn cảnh côi cút không đáng như đôi vợ chồng Út Vũ đã làm. Tình yêu thương tuy có vẻ bình thường nhưng nếu cuộc sống không có yêu thương, nó sẽ không tồn tại trong vở Cánh đồng bất tận. Là chuyện kể về thân phận bọt bèo của những tá điền thuở trước, không chỉ cực nhọc vì gánh nặng tô thuế mà còn bị đám nhà giàu hiếp đáp cả trong đời sống tình cảm trong vở Con nhà nghèo. Còn với vở Nửa đời ngơ ngác chuyển thể từ truyện ngắn Chiều vắng của Nguyễn Ngọc Tư lại là câu chuyện tình trái ngang vì người mẹ trọng giàu sang mà ép duyên con gái, khiến hư thai, người tình cũ ở tù oan trở về với lòng thù hận và sống trong hận thù (nhưng không trả) gần 20 năm... Giữa văn học và nghệ thuật sân khấu luôn có sự giao thoa nhuần nhuyễn. Bởi lẽ, nhà văn, nhà biên kịch đều là những người nghệ sĩ có cùng sự đa cảm, trí tưởng tượng, sự tinh nhạy điêu luyện, cảm quan nghệ thuật .... Tư duy của người nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật (nhà văn, nhà biên kịch) là tư duy nghệ thuật. Họ phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính của nghệ thuật, phản ánh hiện thực theo quy luật của cái đẹp, cái thẩm mĩ nhằm thể hiện và tái tạo một cách sinh động hiện thực cuộc sống với những nhu cầu, khát vọng của con người. Cách nhìn, cách cảm nhận, suy nghĩ của nhà biên kịch gần gũi với nhà văn cho nên khi tiếp cận tác phẩm văn học, nhà biên kịch dễ dàng tiếp nhận, đồng cảm với những tư tưởng, tình cảm mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm văn học. Chính sự “giao lưu” này đã làm nên tiếng nói chung, sự đồng điệu trong việc sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Nhà văn khi viết tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn...không hề nghĩ “đứa con tinh thần” của mình sẽ có “đời sống thứ hai” trên sân khấu. Nhưng nghệ thuật là lĩnh vực của cảm xúc, của tình cảm nên tâm hồn người nghệ sĩ bao giờ cũng gặp nhau qua tác phẩm. Vì lẽ đó, rất nhiều tác phẩm văn học đã trở thành 19. 12 niềm cảm hứng thôi thúc các tác giả sân khấu viết nên những vở diễn mang đầy tính nhân văn, truyền tải những thông điệp đầy ý nghĩa. Các nhà biên kịch đã tìm thấy sự đồng điệu qua các tác phẩm văn học và họ mong muốn rằng những tác phẩm văn học sẽ được cụ thể hóa và hiện hữu trên sân khấu. Nhà biên kịch Minh Nguyệt, khi chuyển thể truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đã chia sẻ : “Ngay khi mới bắt đầu tôi đã nghĩ để viết một kịch bản độc lập là rất khó, nên phải dựa vào văn học. Thế nhưng, để tìm chất liệu trong văn học cũng không dễ, vì truyện nhiều, nhưng không phải tác giả nào mình cũng thích, nên khi gặp được Tư, tôi rất hạnh phúc, truyện của bạn ấy mới và có cách xử lý thông minh. Truyện nào cũng rõ cái tứ, cách khai thác thân phận hay, thấm đẫm tình người… đọc xong thấy xốn xang và luôn buộc mình nhớ lại. Dù viết đề tài gì, Tư cũng có cách nhìn mới lạ và sang trọng về mặt ý tưởng, không chỉ có éo le, đau khổ, bần cùng...” 1 . Đạo diễn Doãn Hoàng Giang, người dựng vở kịch Số đỏ (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Vũ Trọng Phụng) lại cho biết : “Từ ngày còn đi học, tôi đã bị hấp dẫn bởi Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, một tác phẩm văn học có cốt truyện hay. Các nhân vật được mô tả một cách cường điệu, khoa trương mà vô cùng duyên dáng. Sự nhố nhăng của xã hội hiện lên một cách tài hoa....” 2 Tác phẩm sân khấu được bắt đầu từ kịch bản văn học. Thiếu kịch bản văn học sẽ không thể hình thành vở diễn trên sân khấu. Đó là yếu tố đầu tiên đảm bảo chất lượng, sự thành công cho vở diễn trong tương lai. Trong quá trình “sáng tạo” ra tác phẩm để diễn trên sân khấu, giai đoạn sáng tác ra kịch bản văn học là giai đoạn thể hiện tập trung nhất mối quan hệ mật thiết giữa hai loại hình nghệ thuật – văn học và sân khấu (ở đây là sân khấu kịch nói). Kịch bản văn học sân khấu là biểu hiện cụ thể của của tính văn học trong sân 1 Theo báo TT VH, ngày 07042012 2 Theo báo NLĐ, ngày 18012002 20. 13 khấu. Kịch bản trước hết tự nó phải là một tác phẩm hoàn chỉnh và độc lập, thể hiện đầy đủ những đặc điểm của một tác phẩm văn học. Kịch bản là bước đầu tiên để hiện thực hóa những con chữ thành một câu chuyện trên sân khấu. Trần Đình Sử trong Lý luận văn học – Tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học cho rằng: “Kịch bản là bản kịch gốc mà người ta dựa vào để dựng thành vở diễn trên sân khấu. Kịch bản văn học là nền tảng, là bộ phận quan trọng nhất làm nên một vở diễn. Kịch bản văn học là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật sân khấu và những điều kiện của sân khấu góp phần quyết định đặc điểm riêng của kịch bản văn học” 52, tr. 323. Cho nên, một vở kịch chuyển thể từ tác phẩm văn học muốn có chất lượng, muốn thành công, tất nhiên phải có kịch bản chuyển thể đáp ứng được những yêu cầu đặc trưng của ngôn ngữ sân khấu. Những yếu tố cơ bản trong văn học cũng là những yếu tố cơ bản trong kịch bản sân khấu như : xung đột, nhân vật, ngôn ngữ...Các yếu tố trên được định hình trên giấy trước khi được chuyển thể thành vở diễn trên sân khấu. Điều này lại càng đúng với những vở diễn được cải biên, chuyển thể từ tác phẩm văn học. Một vở diễn trên sân khấu cũng như một tác phẩm văn học, bao giờ cũng phải có tính xung đột. Tác phẩm văn học và sân khấu chỉ có thể hình thành, phát triển thông qua các xung đột. Việc lựa chọn, giải quyết các xung đột sẽ giúp chúng ta thấy được tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn, nhà biên kịch gửi gắm trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Cả văn học và kịch nếu không có xung đột thì chỉ là những hoạt cảnh nhạt nhẽo mà thôi Đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cách đây hàng chục năm ta thấy được sự xâm nhập của phong trào Âu hóa, những biến đổi đến không ngờ của con người trong xã hội thành thị; thì nay ở vở diễn trên sân khấu, cũng vẫn là những xung đột đó – xung đột giữa những Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, ông bà Văn Minh...với cái xã hội thành thị “nửa vời”, đồng thời đó còn là xung 21. 14 đột của chính nội tâm nhân vật Những xung đột đó cứ như xoay vần, âm ỉ, kéo dài mãi không thôi. Giống như thế, vở kịch Làm... (chuyển thể từ tiểu thuyết Làm đĩ) nhằm tái hiện bi kịch của Huyền. Chính cuộc hôn nhân gặp nhiều tan vỡ trong đời sống gia đình với người chồng ăn chơi nổi tiếng đất Hà Thành là Tham Kim, đã đẩy Huyền đến bi kịch “làm đĩ” như bà mẹ kế. Còn vở diễn Kỹ nghệ lấy Tây (chuyển thể từ phóng sự cùng tên) lại là câu chuyện chuyện bi hài của các me hành nghề lấy Tây. Bi kịch của những người phụ nữ này là ở chỗ, họ “được tiếng” là “lấy Tây” nhưng lại chẳng sung sướng gì cho cam mà ngược lại, phải chịu sự dè bỉu, khinh khi, cái nhìn soi mói của người đời. Không những thế, bi kịch đó được thực thi bằng “bản án” được truyền đến cả đời con, đời cháu họ Tuy vậy, một tác phẩm và một vở diễn, tất nhiên không thể nào giống nhau hoàn toàn. Nếu trong tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn...xung đột được thể hiện thông qua ngòi bút của tác giả, qua cách sử dụng ngôn từ của nhà văn, được hiện thực hóa, hữu hình trên trang sách; thì vở diễn, do đặc trưng, chịu sự chi phối của nghệ thuật sân khấu, xung đột lại được cụ thể hóa thông qua hành động kịch, mà ở đây, chủ yếu là thông qua diễn xuất, cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ của nhân vật, của diễn viên...Văn học nói bằng ngôn ngữ hay ngôn từ. Đây là một dạng chất liệu đặc biệt bởi nó mang tính phi vật thể, trong khi đó, chất liệu của nghệ thuật sân khấu lại là âm thanh, sân khấu, diễn xuất của diễn viên... Nếu chất liệu của văn học là phi vật thể; thì ngược lại, ở sân khấu, đó lại là chất liệu vật thể. Đọc một tác phẩm văn học, người đọc cảm nhận vẻ đẹp, giá trị của tác phẩm thông qua ngôn từ, qua cách sử dụng từ ngữ của tác giả. Còn vở diễn trên sân khấu, lẽ dĩ nhiên, cũng sử dụng ngôn ngữ, nhưng lại theo một cách khác – ngôn ngữ của hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, của sân khấu và quan trọng đó là ngôn ngữ diễn xuất của diễn viên. Ở đó, ngôn ngữ diễn xuất của người diễn viên hóa thân thành ngôn ngữ nhân 22. 15 vật. Đó là ngôn ngữ mang tính hành động, tính khẩu ngữ, tính hàm súc và tính tổng hợp cao. Có thể nói, trên sân khấu, người diễn viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một kịch bản trở nên sống động, được khắc họa vào không gian thời gian bằng đời sống tâm hồn, bằng trái tim nóng với nhịp đập đời sống tươi mới của những con người chỉ có thể dựa vào nghệ thuật diễn xuất của diễn viên trên sân khấu. Một ý tưởng, một hình tượng nghệ thuật trong cấu tứ của tác giả và đạo diễn cũng chỉ có thể được thể hiện và biểu đạt bằng nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên. Nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên sân khấu được biểu đạt bằng hành động sân khấu trong một không gian thời gian sân khấu. “Nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật của hành động. Hành động sân khấu chính là cơ sở sáng tạo, là phương tiện nghệ thuật của người diễn viên” 48, tr.18. Cuộc sống sân khấu là quá trình hành động của các nhân vật, từ sự khởi đầu cho đến kết thúc. Sân khấu phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua hành động, bằng diễn xuất của người diễn viên. Đọc một tác phẩm văn học, người đọc có thể hình dung ra hình ảnh của một Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, cô Tuyết, vợ chồng Văn Minh...trong Số đỏ; hình ảnh của “đội quân” hành nghề “lấy Tây” trong Kỹ nghệ lấy Tây....thông qua ngòi bút tài hoa, nhạy bén và sắc sảo của Vũ Trọng Phụng. Bằng tài năng của mình, nhà văn đã dựng nên những nhân vật mang tính điển hình, khái quát cao. Những vở diễn trên sân khấu (với tư cách là những tác phẩm chuyển thể), lẽ dĩ nhiên, với những ưu thế riêng, đã giúp những nhân vật từ trang sách được “tái tạo” lần nữa, để các nhân vật có “đời sống thứ hai” trên sân khấu. Xem một vở diễn, khán giả có thể nhìn thấy nhân vật (vốn đã được tái hiện trong tác phẩm văn học) “bằng xương bằng thịt”, để từ đó họ có cái nhìn gần gũi, mới mẻ hơn về chính nhân vật văn học, về tác phẩm văn học mà mình đã được đọc, được xem. Để làm được điều này, bên cạnh sự hỗ trợ 23. 16 của cả một ê – kip thì vai trò của người diễn viên là vai trò trung tâm. Bởi lẽ, hơn ai hết, họ hiểu rằng, một nhân vật văn học từ tác phẩm văn học bước ra sàn diễn xem như được “khai sinh lần nữa”. Chẳng phải vì thế mà ta đã bắt gặp một lần nữa hình ảnh của một Xuân Tóc Đỏ láu cá, xỏ xiên qua diễn xuất của nghệ sĩ Đức Hải (vở Số đỏ), một bà Ách vừa đáng thương vừa đáng trách qua tài nghệ diễn xuất của nghệ sĩ Hồng Vân, một me Tây Kiểm Lâm gai góc, bất cần đời của diễn viên Trịnh Kim Chi...(vở Kỹ nghệ lấy Tây).... Không chỉ vậy, nhờ lợi thế riêng của mình, đôi khi, tác phẩm sân khấu, với tài diễn xuất của người diễn viên còn giúp làm đầy đặn hơn những nhân vật – vốn chỉ được xem là nhân vật phụ, nhân vật làm nền cho sự xuất hiện của nhân vật chính. Nói về điều này, có thể kể đến trường hợp của cậu Phước (Minh Béo), thầy bói (Quyền Linh), vợ chồng Văn Minh (Minh Hoàng – Cát Phượng)...trong Số đỏ; Duyên (Thúy Nga), Bond (Minh Nhí)...trong Kỹ nghệ lấy Tây hay Lan dẹo (Như Phúc), Hết (Quang Thảo), Hoài (Kim Phước) trong vở Nửa đời ngơ ngác....Chính sự xuất hiện của những nhân vật như thế đã làm cho vở diễn thêm phần sinh động, nhiều màu sắc. Và cũng nhờ thế mà kịch tính của tác phẩm sân khấu được tăng lên. Nếu tác phẩm văn học miêu tả nhân vật bằng ngôn từ thì sân khấu là nghệ thuật miêu tả hành động của con người bằng động tác. Hệ thống hành động sân khấu được coi là hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật diễn xuất, biểu hiện ngữ nghĩa của sân khấu. Hệ thống hành động sân khấu (tương tự như tác phẩm văn học) bao gồm hành động hình thể, hành động ngôn ngữ và hành động tâm lý v.v... của người diễn viên sân khấu. Hành động hình thể gồm những động tác tạo nên từ hình thể người diễn viên. Hành động ngôn ngữ là đối thoại, độc thoại, lời nói riêng. Hành động tâm lý chỉ những trạng thái có thể ngừng lặng về ngôn từ của diễn viên, song cũng là lúc diễn viên hoàn toàn dùng hành động biểu đạt thể hiện trạng thái sóng gió trong nội tâm nhân vật. 24. 17 Chẳng hạn, trong phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, nhân vật Duyên (trước khi lấy Tây) đã được miêu tả thế này qua lời kể của bà Cẩm: “Sao không ở làng ấy mà lấy thằng cổ cầy vai bừa nào thì lấy có được không? Thân phận đã thế lại còn chê chồng Không biết bố mẹ mày ăn uống gì mà đẻ ra mày như thế chứ? Sào một xanh rau thì bắc lên hai con đỉa Một tháng chưa tắm, rận chấy lúc nào cũng như sung Ngồi ăn cơm, ho một cái bắn vung cơm ở mồm ra như mưa ấy Chồng nó không chê thì thôi chưa lại còn chê chồng Tưởng ta...vàng...ngọc lắm đấy” 45, tr.43 – 44. Ấy vậy mà, Duyên đã thay đổi. Cô đã biết “đánh phấn, bôi môi, kẻ lông mày” 45, tr. 47, lại còn biết “liếc mắt một cái rồi cười” 45, tr. 47.... Lẽ dĩ nhiên, khi viết như thế, Vũ Trọng Phụng muốn ta hình dung được một cô Duyên đã thay đổi như thế nào trước và sau khi được “xung vào đội quân kỹ nghệ lấy Tây”, nhưng tính tổng hợp của văn học diễn ra thông qua trí tưởng tượng của mỗi người đọc, được miêu tả qua ngữ nghĩa. Sự hình dung đó đúng hay không đúng với sự vật được miêu tả còn tùy thuộc ở trình độ hiểu biết và sự từng trải, kinh nghiệm sống của mỗi người đọc. Chính vì vậy, đôi khi, người đọc không thể nào mường tượng được hết những “ẩn chứa sâu kín” do ngôn từ mang lại và như thế, nhân vật sẽ chỉ là nhân vật tồn tại, hiển hiện trên trang sách mà thôi Thế rồi, nhân vật sân khấu ra đời, khán giả lại có dịp thấy được một nhân vật Duyên có đời sống, hành động, ngôn ngữ, điệu bộ...một Duyên “người thật việc thật” hẳn hoi Khác với ngôn từ phi vật thể của văn học, nghệ thuật sân khấu phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình ảnh cụ thể, bằng diễn xuất của người diễn viên, thông qua hiệu ứng sân khấu, âm thanh, ánh sáng...khiến cho người xem tưởng như mình đang nhập cuộc vào câu chuyện. Để rồi, từ đó, khán giả có thêm cái nhìn đồng cảm với nhân vật, với những gì đang diễn ra trên sân khấu, ngay trước mắt mình. Tác phẩm văn học, nhờ thế, cũng được thẩm thấu dễ dàng, gần gũi hơn. 25. 18 Duyên trong Kỹ nghệ lấy Tây trên sân khấu là một cô Duyên đầy biến hóa. Khi mới xuất hiện, trông Duyên thật quê mùa, xấu xí đến kinh ngạc với bộ răng vẩu, tóc tai bù xù, quần áo thì “lôi thôi lếch thếch”. Thế nhưng, khi “ngấm” được những bài học “xương máu” từ dạo lấy chồng Tây, Duyên đã thay đổi hẳn. Cô ăn mặc diêm dúa và sành điệu trong bộ quần áo “hoa hòe hoa sói”, đến nỗi chính bà Ách – người “huấn luyện” cô cũng phải thốt lên: “Mày đấy hả Duyên. Hết hồn...Sao mày lạ thế?”76. Và chính Duyên đã trả lời với bà Ách thế này: “Cám ơn cô nhé. Ngày xưa đấy, cô nhìn thấy không, cháu lúc nào cũng như là con chuột chù, hôi hoa tỏi. Nhưng từ ngày lấy Tây bây giờ, nó cho một loại nước hoa gì, xịt vào...xịt con chuột chết nó cũng thơm, huống gì là con...”, hay “Xin lỗi cô, con Duyên này bây giờ đã khác xưa rồi” 76. Câu nói mang đầy sự chua chát đến không ngờ, sự thay đổi của thành thị đã làm thay đổi cả số phận, tính cách của cả một con người Văn học nói chung sâu sắc và tinh tế hơn sân khấu, nhưng đọc một cuốn truyện, nghe một bài thơ ta không thể thấy con người, cảnh vật...hiện ra một cách hiện hữu, cụ thể như trên sân khấu mà chỉ có thể mường tượng, cảm nhận chúng qua thông qua trí tưởng tượng mà thôi. Sự hình dung, tưởng tượng đó đúng hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, vốn sống cũng như sự từng trải của từng đối tượng độc giả. Sân khấu, với tư cách là nghệ thuật tổng hợp, tái hiện cuộc sống bằng những hình ảnh, điệu bộ cụ thể của người diễn viên. Đến với một vở kịch, khán giả có thể xem lại một cốt truyện cũ, tình tiết vốn đã được viết trong tác phẩm văn học; thấy được những nhân vật, vốn trước đây, chỉ được hình dung qua trang giấy, thì nay, bước ra sân khấu, hiện diện trước mắt họ một cách đường hoàng, hẳn hoi Tóm lại, không thể phủ nhận rằng chính văn học là “mảnh đất màu mỡ” cho sân khấu, còn sân khấu là nơi giúp văn học thăng hoa, đưa văn học đến gần với độc giả, khán giả hơn 26. 19 1.2. Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu 1.2.1. Nguyên tắc chuyển thể Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản là yếu tố quyết định đến sự thành công của vở diễn trên sân khấu. Khi chuyển thể người chuyển thể (tác giả) cần chú ý tới các đặc trưng của kịch bản để tuân thủ và đảm bảo tính kịch trong kịch bản. Cốt truyện của kịch bản phải mạch lạc rõ ràng, có các nhân vật với tính cách, hành động, ngôn ngữ của kịch....Một kịch bản hấp dẫn phải khởi nguồn từ những tác phẩm văn học có chiều sâu, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, con người, xã hội... – là thành quả lao động sáng tạo của những nhà văn tài năng. Chỉ những tác phẩm như thế mới có thể tạo nên hồn cốt của một tác phẩm sân khấu vừa có chất, vừa có sức sống mãnh liệt qua thời gian. Chuyển thể là tác giả kịch bản kể lại câu chuyện của nhà văn bằng ngôn ngữ sân khấu và quan niệm riêng của họ; là sáng tác lần thứ hai dựa trên tác phẩm của người khác. Tác giả kịch bản bao giờ cũng muốn giữ nguyên tác phẩm văn học nhưng điều đó rất khó. Tất nhiên, chuyển thể không có nghĩa là minh họa bằng hình ảnh cho tác phẩm văn học. Điều quan trọng nhất là phải nắm bắt được tư tưởng của tác phẩm, làm sống dậy tính thời sự, đồng điệu, đồng cảm với nguyên tác nhưng phải đảm bảo gần gũi với đời sống hiện tại. Đó chính là chìa khóa Lợi thế của những vở diễn được chuyển thể từ tác phẩm văn học là có sẵn tính văn học vì hầu hết các tác giả đều chọn những tác phẩm hay, có tiếng vang trong văn đàn và được độc giả yêu thích. Tuy nhiên, đây cũng là một áp lực không nhỏ đối với người chuyển thể vì vừa phải đảm bảo được tính văn học vừa phải có tính sân khấu. 27. 20 Mặt khác, sức hấp dẫn của những tác phẩm văn học là gợi lên trí tưởng tượng, liên tưởng vô cùng phong phú đối với người đọc về thế giới nhân vật trong tác phẩm. Đưa lên sân khấu, bằng những hình tượng cụ thể, nếu tác giả không chắc tay, diễn viên diễn không sâu sắc sẽ khiến cho khán giả rơi vào cảm giác hụt hẫng do không đúng với trí tưởng tượng, cảm nhận của họ.Về cơ bản, việc cải biên, chuyển thể từ tác phẩm văn học sang tác phẩm sân khấu có thể chia ra thành hai loại: + Cải biên, chuyển thể sát nguyên bản nghĩa là trung thành với đường dây của cốt truyện, tôn trọng thậm chí cả hình thức của tác phẩm. Trường hợp này nhà biên kịch thường cố gắng bám sát cốt truyện của tác phẩm văn học, tôn trọng tính nguyên bản của tác phẩm (cả về mặt hình thức). + Cải biên, chuyển thể tự do nghĩa là chỉ chọn những gì thích hợp, tùy theo ý đồ của tác giả và đạo diễn sân khấu. Cần lưu ý rằng, 60, 70% kịch bản cải biên là thuộc loại này. Trường hợp này được gọi là “phỏng theo”. Nhà biên kịch lựa chọn trong tác phẩm gốc những yếu tố thích hợp theo cách riêng của mình, hoặc theo ý đồ của đạo diễn để dựng thành vở diễn trên sân khấu. Tùy theo từng trường hợp, nhà biên kịch có thể thay đổi từng phần trong tác phẩm. Hầu hết, các vở diễn trên sân khấu TP.HCM hiện nay đều được cải biên, chuyển thể theo hình thức này. Có thể kể đến một số trường hợp như : Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây phỏng theo những tác phẩm cùng tên của Vũ Trọng Phụng, Làm... dựa trên tiểu thuyết Làm đĩ, Con nhà nghèo làm theo tiểu thuyết cùng tên của Hồ Biểu Chánh, Nửa đời ngơ ngác cải biên từ truyện ngắn Chiều vắng – Nguyễn 28. 21 Ngọc Tư, Hãy khóc đi em chuyển thể từ truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của nhà văn Trần Thùy Mai.... Việc cải biên, chuyển thể một tác phẩm văn học sang sân khấu, về nguyên tắc, không được đặt ra một vấn đề gì, cả về kích thước câu chuyện, cả về bình diện các nhân vật... Việc đó giản đơn là một cuộc lựa chọn. Nếu tác phẩm văn học được tạo nên bởi “quyền lựa chọn” của riêng cá nhân nhà văn, thì ở tác phẩm sân khấu, “quyền chọn lựa” tình tiết, chi tiết lại thuộc về nhà biên kịch. Một tác phẩm có sẵn, dù có đặc sắc tới mấy, cũng cần phải nhào nặn lại. Sự chuyển thể ấy đôi khi có thể chỉ tập trung khắc họa một cảnh, hay một nhân vật, nhưng căn bản là nhà biên kịch phải đánh giá được cái gì hấp dẫn đối với họ. Và nhiệm vụ của họ là phải thay đổi “cách nào” của sự lý giải... Chính lẽ đó, khi chuyển thể cần chú ý một số nguyên tắc: + Phải nghiên cứu, đọc kĩ tác phẩm văn học. Nắm vững nội dung tư tưởng, các chi tiết, tình tiết cơ bản, các nhân vật chính phụ trong tác phẩm, lời nói, giọng điệu của nhân vật, tình huống xảy ra trong tác phẩm....... + Chuyển thể kịch nhưng phải tuyệt đối tôn trọng nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học. + Không bê nguyên xi tác phẩm văn học, mà phải có sự sáng tạo. Sáng tạo nhưng không làm thay đổi nội dung tư tưởng của tác phẩm. Khi đưa tác phẩm Vũ Trọng Phụng lên sân khấu, người đạo diễn không nô lệ quá khứ, mà thể hiện bằng cái nhìn của ngày hôm nay. Chuyển thể không phải là cách né tránh hiện thực mà là thổi thêm hơi thở ngày nay vào những giá trị văn học trong quá khứ. Nói cách khác, vở diễn trên sân khấu thổi vào tinh hoa của văn học quá khứ bằng hơi thở, nhịp điệu của đời 29. 22 sống chúng ta đang sống. “Chuyển thể” không có nghĩa là bê tất tần tật những gì đã có trong một tác phẩm văn học ra mà là “quá trình sáng tạo lần thứ hai”. Điều quan trọng nhất khi chuyển thể văn học lên sân khấu là phải nắm bắt được tư tưởng của tác phẩm, cách thức để chuyển thể tư tưởng ấy lên sân khấu một cách hiện đại, tạo được sự đồng cảm, đồng điệu với nguyên tác của tác phẩm văn học. Sau đó, lựa chọn trong những vấn đề của tác phẩm, vấn đề nào là vấn đề cập nhật với thời đại nhất, từ đó tìm cách tái hiện câu chuyện lên sân khấu. Người ta có thể lược bớt những chi tiết rườm rà, không cần thiết, những nhân vật phụ trong tác phẩm tránh cho sân khấu kịch “quá tải”, tản mạn, thiếu tập trung trong việc khắc họa chủ đề, tư tưởng. Với quan niệm đó, kịch trên sân khấu có đôi chỗ khác với nguyên bản tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, tác phẩm sân khấu chỉ làm “khác” chứ không làm “méo mó” tác phẩm văn học của Vũ Trọng Phụng. 1.2.2. Phương thức chuyển thể Hiện nay, phương thức chuyển thể các tác phẩm văn học sang kịch bản là phương thức rất phổ biến trong việc xây dựng kịch bản sân khấu. Đó được xem như là giải pháp cho tình trạng khan hiếm, “khủng hoảng” kịch bản hay như hiện nay. + Yêu cầu đầu tiên để những tác phẩm văn học được chọn chuyển thể là câu chuyện phải có kịch tính cao, vì khi lên sân khấu không thể đem lên cả cái thế mạnh của văn học là nghệ thuật ngôn từ qua việc tả tình, tả cảnh. Thời lượng vở diễn chỉ chưa đầy 120 phút nhưng có khi là cả một đời người, với bao xung đột, sự kiện. Cảm xúc văn học được lấy ra từ ngôn ngữ viết, trong khi sân khấu lấy cảm xúc khán giả bằng hình ảnh mà khán giả đang trực tiếp nhìn và nghe. Điều đó đòi hỏi tác giả phải cân nhắc từng lời thoại, tính toán từng hành động của nhân vật, không thể thả nổi cảm xúc như người viết văn. 30. 23 Nói về tiểu thuyết Số đỏ, Đỗ Đức Hiểu đã có nhận định: “Số đỏ là một cuốn phim đầy cú vấp, khấp khểnh, với nhịp độ khẩn cấp của một bút pháp phóng sự loang loáng, sắc nhọn mang tính thời sự nóng bỏng, đồng thời mang tính vĩnh trị...” 22, tr. 191. Những khía cạnh mà tiểu thuyết Số đỏ đề cập như chuyện cái anh Xuân chỉ đủ tài nhặt bóng trong “sân quần” nhưng được đẩy lên vị trí cao nhất, được tán tụng, tung hô đến không ngờ nay lại hiện diện trên sàn diễn thông qua cái nhìn của sân khấu làm cho khán giả vô cùng thích thú, tán thưởng. Cuộc đời của Xuân trong tác phẩm văn học được miêu tả, tường thuật khá chi tiết, tỉ mỉ, xoay quanh hơn 60 nhân vật...được thể hiện với dung lượng khoảng hơn 200 trang giấy, gồm rất nhiều chương, nhiều tình tiết hài hước, trào lộng. Khi lên sàn diễn, do đặc trưng riêng của loại hình nghệ thuật, lẽ dĩ nhiên, sân khấu không thể nào đảm đương hết được. Vì thế, khi đưa lên kịch, vở diễn chỉ gói gọn trong khoảng hơn 120 phút. Các tình huống, hành động trong vở diễn chủ yếu minh họa cho hai nhân vật chính, vốn được xem là những nhân vật “linh hồn” của vở diễn Xuân và bà Phó Đoan. Các nhân vật khác cũng được đề cập, khắc họa, song cũng chỉ là những nét điểm xuyết. Còn phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây trong nguyên tác vốn khắc họa một “kỹ nghệ” của các me mang tên “kỹ nghệ lấy Tây”, nhưng khi chuyển sang tác phẩm sân khấu bên cạnh việc tái hiện “nghề” lấy Tây, vở diễn chủ yếu tập trung thể hiện bi kịch của một đứa con Tây – nhân vật Suzanne. Vở diễn chuyển tải thông điệp mang đầy tính nhân văn : xã hội cần có cái nhìn nhân ái hơn với hạng người “bán trôn nuôi miệng”, ẩn bên trong những con người tưởng chừng như nhơ nhớp, đáng khinh lại là những số phận vô cùng đáng thương. Ở họ những phụ nữ làm nghề me Tây, vẫn là những khát khao vô cùng chân chính . Về điểm này, có lẽ tác phẩm sân khấu đã làm “tròn vai” hơn so với phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng. 31. 24 Hay như vở Nửa đời ngơ ngác (SK Hoàng Thái Thanh) chuyển thể từ truyện ngắn Chiều vắng của Nguyễn Ngọc Tư xoay quanh câu chuyện về đi tìm tình yêu của những người trẻ tuổi Lê – Tư Nhớ Út Lý – Hết – Hoài. Câu chuyện đi tìm tình yêu vẫn lẩn quẩn trong họ, để rồi đi nửa cuộc đời họ mới nhận ra...Toàn bộ câu chuyện được thể hiện logic, dẫn dắt người xem đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Đọc tác phẩm văn học, người ta chỉ cảm nhận được một phần nỗi đau của Tư Nhớ, sự vô vọng của Út Lý...thì trong kịch, cái giằng xé, đau đớn lẫn những mối hận của các nhân vật được thể hiện rất rõ. Khán giả có cảm giác như đang chứng kiến một câu chuyện thật đang diễn ra. + Song song đó, tính thời đại của tác phẩm cũng là điều vô cùng quan trọng. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng thành công của những nhà văn nổi tiếng: “là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi âu lo bực bội, tủi hổ và những ước mơ tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại” 70, tr. 84. Chính họ đã sáng tạo nên những tác phẩm có ý nghĩa, làm phong phú cho đời sống tinh thần của con người. Có những vấn đề rất nhân văn như ước nguyện bước tiếp của phụ nữ góa chồng (nhân vật bà Phó Đoan trong tiểu thuyết Số đỏ, bà Ách trong Kỹ nghệ lấy Tây...), trong thời kỳ trước, xã hội lên án họ với những định kiến rất nghiệt ngã. Nhưng khi lên sân khấu, nhà biên kịch lại có cái nhìn rộng lượng, bao dung hơn. Họ hy vọng khán giả ngày nay không chỉ hiểu mà phải thực sự cảm được điều này. Kịch Hãy khóc đi em dựa trên nền truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai bàng bạc, buồn như sương khói. Sân khấu đã vẽ nên khung cảnh dị biệt của một gia đình sống tại Huế, với cảnh đời éo le, được khắc họa rõ nét. Cái dấm dứt của nỗi đau thân phận con người, thân phận 32. 25 người đàn bà, có chút g

Ngày đăng: 14/06/2017, 22:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN