Giao an 10 ki i (CB)

97 223 0
Giao an 10   ki i (CB)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Tiết số 01 BÀI ÔN TẬP ĐẦU NĂM I MỤC TIÊU Về kiến thức Học sinh được ôn tập và củng cố các kiến thức về: - Quy tắc hóa trị để thiết lập công thức hóa học của chất - Khái niệm, tính chất của kim loại, oxit, axit, bazơ và muối Về kĩ Rèn cho học sinh các kĩ năng: - Lập công thức hóa học của chất - Viết phương trình hoá học của các phản ứng Về thái độ Học sinh có thái độ tích cực: - Hứng thú học tập môn Hóa học - Phát hiện giải quyết vấn đề cách khách quan, trung thực sở phân tích khoa học II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên - Giáo án - Bài tập vận dụng Chuẩn bị học sinh Ôn tập: - Quy tắc hóa trị - Oxit, axit, bazơ, muối, kim loại III TRỌNG TÂM - Cách thiết lập công thức hoá học của chất - Viết phương trình phản ứng giữa các chất vô cơ bản IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH - Hoạt động nhóm nhỏ - Đàm thoại, gợi mở V TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Hoạt động thầy và trò Hoạt động Phân nhóm học tập - GV phổ biến số nội dung có liên quan đến môn học: + Yêu cầu về đồ dùng học tập + Yêu cầu về ý thức của học sinh các giờ học + Số lượng các bài kiểm tra và hình thức kiểm tra + Nội dung chương trình môn hoá học lớp 10 - HS nắm được các nội dung được GV phổ Nội dung ghi bảng Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy và trò Nội dung ghi bảng biến - GV dựa vào điều kiện cụ thể của lớp học (sĩ số, chỗ ngồi…) chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm có – HS); hướng dẫn HS cách thức hoạt động của các nhóm các giờ học; xếp vị trí các nhóm các giờ học (để thuận tiện có thể xếp vị trí theo sơ đồ của lớp) - HS chia thành các nhóm học tập theo hướng dẫn của GV Hoạt động Ôn tập quy tắc hoá trị thiết lập công thức hợp chất vô - GV hướng dẫn HS ôn tập về quy tắc hoá trị I QUY TẮC HOÁ TRỊ bằng các câu hỏi: Xét chất: Aax Byb  x.a = y.b (với a, b lần Nêu nội dung của quy tắc hoá trị? lượt là hoá trị của A và B) Sử dụng quy tắc hoá trị để làm gì? - Với kim loại: Nêu cách thiết lập công thức hoá học I: Na, K, Ag của chất dựa vào quy tắc hoá trị? III: Al, Fe, Cr Nêu cách tìm hóa trị của nguyên tố II: còn lại + Fe, Cr hoặc nhóm nguyên tố? - Với phi kim: - HS trả lời C: II, IV - GV nhắc lại hoá trị của các kim loại, phi N: I, II, III, IV, V kim và gốc axit thường gặp S: II, IV, VI - HS nắm được hoá trị của các nguyên tố và P: III (ít), V nhóm nguyên tố thường gặp O: II - GV tổ chức cho HS làm bài tập vận dụng: H: I Thiết lập công thức số hợp chất - Với gốc axit: Hoá trị của gốc axit bằng số H vô sau còn thiếu để tạo axit tương ứng Ca và PO4 - Một số nhóm thường gặp: Mg và O OH (I), NH4 (I) Al và NO3 Fe và OH NH4 và Cl H và OH Tìm hoá trị Fe, P, S và N chất sau Fe2(SO4)3 P2O5 NH3 SO3 - HS vận dụng thiết lập công thức hoá học các chất và tìm hoá trị của các nguyên tố Hoạt động Ôn tập cấu tạo của các chất vô cơ bản - GV đưa công thức các hợp chất vô cơ II CÁC CHẤT VÔ CƠ CƠ BẢN bản thường gặp theo các dãy: axit, bazơ, Axit Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy và trò Nội dung ghi bảng muối và oxit bazơ GV sử dụng kĩ thuật khăn HnA với A là gốc axit trải bàn tổ chức cho HS các nhóm thảo luận Bazơ các nội dung (mỗi nhóm làm về dãy M(OH)n với M là kim loại chất): Muối + Nêu đặc điểm chung cấu tạo của MxAy với M là kim loại và A là gốc axit từng dãy? Oxit bazơ + Nêu công thức tổng quát chung của axit, M2On với M là kim loại bazơ, muối, oxit bazơ? - HS ghi nội dung được phân công giấy Nhóm trưởng tập hợp ý kiến thành viên nhóm - GV treo bảng trình bày của nhóm HS - GV tổng kết Hoạt động Cách viết phản ứng chất vô - GV nêu cách viết phản ứng xảy xoay III CÁCH VIẾT PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI quanh loại chất: axit, bazơ, muối và Kết hợp phần đầu của chất này với phần cuối oxit bazơ của chất theo hoá trị - HS nắm được cách viết các phản ứng - GV lấy ví dụ phân tích và yêu cầu HS vận dụng: Al2O3 + HCl  Fe(OH)2 + H2SO4  NaOH + Al(NO3)3  Na2SO4 + BaCl2  Na2CO3 + HNO3  - HS vận dụng viết phương trình phản ứng - GV lưu ý HS điều kiện các phản ứng giữa muối với muối, với axit và bazơ - GV lưu ý cách viết phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit và dung dịch muối (coi kim loại không có phần cuối) cũng điều kiện để phản ứng xảy - HS nắm được cách viết của phản ứng kim loại tác dụng với dung dịch axit kim loại tác dụng với dung dịch muối - GV gọi HS viết các phương trình phản ứng: Al + CuSO4  Mg + HCl  Na + H2SO4  Cu + AgNO3  - HS viết các phản ứng Hoạt động Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV tổ chức cho HS thực hành viết các phản ứng thực hiện các sơ đồ biến đổi: Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy và trò Na  Na2O  NaOH  Na2CO3  Na2SO4  NaOH P  P2O5  H3PO4  K3PO4  KOH  Mg(OH)2  MgO  MgCl2  Mg(NO3)2  Mg(OH)2 FeCl2 Fe(OH)2 FeO Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 - HS viết phản ứng - GV tổ chức cho HS chữa bài - HS nhận xét và chữa bài - GV tổng kết - GV nhắc HS: ôn tập các công thức tính toán thường dùng việc giải bài toán hoá học Nội dung ghi bảng Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Tiết số 02 BÀI ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiếp) I MỤC TIÊU Về kiến thức Học sinh được ôn tập và củng cố các kiến thức về: - Các công thức tính toán thường dùng hóa học - Phản ứng giữa loại chất axit, oxit, bazơ và muối Về kĩ Rèn cho học sinh các kĩ năng: - Sử dụng thành thạo công thức tính toán thường gặp hóa học - Giải toán tính theo phương trình hóa học Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: - Hứng thú học tập môn Hóa học - Phát hiện giải quyết vấn đề cách khách quan, trung thực sở phân tích khoa học II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên - Giáo án - Bài tập vận dụng Chuẩn bị học sinh Ôn tập: - Các công thức tính toán thường dùng hóa học - Cách giải toán hóa học sử dụng phương trình III TRỌNG TÂM - Công thức đổi lượng chất - Giải bài toán tính theo phương trình IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH - Hoạt động nhóm nhỏ - Đàm thoại, gợi mở V TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Hoạt động thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động Ôn tập các công thức tính toán thường dùng - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn yêu cầu IV CÁC CÔNG THỨC THƯỜNG GẶP HS nhóm liệt kê công thức tính toán n = m⁄M (1) thường sử dụng toán hoá học vào n =V⁄22,4 (2) giấy (đã được phát) CM = n⁄V (3) - HS viết công thức vào giấy Nhóm m 100⁄ trưởng tập hợp công thức của bạn C% = ct mdd (4) mdd nhóm D= ⁄V (5) - GV treo phần làm của nhóm M dA/B = A⁄M (6) - GV tổng hợp công thức thường dùng - GV gọi HS nêu ý nghĩa, đơn vị của các đại Trong đó: B Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy và trò Nội dung ghi bảng n: số mol (mol) m: khối lượng (gam) M: khối lượng mol (gam) V: thể tích (lit) CM: nồng độ mol/lit (M) C%: nồng độ % (%) mct: khối lượng chất tan (gam) mdd: khối lượng dung dịch (gam) dA/B: tỉ khối của A so với B lượng - HS trả lời - GV lưu ý HS hướng sử dụng công thức giải tập hoá học: + Công thức (2) dùng để tính số mol chất khí (đktc) + Khi cho khối lượng của hỗn hợp hoặc khối lượng của dung dịch thường không đổi được về số mol không biết M + Trong công thức, V thường có đơn vị là lit (l) Nhưng (5), V thường có đơn vị ml - HS nắm được ý - GV phát phiếu tập, tổ chức cho HS làm tập 1, 2, Bài Tính số mol chất sau: + 1kg KHCO3 + 4,9 gam H2SO4 + 8,55 gam Al2(SO4)3 Bài Tính khối lượng chất sau: + 2,24 lit CO (đktc) + 784mol NO2 (đktc) Bài Tính số mol chất sau: + 250ml dung dịch HCl 0,2M + 500ml dung dịch MgSO4 1,2M + 20gam dung dịch NaCl 11,7% + 50 gam dung dịch HCl 3,65% - HS vận dụng Hoạt động Bài tập tính theo phương trình hoá học - GV nhắc lại tính toán dựa theo phương V TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ trình hoá học với việc sử dụng đơn vị mol HỌC hoặc đơn vị khối lượng Sử dụng quy tắc “nhân chéo, chia ngang” - HS nắm được cách tính dựa theo phương Tính theo đơn vị mol trình hoá học aA + bB → cC + dD - GV: nếu cho lượng của nhiều chất tham gia a b c d (mol) phản ứng, muốn tính lượng của sản phẩm x → bx/a cx/a dx/a (mol) nào đó ta phải làm gì? Tính theo đơn vị khối lượng - HS trả lời aA + bB → cC + dD - GV nhấn mạnh: mọi tính toán giải a.MA b.MB c.MC d.MD tập hoá học đều dựa chất đã hết hoặc x → b.MB.x/a.MA hết nếu phản ứng xảy không hoàn toàn Chất hết hoặc hết chất có tỉ lệ số mol : hệ số nhỏ - GV phát phiếu tập để HS vận dụng Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy và trò Bài Cho 9,5 gam MgCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư Tính khối lượng kết tủa? Bài Cho a gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,36 lit khí (đktc) Tính a? Bài Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 phản ứng vừa đủ với 50 gam dung dịch HCl 3,65% Tính nồng độ mol/lit của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng? - HS làm tập - GV tổ chức cho HS lên bảng chữa Hoạt động Dặn dò và giao bài về nhà - GV phát phiếu KWL - HS nhận phiếu - GV nhắc HS: + Ôn tập cấu tạo nguyên tử đã học lớp + Chuẩn bị bài thành phần nguyên tử + Điền trả lời câu hỏi cột K W - HS ghi về nhà Nội dung ghi bảng PHIẾU KWL K (Know) W (want) L (learn) Nêu những hiểu biết của em Em muốn được biết thêm Em đã nắm được những điều về cấu tạo của nguyên tử? điều về cấu tạo của nguyên về nguyên tử sau học tử? bài “thành phần nguyên tử”? Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 CHƯƠNG NGUYÊN TỬ Tiết số 03 BÀI THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I MỤC TIÊU Về kiến thức a Học sinh biết: - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm Kích thước, khối lượng của nguyên tử - Hạt nhân nguyên tử gồm hạt proton và nơtron - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của hạt electron, proton và nơtron b Học sinh hiểu: - Khối lượng của e nhỏ hởn nhiều so với khối lượng của p và n nên khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu hạt nhân - Nguyên tử trung hoà về điện nên mọi nguyên tử, số e bằng số p Về kĩ - So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron - So sánh kích thước của hạt nhân với electron với nguyên tử - Giải bài tập liên quan đến các hạt Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: - Hứng thú học tập môn Hóa học - Phát hiện giải quyết vấn đề cách khách quan, trung thực sở phân tích khoa học II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên - Giáo án - Mô phỏng tìm tia âm cực và hạt nhân nguyên tử - Bài tập xác định thành phần nguyên tử Chuẩn bị học sinh - Ôn tập cấu tạo nguyên tử (đã học lớp 8) - Xem nội dung học nhà III TRỌNG TÂM - Cấu tạo nguyên tử - Mối quan hệ giữa các hạt nguyên tử IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH - Đàm thoại, gợi mở - Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa V TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Hoạt động thầy trò Hoạt động Đặt vấn đề và vào bài - GV: tất cả mọi vật chất xung quanh đều được tạo nên từ những phần tử vô cùng nhỏ bé mà mắt thường nhìn thấy Nội dung dạy học Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy trò Nội dung dạy học được gọi là nguyên tử Vào khoảng năm 440 trước công nguyên, Đê – mô – Crít cho rằng, nguyên tử phân chia được nữa Vậy thực thì nguyên tử đã phải là hạt nhỏ bé hay chưa? còn có hạt nào nhỏ nguyên tử không? và nguyên tử được cấu tạo thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm - GV thu phiếu điều tra của số HS, nắm bắt được những điều HS đã biết muốn tìm hiểu về cấu tạo của nguyên tử - HS nộp phiếu điều tra Hoạt động Tìm hiểu thành phần, cấu tạo của nguyên tử - GV: tổ chức cho HS đọc SGK trả lời: I THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA + Nguyên tử gồm những phần nào? NGUYÊN TỬ + Các phần của nguyên tử được tạo thành - Nguyên tử gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân từ các hạt nào? - Vỏ nguyên tử: gồm các e + Cho biết khối lượng và điện tích của + me = 9,1094.10-31kg từng hạt? + qe = -1,6.10-19C - HS đọc SGK trả lời - Hạt nhân gồm: p và n - GV tổng kết bằng sơ đồ + mp = 1,6726.10-27kg - GV: nguyên tử trung hoà về điện, nêu mối + qp = 1,6.10-19C quan hệ về số lượng các hạt e và p có + mn = 1,6748.10-27kg nguyên tử? + qn = - HS trả lời Như vậy: - GV: khối lượng của nguyên tử tập trung chủ Nguyên tử trung hoà điện nên: số e = số p yếu đâu? Tại sao? Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở - HS trả lời hạt nhân - GV giới thiệu mô phỏng tìm cấu tạo nguyên tử và lược sử tìm các hạt cấu tạo nên nguyên tử và giải thích hiện tượng xảy - HS quan sát mô phỏng - Thông qua các mô phỏng, GV kết luận: nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm phần là lớp vỏ nguyên tử và hạt nhân Lớp vỏ nguyên tử được tạo thành từ các e Hạt nhân gồm các p và n Trong nguyên tử, số e bằng số p Hoạt động Tìm hiểu về kích thước và khối lượng của các hạt - GV cho HS đọc nội dung mục kích thước II KÍCH THƯỚC, KHỐI LƯỢNG SGK NGUYÊN TỬ - HS đọc SGK Kích thước - GV: em hãy nhận xét về kích thước của - dnguyên tử = 10-10m nguyên tử, hạt nhân và các hạt e, p, n? - dhạt nhân = 10-14-m - HS nhận xét - de,p = 10-17m Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy trò - GV giới thiệu các đơn vị thường dùng để đo kích thước nguyên tử (A0 và nm) và mối quan hệ giữa các đơn vị đó với các đơn vị kích thước thường dùng (cm, m) - HS nắm được các đơn vị đo kích thước nguyên tử thường gặp - GV lấy ví dụ để HS hiểu về kích thước vô cùng nhỏ bé của nguyên tử: nếu xếp 500000 nguyên tử thành hàng dọc chiều dài bằng đường kính của sợi tóc; nếu người đếm được phân tử nước 1s sau 1000 năm quên ăn, quên ngủ quên chết người đó cũng đếm được 1/50 tỉ số phân tử nước giọt nước - HS tìm hiểu ví dụ Nội dung dạy học 1nm = 10 m 1A0 = 10-10m -9 Khối lượng - GV yêu cầu HS tính các tỉ lệ: mp/me, - mp/me = 1836 mn/me? - mn/me = 1839 - HS tính tỉ lệ  khối lượng nguyên tử được tập trung chủ - GV: em có nhận xét gì từ các tỉ lệ trên? yếu ở hạt nhân - HS nhận xét 1u = 1,66005.10-27kg - GV: khối lượng nguyên tử được tập trung me = 0,00055u chủ yếu phần nào? mp  mn  1u - HS trả lời - GV bổ sung: vì khối lượng nguyên tử được tập trung chủ yếu hạt nhân nên cách gần có thể coi khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân - GV giới thiệu đơn vị đo khối lượng nguyên tử u 1u = 12 m12C m12C = 19,9206.10-27kg - HS nắm được đơn vị đo khối lượng nguyên tử - GV gọi HS tính giá trị của 1u - HS tính giá trị của 1u - GV: gọi HS tính khối lượng của e, p và n đơn vị u - HS tính khối lượng của e, p, n theo đơn vị u Hoạt động Luyện tập, củng cố và nhắc nhở - GV khái quát nội dung bài học bằng bảng (8/SGK) có bổ sung thêm mối quan hệ giữa các hạt - HS đọc SGK 10 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy trò - GV nhấn mạnh số phản ứng quan trọng: cháy của nhiên liệu, oxi hoá các chất hữu cung cấp lượng cho thể, phản ứng sản xuất các hoá chất bản… - Nêu ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử thực tế? - HS nêu ý nghĩa - GV tổng kết Hoạt động Làm bài tập - GV gọi HS lần lượt lên bảng cân bằng các phản ứng oxi hoá – khử và xác định chất khử, chất oxi hoá phiếu bài tập - HS lên bảng - GV nhận xét, chữa bài - HS nhận xét Hoạt động Dặn dò và giao bài về nhà - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm bài 17 - HS nắm lại kiến thức trọng tâm - GV nhắc HS: + Ôn tập các kiến thức trọng tâm bài 17 + Ôn tập cách phân loại các phản ứng hoá học vô (lớp 9) + Đọc và chuẩn bị bài 18 Nội dung dạy học 83 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Tiết số 31 BÀI 18 PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ I MỤC TIÊU Về kiến thức Học sinh biết: - Nếu dựa theo số oxi hoá thì phản ứng hoá học được chia thành phản ứng oxi hoá – khử và phản ứng không oxi hoá – khử - Phản ứng thế là phản ứng oxi hoá – khử; phản ứng trao đổi không là phản ứng oxi hoá khử; phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ có thể là phản ứng oxi hoá – khử hoặc không Về kĩ Học sinh biết cách xác định phản ứng oxi hoá – khử hoặc không dựa vào số oxi hoá của các nguyên tố Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: - Hứng thú học tập môn Hóa học - Phát hiện giải quyết vấn đề cách khách quan, trung thực sở phân tích khoa học II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên - Giáo án - Bảng phụ hoạt động nhóm Chuẩn bị học sinh - Ôn tập các phản ứng hoá hợp, phân huỷ, trao đổi và thế đã học - Ôn tập bài phản ứng oxi hoá – khử - Đọc trước nội dung bài học nhà III TRỌNG TÂM Xác định phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH - Đàm thoại, gợi mở - Hoạt động nhóm V TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Hoạt động thầy trò Hoạt động Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS lên bảng: cân bằng phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron: N2 + H2 → NH3 CuO + C → Cu + CO2 I2 + HNO3 → HIO3 + NO2 + H2O Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O - HS lên bảng - GV tổ chức chữa Nội dung dạy học 84 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy trò Nội dung dạy học - HS nhận xét - GV tổng kết và cho điểm Hoạt động Tìm hiểu cách phân loại phản ứng hoá học vô - GV giao nhiệm vụ cho nhóm học tập: xác I PHẢN ỨNG CÓ SỰ THAY ĐỔI SỐ định số oxi hoá của các nguyên tố các OXI HOÁ VÀ PHẢN ỨNG KHÔNG CÓ phản ứng, cho biết các phản ứng đó thuộc SỰ THAY ĐỔI SỐ OXI HOÁ loại nào? - Dựa theo số oxi hoá, các phản ứng hoá học + Nhóm I: được chia thành loại là phản ứng oxi hoá – khử và phản ứng không phải oxi hoá – khử 2N2 + 3H2  2NH3 - Các phản ứng thế là phản ứng oxi hoá SO3 + H2O  H2SO4 khử; phản ứng trao đổi không phải là phản 2Mg + O2  2MgO ứng oxi hoá – khử; các phản ứng hoá hợp và CaO + H2O  Ca(OH)2 oxi hoá – khử có thể là phản ứng oxi hoá – + Nhóm II: khử hoặc không CaCO3  CaO + CO2 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O 2AgNO3  2Ag + 2NO2 + O2 4KClO3  3KClO4 + KCl + Nhóm III: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3Cl2 Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2 Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 + Nhóm IV: CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O 3NaOH + FeCl3  Fe(OH)3 + 3NaCl 3AgNO3 + AlCl3  Al(NO3)3 + 3AgCl Mg(OH)2 + 2HCl  MgCl2 + 2H2O - HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả bảng phụ - GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả - Đại diện HS các nhóm trình bày - GV cùng HS cả lớp chữa bài - HS chữa - Dựa theo số oxi hóa, phản ứng hóa học được chia thành những loại nào? - HS trả lời - Nêu mối quan hệ giữa phản ứng oxi hóa – khử với loại phản ứng đã học? - HS trả lời - GV kết luận Hoạt động Kết luận về phân loại phản ứng hoá học - GV gọi HS đọc kết luận SGK (85) II KẾT LUẬN - HS đọc kết luận 85 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy trò - GV lưu ý HS: ngoài cách phân loại phản ứng hoá học theo số oxi hoá, hoá học vô còn có nhiều cách phân loại phản ứng khác như: + Dựa vào cách thức phản ứng giữa chất: phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế, phản ứng trao đổi + Dựa vào nhiệt của phản ứng: phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt - HS nắm được số cách phân loại phản ứng khác Hoạt động Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 2, 3, và (86, 87) - HS làm bài tập củng cố - GV nhắc HS: + Ôn tập bài 17, 18 + Chuẩn bị nội dung bài luyện tập + Làm bài tập SGK: (87) và bài tập trang 88, 89, 90 - HS ghi bài về nhà Nội dung dạy học 86 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Tiết số 32 BÀI 19 LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ I MỤC TIÊU Về kiến thức Ôn tập cho HS các kiến thức về: - Các khái niệm về phản ứng oxi hoá – khử - Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron - Cách phân loại phản ứng hoá học vô dựa vào số oxi hoá Về kĩ Rèn cho HS kĩ năng: - Xác định số oxi hoá và phân loại phản ứng hoá học - Xác định vai trò của chất phản ứng oxi hoá – khử - Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: - Hứng thú học tập môn Hóa học - Phát hiện giải quyết vấn đề cách khách quan, trung thực sở phân tích khoa học II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên - Giáo án - Phiếu bài tập Chuẩn bị học sinh - Ôn tập các bài 17, 18 - Chuẩn bị nội dung bài luyện tập III TRỌNG TÂM - Xác định phản ứng oxi hoá – khử và vai trò của chất phản ứng oxi hoá – khử - Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng e IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH Thông qua tập để củng cố lí thuyết V TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Hoạt động thầy trò Hoạt động Ôn tập lí thuyết - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời số vấn đề lí thuyết có liên quan đến phản ứng oxi hoá – khử: khái niệm và dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hoá – khử, chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hoá; cách phân loại phản ứng hoá học dựa theo số oxi hoá - HS đứng tại chỗ trả lời - GV tổng kết các kiến thức trọng tâm - HS nắm các kiến thức lí thuyết trọng tâm Nội dung dạy học A LÍ THUYẾT - Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng có thay đổi số oxi hoá của số nguyên tố - Chất khử là chất có số oxi hoá tăng - Chất oxi hoá là chất có số oxi hoá giảm - Quá trình khử là quá trình làm giảm số oxi hoá - Quá trình oxi hoá là quá trình làm tăng số oxi hoá 87 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy trò Hoạt động Làm bài tập - GV tổ chức cho HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi bài tập 1, 2, 3, (88, 89) - HS đứng tại chỗ trả lời - GV tổ chức cho HS lên bảng làm và chữa các bài tập 5, 6, và 8, (89, 90) - HS lên bảng làm bài tập - GV tổ chức chữa - HS chữa tập Hoạt động Dặn dò giao về nhà - GV phát phiếu bài tập cho HS - HS nhận bài tập - GV nhắc HS về nhà: + Làm bài tập 10, 11, 12 (90) + Làm bài tập phiếu bài tập - HS ghi bài về nhà - GV lấy ví dụ (bài 1) và ví dụ (bài 2) phiếu học tập hướng dẫn HS cách cân bằng các phản ứng oxi hoá – khử có nhiều thay đổi số oxi hoá và dạng có ẩn số - HS nắm cách cân bằng các phản ứng oxi hoá – khử phức tạp Nội dung dạy học B BÀI TẬP Nếu có nhiều sự thay đổi số oxi hoá Cách Giả định số oxi hoá Cách Viết quá trình oxi hoá, khử với cả phân tử chất chứa các nguyên tố có thay đổi số oxi hoá Cách Cộng các quá trình cùng nhường hoặc cùng nhận e theo tỉ lệ Nếu số oxi hoá có dạng ẩn Viết quá trình dễ trước, khó sau 88 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 PHIẾU BÀI TẬP SỐ 05 Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron: Bài Phản ứng oxi hoá – khử có nhiều sự thay đổi số oxi hoá FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2 FeS2 + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2SO4 + H2O FeI2 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + I2 + H2O Cu2S + HNO3  Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O FeSO4 + KMnO4 + H2SO4  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O Al + HNO3  Al(NO3)3 + 2NO + 3NO2 + H2O Bài Phản ứng oxi hoá – khử dạng công thức chứa ẩn số FexOy + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NO2 + H2O Fe + HNO3  Fe(NO3)3 + NaOb + H2O FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + aNO2 + bNO + H2O Bài Cân phản ứng tự oxi hóa – khử KClO3  KCl + O2 NaNO3  NaNO2 + O2 Zn(NO3)2  ZnO + NO2 + O2 NH4NO3  N2 + O2 + H2O Bài Cân phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử Cl2 + H2O  HCl + HClO Cl2 + KOH  KCl + KClO + H2O Cl2 + KOH  KCl + KClO3 + H2O KClO3  KCl + KClO4 NO2 + H2O  HNO2 + HNO3 NO2 + H2O  HNO3 + NO NO2 + NaOH  NaNO2 + NaNO3 + H2O HNO2  HNO3 + NO + H2O NaNO2  Na2O + NaNO3 + NO 10 S + NaOH  Na2SO4 + Na2S + H2O 11 Br2 + NaOH  NaBr + NaBrO3 + H2O 12 K2MnO4 + H2O  MnO2 + KMnO4 + KOH 89 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Tiết số 33 BÀI 19 LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ (tiếp) I MỤC TIÊU Về kiến thức Ôn tập cho HS các kiến thức về: - Các khái niệm về phản ứng oxi hoá – khử - Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron - Cách phân loại phản ứng hoá học vô dựa vào số oxi hoá Về kĩ Rèn cho HS kĩ năng: - Xác định số oxi hoá và phân loại phản ứng hoá học - Xác định vai trò của chất phản ứng oxi hoá – khử - Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng electron Về thái độ Học sinh có thái độ tích cực: - Hứng thú học tập môn Hóa học - Phát hiện giải quyết vấn đề cách khách quan, trung thực sở phân tích khoa học II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên - Giáo án - Phiếu bài tập Chuẩn bị học sinh - Ôn tập các bài 17, 18 - Chuẩn bị nội dung bài luyện tập III TRỌNG TÂM - Xác định phản ứng oxi hoá – khử và vai trò của chất phản ứng oxi hoá – khử - Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp thăng bằng e IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH Thông qua tập để củng cố lí thuyết V TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Hoạt động thầy trò Nội dung dạy học Hoạt động Làm bài tập - GV tổ chức cho HS lên bảng làm và chữa các bài tập 10, 11, 12 (trang 90/SGK) và bài tập phiếu bài tập - HS chữa bài - GV tổ chức cho HS nhận xét chữa - HS nhận xét - GV tổng kết Hoạt động Mở rộng về phản ứng oxi hóa – khử - GV lấy ví dụ về số loại phản ứng oxi Phản ứng tự oxi hóa – khử hóa – khử: Là phản ứng oxi hóa – khử đó 90 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 (1) Cl2 + KOH  KClO3 + KCl + H2O (2) KClO3  KCl + O2 (3) Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO + H2O - HS theo dõi ví dụ - Xác định số oxi hóa vai trò của chất phản ứng? - HS xác định số oxi hóa vai trò của chất phản ứng - GV phân tích khái niệm phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử phản ứng tự oxi hóa khử - HS nắm khái niệm số loại phản ứng oxi hóa – khử Hoạt động Dặn dò và giao bài về nhà - GV nhắc HS: + Hoàn thành bài tập + Chuẩn bị nội dung bài thực hành: cách tiến hành, dự đoán hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình phản ứng giải thích - HS ghi bài về nhà nguyên tố phân tử chất vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử Phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử Là phản ứng oxi hóa – khử đó các nguyên tố khác phân tử chất đóng vai trò là chất oxi hóa chất khử 91 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Tiết số 34 BÀI 20 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ I MỤC TIÊU - Rèn luyện kĩ thực hành thí nghiệm: Thao tác và quan sát các hiện tượng xảy làm thí nghiệm - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng xảy các phản ứng oxi hóa – khử Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: - Hứng thú học tập môn Hóa học - Phát hiện và giải quyết vấn đề cách khách quan, trung thực sở phân tích khoa học II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên a Dụng cụ thí nghiệm - ống nghiệm - bát sứ (hõm sứ) - kẹp lấy hóa chất - thìa lấy hóa chất - kẹp ống nghiệm - ống hút nhỏ giọt - đèn cồn b Hóa chất - Zn hạt, đinh Fe, dây Mg - Các dung dịch HCl, H2SO4 loãng, CuSO4, FeSO4, KMnO4 loãng, lọ chứa khí CO2 Chuẩn bị học sinh - Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài thực hành nhà - Ôn tập các kiến thức có liên quan III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động thầy trò Nội dung dạy học Hoạt động Công việc trước làm thí nghiệm - GV nêu mục tiêu của giờ thực hành Thí nghiệm Phản ứng giữa kim loại những yêu cầu HS phải thực hiện giờ dung dịch axit học - Cách tiến hành: cho vào ống nghiệm 2ml - HS nắm được nội dung giờ thực hành dung dịch H2SO4 loãng rồi bỏ tiếp vào ống - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS trình vài viên kẽm đã được rửa sạch bằng dung bày nội dung các thí nghiệm: cách tiến hành, dịch HCl dự đoán hiện tượng và giải thích (mỗi nhóm - Hiện tượng và giải thích: viên Zn tan dần, làm thí nghiệm), vai trò chất phản bề mặt viên Zn xuất hiện bọt khí ứng Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 - HS thống nội dung thí nghiệm theo Thí nghiệm Phản ứng giữa kim loại nhóm dung dịch muối - GV gọi đại diện HS các nhóm trình bày nội - Cách tiến hành: rót vào ống nghiệm 2ml dung thí nghiệm được phân công lên bảng dung dịch CuSO4 loãng Cho vào ốngnghiệm - Đại diện HS các nhóm trình bày nội dung đinh sắt đã được làm sạch bề mặt Để yên được phân công 10 phút - GV tổ chức thảo luận toàn lớp - Hiện tượng và giải thích: bề mặt chiếc - HS cả lớp thảo luận đinh phủ dần lớp Cu màu đỏ Màu xanh - GV tổng kết và nhắc nhở HS số ý của dung dịch CuSO4 nhạt dần 92 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy trò để thí nghiệm thành công Nội dung dạy học Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu Thí nghiệm Phản ứng oxi hóa – khử môi trường axit - Cách tiến hành: rót vào ống nghiệm 2ml dung dịch FeSO4, thêm vào1ml dung dịch H2SO4 loãng Nhỏ vào ống nghiệm từng giọt KMnO4 lắc nhẹ ống nghiệm - Hiện tượng và giải thích: dung dịch KMnO4 bị nhạt màu dần 10FeSO4 + 2KMnO4 + H2SO4  5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O Hoạt động Tiến hành thực nghiệm - GV tổ chức cho HS tiến hành các thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng và so sánh hiện tượng quan sát được với hiện tượng dự đoán để rút kết luận - HS làm thực nghiệm theo nhóm - GV gọi HS nêu hiện tượng, so sánh kết luận - HS trình bày Hoạt động Công việc sau buổi thực hành - GV nhận xét về ý thức của HS và kết quả buổi thí nghiệm - GV yêu cầu HS vệ sinh chỗ làm thí nghiệm - HS làm vệ sinh phòng thí nghiệm - GV hướng dẫn HS về viết tường trình thí nghiệm - HS nắm cách viết bài tường trình - GV giao đề cương ôn tập, phân công nhiệm vụ cho các nhóm HS - HS nhận đề cương ôn tập, nhiệm vụ được GV giao 93 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I A LÍ THUYẾT Câu 1: Nêu cấu tạo của nguyên tử, đặc điểm điện tích và khối lượng các hạt tạo nên nguyên tử? Câu 2: Số khối là gì? Nêu cách kí hiệu nguyên tử? Đồng vị là gì? Nêu công thức tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị Giải thích ký hiệu công thức đó? Câu 3: Nêu cách viết cấu hình electron và đặc điểm của lớp electron ngoài cùng? Câu 4: BTH các nguyên tố hoá học được xếp theo nguyên tắc nào? Nêu khái niệm chu kì, nhóm? Câu 5: Độ âm điện là gì? Nêu quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố theo chu kì, nhóm A và giải thích? Câu 6: Nêu mối quan hệ giữa hoá trị; công thức oxit cao nhất; công thức hợp chất với hiđro và STT nhóm A của nguyên tố R Câu 7: Nêu khái niệm liên kết ion và liên kết cộng hoá trị Liên kết cộng hoá trị được chia thành những loại nào? Nêu cách xác định loại liên kết dựa vào hiệu độ âm điện? Câu 8: Nêu các quy tắc xác định số oxi hoá? Câu 9: Thế nào là phản ứng oxi hoá – khử, chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hoá? Câu 10: Nêu các bước lập phương trình của phản ứng oxi hoá – khử? B BÀI TẬP Dạng Bài tập về các hạt bản tạo nên nguyên tử, viết cấu hình e, xác định vị trí của nguyên tố bảng tuần hoàn và tính kim loại, phi kim của nguyên tố Dạng So sánh tính chất của nguyên tố hợp chất của chúng Dạng 3.Bài tập đồng vị Dạng Bài tập tìm nguyên tố dựa vào % khối lượng oxit cao hoặc hợp chất với H Dạng Bài tập xác định loại liên kết dựa theo hiệu độ âm điện Dạng Biểu diễn hình thành liên kết phân tử chất Dạng Bài tập cân bằng phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron, xác định vai trò của chất phản ứng oxi hóa – khử 94 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Tiết số 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I I MỤC TIÊU Về kiến thức Hệ thống và củng cố cho HS các kiến thức đã học học kì I gồm: - Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn - Liên kết hóa học - Phản ứng oxi hóa – khử Về kĩ Thông qua bài ôn tập chương, HS biết: - Hệ thống kiến thức quan trọng đã được học - Rèn luyện kĩ giải số dạng bài tập trọng tâm: Giải thích; Lập luận ; Tính toán; Viết cân bằng các phương trình phản ứng Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: - Hứng thú học tập môn Hóa học - Phát hiện giải quyết vấn đề cách khách quan, trung thực sở phân tích khoa học II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên - Giáo án - Các tập luyện tập Chuẩn bị học sinh Ôn tập toàn kiến thức đã học chương trình học kì I theo bảng tổng hợp kiến thức của từng chương III TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Hoạt động thầy trò Hoạt động Hệ thống lí thuyết - GV tổ chức cho đại diện HS từng nhóm lên trình bày nội dung lí thuyết đã được phân công - Các nhóm HS cử đại diện trình bày nội dung được phân công - GV yêu cầu HS nhóm khác nhận xét bổ sung - HS nhận xét bổ sung - GV tổng kết những vấn đề trọng tâm của học kì I - HS nắm lại vấn đề lí thuyết trọng tâm của học kì I - GV giới thiệu nội dung thi học kì I Nội dung dạy học A LÍ THUYẾT Nguyên tử - Cấu tạo nguyên tử - Cấu tạo hạt nhân lớp vỏ electron - Đồng vị - Cấu hình e nguyên tử tính chất của nguyên tố Bảng tuần hoàn - Nguyên tắc xếp nguyên tố BTH - Cấu tạo bảng tuần hoàn - So sánh tính chất của nguyên tố hợp chất của chúng Liên kết hóa học - Khái niệm loại liên kết 95 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Hoạt động thầy trò Nội dung dạy học - Mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện liên kết hóa học Phản ứng oxi hóa – khử - Khái niệm dấu hiệu nhận biết - Cách thiết lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử Hoạt động Bài tập - GV nhắc lại số dạng bài tập trọng tâm B BÀI TẬP của học kì I, yêu cầu HS nêu cách giải đối với từng dạng bài - HS nêu cách giải của các dạng bài tập trọng tâm - GV bổ sung, tổng kết - GV giới thiệu nội dung thi học kì I Hoạt động Dặn dò - GV nhắc HS chuẩn bị thi học kì I: + Ôn tập lí thuyết + Xem lại cách giải và các bài tập vận dụng của các dạng bài tập trọng tâm - HS nắm nội dung thi học kì I 96 Giáo viên: Nguyễn Văn Đàm Giáo án Hóa Học 10 Tiết số 36 KIỂM TRA HỌC KÌ I I MỤC TIÊU Về kiến thức Đánh giá những kiến thức mà học sinh đã nắm được chương trình học kì I tìm hiểu về vấn đề đại cương gồm: - Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Các loại liên kết hóa học mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện với loại liên kết - Phản ứng oxi hóa – khử Về kĩ Đánh giá kĩ của học sinh giải dạng tập: - Các hạt bản - Viết cấu hình e, xác định vị trí của nguyên tố bảng tuần hoàn - Xác định loại liên kết dựa vào hiệu độ âm điện - So sánh tính chất của nguyên tố hợp chất của chúng - Tìm nguyên tố Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: - Hứng thú học tập môn Hóa học - Phát hiện giải quyết vấn đề cách khách quan, trung thực sở phân tích khoa học II CHUẨN BỊ Chuẩn bị giáo viên - Đề kiểm tra - Đáp án và biểu điểm Chuẩn bị học sinh Ôn tập lại: - Kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học phản ứng oxi hóa – khử - Phương pháp giải số dạng tập quan trọng III ĐỀ THI, ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM (đã có chấm trả) 97

Ngày đăng: 16/10/2016, 00:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan