1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH mối QUAN hệ dân tộc, sắc tộc TRÊN THẾ GIỚI và ở VIỆT NAM HIỆN NAY

30 2,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 197,5 KB

Nội dung

Quan hệ dân tộc (theo nghĩa quốc gia dân tộc) là sự liên hệ, tác động quan lại lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực, lãnh thổ quốc gia, kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng an ninh, các vấn đề toàn cầu. Theo đó, tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới hiện nay ở mức độ nông sâu, đậm nhạt, sâu sắc lướt qua đều có quan hệ với nhau trong cộng đồng thế giới.

Trang 1

MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC, SẮC TỘC TRÊN THẾ GIỚI

VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động canthiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạpngày càng tăng”(2) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳngđịnh “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâudài trong sự nghiệp cách mạng nước ta”(3) Điều đó phản ánh mối quan

hệ giữa các dân tộc, sắc tộc trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, nhanh chóng và khólường Do vậy, việc nghiên cứu, hiểu rõ tình hình, thực trạng, nguyênnhân, hậu quả của những mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc trênthế giới và ở nước ta hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trongviệc nhận thức đặc điểm xu thế thời đại, xác định quan điểm chínhsách dân tộc, đối ngoại nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng thành công

1 Đảng CSVN, VKNQ ĐH IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 65

Trang 2

chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa.

Quan hệ dân tộc (theo nghĩa quốc gia - dân tộc) là sự liên hệ, tácđộng quan lại lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực,lãnh thổ quốc gia, kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng - an ninh,các vấn đề toàn cầu Theo đó, tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giớihiện nay ở mức độ nông - sâu, đậm - nhạt, sâu sắc - lướt qua đều cóquan hệ với nhau trong cộng đồng thế giới

Quan hệ dân tộc (theo nghĩa các tộc người trong một quốc gia,dân tộc) là sự gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các tộcngười trong một quốc gia đa dân tộc, diễn ra trên tất cả các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh Theo đó, cáctộc người trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc đều có quan hệgắn bó chặt chẽ với nhau cùng chung mục tiêu phát triển dân tộc ViệtNam là quốc gia đa dân tộc (54 tộc người) chung sống trên lãnh thổViệt Nam thống nhất về chế độ kinh tế, chính trị, nền văn hoá thốngnhất trong đa dạng, thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡnhau cùng phát triển

Mối quan hệ dân tộc thể hiện ở nhiều hình thức và cấp độ khácnhau Bao hàm cả mối quan hệ tốt đẹp, hoà hảo, đoàn kết, tương trợ,giúp đỡ; bao hàm cả sự khác biệt giữa các tộc người, dân tộc (kể cảquyền được khác biệt để phân biệt tộc người này với tộc người khác

và sự khác biệt cần khắc phục như sự chênh lệch dẫn đến mâu thuẫnlợi ích; bất bình đẳng gây ra căng thẳng, thù hằn dân tộc, xung độtgiữa các tộc người bằng vũ trang, khẩu chiến, cấm vận, nội chiến, ởmức cao có thể gây chiến tranh khu vực

Trang 3

Quan hệ sắc tộc là quan hệ giữa các cộng đồng người, có thể mộtnhóm người, một tộc người, một quốc gia dân tộc có sự khác biệt nào

đó về nguồn gốc nhân chủng, về ngôn ngữ, về tín ngưỡng, tôn giáo, vềvăn hoá Sắc tộc là thuật ngữ trước đây các nước đế quốc thực dânphương Tây dùng để chỉ các bộ phận dân cư da màu ngoài Châu Âu.Ngày nay thuật ngữ này được dùng với nội hàm rộng rãi hơn để chỉ tất

cả các khối dân cư khác nhau về chủng tộc, tôn giáo, văn hoá, tộcngười, quốc gia Mặc dù vậy thường vẫn được dùng theo hàm ý “miệtthị” Đặc biệt theo quan điểm kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, phânbiệt màu sắc, sắc thái đã dẫn đến nạn phân biệt chủng tộc rất gay gắt ởthời kỳ cận hiện đại Như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pac-thai;hoặc thực dân Pháp coi nhân dân các dân tộc thuộc địa da vàng, dađen, da màu là “anamít” (sâu bọ), rác rưởi, là thứ đồ chơi cho chúngmặc sức hành hình Những cảnh tượng chúng đổ nước sôi vào ngườidân An nam làm cho họ giãy giụa còn chúng thì cười khả ố… là minhchứng cho sự độc tài, phát xít, man rợ của chủ nghĩa phân biệt chủngtộc, sắc tộc

Tuy nhiên, trong lịch sử xã hội loài người, các dân tộc, sắc tộckhông sống biệt lập, tách rời với nhau mà thường xuyên quan hệ qualại nhiều chiều với nhau Cùng với sự phát triển của lịch sử mối quan

hệ giữa các dân tộc ngày càng trở nên phong phú, đa dạng Dưới chế

độ xã hội cộng sản nguyên thuỷ, mối quan hệ giữa các thị tộc - bộ lạcnhìn chung là hoà bình, hữu nghị, làm chung, ăn chung, sinh hoạtchung Tuy nhiên cũng có những xích mích va chạm, xung đột dẫnđến những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các bộ lạc do tranh giànhlãnh thổ sinh sống, tranh chấp nguồn thức ăn, nước uống…

Trang 4

Dưới các chế độ xã hội có giai cấp, có áp bức, bóc lột giai cấpthì quan hệ dân tộc ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng, đặc biệt làtrong lịch sử cận hiện đại.

Hiện nay, quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới là vấn đề nóngbỏng, là đặc điểm lớn của thời đại, là vấn đề mang tính toàn cầu đedoạ nghiêm trọng nền độc lập dân tộc, hoà bình, ổn định và an ninhthế giới Điều đó xuất phát từ những cơ sở khách quan của tình hìnhthế giới Thế giới hiện nay có khoảng 210 quốc gia và vùng lãnh thổthì có đến trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ là đa dân tộc, sắc tộc,với khoảng 10.000 tộc người, với hơn 3.000 ngôn ngữ khác nhau, chỉ

có khoảng 10 quốc gia, vùng lãnh thổ là đơn tộc Có những quốc gia dân tộc có số lượng tộc người lớn như: Liên Xô (cũ): 130 tộc người,Trung Quốc: 64 tộc người, Việt Nam: 54 tộc người, Lào: 40 tộcngười… Do vậy, quan hệ dân tộc, sắc tộc mang tính phổ quát, phongphú, phức tạp do chính đặc điểm tộc người trên thế giới quy định

-Trong quá trình tộc người trong lịch sử luôn diễn ra theo hai xuhướng: hợp nhất và phân ly, phân tách - là hai xu hướng khách quan.Tùy từng giai đoạn lịch sử, với những điều kiện lịch sử, xã hội và tựnhiên nhất định mà xu hướng nào nổi trội Theo đó, trong hai thập kỷtrở lại đây, xu hướng phân tách đang trở thành một trào lưu khá rộngkhắp Nhiều quốc gia bị xé lẻ, chia nhỏ, nhiều quốc mới được hìnhthành: Liên Xô (cũ) bị chia tách ra làm 15 quốc gia độc lập có chủquyền; Nam Tư từ 6 nước cộng hòa, qua chiến tranh “huynh đệ tươngtàn” gần một thập kỷ, nay chỉ còn 2 nước cộng hòa Xecbia vàMôngtênêgrô; trong đó Môngtênêgrô và tỉnh Côsôvô của Xecbia đangtiếp tục đòi tách ra; Tiệp Khắc chia tách làm 2 nước là Séc và

Trang 5

Slôvakia; Đông Timo tách ra khỏi Inđônêxia và chính thức trở thànhthành viên thứ 189 của Liên Hợp Quốc tháng 5/2002… đã chứng tỏ

xu hướng hợp nhất, hay tách ra của các quốc gia dân tộc là trào lưukhá mạnh mẽ

Cùng với đó, thế giới cũng đang chứng kiến hiện tượng “phụchưng” tộc người mạnh mẽ Ý thức tộc người, dân tộc được thức tỉnh

và đi đến đấu tranh đòi các quyền dân tộc, đề cao độc lập tự chủ, tựquyết, tự cường, chống lại sự can thiệp áp đặt từ bên ngoài Đây làmột xu thế trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia dân tộc hiện nay.Như Đảng ta nhận định: “Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cườngcuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển củamình”(1) Tuy nhiên, phong trào ly khai, đòi tự trị, “chủ quyền”, “độclập” diễn ra ở khắp các châu lục đã gây ra các cuộc xung đột đẫm máurất thảm khốc, kéo dài dai dẳng Đây là biểu hiện của mâu thuẫn vàxung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới đang có chiều hướng gia tăng,trở nên hết sức nóng bỏng Mâu thuẫn xung đột dân tộc, sắc tộc diễn

ra khắp thế giới không phụ thuộc vào khu vực địa lý, thể chế chính trị,hay trình độ phát triển kinh tế, xã hội Nó diễn ra ở cả những nướcphát triển hàng đầu thế giới như nhóm G8 đến những nước nghèo nàn,lạc hậu nhất ở Châu Phi như: Ru-an-đa, Ru-đa-ni, Công gô, Xu đăng,Ê-ti-ô-pi-a, Mô dăm bích

Xét đến cùng, mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc bao giờcũng xuất phát và mang nội dung lợi ích giai cấp và dân tộc, bị kíchđộng bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dân tộc sô vanh, dân tộc ly khai,dân tộc hẹp hòi, phân biệt chủng tộc… Do vậy, chỉ có đứng trên quanđiểm lập trường của giai cấp công nhân mới nhận thức và giải quyết

Trang 6

một cách đúng đắn vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, sắc tộc, mớixóa bỏ tận gốc những mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc.

Hình thức của mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc diễn radưới nhiều màu sắc khác nhau Đó là sự xung đột về văn hóa ngônngữ giữa cộng đồng nói tiếng Pháp và cộng đồng nói tiếng Anh ởbang Quê bếch (Canada) liên tục xảy ra đấu tranh đòi tách bang này rakhỏi Canada mặc dù đã được trao quy chế tự trị Có khi mâu thuẫn,xung đột dân tộc, sắc tộc diễn ra dai dẳng, âm ỉ, lúc lại gay gắt mangtính chủng tộc như cuộc xung đột lâu dài đẫm máu do chủ nghĩa phânbiệt chủng tộc A-pac-thai ở Nam Phi gây ra mà tàn dư của nó vẫn cònảnh hưởng đến ngày nay giữa những người da trắng với người da đen

ở bản xứ Có những xung đột về đất đai, lãnh thổ như cuộc tranh chấpđất đai giữa các chủ trại da trắng và đông đảo nông dân da đen ởBôtsana hiện nay Ngay ở nước Mỹ - nước thường xuyên đi rao giảng

“nhân quyền”, “bình đẳng”, “tự do” thì tình trạng mâu thuẫn và xungđột chủng tộc vẫn còn khá phổ biến Vào những năm 60 của thế kỷ

XX, ở các công viên và những nơi vui chơi giải trí người ta bắt gặpnhững khẩu hiệu “cấm chó và người da đen”; thì nay Chính phủ Mỹvẫn đang dung túng cho Đảng 3K - Đảng cực đoan phân biệt chủngtộc của người da trắng, có những hành vi ngược đãi, miệt thị đối vớingười da đen, da đỏ và người Châu Á nhập cư Ngoài ra, còn có nhiềucuộc xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc mang màu sắc tôn giáo nhưxung đột giữa tộc người theo đạo Thiên chúa và nhóm tộc người theođạo Hồi ở Philipin; giữa người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo ở Ấn

Độ và Pakixtan; giữa những người theo đạo Xích và người theo Phậtgiáo ở Srilanka… Có nơi, xung đột, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc trở

Trang 7

thành những cuộc nội chiến “nồi da nấu thịt” như ở Nam Tư; Trecsnha(Nga), ở Apganixtan Có nơi lan rộng thành chiến tranh có tính chấtkhu vực như ở Trung Đông giữa các nước Ả rập với người Ixaren;giữa hàng chục nước ở vùng hồ lớn Châu Phi Nhiều cuộc xung độtdân tộc, sắc tộc đã và đang bị các thế lực bên ngoài lợi dụng, can thiệplàm tăng thêm mâu thuẫn, xung đột…

Những đặc điểm trên là những cơ sở cho chúng ta thấy quan hệdân tộc, sắc tộc trên thế giới là vấn đề rất nóng bỏng, phức tạp, nhứcnhối của nhiều quốc gia, khu vực Mối quan hệ dân tộc, sắc tộc đã vàđang bùng nổ thành các cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ, khu vực ởnhững quy mô, phạm vi, cường độ, tính chất, mức độ khác nhau, tạo

ra rất nhiều điểm nóng trên thế giới, làm cho tình hình an ninh, hòabình thế giới bất ổn định có tác động ảnh hưởng tới tất cả các quốcgia, dân tộc trên thế giới

Châu Âu là châu lục có trình độ phát triển kinh tế, xã hội pháttriển nhất trên thế giới, chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển sớm nhất,quá trình nhất thể hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng nhất (EU);chiến tranh đã vắng bóng lâu nhất; nhưng trong những năm gần đâymâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc lại bùng nổ dữ dội Trào lưu lykhai, đòi “tự trị” đã và đang nổ ra rầm rộ khắp Châu Âu Điển hìnhcho những cuộc mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc tập trung ởNam Tư và Liên Xô (cũ) Xung đột dân tộc đã khiến cho Nam Tư tan

rã Liên bang, mở đầu là sự tách ra của Cộng hòa Crôatia mà cái giáphải trả là chục ngàn binh sĩ và dân thường bị chết Nội chiến diễn rađẫm máu hàng chục năm ở Cộng hòa Bôtxnhia và Hecxêgôvina - giữa

ba nhóm sắc tộc: Xecbia, Crôatia và Hecxêgôvina đã tàn phá nặng

Trang 8

nước Cộng hòa này Sau đó, xung đột sắc tộc lại diễn ra khốc liệt tạitỉnh Côsôvô thuộc Cộng hòa Xecbia của Liên bang Nam Tư (cũ).

Côsôvô vốn là vùng đất chung sống của hai bộ phận cư dân:Người gốc Anbani theo đạo Hồi và người Xecbia theo dòng Chínhgiáo (một dòng của đạo Thiên chúa) Trước khi xảy ra xung độtCôsôvô là tỉnh tự trị nằm trong Cộng hòa Xecbia với 90% dân số làngười gốc Anbani Hồi giáo Năm 1992, Tổng thống Milôsêvich đã bãi

bỏ quy chế “tự trị” của người Côsôvô, đây là “cơ hội” để tư tưởng cựcđoan, ly khai của người gốc Anbani đã âm ỉ lâu nay được dịp bùngphát dữ dội Họ thành lập quân giải phóng Côsôvô (KLA) Được sựngầm giúp đỡ của Anbani và Phương Tây đứng đầu là Mỹ, người gốcAnbani nổi dậy chống quân đội Liên bang, bắn giết người gốc Xecbia,dựng lên Chính phủ tự phong đứng đầu là Ông Rugôva Liên bangNam Tư đưa thêm quân đội và vũ khí vào Côsôvô làm cho xung độtcàng đẫm máu Mỹ ra sức nuôi dưỡng lực lượng KLA để chống lạiquân đội Liên bang Trước nguy cơ thất bại của lực lượng quân nổidậy gốc Anbani, Mỹ và NATO đa vu cáo Chính phủ Milôsêvich thảmsát dân thường, ép Nam Tư phải rút quân khỏi Côsôvô và trao quyền

tự trị rộng rãi cho Côsôvô Trước sự cương quyết của Nam Tư, Mỹ vàNATO đã mở cuộc không kích quy mô lớn trong 3 tháng trời tàn phá

và triệt hạ nặng nề Nam Tư, buộc Chính phủ Milôsêvich phải nhânnhượng, rút quân khỏi Côsôvô, đặt Côsôvô dưới sự điều hành của lựclượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc, lấy tên là UMMIC Hiện nay,

ở Côsôvô, cuộc xung đột giữa hai cộng đồng cư dân gốc Anbani vàXecbia vẫn diễn ra, lực lượng UMMIC gần như bị bất lực, không bảo

vệ được người gốc Xecbia và ngay cả chính họ cũng bị giết và tấn

Trang 9

công khá nhiều Tình hình Nam Tư đã và đang có nguy cơ tan vỡ Liênbang khi Cộng hòa Môngtênêgrô đang đòi phân tách và tuyên bố độclập.

Ở Liên Xô (cũ) nay là Liên bang Nga, với 130 tộc người sinhsống trên lãnh thổ rộng nhất thế giới nên vấn đề dân tộc, xung đột dântộc, sắc tộc lại càng phức tạp Điển hình là tình trạng tranh chấp vềlãnh thổ, mâu thuẫn tôn giáo gay gắt ở Nagornia Cara bắc hơn haichục năm nay chưa được giải quyết giữa hai nước Acmênia (theoThiên chúa giáo) và Adecbaizan (theo Hồi giáo) Sự bất đồng giữaNga và Grudia về vấn đề Apkhadia vẫn gay gắt Đây là lãnh thổ củaGrudia tuyên bố là của họ nhưng hầu hết cư dân là người Nga vàApkhadia đã tuyên bố thuộc Nga Bản thân trong nước Nga, hàngchục năm nay vẫn chưa giải quyết được dứt điểm vấn đề Trecsnhianước Cộng hòa vùng Capscazơ của Liên bang Nga Dân số thuộcngười Trécchen theo đạo Hồi và một số ít người Nga Do ảnh hưởngcủa tư tưởng dân tộc cực đoan những năm 1992 - 1993, TướngĐuđaep, một Tướng không quân của Liên Xô (cũ) người gốcTrecsnhia đã đi theo và được sự ủng hộ của chủ nghĩa Hồi giáo cựcđoan xây dựng lực lượng quân đội và xưng là Tổng thống của Cộnghòa Trecsnhia “độc lập” Phiến quân Trecsnhia đã gây cho quân độiLiên bang tổn thất nặng nề và tiến hành khủng bố dã man Quân độiLiên bang đã hai lần tập trung quân lớn tấn công vào phiến quân vàonhững năm 1994, 1996 nhưng đều bị sa lầy ở đó Phiến quân rút vàochiến tranh du kích, tiến hành khủng bố, bắt cóc làm hàng ngàn binhlính Liên bang thiệt hại Năm 1999, khi Tổng thống Nga Putin cươngquyết trấn áp quân nổi dậy, đánh tiêu diệt số lớn phiến quân, làm cho

Trang 10

phiến quân phải rút vào vùng núi hiểm trở giáp Grudia để hoạt độngquấy nhiễu, khủng bố đến nay vẫn còn âm ỉ chưa giải quyết dứt điểm.Cuộc chiến ở Trecsnhia đã phá hủy hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng củanước Cộng hòa này, làm cho sản xuất đình đốn trong nhiều năm.

Ở Bắc Ailen thuộc Anh, mâu thuẫn và xung đột giữa cộng đồngngười theo đạo Tin lành với cộng đồng người Thiên chúa giáo hơn 30năm nay vẫn đang tiếp diễn Lãnh tụ Jôn Ađam của người Tin lànhvẫn đang lãnh đạo cộng đồng đấu tranh đòi tự trị Phong trào ly khai

xứ Batxcơ ở Tây Ban Nha đã và đang diễn ra khủng bố sát hại dânthường nhằm mục tiêu đòi độc lập cho xứ Batxcơ Phong trào ly khai

ở Bắc Italia nhằm tách khỏi miền Nam nghèo khó hơn; Đảo Cooc xơcủa Pháp tiếp tục đòi tách ra khỏi Pháp, phong trào đấu tranh chốngChính phủ Pháp gia nhập Hiến pháp chung Châu Âu vừa qua cũng lênmạnh Ở đảo Síp, mâu thuẫn và xung đột giữa người Síp gốc Hy Lạp

và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ từ nhiều thập kỷ nay vẫn chưa giảiquyết dứt điểm, họ đã chia tách thành hai khu vực tự trị Tình hìnhtrên cho thấy, Châu Âu - từ sau “chiến tranh lạnh”, chiến tranh lớnkhông xảy ra, nhưng xung đột dân tộc, sắc tộc dưới nhiều hình thức,màu sắc có xu hướng gia tăng ở nhiều nước, nhiều khu vực gây ảnhhưởng lớn đến tình hình hòa bình, an ninh thế giới

Châu Á - lục địa liền kề với Châu Âu cũng diễn ra rất gay gắt,

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay hiếm khi nào Châu Á imtiếng súng do xung đột dân tộc, sắc tộc gây ra Điểm nóng từ hơn nửathế kỷ nay ở Châu Á và thế giới là vùng Trung Đông: Sau Nghị quyếtcủa Liên Hợp quốc về việc thành lập hai nhà nước Do Thái và Ả Rậptrên vùng lãnh thổ Palextin Năm 1947 Nhà nước Do Thái thành lập

Trang 11

lấy tên là Ixaren được sự ủng hộ của Mỹ và Phương Tây lập tức xâmchiếm đất đai của người Ả Rập, ngăn cản người Ả Rập Palextin thànhlập nhà nước độc lập Vào những năm 60 thế kỷ XX họ gây ra haicuộc chiến tranh với các nước Ả Rập trong khu vực như Ai Cập,Gioocđani, Li Băng, Xiri và chiếm đóng một vùng rộng lớn lãnh thổ ẢRập Người Ả Rập Palextin đã kiên cường đấu tranh chống Ixaren đòiquyền độc lập dân tộc đứng đầu là cố Tổng thống Araphat Hiện naytiến trình hòa bình Trung Đông vẫn đang bế tắc do thái độ hiếu chiếncủa Ixaren đứng đầu là Thủ tướng Xarôn và sự ủng hộ người Do Tháitriệt để của Mỹ, làm cho người dân Palextin vẫn chưa có nhà nước độclập, bị Ixaren chèn ép và đàn áp trong bạo lực Đặc biệt ở khu bờ Tâysông Gioocđan và dải Gada hiện nay hiếm thấy có ngày không xảy rabạo lực, bắn giết đẫm máu.

Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakixtan vẫn căng thẳng gần nửa thế kỷnay Bắt đầu từ kế hoạch phân chia thâm độc của thực dân Anh, năm

1948, phần đất Tây bắc Ấn Độ tách ra thành lập nước cộng hòaPakixtan của những người Hồi giáo, tạo ra một làn sóng di cư lớn củangười theo đạo Hồi ở Ấn Độ đến Pakixtan gây ra sự hỗn loạn và mâuthuẫn, xung đột giữa những người vốn cùng một nước trước đây:Điểm nóng giữa Ấn Độ và Pakixtan là bang Casơmia thuộc Ấn Độnhưng lại có đa số người Hồi giáo sinh sống Pakixtan liên tục hậuthuẫn cho người Hồi giáo ở Casơmia gây ra các cuộc khủng bố dãman, kích động họ đấu tranh đòi sáp nhập vào Pakixtan Mặt khác, Mỹ

ra sức giúp đỡ Pakixtan về quân sự để chống lại Ấn Độ và có lúc đãgây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước này Cuộc xung đột chiếntranh giữa Ấn Độ và Pakixtan trong vài chục năm qua đã cướp đi sinh

Trang 12

mạng của hơn 50.000 người chết và hàng chục ngàn người phải sốngcảnh khốn cùng.

Xung đột và nội chiến cũng xảy ra đẫm máu ở Srilanka trong vàithập kỷ nay giữa lực lượng “Những con hổ giải phóng Tamin” của tộcngười Tamin với Chính phủ Srilanka làm hàng chục vạn người chết,kinh tế suy thoái Người Tamin trước sau vẫn chủ trương dùng bạolực, khủng bố để tách ra khỏi Srilanka Hiện nay Chính phủ Srilankađang cố gắng thuyết phục quân Tamin ly khai ngồi vào đàm phán,chấm dứt xung đột

Đất nước Ápganixtan ở Trung Á mấy chục năm liên tục chìmtrong khói lửa chiến tranh, xung đột dân tộc, tôn giáo giữa cộng đồngtộc người Pastan, người Udơbếch, người Tatgoc, người Tácta; giữadòng Hồi giáo Siai và Suít Đàn ông nước này chỉ biết đến nghề chiếnbinh, chém giết Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ và đồng minh tấn côngvào Ápganixtan xóa bỏ chính quyền Taliban thân với trùm khủng bốBinlađen và lập ra Chính phủ của Tổng thống Kandai Tuy nhiên, domục đích của Mỹ không phải nhằm ổn định tình hình đất nướcÁpganixtan cho nên quân Mỹ vẫn tiếp tục truy lùng, bắn giết, không

hề làm giảm đi những mâu thuẫn, xung đột tộc người, tôn giáo ở đâycàng làm cho đất nước này thêm tan hoang, tiêu điều

Đông Nam Á, vùng địa lý chiến lược nối Châu Á với Thái BìnhDương và thế giới, từ nhiều năm qua đã liên tục xảy ra xung đột dântộc, sắc tộc Cộng hòa Inđônêxia từ khi giành độc lập từ tay Hà Lan đãliên tục phải đối mặt với tình trạng ly khai đòi độc lập của ĐôngTimo Năm 1998 - 1999 đã bùng nổ sung đột dữ dội giữa một bên làlực lượng ủng hộ ly khai và một bên ủng hộ Đông Timo tiếp tục thuộc

Trang 13

Inđônêxia khiến cho 250.000/800.000 người dân Đông Timo phảichạy tị nạn Vấn đề Đông Timo đã bị quốc tế hóa, Mỹ, Ôxtrâylia… đãđưa lực lượng hòa bình đến khu vực này để giải quyết theo ý định của

Mỹ Cuộc bầu cử Quốc hội Đông Timo (5/2001) đã mang lại chiếnthắng cho “lực lượng vũ trang giải phóng Đông Timo - Fretilin” và đãbầu Tổng thống đâu tiên của Đông Timo (4/2002) và Đông Timo táchkhỏi Inđônêxia thành một quốc gia độc lập Hiện nay các tỉnh Achê,Malucu của Inđônêxia tiếp tục đấu tranh đòi độc lập, riêng cuộc bạođộng ở Achê diễn ra từ năm 1978 đến nay đã làm hơn 10.000 chết

Ở Philipin, người Hồi giáo tập trung ở Miền Nam nhất là ở đảoMinđanao đấu tranh đòi tách ra khỏi Philipin hoặc lập ra Nhà nướcHồi giáo Họ thành lập mặt trận giải phóng Mônrô để tiến hành chiếntranh du kích (MNF), nhiều lần giao tranh với quân Chính phủ Gầnđây liên tục tấn công, bắt cóc khách du lịch, khủng bố để gây sức épvới Chính phủ, làm cho tình hình thêm căng thẳng Ở nhiều nước khácphong trào ly khai cũng hoạt động mạnh như xung đột giữa cộng đồngCuốc ở Irắc và Thổ Nhĩ kỳ Dưới sự hỗ trợ của Phương Tây, cộngđồng người Cuốc ở đây ra sức hoạt động đòi thành lập Nhà nướcCuốcdixtan Người Tây Tạng theo Phật giáo ở Trung Quốc dưới sựlãnh đạo của phần tử lưu vong Đạt lai lạt ma liên tục giương cao ngọn

cờ ly khai, “độc lập” Người Caren ở Myanma cũng liên tục đấu tranhđòi phân tách

Châu phi - một Châu lục nghèo đói và kém phát triển nhất trênthế giới nhưng cũng là châu lục có cường độ xung đột nhiều nhất trênthế giới Năm 1994, ở Ruanđa và Burunđi nổ ra lò lửa xung đột sắctộc làm hơn một triệu người chết giữa hai tộc người Hutu và Tútsi sau

Trang 14

sự kiện hai vị Tổng thống của hai nước này hy sinh tại sân bay Kigalingày 06/4/1994 Năm 1998, ở Công gô nổ ra cuộc nội chiến giữa quânnổi dậy của ông Kabilla với quân đội Chính phủ Cuộc chiến này kéotheo nhiều nước trong khu vực tham gia do ủng hộ cả hai phía Đếnnay, nước Cộng hòa Công gô bị phân chia làm hai: Cộng hòa Công gô

và Cộng hòa Dân chủ Công gô Năm 1997 nổ ra chiến tranh giữaÊtiôpia và Êtơrêia Người Thiên chúa giáo ở Miền Nam Xu đăng giatăng các hoạt động chống phá và ly khai Phong trào Hồi giao cựcđoan ở Angiêri liên tục tiến hành khủng bố thảm sát Còn nội chiến ởSômali trong vài năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX đã làm hơn 30 vạnngười chết đói và hơn 1 triệu người tị nạn

Châu Mỹ - Châu lục nằm ở bán cầu Tây, mâu thuẫn và xung độtchủ yếu mang màu sắc chủng tộc, phân biệt giữa người da trắng vớingười da đen, da đỏ ở Mỹ, Mêhicô, Canađa Mấy năm gần đây ở Mỹbùng nổ một sự kiện làm cả thế giới quan tâm theo dõi: Bốn cảnh sát

da trắng hành hạ một người da đen, nhưng lúc đầu Toà án tuyên bốbốn cảnh sát đó vô tội Lập tức có một cuộc phản ứng của tất cả người

da đen ở Mỹ (≈ 30 triệu ≈ 13% dân số) Sự phản ứng đó gây hậu quảkhá nghiêm trọng cho nước Mỹ Ở Canađa mâu thuẫn về văn hoá,ngôn ngữ đã dẫn đến cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 ở bang Quê bếchđòi phân tách, “độc lập” Nhưng đã có 51% số người vẫn ủng hộ Quêbếch thuộc Canađa Năm 1994, người da đỏ ở bang Chi-a-phát củaMêhicô nổi dậy chống lại quân Chính phủ đã nổ ra xung đột dữ dội.Người da đỏ vì sự khốn cùng do bị chèn ép đã đấu tranh buộc Chínhphủ Mêhicô phải thương lượng đình chiến và ký hiệp định về pháttriển kinh tế - xã hội cho vùng lãnh thổ của người da đỏ Ngoài ra

Trang 15

Nicaragoa, Cô lôm bia phong trào du kích, ly khai cũng liên tục diễn

ra trong mấy chục năm nay chưa chấm dứt

Châu Đại dương vốn là lục địa của thổ dân Châu Úc từ thế kỷVIII, người da trắng ở Châu Âu, Châu Mỹ đã xâm lược và di dân đếnđây thực hiện chính sách “khai hoá” nhưng thực chất là đàn áp, áp bứcbóc lột Đặc biệt chúng đã tiêu diệt 80% thổ dân ở đây làm cho mâuthuẫn giữa người da trắng di cư đến và thổ dân kéo dài hàng thế kỷ.Hiện nay, các bộ lạc thổ dân vẫn đang đấu tranh cả bằng bạo lực vàphương pháp hoà bình đòi Chính phủ cải thiện đời sống và trao quyền

tự trị cho họ Năm 2000, đảo quốc Fiji nổ ra cuộc đảo chính lật đổChính phủ hợp hiến của Thủ tướng Chanđri người gốc Ấn Độ do mâuthuẫn giữa người bản xứ và người gốc Ấn Độ dai dẳng, âm ỉ từ nhiềunăm nay…

Trên đây là bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ dân tộc, sắc tộctrên thế giới đang diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, đủ mọi màu sắc,tính chất, mức độ, theo nhiều chiều hướng và luôn gắn liền với vấn đềtôn giáo và đấu tranh giai cấp Trong đó xu hướng mâu thuẫn, xungđột dân tộc, sắc tộc dẫn đến ly khai, phân tách, đòi “độc lập” khá phổbiến Điều đó phản ánh tình hình mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộctrên thế giới sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường nếu các Nhà nước,Đảng phải giải quyết không tốt Nhưng tựu trung lại, tình hình mâuthuẫn, xung đột dân tộc vừa có xu hướng gia tăng, vừa có xu hướnggiảm dần (vì hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế khách quan củathế giới hiện nay sẽ tác động, hạn chế dần mâu thuẫn, xung đột); vừađan xen mâu thuẫn, xung đột vừa có hình thái liên minh hợp tác; làvấn đề xảy ra ở từng khu vực, từng quốc gia dân tộc nhưng lại mang

Ngày đăng: 15/10/2016, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w