VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN HẢI PHƯƠNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG NGỪA TAI NẠNTHƯƠNG TÍCH ĐỐI VỚI TRẺ EM TỪ THỰC TIỄN
Trang 2ỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành được luận văn này là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu khôngngừng của học viên trong việc thu thập các tài liệu, xây dựng câu hỏi, tiến hành khảosát thực địa, xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn khoa
Trang 3MỤC ỤC
MỞ ĐẦU: 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ĐỐI VỚI TRẺ EM 8 1.1 Các khái niệm: Trẻ em, tai nạn thương tích trẻ
em 8 1.2 Nhu cầu, khái niệm và nguyên tắc của công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ
em 12 1.3 Nội dung, phương pháp, kỹ năng công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em 17 1.4 Thể chế công tác xã hội trong phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ em 19 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em 21 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI PHÒNG NGỪA TAI NẠNTHƯƠNG TÍCH ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI TỈNH QUẢNG NINH 26 2.1 Thực trạng tai nạn thương tích đối với trẻ em tại tỉnh Quảng Ninh 26 2.2 Thực trạng công tác xã hội phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em tại tỉnh Quảng
Ninh 32 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ĐỐI VỚI TRẺ EM TỪ THỰC TIỄNTỈNH QUẢNG NINH 45 3.1 Truyền thông nâng cao nhận thức về công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em trong toàn tỉnh
45 3.2 Thực hiện nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở và cộng tác viên xã hội làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em 49 3.3 Tham mưu ban hành các chính sách của tỉnh hỗ trợ cho đối tượng trẻ em bị tai nạn thương
tích 51 3.4 Công tác phối hợp để triển khai công tác xã hội phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ
Trang 43.5 Đổi mới công tác quản lý nhà nước và kiểm tra giám sát về phòng ngừa tai nạnthương tích đối với trẻ em 63
3.6 Huy động nguồn lực từ chính quyền, gia đình và cộng đồng trong công tác phòngngừa tai nạn thương tích trẻ em 64
3.7 Xây dựng mô hình “Cộng đồng an toàn” trong phòng ngừa tai nạn thương tích đốivới trẻ em tại cộng đồng
KHẢO 71 PHỤLỤC 74
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVCSTE Bảo vệ chăm sóc trẻ emCĐAT Cộng đồng an toànCTXH Công tác xã hộiHCĐB Hoàn cảnh đặc biệt
LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hộiTNTT Tai nạn thương tích
TNTTTE Tai nạn thương tích trẻ emUBND Ủy ban nhân dân
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
Trang 6MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, được chính thức ra đời căn cứtheo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 (sau đây gọi tắt làĐề án 32) Sau khi Đề án 32 được phê duyệt, các hoạt động CTXH đã được các cơquan và các tổ chức xã hội quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau gópmột phần phòng ngừa, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương giải quyết khókhăn và hòa nhập với cuộc sống của cộng đồng.
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộngđồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạonhững điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó Nghề CTXH thúc đẩy sựthay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lựcvà giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái,dễ chịu Nghề CTXH có bốn chức năng: Chức năng chữa trị, chức năng phòngngừa, chức năng phục hồi và chức năng phát triển.
Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơrơi vào HCĐB, trong đó có công tác phòng ngừa tai nạn thương tích đối tượng trẻem đã được các cơ quan ban ngành, các tổ chức quần chúng và cộng đồng thực hiệnvới nhiều hoạt động đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng chăm sócvà bảo vệ trẻ em nói chung và phòng ngừa TNTT đối với trẻ em nói riêng.
Tuy nhiên, từ trước tới nay ở tỉnh Quảng Ninh chưa có nghiên cứu nào đềcập CTXH trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em.
Trong nhiều năm trở lại đây, việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, haymô hình phòng ngừa TNTT đối với trẻ em đã được triển khai tại các địa phươngtrong tỉnh, song chưa mang tính chuyên nghiệp của nghề CTXH Chính vì thế việctổ chức các hoạt động phòng ngừa TNTT cho trẻ em kém hiệu quả.
Từ những lý do trên tôi nhận thấy, việc thực hiện nghiên cứu: “Công tác
xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương đối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” vào thời điểm này là thực sự cần thiết Từ kết quả những nghiên cứu
Trang 7sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTXHtrong phòng TNTT đối với trẻ em tại tỉnh Quảng Ninh, góp phần ngăn ngừa sự giatăng và phát sinh mới những vấn đề liên quan đến TNTT của trẻ em, đồng thời thúcđẩy nghề CTXH phát triển chuyên nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, những người làm công tác xã hội Trong phạm vi các công trình có liên quan đến đề tài, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, các đánh giá,bài viết tiêu biểu.
Thứ nhất, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em nói chung “Nghiên cứu việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của tác giả Nguyễn Hữu Minh và Đặng Bích Thủy đã đề cập đến việc
nghiên cứu và thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, chỉ ra những thách thức và bấtcập khi triển khai quyền của trẻ em, đề cập một số vấn đề về mối quan hệ giữa việcthực hiện quyền trẻ em với các yếu tố tác động trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng
Bích Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đốimặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động sớm, bịxâm hại, bị bỏ rơi
Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ
em” của tác giả Nguyễn Hải Hữu – Nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ
em nhận định hầu hết các quốc gia đều xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, đặc biệtchú trọng phát triển hệ thống Trung tâm CTXH với trẻ em ở cấp huyện hoặc ở cụmxã để thực hành cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Bài viết “Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc
phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ
Thị Ngọc Phương nhận định tại Anh, M , c, Philippines, Thái Lan, Singapore,Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của cácbộ và cơ quan nhà nước.
Thứ hai, một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến phòng ngừa
Trang 8Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đã ban hành các điều luật bảo về chămsóc và giáo dục trẻ em, quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệtchương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013- 2015, banhành ngày 11/11/2013 số ra 2158/QĐ- TTg do Bộ Lao động- Thương binh và Xãhội chủ trì và phối hợp thực hiện, quyết định số 1608/QĐ- GTVT ngày 29/4/2014của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành kế hoạch phòng chống tainạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 đến các cuộchội thảo về TNTT.
“Báo cáo Thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em” do UNICEF
thực hiện năm 2008 tập trung vào các loại hình thương tích không chủ định và đã phân loại các loại hình thương tích phổ biến đối với trẻ em hiện nay cùng với những kiến nghị.
“Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam”
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNICEF thực hiện năm 2010 đã nhận định được các loại hình TNTT đối với trẻ em ở Việt Nam, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm khắc phục thực trạng TNTT đối với trẻ em ở Việt Nam.
Luận án tiến s “Nghiên cứu giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn thương
tích cho học sinh tiểu học dựa vào nhà trường tại thành phố Đà Nẵng” của
Nguyễn Thúy Quỳnh đã đề cập những nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích đối với học sinh tiểu học, qua đó đưa ra những giải pháp phòng chống TNTT cho học sinh tiểu học dựa vào nhà trường.
Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phòng ngừa tai nạnthương tích ở trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Theo tìm hiểu của tôi, ở Quảng Ninh chưa có công trình nghiên cứu từ gócđộ Công tác xã hội đối với việc phòng ngừa tai nạn thương tích ở trẻ em.
Trong qua trình xây dựng dự thảo Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày02/11 /2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về Phê duyệt Chương trình Bảovệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015, trong đó có nội dung phòng, ngừa tai nạn thươngtích trẻ em có thể có những nghiên cứu làm cơ sở cho việc soạn thảo quyết địnhnày Tuy nhiên, học viên chưa có điều kiện tiếp cận các tài liệu này.
Từ những công trình nghiên cứu, những đánh giá, bài viết kể trên có thể nhậnthấy các tác giả đã tập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số nội dung như:
Trang 9hiện quyền trẻ em ở Việt Nam với góc độ lý luận và thực tiễn, cách nhìn nhận vềvấn đề TNTT đối với trẻ em ở Việt Nam, phân tích về các loại hình TNTT phổ biếnở trẻ em Các phương pháp chủ yếu được vận dụng trong quá trình nghiên cứu làđiều tra, khảo sát, nghiên cứu có sự tham gia.
Quá trình tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tàichúng tôi nhận thấy vấn đề TNTT đối với trẻ em đã được nhiều nhà khoa học, nhànghiên cứu, chuyên gia quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độkhác nhau Tuy vậy, vấn đề về TNTT đối với trẻ em tiếp cận của CTXH trongphòng ngừa TNTT đối với trẻ em chưa có công trình nghiên cứu chính thức đề cậpđến và đây là lý do chính để tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.
Như vậy, dưới góc độ nghiên cứu liên ngành, các nghiên cứu ở trên đã cónhiều phát hiện về công tác phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em và nêu ra các giảipháp có tính thiết chế v mô, nhưng chưa thực sự quan tâm tới công tác phòng ngừaTNTT cho trẻ em và chưa đưa ra được nhiều mô hình phòng ngừa cụ thể.
Đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích
đối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” từ góc độ Công tác xã hôi,có thêm một
số phát hiện so với các nghiên cứu trước Luận văn có ý ngh a như sau:
Thứ nhất, đây là nghiên cứu công tác xã hội trong phòng ngừa TNTT
đối với trẻ em cụ thể là loại bỏ các yếu tố nguy cơ, tạo môi trường an toàn cho trẻ.
Thứ hai, nêu lên được các hoạt động trợ giúp cho nhóm trẻ em thông qua
việc khai thác, sử dụng các mô hình hỗ trợ trẻ em dựa vào cộng đồng (đó chínhnhững nguồn lực có sẵn trong cộng đồng).
Thứ ba, xây dựng mô hình “Cộng đồng an toàn” trong phòng ngừa tai nạn
Trang 103.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác xã hội trong phòng ngừa tainạn thương tích đối với trẻ em hiện nay.
- Điều tra, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến tai nạnthương tích đối với trẻ em tại tỉnh Quảng Ninh.
- Điều tra, đánh giá thực trạng công tác xã hội phòng ngừa tai nạn thươngtích đối với trẻ em tại tỉnh Quảng Ninh.
- Xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian được thực hiện từ tháng 01/2016 đến hết tháng 5/2016.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng tư liệu từ các công trình sau:
- Các báo cáo: Nghiên cứu các Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh về tìnhhình kinh tế - xã hội; báo cáo về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, báo cáo tìnhhình tai nạn thương tích đối với trẻ em từ năm 2011 đến năm 2015 trong toàn tỉnhcủa Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
- Văn bản pháp lý: Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1990,Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày11/11/2013 của thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình phòng, chống tai
Trang 11nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013- 2015, Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày02/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Chương trình bảo vệtrẻ em giai đoạn 2011- 2015, Quyết định số 3525/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 củaỦy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em tỉnhQuảng Ninh giai đoạn 2013- 2020, Kế hoạch số 282 KHLT/LĐTB&XH-GD&ĐT-YT- VHTT&DL- ĐTN-HLHPN ngày 25/2/2013 về phòng chống đuối nước cho trẻem tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013- 2015.
- Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, các mô hình, bài viết vềphòng chống TNTT đối với trẻ em của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giảtrong và ngoài nước.
5.2 Phỏng vấn sâu
- Đối tượng: Cán bộ LĐTBXH và lãnh đạo xã; trẻ em; cha, mẹ (người nuôidưỡng).
- Dung lượng mẫu: 300 mẫu.
- Cơ cấu mẫu: Cán bộ LĐTBXH và lãnh đạo xã (100), trẻ em (100), cha, mẹ người nuôi dưỡng (100).
5.3 Phương pháp quan sát
- Quan sát về môi trường, cơ sở hạ tầng của địa phương.
- Quan sát về điều kiện sống, các loại phương tiện được sử dụng trong sinhhoạt, sản xuất của các hộ gia đình.
- Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp, các hoạt động vui chơi, lao động vàtrạng thái tâm lý của trẻ em.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 12Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin đầy đủ về thực trạng TNTTvà CTXH trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em tại tỉnh Quảng Ninh Trên cơ sởđó có thể được các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham khảo trong việc hoàn thiện chínhsách và góp phần vận dụng CTXH hiệu quả trong triển khai các giải pháp vềphòng ngừa TNTT đối với trẻ em.
7 Cơ cấu luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tíchđối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội trong phòng ngừa tainạn thương tích đối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh.
Trang 13Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ Ý U N VỀ C NG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNGNGỪA TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ĐỐI VỚI TRẺ EM
1.1 Các khái niệm: Trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em
Trong tâm lý học, khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sựphát triển tâm lý - nhân cách con người Các nhà tâm lý học rất quan tâm nghiêncứu sự phát triển tâm lý của trẻ em trong độ tuổi từ lúc lọt lòng mẹ đến tuổi dậy thì.
Trong xã hội học, trẻ em được nhìn nhận như một nhóm nhân khẩu đặc biệttrong quá trình xã hội hóa, đang học đóng vai trò cũng như tiếp thu kiến thức, kỹnăng để tham gia hành động xã hội với tư cách là một chủ thể có độ tuổi từ 16 tuổitrở xuống [9, tr 199].
Trên thực tế khi đưa ra khái niệm về trẻ em có sự khác nhau giữa các quốcgia, cũng như khác nhau về mỗi giai đoạn lịch sử, phụ thuộc vào các điều kiện kinhtế xã hội, thể chế văn hóa, tập quán… Mỗi quốc gia có sự xác định độ tuổi trẻ em đểphân biệt với người trưởng thành Nhiều quốc gia trên thế giới thường lấy mốc dưới18 tuổi để xác định ranh giới dành cho trẻ em Trong một chừng mực nhất định,khái niệm “trẻ em” hay “người chưa thành niên” là những thuật ngữ để chỉ nhữngngười chưa đủ 18 tuổi, nhưng trên phương diện pháp lý thì tùy vào đối tượng vàmục đích điều chỉnh mà ở một số văn bản có sự phân biệt rõ ràng.
Theo Công ước của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em tại Điều 1 Công ước củaLiên Hợp Quốc về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có ngh a là mọi người dưới 18tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niênsớm hơn”.
Trang 14Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004): “Trẻ em quy địnhtrong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Ngoài ra trong Bộ luật Tố tụngHình sự cũng sử dụng khái niệm “người chưa thành niên” là người đủ 14 tuổi đếndưới 18 tuổi.
Trẻ em theo góc độ công tác xã hội: Trẻ em được sinh ra với những đặc điểmnhất định tạo ra sự khác biệt cá nhân trên các khía cạnh.
Thể chất (giới tính, hình dạng, vân tay…): Khả năng tư duy và những cá tínhcủa chúng Chính vì vậy trong xã hội, trẻ em được các cá nhân trong xã hội nhìnnhận theo nhiều chiều cạnh khác nhau Dưới đây là bốn góc độ nhìn nhận về trẻ emvà được sự thể hiện thông qua các hành động can thiệp giúp đỡ của xã hội.
Tình thương: Theo góc độ này trẻ em được coi là những chủ thể còn non nớt
về thể chất, trí tuệ vì thế chúng phải là những người được hưởng tình thương khôngchỉ của những người thân trong gia đình mà còn của xã hội thông qua những hànhđộng của các cá nhân với tư cách là những nhà từ thiện như: Bảo vệ, che chở giúptrẻ tránh không bị lâm vào những tình cảnh thiếu ăn, thiếu mặc… Tuy nhiên, đó chỉlà hành động nhân ái, kêu gọi ý thức trách nhiệm, vì thế vẫn chỉ dừng lại ở nhữnghành động giải quyết trước mắt mang tính tình huống.
Nhân đạo: Với quan niệm cho rằng trẻ em là những đứa trẻ xã hội cần phải
bảo vệ ngay tức thì, vì thế hệ quả của cách giải quyết là: Chấm dứt tức thời nhữngnỗi đau khổ và những hiểm nguy mà trẻ đã và đang phải gánh chịu, còn vấn đề cốtlõi được coi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ở trẻ lại vẫn chưa được giải quyếttriệt để.
Phát triển: Với quan niệm cho rằng trẻ em và người lớn đều là những con
người với các đặc trưng và nhu cầu của con người, là những công dân của một quốcgia, thành viên của một cộng đồng nhất định, vì thế trẻ em cần phải có các điều kiệnthích hợp để phát triển, trưởng thành, hữu ích, có năng lực như người lớn, vì thế nhucầu của trẻ cần phải được xem xét từ quan điểm của người lớn.
Sống còn và phát triển: Đó là sự tổng hợp từ các cách nhìn nhận trên [9, tr
190] Tóm lại, những cách nhìn nhận này vẫn còn những hạn chế do nhìn nhận trẻ
Trang 15thế không thể giải quyết được tận gốc vấn đề Như vậy, có rất nhiều định ngh a,cách hiểu về trẻ em và tất cả những định ngh a, cách hiểu đó đều thừa nhận rằngthuật ngữ trẻ em dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của con người từ lúc sinh rađến dưới 16 tuổi Trẻ em là những người còn non nớt về thể chất, tinh thần và dễ bịtổn thương nên chúng cần phải được chăm sóc, bảo vệ, được xã hội tạo mọi điềukiện tốt nhất về trí tuệ, thể lực và nhân cách Trẻ em phải được hưởng mọi quyềnlợi, ngh a vụ đã nêu ra trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
1.1.2 Tai nạn thương tích trẻ em
Tai nạn
Cụm từ “tai nạn” được sử dụng trong nhiều l nh vực khác nhau với nhữngnội hàm khác nhau, tuy nhiên điểm chung nhất thì có thể hiểu tai nạn là một sự kiệnbất ngờ xảy ra, khó lường trước được.
Trong Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn,thương tích trong trường phổ thông thì “Tai nạn là sự kiện không chủ ý gây ra hoặccó khả năng gây ra thương tích”.
Tác giả Trương Xuân Trường cho rằng “Tai nạn là sự kiện xảy ra khôngmong đợi, thường là không theo ý muốn, hay không may, đặc biệt là khi nó gây nênchấn thương, thương tổn hoặc là tử vong Vì vậy, “tai nạn” hiểu đúng nhất là một sựkiện gây ra hay có tiềm năng gây ra thương tích” [18, tr 58].
Thương tích
Trong Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn,thương tích trong trường phổ thông thì “Thương tích là tổn thương thực thể của cơthể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rốiloạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độphù hợp”.
Trong Báo cáo thế giới về phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ em thìkhái niệm thương tích đã được định ngh a là “sự tổn hại về thể chất xảy ra khi cơthể con người bất ngờ phải chịu một lực vượt quá ngưỡng chịu đựng về sinh lý nếu
Trang 16không thì là hậu quả của tình trạng thiếu một trong những yếu tố sống còn như ôxi”.Lực ở đây có thể là cơ, nhiệt, hóa học hoặc bức xạ.
Tai nạn thương tích
Hiện nay, khái niệm “tai nạn thương tích” vẫn chưa có sự thống nhất và rõràng Trong Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành “Chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tíchgiai đoạn 2002 - 2010” đã sử dụng cụm từ “tai nạn thương tích” và trong một số vănbản của các cơ quan nhà nước sau này cũng đã sử dụng cụm từ này, nhưng vẫn chưacó khái niệm cụ thể về “tai nạn thương tích” Dựa trên cơ sở của các khái niệm “tainạn” và “thương tích” trong luận văn khái niệm “tai nạn thương tích” được hiểu lànhững sự kiện (tai nạn) xảy ra không định trước, không theo ý muốn, hay khôngmay (không chủ ý) gây ra sự tổn hại về thể chất cho con người, đó là chấn thương,thương tổn hoặc là tử vong; những tổn hại về thể chất có thể đó là do cơ, hóa học,nhiệt, điện, tình trạng thiếu ôxy.
Thương tích có chủ định (có chủ ý) là do bạo lực gây ra giữa các cá nhânhoặc do cá nhân tự gây ra thương tích, bao gồm hành vi giết người, hành hung, tựsát hay thử tự sát, bị tấn công về tình dục giữa các thành viên trong gia đình hoặc từnhững người thân quen Nói cách khác, ngắn gọn thì thương tích có chủ định làthương tích gây ra do hành vi bạo lực một cách cố ý làm thương tổn cho chính mìnhhoặc cho người khác (ví dụ hành hung, tự sát, thử tự sát, cưỡng hiếp) [18, tr 58].
Phân loại theo nguyên nhân TNTT
Trang 17Chết đuối (đuối nước), tai nạn giao thông, ngã, bỏng, cháy, ngạt tắc đườngthở, vật sắc nhọn cắt đâm, điện giật, sét đánh, ngộ độc, động vật cắn, húc, bom mìnvà các vật liệu nổ, các loại tai nạn thương tích khác [9, tr 305].
Thông thường ta thấy rằng hai khái niệm “tai nạn” chỉ sự bất ngờ khó phòngtránh được và khái niệm “tai nạn thương tích” cũng mang yếu tố bất ngờ nhưng cóthể phòng tránh được, điều đó tùy thuộc vào chiến lược xây dựng giải pháp chotừng loại TNTT đối với đối tượng cụ thể Vì vậy, những cách hiểu thông thường khicho rằng tai nạn là sự khó lường trước được, là sự chấp nhận theo số phận hay sựmay mắn của mỗi người khi không gặp phải, tai nạn nó sẽ làm cho vấn đề tai nạntrở nên phức tạp hơn và không phòng tránh được Tuy nhiên, một thực tế của cácnhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tai nạn gây ra thương tích có thể phòng tránh được,điều này sẽ giúp giải quyết một vấn đề lớn hiện nay liên quan đến trẻ em là TNTT,là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở trẻ em và để lại nhữnghậu quả nặng nề về nhiều mặt.
Khái niệm tai nạn thương tích trẻ em
Từ thực tế, có thể hiểu tai nạn thương tích trẻ em là một sự kiện bất ngờ xảyra đối với trẻ em gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em.
1.2 Nhu cầu, khái niệm và nguyên tắc của công tác xã hội trong phòng ngừatai nạn thương tích đối với trẻ em
1.2.1 Nhu cầu về công tác ã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối vớitrẻ em Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
củacá nhân Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàncho sự phát triển và ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căngthẳng và có thể dẫn tới hậu quả nhất định Theo cách hiểu thông thường, thì ngh a
của từ nhu là cần thiết, còn cầu là đòi hỏi, mong muốn Như vậy, nhu cầu là một yếu
tố cần thiết, tất yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân Theo Từđiển tiếng Việt (2002 của NXB Đà Nẵng): “Nhu cầu là điều đòi hỏi của đời sống tựnhiên và xã hội” và như vậy nhu cầu là cái gì đó được cho là cần thiết, đặc biệt khinó được cho là thiết yếu cho sự sinh tồn của một con người, một tổ chức hay bất kỳ
Trang 18Nhu cầu cấp thấp gồm hai nhu cầu về vật chất và an toàn Nhu cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo cho con người tồn tại bao gồm các hành vi: Ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lại… Nhu cầu về an toàn không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần.
Nhu cầu cấp cao gồm ba nhu cầu về xã hội, tôn trọng và phát triển Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận và được tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội Khi thỏa mãn được nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có xu hướng được tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân như quyền lực, địa vị, uy tín… Cao nhất trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu được phát triển toàn diện Cũng theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độ nhất định sẽ nảy sinh cácnhu cầu bậc cao hơn.
Như vậy, là con người nên trẻ em và người lớn đều có những nhu cầu giống nhau về vật chất như (ăn, mặc, ở, học tập, lao động), nhu cầu về tinh thần (vui chơi, giải trí) và sự yêu thương đùm bọc của người thân Song do trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm lý, tình cảm, thiếu kinh nghiệm sống nên chúng còn phải phụ thuộc nhiều vào người lớn, đó là sự chăm sóc, nuôi nấng dạy dỗ của người lớn…
Ứng dụng lý thuyết nhu cầu khi nghiên cứu về trẻ em nói chung cũng như hoạt động về phòng ngừa TNTT đối với trẻ em, chúng ta có thể xác định hệ thống nhu cầu căn bản của trẻ em, đó là:
Nhu cầu vật chất: Những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển thể lực của trẻ
như: Thực phẩm, nước uống, nơi ở, điều kiện chăm sóc vệ sinh sức khỏe, không khí và môi trường trong sạch, quần áo…
Nhu cầu về mái ấm gia đình: Chỗ dựa vật chất và tinh thần, nơi an toàn
Trang 19cái nôi đầu tiên xã hội hóa trẻ em, từ đây trẻ em được hoạt động, được học cách làm
người, học cách “cho” và “nhận” tình yêu thương nhân loại, học cách gánh vác
trách nhiệm của cha mẹ, anh chị… Mối quan hệ sau này ở tuổi trưởng thành cóthành công hay không là phụ thuộc nhiều vào chất lượng mối quan hệ trong gia đìnhcủa trẻ.
Nhu cầu được vui chơi, học hành, được phát triển trí tuệ: Yếu tố giúp trẻ
được giao tiếp với mọi người, được trải nghiệm cuộc sống và tích lũy những hiểu biết, kiến thức cho mai sau: Sự tham gia những hoạt động vui chơi, sự thu nhận tri thức của trẻ dưới nhiều dạng nhận thức và trong những môi trường khác nhau.
Nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng: Yếu tố ghi nhận vị trí và làm
tăng tính tự tin, nghị lực của trẻ, giúp trẻ vượt qua những khó khăn mỗi khi vấp phải Sự thừa nhận những đặc điểm, tính cách ở trẻ, những lời khen và sự ghi nhận những thành tích mà trẻ đã đạt được trong gia đình và ngoài xã hội.
Tóm lại, khác với người lớn, trẻ em có những nhu cầu đặc biệt như: Nhu cầu được hỗ trợ, nhu cầu được bảo vệ đây là nhu cầu rất quan trọng của trẻ em và cũng chính là những nhóm quyền của trẻ phải được hưởng theo Công ước quốc tế vềquyền trẻ em Trong hoạt động phòng ngừa TNTT đối với trẻ em thì nhu cầu này thể hiện rất rõ nét, đó là: Các em được quyền tự do vui chơi, học tập, giao lưu và trách nhiệm của xã hội là phải tạo ra môi trường an toàn để trẻ em đáp ứng được những nhu cầu này, sự an toàn, được bảo vệ về thể chất cũng như về tinh thần là một trong những nguyên tắc quan trọng khi phòng ngừa TNTT.
Việc nghiên cứu lý thuyết nhu cầu giúp xác định những nhu cầu căn bản của trẻ em, trong đó nhu cầu nào được xem là phổ biến nhất Đồng thời tìm hiểumối quan hệ giữa việc đáp ứng nhu cầu và TNTT có những liên hệ nào không? Làm rõ nguyên nhân gây ra TNTT có xuất phát từ sự không đáp ứng đầy đủ nhucầu hay không? Hay còn những nguyên nhân nào khác? Đặt vấn đề, là việc tạo điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu cho các em có đạt được hiệu quả trong phòng ngừa TNTT hay không?
Trang 201.2.2 Khái niệm công tác ã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em Khái niệm Công tác xã hội đối với trẻ em
CTXH đối với trẻ em là một bộ phận trong ngành CTXH chuyên nghiệp, đãđược hình thành trong bối cảnh, mạng lưới phát triển của hệ thống an sinh xã hộinói chung và an sinh xã hội về trẻ em nói riêng.
Từ khái niệm về CTXH, khi áp dụng với đối tượng là trẻ em thì CTXH đốivới trẻ em được hiểu “Là các hoạt động chuyên môn của công tác xã hội nhằm thúcđẩy mối quan hệ của trẻ em với các lực lượng xã hội và gia đình để giải quyết cácvấn đề của trẻ; thúc đẩy sự thay đổi xã hội thông qua việc hỗ trợ gia đình và cộngđồng có trẻ em Thiết lập các chương trình, dịch vụ xã hội và quản trị CTXH đểđảm bảo các chính sách xã hội cho trẻ em và thúc đẩy an sinh trẻ em và gia đình”.
Công tác ã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em
CTXH tham gia vào các hoạt động phòng ngừa TNTT đối với trẻ em bằngchuyên môn của mình, qua đó thúc đẩy mối quan hệ giữa chính quyền địa phươngvà cộng đồng cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến phòng ngừa TNTT đối vớitrẻ em; thúc đẩy sự thay đổi trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, các gia đình và cảcộng đồng; cùng huy động nguồn lực để thực hiện các biện pháp phòng ngừa TNTTđối với trẻ em và xây dựng các giải pháp có hiệu quả.
Các cấp độ phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em
* Phòng ngừa cấp 1: Là những can thiệp nhằm ngăn chặn TNTT xảy ra bằng
cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây TNTT hoặc tạo ra rào cản giữa các yếu tố nguycơ và các đối tượng cần được bảo vệ Phòng ngừa cấp 1 được thực hiện trước khixảy ra TNTT Ví dụ: Lấp ao, đậy nắp cống, bể nước phòng trẻ bị đuối nước.
* Phòng ngừa cấp 2: Là những can thiệp nhằm giảm thiểu các tác nhân gây
TNTT hoặc làm giảm mức độ trầm trọng của thương tích khi TNTT xảy ra Phòngngừa cấp 2 được thực hiện trong khi xảy ra TNTT Ví dụ đội mũ bảo hiểm khi đi xemáy không trực tiếp làm giảm tỷ lệ TNTT trong giao thông nhưng nó làm giảmnguy cơ bị chấn thương sọ não khi tai nạn xảy ra.
* Phòng ngừa cấp 3: Là những can thiệp như sơ cấp cứu, tăng cường năng lực
của hệ thống cấp cứu ban đầu, điều trị chấn thương, phục hồi chức năng như làm
Trang 21hạn chế hậu quả của TNTT như tử vong, tàn tật Phòng ngừa cấp 3 được thực hiệnsau khi xảy ra TNTT.
Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa TNTT chính là ngăn chặn không cho TNTTxảy ra, vì vậy phòng ngừa cấp 1 cần được đặc biệt chú trọng trong các chiến lược vàcác kế hoạch phòng ngừa TNTT nói chung và phòng ngừa TNTT trẻ em nói riêng.Cần truyền thông, vận động các cấp chính quyền, gia đình và cộng đồng xã hộiquan tâm tạo môi trường an toàn cho trẻ và xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí chotrẻ em.
Mục đích của CTtrong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em
- Công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng trongphòng ngừa TNTT cho trẻ em, gia đình, cộng đồng và các cấp các ngành Đây đượcxem là nội dung tiên quyết, cần thực thi có hiệu quả, bởi nhận thức của cha mẹ,người nuôi dưỡng trẻ em trong phòng ngừa tai nạn thương tích cho con em mìnhvẫn còn hạn chế.
- Phối hợp các ngành, gia đình và cả cộng đồng cùng triển khai các giải phápphòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em Việc gắn kết và huy động nguồn lựclà vô cùng quan trọng, thiếu hụt yếu tố này sẽ không đạt hiệu quả trong thực hiệncác giải pháp.
- Môi trường sống của trẻ em không an toàn điểm chú ý của CTXH, là sựkhác biệt giữa phòng ngừa TNTT đối với môi trường có nguy cơ xảy ra tai nạnthương tích đối với trẻ em.
- Huy động nguồn lực hỗ trợ trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em.
Vai trò của cán bộ CTtrong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em
- Thay đổi và nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, người dân và cảcộng đồng trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em đóng vai trò quantrọng tiên quyết.
- Thực hiện tuyên truyền về các chính sách của Nhà nước trong phòng ngừaTNTT đối với trẻ em đối với cộng đồng.
Trang 22- Cùng với các ngành, các cấp có liên quan triển khai các hoạt động truyềnthông nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và kỹ năng trong phòng ngừa TNTTđối với trẻ em cho cộng đồng và chính quyền địa phương.
- Kết nối và huy động các nguồn lực từ các cá nhân, gia đình, cộng đồng vàcác tổ chức trong và ngoài nước.
- Tham mưu với chính quyền địa phương nghiên cứu và áp dụng các môhình, giải pháp trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em vào thực tiễn.
1.2.3 Các ngu ên t c hành động c a công tác ã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em
Luôn lấy trẻ làm trọng tâm: Mọi hoạt động triển khai phải đặt lợi ích của trẻlên trên, giải pháp phải phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của trẻ.
Phải có sự tham gia của trẻ: Bảo đảm mọi hoạt động phải có sự tham gia của trẻ em, không đưa ý định chủ quan của cán bộ LĐTBXH, chính quyền, người lớn vào các hoạt động.
Để thành công cần có sự hợp tác tích cực từ gia đình: Mọi giải pháp đưa ra sẽkhông đạt được hiệu quả khi không có sự tham gia từ các thành viên của gia đình.
Cần có sự công khai về giải pháp và các kế hoạch huy động nguồn lực: Bảođảm nguồn lực huy động được minh bạch trong sử dụng, các giải pháp bảo đảmcông bằng và công khai khi thực hiện.
1.3 Nội dung, phương pháp, kỹ năng công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạnthương tích đối với trẻ em
1.3.1 Nội dung c a công tác ã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối vớitrẻ em
- Thay đổi và nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, người dân và cảcộng đồng trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em đóng vai trò quantrọng tiên quyết.
- Thực hiện tuyên truyền về các chính sách của Nhà nước trong phòng ngừaTNTT đối với trẻ em đối với cộng đồng.
Trang 23- Cùng với các ngành, các cấp có liên quan triển khai các hoạt động truyềnthông nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và kỹ năng trong phòng ngừa TNTTđối với trẻ em cho cộng đồng và chính quyền địa phương.
- Kết nối và huy động các nguồn lực từ các cá nhân, gia đình, cộng đồng vàcác tổ chức trong và ngoài nước.
- Tham mưu với chính quyền địa phương nghiên cứu và áp dụng các môhình, giải pháp trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em vào thực tiễn.
1.3.2 Phương pháp, kỹ năng công tác ã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em
1.3.2.1 Phương pháp công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻem
Luận văn này sử dụng phương pháp CTXH phát triển cộng đồng trong phòngngừa TNTT đối với trẻ em Nghiên cứu tiếp cận từ các điểm mạnh, nguồn lực sẵncó trong cộng đồng, biết rằng vẫn còn nhiều trở ngại trong cộng đồng, như vậy sứcmạnh mới được nhân lên Khi những nguồn lực trở thành những sức mạnh to lớn thìnhững trở ngại sẽ tự giảm dần đi.
Trong phát triển cộng đồng có nhiều mô thức hay cách thức tiếp cận cộngđồng Những cách thức này được sử dụng nhằm làm rõ, phân tích các khía cạnh saukhi làm phát triển cộng đồng:
Các mục tiêu thay đổi.
Thân chủ/các bên hưởng lợi đầu tiên từ sự thay đổi.
Các mục tiêu hay những hành động để đạt đến sự thay đổi.
Các chiến lược và hành động thay đổi có những khác biệt nhỏ cho từng môhình hay cách thức liên kết.
1.3.2.2 Kỹ năng công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻem
+ Biết lập bản đồ rủi ro phòng ngừa thảm họa và biến đổi khí hậu cho trẻ em;các kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội.
+ Biết sơ cấp cứu khi bị tai nạn thương tích.
+ Biết phòng tránh những tai nạn thương tích trong cộng đồng.
Trang 241.4 Thể chế công tác xã hội trong phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ em Ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2158/
QĐ-TTg phê duyệt chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giaiđoạn 2013- 2015, trong quyết định thể hiện rõ quan điểm của Đảng trong công tácphòng ngừa TNTT đối với trẻ em là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủyĐảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em Hoànthiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Xâydựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành phù hợp trong phòng, chống tai nạnthương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em Thường xuyên kiểmtra, thanh tra tình hình thực hiện luật pháp, chính sách về phòng, chống tai nạn,thương tích trẻ em Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chốngtai nạn, thương tích trẻ em Xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánhgiá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em.
Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tìnhhình mới.
Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ vềPhê duyệt chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn2013 – 2015.
Hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tíchBan hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 của Bộ trưởngBộ Y tế.
Mô hình về trường học an toàn được xây dựng theo Quyết định số BGDĐT ngày 22/8/2007 Ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòngchống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông Quy định về xây dựng trườnghọc an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, đượcban hành kèm theo Thông tư số 13 /2010/TT- BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trang 254458/QĐ-Những tiêu chí về ngôi nhà an toàn được xây dựng theo Quyết định số548/QĐ-BLĐTBXH, ngày 06/5/2011, của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội về việc ban hành tiêu chí ngôi nhà an toàn phòng, chống TNTTTE Kếhoạch liên tịch số 176/KHLT/BVCSTE-MT-CĐTNĐ-C68-TCTDTT-CTHSSV-HĐĐTƯ-ĐCT-DSGĐTE ngày 26/4/2012 của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Laođộng- Thương binh và Xã hội), Cục quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế); Vụ công táchọc sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Cục đường thủy nội địa Việt Nam (BộGiao thông Vận tải); Cục cảnh sát đường thủy (Bộ Công an); Tổng cục TDTT (BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch); Hội đồng đội Trung ương (Trung ương Đoàn TNCSHồ Chí Minh); Ban Gia đình Xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam); Trung tâmDân số Gia đình Trẻ em (Trung ương Hội Nông dân) về việc xây dựng Kế hoạchphối hợp liên tịch phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012- 2015.
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã xây dựng và ban hành một số chính sách có liênquan đến công tác phòng ngừa TNTT đối với trẻ em trên địa bàn; để thực hiện côngtác phòng ngừa TNTT đối với trẻ em trên địa bàn UBND tỉnh đã ban hành Quyếtđịnh số 3422/QĐ-UBND ngày 02/11/2011của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệtChương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2015, trong Quyếtđịnh này UBND tỉnh đưa chỉ tiêu và giải pháp giảm tỷ suất trẻ em TNTT xuống còn550/100.000 trẻ năm 2015 và đến năm 2020 giảm xuống còn 450/100.000 trẻ; Kếhoạch phối hợp liên tịch số 282/KHLT/LĐTB&XH-GD&ĐT-YT-VHTT&DL-TĐTN-HLHPN ngày 25/02/2013 của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Giáodục và Đào tạo, Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữtỉnh Quảng Ninh về phòng, chống đuối nước trẻ em Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015 Ban hành Nghị quyết số 47/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về chính sáchhỗ trợ một số đối tượng trẻ em chưa thuộc diện hưởng chính sách của Nhà nướctrên địa bàn của tỉnh đến năm 2015.
Trang 261.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạnthương tích đối với trẻ em
1.5.1 Yếu tố thể chế
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, gópphần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Đầu tư chotrẻ em là đầu tư cho sự phát triển tương lai của đất nước.
Trong những năm qua, công tác BVCSTE đã có sự chuyển biến tích cực vàđạt được những kết quả quan trọng Hệ thống pháp luật về công tác BVCSTE từngbước được hoàn thiện Công tác quản lý nhà nước về l nh vực này được tăng cường.Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càngcó hiệu quả Chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em; đời sống văn hóa,tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càngđược bảo đảm Cho đến nay, hầu hết các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đềuđược hưởng các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ở nhiều hình thức và điềukiện khác nhau; các đối tượng được trợ giúp cũng từng bước được mở rộng, mứctrợ cấp ngày càng cao hơn, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn,đã tạo môi trường pháp lý, hành chính, xã hội thuận lợi để các đối tượng hoà nhậpcộng đồng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do khác nhau, công tác BVCSTE, lại đang đứngtrước nhiều thách thức mới Đạo đức, lối sống xuống cấp của một bộ phận ngườidân, sự phát triển lệch chuẩn của một bộ phận trẻ em đang trở thành nỗi lo của giađình và xã hội Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, bị TNTT, ảnh hưởng bởiHIV/AIDS, bị xâm hại nhất là xâm hại tình dục có xu hướng gia tăng, có diễn biếnphức tạp và tính chất ngày càng nghiêm trọng Các điểm vui chơi giải trí còn thiếu,hình thức chưa phù hợp với trẻ em Điều kiện sống và cơ hội phát triển của trẻ em ởcác vùng khó khăn so với trẻ em ở vùng đô thị còn có khoảng cách khá xa Nguồnlực trong xã hội dành cho sự nghiệp BVCSTE chưa đáp ứng yêu cầu Huy độngcộng đồng tham gia l nh vực này, nhất là ở nông thôn, miền núi còn khó khăn.
Trang 27Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, yêu cầu của xã hội về hệ thốngphúc lợi và an sinh xã hội cũng tăng cao, đặc biệt là các vấn đề về BVCSTE trẻ emcó HCĐB, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào HCĐB Những tồn tại nêu trên nếu khôngkhắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ và quátrình phát triển, hội nhập của đất nước nói chung và đối với tỉnh Quảng Ninh nóiriêng Đứng trước yêu cầu đó, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủyĐảng, chính quyền đối với công tác phòng, ngừa TNTTTE Hoàn thiện hệ thốngchính sách, pháp luật về phòng, ngừa TNTTTE Nâng cao năng lực quản lý nhànước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Xây dựng và thực hiện cơ chế phốihợp liên ngành phù hợp trong phòng, chống TNTTTE, đặc biệt là phòng, ngừa đuốinước trẻ em Thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện luật pháp, chínhsách về phòng, ngừa TNTTTE Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tácphòng, ngừa TNTTTE Xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá vềtình hình TNTTTE.
1.5.2 Yếu tố thuộc về nhân viên công tác ã hội
Nhân viên CTXH có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừaTNTTTE tại cộng đồng Với vai trò là người tư vấn, tham vấn, giáo dục cung cấpthông tin kiến thức kỹ năng liên quan đến phòng ngừa TNTTTE cho cha mẹ, ngườinuôi dưỡng và trẻ em để họ có thể hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề cónguy cơ xảy ra đối với trẻ em tại gia đình, nhà trường và cộng đồng Với vai trò làngười vận động nguồn lực, là người trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng tìm kiếmnguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề về TNTT đối với trẻ em Vaitrò là người biện hộ, người bảo vệ quyền lợi cho trẻ bị TNTT để trẻ được hưởngnhững dịch vụ, chính sách, quyền lợi, đặc biệt trong những trường hợp trẻ bị từ chốinhững dịch vụ, chính sách lẽ ra trẻ được hưởng Vai trò là người tạo sự thay đổi chogia đình, cộng đồng và trẻ em, giúp họ thay đổi suy ngh , thay đổi hành vi họ chorằng xảy ra TNTT đối với trẻ em là do may rủi, không thể phòng ngừa được hướnghọ có những suy ngh và hành vi tích cực hơn trong việc phòng ngừa TNTT đối vớicon em họ Nhân viên CTXH đi vào cộng đồng để xác định vấn đề của cộng đồngđể đưa ra những kế hoạch trợ giúp, hỗ trợ cộng đồng tăng cường khả năng ứng phó
Trang 28trong việc phòng ngừa TNTT đối với trẻ em theo đặc thù từng địa phương Tuynhiên, trong thực tế hiện nay, vai trò, vị trí của nhân viên CTXH chưa được thể hiệnrõ nét, họ chưa được trao quyền.
1.5.3 Yếu tố cơ sở vật chất
Thiếu sân chơi dành cho trẻ em nên nguy cơ trẻ em bị tai nạn giao thông dođá bóng trên vỉa hè, dưới lòng đường, trẻ em bị tai nạn đuối nước, bị ngã, bỏng,điện giật là rất cao.
Đối với trường học mầm non cơ sở vật chất phải đảm bảo an toàn nếu khôngsẽ gây ra TNTT đối với trẻ em như trẻ bị ngã cầu thang, ngã từ tầng trên cao xuốngđất, bị ngã xuống bể, xuống giếng, trẻ bị đồ dùng dè lên người…
Hiện nay do thiếu cơ sở vật chất nên học sinh các trường trung học, tiểu họckhông được trang bị kỹ năng bơi Việc dạy bơi trong nhà trường còn chưa được xâydựng thành chương trình cụ thể mà chủ yếu là lý thuyết Khó khăn lớn nhất của giáoviên là không có đủ điều kiện, cơ sở vật, thiếu giáo viên có chuyên môn thực tiễn
1.5.4 Yếu tố nguồn lực và kết nối nguồn lực
Nguồn lực là yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa TNTT đối với trẻem Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này yếu tố nguồn lực dựa vào cộng đồng đượchiểu là những hệ thống nguồn lực có sẵn trong cộng đồng bao gồm vật chất, các thểchế, tổ chức chính trị- xã hội nguồn nhân lực tại địa phương đó; các nguồn nhân lựcnày có mối liên kết với nhau cùng hỗ trợ, chia sẻ những mối quan tâm chung củacộng đồng.
Trước hết cần hiểu rõ khái niệm nguồn lực Theo định ngh a chung nhất,nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng nhưng cómối quan hệ với nhau tạo nên sự phát triển của sự vật, hiện tượng nào đó Tuynhiên, có một số cách hiểu về nguồn lực như sau:
Theo quan niệm của Ngân hàng thế giới, nguồn lực của con người gồm có: Nguồn lực tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, rừng, nước,khí hậu…); vị trí địa lý (đường bộ, đường thủy, đường không).
Nguồn lực vốn: Nội lực (Ngân sách nhà nước, đóng góp của nhân dân);ngoại lực (đầu tư thông qua con đường hợp tác chính chủ).
Trang 29Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần,phẩm chất, đạo đức, trình độ tri thức, vị thế xã hội… tạo nên năng lực con ngườicủa con người, của cộng đồng đó có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước và trong các hoạt động khác.
Khái niệm cộng đồng rất mở và phong phú, ít khi bị giới hạn bởi địa lý Đâylà một khái niệm rất quan trọng, cần được hiểu rõ trước khi sử dụng cách thức tiếpcận dựa vào cộng đồng để xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho nhóm đối tượng Có mộtsố định ngh a khác nhau về cộng đồng như sau:
Theo thuật ngữ bảo vệ trẻ em của UNICEF, cộng đồng là một thực thể sống/một xã hội thu nhỏ phức tạp được kết cấu bền vững bởi nền tảng văn hóa truyềnthống chung, có gốc rễ sâu xa bởi nhu cầu tình cảm và ý thức của những người dân.Quá trình tương tác giữa người dân trong cộng đồng là cơ sở nảy sinh ý thức cộngđồng, nhu cầu cộng đồng và đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu có một cuộcsống tốt đẹp hơn cho mỗi thành viên cộng đồng [12, tr 42].
Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các địa điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên [32,tr 43].
Đối với nghiên cứu này cộng đồng được hiểu là một tập hợp nhóm ngườisống cùng một đơn vị hành chính lãnh thổ, có cùng đặc điểm, nguồn tài nguyên vàcùng nhau chia sẻ mối quan tâm chung.
Tuy nhiên, thực tế chúng ta chưa liên kết được các loại nguồn lực khác nhautrong cộng đồng nên mới dừng lại ở việc đưa ra thực trạng của TNTT, chỉ ra đượcnguyên nhân, hậu quả và bước đầu đưa ra được một số biện pháp mang tầm v mô,các mô hình được thực hiện nhỏ lẻ, chưa liên kết thành hệ thống và nhân rộng toànđịa phương là do thiếu nguồn lực và thiếu sự kết nối nguồn lực trong công tácphòng ngừa TNTTTE nên vẫn còn tình trạng nhiều trẻ em bị TNTT.
Trang 30Kết luận chương 1
Luận văn đã xây dựng các cấp độ phòng ngừa TNTTTE như sau: Phòng ngừacấp 1 là những can thiệp nhằm ngăn chặn TNTT xảy ra bằng cách loại bỏ các yếu tốnguy cơ gây TNTT trước khi xảy ra TNTT Phòng ngừa cấp 2 là những can thiệpnhằm giảm thiểu các tác nhân gây TNTT hoặc làm giảm mức độ trầm trọng củathương tích khi TNTT xảy ra Phòng ngừa cấp 3 là những can thiệp như sơ cấp cứu,tăng cường năng lực của hệ thống cấp cứu ban đầu, điều trị chấn thương, phục hồichức năng như làm hạn chế hậu quả của TNTT như tử vong, tàn tật Biện pháp tốtnhất để phòng chống TNTT chính là ngăn chặn không cho TNTT xảy ra, vì vậyphòng tránh cấp 1 cần được đặc biệt chú trọng trong các chiến lược và các kế hoạchphòng chống TNTT nói chung và phòng chống TNTT trẻ em nói riêng Cần truyềnthông, vận động các cấp chính quyền, gia đình và cộng đồng xã hội quan tâm tạomôi trường an toàn cho trẻ và xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
Hệ thống lý thuyết được vận dụng vào công tác phòng ngừa TNTT đối vớitrẻ em sẽ giúp xác định những cơ sở pháp lý để triển khai các giải pháp, các kiếnnghị, trong đó việc nắm rõ về nội dung TNTT cũng như các cách phân loại vềTNTT sẽ là cơ sở quan trọng để nhận diện các nguyên nhân cũng như các loại hìnhTNTT.
Việc triển khai các hoạt động của CTXH vào công tác phòng ngừa TNTTTEgắn với việc sử dụng những nền tảng triết lý, những nguyên tắc và phương pháptrong CTXH nói chung, cũng như trong CTXH đối với trẻ em để tiếp cận vấn đềTNTT, lý giải và xây dựng các giải pháp triển khai thực hiện có hiệu quả.
Trang 31Quảng Ninh là tỉnh có địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở nhiều ao hồ, sôngsuối và có bờ biển dài đó là những khó khăn thách thức trong công tác phòng ngừaTNTT trẻ em của tỉnh Quảng Ninh nói chung và của một số huyện miền núi, vùngsông nước nói riêng.
2.1 Thực trạng tai nạn thương tích đối với trẻ em tại tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Thực trạng tai nạn thương tích đối với trẻ em
Theo số liệu báo cáo hằng năm của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnhQuảng Ninh từ năm 2011 đến năm 2015 có 1.097 trẻ em bị tai nạn thương tíchnặng, 236 trẻ em bị tử vong do TNTT Số lượng trẻ em bị TNTT trong mỗi nămkhông có sự chênh lệch nhiều nhất là số trẻ em bị tử vong do TNTT.
Bảng 2.1 Thống kê tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích theo từng loại hình từnăm 2011 đến năm 2015 (số trẻ bị tai nạn thương tích nặng để lại di chứng/số
trẻ tử vong do tai nạn thương tích)TToại tai nạn
thương tích
TổngSố mắc / số tử vongTỷ lệmắc/chết
(%)cộng20112012 2013 20142015
Trang 32[Nguồn: Báo cáo TNTT từ năm 2011 đến năm 2015, Sở LĐTBtỉnh Quảng Ninh]
Dựa vào kết quả tổng hợp của Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh, thì trẻ em làđối tượng của các loại hình TNTT khác nhau, trong đó loại hình TNTT có nguyênnhân từ tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất với (37%), cùng với TNTT cónguyên nhân do đuối nước (20,6), TNTT do ngã (12,5%); ba loại hình này chiếmhơn 70% tổng số trường hợp bị TNTT Trong tổng số 236 trường hợp tử vong doTNTT thì có 160 trường hợp tử vong do tai nạn đuối nước (chiếm 67,7%) và đó làloại hình TNTT gây tử vong cao nhất của tỉnh.
Tuy nhiên, thông qua phỏng vấn một số cán bộ LĐTBXH các huyện, thị xã,thành phố được biết, con số TNTT trên mới chỉ phản ánh một phần thực trạng, bởitrên thực tế có một số trường hợp các em bị TNTT nhưng không thống kê được, docác trường hợp này thường nhẹ nên các gia đình không đưa đến các cơ sở y tế màchăm sóc tại nhà.
Đặc điểm cụ thể của từng loại hình TNTT :
Một là, TNTT do đuối nước: Bằng phương pháp phân tích tài liệu, từ năm2011 đến năm 2015 có 227 trường hợp tai nạn do đuối nước, có 160 trẻ bị tử vongdo đuối nước Qua phỏng vấn các cán bộ LĐTBXH ở những huyện, thị xã, thànhphố (Quảng Yên, Đầm Hà, Vân Đồn, Cẩm Phả, Móng Cái) có số trẻ em bị tử vongdo tai nạn đuối nước cao, họ đều cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị tử vonglà do sự bất cẩn của người lớn nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước là do sự lơ là, chủquan của bố mẹ chưa giám sát trẻ cm chặt chẽ hay thiếu người trông nom, chăm sóctrẻ để trẻ tự do vui chơi gần những nơi có mối hiểm họa tiềm tàng tai nạn này Trẻem dưới 5 tuổi có thể gặp tai nạn này ngay trong xô, chậu, chum, vại, bể chứa nước,ao hay giếng khơi trong gia đình Trẻ lớn hơn có thể gặp tai nạn này ở ao, hồ, sông,
Trang 33suối, biển Trong dịp nghỉ hè, trẻ em khu vực miền núi, nông thôn thường phụ giúpgia đình như ra đồng, sông suối mò cua, bắt ốc, chăn trâu bò cũng dễ có nguy cơbị đuối nước Nguyên nhân thứ hai là do môi trường sống quanh trẻ không an toàn,ao quanh nhà không có rào chắn, hố nước sâu sau khi đào lấy đất và các hố ở cáccông trình xây dựng không có rào chắn, nắp đậy Nhiều vùng ao, hồ, sông, suốinguy hiểm chưa có rào chắn, chưa có biển cảnh báo, biển cấm, chưa có người bảovệ Có những nơi như vậy xa khu dân cư, ít người dân qua lại, khi trẻ bị nguy hiểmthì không có sự trợ giúp kịp thời Trẻ em đi học bằng thuyền không có phao cứusinh hoặc không có người lớn đưa đi kèm, phương tiện quá cũ Khi lũ ống lũ quéttràn về trẻ em không được trông coi, quản lý Nguyên nhân thứ ba là do trẻ khôngbiết bơi, chưa được rèn các kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi vàkhông có kỹ năng cứu đuối Có trường hợp, trẻ không biết bơi và không có kỹ năngcứu đuối lại nhảy xuống nước cứu bạn, dẫn đến hậu quả không những không cứuđược bạn mà mình cũng bị đuối theo Ngay cả khi trẻ biết bơi mà không có kỹ năngcứu đuối thì cũng bị đuối theo Nếu muốn cứu người bị đuối nước thì bơi giỏi chưađủ, mà quan trọng là phải có kỹ năng cứu đuối đảm bảo an toàn cho bản thân vàngười được cứu.
Hai là, TNTT do tai nạn giao thông: Bằng phương pháp phân tích tài liệu, từnăm 2011 đến năm 2015 có 405 trẻ bị tai nạn giao thông để lại thương tích, có 35trẻ em bị tử vong Phần lớn các em bị tai nạn giao thông là các em nam Qua quansát thực tế, chúng tôi không khó khi bắt gặp trên đường một số em sử dụng xe gắnmáy, không đội mũ bảo hiểm đi học, đi chơi, đi làm rẫy Điển hình là vụ tai nạngiao thông khiến bốn nữ sinh thiệt mạng tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long.Nguyên nhân vụ tai nạn do các em không đội mũ bảo hiểm, trở quá số người quyđịnh (4 người), điều khiển xe máy phân khối lớn khi chưa đến tuổi Đa số những vụtai nạn giao thông thống kê được là các tai nạn giao thông nặng và nghiêm trọng,còn những trường hợp nhẹ hơn và có sự thỏa thuận các bên với nhau thì cơ quanchức năng không nắm được, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến không thể thống kê sốtrường hợp TNTT do tai nạn giao thông một cách đầy đủ và chính xác.
Trang 34Ba là, TNTT do ngã: Trong 05 năm có 138 trẻ em bị tai nạn do ngã để lạithương tật suốt đời, có 17 trẻ tử vong Thông qua phỏng vấn cán bộ của Trung tâmY tế dự phòng tỉnh, được biết chỉ có những trường hợp nào trẻ bị ngã gây chấnthương nặng như: Chấn thương đầu, gãy chân, gãy tay, chấn thương nội tạng thìcha mẹ mới đưa con em mình đến chăm sóc tại trạm y tế xã, phường, thị trấn vàchuyển lên Bệnh viện tuyến tỉnh, còn những trường hợp nhẹ hơn thì được chăm sóctại gia đình Đồng thời cho biết địa điểm xảy ra tai nạn do ngã chủ yếu là nơi côngcộng, ở gia đình là những địa điểm các em vui chơi như: Cầu thang, tường rào, sânbóng, ven đường, gần nhà, trèo cây trên rừng vì phần lớn những nơi này các emkhông có được sự nhắc nhở của người lớn hay cha mẹ Từ thông tin thu được quaphỏng vấn và phân tích số liệu thì tai nạn do ngã không phải là loại hình tai nạnthương tích gây tử vong nhiều đối với trẻ em trong 05 năm trở lại đây, nhưng lànguyên nhân hàng đầu dẫn đến các thương tật như: Gãy chân, gãy tay, chấn thươngở đầu, bong gân, chấn thương nội tạng đối tượng gặp tai nạn thương tích do ngãchủ yếu là các em nam.
Bốn là, TNTT do bỏng: Qua phỏng vấn cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnhQuảng Ninh, trong 05 năm có 70 trường hợp TNTT do bỏng, có 05 trường hợp bị tửvong do bỏng (Ví dụ có 01 trường hợp ở thị xã Đông Triều do phóng điện cao thế bịbỏng 85% sau đó đưa lên tuyến trên nhưng không qua khỏi) Những trường hợpbỏng nhẹ chủ yếu là trẻ em dưới 06 tuổi, yếu tố gây bỏng nhẹ phổ biến là bỏng donước nóng từ ấm nước, nồi canh, nồi cháo, bỏng do than, ngọn lửa từ bếp đun củi,bỏng do tàn thuốc, bật lửa Qua quan sát ở một số hộ gia đình, chúng tôi nhận thấycác gia đình ở vùng sâu, vùng xa sử dụng bếp đun củi, bếp than tổ ong, tất cả cácbếp đun thường xây dựng rất thấp và trẻ con có thể vào bếp để nghịch lửa; bà con ởkhu vực miền đông có thói quen ăn cháo măng củ cả ngày nên lúc nào trên bếpcũng có một nồi cháo to, trẻ ở nhà đói tự xuống bếp lấy ăn (Ví dụ ở huyện BìnhLiêu có 01 trường hợp trẻ bị bỏng do ngã vào nồi cháo đang nấu trên bếp bị bỏng70% được chuyển lên tuyến tỉnh, tuyến trung ương điều trị); các phích nước nóng,bình đun nước nóng dùng điện đều để dưới nền nhà, nơi mà trẻ có thể với tới và làm
Trang 35ngã, đổ nước nóng ra ngoài và gây bỏng cho các em, vì thế mà các trường hợp xảyra tai nạn do bỏng đều là ở trong gia đình các em.
Năm là, TNTT do vật sắc nhọn cắt, đâm: Thông qua phỏng vấn cán bộ Trungtâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, được biết loại hình TNTT do vật sắc nhọn cắtđâm rất khó thống kê đầy đủ, trong 05 năm có 63 trường hợp TNTT do cắt, đâm; dotính chất đa dạng về nguyên nhân và tình trạng của vết thương, chỉ có những trườnghợp vết thương nặng mới đưa đến cơ sở y tế để chữa trị, còn trường hợp trẻ có vếtthương nhẹ hơn thì không đưa đến chữa trị mà chủ yếu là mua các dược phẩm vàdụng cụ chăm sóc vết thương từ các quầy thuốc tư nhân trên địa bàn Đồng thời,thông qua phỏng vấn một số hộ gia đình là có trẻ bị TNTT do vật sắc nhọn cắt, đâmđối với con em mình thì được biết đó là chuyện “bình thường” khi các em ở nhàhoặc vui chơi cùng bạn bè Độ tuổi trẻ em bị các vật sắc nhọn cắt, đâm phổ biếnnhất lứa tuổi từ 06 tuổi trở lên Khi phỏng vấn các gia đình thì có 8/10 ý kiến chorằng không biết con mình làm gì trong thời gian rảnh rỗi.
Sáu là, TNTT do động vật cắn, đốt: Qua phỏng vấn cán bộ Trung tâm Y tếdự phòng tỉnh Quảng Ninh, được biết tai nạn do bị súc vật cắn không phải là loạihình gây tử vong cho trẻ em trên địa bàn tỉnh trong 05 trở lại đây duy nhất có 01trường hợp bị chó dại cắn gây hậu quả tử vong Độ tuổi trẻ em bị động vật cắn, đốtchủ yếu là các em từ 06 tuổi trở lên và là các bạn nam, các em chủ yếu bị chó, rắncắn và bị ong đốt Bằng phương pháp quan sát chúng tôi nhận thấy, các gia đìnhthuộc khu vực miền núi có rừng bao quanh, chính vì vậy mà có một số động vật củahoang dã cư trú gần các khu dân cư như: Ong, rắn, rết và phần lớn các hộ gia đìnhđều nuôi động vật như: chó, mèo mà các động vật nuôi này thường được thả rôngngoài đường; điều này không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ em mà còn có thể dẫn đếntai nạn giao thông.
Bảy là, tai nạn thương tích do ngộ độc: Qua phỏng vấn cán bộ Trung tâm Ytế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, được biết đây là loại hình thương tích ảnh hưởng đếnsức khỏe, tính mạng đối với trẻ em và chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 06 tuổi Theo cánbộ này thì có 01 trường hợp tử vong do ngộ độc đối với trẻ em trong 05 trở lại đây.Qua phỏng vấn các gia đình, được biết có một số trường hợp ngộ độc nhẹ nhưng gia
Trang 36đình không đưa con em đến cơ sở y tế, chủ yếu là ngộ độc do các em ăn phải thựcphẩm ôi thiu dẫn đến đau bụng, tiêu chảy; môi trường xảy ra các trường hợp ngộđộc ở trẻ em là ngay trong gia đình Qua quan sát, khi chúng tôi đến một số gia đìnhcó trẻ nhỏ, chúng tôi nhận thấy các loại hóa chất dùng trong sản xuất, sinh hoạtthường để ngay dưới nền nhà, các em có thể với tới và cho vào miệng dẫn đến ngộđộc như: Thuốc bảo vệ thực vật, dầu hỏa, rượu, nước rửa chén, dầu gội, bột giặt
Tám là, TNTT do điện giật: Khi phỏng vấn các cán bộ LĐTBXH 14 huyện,thị xã, thành phố, được biết là trong 05 trở lại đây có 08 trường hợp tử vong do điệngiật, trong đó có 03 trường hợp tại xã Yên Thọ, huyện Đông Triều (nay là thị xãĐông Triều) bị điện giật dẫn đến tử vong là do dây chằng cột điện dưới hồ nước bịnhiễm điện nên khi các em đến rửa chân tay va vào dây chằng Cũng theo ý kiến từcác cán bộ này thì chỉ có trường hợp nào nghiêm trọng dẫn đến chết người hoặc bịbỏng nặng do điện mới được ghi nhận Bằng phương pháp phỏng vấn các em, thì có5/10 em cho rằng mình đã từng bị điện giật, độ tuổi các em bị điện giật thì phần lớnlà trên 10 tuổi và đối tượng chủ yếu là các em nam.
Đặc điểm về nhóm tuổi của trẻ em bị TNTT
Trong luận văn này, học viên đã phân tích:+ Đặc điểm về nhóm tuổi của trẻ em bị TNTT.+ Đặc điểm về giới tính của trẻ em bị TNTT + Đặc điểm xảy ra TNTT đối với trẻ em.Về các đặc điểm này, xin xem phụ lục 01.
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích đối với trẻ
em Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNTT đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh; do
nhận thức từng lứa tuổi và giới tính của trẻ; có thể từ ý thức và sự thiếu hiểu biếtcác nguy cơ dẫn đến thương tích cho trẻ của người lớn; cũng có thể từ đặc điểm môitrường, địa hình và điều kiện kinh tế - xã hội Có thể sắp xếp các nguyên nhân gâyra TNTT cho trẻ em thành 3 nhóm nguyên nhân chính sau:
Nhóm nguyên nhân từ trẻ em
Nhóm nguyên nhân từ điều kiện sống của gia đình và ý thức của người lớn Nhóm nguyên nhân từ môi trường- xã hội
Trang 37Về các nhóm nguyên nhân cụ thể này, xin xem Phụ lục 02.
2.1.3 Hậu quả c a tai nạn thương tích đối với trẻ
em Một cách khái quát nhất thì TNTT trước hết để lại hậu quả rất nghiêm trọng
về sức khỏe đối với các em; gây đau đớn về thể chất, tinh thần và cả khía cạnh vềmặt xã hội Về mặt thể chất, trẻ có thể bị tổn thương một bộ phận hoặc tàn tật suốtđời, hoặc dẫn đến tử vong; về tinh thần, tâm lý có thể làm cho trẻ tự ti, mặc cảmluôn trong tâm trạng sợ hãi; dẫn đến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhậpxã hội Đặc biệt, những gia đình có con em bị TNTT trở lên khó khăn hơn về kinhtế vì các khoản chi phí chữa trị, chăm sóc và phục hồi sau thương tích; cũng như cáckhoản chi phí bồi thường khi con em mình gây ra cho người khác Cha mẹ có con bịTNTT còn phải chịu gánh nặng tâm lý buồn lo về tương lai của con; có thể nóiTNTT không chỉ gây khó khăn cho trẻ ở hiện tại, mà còn cản trở bước đường tươnglai và hạnh phúc của trẻ Chẳng hạn, tai nạn giao thông làm cho 35 trẻ dưới 16 tuổiphải tử vong, 405 trẻ bị thương tật, tai nạn đuối nước làm cho 160 trẻ dưới 16 tuổibị tử vong tính từ năm 2011 đến năm 2015, đó là hậu quả rất lớn từ hai loại hìnhTNTT gây ra đối với trẻ em Những loại hình TNTT khác mặc dù không gây tửvong nhiều nhưng cũng để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe, tâm lý các emnhư: bỏng, ngã, vật sắc nhọn cắt đâm Tất cả thực trạng trên nói lên được hậu quảmà TNTT gây ra cho các em và gia đình các em là rất lớn.
2.2 Thực trạng công tác xã hội phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ emtại tỉnh Quảng Ninh
2.2.1 Nhận thức về công tác ã hội phòng ngừa tai nạn thương tích
2.2.1.1 Đối với cơ quan chức năng
Để hiểu rõ vai trò của công tác xã hội, Sở Lao động- Thương binh và Xã hộiđã tổ chức truyền thông trực tiếp, cấp phát hàng nghìn tờ rơi giới thiệu về chứcnăng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí của CTXH đối với cộng đồng, cá nhân cần được trợgiúp, thay đổi hành vi mang tính tích cực hơn, đặc biệt là làm thay đổi nhận thứcđối với các cơ quan chức năng.
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực về công tácBVCSTE giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tham mưu các chương trình, chính
Trang 38sách, quản lý đối tượng trẻ em, mà ở đây cụ thể là triển khai các chương trình phòngngừa TNTT đối với trẻ em Qua việc phỏng vấn cán bộ LĐTBXH một số huyện, thịxã, thành phố, chúng tôi ghi nhận thông tin từ chính quyền địa phương là khẳngđịnh có sự “quan tâm” của công tác xã hội trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em.Tuy nhiên, các huyện, các xã không nằm trong chương trình triển khai mô hình củatỉnh đầu tư thì chưa có giải pháp triển khai riêng vì gặp nhiều khó khăn về kinh phívà nhân lực Qua việc phỏng vấn một số cán bộ chúng tôi nhận thấy, nhận thức,hiểu biết của đội ngũ cán bộ, công chức về các vấn đề liên quan đến TNTT cònchưa đầy đủ, chỉ có cán bộ BVCSTE mới nắm được một số kiến thức về phòngngừa TNTT đối với trẻ em Được biết sự quan tâm của chính quyền vẫn chưa thểhiện thành hành động cụ thể, chưa lồng ghép nội dung về phòng ngừa TNTT đốivới trẻ em trong xây dựng các chương trình, các hoạt động, trong kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương; chưa xây dựng và ban hành một văn bản pháplý nào để cụ thể hóa các chương trình hành động trong công tác phòng ngừa TNTTđối với trẻ em cho phù hợp với thực trạng tại địa phương.
2.2.2.2 Đối với các trường học trên địa bàn
Thông qua phân tích báo cáo, tài liệu cho thấy công tác xã hội trong phòngngừa TNTT đối với trẻ em chưa thực sự quan tâm, nhà trường chủ yếu đầu tư choviệc giảng dạy, ít có thời gian cho các chương trình ngoại khóa, mới chỉ triển khaithí điểm một số văn phòng CTXH trong trường học nhưng chưa hoạt động có hiệuquả bởi công tác này là do chính giáo viên trong trường đảm nhiệm, họ chưa đượctham gia các khóa tập huấn đào tạo nào về CTXH mà chỉ làm kiêm nhiệm, kinh phíhỗ trợ còn hạn chế nên văn phòng hoạt động cầm chừng Ngành Giáo dục chưa triểnkhai các văn phòng CTXH trong tất cả trường học để trợ giúp các em khi có nhữngvấn đề cá nhân Qua việc trao đổi với một số giáo viên, chúng tôi ghi nhận: Cáctrường hầu hết chưa có văn phòng CTXH nên những vấn đề liên quan đến bạo lực,xâm hại tình dục trẻ em, các nguy cơ xảy ra TNTT ở nhà trường cũng như ở cộngđồng chưa được phát hiện kịp thời, các em không có cơ hội được bày tỏ, chia sẻ vớinhững người có trách nhiệm, hoặc những người mà các em có thể tin tưởng và đượctrợ giúp Thực tế ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm
Trang 39và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ xâm hại nói chung và bịTNTT nói riêng Cơ sở vật chất của các trường tương đối tốt cửa sổ, hành lang, cầuthang có tay vịn, lan can, không còn các phòng học tạm có nguy cơ mất an toàn.Các trường đã tổ chức tuyên truyền về phòng chống TNTT cho học sinh nhưngchưa tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh nhất là trong dịp hè để quản lýcon em mình Bên cạnh đó, một số trường cũng đã tiến hành công tác phổ biến,tuyên truyền về TNTT một cách cụ thể hơn, đưa ra những dẫn chứng dễ hiểu, dễnhớ nhất, điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm những hiểu biết cũng nhưnắm được những mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với con em họ và nhận thấy đượctrách nhiệm của họ khi tham gia phòng ngừa TNTT.
2.2.2.3 Đối với phụ huynh và trẻ em
Trong thực tế nhiều phụ huynh chưa biết hoặc nhận thức đầy đủ về vai trò vàvị trí của nghề CTXH trong nhà trường cũng như trong cộng đồng, họ còn nghi ngờkhông biết các văn phòng CTXH có thể trợ giúp gia đình và con em họ khi gặp phảinhững vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống như thế nào?
Trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em thì mỗi gia đình họ lại có cái nhìnriêng: Đối với các gia đình kinh tế khá giả hoặc ở thị xã, thành phố thì có sự quantâm đến con cái mình hơn là các em sinh ra trong những gia đình có khó khăn vềkinh tế hoặc ở vùng sâu, vùng xa sự quan tâm đến con em mình không nhiều Bằngphương pháp quan sát, chúng tôi nhận thấy một số gia đình mặc dù có con em vuichơi, đá bóng, đùa giỡn ngay ngoài đường, bên cạnh các cống rãnh không được chechắn; tất cả các em đều đi chân đất trong khi xung quanh có nhiều mãnh vỡ từ thủytinh, vật liệu xây dựng; chủ yếu là các em nam thì leo trèo các cây trước nhà, trongkhi một số gia đình có người lớn bên cạnh nhưng không thấy có sự nhắc nhở cảnhbáo hoặc bảo các em dừng lại Bằng phương pháp phỏng vấn các gia đình, đa số họkhông quan tâm đến vấn đề TNTT mặc dù đã được nghe hoặc có tài liệu thông tinvề phòng ngừa TNTT đối với trẻ em do nhà trường, chính quyền cung cấp nhưng họchưa thực sự quan tâm và họ cho rằng đó là do may rủ chứ làm sao phòng tránhđược Trong quá trình phỏng vấn, khi chúng tôi đưa ra các ví dụ về nội dung củamột số loại hình TNTT và đề nghị cha mẹ, người nuôi dưỡng thử đưa ra các biện
Trang 40pháp phòng ngừa thì phần lớn các phụ huynh không đưa ra được Đó chính là ràocản về nhận thức, kiến thức cần phải bổ sung khi triển khai các giải pháp về phòngngừa TNTT cho các gia đình khó khăn về kinh tế hoặc vùng sâu, vùng xa.
2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ c a công tác ã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em
Công tác truyền thông giáo dục để nâng cao nhận thức và kỹ năng trongphòng ngừa TNTT cho trẻ em, gia đình, cộng đồng và các cấp các ngành bằngnhiều hình thức khác nhau Qua đó, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đầu tưhơn đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và công tácphòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em trong thời gian qua Nhận thức củacác ngành, các cấp trong việc phòng ngừa TNTT đối với trẻ em được quan tâm, chútrọng hơn Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong công tác truyềnthông phòng ngừa TNTTTE chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phongphú Số cán bộ làm truyền thông được tập huấn trang bị các kỹ năng, kiến thức vềphòng chống TNTTTE còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào các lớp tập huấn củatỉnh, của trung ương Phương pháp truyền thông cần quan tâm đến đối tượng đượctruyền thông người nuôi dưỡng, trẻ em vùng sâu, vùng xa hình thức truyền thôngphù hợp với lối sống của đối tượng Đối với học sinh trong các trường tiểu học,trung học cơ sở thông qua mô hình tuyên truyền viên măng non, hằng tuần các emviết tin bài, cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng ngừa TNTTTE, đồng thời tuyêndương, khen thưởng những các tập thể, cá nhân tham gia thực hiện tốt công tácphòng ngừa TNTT tại cộng đồng Tuy nhiên, các trường học chủ yếu dạy kiến thứccác môn học cho học sinh là chủ yếu còn thời gian tổ chức các hoạt động ngoạikhóa, cung cấp kiến thức kỹ năng phòng ngừa TNTT cho trẻ em chỉ trong phạm vinhất định cho nên tình hình trẻ em bị TNTT nói chung và trẻ em bị tử vong doTNTT nói riêng ở lứa tuổi học sinh, đặc biệt trẻ em bị tử vong do nguyên nhân đuốinước trong dịp hè vẫn có chiều hướng gia tăng.
Hiện nay, cán bộ LĐTBXH kiêm rất nhiều công việc của ngành LĐTBXHnhư Bảo trợ xã hội, giảm nghèo, người có công, việc làm, dạy nghề, bình đẳng giớivà công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em… cán bộ này đảm nhận quá nhiều công việc