MỤC LỤC
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận về công tác xã hội trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em, qua đó có thể cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, thực hành về công tác xã hội trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em. Trên cơ sở đó có thể đƣợc các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham khảo trong việc hoàn thiện chính sách và góp phần vận dụng CTXH hiệu quả trong triển khai các giải pháp về phòng ngừa TNTT đối với trẻ em.
Trong hoạt động phòng ngừa TNTT đối với trẻ em thì nhu cầu này thể hiện rất rừ nột, đú là: Cỏc em được quyền tự do vui chơi, học tập, giao lưu và trách nhiệm của xã hội là phải tạo ra môi trường an toàn để trẻ em đáp ứng được những nhu cầu này, sự an toàn, đƣợc bảo vệ về thể chất cũng nhƣ về tinh thần là một trong những nguyên tắc quan trọng khi phòng ngừa TNTT. CTXH tham gia vào các hoạt động phòng ngừa TNTT đối với trẻ em bằng chuyên môn của mình, qua đó thúc đẩy mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và cộng đồng cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến phòng ngừa TNTT đối với trẻ em; thúc đẩy sự thay đổi trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, các gia đình và cả cộng đồng; cùng huy động nguồn lực để thực hiện các biện pháp phòng ngừa TNTT đối với trẻ em và xây dựng các giải pháp có hiệu quả.
- Cùng với các ngành, các cấp có liên quan triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và kỹ năng trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em cho cộng đồng và chính quyền địa phương. - Cùng với các ngành, các cấp có liên quan triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và kỹ năng trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em cho cộng đồng và chính quyền địa phương.
Những tiêu chí về ngôi nhà an toàn đƣợc xây dựng theo Quyết định số 548/QĐ-BLĐTBXH, ngày 06/5/2011, của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí ngôi nhà an toàn phòng, chống TNTTTE. Kế hoạch liên tịch số 176/KHLT/BVCSTE-MT-CĐTNĐ-C68-TCTDTT-CTHSSV- HĐĐTƢ-ĐCT-DSGĐTE ngày 26/4/2012 của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), Cục quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế); Vụ công tác học sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Cục đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải); Cục cảnh sát đường thủy (Bộ Công an); Tổng cục TDTT (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Hội đồng đội Trung ƣơng (Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh); Ban Gia đình Xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam); Trung tâm Dân số Gia đình Trẻ em (Trung ƣơng Hội Nông dân) về việc xây dựng Kế hoạch phối hợp liên tịch phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2012- 2015.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này yếu tố nguồn lực dựa vào cộng đồng đƣợc hiểu là những hệ thống nguồn lực có sẵn trong cộng đồng bao gồm vật chất, các thể chế, tổ chức chính trị- xã hội nguồn nhân lực tại địa phương đó; các nguồn nhân lực này có mối liên kết với nhau cùng hỗ trợ, chia sẻ những mối quan tâm chung của cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế chúng ta chƣa liên kết đƣợc các loại nguồn lực khác nhau trong cộng đồng nên mới dừng lại ở việc đƣa ra thực trạng của TNTT, chỉ ra đƣợc nguyên nhân, hậu quả và bước đầu đưa ra được một số biện pháp mang tầm v mô, các mô hình đƣợc thực hiện nhỏ lẻ, chƣa liên kết thành hệ thống và nhân rộng toàn địa phương là do thiếu nguồn lực và thiếu sự kết nối nguồn lực trong công tác phòng ngừa TNTTTE nên vẫn còn tình trạng nhiều trẻ em bị TNTT.
Qua quan sát ở một số hộ gia đình, chúng tôi nhận thấy các gia đình ở vùng sâu, vùng xa sử dụng bếp đun củi, bếp than tổ ong, tất cả các bếp đun thường xây dựng rất thấp và trẻ con có thể vào bếp để nghịch lửa; bà con ở khu vực miền đông có thói quen ăn cháo măng củ cả ngày nên lúc nào trên bếp cũng có một nồi cháo to, trẻ ở nhà đói tự xuống bếp lấy ăn (Ví dụ ở huyện Bình Liêu có 01 trường hợp trẻ bị bỏng do ngã vào nồi cháo đang nấu trên bếp bị bỏng 70% được chuyển lên tuyến tỉnh, tuyến trung ương điều trị); các phích nước nóng, bình đun nước nóng dùng điện đều để dưới nền nhà, nơi mà trẻ có thể với tới và làm. Năm là, TNTT do vật sắc nhọn cắt, đâm: Thông qua phỏng vấn cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, đƣợc biết loại hình TNTT do vật sắc nhọn cắt đâm rất khó thống kê đầy đủ, trong 05 năm có 63 trường hợp TNTT do cắt, đâm; do tính chất đa dạng về nguyên nhân và tình trạng của vết thương, chỉ có những trường hợp vết thương nặng mới đưa đến cơ sở y tế để chữa trị, còn trường hợp trẻ có vết thương nhẹ hơn thì không đưa đến chữa trị mà chủ yếu là mua các dược phẩm và dụng cụ chăm sóc vết thương từ các quầy thuốc tư nhân trên địa bàn.
Hằng năm, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh dành trên một tỷ đồng tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức BVCSTE, trong đó có kiến thức và kỹ năng phòng ngừa TNTTTE cho đội ngũ cán bộ LĐTBXH, cán bộ các ngành thành viên liên quan đến công tác BVCSTE, cộng tác viên xã hội làm l nh vực BVCSTE các cấp trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên chất lƣợng đội ngũ cán bộ tham mưu triển khai thực hiện ở các cấp, ngành, đơn vị, địa phương chưa đồng đều làm ảnh hưởng đến kết quả chung của công tác BVCSTE của tỉnh và công tác phòng ngừa TNTT cho trẻ em nói riêng. Mặc dù Quảng Ninh là tỉnh có chính sách hỗ trợ một số đối tƣợng trẻ em chưa thuộc diện hưởng chính sách hiện hành của nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2015, trong đó có đối tƣợng trẻ em bị tử vong do TNTT, trẻ em bị TNTT có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên theo quy định của Pháp lệnh người tàn tật nhưng trong thực tế trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích thì gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế để điều trị cho trẻ em khi hậu quả của TNTT để lại, cho nên một số trẻ em bị TNTT nặng gia đình khó khăn không có kinh phí điều trị dài ngày hoặc có chi phí phẫu thuật cao nên không đƣợc điều trị các em sẽ bị tàn tật.
Đối với trẻ emTrước hết, nhà trường phải có trách nhiệm trong việc nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng cho các em trong phòng ngừa TNTT; thông qua đội tuyên truyền viên măng non trong các trường trung học cơ sở, nhà trường có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền cụ thể nhƣ: Tuyên truyền các kiến thức về bảo vệ trẻ em, trong đó có nội dung phòng ngừa TNTT đối với trẻ em trên loa đài phát thanh hằng tuần, viết tin về tấm gương người tốt việc tốt về phòng ngừa TNTT đối với trẻ em, tổ chức các buổi ngoài khóa, tổ chức các hội thi về tìm hiểu TNTT, tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn khi tham gia giao thông. Chi đoàn thanh niên ở các khu phố triển khai các buổi sinh hoạt đoàn lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng ngừa TNTT, vào mùa hè các em có nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời vì vậy Chi đoàn thanh niên ở các khu phố phải xây dựng những nội dung sinh hoạt hè phong phú để lôi cuốn đông đảo các em tham gia, tạo môi trường vui chơi lành mạnh, an toàn; đồng thời lồng ghép nội dung tìm hiểu về TNTT qua việc tổ chức các trò chơi, hội thi, đêm văn nghệ sắm vai trong đó có nội dung về kỹ năng phòng ngừa TNTT.
Tham mưu ban hành các chính sách của tỉnh hỗ trợ cho đối tượng trẻ em.
Để việc sinh hoạt hè của trẻ em có hiệu quả và bổ ích hơn, nhà trường cần phối hợp với Đoàn thanh niên cơ sở tạo những sân chơi bổ ích cho trẻ trong dịp hè nhƣ tổ chức các Hội thi, các Câu lạc bộ… Đặc biệt, nhà trường khuyến khích cha mẹ dạy bơi cho trẻ em trong dịp hè, có thể coi đó là tiêu chí rèn luyện hè của học sinh để đánh giá kết quả sinh hoạt hè của các em là tiêu chuẩn rèn luyện hè có đánh giá xếp loại tuyên dương khen thưởng trước toàn trường đối với những học sinh có kết quả rèn luyện tốt. Cán bộ LĐTBXH cùng với chính quyền địa phương và các khu dân cư triển khai các hành động loại trừ các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến thương tích do vật sắc nhọn cắt, đâm cho trẻ em nhƣ: toàn cộng đồng xây dựng nếp sống văn minh, xanh sạch; tuyệt đối không vứt bỏ những vật liệu dễ gây thương tích ra ngoài đường và bụi rậm mà cần có sự thu gom để xử lý an toàn; một số gia đình làm các nghề có sử dụng vật liệu, trang thiết bị có thể gây thương tích cho trẻ em thì cần có biển cảnh báo, giám sát để không cho trẻ em đến gần.
Đối với chính quyền địa phương và cộng đồng: Cán bộ LĐTBXH kiến nghị ngành điện lực kiểm tra lại hệ thống điện của các xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm an toàn, nhất là ở những khu vực đông dân cư. Ví dụ: khai thác cát, đất trái phép ở bờ sông tạo ra các hố sâu vào mùa mƣa lũ… qua kiểm tra yêu cầu thực hiện các biện pháp an toàn nhƣ cắm rào chắn, biển báo, san lấp hố sâu, làm nắp cống.
Việc huy động nguồn lực chú trọng cả nguồn lực tài chính và nguồn lực con người; nhất là khi phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em, xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở cấp cơ sở. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng ngừa TNTTTE, trong đó gia đình có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, cùng với nhà trường trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa TNTT cho trẻ em.
Công tác xã hội trong phòng ngừa TNTT là hoạt động quan trọng góp phần bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng cho trẻ em, qua đó thực hiện một trong những nội dung quan trọng về quyền của trẻ em là quyền đƣợc bảo vệ và chăm sóc trong môi trường an toàn, thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác xã hội phòng ngừa TNTT đối với trẻ em. Đã có một số hoạt động truyền thông liên quan đến công tác xã hội trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em do chính quyền địa phương thực hiện, nhưng chƣa xây dựng các giải pháp, mô hình cụ thể trong phòng ngừa TNTT đối với trẻ em; một số huyện chƣa lồng ghép nội dung phòng ngừa TNTT đối với trẻ em trong xây dựng nghị quyết, xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công tác phòng ngừa TNTT đối với trẻ em đã đƣợc đƣa vào xây dựng nghị quyết, các kế hoạch về kinh tế - xã hội của địa phương mình chưa?. Công tác triển khai phòng ngừa TNTT đối với trẻ em nếu không đạt hiệu quả, tỷ lệ trẻ em bị TNTT còn cao thì cá nhân hoặc bộ phận nào ở địa phương sẽ chịu trách nhiệm?.
Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô có chỉ dạy, nhắc nhở em phải làm như thế nào để không bị tai nạn nhƣ: ngã, xe máy, ô tô đụng, điện giật, bỏng…. Hiện nay, em đang thực hiện nghiên cứu về công tác xã hội trong phòng ngừa tai nạn thương tích đối với trẻ em từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh.
Em tên Phương là học viên cao học ngành công tác xã hội tại Học viện khoa học xã hội. Anh (chị) vui lòng cho em biết một số thông tin liên quan về công tác phòng ngừa tai nạn thương tích tại địa phương.