1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng vở bài tập hỗ trợ học sinh yếu kém tự học môn Hóa học ở trường THPT

11 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 351,38 KB

Nội dung

Vở bài tập giúp học sinh củng cố kiến thức, luyện tập và làm quen với các dạng bài tập cơ bản, nó cũng là tài liệu hỗ trợ học sinh yếu kém tự học có sự hướng dẫn của giáo viên. Vở bài tập đã được sử dụng trong day học ở cấp tiểu học, trung học cơ sở ở nước ta. Bài viết đề xuất nguyên tắc, quy trình, cấu trúc của vở bài tập Hóa học trung học phổ thông và việc sử dụng vở bài tập nhằm góp phần phát triển năng lực tự học cho học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng dạy và học.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ

TRƯỜNG THPT GIAI XUÂN

Đề tài dự thi Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục

SỬ DỤNG VỞ BÀI TẬP HỖ TRỢ HỌC SINH YẾU KÉM TỰ

HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG

Tác giả: Trần Văn Hiền

Chức vụ: Giáo viên dạy Hóa học

Đơn vị công tác: Trường THPT Giai Xuân

Địa chỉ cơ quan: Giai Xuân, Phong Điền, TP Cần Thơ

Nơi ở: 126 Lộ Vòng Cung, P An Bình, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Sđt: 01682602461

Năm 2016

Trang 2

SỬ DỤNG VỞ BÀI TẬP HỖ TRỢ HỌC SINH YẾU KÉM TỰ HỌC MÔN HÓA HỌC

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tóm tắt

Vở bài tập với các yêu cầu, gợi ý giống như là lời giảng, hướng dẫn của giáo viên với mục đích hỗ trợ học sinh tự học, tự rèn luyện ở nhà Bài viết đề xuất nguyên tắc, quy trình, cấu trúc của vở bài tập Hóa học trung học phổ thông góp phần phát triển năng lực tự học cho học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng dạy và học

USING EXERCISE BOOKS TO SUPPORT WEAK HIGHT SCHOOL STUDENTS IN

SELF – STUDYING CHEMISTRY

Summary

The exercise book with requests, suggestions will be like instructions, teachers’ guidance in order to help students to study and train themselves at home The article mentions about the principles, processes and structure of the High School Chemistry exercise book, which

contributes to develop self-learning capabilities for bad students and improve the quality of teaching and learning

1 Đặt vấn đề

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay có nhắc đến: Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Theo Luật Giáo Dục 38/2005/QH11, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục ở điều 5 có nói đến: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học

PGS.TS Trịnh Văn Biều cũng đã đưa ra nhiều xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong đó có: Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học; Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học [2]

Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và gặp trực tiếp thầy một số tiết trong tuần, được thầy chỉ dẫn, giảng giải, sau đó về nhà tự học Đây là hình thức cần được đưa vào phổ

Trang 3

biến trong nhà trường phổ thông vì mức độ của nó phù hợp Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức HS với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: tự giác, tích cực, say

mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập [8]

Các nhà quản lí giáo dục vào đạo tạo đã và đang cấm dạy thêm và học thêm Học sinh

có học lực yếu kém rất khó khăn trong việc tự học môn hóa học

Vở bài tập ghi những yêu cầu và thông tin chính của từng bài tập trong sách giáo khoa theo hướng giúp học sinh định hướng nhanh về dạng bài giúp học sinh củng cố kiến thức, luyện tập và làm quen với các dạng bài tập hóa học cơ bản [10]

Từ những lí do trên, tôi nghiên cứu đề tài “ Sử dụng vở bài tập hỗ trợ học sinh yếu kém tự học môn hóa học ở trường trung học phổ thông”

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu tài liệu để thiết kế vở bài tập

2.1.1 Nguyên tắc thiết kế vở bài tập

a Vở bài tập phải dễ sử dụng và có tính hệ thống

Dễ nhìn không rườm rà

Phải trình bày các nội dung theo từng đề mục có tính hệ thống

b Kiến thức phải bám sát, không được mâu thuẫn với sách giáo khoa

Kiến thức trình bày trong vở bài tập phải thống nhất và bám sát sách giáo khoa, không được mâu thuẫn với nội dung trong sách hiện hành

Cần cân nhắc kỹ những nội dung ngoài SGK

c Sử dụng từ ngữ phổ thông dễ hiểu

Từ ngữ được dùng trong vở bài tập cần dễ hiểu, ngôn từ giống sách giáo khoa Thuật ngữ hóa học cũng cần phải cập nhật theo sách giáo khoa mới nhất để bảo đảm tính nhất quán

d Đọc và kiểm tra cẩn thận các nội dung trước khi thiết kế

Kiểm tra lỗi chính tả:

Khi nhập nội dung trong phần mềm microsoft word, lúc đó đã kiểm tra chính tả Kiểm tra độ tin cậy của bài tập: Giải lại các bài tập đã đề cập

Trang 4

2.1.2 Quy trình thiết kế vở bài tập

Đặt mục tiêu

Thiết kế vở bài tập để bổ trợ sách giáo khoa

Định hướng cho học sinh tự học, tự làm bài tập

Xác định cấu trúc vở bài tập

Gồm 2 phần: Phần bài tập theo sách giáo khoa và phần bài tập bổ sung

Mỗi phần đều có:

Nội dung câu hỏi;

Gợi ý tóm tắt nội dung câu hỏi;

Gợi ý phần kiến thức sử dụng;

Gợi ý công thức sử dụng

Gợi ý những yêu cầu học sinh phải làm

Trang 5

Hình 1 Minh họa cấu trúc vở bài tập

Nội dung

Gồm các dạng trắc nghiệm theo mức độ biết, hiểu, vận dụng, vận dụng nâng cao

Làm thiết kế mẫu

Nhờ đồng nghiệp đọc phát hiện sai sót

Xin ý kiến góp ý của thầy cô đồng nghiệp để hoàn thiện vở bài tập

2.2 Khảo sát học lực môn hóa học của học sinh trước khi tiến hành thực nghiệm

+ Nơi khảo sát:

HS khối 10, 11 Trường THPT Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

+ Thời gian khảo sát:

Tháng 12, năm 2015

+ Mục đích khảo sát:

Khảo sát trình độ học lực môn hóa học của học sinh

Trang 6

+ Nội dung khảo sát:

Khảo sát học lực học kì I, môn Hóa học của học sinh

+ Tiến hành khảo sát:

Thu thập số liệu thống kê học lực môn hóa học của học sinh trong nhà trường Từ số liệu đó phân tích hiện trạng học lực môn hóa học của học sinh

+ Xử lý kết quả:

Dựa trên thống kê tỉ lệ phần trăm học sinh khá, giỏi, yếu, kém môn hóa học của trường

Yếu kém Trung Bình Khá giỏi

Hình 2 Biểu đồ học lực học kì I trước thực nghiệm sư phạm

Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ HS loại trung bình và loại yếu chiếm tỉ lệ khá cao

Mục đích thực nghiệm

Đánh giá tính khả thi của việc sử dụng vở bài tập

Tính khả thi được thể hiện qua:

• Số lượng HS có quan tâm và muốn sử dụng vở bài tập

• Sự phù hợp của vở bài tập đã thiết kế với điều kiện thực tế

+ Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vở bài tập

Tính hiệu quả của việc sử dụng vở bài tập thể hiện qua mức độ tiếp thu kiến thức, luyện tập và độ bền lưu giữ kiến thức của học sinh có dùng vở bài tập đánh giá qua điểm số bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra 1 tiết

+ Đối tƣợng thực nghiệm

Trang 7

Năng lực tự học của học sinh với vở bài tập

+ Nội dung thực nghiệm

Giáo án lên lớp và hướng dẫn HS về nhà luyện tập với vở bài tập

+ Tiến hành thực nghiệm

• Chuẩn bị

Đối với lớp thực nghiệm: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng vở bài tập

Đối với lớp đối chứng: Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống và học sinh không dùng vở bài tập

• Tiến hành hoạt động thực nghiệm trên lớp

- Không sử dụng vở bài tập Hướng dẫn

học sinh về nhà làm bài tập cùng nội dung

câu hỏi bài trong vở bài tập

- Yêu cầu HS làm bài tập với cùng nội

dung câu hỏi trong vở bài tập

- Kiểm tra 15 phút ở tiết học kế tiếp

- Kiểm tra 45 phú theo lịch kiểm tra của

trường

- Phát vở bài tập cho học sinh lớp thực nghiệm hướng dẫn về nhà làm

- Yêu cầu HS làm tất cả các bài tập trong

vở bài tập

- Kiểm tra 15 phút ở tiết học kế tiếp

- Kiểm tra 45 phú theo lịch kiểm tra của trường

+ Đánh giá kết quả học tập

Sau khi học xong chương, kết quả học tập của học sinh và độ bền kiến thức khi sử dụng

vở bài tập được đánh giá qua 2 bài kiểm tra

Từ kết quả đó giúp ta đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng vở bài tập: Nếu lớp thực nghiệm học với vở bài tập có điểm số tốt hơn lớp đối chứng, chứng tỏ vở bài tập có giúp cho các em hiểu bài hơn, độ bền kiến thức tốt hơn

+ Xử lý kết quả thực nghiệm

Kết quả tổng hợp 2 bài kiểm thực nghiệm ở 4 cặp lớp thực nghiệm và đối chứng

Trang 8

Bảng 1 Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh Phân loại kết quả học tập của học sinh Bài

kiểm

tra

Yếu kém

(Dưới 5 điểm)

Trung bình

(Từ 5- dưới 6,5 điểm)

Khá

(Từ 6,5 – dưới 8 điểm)

Giỏi

(Từ 8 – 10)

Hình 3 Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh

Tỷ lệ % HS đạt điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm giỏi

và khá ở lớp đối chứng; Ngược lại tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp đối chứng

2.4 Điều tra hiệu quả về mặt định tính của việc sử dụng vở bài tập

+ Mục đích điều tra

Đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng vở bài tập về mặt định tính:

Thăm dò ý kiến của HS và GV sau khi thực nghiệm

+ Tiến hành điều tra

Hướng dẫn học sinh đánh dấu X vào các ô trống tương ứng với các mức độ từ thấp (1) đến cao (5)

Trang 9

+ Xử lí kết quả

Ứng với các mức độ từ 1 đến 5 cũng chính là thang điểm để lấy trung bình, cụ thể mức

độ 1 quy ra được 1 điểm, mức độ 2 được 2 điểm, mức độ 3 được 3 điểm, mức độ 4 được 4 điểm, mức độ 5 được 5 điểm, mức độ 5 là mức độ cao nhất mang ý nghĩa tích cực Nếu điểm trung bình càng gần 5 thì vở bài tập càng được đánh giá cao về mặt định tính

Hình 5 Phiếu điều tra tham dò ý kiến

Theo kết quả thu được về phiếu khảo sát học sinh, bằng ý kiến của học sinh tác giả tổng hợp và tính toán thì các tiêu chí đa phần đạt số điểm tương đối gần 5, ta thấy được khi học với

vở bài tập học sinh có hứng thú học tập và sẵn sàng đón nhận vở bài tập là phương tiện học tập của mình

3 Kết luận

Đề tài gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Xác định nguyên tắc (dễ sử dụng, có tính hệ thống; bám sát, không mâu thuẩn với SGK; từ ngữ phổ thông dễ hiểu; kiểm tra cẩn thận), quy trình (đặt mục tiêu; xác định cấu trúc; xác định nội dung; thiết kế mẫu; nhờ đồng nghiệp đọc phát hiện sai; lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp để hoàn thành, cấu trúc để thiết kế vở bài tập (Nội dung câu hỏi; Gợi ý tóm tắt nội dung câu hỏi; Gợi ý phần kiến thức sử dụng; Gợi ý công thức sử dụng; Gợi ý những yêu cầu học sinh phải làm) Giai đoạn 2: Tiến hành soạn vở bài

Trang 10

tập theo nguyên tắc, quy trình, cấu trúc đã đề xuất; tổ chức tiến trình dạy học thực nghiệm sư phạm kiểm chứng

Kết quả thực nghiệm đã cho thấy tác dụng phát triển năng lực tự học cho HS, góp phần giảm

tỷ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỷ lệ HS khá, giỏi

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Văn Bảo (2007), Thiết kế bài tập hóa phổ thông, Trường Đại Học Cần Thơ

2 Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng cốt cán trường trung học phổ thông môn hóa

học, Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh

3 Đỗ Đình Hoan (2011), Vở bài tập toán 5, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

4 Cao Cự Giác (2007), Thiết kế bài giảng hóa học 11, Nhà Xuất Bản Hà Nội

5 Lê Phước Lộc (2008), Đánh giá kết quả học tập của học sinh, Trường Đại Học Cần

Thơ

6 Đặng Thị Oanh (2006), Phương pháp dạy hóa học các chương mục quan trọng trong

chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

7 Đoàn Thị Kim Phượng (2003), Lý luận dạy học hóa học, Trường Đại Học Cần Thơ

8 Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo (2011), Thiết kế vở bài tập hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu

cơ lớp 11 chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại Học Sư Phạm Thành

Phố Hồ Chí Minh

9 Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong việc dạy môn hóa

học, Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh

10 Lê Xuân Trọng (2011), Vở bài tập hóa học 9, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

11 Nguyễn Xuân Trường (2003), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa ở trường phổ thông,

Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm

Ngày đăng: 13/10/2016, 12:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bảo (2007), Thiết kế bài tập hóa phổ thông, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài tập hóa phổ thông
Tác giả: Nguyễn Văn Bảo
Năm: 2007
2. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng cốt cán trường trung học phổ thông môn hóa học, Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng cốt cán trường trung học phổ thông môn hóa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Năm: 2006
3. Đỗ Đình Hoan (2011), Vở bài tập toán 5, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vở bài tập toán 5
Tác giả: Đỗ Đình Hoan
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2011
4. Cao Cự Giác (2007), Thiết kế bài giảng hóa học 11, Nhà Xuất Bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng hóa học 11
Tác giả: Cao Cự Giác
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Hà Nội
Năm: 2007
5. Lê Phước Lộc (2008), Đánh giá kết quả học tập của học sinh, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Tác giả: Lê Phước Lộc
Năm: 2008
6. Đặng Thị Oanh (2006), Phương pháp dạy hóa học các chương mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy hóa học các chương mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông
Tác giả: Đặng Thị Oanh
Năm: 2006
7. Đoàn Thị Kim Phượng (2003), Lý luận dạy học hóa học, Trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hóa học
Tác giả: Đoàn Thị Kim Phượng
Năm: 2003
8. Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo (2011), Thiết kế vở bài tập hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế vở bài tập hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản
Tác giả: Huỳnh Lâm Thị Ngọc Thảo
Năm: 2011
9. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong việc dạy môn hóa học, Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phương pháp dạy học tích cực trong việc dạy môn hóa học
Tác giả: Lê Trọng Tín
Năm: 2006
10. Lê Xuân Trọng (2011), Vở bài tập hóa học 9, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vở bài tập hóa học 9
Tác giả: Lê Xuân Trọng
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2011
11. Nguyễn Xuân Trường (2003), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa ở trường phổ thông, Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bài tập trong dạy học hóa ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w