1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Traphaco

20 4,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 773,94 KB

Nội dung

Tài sản của doanh nghiêpQua số liệu phân tích chiều ngang cho thấy tổng tài sản DN tăng 259.576 tỷ tăng hơn 45% , cho thấy quy mô doanh nghiệp đang mở rộng, phần quy mô mở rộng này có th

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

I Tổng quan về công ty

Tên tiếng Anh: TRAPHACO JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt là: TRAPHACO

Mã chứng khoán (HOSE): TRA

Trụ sở chính: 75 Yên Ninh, Quận Ba Đình, Tp Hà Nội

Điện thoại: (84 4) 3734 1797

(84 4) 3683 0751

Fax: (84 4) 3681 4910

Website: www.traphaco.com.vn

GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ KINH DOANH: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công

ty Cổ phần với mã số doanh nghiệp 0100108656, cấp lần đầu ngày 24/12/1999, thay đổi lần thứ 15 ngày 10/08/2011

Lĩnh vực hoạt động

 Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu

 Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất và vật tư y tế

 Pha chế thuốc theo đơn

 Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm

 Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc

 Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm

 Sản xuất, buôn bán thực phẩm

 Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược

 Sản xuất, buôn bán rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar)

1 Sơ lược về công ty

Traphaco tiền thân là tổ sản xuất thuộc ty y tế đường sắt thành lập ngày

28/11/1972, với nhiệm vụ sản xuất huyết thanh, dịch truyền, nước cất phục vụ cho Bệnh viện ngành Đường sắt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Trang 3

Cổ phần hóa: Ngày 01/01/2000 Công ty cổ phần dược và Thiết bị vật tư y tế GTVT chính thức bắt đầu hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần với 45% vốn Nhà nước Niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên: Ngày 26/11/2008 m cổ phiếu TRA của Công ty chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Lịch sử hình thành

Thành lập Tổ sản xuất thuộc Ty Y tế Đường sắt

1993 : Xí nghiệp Dược phẩm Đường sắt (Traphaco)

2000 : Đại Hội đồng Cổ đông sáng lập Traphaco trở thành 1 trong những doanh nghiệp Dược tiên phong Cổ phần hóa

2001 : Đổi tên thành Công ty Cổ phần Traphaco, với mục đích kinh doanh đa ngành nghề phù hợp với xu hướng nền kinh tế mới

2007 : Đã tiến hành IPO cổ phiếu ra công chúng Trong đợt IPO này có dự tham gia của các cổ đông chiến lược là các quỹ đầu tư có uy tín như: Vietnam Azalea Fund Limited

Ngày 26/112008, mã cổ phiếu TRA của Công ty chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp HCM (HOSE)

2009 : 10 năm cổ phần hóa doanh nghiệp hoạt động hiệu quả Traphaco được công nhận là thương hiệu nổi tiếng Nhất ngành Dược Việt Nam Ra mắt Công ty TNHH một thành viên 2011 : Traphaco vinh dự được đón nhận Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu trách nhiệm xã hội Traphaco sở hữu 50,96% Traphaco CNC

Thành tựu nổi bật đạt được:

1998 – 2011: Liên tục 14 năm liền đoạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn

2009 Được công nhận "Thương hiệu nổi tiếng nhất Ngành Dược Việt Nam" 2010: Được Tổ chức SHTT Thế giới trao Giải thưởng WIPO

2011:

- Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

- Đạt Giải Nhất Vifotec cho sản phẩm Boganic

- Giải thưởng Báo cáo thường niên Tốt nhất Xếp hạng tối ưu BCTN Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011 (AAA)

2 Sản phẩm của công ty

Trang 4

Hoạt huyết dưỡng não - Cebraton Boganic – tăng cường chức năng giải độc gan Sáng mắt

Ampelop Tottri Tottim Formenton Didicera Methorphan

Abfuco

3 Cơ cấu tổ chức của công ty

 Hội đồng quản trị: 5 thành viên

1 Bà Vũ Thị Thuận : Chủ tịch HĐQT

2 Ông Trần Túc Mã : Phó Chủ tịch HĐQT

3 Ông Nông Hữu Đức : Ủy viên HĐQT

4 Bà Nguyễn Thị Lan : Ủy viên HĐQT

5 Ông Lê Tuấn : Ủy viên HĐQT

 Ban kiểm soát: 3 thành viên

1 Bà Phạm Thị Thanh Duyên : Trưởng ban

2 Bà Trần Thị Ngọc Lan : Ủy viên

3 Bà Đỗ Khánh Vân : Ủy viên

 Ban tổng giám đốc: 03 thành viên

1 Ông Trần Túc M : Tổng Giám đốc

2 Ông Nguyễn Huy Văn : Phó Tổng Giám đốc

3 Hoàng Thị Rược : Phó Tổng Giám đốc

Trang 5

 Giám đốc phụ trách chuyên môn: 02 thành viên

1 Bà Nguyễn Thị Hậu : Giám đốc sản xuất

2 Ông Bùi Khánh Tùng : Giám đốc kinh doanh

 Nhà máy sản xuất thuốc Hoàng Liệt

Phân xưởng Thuốc viên – Thuốc nước

Phân xưởng Thuốc mỡ - Nang mềm

Phân xưởng Đóng gói

Phân xưởng Tây Y

Phân xưởng Ngọc Hồi

 Các chi nhánh: 12 chi nhánh

Tp Hồ Chí Minh; Miền Trung; Nam Định; Nghệ An; Thanh Hóa; Vĩnh Long; Hải Phòng; Đồng Nai; Bình Thuận; Quảng Ngãi; Khánh Hòa; Cần Thơ

 Công ty con: 3 công ty

Công ty TNHH MTV Traphaco Sapa (100%)

Công ty TNHH Traphaco Hưng Yên (100%)

Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco (51%)

II Phân tích BCTC công ty TRAPHACO năm 2011

1 Phân tích bảng CĐKT

Trang 6

1.1 Tài sản của doanh nghiêp

Qua số liệu phân tích chiều ngang cho thấy tổng tài sản DN tăng 259.576 tỷ tăng hơn 45% , cho thấy quy mô doanh nghiệp đang mở rộng, phần quy mô mở rộng này có thế là doanh nghiệp đang mở rộng kinh doanh Phần tăng chủ yếu

do doanh nghiệp đàu tư vào tài sản dài hạn TSCĐ tăng 100 tỷ tương ứng 116% so với năm 2010

DN đang nắm giữ 838.443 tỷ tài sản cuối năm 2011, trong đó có 622.67 tỷ là tài sản ngắn hạn chiếm 74% Năm 2010 tài sản của DN là 578.867 trong đó

Trang 7

TSNH chiếm 84% Như vậy ta thấy DN có thay đổi trong cơ cấu TS Tỷ trọng TSNH giảm, TSDH tăng sự chuyânr dịch cơ cấu này cho thấy doanh nghiệp đang có đầu tư TSDH cao Nhưng ta thấy khả năng chi tiêu và thanh toán của

DN vẫn còn rất tốt ( TSNH 74%)

Cơ Cấu tài sản

 TS dùng vào hoạt động kinh doanh: HTK, TSCĐ,Tiền,Nợ phải thu…

Ta thấy rằng các khoản mục này tăng lên rất nhiều và chiếm tỷ trọng cao trong 2010-2011 Điều đó cho ta thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh Trong 259.576 tỷ tăng thêm thì có 133.606 tỷ từ TSNH, và 125.97 TSDH Trong tài sản ngắn hạn ta thấy HTK của công ty tăng 141.865 tỷ và Nợ phải trả giảm xuống, cho thấy khả năng bán hàng của doanh nghiệp đang có vấn đề HTK quá nhiều, không bán đuợc hàng

 TS không dùng vào mục đích kinh doanh Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn Hai khoản đầu tư này đều giảm đặc biệt là khoản Đầu tư tài chính dài hạn năm 2011 là 0 tỷ cho thấy doanh nghiệp chỉ đang tập trung mở rộng HĐKD và giảm HĐ TC

1.2 Nguồn tài trợ.

Phân tích hàng ngang ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp đang tăng

 VCSH: Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên từ 349.138 đến 400.085 phần tăng này chủ yêu lấy từ LNCPP năm 2010 là 69.823 tỷ

 Nợ phải trả tăng 173.676 tỷ tương ứng 45% so với năm 2010 Điều đó cho ta thấy rằng doanh nghiệp đang tăng vay để mở rộng hoạt động kinh doanh

Cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp hoạt động là từ VCSH

và Vay Nhưng Tỷ lệ 50/50 cho thấy tính hình không khả quan trong tình trạng tra nợ

 VCSH : năm 2010 chiếm 60% tương ứng 349.138 tỷ, đến năm 2011 giảm xuống 50% tương ứng 400.085 tỷ cho thấy sự giảm sút trong tỷ trọng này là do DN đang tăng nguồn vốn vay Khả năng tài chính cảu doanh nghiệp đang phục thuộc vào vay nợ

 Nợ phả trả cơ cấu tăng từ 40% lên 50% chiếm tỷ tọng cao, DN đang vay

để mở rộng HĐKD ta thấy rằng trong 173.676 tỷ nợ phải trả tăng thì có

Trang 8

144.755 là vay ngắn hạn Đây là điểm đáng chú ý của tình hình tài chính, có thể doanh nghiệp đang phải chịu áp lực khả năng thanh toán các khoản nợ trong khi tiêu thụ ít hàng

 Ta thấy có 2 khoản mục mà Năm 2010 đều là số 0 là vay dài hạn và Lợi ích của cổ đông thiểu số Như vậy năm 2011 TRAPHACO đã kiểm soát một công ty con (Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco (51%)).Và bắt đầu hoạt động tài chính, vay khoản vay dài hạn để bù đắp vay ngắn hạn

1.3 Mức nợ và khả năng chịu đựng rủi ro.

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ

Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản

Vốn luân chuyển = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn

VLC= 622.67 - 370.825 = 251.845tỷ < Nợ phải trả= 403.405

Ta thấy rằng mức nợ của doanh nghiệp cao và khả năng chịu đựng rủi ro thấp

1.4 Khả năng trả nợ đến hạn.

Hệ số

thanh toán ngắn

hạn

Hệ số

thanh toán nhanh

Nợ phải

Số lần

hoàn trả lãi vay

Hệ số thanh toán ngắn hạn & Hệ số thanh toán nhanh giảm cho thấy khả năng

thanh toán ngắn hạn của DN đang giảm so với năm 2010 Do công ty đầu tư vào

Trang 9

TSDH và HTK của công ty tăng, mà các khoản khoản vay tài trợ từ ngắn hạn Đây

có thể nói là bất ổn trong chính sách tài chính

Nợ phaỉ trả trên VCSH tăng từ 0.65 đến 1 có nghĩa trong có cấu nguòn tài trợ của

doanh nghiệp đây là chứng tỏ rằng doanh nghiệp phải đang gánh chịu một khoản gốc và lãi vay lớn hơn

Số lần hoàn trả lãi vay của DN cũng giảm đi từ 10 28 xuống 6.71 năm 2011,

mặc dù lãi trước thuế có tăng từ 91.420 tỷ năm 2010 lên 124.240 tỷ năm 2011 nhưng do trong cơ cấu tài trợ doanh nghiệp phải chịu một khoản lãi vay khá lớn điều đó làm cho chỉ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của DN đang giảm sút

1.5 Những thay đổi trong tình hình tài chính

Trang 10

Số vòng quay của HTK trong DN giảm xuống từ 3.93 lần năm 2010 xuống còn 2.58 năm 2011 và số ngày tồn kho trong doanh nghiệp tăng Như vậy ta thấy rằng hàng tồn

kho có khả năng bị ứ đọng, tiêu thụ chậm, chi phí lưu kho cao, và triển vọng dòng tiền chảy vào doanh nghiệp yếu

Số vòng quay khoản phải thu DN tăng từ 3.75 năm 2010 đến 4.2 năm 2011 khả năng

chuyển đổi khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp đang cải thiện Đây có thể là do chính sách bán chịu của công đang giảm vì hiện tại khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp giảm đi và các khoản giảm trừ như giảm giá hay chiếc khấu ít hịu quả ( vì các khoản này hầu như là không đổi mạc dù doanh thu ban đầu thay đổi gấn 1.23 lần) Nên

DN bán ít hàng hơn trong năm 2011

Doanh thu tăng 1.23 lần , tài sản tăng 1.44 lần DN đang sử dụng tài sản kém hiệu quả TSNH tăng 1.27 lần, Nợ phải thu giảm, HTK tăng 1.76 lần như thế tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề, vấn đề lớn là nằm ở hàng tồn kho nhiều, và tăng đột biến trong năm 2011

2 Phân BCKQHĐKD của TRAPHACO trong năm 2011

2.1 Quy mô kinh doanh của doanh nghiêp

Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là doanh thu chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chiếm tỷ trong lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của doanh

nghiệp.Doanh thu của công ty tăng nhanh từ 2010 đến năm 2011 và tăng doanh thu từ 869.798.826.310 VNĐ lên đến 1.073.255.309.337 VNĐ, quy mô vốn tăng lên một cách đáng kinh ngạc, mức tăng của doanh thu tương ứng là 203.456.483.027 VNĐ

Trang 11

Hình 1:

Traphaco là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dược của Việt Nam Hình 1 cho chúng ta thấy Traphaco có tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao trong những năm qua (2010-2011), khoảng 24% /năm

Sở dĩ doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng cao như vậy vì một phần nhu cầu về dược

và y tế đang tăng mạnh, mặt khác Traphaco cũng thực hiện những chính sách đúng đắn trong định hướng đầu tư và phát triển Ví dụ như trong giai đoạn 2009 – 2011, Traphaco

đã thực hiện cơ cấu lại các mặt hàng sản xuất, tập trung nhiều vào các mặt hàng mà công

ty sản xuất được và có tỷ suất sinh lợi cao, cụ thể là các sản phẩm từ đông dược

Các nguồn chính của doanh thu công ty Traphaco đến từ các sản phẩm đông dược, tân dược và hàng khai thác (các sản phẩm công ty xuất nhập khẩu, sản phẩm ủy thác,…) Năm 2011, đông dược chiếm hơn một nửa doanh thu nhưng lại đóng góp 79% lợi nhuận ròng Trong khi mặt hàng khai thác chiếm đến 26% doanh thu nhưng chỉ đóng góp 3% lợi nhuận ròng Nguyên nhân là các sản phẩm đông dược sản xuất từ nguyên liệu trong nước nên giúp giảm chi phí đầu vào Trong khi trong giai đoạn kinh tế vừa qua, tình hình

tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động nên ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận ròng của công ty đến từ hàng khai thác và tân dược

Vì thế từ năm 2008-2011, công ty không ngừng tăng tỷ trọng đông dược và giảm các sản phẩm tân dược và hàng khai thác Điều này phù hợp với chiến lược công ty, lấy

Trang 12

mặt hàng đông dược làm mặt hàng chiến lược, với các sản phẩm chất lượng cao như Hoạt huyết dưỡng não, Boganic…đã khẳng định được ưu thế và vị trí của mình với các đối thủ cạnh tranh Chiến lược này giúp Traphaco đạt được mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, thay thế bằng nguồn nguyên liệu trong nước và hình thành các vùng nuôi trồng dược liệu như GreenPlan Đây là một chiến lược sản phẩm bền vững và đầy triển vọng của công ty Traphaco

So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu với một vài công ty cùng ngành, ta thấy tốc

độ tăng trưởng doanh thu của OPC là 22,9%, của Dược Hậu Giang là 18,4% mỗi năm, đều thấp hơn Traphaco Từ đó cho thấy Traphaco có tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng đầu của ngành

2.2 Chi phí hoạt động của công ty.

Bảng tỉ trọng chi phí hoạt động trên doanh thu thuần Traphaco

Trang 13

2010 2011 GVHB/DTT 69% 62%

CPBH/DTT 14% 17%

CPQLDN/DTT 5% 7%

Giá vốn của công ty tăng nhẹ tăng từ 859 tỷ lên 663 tỷ nhưng tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm giảm từ 69% xuống còn 62% ( giảm 7%) Điều này cho thấy công ty đang quản lý chi phí rất hiệu quả và sử dụng chi phí để tạo ra doanh thu tốt hơn

Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn, tuy nhiên từ 2010-2011 đóng góp của giá vốn hàng bán vào doanh thu thuần liên tục giảm (còn 62% năm 2011) Lý do là trong khoảng những năm trở lại đây, Traphaco đã chủ động được nguồn nguyên liệu (từ việc công ty tự sản xuất được nguồn nguyên liệu trong nước và tìm được các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định), mặt khác chính sách của công ty đang chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sang đông dược (ngành sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu

từ nước ngoài) làm cho giá nguyên vật liệu giảm, tỉ trọng giá vốn hàng bán giảm

Qua hình trên, ta thấy từ 2010-2011 chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng đều nằm trong vòng kiểm soát

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chiếm tỷ lệ rất thấp chưa đến 1% trong năm

2010 và khoảng 1% trong năm 2011.Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn rất hiệu quả không có hiện tượng dư vốn để đem cho vay, doanh thu từ hoạt dộng tài chính chiếm

tỷ trọng rất nhỏ và không trọng yếu của doanh nghiệp

Chi phí tài chính của công ty có xu hướng tăng nhanh từ năm 2010 đến nay, mức tăng từ

9 tỷ lên 21 tỷ.Điều này cho thấy công ty đang tăng cường việc sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Việc tăng cường sử dụng vốn vay giúp công ty

có thể sử dụng vốn từ nhiều nguồn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tuy nhiên áp lực về việc thanh toán lãi vay cũng có thể là một yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng cũng như lợi nhuận của Doanh nghiệp trong tương lai

Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất thấp (1%-3%) vì công ty sử dụng rất ít nợ dài hạn (do đặc thù ngành) Năm 2011, chi phí lãi vay tăng khá cao vì công ty có vay một khoản nợ dài (các năm trước vay và nợ dày hạn không có) để xây dựng mở rộng dự án Nhà máy sản xuất dược – tiêu chuẩn GMP

Trang 14

Liệu cơ cấu chi phí như vậy đã hợp lý chưa? Chúng ta cùng so sánh với một đối thủ cạnh tranh của Traphaco là OPC Ta thấy xu hướng chung của OPC cũng tương tự như với của Traphaco, và đây cũng là xu hướng chung của ngành dược Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý, đó là tỉ trọng chi phí giá vốn hàng bán của Traphaco cao hơn khá nhiều so với OPC Một lần nửa cho thấy được chính sách giảm giá vốn hàng bán của công ty là hợp với tình hình hiện tại của ngành

Lợi nhuận của công ty so với Doanh thu thuần chiếm tỷ lệ rất cao cụ thể năm 2010

là 30,67% và tăng lên 37,55% trong năm 2011.Điều này cho thấy lĩnh vực kinh doanh dược phẩm là lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao

Ngành dược phẩm là một ngành đang tăng trưởng với tốc độ khá cao bất chấp tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn Điều này được thể hiện ở cả tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản Tốc độ tăng trưởng khả quan và ổn định cho thấy tính hấp dẫn về dung lượng thị phần của ngành, từ đó khuyến khích Traphaco nói riêng

và các công ty trong ngành nói chung đầu tư mở rộng sản xuất, tăng trưởng quy mô tài sản

Công ty có hoạt động thu nhập khác như thanh lý tài sản cố định, tiền thu khác nhưng khoàn danh thu này không trọng yếu trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp

2.3 Lợi nhuận ròng:

Hình 2

Lợi nhuận ròng sau thuế của công ty Traphaco tăng trưởng trong giai đoạn 2010 –

2011 khá cao, tăng từ 66 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng mức tăng khoảng 37% ,trong khi ước tính tăng trưởng sản xuất ngành dược trong nước 2011 so với 2010 là 24,04% So với một số công ty cùng ngành như OPC, DHT, DCL,…thì Traphaco có tốc độ tăng trưởng đều và bền vững, đặc biệt tăng mạnh ở năm 2010, 2011 trong khi các công ty cùng ngành

có tốc độ tăng trưởng giảm hoặc âm

Điều này cho thấy chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là đúng hướng và phù hợp với tình hình kinh tế trong nước trong giai đoạn gần đây

Ngày đăng: 10/10/2016, 13:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w