CHƯƠNG I GIA SÚC NHAI LẠI TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Chương này nhằm cung cấp cho người ñọc một tầm nhìn tổng thể về vị trí và vai trò của gia súc nhai lại, trong ñó có con bò,
Trang 1VŨ DUY GIẢNG, NGUYỄN XUÂN BẢ
LÊ ðỨC NGOAN, NGUYỄN XUÂN TRẠCH
VŨ CHÍ CƯƠNG, NGUYỄN HỮU VĂN
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO BÒ
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI – 2008
Trang 2LỜI GIỚI THIỆU
Tôi hân hạnh ñược giới thiệu với bạn ñọc cuốn sách “DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO BÒ” của các tác giả GS TS Vũ Duy Giảng, TS Nguyễn Xuân Bả, PGS TS Lê ðức Ngoan, PGS TS Nguyễn Xuân Trạch, TS Vũ Chí Cương và TS Nguyễn Hữu Văn Cuốn sách chuyên khảo về các vấn ñề dinh dưỡng và thức ăn cho
bò này ñược viết rất công phu, ñã ñề cập các nguyên lý dinh dưỡng và kỹ thuật nuôi dưỡng gia súc nhai lại nói chung và con bò nói riêng Nội dung của tài liệu ñã ñược cập nhật với những thông tin mới nhất, ñặc biệt sự ra mắt của cuốn sách là cơ hội rất lớn cho sinh viên ngành Chăn nuôi – Thú y tham khảo khi mà Bộ GD&ðT có chủ
trương ñổi mới về quy trình ñào tạo ở các trường ñại học từ “niên chế” sang “tín chỉ”
Các tác giả của cuốn sách là tập thể cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực chăn nuôi gia súc nhai lại và dinh dưỡng - thức ăn gia súc ở các trường ñại học Nông nghiệp và Viện nghiên cứu trong nước
Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) ñã tài trợ dự án (LPS/2002/078) hợp tác nghiên cứu với trường và tài trợ cho việc xuất bản cuốn sách
Với tư cách là Chủ tịch Hội ñồng Khoa học-Giáo dục của trường ðại Học Nông Lâm Huế và với tình cảm ñồng nghiệp chân thành, một lần nữa, tôi vui mừng ñược giới thiệu cuốn sách này với bạn ñọc
Huế, ngày 15 tháng 1 năm 2008
PGS.TS Trần Văn Minh Hiệu trưởng Chủ tịch Hội ñồng KH &GD Trường ðHNL Huế
Trang 3LỜI NÓI ðẦU
Hiện nay, bình quân trên thế giới cứ khoảng 4 người thì có 1 con trâu bò (1,5 tỷ trâu bò/6 tỷ người), trong khi ñó ở nước ta khoảng 10 người mới có 1 con trâu bò (8,5 triệu trâu bò/85 triệu người) Trong những năm gần ñây ñàn gia súc nhai lại ở nước ta có xu hướng tăng nhanh Năm 2007, ñàn bò có 6,72 triệu con, tăng 3,29% so với năm 2006 (Hoàng Kim Giao, 2007) Nước ta ñã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm ñẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ñể thỏa mãn nhu cầu thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và là giải pháp xóa ñói giảm nghèo ở nông thôn Tuy vậy, năm 2007 sản lượng sữa chỉ ñạt 234 ngàn tấn, ñáp ứng khoảng 25% nhu cầu tiêu dùng trong nước và tổng sản lượng thịt bò ñạt 206,14 ngàn tấn
Nuôi dưỡng gia súc nhai lại là một nghệ thuật hơn là một khoa học bởi gia súc
nhai lại là “xã hội cộng sinh” giữa ñộng vật có vú và vi sinh vật, dạ dày gia súc nhai
lại trưởng thành là một thùng lên men lớn, ở ñó vô số vi sinh vật ñang phát triển, sinh sôi, nẩy nở Trong nuôi dưỡng, việc tác ñộng ñể ñiều kiện môi trường dạ cỏ ổn ñịnh
là vô cùng quan trọng Với cùng loại thức ăn và gia súc, một số người chăn nuôi có thể ñạt ñược kết quả tốt, trong khi ñó số khác lại có kết quả kém Bên cạnh ñó, gia súc nhai lại thuộc diện ñặc biệt, chúng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các mối quan hệ với môi trường, bao gồm cả người chăn nuôi Mối quan hệ này có thể có ảnh hưởng trực tiếp ñến các vấn ñề dinh dưỡng của gia súc nhai lại Vì tất cả những lý do trên, việc hiểu biết các nguyên lý dinh dưỡng bao gồm từ ñặc ñiểm tiêu hóa, thu nhận thức
ăn ñến nhu cầu các chất dinh dưỡng và vấn ñề giải quyết thức ăn cho gia súc nhai lại trong ñiều kiện nước ta có ý nghĩa quyết ñịnh thành công trong chăn nuôi
Nhằm ñáp ứng nhu cầu ñào tạo trong các trường ñại học Nông nghiệp và các cán bộ khoa học, chúng tôi xuất bản cuốn sách này nhằm giúp bạn ñọc có thêm thông tin cần thiết về các nguyên lý dinh dưỡng và thức ăn cho con bò nói riêng và gia súc nhai lại nói chung
Sách ñược xuất bản nhờ sự tài trợ tài chính của dự án hợp tác nghiên cứu giữa trường ðại Học Nông Lâm Huế và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) Trong quá trình biên soạn chúng tôi cũng ñã nhận ñược sự giúp
ñỡ về chuyên môn của TS Peter Doyle -lãnh ñạo dự án LPS/2002/078, chuyên gia cao cấp về bò sữa ở Trung tâm nghiên cứu bò sữa Kyabram, Victoria, Australia, và
sự ñộng viên quý báu của PGS TS Trần Văn Minh- Hiệu Trưởng trường ðại Học Nông Lâm Huế Nhân dịp này chúng tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ vô giá ñó
Hy vọng cuốn sách sẽ góp phần tích cực cho quá trình ñào tạo ñối với ngành chăn nuôi và ñem lại nhiều hữu ích cho bạn ñọc Tuy nhiên, sách không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận ñược sự góp ý của bạn ñọc ñể lần tái bản sau ñược tốt hơn
Trang 4MỤC LỤC
GIA SÚC NHAI LẠI TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 10
I VAI TRÒ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI ðỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 10
II NHỮNG ðẶC THÙ SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA GIA SÚC NHAI LẠI 12
Trang 52.2 Hệ vi sinh vật dạ cỏ 32
3.2 Quá trình tiêu hoá các thành phần của thức ăn 41
4.1 ðộng thái phân giải thức ăn ở gia súc nhai lại 52
5.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn 59
6.2 Bảo vệ dinh dưỡng thoát qua phân giải dạ cỏ 71 6.3 ðồng bộ hoá các nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật dạ cỏ 72 6.4 ðiều khiển ñộ axit dạ cỏ thuận lợi cho phân giải xơ 72
1.3 Các phương pháp ño nhiệt sản xuất ra và tích lũy năng lượng 87
1.5 Một số hệ thống ñánh giá giá trị năng lượng của thức ăn 99
II CÁC HỆ THỐNG ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG 109
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến nhu cầu năng lượng cho duy trì 114
Trang 6III HỆ THỐNG đÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PROTEIN 120 3.1 Một số hệ thống ựánh giá giá trị protein của thức ăn cho gia súc nhai lại 120
IV NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ PROTEIN CỦA BÒ THEO HỆ THỐNG UFL
4.5 Vắ dụ về cách tắnh toán các nhu cầu dinh dưỡng cho bò 132
2.2 đánh giá mới về nhu cầu của bò ựối với các vitamin hòa tan trong mỡ 162
Trang 71.3 Nguồn phụ phẩm từ chế biến 223
2.4 Sản xuất thức ăn tinh và bánh ña dinh dưỡng 240
3.3 Những thông tin cần biết khi xây dựng khẩu phần 254
III BỆNH SỐT SỮA (MILK FEVER, POST PARTURIENT PARASIS) 10
Trang 9CHƯƠNG I GIA SÚC NHAI LẠI TRONG HỆ THỐNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Chương này nhằm cung cấp cho người ñọc một tầm nhìn tổng thể về vị trí và vai trò của gia súc nhai lại, trong ñó có con bò, trên quan ñiểm phát triển bền vững và sinh thái dinh dưỡng trước khi ñi sâu vào những vấn ñề về sinh lý tiêu hoá, khoa học dinh dưỡng hay những vấn ñề về kỹ thuật sản xuất thức ăn và nuôi dưỡng cụ thể trong chăn nuôi bò ở các chương tiếp theo Sự hiểu biết ñúng ñắn về sinh thái dinh dưỡng là rất cần thiết cho việc hoạch ñịnh chiến lược phát triển một nền nông nghiệp bền vững, trong ñó có việc quyết ñịnh sự tham gia của gia súc nhai lại nói chung và con bò nói riêng ñến mức ñộ nào Những vấn ñề ñược nêu một cách ngắn gọn trong chương này nhằm ñưa ra những cơ sở khái niệm cho việc khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo thông qua chăn nuôi gia súc nhai lại một cách hợp lý ðồng thời ñó cũng sẽ là những chủ ñề chính cho việc nên nghiên cứu, hay không nên nghiên cứu, về dinh dưỡng gia súc nhai lại theo hướng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
I VAI TRÒ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI ðỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Gia súc nhai lại (GSNL) ñã có mối quan hệ cộng sinh với con người kể
từ thời tiền sử Mối quan hệ này ñã làm thay ñổi nhiều ñặc tính vốn có của chúng Những giống GSNL chuyên dụng ngày nay có lẽ phải phụ thuộc sống còn vào con người, trước hết là thức ăn, vì chúng ñã mất ñi những ñặc tính ban ñầu cần thiết ñể tồn tại ñược trong tự nhiên Trái lại, nhiều cộng ñồng con người cũng có lẽ không thể tồn tại nếu không có GSNL mặc dù không phải mọi cộng ñồng dân cư ñều phải nuôi chúng ðối với các nước nhiệt ñới thì chăn nuôi GSNL ñã từng và chắc chắn sẽ tiếp tục là một trong những hoạt ñộng kinh tế và xã hội quan trọng nhất vì những lý do chính dưới ñây
1.1 Cung cấp sức kéo
Từ ngàn xưa chăn nuôi trâu bò ñã gắn liền với trồng trọt trong các hệ thống canh tác hỗn hợp ñể cung cấp sức kéo cho việc làm ñất Trên thế giới, nhất là ở các nước ñang phát triển, trâu bò vẫn ñang ñược sử dụng nhiều ñể cung cấp sức kéo Theo ước tính có tới khoảng 2 tỷ người trên thế giới ñang phụ thuộc vào sức kéo của gia súc ñể làm ñất, vận chuyển hàng hoá và các công việc lao tác khác Năm 1990 có 52% số bò và 34% số trâu bò ở các nước
Trang 10ñang phát triển ñược dùng vào mục ñích lao tác ðặc biệt, khi các nguồn nhiên liệu hoá thạch ñã ñược khai thác cạn dần và giá dầu ngày càng tăng cao như hiện nay thì sức kéo của trâu bò lại trở nên có nhiều ưu thế và việc khai thác
nó có tính bền vững cao Ở nước ta hiện nay mặc dù có cơ khí hoá nông nghiệp, nhưng công việc làm ñất vẫn thu hút gần 70% trâu và 40% bò trong toàn quốc, ñáp ứng khoảng trên 70% sức kéo trong nông nghiệp Ngoài việc làm ñất, trâu bò còn ñược sử dụng ñể kéo xe vận chuyển hàng hoá Lợi thế của sức kéo trâu bò là có thể hoạt ñộng ở bất kì ñịa bàn nào và sử dụng tối ña nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phụ phẩm nông nghiệp (không cạnh tranh lương thực với người) ñể cung cấp năng lượng mà không cần ñến nhiêu liệu hoá thạch (ñang ngày càng cạn kiệt)
1.2 Cung cấp thực phẩm
Gia súc nhai lại cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao ñối với con người là thịt và sữa Thịt trâu, bò, dê và cừu ñược xếp vào loại thịt ñỏ có giá trị dinh dưỡng cao Sữa ñược xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hoá Từ 2000 ñến 2006, sản lượng thịt trâu bò tăng hang năm 1,2% (64 triệu tấn năm 2006 so với 60 triệu tấn năm 2000), trong khi ñó, ở các nước ñang phát triển tăng 3,3%/năm Tương tự, sản lượng sữa trâu, bò tăng 2,2%/năm (630 triệu tấn năm 2006 so với 557 triệu tấn năm 2000) trên thế giới, và ở các nước ñang phát triển tăng 5,6% (FAOSTAT, 2007) Gia súc nhai lại có khả năng biến thức ăn như cây cỏ, rơm rạ thành hàng trăm thành phần khác nhau của thịt và sữa Mức sống càng ñược cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt và sữa càng tăng lên Do ñó vai trò cung cấp thực phẩm của GSNL ở các nước càng phát triển thì càng trở nên quan trọng
1.3 Cung cấp phân bón và chất ñốt
Phân của GSNL là loại phân hữu cơ có giá trị và khối lượng ñáng kể Hàng ngày mỗi trâu trưởng thành thải ra từ 15-20 kg phân, bò trưởng thành 10-15 kg Phân trâu bò ñược làm phân bón cho cây trồng rất phổ biến Phân trâu chứa 78% nước, 5,4% khoáng, 1,06% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2% canxi Mặc dù chất lượng phân không cao như phân lợn, nhưng nhờ có khối lượng lớn phân trâu bò ñã ñáp ứng tới 50% nhu cầu phân hữu cơ cho nông nghiệp ở nước ta Trên thế giới, phân trâu bò còn ñược dùng làm chất ñốt Tại
Trang 11một số nước như Ấn ðộ, Pakistan, phân ñược trộn với rơm băm, nắm thành bánh và phơi nắng khô, dự trữ và sử dụng làm chất ñốt quanh năm
1.4 Cung cấp nguyên liệu chế biến
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho nông nghiệp, các loài GSNL còn sản xuất ra một số sản phẩm khác mà con người có thể sử dụng ñể chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau Da của GSNL
là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da Da trâu bò có thể dùng làm áo da, găng tay, bao súng, dây lưng, giày, dép, cặp… Ở nhiều vùng nông thôn người ta còn dùng da trâu làm thực phẩm Lông cừu và lông dê là nguyên liệu ñể sản xuất len Nhờ ñộ dày, sức bền và khả năng uốn mềm của
nó mà lông trâu bò thích hợp cho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc quang học Sừng và xương trâu nếu ñược gia công chế biến cẩn thận có thể trở thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau
1.5 Ý nghĩa kinh tế-xã hội
ðối với nhiều vùng nông thôn và miền núi trâu bò còn ñược coi như một
loại tài sản cố ñịnh hay một “ngân hàng sống” ñể ñảm bảo an ninh kinh tế cho
hộ gia ñình Gia súc nhai lại ñóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tích luỹ tài chính và cung cấp tiền mặt cho nhu cầu tiêu dùng của những hộ nông dân nghèo tự cung tự cấp về lương thực nhờ trồng trọt Chăn nuôi GSNL
là kế sinh nhai, là một phương tiện xoá ñói giảm nghèo nhằm góp phần phát triển nông thôn bền vững
Trâu, bò, dê, cừu ñã từng gắn liền với nhiều nền văn minh khác nhau trong lịch sử phát triển của nhân loại Ở nước ta, trâu bò nói chung, ñặc biệt là con trâu, ñã từng gắn bó với nền văn minh lúa nước và là một thành tố không thể thiếu trong ñời sống văn hoá và tâm linh của người dân nông thôn Việt Nam Con trâu cùng với cây tre ñã làm nên biểu tượng của làng quê ñất Việt Các hội thi trâu, chọi trâu, ñâm trâu và các chợ trâu là những sinh hoạt mang tính văn hoá và truyền thống sâu sắc của các dân tộc Việt Nam Chính con trâu
ñã góp phần làm cho người Việt gắn bó với nhau trên một nền văn hoá và truyền thống ñậm ñà bản sắc dân tộc
II NHỮNG ðẶC THÙ SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA GIA SÚC NHAI LẠI
ðể khai thác tốt nhất GSNL phục vụ con người ñòi hỏi phải hiểu ñược những ưu thế sinh thái dinh dưỡng của loại gia súc này ñể khai thác có hiệu
Trang 12quả nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhưng ắt bị cạnh tranh làm thức
ăn cho chúng đồng thời cũng phải biết ựược những hạn chế sinh thái của
chúng ựể tránh phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại một cách Ộduy ý chắỢ, gây
ra nhiều tổn thất nặng nề về mặt kinh tế-xã hội và sinh thái
2.1 Khả năng sử dụng thức ăn giàu xơ
Người xưa có câu Ộlợn
thì ăn cám ăn bèo, trâu bò ăn cỏ,
người nghèo ăn khoaiỢ Như
vậy, người xưa ựã nhận ra ựược
tầm quan trọng của cỏ ựối với
trâu bò nói riêng và gia súc ăn
cỏ nói chung (Hình 1.1) Câu
nói trên cũng hàm chỉ ra ựược vị
trắ của gia súc nhai lại trong hệ
sinh thái dinh dinh dưỡng, tức là
chúng cần ăn và sử dụng ựược
thức ăn thô giàu xơ Thức ăn thô
xanh là yếu tố quan trọng bậc
nhất trong nuôi dưỡng gia súc
nhai lại nói chung và con bò nói
riêng đó là kinh nghiệm mà người nông dân qua hàng nghìn ựời ựã tắch luỹ ựược và thực tế họ ựã nuôi dưỡng gia súc nhai lại bằng các nguồn thức ăn giàu
xơ rất có hiệu quả đến nay, những kinh nghiệm và nghệ thuật nuôi dưỡng ựó của nông dân có thể ựược giải thắch một cách có cơ sở khoa học
Gia súc nhai lại có khả năng sử dụng nhiều thức ăn thô nhiều xơ là nhờ
có cấu tạo ựặc biệt của ựường tiêu hóa ựể tạo cơ hội cho quá trình lên men vi sinh vật (VSV) diễn ra trước và sau quá trình tiêu hoá men của ựường ruột (xem chương 2) đó là kết quả của quá trình tiến hoá với sự hình thành hệ VSV cộng sinh trong dạ cỏ (và cả ruột già) có khả năng phân giải liên kết β-1,4-glucozit trong các ựại phân tử cellulose và hemicellulose của vách tế bào thực vật đồng thời cũng nhờ VSV cộng sinh này mà GSNL ắt phụ thuộc vào nguồn vitamin B và các axit amin từ thức ăn Khả năng này không có ựược ở người và ựộng vật dạ dày ựơn Trước hết, nhờ khả năng tiêu hoá xơ mà gia súc nhai lại có khả năng sử dụng ựược các loại thức ăn mà con người và các loài
Hình 1.1 Những loài gia súc ăn cỏ chắnh
Trang 13gia súc dạ dày ñơn không tiêu hoá ñược ðiều này có ý nghĩa rất lớn, cho phép chăn nuôi bò cũng như các loài gia súc nhai lại khác dựa trên những nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh và do vậy mà có thể phát triển bền vững Cũng chính
vì vậy mà gần ñây ngành nghiên cứu dinh dưỡng gia súc nhai lại ñã phát triển nhanh chóng và bao hàm cả nhiều lĩnh vực khoa học khác như khoa học cây trồng, vi sinh vật học và sinh thái học
Một khẩu phần hoàn toàn bằng thức ăn thô xanh có thể ñảm bảo “ñủ” cho sự phát triển bình thường của gia súc nhai lại Ngoài việc cung cấp năng lượng, protein, khoáng thì thức ăn thô xanh còn cung cấp thêm vitamin và các hoạt chất sinh học khác Thức ăn thô còn là yếu tố “cần” không chỉ ñơn thuần
là nguồn dinh dưỡng mà còn có ảnh huởng cơ giới trực tiếp ñến vách ñường tiêu hoá, cần thiết ñể duy trì hoạt ñộng tiêu hoá ñược bình thường Do vậy, một khẩu phần giàu thức ăn thô xanh là khẩu phần “an toàn” cho bò, tránh ñược nhiều rối loạn về tiêu hoá và trao ñổi chất thường gặp trong chăn nuôi thâm canh khi thức ăn tinh quá bị lạm dụng (xem chương 6)
Mặc dù VSV cộng sinh trong dạ cỏ cho phép GSNL sử dụng ñược thức
ăn xơ, nhưng quá trình tiêu hoá này cũng có những mặt tiêu cực của nó Quá trình tiêu hoá thức ăn xơ ñòi hỏi gia súc phải nhai, nhai lại và nhu ñộng dạ cỏ nhiều lần làm tiêu tốn năng lượng ñã ñược hấp thu (năng lượng gia nhiệt của thức ăn cao) Hơn nữa, quá trình lên men dạ cỏ sinh ra nhiệt và khí mêtan Ngoài việc tiêu tốn năng lượng ñể mang dạ cỏ, tiêu hoá cơ học và nhiệt lên men, chỉ việc thải khí mêtan này làm lãng phí năng lượng của thức ăn lên tới 6-12% Bởi thế gia súc nhai lại không thể chuyển hoá thức ăn thành năng lượng của cơ thể có hiệu quả như ñộng vật dạ dày ñơn Như vậy, quá trình lên men thức ăn ở dạ dày trước ñối với các loại thức ăn không cần lên men như tinh bột trong các loại ngũ cốc ñã làm tiêu tốn một lượng năng lượng không cần thiết
2.2 Khả năng chuyển hoá protein
Nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ, gia súc nhai lại không những có khả năng sử dụng thức ăn xơ mà còn có khả năng sử dụng các nguồn protein chất lượng thấp Vi khuẩn cộng sinh trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ sản phẩm phân giải các nguồn protein thực vật không cân ñối axit amin và cả từ nitơ phi protein (NPN) Protein VSV dạ cỏ có giá trị sinh vật
Trang 14học tương ñối cao và là nguồn cung cấp protein quan trọng cho vật chủ Nhờ khả năng này mà trâu bò ít phụ thuộc vào các loại thức ăn protein chất lượng cao có thành phần axit amin cân ñối Trái lại, người chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn NPN công nghiệp như urê ñể thoả mãn một phần quan trọng nhu cầu protein của gia súc nhai lại ðiều này cũng có ý nghĩa kinh tế và sinh thái rất lớn do giảm ñược giá thành và sự cạnh tranh thức ăn trong chăn nuôi
Trong khi VSV dạ cỏ có khả năng phân giải các protein thực vật chất lượng thấp hay NPN ñể lấy nguyên liệu tổng hợp nên protein của bản thân chúng với giá trị sinh vật học cao hơn thì quá trình này lại không có lợi khi cho GSNL ăn những nguồn protein chất lượng cao Cũng như các nguồn protein chất lượng thấp, protein có giá trị sinh vật học cao sẽ bị phân giải ñể rồi tái tổng hợp thành protein VSV Chỉ có 50-70% protein của VSV là có khả năng tiêu hoá, phần còn lại bị liên kết trong vách tế bào và axit nucleic ðây là một ñiều bất lợi khi gia súc nhai lại cao sản có nhu cầu protein vượt quá khả năng cung cấp từ sinh khối của VSV dạ cỏ
Mặt khác, quá trình phân giải protein và NPN trong dạ cỏ tạo ra ammonia có thể vượt quá khả năng lợi dụng cuả VSV dạ cỏ Trong trường hợp này ammonia thừa sẽ ñược hấp thu và thải ra ngoài qua nước tiểu dưới dạng urê làm lãng phí nitơ ăn vào Trong trường hợp cấp tính, lượng ammonia hấp thu vượt quá khả năng tổng hợp urê của gan, con vật sẽ bị trúng ñộc và có thể chết
2.3 Vấn ñề sử dụng thức ăn tinh
Như ñã ñề cập ở trên, thức ăn thô xanh là loại thức ăn lý tưởng nhất cho gia súc nhai lại Tuy vậy, trong chăn nuôi GSNL thức ăn tinh (giàu bột ñường, khoáng và vitamin) có thể ñược sử dụng với những lý do sau:
- Khi khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng kém, bổ sung thức ăn tinh ở một mức nhất ñịnh sẽ có tác dụng kích thích tăng sinh khối và hoạt lực
của vi sinh vật phân giải xơ nên làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và lượng thu nhận thức
ăn
- ðối với bò sữa cao sản hay bò thịt vỗ béo do có năng suất cao (kết
quả của chọn lọc nhân tạo) nên khẩu phần thức ăn thô (với lượng thu nhận có hạn) dù cho có chất lượng tốt hay ñã có bổ sung hiệu chỉnh ñể tối ưu hoá hoạt ñộng của vi sinh vật dạ cỏ vẫn không ñáp ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng Trong
Trang 15trường hợp này cần phải bổ sung thức ăn tinh (có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều) mới cung cấp ñủ dinh dưỡng ñể khai thác hết tiềm năng sản xuất cao của con vật
- Mặt khác, tiến bộ kỹ thuật nuôi dưỡng ngày càng làm cho hiệu quả chuyển hoá thức ăn ở tất cả các loài gia súc, gia cầm không ngừng ñược cải thiện nhờ việc sử dụng những khẩu phần ăn giàu năng lượng (nhiều thức ăn tinh) và tăng lượng thu nhận thức ăn ñể giảm tỷ lệ năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể Việc sử dụng các khẩu phần nhiều xơ kém hiệu quả của GSNL cũng là một lý do ñể người ta cho chúng ăn nhiều thức ăn tinh Hơn nữa, ở nhiều vùng trên thế giới giá thành sản xuất một ñơn vị năng thuần ñối với thức
ăn tinh (ngô hạt) thấp hơn ñối thức ăn thô xanh nên ñã thúc ñẩy các nhà dinh dưỡng ñi sâu nghiên cứu khắc phục những rối loạn tiêu hoá và trao ñổi chất thường gặp khi cho GSNL ăn nhiều thức ăn tinh (xem chương 6) Khẩu phần giàu thức ăn tinh có hệ số choán thấp nên cho phép tăng lượng thức ăn thu nhận và nhờ vậy mà tăng ñược năng suất của gia súc
Việc cho GSNL ăn khẩu phần giàu thức ăn tinh ñã gây ra tranh luận về
sự cạnh tranh lương thực giữa người và vật nuôi Cho GSNL ăn thức ăn tinh thực ra chỉ có thể có hiệu quả kinh tế cao hơn ở những nước phương Tây phát triển, ở ñó giá thành sản xuất thức ăn tinh rẻ hơn thức ăn thô xanh tính trên một ñơn vị năng lượng Trái lại, ở các nước ñang phát triển giá thành thức ăn tinh vẫn cao nên hầu hết gia súc vẫn ñược nuôi bằng những loại thức ăn mà con người không sử dụng ñược Nếu xét về mặt năng lượng thì 1 kg thức ăn tinh trung bình gấp khoảng 6-8 lần so với 1 kg cỏ tươi Trong khi ñó theo giá bán hiện nay ở nước ta thì 1 kg thức ăn tinh ñắt gấp khoảng 15 lần so với 1 kg
cỏ tươi ðiều ñó có nghĩa là một ñơn vị năng lượng thuần trong thức ăn tinh ñắt khoảng gấp ñôi so với thức ăn thô xanh Chỉ xét riêng về sự chênh lệch giá như vậy cũng ñủ cho thấy nếu dùng thức ăn tinh thay thế thức ăn thô xanh ñể nuôi bò thì sẽ không có lợi về mặt kinh tế do giá thành thức ăn trong mỗi ñơn
vị sản phẩm chăn nuôi sẽ cao hơn Hơn nữa, nếu xét về mặt năng suất sản xuất của ñất, trồng cỏ làm thức ăn xanh sẽ cho năng suất (tính theo năng lượng thuần) gấp ít nhất là 2 lần so với sản xuất ngũ cốc làm thức ăn tinh
Trang 162.4 Nguồn tài nguyên thức ăn thô
Vì lý do kinh tế và sinh thái dinh dưỡng, gia súc nhai lại cần ñược cho
ăn càng nhiều càng tốt những thức ăn nhiều xơ Thức ăn lý tưởng cho gia súc nhai lại rõ ràng là cỏ xanh Tuy nhiên, ñồng cỏ ngày càng bị thu hẹp bởi sự gia tăng dân số và mở rộng các hoạt ñộng kinh tế khác ðất nông nghiệp ñược giành ưu tiên chủ yếu ñể trồng cây lương thực và rau màu cho nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của con người Do vậy, thâm canh trồng cỏ ñể tăng năng suất chất xanh là tối cần thiết ñể chăn nuôi GSNL khi nguồn cỏ tự nhiên bị hạn chế và nguồn tài nguyên ñất ñai canh tác bị hạn hẹp
Trái lại, phần lớn những diện tích ñất ñai không phù hợp với việc trồng trọt, kể cả trồng cỏ, cũng có thể khai thác ñể sản xuất protein ñộng vật thông qua chăn thả GSNL ðiều ñó có nghĩa là những vùng ñất rộng lớn không trồng trọt ñược lại có thể dùng làm ñồng cỏ chăn thả GSNL Mặt khác, khoảng 50% năng lượng quang hợp của các loại cây trồng lấy hạt và ngũ cốc nằm trong rơm rạ không làm thức ăn cho người ñược nhưng GSNL lại tiêu hoá ñược ðặc biệt, nhờ những kiến thức tích luỹ ñược trong vài thập kỷ qua trong lĩnh vực sinh lý dinh dưỡng gia súc nhai lại, cùng với việc hoàn thiện các kỹ thuật dinh dưỡng mới, bây giờ các loại phụ phẩm vốn ñược coi là có chất lượng thấp như rơm rạ có thể khai thác ñược ở mức tối ña làm thức ăn cho trâu bò và các gia súc nhai lại khác Do vậy, chăn nuôi GSNL là một hợp phần bổ sung quan trọng của trồng trọt vì gia súc sử dụng ñược những nguồn phụ phẩm của trồng trọt không phù hợp ñể làm thức ăn cho con người Như vậy, chăn nuôi gia súc nhai lại góp phần làm cho việc khai thác ñất ñai trở nên có hiệu quả hơn
2.5 Những vấn ñề về môi trường
Một mối quan tâm ngày càng gia tăng hiện nay là hoạt ñộng của con người ñang gây ra ô nhiễm bầu khí quyển (sự nóng lên của trái ñất), sự phá rừng, sự xói mòn, ô nhiễm nguồn ñất và nước và làm mất ñi tính ña ñạng sinh học (Preston, 1995) Những vấn ñề này có thể là mối ñe doạ tới những hệ sinh thái nông nghiệp, sản xuất, an toàn và an ninh lương thực thực phẩm Bởi thế, những quan tâm về môi trường, quản lý tốt các nguồn lợi thiên nhiên, duy trì tính ña dạng sinh học và sản xuất nông nghiệp cơ bản là một và rốt cuộc ñều
có ảnh hưởng ñến chất lượng cuộc sống của con người Những nỗ lực nhằm
Trang 17ñạt ñược năng suất tối ña trong nông nghiệp cần phải ñi ñôi với việc bảo vệ môi trường Do vậy, những vấn ñề sau ñây cần phải ñược xem xét khi chăn nuôi GSNL
hiệu quả lên men của VSV dạ cỏ và hiệu quả chuyển hoá thức ăn (FCR) của
gia súc nói chung Cả hai yếu tố này ñều phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi dưỡng của con người (xem chương 2)
Kết quả nghiên cứu trong những năm gần ñây ñã chứng minh rõ ràng rằng bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho GSNL ñược nuôi bằng khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp sẽ làm tăng rõ rệt năng suất của gia súc nhờ tăng ñược hiệu quả chuyển hoá thức ăn và ñồng thời giảm ñược luợng khí mêtan sinh ra như một nguồn phụ phẩm của lên men dạ cỏ Khi cho GSNL ăn khẩu phần thức ăn thô kém chất lượng một số yếu tố dinh dưỡng cần cho VSV dạ
cỏ bị thiếu nên hoạt ñộng lên men của chúng sẽ kém hiệu quả Trong những trường hợp như thế này khí mêtan sinh ra có thể chiếm tới 15-18% năng lượng tiêu hoá của thức ăn ăn vào, nhưng nếu biết bổ sung dinh dưỡng (ñể hiệu chỉnh) hợp lý thì có thể giảm con số này xuống thấp chỉ còn 7%
2.5.2 Ô nhiễm
Vấn ñề ô nhiềm ñất và nước ñược quan tâm nhiều trước tiên là do việc
sử dụng quá nhiều phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp thâm canh, ñặc biệt là do canh tác ñộc canh Ngoài ra, việc ñốt các phụ phẩm cây trồng cũng có ảnh hưởng tiêu cực lên các hệ sinh thái tự nhiên Các
hệ thống canh tác kết hợp chăn nuôi một hoặc nhiều loại gia súc gia cầm, trong ñó có GSNL, với trồng cây và nuôi trồng thuỷ sản (VAC) cho phép các hợp phần có thể bổ sung ñược cho nhau Sản phẩm của một hợp phần (ví dụ
Trang 18như phân chuồng) lại là ñầu vào cho các hợp phần khác (làm thức ăn cho cá chẳng hạn) Sự phối kết hợp này của các hợp phần của hệ thống nhờ vậy mà cho ra ñược một khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng cộng những sản phẩm ñơn
lẻ của chúng Hơn nữa, những hệ thống này cho phép giảm thiểu chất thải nhờ tái sử dụng và cùng với việc tái sử dụng các chất thải các hệ thống sản xuất kết hợp như vậy còn giúp cho việc bảo vệ môi trường nhờ ít sử dụng hoá chất nông nghiệp hơn
Tuy nhiên, do nguồn thức ăn chính là thức ăn thô có tỷ lệ tiêu hoá không cao nên GSNL thải ra một khối lượng phân rất lớn (khoảng 1/3 khối lượng vật chất khô ăn vào) ðây lại là một gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chăn nuôi trâu bò tập trung quy mô lớn, nhất là bò sữa, theo hình thức nuôi nhốt tại chuồng hay chăn nuôi ở các khu dân cư chật hẹp Vì vậy việc tổ chức các cơ sở chăn nuôi lớn ở gần các khu ñô thị và dân cư là không bền vững về mặt môi trường và thường bị cấm
2.5.3 Xói mòn ñất và phá rừng
Nguồn thức ăn chính của trâu bò là cỏ cho nên trâu bò thường ñược chăn thả trên ñồng cỏ hay những nơi ñất có cỏ tự nhiên Việc này tuy cho phép khai thác ñược thức ăn rẻ tiền nhưng sự dẫm ñạp trong quá trình chăn thả sẽ làm tăng xói mòn ñất, ảnh hưởng xấu ñến môi trường Hơn nữa, việc phá rừng làm ñồng cỏ chăn thả GSNL ở nhiều nước nhiệt ñới ñang phát triển cũng là một nguyên nhân làm suy giảm tính ña dạng sinh học, khả năng giữ nước và lọc khí của rừng (Preston, 1995) May thay, các hệ thống ñồng cỏ chăn thả ở các vùng ñồi núi không phải là phương thức chăn nuôi truyền thống và phổ biến ở Việt Nam Vai trò chính của trâu bò là cung cấp sức kéo cho trồng trọt nên chúng ñược nuôi chủ yếu là ở những vùng dân cư nông nghiệp và ñược cho ăn bằng các phụ phẩm cây trồng cùng với việc gặm cỏ trên bờ ruộng và ñất công Chính vì thế mà vấn ñề xói mòn do chăn thả gia súc không nghiêm trọng ở nước ta và thậm chí những vùng rừng núi rộng lớn ở miền Trung bị rải chất ñộc màu da cam không còn màu xanh trong chiến tranh thì nay ñã ñược phủ xanh trở lại
Trang 19III THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA SÚC NHAI LẠI Ở NƯỚC TA
3.1 Số lượng và phân bố
Hiện tại bình quân trên thế giới cứ khoảng 4 người thì có 1 con trâu bò (1,5 tỷ trâu bò/6 tỷ người), trong khi ựó ở nước ta khoảng 10 người mới có 1 con trâu bò (8,5 triệu trâu bò/85 triệu người) Trong những năm gần ựây ựàn gia súc nhai lại có xu hướng tăng, nhưng với tốc ựộ khác nhau ựối với từng loại vật nuôi Tổng ựàn bò từ 3,89 triệu con (2001) tăng lên 6,51 triệu con (bò sữa 113 ngàn con) năm 2006 đàn bò cả nước giai ựoạn 2001-2006 có tỷ lệ tăng ựàn cao, bình quân trên 9,67% năm Năm 2007, ựàn bò có 6,72 triệu con, tăng 3,29% so với năm 2006 Tổng ựàn trâu từ 2,81 triệu (2001) lên 2,92 triệu (2006), tăng trưởng bình quân 0,72%/năm Năm 2007, ựàn trâu tăng trưởng 2,5% và ựạt 2,996 triệu con (Hoàng Kim Giao, 2007)
Bảng 1.1 Số lượng ựàn trâu bò của cả nước trong những năm qua (1000 con)
Nguồn: FAO Statistics (2005)
Về truyền thống chăn nuôi trâu bò ở nước ta chủ yếu là khai thác sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp Ngày nay, cơ khắ nhỏ trong nông thôn ựang dần dần thay thế cho sức kéo của trâu bò, vì vậy số lượng, cơ cấu ựàn và mục ựắch sử dụng của ựàn trâu bò cũng có thay ựổi Trong khi ựàn trâu bò cày kéo có xu hướng giảm thì chăn nuôi trâu bò lấy thịt và sữa ựang ngày càng phát triển ựể ựáp ứng nhu cầu về thịt và sữa ngày càng tăng của nhân dân Trong 5 năm 2001-05, ựàn bò thịt tăng hàng năm 9,24%, bò sữa 26,08% và dê tăng 23,1%
Trang 20Phân bố của ựàn trâu bò của nước ta theo các vùng sinh thái ựược trình bày ở bảng 1.2 Khoảng 40% tổng số ựàn bò của cả nước tập trung ở các tỉnh miền Trung, khoảng 54,5% ựược phân bố trên 5 vùng sinh thái khác nhau của ựất nước, là nguồn sức kéo chủ yếu của nông nghiệp cho các vùng trên Tây Nguyên là vùng ựất rộng lớn, có nhiều ựất ựai và ựồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi bò nhưng tại ựây số lượng bò chỉ chiếm khoảng 11,1% tổng số bò của cả nước và ựàn trâu rất ắt
Bảng 1.2 Phân bố ựàn trâu bò theo vùng sinh thái (năm 2004)
Nguồn: Cục Nông nghiệp (2005)
Ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê ựã tuy ựã có từ lâu ựời, nhưng chủ yếu
là nuôi quảng canh tận dụng bãi chăn thả tự nhiên là chắnh, thiếu kinh nghiệm
và kiến thức kỹ thuật Phần lớn giống dê là dê Cỏ ựịa phương nhỏ con, năng suất thấp Nghề chăn nuôi dê với quy mô trang trại lớn chưa ựược hình thành Gần ựây do nhu cầu tiêu thụ thịt dê tăng nhanh, giá bán cao nên ngành chăn nuôi dê có tốc ựộ phát triển khá nhanh Theo số liệu của Cục Nông nghiệp Bộ
NN và PTNT năm 2003 tổng ựàn dê của cả nước có khoảng trên 850.000 con,
trong ựó 72,5% phân bổ ở miền Bắc, 27,5% ở miền Nam (Tây Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền Trung chiếm 8,9%, đông và Tây Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 2,1-3%). đàn dê ở vùng núi phắa Bắc chiếm 48% tổng ựàn dê của cả nước, và chiếm 67% tổng ựàn dê của miền Bắc
Trang 213.2 Năng suất và sản lượng sản phẩm
Theo báo cáo cục chăn nuôi năm 2007 năng suất sữa của ñàn bò lai HF tăng từ 3,1 tấn/chu kỳ năm 2000 lên 3,9 tấn/chu kỳ (2006) và bò HF ñã tăng từ 3,8 tấn lên 4,7 tấn/chu kỳ 305 ngày Sản lượng sữa tăng bình quân 27,2% /năm cao hơn so với tăng trưởng ñầu con (22,4%), từ 64,7 ngàn tấn (2001) lên 216 ngàn tấn (2006) và 234 ngàn tấn năm 2007 tăng 8,33% so với năm 2006, ñáp ứng khoảng 25% nhu cầu tiêu dùng trong nước Tổng sản lượng thịt bò từ 97,7 ngàn tấn năm 2001 tăng lên 159,4 ngàn tấn năm 2006, ñạt tỷ lệ tăng trưởng 9,66%/năm Năm 2007, tổng sản lượng thịt bò ñạt 206,14 ngàn tấn, tăng so với năm 2006 là 28,75% Trâu Việt Nam có khối lượng trưởng thành trung bình con ñực 400-450 kg/con, con cái 330-350kg/con Tỷ lệ thịt xẻ bình quân ñực và cái là 43-45% Tỷ lệ sinh sản thấp, ñạt khoảng 33-35% Sản lượng thịt
dê, cừu tăng từ 3,6 ngàn tấn năm 2001 lên 11,1 ngàn tấn năm 2006 Sản lượng sữa dê năm 2001 ước tính 115 tấn, năm 2006 ñạt 370 tấn
3.3 Quy mô chăn nuôi
Trâu bò ở nước ta chủ yếu nuôi trong các hộ gia ñình với quy mô bình quân 1 ñến 2 con, một số ít gia ñình có quy mô trên 10-20 con Chăn nuôi bò với quy mô vừa chủ yếu ở miền núi và trung du thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên Chăn nuôi bò quy mô trang trại vừa ở tỉnh nào cũng có, tuy nhiên qui mô lớn kết hợp bò-dê-cừu ñã xuất hiện ở một số ñịa phương như Bình Thuận có hộ nuôi trên 1.000 con bò, dê và cừu Một số hộ khác của Bình Thuận và Ninh Thuận nuôi trên 300-600 con bò, dê và cừu
Chăn nuôi bò trang trại hiện nay của nước ta chủ yếu theo phương thức quảng canh ñể tận dụng các lợi thế về diện tích tự nhiên như ñồi gò, ven rừng, bãi bồi ven sông biển v.v và sử dụng các giống bò ñịa phương Một số ít trang trại ñã chú ý ñến chăn nuôi bò thịt thâm canh với các giống bò thịt nhập nội,
sử dụng các loại cây cỏ trồng thâm canh năng xuất cao kết hợp sử dụng thức
ăn hỗn hợp Số lượng trang trại chăn nuôi bò và phân bố theo quy mô và các vùng sinh thái ñược trình bày ở bảng 1.3
Bảng 1.3 Số lượng và quy mô trang trại bò phân bố theo vùng sinh thái nông
nghiệp năm 2005
ST Vùng sinh thái Tổng số Tỷ lệ Quy mô Quy mô Quy mô
Trang 22T trang trại (%) 10 - 49 con ≥ 50 con ≥ 100 con
Nguồn: Nguyễn ðăng Vang (2006)
Theo số liệu báo cáo của các ñịa phương năm 2005, cả nước có 3404 trang trại chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt, trong ñó miền Bắc có 1064 trại (chiếm 31,26%), miền Nam 2340 trại (chiếm 68,74%) tổng số trang trại Xu hướng chăn nuôi trang trại ngày càng tăng Chăn nuôi bò thịt trang trại thường kết hợp với các loại cây trồng khác ñể sử dụng có hiệu quả các sản phẩm phụ
là chất thô xanh của cây trồng ðồng thời chăn nuôi bò hàng năm cung cấp nguồn phân hữu cơ khoảng 15 triệu tấn góp phần rất quan trọng ñối với việc cải tạo ñất và tăng năng suất cây trồng
3.4 Phương thức chăn nuôi
Chăn nuôi trâu bò ở nước ta hiện nay có thể phân theo các phương thức sau ñây:
- Chăn nuôi quảng canh
ðây là hình thức chăn nuôi ít ñầu tư và áp dụng cho các giống trâu bò ñịa phương và là hình thức phổ biến hiện nay Nguồn thức ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên Hình thức này khá phổ biến ở những nơi có ñất ñai rộng như ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển miền Trung, những
Trang 23nơi nghèo không có kinh phắ ựầu tư cho thức ăn Hình thức chăn nuôi quảng canh có xu hướng giảm dần do ựất chăn thả bị thu hẹp do canh tác hoặc trồng lại rừng và còn do ngày càng có nhiều cơ hội ựầu tư cho chăn nuôi của người nghèo hơn
- Chăn nuôi kết hợp trồng trọt
Từ lâu trâu bò ở nước ta ựã ựược chăn nuôi kết hợp với trồng trọt Những hệ thống này rất phổ biến và quan trọng ở những vùng trồng lúa Một mặt trâu bò cung cấp sức kéo phục vụ cho việc làm ựất và phân bón ựể cải thiện ựộ màu mỡ của ựất Mặt khác, chúng lại dựa vào các phụ phẩm cây trồng, ựặc biệt là rơm lúa, làm nguồn thức ăn của chúng
- Chăn nuôi bán thâm canh
Chăn nuôi bán thâm canh là hình thức vừa nuôi nhốt vừa chăn thả nhưng có ựầu tư thức ăn bổ sung Hình thức này ựược thực hiện ở các trung tâm bò giống, các nông trường, cơ sở nghiên cứu và hộ nông dân có trang trại Hình thức này khá phổ biến ở khu vực ựồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long
và ven các thành phố lớn nơi có nhiều bò lai, bò chuyên dụng Hình thức chăn nuôi bán thâm canh ngày càng ựược mở rộng vì lợi nhuận mang lại lớn
- Chăn nuôi thâm canh
Chăn nuôi thâm canh có thể hiểu ựơn giản là nuôi nhốt hoàn toàn và có
bổ sung thêm thức ăn Hình thức này ựòi hỏi ựầu tư lớn và trình ựộ quản lý tốt, phần lớn chỉ dành cho ựàn bò sữa, tập trung ven thành phố Hồ Chắ Minh, Hà Nội và một số tỉnh như Tuyên Quang, Thanh Hóa trong thời gian gần ựây Tuy nhiên, một số nông hộ cũng sử dụng hình thức này ựể vỗ béo bò thịt
3.5 Giải quyết thức ăn
Số lượng gia súc nhai lại ở Việt Nam còn rất ắt so với nguồn thức ăn sẵn có và nếu những nguồn thức ăn này ựược sử dụng tốt thì có thể tăng gấp ựôi số lượng gia súc này mà không phải sử dụng ựến nguồn thức ăn của các
loài dạ dày ựơn (Orskov, 2001)
3.5.1 Thức ăn thô xanh
Diện tắch cỏ tự nhiên ở nước ta chưa ựược ựánh giá ựầy ựủ cũng như chưa ựược khai thác hợp lý ựể chăn nuôi GSNL có hiệu quả đào Huyên
Trang 24(2001) cho biết nước ta cĩ khoảng 5.026.400 ha đồng cỏ tự nhiên trong đĩ tính
cả cỏ mọc ở ven đê, ven sơng, bờ ruộng Nhiều đồng cỏ tự nhiên ở Tây Bắc, Tây Nguyên đã bị thu hẹp lại do nạn phá rừng, đốt rừng ngay khi chưa được khai thác cho chăn nuơi Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên ở nước ta cịn rất hạn chế
Trong giai đoạn 2001-2005, diện tích cỏ trồng tăng đáng kể do nhu cầu phát triển đàn bị chất lượng cao, ước tính tăng 7,9 lần (27.563 ha năm 2005 so với 3.499 ha năm 2001) Năm 2005, diện tích cỏ trồng chiếm 0,3% tổng diện tích đất nơng nghiệp với sản lượng khoảng 4.553 ngàn tấn cỏ tươi Xây dựng tập đồn cây thức ăn gia súc đang được các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm Tập đồn 19 giống cỏ được chọn lọc từ 160 giống đang được nhân rộng trong các vùng sinh thái cả nước Các giống cỏ voi, Ghi nê, Stylơ tỏ ra cĩ ưu thế về năng suất ở hầu hết các tỉnh Nhiều nơi, người nơng dân đã chuyển đất nơng nghiệp sang trồng cỏ nuơi bị và đây là xu hướng chuyển đổi cĩ hiệu quả (Hồng Mạnh Quân, 2001) Tuy nhiên, sản lượng cỏ trồng chỉ đáp ứng khoảng 6% lượng cỏ cần để nuơi 8,5 triệu trâu bị và 1,3 triệu dê, cừu mà thơi Vấn đề thiếu thức ăn thơ xanh, đặc biệt là trong mùa khơ, đang là một trở ngại lớn hạn chế sự phát triển chăn nuơi gia súc nhai lại Sự thiếu hụt thức ăn thơ xanh vào mùa đơng kèm theo giĩ rét là nguyên nhân làm cho trâu bị tại miền Trung chết hơn 7.000 con vào tháng 11 năm 2005 (Cục Chăn nuơi, 2006)
Diện tích chăn thả cĩ xu hướng ngày càng bị thu hẹp do các hoạt động sản xuất khác, trong khi đĩ diện tích trồng cỏ tăng chậm so với sự tăng đàn, chăn nuơi bị đang chuyển nhanh sang hình thức bán thâm canh và thâm canh nên việc sử dụng đồng cỏ năng suất cao càng được quan tâm Các giống cỏ cĩ năng suất cao tuy đã được giới thiệu nhưng rất thiếu những giống chịu hạn vì vậy thường thiếu thức ăn vào mùa khơ Chính phủ đã cĩ chủ trương cho chuyển đổi đất nơng nghiệp sang trồng cỏ nhưng các địa phương vẫn chưa triển khai mạnh
3.5.2 Các nguồn phụ phẩm
Ngồi việc khai thác cỏ tự nhiên và trồng cỏ làm thức ăn thơ xanh, việc chế biến và nâng cao giá trị dinh dưỡng các loại phụ phẩm cũng đã được quan tâm Nước ta cĩ một khối lượng lớn phụ phẩm cĩ thể làm thức ăn cho gia súc nhai lại Lượng phụ phẩm ước tính hàng năm cĩ khoảng 37 triệu tấn, trong đĩ
Trang 25rơm 32 triệu tấn; ngọn lá mắa 3 triệu tấn; dây lá lạc 0,5 triệu tấn; thân ngô 0,6 triệu tấn; khoai lang 0,2 triệu tấn; ngoài ra còn rỉ mật, bã dứa, bã sắn Nhiều nghiên cứu về việc nâng cao giá trị dinh dưỡng của rơm, thân ngô, khoai lang,
lá lạc, bã sắn, ngọn lá mắa ựã ựược triển khai và một số quy trình cũng ựã ựược ứng dụng vào sản xuất Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi vẫn còn rất thấp (khoảng 18%)
3.5.3 Thức ăn tinh và thức ăn bổ sung
Năm 2005, cả nước có 249 cơ sở sản xuất thức ăn sản xuất 5,34 triệu tấn thức ăn tinh (tăng 14,7% năm) cho các ựối tượng vật nuôi, nhưng mới chỉ ựáp ứng khoảng 38% nhu cầu (Nguyễn đăng Vang, 2006) Tuy nhiên, sản lượng thức ăn công nghiệp dành cho chăn nuôi bò thịt, bò sữa và bê là quá thấp (năm 2005 có 155 ngàn tấn, bao gồm thức ăn công nghiệp và thức ăn tinh) đây là lĩnh vực cần ựược ựầu tư nhiều hơn, nhất là khi phát triển chăn nuôi bò thâm canh
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1 FAO (2008) http://faostat.fao.org/site/381/default.aspx
2 Hoàng Kim Giao (2007) Chiến lược phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ựến năm
2020 Báo cáo tại Hội nghị: đẩy mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ Hà Nội 18-19/12/2007
3 Hoàng Mạnh Quân (2001) đánh giá hiện trạng và những giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở miền Trung, Việt Nam Luận án tiến sĩ Trường ựại học Nông nghiệp 1, Hà Nội
4 Leng, R A (1993) Quantitative ruminant nutrition Ờ a green science Australian Journal of Agricultural Research 44: 363-80
5 Nguyễn đăng Vang (2006) Báo cáo tổng kết chăn nuôi giai ựoạn 2001-05 và ựịnh hướng 2006-2010 và 2015 Báo cáo tại Hội nghị Chăn nuôi toàn quốc, 4-6/6/2006, Hà Nội
6 Nguyen Xuan Trach (1998) The need for improved utilisation of rice straw as
feed for ruminants in Vietnam: An overview Livestock Research for Rural Development 10 (2) http://www.cipav.org.co/lrrd/lrrd10/2/trach102.htm
7 Orskov, E R (2001) Sustainable resources management and rural development
in Vietnam Paper presented at the seminar on ruminant nutrition held in Hanoi
on 12 January 2001 by Vietnam Animal Husbandry Association
8 Preston, T R (1995) Tropical Animal Feeding FAO Animal Production and Health Paper 126
Trang 269 Tổng cục thống kê (2006) Niên giám thống kê NXB tổng cục thống kê
10 Van Soest, P J (1994) Nutritional Ecology of the Ruminant (2nd eddition) Cornel University Press Ithaca and London
Trang 27CHƯƠNG II TIÊU HOÁ VÀ THU NHẬN THỨC ĂN
I BỘ MÁY TIÊU HOÁ
ðường tiêu hoá của bò cũng tương tự như các gia súc nhai lại khác có cấu tạo chung như ở hình 2.1 Chức năng cơ bản của từng bộ phận trong ñường tiêu hoá ở bò cũng tương tự như ở gia súc dạ ñơn, nhưng ñồng thời có những nét ñặc thù riêng của gia súc nhai lại Tính ñặc thù của ñường tiêu hoá
ở gia súc nhai lại là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng tiêu hoá cỏ và thức ăn xơ thô nhờ sự cộng sinh của vi sinh vật
Hình 2.1 Cấu tạo ñường tiêu hoá của gia súc nhai lại
Trang 281.1 Miệng
Miệng có vai trò lấy thức ăn, tiết nước bọt, nhai và nhai lại Tham gia vào quá trình lấy và nhai nghiền thức ăn có môi, hàm răng và lưỡi Bò không có răng cửa hàm trên, có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm Răng có vai trò nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng Lưỡi có có 3 loại gai thịt là gai hình ñài hoa, gai hình nấm (có vai trò vị giác) và gai thịt hình sợi (có vai trò xúc giác) Khi ăn một loại thức ăn nào thì bò không những biết ñược vị của thức ăn mà còn biết ñược thức ăn rắn hay mềm nhờ các gai lưỡi này Các gai thịt này cũng giúp dê nghiền nát thức ăn Lưỡi còn giúp cho việc lấy thức ăn và nhào trộn thức ăn trong miệng
Bò có ba ñôi tuyến nước bọt (dưới tai, dưới lưỡi và dưới hàm) rất phát triển, hàng ngày tiết ra một lượng nước bọt rất lớn (130-180 lít) Nước bọt ở
bò ñược phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ tương ñối liên tục Muối cácbônát và phốtphát trong nuớc bọt có tác dụng trung hoà các sản phẩm axit sinh ra trong
dạ cỏ ñể duy trì pH ở mức thuận lợi cho vi sinh vật phân giải xơ hoạt ñộng Nước bọt còn có tác dụng quan trọng trong việc thấm ướt thức ăn, giúp cho quá trình nuốt và nhai lại ñược dễ dàng Nước bọt còn cung cấp cho môi trường dạ cỏ các chất ñiện giải như Na+, K+, Ca++, Mg++ ðặc biệt trong nước bọt còn có urê và phốt-pho, có tác dụng ñiều hoà dinh dưỡng N và P cho nhu cầu của VSV dạ cỏ
1.2 Thực quản
Thực quản là ống nối liền miệng qua hầu xuống tiền ñình dạ cỏ, có tác dụng nuốt thức ăn và ợ các miếng thức ăn lên miệng ñể nhai lại Thực quản còn có vai trò ợ hơi ñể thải các khí thừa sinh ra trong quá trình lên men dạ cỏ ñưa lên miệng ñể thải ra ngoài Trong ñiều kiện bình thường ở gia súc trưởng thành cả thức ăn và nước uống ñều ñi thẳng vào dạ cỏ và dạ tổ ong (xem phần sau)
1.3 Dạ dày và rãnh thức quản
ðường tiêu hoá của gia súc nhai lại ñược ñặc trưng bởi hệ dạ dày kép
gồm 4 túi: ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) ñược gọi chung là dạ dày trước (không có ở gia súc dạ dày ñơn), còn túi thứ tư gọi là dạ múi khế (tương
tự dạ dày ñơn)
Trang 29Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành ñến xương chậu Dạ cỏ chiếm tới 85-90% dung tích dạ dày, 75% dung tích ñường tiêu hoá, có tác dụng tích trữ, nhào lộn và lên men phân giải thức ăn Thức ăn sau khi ăn ñược nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn ñược lên men bởi hệ vi sinh vật cộng sinh ở ñây (xem kỹ ở phần sau) Chất chứa trong dạ cỏ trung bình có khoảng 850-930g nước/kg, nhưng tồn tại ở hai tầng: tầng lỏng ở phía dưới chứa nhiều tiểu phần thức ăn mịn lơ lửng trong ñó và phần trên khô hơn chứa nhiều thức ăn kích thước lớn Ngoài chức năng lên men dạ cỏ còn có vai trò hấp thu Các axit béo bay hơi (AXBBH) sinh ra từ qua trình lên men vi sinh vật ñược hấp thu qua vách dạ cỏ (cũng như dạ tổ ong và dạ lá sách) vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ Sinh khối vi sinh vật cùng với những tiểu phần thức ăn có kích thước bé (<1mm) sẽ ñi xuống dạ múi khế
và ruột ñể ñược tiêu hoá tiếp bởi men của ñường tiêu hoá
Dạ tổ ong là phần kéo dài của dạ cỏ có niêm mạc ñược cấu tạo trông giống như tổ ong và có chức năng chính là ñẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa ñược nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, ñồng thời ñẩy các thức ăn dạng nước vào
dạ lá sách Dạ tổ ong cũng giúp cho việc ñẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng ñể nhai lại Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự như ở dạ cỏ
Dạ lá sách có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (tăng diện tích tiếp xúc), có nhiệm vụ chính là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, cùng các ion Na+, K+ , hấp thu các a-xit béo bay hơi trong dưỡng chấp ñi qua
Dạ múi khế có hệ thống tuyến phát triển mạnh và có chức năng tương tự như dạ dày của ñộng vật dạ dày ñơn, tức là tiêu hoá thức ăn bằng dịch vị (chứa HCl và men pepsin)
Rãnh thực quản là phần kéo dài của thực quản gồm có ñáy và hai mép khi khép lại sẽ tạo ra một cái ống ñể dẫn thức ăn lỏng ðối với gia súc non bú sữa dạ cỏ và dạ tổ ong còn kém phát triển, sữa sau khi xuống qua thực quản ñược dẫn trực tiếp xuống dạ lá sách và dạ múi khế qua rãnh thực quản này Ở
bò trưởng thành dạ cỏ và dạ tổ ong ñã phát triển, rãnh thực quản không hoạt ñộng trong ñiều kiện nuôi dưỡng bình thường, nên cả thức ăn và nước ñều ñược ñổ vào tiền ñình dạ cỏ
Trang 30vụ hấp thu nước, khoáng, vitamin và các sản phẩm tiêu hoá ở ruột (glucose, axắt amin và axắt béo) Gia súc càng cao sản thì vai trò tiêu hoá ở ruột non (thức ăn thoát qua) càng quan trọng vì khả năng tiêu hoá dạ cỏ là có hạn
1.5 Ruột già
Ruột già có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân Trong phần manh tràng có hệ vi sinh vật tương tự như trong dạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm ựưa từ trên xuống đối với gia súc nhai lại lên men vi sinh vật dạ cỏ là lên men thứ cấp, còn ựối với một số ựộng vật ăn cỏ dạ dày ựơn (ngựa, thỏ) thì lên men vi sinh vật ở manh tràng lại là hoạt ựộng tiêu hoá chắnh Các axit béo bay hơi sinh ra từ quá trình lên men trong ruột già ựược hấp thu tương tự như
ở dạ cỏ, nhưng xác vi sinh vật không ựược tiêu hoá tiếp mà thải ra ngoài qua phân Trực tràng có tác dụng hấp thu nước, tạo khuôn và tắch trữ phân
II HỆ SINH THÁI DẠ CỎ
2.1 Môi trường sinh thái dạ cỏ
Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ, các sản phẩm trao ựổi trung gian, nước bọt và các chất chế tiết vào qua vách
dạ cỏ đây là một hệ sinh thái rất phức hợp trong ựó liên tục có sự tương tác giữa thức ăn, hệ vi sinh vật và vật chủ Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho vi sinh vật (VSV) yếm khắ sống và phát triển đáp lại, VSV dạ cỏ ựóng góp vai trò rất quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn của vật chủ, ựặc biệt là nhờ chúng có các enzyme phân giải liên kết β-glucosid của xơ trong vách tế bào thực vật của thức ăn và có khả năng tổng hợp ựại phân tử protein từ ammonia (NH3)
Ngoài dinh dưỡng môi trường dạ cỏ có những ựặc ựiểm thiết yếu cho sự lên men của vi sinh vật cộng sinh như sau: ựộ ẩm cao (85-90%), pH trong khoảng 6,4-7,0, nhiệt ựộ khá ổn ựịnh (38 - 420C), áp suất thẩm thẩu ổn ựịnh và
là môi trường yếm khắ (nồng ựộ ôxy <1%) Có một số cơ chế ựể ựảm bảo duy
Trang 31trì ổn ñịnh các ñiều kiện của môi trường lên men liên tục này Nước bọt ñổ vào dạ cỏ liên tục giúp duy trì ñộ ẩm của môi trường lên men Muối phosphate
và carbonat tiết qua nước bọt có tác dụng ñệm ñồng thời với sự hấp thu nhanh
chóng axit béo bay hơi và ammonia qua vách dạ cỏ làm cho pH dịch dạ cỏ tương ñối ổn ñịnh Khí ôxy nuốt vào theo thức ăn nhanh chóng ñược sử dụng nên môi trường yếm khí luôn luôn ñược duy trì Áp suất thẩm thấu của dịch dạ
cỏ ñược duy trì tương tự như áp suất thẩm thấu của máu nhờ có sự trao ñổi ion qua vách dạ cỏ Có sự chế tiết qua vách dạ cỏ những chất cần thiết cho vi sinh vật phát triển và hấp thu vào máu những sản phẩm lên men sinh ra trong dạ cỏ (axit béo bay hơi) Các chất khí (chủ yếu là CO2 và CH4) là phụ phẩm trao ñổi cuối cùng của quá trình lên men dạ cỏ cũng ñược thải ra ngoài thông qua quá trình ợ hơi Thời gian thức ăn tồn lưu trong dạ cỏ kéo dài tạo ñiều kiện cho vi sinh vật công phá
Hơn nữa, trong dạ cỏ các chất chứa luôn luôn ñược nhào trộn bởi sự co bóp của vách dạ cỏ, phần thức ăn không lên men thường xuyên ñược giải phóng ra khỏi dạ cỏ xuống phần dưới của ñường tiêu hoá và các cơ chất mới lại ñược nạp vào thông qua thức ăn, nhờ vậy dòng dinh dưỡng ñược liên tục lưu thông Sự vận chuyển các sản phẩm cuối cùng ra khỏi dạ cỏ và nạp mới
cơ chất có ảnh hưởng lớn ñến sự cân bằng sinh thái trong dạ cỏ và nhờ ñó mà
dạ cỏ trở thành một môi trường lên men liên tục Sinh khối VSV ñược chuyển xuống phần dưới của ñường tiêu hóa cùng với khối dưỡng chấp còn lại sau lên men làm cho số lượng của chúng ñược duy trì ở mức khá ổn ñịnh
2.2 Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp và
thường gọi chung là vi sinh vật dạ cỏ Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính là vi khuẩn (Bacteria), ñộng vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi); ngoài ra còn có mycoplasma, các loại virus và các thể thực khuẩn
Mycoplasma, virus và thể thực khuẩn không ñóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá thức ăn Quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự biến ñổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn Hệ vi sinh vật dạ cỏ ñều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng
2.2.1 Vi khuẩn (Bacteria)
Trang 32Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc
dù chúng ñược nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng Thông thường vi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình tiêu hóa xơ Tính từ năm 1941 là năm Hungate công bố những công trình nghiên cứu ñầu tiên về vi sinh vật dạ cỏ ñến nay ñã có tới hơn 200 loài vi khuẩn dạ cỏ ñã ñược mô tả (Dorou và France, 1993) Tổng số vi khuẩn có trong dạ cỏ thường vào khoảng 109-1010 tế bào/g chất chứa dạ cỏ Trong dạ cỏ
vi khuẩn ở thể tự do chiếm khoảng 25-30%, số còn lại bám vào các mẩu thức
ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào protozoa
Sự phân loại vi khuẩn dạ cỏ có thể ñược tiến hành dựa vào cơ chất mà vi khuẩn sử dụng hay sản phẩm lên men cuối cùng của chúng Sau ñây là một số nhóm vi khuẩn dạ cỏ chính:
- Vi khuẩn phân giải cellulose ðây là nhóm có số lượng rất lớn trong dạ
cỏ của những gia súc sử dụng khẩu phần giàu cellulose Những loài vi khuẩn
phân giải cellulose quan trọng nhất là Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio fibrisolvens, Ruminoccocus flavefaciens, Ruminococcus albus, Cillobacterium cellulosolvens
- Vi khuẩn phân giải hemicellulose Hemicellulose khác cellulose là chứa
cả ñường pentoza và hexose và cũng thường chứa axit uronic Những vi khuẩn
có khả năng thuỷ phân cellulose thì cũng có khả năng sử dụng hemicellulose Tuy nhiên, không phải tất cả các loài sử dụng ñược hemicellulose ñều có khả
năng thuỷ phân cellulose Một số loài sử dụng hemicellulose là Butyrivibrio fibrisolvens, Lachnospira multiparus và Bacteroides ruminicola Các loài vi khuẩn phân giải hemicellulose cũng như vi khuẩn phân giải cellulose ñều bị ức chế bởi pH thấp
- Vi khuẩn phân giải tinh bột Trong dinh dưỡng carbohydrate của loài
nhai lại, tinh bột ñứng vị trí thứ hai sau cellulose Phần lớn tinh bột theo thức
ăn vào dạ cỏ ñược phân giải nhờ sự hoạt ñộng của VSV Tinh bột ñược phân giải bởi nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ, trong ñó có cả những vi khuẩn phân giải
cellulose Những loài vi khuẩn phân giải tinh bột quan trọng là Bacteroides amylophilus, Succinimonas amylolytica, Butyrivibrio fibrisolbvens, Bacteroides ruminantium, Selenomonas ruminantium và Steptococcus bovis
Trang 33- Vi khuẩn phân giải ñường Hầu hết các vi khuẩn sử dụng ñược các loại
polysaccharid nói trên thì cũng sử dụng ñược ñường disaccharid và monosaccharid Celobiose cũng có thể là nguồn năng lượng cung cấp cho nhóm vi khuẩn này vì chúng có men β-glucosidase có thể thuỷ phân cellobiose
Các vi khuẩn thuộc loài Lachnospira multiparus, Selenomonas ruminantium
ñều có khă năng sử dụng tốt carbohydrate hoà tan
- Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ Hầu hết các vi khuẩn ñều có khả
năng sử dụng axit lactic mặc dù lượng axit này trong dạ cỏ thường không ñáng
kể trừ trong những trường hợp ñặc biệt Một số có thể sử dụng axit succinic,
malic, fumaric, formic hay acetic Những loài sử dụng lactic là Veillonella gazogenes, Veillonella alacalescens, Peptostreptococcus elsdenii, Propioni bacterium và Selenomonas lactilytica
- Vi khuẩn phân giải protein Sự phân giải protein và axit amin ñể sản
sinh ra ammonia trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng ñặc biệt cả về phương diện tiết kiệm nitơ cũng như nguy cơ dư thừa ammonia Ammonia cần cho các loài
vi khuẩn dạ cỏ ñể tổng hợp nên sinh khối protein của bản thân chúng, ñồng thời một số vi khuẩn ñòi hỏi hay ñược kích thích bởi axit amin, peptit và isoaxit có nguồn gốc từ valine, leucine và isoleucine Như vậy, cần phải có một lượng protein ñược phân giải trong dạ cỏ ñể ñáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật dạ cỏ
Trong số những loài vi khuẩn sinh ammonia thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn nhất
- Vi khuẩn tạo mêtan Nhóm vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong ống
nghiệm, cho nên những thông tin về những VSV này còn hạn chế Các loài vi
khuẩn của nhóm này là Methano baccterium, Methano ruminantium và Methano forminicum
- Vi khuẩn tổng hợp vitamin Nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ có khả năng
tổng hợp các vitamin nhóm B và vitamin K
2.2.2 ðộng vật nguyên sinh (Protozoa)
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt ñầu ăn thức ăn thực vật thô Sau khi ñẻ và trong thời gian bú sữa dạ dày trước không có protozoa Protozoa không thích ứng với môi trường bên ngoài và bị chết nhanh Trong dạ cỏ
Trang 34protozoa có số lượng khoảng 105-106 tế bào/g chất chứa dạ cỏ, ít hơn vi khuẩn, nhưng do có kích thước lớn hơn nên có thể tương ñương về tổng sinh khối Có hơn 100 loài protozoa trong dạ cỏ ñã ñược xác ñịnh Mỗi loài gia súc có số loài protozoa khá ñặc thù
Protozoa trong dạ cỏ là các loại ciliate thuộc hai họ khác nhau Họ Isotrichidae, thường gọi là Holotrich, gồm những protozoa có cơ thể rỗng ñược phủ bởi các tiêm mao (cilia); chúng gồm các bộ Isotricha và Dasytricha
Họ kia là Ophryoscolecidae, hay Oligotrich, gồm nhiều loài khác nhau về
kích thức, hình thái và diện mạo; chúng gồm các bộ Entodinium, Diplodinium, Epidinium và Ophryoscolex
Protozoa có một số tác dụng chính như sau:
- Tiêu hoá tinh bột và ñường Tuy có một vài loại protozoa có khả năng
phân giải cellulose nhưng cơ chất chính vẫn là ñường và tinh bột vì thế mà khi gia súc ăn khẩu phần nhiều bột ñường thì số lượng protozoa tăng lên
- Xé rách màng màng tế bào thực vật Tác dụng này có ñược thông qua
tác ñộng cơ học và làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, do ñó mà thức ăn
dễ dàng chịu tác ñộng của vi khuẩn
- Tích luỹ polysaccharite Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau
khi ăn Polysaccharite này có thể ñược phân giải về sau hoặc không bị lên men
ở dạ cỏ mà ñược phân giải thành ñường ñơn và ñược hấp thu ở ruột ðiều này không những quan trọng ñối với protozoa mà còn có ý nghĩa dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nhờ hiệu ứng ñệm chống phân giải ñường quá nhanh làm giảm
pH ñột ngột, ñồng thời cung cấp năng lượng từ từ hơn cho nhu cầu của bản thân VSV dạ cỏ trong những thời gian xa bữa ăn
- Bảo tồn mạch nối ñôi của các axit béo không no Các axit béo không no
mạch dài quan trọng ñối với gia súc (linoleic, linolenic) ñược protozoa nuốt và ñưa xuống phần sau của ñường tiêu hoá ñể cung cấp trực tiếp cho vật chủ, nếu không các axit béo này sẽ bị làm no hoá bởi vi khuẩn
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng protozoa trong dạ cỏ có một số tác hại nhất ñịnh:
- Protozoa không có khả năng sử dụng NH 3 như vi khuẩn Nguồn nitơ ñáp ứng nhu cầu của chúng là những mảnh protein thức ăn và vi khuẩn Nhiều
Trang 35nghiên cứu cho thấy protozoa không thể xây dựng protein bản thân từ các amit ñược Khi mật ñộ protozoa trong dạ cỏ cao thì một tỷ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa thực bào Mỗi protozoa có thể thực bào 600-700 vi khuẩn trong một giờ ở mật ñộ vi khuẩn 109/ml dịch dạ cỏ Do có hiện tượng này mà protozoa
ñã làm giảm hiệu quả sử dụng protein nói chung Protozoa cũng góp phần làm tăng nồng ñộ ammonia trong dạ cỏ do sự phân giải protein của chúng
- Protozoa không tổng hợp ñược vitamin mà sử dụng vitamin từ thức ăn hay do vi khuẩn tạo nên nên làm giảm rất nhiều vitamin cho vật chủ
Với tính chất hai mặt như trên protozoa có trò khác nhau tuỳ theo bản chất của khẩu phần ðối với những khẩu phần dựa trên thức ăn thô nghèo protein thì hoạt ñộng của protozoa là không có lợi cho vật chủ, do ñó loại bỏ chúng trong dạ cỏ sẽ làm tăng năng suất gia súc Ngược lại, ñối với khẩu phần giàu thức ăn tinh có nhiều protein thì sự hiện diện và hoạt ñộng của protozoa lại có lợi
2.2.3 Nấm (Fungi)
Nấm trong dạ cỏ mới chỉ ñược nghiên cứu trong vòng chưa ñến 30 năm nay và vị trí của nó trong hệ sinh thái dạ cỏ còn phải ñược làm sáng tỏ thêm Chúng thuộc loại vi sinh vật yếm khí nghiêm ngặt với chu kỳ sống có hai pha
là pha bào tử (zoospore) và pha thực vật (sporangium) Nấm là vi sinh vật ñầu tiên xâm nhập và tiêu hoá thành phần cấu trúc thực vật bắt ñầu từ bên trong
Những loài nấm ñược phân lập từ dạ cỏ cừu gồm: Neocallimastix frontalis, Piramonas communis và Sphaeromonas communis
Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm ñộ bền chặt của cấu trúc này, góp phần phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại
Sự phá vỡ này tạo ñiều kiện cho bacteria bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá trình phân giải xơ
- Mặt khác, bản thân nấm cũng tiết ra các loại men phân giải hầu hết các loại carbohydrate Phức hợp men tiêu hoá xơ của nấm dễ hoà tan hơn của men của vi khuẩn Chính vì thế nấm có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên men chúng với tốc ñộ nhanh hơn so với vi khuẩn Một số loại
Trang 36carbohydrate không ñược nấm sử dụng là pectin, axit polugalacturonic, arabinose, fructose, manose và galactose
Như vậy, sự có mặt của nấm giúp làm tăng tốc ñộ tiêu hoá xơ ðiều này ñặc biệt có ý nghĩa ñối với việc tiêu hoá thức ăn xơ thô bị lignin hoá
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ là vi sinh vật cộng sinh, chúng cần có các ñiều kiện sống do vật chủ tạo ra trong dạ cỏ như ñã nói ở trên (mục 2.2.1) Phần lớn các yếu tố cần thiết cho chúng như nhiệt ñộ, ẩm ñộ, yếm khí, áp suất thẩm thấu ñược ñiều tiết tự ñộng bởi cơ thể vật chủ ñể duy trì trong những phạm vi thích hợp Quá trình tăng sinh và hoạt ñộng của vi sinh vật dạ cỏ chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố, trong ñó dinh dưỡng là yếu tố nhạy cảm nhất Nuôi gia súc nhai lại trước hết là nuôi vi sinh vật dạ cỏ và do ñó ñiều quan tâm trước tiên
là cung cấp ñầy ñủ dinh dưỡng theo nhu cầu của chúng Sơ ñồ 2.2 cho biết các chất dinh dưỡng cơ bản cần cho sự tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ
Sơ ñồ 2.2 Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp VSV dạ cỏ
(Chenost và Kayouli, 1997)
Chất hữu cơ
Các sản phẩm lên men
Protein VSV
VSV
Trang 37Cũng như mọi cơ thể sống khác VSV dạ cỏ cần năng lượng, nitơ, khoáng
và vitamin Do vậy, những yếu tố dinh dưỡng sau ñây sẽ có ảnh hưởng sâu sắc
ñến quá trình sinh tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ và hoạt ñộng phân giải thức ăn của chúng:
- Các chất hữu cơ lên men
Vi sinh vật dạ cỏ cần năng lượng cho duy trì và sinh trưởng Sự phát triển của vi sinh vật dạ cỏ tùy thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng sẵn có như ATP cho các phản ứng sinh hóa Trong dạ cỏ nguồn năng lượng ở dạng ATP chủ yếu là sản phẩm của quá trình lên men các loại carbohydrate Ngoài năng lượng, quá trình tăng sinh khối vi sinh vật dạ cỏ còn cần có các nguyên liệu ban ñầu cho các phản ứng sinh hóa ñể tổng hợp nên các ñại phân tử, trong ñó quan trọng nhất là protein, axit nucleic, polysaccaride và lipid Các nguyên liệu ñể tổng hợp này, chủ yếu là khung carbon cho các axit amin, cũng phải lấy từ quá trình lên men các chất hữu cơ trong dạ cỏ Do vậy, trong khẩu phần cho bò phải có ñủ các chất hữu cơ dễ lên men thì VSV dạ cỏ mới tăng sinh và hoạt ñộng tốt ñược
- Nguồn nitơ (N)
Tổng hợp VSV dạ cỏ trước hết là tổng hơp protein Vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng hợp tất cả các axit amin từ sản phẩm cuối cùng và sản phẩm trao ñổi trung gian của quá trình phân giải carbohydrate và các hợp chất chứa nitơ (xem mục 2.3.2b) Ngoài khung carbon (các xeto axit) và năng lượng (ATP) có ñược từ lên men carbohydrate, bắt buộc phải có nguồn N thì vi sinh vật mới tổng hợp ñược các axit amin Nhiều tài liệu cho rằng 80-82% các loại
vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ ammonia Do nguồn nitơ chính cho quá trình sinh tổng hợp protein vi sinh vật trong dạ cỏ là ammonia nên việc ñảm bảo nồng ñộ ammonia thích hợp trong dạ cỏ ñể cung cấp nguồn nitơ cho sinh trưởng của vi sinh vật ñược xem là ưu tiên số một nhằm tối ưu hoá quá trình lên men thức ăn (Leng, 1990) Preston và Leng (1987) cho rằng nồng ñộ NH3 thích hợp trong dạ cỏ là 50-250 mg/lít dịch dạ cỏ Nồng ñộ NH3
tối thiểu cần có trong dịch dạ cỏ tỷ lệ thuận với lượng chất hữu cơ ăn vào có khả năng lên men bởi vi sinh vật
Mặc dù ammonia có thể là nguồn nitơ duy nhất cho sinh tổng hợp protein
và các hợp chất chứa nitơ khác của nhiều loại vi khuẩn dạ cỏ, các loài vi
Trang 38khuẩn phân giải cellulose vẫn ựòi hỏi có một số số axit amin mạch nhánh hay các xêtô axắt mạch nhánh làm khung cho việc tổng hợp chúng Các xêtô axit mạch nhánh này thường lại phải lấy từ chắnh sự phân giải các axit amin mạch nhánh của thức ăn Chắnh vì vậy, bổ sung NPN (ựể cung cấp ammonia) cùng với một nguồn protein phân giải chậm (ựể cung cấp ựều ựặn axit amin mạch nhánh) sẽ có tác dụng kắch thắch VSV phân giải xơ
- Các chất khoáng và vitamin
Các loại khoáng, ựặc biệt là phốtpho và lưu huỳnh, cũng như một số loại vitamin (A, D, E) rất cần cho VSV dạ cỏ và cần ựược bổ sung thường xuyên vì chúng thường thiếu trong thức ăn thô Phốtpho cần thiết cho cấu trúc axit nucleic và màng tế bào của VSV, cũng như cần cho các hoạt ựộng trao ựổi chất và năng lượng của chúng Lưu huỳnh là thành phần cần thiết khi tổng hợp một số axit amin
2.4 Tương tác của vi sinh vật trong dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ, kết hợp với nhau trong quá trình tiêu hoá thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia
Sự phối hợp này có tác dụng giải phóng sản phẩm phân giải cuối cùng của một loài nào ựó, ựồng thời tái sử dụng những yếu tố cần thiết cho loài sau Vắ dụ,
vi khuẩn phân giải protein cung cấp ammonia, axit amin và isoaxit cho vi khuẩn phân giải xơ Quá trình lên men dạ cỏ là liên tục và bao gồm nhiều loài tham gia
Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh ựiều kiện sinh tồn của nhau Chẳng hạn, khi gia súc ăn khẩu phần ăn giàu tinh bột nhưng nghèo protein thì số lượng vi khuẩn phân giải cellulose sẽ giảm và do
ựó mà tỷ lệ tiêu hoá cellulose thấp đó là vì sự có mặt của một lượng ựáng kể tinh bột trong khẩu phần kắch thắch vi khuẩn phân giải bột ựường phát triển nhanh nên sử dụng cạn kiệt những yếu tố dinh dưỡng quan trọng (như các loại khoáng, ammonia, axit amin, isoaxit) là những yếu tố cũng cần thiết cho vi khuẩn phân giải xơ vốn phát triển chậm hơn Hơn nữa, khi tỷ lệ thức ăn tinh quá cao trong khẩu phần sẽ làm cho AXBBH sản sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ và do ựó mà ức chế hoạt ựộng của vi khuẩn phân giải xơ (sơ ựồ 2.3) Vì thế mà khi trong khẩu phần có quá nhiều bột ựường khả năng tiêu hoá
và thu nhận thức ăn xơ sẽ bị giảm sút
Trang 39pH
Sơ ñồ 2.3 Liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm VSV dạ cỏ
Tác ñộng qua lại cũng có thể thấy rõ giữa protozoa và vi khuẩn Như ñã trình bày ở trên, protozoa ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do ñó làm giảm tốc ñộ và hiệu quả chuyển hoá protein trong dạ cỏ Với những loại thức ăn dễ tiêu hoá thì ñiều này không có ý nghĩa lớn, song ñối với thức ăn nghèo N thì protozoa
sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn nói chung Loaị bỏ protozoa khỏi dạ cỏ làm tăng số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ Thí nghiệm trên cừu cho thấy tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô tăng 18% khi không có protozoa trong dạ cỏ (Preston và Leng, 1991)
Tuy nhiên, trong ñiều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng
có sự cộng sinh có lợi, ñặc biệt là trong tiêu hoá xơ Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và protozoa Một số vi khuẩn ñược protozoa nuốt vào
có tác dụng lên men trong ñó tốt hơn vì mỗi protozoa tạo ra một kiểu dạ cỏ mini với các ñiều kiện ổn ñịnh cho vi khuẩn hoạt ñộng Một số loài ciliate còn hấp thu ôxy từ dịch dạ cỏ giúp ñảm bảo cho ñiều kiện yếm khí trong dạ cỏ ñược tốt hơn Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc ñộ sinh axit lactic, hạn chế giảm pH ñột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ
Như vậy, cấu trúc khẩu phần ăn của ñộng vật nhai lại có ảnh hưởng rất lớn ñến sự tương tác của hệ VSV dạ cỏ Khẩu phần giàu các chất dinh dưỡng không gây sự cạnh tranh giữa các nhóm VSV, mặt cộng sinh có lợi có xu thế biểu hiện rõ Khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm VSV, ức chế lẫn nhau, tạo khuynh hướng bất lợi cho quá trình lên men thức ăn nói chung
VSV phân giải xơ
VSV phân giải tinh bột
Hoạt lực
5 6 7
Trang 40III QUÁ TRÌNH TIÊU HOÁ THỨC ĂN
3.1 Sự nhai lại và tiêu hoá cơ học
Khi ăn thức ăn thô bò thường ăn vào dưới dạng các mẩu thức ăn với kích lớn nên vi sinh vật dạ cỏ khó có thể tấn công và lên men hoàn toàn Chất chứa
dạ cỏ liên tục ñược nhào trộn nhờ sự co bóp theo nhịp của vách dạ cỏ Phần thức ăn chưa ñược nhai kĩ có kích thước lớn nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng ñược ợ lên theo từng miếng vào thực quản và trở lại xoang miệng Trong miệng phần chất lỏng ñược nuốt ngay còn thức ăn thô ñược thấm nước bọt và nhai kỹ lại trước khi ñược nuốt trở lại dạ cỏ ñể lên men tiếp
Hiện tượng nhai lại (hình 2.4) bắt
ñầu xuất hiện khi bê ñược cho ăn thức
ăn thô Quá trình nhai lại chịu ảnh
hưởng của một số yếu tố như trạng thái
sinh lý của con vật, cơ cấu khẩu phần,
nhiệt ñộ môi trường v.v Tác nhân
chính làm cho con vật nhai lại có thể là
do sự kích của thức ăn vào niêm mạc
tiền ñình dạ cỏ Một số loại thức ăn,
nhất là những thức ăn chứa ít hoặc
không có thức ăn thô có thể không kích thích ñược phản xạ nhai lại Thời gian con vật dành ñể nhai lại phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng và tính chất của xơ trong khẩu phần Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì thời gian nhai lại càng ngắn Trong ñiều kiện yên tĩnh gia súc sẽ bắt ñầu nhai lại (sau khi ăn) nhanh hơn Cường ñộ nhai lại mạnh nhất vào buổi sáng và buổi chiều Mỗi ngày bò chăn thả thường dành khoảng 8 giờ ñể nhai lại, tức bằng với thời gian gặm cỏ Mỗi miếng ợ lên nhai lại ñược nhai 40-50 lần, do vậy thức thô ñược nghiền nhiều hơn trong quá trình nhai lại so với trong quá trình ăn
3.2 Quá trình tiêu hoá các thành phần của thức ăn
3.2.1 Tiêu hoá carbohydrate (gluxit hay hydrat carbon)
Toàn bộ quá trình tiêu hoá carbohydrate ở bò có thể tóm tắt qua sơ ñồ
2.5 Carbohydrate trong thức ăn có thể chia thành 2 nhóm: (1) carbohydrate phi cấu trúc (NSC) gồm tinh bột, ñường (có trong chất chứa của tế bào thực
vật) và pectin (keo thực vật) và (2) carbohydrate vách tế bào (CW) gồm
Hình 2.4 Sự nhai lại thức ăn ở bò