1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tính khả thi về kinh tế và tài chính nhà máy nhiệt điện lý sơn

86 525 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài: “Phân tính tính khả thi về kinh tế và tài chính Nhà máy Nhiệt điện Lý Sơn”, tác giả đã tích lũy được một số kinh nghiệm bổ ích, ứng dụng các

Trang 1

BÙI XUÂN TIỆP

PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN LÝ SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

- -

BÙI XUÂN TIỆP

PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN LÝ SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ MAI ANH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan

Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

của Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Anh Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được

trích dẫn nguồn gốc rõ Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2013

Người thực hiện

Bùi Xuân Tiệp

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài: “Phân tính tính khả thi về kinh tế và tài chính Nhà máy Nhiệt điện Lý Sơn”, tác giả đã tích lũy được một số kinh nghiệm bổ ích, ứng dụng các kiến thức đã học ở trường vào thực tế Để hoàn thành được đề tài này tác giả đã được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Viện Kinh

tế và Quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Mai Anh, cùng các thầy cô

giáo trong viện Kinh tế và Quản lý đã tận tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn anh chị trong Ban Đầu tư – Tổng công

ty Điện lực – Vinacomin, các đồng nghiệp đang cùng công tác tại Trung tâm Điều

độ Hệ thống điện Quốc gia và bạn bè khác đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2013

Tác giả

Bùi Xuân Tiệp

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VI DANH MỤC BẢNG VII DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VIII

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Những đóng góp của luận văn 2

4 Kết cấu của luận văn 2

CHƯƠNG 1 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3

1.1 Đầu tư và phân loại đầu tư 3

1.1.1 Khái niệm đầu tư 3

1.1.2 Phân loại đầu tư 3

1.2 Dự án đầu tư và phân loại dự án đầu tư 5

1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư 5

1.2.2 Chu kỳ của dự án đầu tư 6

1.2.3 Phân loại dự án đầu tư 7

1.3 Quy trình chuẩn bị dự án đầu tư 8

1.3.1 Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư 8

1.3.2 Lập báo cáo tiền khả thi 8

1.3.3 Nghiên cứu khả thi 10

1.3.4 Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án 13

1.3.5 Thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán công trình 13

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư 13

Trang 6

1.4.1 Giá trị hiện tại thuần (NPV) 14

1.4.2 Tỷ suất sinh lợi nội tại (IRR) 15

1.4.3 Tỷ số Lợi ích/Chi phí (B/C) 16

1.4.4 Thời gian thu hồi vốn (Thv) 17

1.5 Xây dựng dòng tiền dự án 19

1.6 Phân tích độ nhạy của dự án 20

CHƯƠNG 2 21

GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN LÝ SƠN 21

2.1 Tổng quan quá trình hình thành dự án 21

2.2 Giới thiệu về huyện đảo Lý Sơn 22

2.1.1 Vị trí địa lý huyện đảo Lý Sơn 22

2.1.2 Dân số và cơ cấu hành chính 24

2.3 Mục tiêu xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn 24

2.4 Các luận cứ xây dựng nhà máy nhiệt điện Lý Sơn 26

2.5 Giới thiệu về dự án nhà máy nhiệt điện Lý Sơn 28

2.5.1 Giới thiệu chung về dự án 28

2.5.2 Khả thi về mặt kỹ thuật dự án 28

CHƯƠNG 3 35

PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH 35

CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN LÝ SƠN 35

3.1 Giới thiệu chung 35

3.2 Giới thiệu về dòng thu của dự án 37

3.3 Giới thiệu về dòng chi của dự án 41

3.3.1 Tổng vốn đầu tư 41

3.3.2 Các khoản chi hoạt động dự án 46

3.4 Nguồn vốn đầu tư 47

3.4.1 Hình thức đầu tư 49

3.4.2 Huy động vốn đầu tư 49

3.4.3 Kế hoạch nguồn vốn 50

Trang 7

3.5 Phân tích kinh tế và tài chính dự án 50

3.5.1 Phân tích kinh tế dự án 51

3.5.2 Phân tích tài chính dự án 56

3.6 Phân tích độ nhạy trong phân tích tài chính của dự án 61

3.6 Kết luận 62

3.6.1 Tính khả thi về kinh tế của dự án 62

3.6.2 Tính khả thi về tài chính của dự án 62

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 61

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

B/C Tỷ số lợi ích/chi phí

DAĐT Dự án đầu tư

ĐTXD Đầu tư xây dựng

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

IRR Tỷ suất sinh lợi nội tại

NMNĐ Nhà máy nhiệt điện

NPV Giá trị hiện tại thuần

TKV Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam

UBND Ủy ban nhân dân

VAT Thuế giá trị gia tăng

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

2.1 Cơ cấu diện tích đất của Huyện Lý Sơn 23 2.2 Cơ cấu hành chính của Huyện Lý Sơn 24 2.3 Dự báo phụ tải huyện đảo Lý Sơn 28 2.4 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy 33 3.1 Tổng hợp điện năng sản xuất qua các năm vận hành 38 3.2 Tổng hợp dòng thu của dự án 39 3.3 Tổng hợp tổng mức đầu tư sau thuế 45 3.4 Tổng hợp dòng chi của dự án 47 3.5 Phân bổ vốn đầu tư trong các năm xây dựng 50 3.6 Tổng hợp vốn vay, trả lãi của dự án 50 3.7 Bảng phân tích kinh tế dự án 52 3.8 Kết quả phân tích kinh tế 56 3.9 Bảng phân tích tài chính dự án 57 3.10 Kết quả phân tích tài chính 61 3.11 Kết quả phân tài chính trong các phương án độ nhạy 62

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

1.1 Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư 6 1.2 Sơ đồ biểu diễn tỷ suất sinh lợi nội tại IRR 16 2.1 Hình chụp từ vệ tinh vị trí địa lý huyện đảo Lý Sơn 22

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do ch n đề tài

Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, ngành điện phải có chương trình phát triển nguồn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đòi hỏi điện luôn phải đi trước một bước Hệ số đàn hồi tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện của Việt Nam trong thời gian qua ở mức cao so với các nước trong khu vực, khoảng trên 1.5 lần có những thời điểm là 2 lần và thậm chí hơn 2 lần Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (Tổng sơ đồ VI) đó được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại Quyết định 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007, việc phát triển nguồn điện tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5%-9%/năm giai đoạn 2006-2010 và đáp ứng dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức từ 17% đến đột biến là 22%/năm trong giai đoạn 2006-2015

Huyện đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng Hiện nay, nguồn điện do công ty Điện lực Quảng Ngãi cung cấp từ máy phát điện diesel với tổng công suất hơn 2.200 kW, chỉ phát điện từ 17 giờ 30 đến 23 giờ hằng ngày chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trên đảo Bên cạnh đó, giá bán điện không bù đủ chi phí đã ảnh hưởng đến việc tái đầu

tư nguồn và lưới điện trên huyện đảo giá Để đáp ứng nhu cầu điện phát triển kinh

tế xã hội, quốc phòng – an ninh trên đảo, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc cung cấp điện cho các huyện đảo ven biển, Tổng công ty Điện lực - TKV đã triển khai thực hiện dự án “Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn” với công suất 2x3 MW Dự

án có công suất nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh trên đảo

Từ ý nghĩa quan trọng của dự án đối với nền kinh tế cũng như đối với lợi ích của chủ đầu tư, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tính tính khả thi về kinh tế và tài chính Nhà máy Nhiệt điện Lý Sơn” nhằm mục đích giúp cho các cơ quan nhà nước cũng như chủ đầu tư đánh giá tính khả thi về kinh tế và tài chính của dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

Dùng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn

- Tổng hợp cơ sở lý thuyết về phân tích tính khả thi về kinh tế và tài chính dự

án đầu tư

- Xây dựng dòng tiền cho dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn

- Tính toán 4 chỉ tiêu đánh giá tính khả thi về kinh tế và tài chính dự án đầu tư

3 Những đóng góp của luận văn

Luận văn đã tính toán và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của dự án dựa trên phương án cơ sở và phân tích độ nhạy trong phân tích tài chính dự án Kết quả của phân tích kinh tế giúp cho chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư cho dự án hay không? Định hướng cho Chủ tư về phương thức huy động vốn, các cơ chế về tài chính để dự án đạt được mức sinh lợi hợp lý, đảm bảo cho dự án hoạt động bền vững, lâu dài và hiệu quả Kết quả của phân tích kinh tế là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép hoặc không cho phép đầu tư dự án

4 Kết cấu của luận văn

Để thực hiện được mục đích của Luận văn, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về tính khả thi của dự án đầu tư

Chương 2 Giới thiệu về dự án đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Lý Sơn

Chương 3 Phân tích tính khả thi về kinh tế và tài chính của dự án Nhà

máy Nhiệt điện Lý Sơn

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Đầu tư và phân loại đầu tư

1.1.1 Khái niệm đầu tư

Đầu tư chính là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy (khả năng không chắc chắn) giá trị trong tương lai

Hoạt động đầu tư là hoạt động kinh doanh bỏ vốn vào các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận Do đó hoạt động đầu tư sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường bên ngoài – nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội – mà như nhà đầu tư gọi là “môi trường đầu tư” Mặt khác, các hoạt động đầu tư

là các hoạt động trong tương lai, vì vậy nó sẽ chứa đựng bên trong nhiều yếu tố bất định mà nhà đầu tư không thể tính trước được Đó chính là yếu tố làm cho hoạt động đầu tư đi đến thất bại Đặc điểm và sự phức tạp của môi trường đầu tư, mục tiêu đạt được của hoạt động đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư đòi hỏi để tiến hành đầu tư phải có sự chuẩn bị cẩn thận, nghiêm túc và phải

có một phương pháp dự báo tính toán chính xác nhất Hoạt động đầu tư phải được phân tích và đánh giá đầy đủ trên nhiều khía cạnh khác nhau Phải phân tích một cách đầy đủ các thông tin về hoạt động kinh tế sẽ được thực hiện, cả những thông tin trong quá khứ, ở hiện tại cũng như dự kiến trong tương lai Sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư được quyết định từ việc phân tích này có đảm bảo chính xác không Công việc phân tích đánh giá này được thể hiện ở việc thành lập các dự án đầu tư Có nghĩa là mọi hoạt động đầu tư đều được tiến hành dưới hình thức các dự án đầu tư

1.1.2 Phân loại đầu tư

Để đi đến quyết định định đầu tư, doanh nghiệp phải xem xét khả năng tài chính của mình gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn có thể huy động thêm Việc đầu

tư của doanh nghiệp không thể vượt quá giới hạn khả năng tài chính của mình Bởi quyết định đầu tư là một quyết định tài chính dài hạn của doanh nghiệp, nó có ảnh

Trang 14

hưởng rấ lớn tới tương lai của doanh nghiệp đến sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp

a Phân loại theo mục đích đầu tƣ

Khi có một dự án đầu tư được đề xuất, đương nhiên phải kèm theo những thông tin liên quan đến dự án và còn phải đề cập đến mục đích của đầu tư Có thể chia thành những loại sau:

- Thay thế thiết bị hiện có

xí nghiệp khác thì đòi hỏi phải phân tích hết sức cẩn thận và tốn kém

b Phân loại theo mối quan hệ giữa những dự án đầu tƣ

Phân loại theo quy mô hoặc mục đích đầu tư sẽ giúp cho công ty quyết định

từ bỏ hoặc chấp nhận dự án và những thông tin cần thiết tới quá trình phân tích Nhưng có một cách phân loại khác rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh lợi của

dự án đó là cách phân loại theo mối quan hệ giữa những dự án khi có nhiều dự án được cùng đánh giá tại một thời điểm

- Các dự án độc lập lẫn nhau: Hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế nếu

việc chấp nhận hoặc từ bỏ một dự án này không ảnh hưởng đến lưu lượng tiền tệ của dự án khác Khi cả hai dự án là độc lập về mặt kinh tế, việc đánh giá chấp nhận hoặc từ bỏ một dự án này không tác động đến quyết định chấp

nhận hoặc từ bỏ một dự án khác

- Các dự án phụ thuộc lẫn nhau: Nếu lưu lượng tiền cho một dự án đầu tư bị

tác động bởi quyết định chấp nhận hay từ bỏ một dự án đầu tư khác, dự án đầu tư thứ nhất được gọi là phụ thuộc về mặt kinh tế vào một dự án thứ hai

Trang 15

Đương nhiên, nếu dự án A phụ thuộc về mặt kinh tế vào dự án B, dự án B

cũng phụ thuộc vào dự án A

- Các dự án loại trừ lẫn nhau: Hai dự án được gọi là loại trừ lẫn nhau nếu

những khoản thu nhập bắt nguồn từ một dự án đầu tư sẽ biến mất hoàn toàn nếu dự án đầu tư khác được chập nhận Việc chấp nhận của một hai hoặc nhiều hơn nữa các dự án loại trừ lẫn nhau sẽ là nguyên nhân đưa đến việc từ

bỏ tất cả các dự án khác

1.2 Dự án đầu tƣ và phân loại dự án đầu tƣ

1.2.1 Khái niệm dự án đầu tƣ

Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất, các tài liệu được trình bày một cách chi tiết có hệ thống liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định

Dự án đầu tư là một công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư Do đó, nó phải chứa đựng bên trong nó các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư Nó phải phản ánh các nhân tố cơ bản cấu thành nên hoạt động đầu tư Như vậy mỗi dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính:

- Mục tiêu của dự án là gì? Có thể là một mục tiêu cũng có thể là một tập hợp các mục tiêu.Có thể là những mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; có thể là mục tiêu chiến lược cũng có thể là mục tiêu trước mắt Mục tiêu trước mắt được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế, trong khi đó mục tiêu dài hạn

có thể là những lợi ích kinh tế lâu dài cho xã hội mà dự án đem lại

- Nguồn lực và cách thức đạt được mục tiêu là gì? Nó bao gồm cả các điều kiện và biện pháp vật chất để thực hiện dự án như tiền, lao động, công nghệ Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án

- Thời gian bao nhiêu lâu thì các mục tiêu có thể đạt được? Tức là vấn đề các nhà đầu tư nghiên cứu xem xét, xác định khoảng thời gian của một dự án đầu

Trang 16

- Cuối cùng là hoạt động của dự án và kết quả Các hoạt động của dự án là

những hoạt động hay nhiệm vụ được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết

quả nhất định Kết quả của dự án là những kết quả cụ thể, có định lượng,

được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết

để thực hịên được các mục tiêu của dự án

1.2.2 Chu kỳ của dự án đầu tƣ

Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải

trải qua bắt đầu từ khi dự án mới hình thành đến khi dự án được hoàn thành chấm

dứt hoạt động

Hình 1.1: Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư

Một dự án đầu tư nói chung có 3 giai đoạn

Giai đoạn 1 - Chuẩn bị dự án đầu tư:

- Nghiên cứu cơ hội đầu tư

- Nghiên cứu tiền khả thi và sơ bộ lựa chọn phương án đầu tư

- Nghiên cứu khả thi và lựa chọn phương án đầu tư

- Thẩm định quyết định chọn lựa dự án đầu tư đưa vào thực hiện

Giai đoạn 2 - Thực hiện dự án đầu tư:

- Nghiên cứu lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng

- Thiết kế và dự toán thi công

- Mua thiết bị, thi công xây lắp công trình

- Đào tạo công nhân kỹ thuật

- Vận hành chạy thử, điều chỉnh

- Nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng

Giai đoạn 3 - Vận hành sản xuất và tiêu thụ:

- Sản xuất chưa hết công suất

- Sản xuất hết công suất

- Sản xuất giảm dần và kết thúc, thanh lý

Ý đồ về dự

án đầu tư Chuẩn bị đầu tư

Thực hiện đầu

Sản xuất

KD DV

Ý đồ thực hiện dự án mới

Trang 17

1.2.3 Phân loại dự án đầu tƣ

a Các dự án thay thế

Là các dự án nhằm mục đích thay thế tài sản cố định hiện tại bằng một tài sản cố định khác tốt hơn, mới hơn, hiện đại hơn Thông thường tài sản hao mòn dần, trở thành lỗi thời và cần được thay thế để tiếp tục sản xuất Doanh nghịêp có ý niệm rất rõ ràng về sự tiết kịêm các loại chi phí như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí lao độngtrực tiếp…qua việc thay thế các tài sản cũ và cũng biết rõ các hậu quả nếu không thay thế chúng

Đặc điểm cơ bản của dự án thay thế là:

- Doanh thu thường không tăng hoặc tăng không đáng kể

- Doanh nghiệp chỉ đầu tư vào tài sản cố định mà không phải đầu tư thêm tài sản lưu động nghĩa là doanh nghiệp vẫn sử dụng tài sản lưu động như cũ

- Thu nhập của các dự án này chủ yếu là các khoản tiết kiệm được do việc giảm các chi phí từ vịêc thay thế các tài sản cố định

b Các dự án phát triển

Nhằm mục đích mở rộng hay tăng cường khả năng sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm hiện có Đầu tư phát triển thường bao gồm cả các quyết định thay thế tài sản cố định, một bộ máy cũ kỹ năng suất thấp có thể vừa được thay thế vừa được tăng cường bằng một bộ máy lớn hơn và hữu hiệu hơn

Một loại dự án phát triển khác là các dự án phát triển nhưng trên căn bản là sản xuất sản phẩm mới, nên các dự án này về cơ bản khác với loại dự án phát triển ở trên Vì khi xét đến việc phát triển những loại dự án để sản xuất loại sản phẩm mới, doanh nghiệp ít có dự kiến và kinh nghiệm trong quá khứ để làm căn bản quyết định Trong trường hợp như vậy, mọi ước lượng đều khó xác định

Các dự án phát triển có những đặc điểm sau:

- Kỳ vọng gia tăng doanh thu từ đó gia tăng lãi ròng trong tương lai

- Doanh nghịêp thường phải đầu tư thêm tài sản cố định đồng thời cũng phải đầu tư thêm tài sản lưu động để đáp ứng quy mô hoạt động gia tăng

Trang 18

- Thu nhập của các loại dự án này đa dạng và phải tuỳ theo tính chất của từng loại dự án Thông thường bao gồm những khoản thu nhập phát sinh thường xuyên hàng năm và những khoản thu nhập không thường xuyên khác

c Các loại dự án khác

Là các loại dự án đầu tư không thuộc hai loại trên bao gồm các loại đầu tư còn lại kể cả đầu tư vô hình, chẳng hạn như đặt một hệ thống kiểm soát ô nhiễm là một ví dụ về một loại khác của đầu tư, các quyết định chính yếu về sách lược như

kế hoạch phát triển kế hoạch ở nước ngoài, kế hoạch sát nhập nhiều cơ sở cũng được xếp vào loại này, nhưng thường để riêng biệt ngoài ngân sách đầu tư bình thường

Việc phân loại ở trên không có tính chất cố định vì thường rất khó quyết định

về loại đầu tư Mặc dù thế, việc phân loại cũng được sử dụng một cách phổ biến vì những lý do khác nhau

1.3 Quy trình chuẩn bị dự án đầu tƣ

1.3.1 Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tƣ

Phát hiện các cơ hội đầu tư và xác định sơ bộ khả năng khai thác (thực hiện) từng cơ hội, làm cơ sở lựa chọn những cơ hội có triển vọng và phù hợp để tiến hành các bước nghiên cứu xây dựng dự án tiếp theo

Yêu cầu đặt ra đối với bước nghiên cứu phát triển và đánh giá cơ hội đầu tư

là phải đưa ra được những thông tin cơ bản phản ánh một cách sơ bộ khả năng thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư Sản phẩm của bước nghiên cứu và đánh giá

cơ hội đầu tư là các báo cáo kỹ thuật về cơ hội đầu tư

1.3.2 Lập báo cáo tiền khả thi

Đây là bước tiếp tục nghiên cứu các cơ hội đầu tư đã được phát hiện và đánh giá ở trên nhằm sàng lọc, lựa chọn những cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp nhất để tiến hành nghiên cứu sâu hơn chi tiết và kỹ lưỡng hơn Thực chất của bước nghiên cứu này là thông qua nghiên cứu các báo cáo kinh tế kỹ thuật về các cơ hội đầu tư để chọn các cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp nhất

Trang 19

Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cần phải thoả mãn những tiêu chuẩn chủ yếu để lựa chọn cơ hội đầu tư:

- Nhu cầu cần thiết phải xây dựng công trình điện và tạo lưới điện nhằm thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật cũng như kinh tế

- Phù hợp với khả năng kinh tế của chủ đầu tư

- Phù hợp với chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội của đất nước và pháp luật hiện hành Bước nghiên cứu tiền khả thi chỉ đặt ra đối với những cơ hội đầu

tư có tầm quan trọng Với các dự án có quy mô đầu tư nhỏ cũng như vốn đầu

tư bé có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi

Nội dung của báo cáo tiền khả thi:

Phải nghiên cứu bối cảnh đầu tư, nghiên cứu mặt kỹ thuật và công nghệ của đầu tư Phân tích khía cạnh đầu tư về mặt Kinh tế –Xã hội

- Xác định được sự cần thiết phải đầu tư: Phải dựa vào các căn cứ pháp lý, vị trí địa lý, nhu cầu của chủ đầu tư Các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, chính sách phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa phương

- Xác định được hình thức đầu tư và năng lực sản xuất: Phân tích các phương

án đưa điện Phân tích lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, tính toán công suất điện đưa về công trình

- Xác định địa điểm dự án khái quát các điều kiện cơ bản về địa điểm ( vị trí, các điều kiện kinh tế- xã hội…) Sơ bộ ước tính ảnh hưởng của địa điểm tới chi phí xây dựng , chi phí khai thác công trình, khái quát đặc điểm về mặt xã hội môi trường

- Công nghệ kỹ thuật và xây dựng khái quát các loại hình công nghệ, làm rõ

ưu điểm và nhược điểm từng loại hình trên các mặt, so sánh sơ bộ về đề nghị thi công công trình, dự kiến giải pháp thi công

- Phân tích Tài chính: Xác định tổng vốn đầu tư trên cơ sở ước tính giá thành các hạng mục công trình Xác định được nguồn vốn và phương án huy động Ước tính chi phí vận hành, doanh thu , lỗ, lãi, khả năng hoàn vốn, trả nợ

Trang 20

- Phân tích Kinh tế- Xã hội : ước tính lợi ích kinh tế của dự án, các giá trị gia tăng, thu ngân sách Ước tính các lợi ích xã hội: tạo việc làm tăng thu nhập, bảo vệ môi trường Đồng thời cũng đề cập những ảnh hưởng xấu tới môi trường

- Dự kíên tổ chức thực hiện và quản lý dự án: Dự kíên bộ máy điều hành dự

án, phác thảo kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án

Các nội dung nghiên cứu tiền khả thi được xem xét ở trạng thái tĩnh, sơ bộ và chưa chi tiết Tức là chưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố bất định và các kết quả tính toán chỉ là những ước tính sơ bộ Sản phẩm của bước nghiên cứu tiền khả thi là dự án tiền khả thi Đây là một hồ sơ trình bày kết quả nghiên cứu tiền khả thi

về cơ hội đầu tư

Sau khi lập dự án tiền khả thi sẽ được cơ quan chủ quản và các đối tác xem xét Cơ quan chủ quản sau khi xem xét sẽ chuẩn y có tiếp tục bước nghiên cứu khả thi hay không Trong nhiều trường hợp, dự án tiền khả thi được chuyển đến các đối tác xem xét để họ quyết định có nên tham gia bỏ vốn đầu tư hay không Đây chính

là bước tiến hành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem có tiếp tục đầu

tư hay không? Nếu tiếp tục đầu tư thì đầu tư với quy mô nào thì đạt hiệu quả cao nhất

Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn bước nghiên cứu khả thi chỉ được tiến hành sau khi dự án tiền khả thi được chấp nhận

1.3.3 Nghiên cứu khả thi

Đây là bước nghiên cứu chi tiết và sâu sắc nhằm sàng lọc lần cuối cùng để xác định phương án tối ưu Nội dung nghiên cứu khả thi cũng bao gồm những vấn

đề như ở bước tiền khả thi nhưng các nội dung này được nghiên cứu ở trạng thái động Tức là có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố bất định có thể diễn ra theo từng nội dung nghiên cứu Đồng thời các nội dung trên được nghiên cứu một cách chi tiết kĩ lưỡng Đối với những cơ hội đầu tư quan trọng, quy mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp các bước nghiên cứu trên phải được tiến hành theo trình tự:

- Nghiên cứu cơ hội đầu tư

Trang 21

- Nghiên cứu tiền khả thi

- Nghiên cứu khả thi

Nhằm từng bước đi sâu nghiên cứu chi tiết, đầy đủ và kỹ lưỡng, loại bỏ những sai sót có thể ở các bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi Đối với những dự án đầu tư nhỏ có thể bỏ qua nghiên cứu tiền khả thi mà thực hiện ngay bước nghiên cứu khả thi Trong một số trường hợp có thể gộp bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu khả thi là một bước nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu khả thi:

- Sự cần thiết đầu tư: Địa vị pháp lý của chủ đầu tư, tư cách pháp nhân, chức năng nhiệm vụ, tiềm lực và năng lực hoạt động…của chủ đầu tư Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng được thực thi dự án Vị trí của dự án đầu tư trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế – xã hội có liên quan tới vùng dự án Vị trí của dự án trong kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành cũng như của vùng và địa phương

- Nghiên cứu phân tích thị trường của dự án: Xác định nhu cầu của thị trường

về công xuất tiêu thụ của dự án, gồm cả nhu cầu hiện tại và nhu và dự báo tương lai Đánh giá các nguồn cung cấp, nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường về công suất tiêu thụ điện năng Phương án đưa ra nguồn cung cấp

- Phân tích, lựa chọn hình thức đầu tư: Phân tích, so sánh các hình thức đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp nhất, lựa chọn quy mô đầu tư cho phù hợp với yêu cầu thực tế và hiệu quả Kinh tế – Xã hội

- Nghiên cứu phân tích về công nghệ và kĩ thuật: Phân tích và lựa chọn các phương án công nghệ tốt nhất để thi công dự án Đồng thời phải có các phương pháp bảo vệ môi trường và đền bù để giải phóng mặt bằng để có thể tiến hành thi công các công trình Cũng như việc phân tích lựa chọn địa điểm xây dựng công trình đầu tư, phân tích điều kiệt cơ bản của địa điểm ( điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ) Làm rõ các chi phí liên quan tới giá thành xây dựng cơ bản, chi phí vận hành hệ thống, tới giá điện và khả năng tiêu thụ công suất điện Phân tích địa điểm xã hội, môi trường, tạo việc làm thúc đẩy

Trang 22

các nghành kinh tế khác Như phát triển xã hội cho phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế địa phương và vùng, cũng như phát triển kinh tế đất nước, ảnh hưởng của công trình tới môi trường sinh thái

- Phân tích tài chính: Xác định tổng vốn đầu tư trên cơ sở phân tích giá thành xây dựng các hạng mục công trình và các chi phí trong quá trình đầu tư ( từ khi bắt đầu tới khi công trình có thể đưa vào sử dụng ) Trong đó xác định rõ quy mô vốn đầu tư vào công trình Phân tích xác định các nguồn vốn đầu tư, làm rõ cơ cấu các nguồn vốn Kế hoạch chi phí vận hành và giá điện hàng năm Phân tích hiệu quả tài chính vốn đầu tư thông qua các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR, B/C, Phân tích cơ cấu nguồn vốn (tỉ lệ vốn tự có và vốn huy động khác tham gia dự án) Xác định điểm hoà vốn Những rủi ro về tài chính và phương án dự phòng

- Phân tích Kinh tế – Xã hội: Tăng thu nhập cho người lao động, giải phóng sức người giúp cho đời sống nhân dân được cải thiện Góp phần vào việc phát triển các ngành khác, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của nhân dân, phát triển kinh tế địa phương Song bên cạnh đó cần phải phân tích ảnh hưởng của

dự án tới môi trường xung quanh

- Chỉ ra được các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng dự án Đồng thời có phương hướng kiến nghị

Các kết quả nghiên cứu của bước nghiên cứu khả thi về cơ hội đầu tư Nội dung của dự án khả thi là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá những nội dung của dự án tiền khả thi với những căn cứ khoa học và đáng tin cậy nhằm đảm bảo khả năng thực thi cao của dự án đầu tư Do vậy, dự án khả thi (luận chứng kinh té kỹ thuật) là một tập

hồ sơ trình bày một cách hệ thống các kết quả nghiên cứu của bước nghiên cứu khả thi về hình thức dự án khả thi cũng bao gồm các phần nội dung như trong dự án tiền khả thi, nhưng được trình bày một cách cụ thể, chi tiết với những căn cứ khoa học

và đáng tin cậy Bộ báo cáo nghiên cứu khả thi gồm 3 phần chính : Thuyết minh, dự toán, bản vẽ kĩ thuật chi tiết

Trang 23

1.3.4 Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án

Đây là bước do cơ quan quản lý chức năng thực hiện Nội dung của bước này

là thẩm tra, giám định dự án để đưa ra quyết định có phê duyệt dự án hay không Một dự án đầu tư chỉ thực sự hình thành khi nó được cơ quan quản lý có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Sau khi được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi thì dự án mới được tiếp tục đưa sang bước tiếp theo là lập thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán công trình

1.3.5 Thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán công trình

Sau khi dược phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án được chuyển sang bước thiết kế kỹ thuật thi công Nếu như ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi thì người lập báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ phải đi khảo sát kỹ thuật một cách sơ bộ thì khi chuyển sang bước lập thiết kế kỹ thuật thi công, cán bộ thiết kế phải tiến hành khảo sát một cách chi tiết, chính xác các điều kiện địa hình, địa chất công trình Từ đó có cơ sở khoa học vững chắc cho việc thiết kế các công trình một cách hợp lý nhất, sao cho đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, tiết kiệm được vốn cho chủ đầu tư trong khi vẫn đảm bảo về độ bền và đọ an toàn cho công trình Quá trình lập thiết kế kỹ thuật thi công cũng được tiến hành cùng với việc lập tổng dự toán công trình Việc lập tổng dự toán công trình sẽ giúp cho chủ đàu tư thấy được tổng số vốn thực tế mình sẽ phải bỏ ra đầu tư cho dự án là bao nhiêu

Sau khi lập xong thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán các công trình, dự

án phải được trình lên các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để kiểm tra, đánh giá

về mặt kĩ thuật và nguồn vốn đầu tư của dự án Sau khi được thông qua, các nhà thẩm định sẽ ra quyết định phê duyệt Sau khi có quyết định phê duyệt, dự án mới chính thức được phép đưa vào quá trình thi công

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tƣ

Phân tích, đánh giá hiệu quả Kinh tế - Tài chính dự án đầu tư là bước quan trọng trong việc đánh giá dự án Nó đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án mới từ góc độ kết quả tài chính Bởi vậy, thu nhập và chi phí trực tiếp của dự án được tính bằng tiền theo giá thị trường thực tế (hoặc dự kiến) Việc phân tích này

Trang 24

nhằm đánh giá sự đúng đắn và tính khả năng chấp nhận được của từng dự án cũng như để so sánh các dự án trên cơ sở hiệu quả kinh tế của chúng

Người ta thường sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau sau đây để phân tích hiệu

quả Kinh tế - Tài chính:

- Tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value)

- Tiêu chuẩn tỷ suất sinh lợi nội tại (IRR – Internal Rate of Return)

- Tiêu chuẩn tỉ số lợi ích/chi phí (B/C – Benefit/Cost)

- Tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn (Thv)

1.4.1 Giá trị hiện tại thuần (NPV)

Giá trị hiện tại thuần của dự án được định nghĩa như là hiệu số giữa giá trị hiện tại của doanh thu và chi phí trong tương lai Điều đó có nghĩa tất cả các dòng tiền lãi của dự án hàng năm được chiết khấu về năm 0 theo hệ số chiết khấu đã định trước Có thể biểu diễn chúng bằng công thức sau:

B

0

) 1 )(

(

Trong đó:

- NPV : Giá trị hiện tại thuần

- Bt : Doanh thu tại năm t

- t : Chi phí tại năm t

Trang 25

đánh giá khả năng sinh lợi của dự án vì được tính toán dựa trên chi phí vốn của dự

án Nhược điểm của NPV là không cho biết khả năng sinh lợi tính bằng tỷ lệ phần trăm nên không thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư, phương pháp NPV khó

tính toán vì đòi hỏi phải xác định chính xác chi phí vốn

1.4.2 Tỷ suất sinh lợi nội tại (IRR)

Tỷ suất sinh lợi nội tại là hệ số chiết khấu tại đó giá trị hiện tại thuần của dự

án bằng 0 Nó được biểu diễn như sau:

NPV =       

n 0 t

t t

B

Khi áp dụng tiêu chuẩn tỷ suất sinh lợi nội tại IRR để đánh giá dự án, người

ta bắt đầu với giả thiết NPV = 0 và thử tìm ra hệ số chiết khấu mà nó sẽ làm cho giá trị hiện tại của doanh thu bằng chi phí

Việc ra quyết định đầu tư được thực hiện trên cơ sở so sánh tỷ suất sinh lợi nội tại của từng dự án (IRR) với tỉ lệ lãi giới hạn (i min) : tỷ lệ lãi tối thiểu có thể chấp nhận được tại đó vốn đầu tư sẽ được đưa vào Như vậy, dự án đang xem xét sẽ được quyết định đầu tư nếu IRR i min và ngược lại

Công thức xác định IRR:

2 1

1

1 2

NPV

i i

i

Trong đó:

- i1 : Hệ số chiết khấu làm cho NPV1 > 0 nhưng sát 0

- i2 : Hệ số chiết khấu làm cho NPV2 < 0 nhưng sát 0

- NPV1 : Giá trị hiện tại thực dương ứng với i1

- NPV2 : Giá trị hiện thực âm ứng với i2

Trang 26

Hình 1.2 Sơ đồ biểu diễn tỷ suất sinh lợi nội tại IRR

Nếu khoảng cách giữa giá trị IRR với i1 và i2 còn lớn, chúng ta có thể nội suy tiếp với cặp IRR và i1 hay với cặp IRR và i2 để xác định đúng hơn tỷ suất sinh lợi nội tại

Đánh giá dự án theo IRR:

- Nếu IRR > IRR*: Dự án khả thi

- Nếu IRR < IRR*: Dự án không khả thi

- Nếu IRR = IRR*: Dự án cần được xem xét thêm để quyết định

- IRR*: Chi phí sử dụng vốn

Phương pháp IRR cho biết khả năng sinh lợi của dự án bằng tỷ lệ phần trăm

vì vậy thuận tiện cho việc so sánh các cơ hội đầu tư, cho biết hiệu quả sử dụng vốn của dự án Phương pháp IRR có thể mâu thuẫn với phương pháp NPV khi chi phí vốn thay đổi Tuy nhiên phương pháp IRR có nhược điểm là không được tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án nên IRR ó thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lợi của dự án

1.4.3 Tỷ số Lợi ích/Chi phí (B/C)

Tiêu chuẩn tỷ số lợi ích trên chi phí B/C thường được các cơ quan chính phủ hay dùng nhất trong các dự án phục vụ công cộng Như tên gọi, tiêu chuẩn phân tích

i1 NPV

NPV2

NPV1

i2 IRR

i

Trang 27

dựa trên chỉ số lợi ích trên chi phí liên quan đến từng dự án riêng biệt Một dự án được coi là hấp dẫn khi lợi ích áp dụng nó vượt trên các chi phí liên quan Cho nên, bước đầu tiên trong phân tích tỷ số B/C là xác định xem nhân tố nào là lợi ích và nhân tố nào là chi phí Nói chung lợi ích là thuận lợi biểu hiện bằng tiền tạo ra cho người chủ đầu tư Còn chi phí là những khoản dự tính trước cho xây dựng, vận hành, bảo quản…

Khi tính toán tỷ số B/C cho kết quả B/C  1 chứng tỏ phương án có chi phí cao hơn sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn Còn tỷ số B/C < 1,0 thì việc tăng thêm chi phí sẽ không đem lại lợi ích và phương án có chi phí thấp sẽ được lựa chọn

Tỷ số lợi ích/ chi phí được biểu diễn như sau:

n t

t t

i C

i B

C B

0

0

1 1

Trong đó:

- Bt : Doanh thu tại năm t

- Ct : Chi phí tại năm t

- i : Hệ số chiết khấu

- t : Thời gian

Khi dùng tỷ số B/C làm kỹ thuật đánh giá các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có B/C  1,0 và lớn nhất sẽ được quyết định lựa chọn Những dự án có tỷ số B/C < 1,0 sẽ bị loại

1.4.4 Thời gian thu hồi vốn (T hv )

Tiêu chuẩn này xác định thời gian thu hồi vốn cần thiết để dự án hoàn lại Tổng số vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các dòng lãi thực bằng tiền mặt Như vậy, thời hạn thu hồi vốn là số năm trong đó dự án sẽ tích luỹ đủ các dòng lãi thực bằng tiền mặt để bù đắp tổng số vốn đầu tư đã bỏ ra Có thể biểu diễn nó như sau:

Trang 28

 B C  1 i  0 NPV

t T

- Thv : Thời gian thu hồi vốn

- Bt : Doanh thu tại năm t

- Ct : Chi phí tại năm t

- I : Hệ số chiết khấu

- t : Thời gian

Dự án sẽ được chấp nhận thực hiện nếu T  T* , trong đó T* là thời gian thu hồi vốn giới hạn (cut off) đã được người quyết định đầu tư chấp nhận Nếu T >T*thì dự án đang xem xét sẽ bị loại bỏ Thời gian T* thường được xác định trên cơ sở kinh nghiệm đã qua và các cơ hội đầu tư khai thác của chủ đầu tư, do đó nó sẽ khác nhau đáng kể giữa các trường hợp khác nhau Trong các dự án xem xét, dự án nào

có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất sẽ được chấp nhận lựa chọn

Thời gian thu hồi vốn giới hạn đối với chủ đầu tư nhà nước do cơ quan Trung ương có thẩm quyền hữu quan xác lập và định kỳ xem xét lại Nó có thể được quy định thống nhất hoặc được phân biệt cho từng ngành công nghiệp tuỳ theo yêu cầu của thực tiễn Đối với khu vực tư nhân, thời gian thu hồi vốn giới hạn do chủ đầu tư liên quan xác định Trong cả hai trường hợp thời gian thu hồi vốn giới hạn đều có thể được xác định trên cơ sở kinh nghiệm thích hợp đã qua Ngoài ra, ở mức độ nào đó nó cũng phản ánh chiến lược phát triển của các chủ đầu tư nhà nước hoặc đầu tư tư nhân

Ưu điểm chung của tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn là đơn giản và dễ hiểu

Nó là một tiêu chuẩn thích hợp đối với các trường hợp dự án có nhiều rủi ro và tương đối khan hiếm vốn, hoặc cần coi trọng hơn đến khả năng thanh toán lâu dài của chủ đầu tư Tuy nhiên tiêu chuẩn này có một số nhược điểm là nó không xem xét đến lợi nhuận của dự án sau thời hạn thu hồi vốn, nó có thể bị sai lệch trong trường hợp hai hay nhiều dự án đem so sánh có cùng tiềm lực, nhưng thời gian phát

Trang 29

sinh của các dòng lãi thực bằng tiền mặt khác nhau( lệch pha) và tiêu chuẩn này chỉ chú trọng đến khả năng thanh toán của dự án chứ không xem xét đến yếu tố thời gian của các doanh thu và chi phí trong thời gian thu hồi vốn

1.5 Xây dựng dòng tiền dự án

Dòng tiền của dự án là các khoản chi và thu kỳ vọng xuất hiện tại các thời điểm khác nhau trong suốt chu kỳ hoạt động của dự án

Dòng tiền thuần = Dòng thu – Dòng chi

- Dòng thu của dự án: là dòng tiền hình thành từ các khoản thu qua các năm

của dự án, dòng thu của dự án thông thường bao gồm: thu từ hoạt động kinh doanh (bán hàng), thanh lý tài sản, tiết kiệm, vay vốn

- Dòng chi của dự án: là dòng tiền hình thành từ các khoản chi qua các năm

của dự án, Dòng thu của dự án thông thường bao gồm: chi phí hoạt động, trả thuế, trả gốc và trả lãi

- Dòng tiền Net:

Gọi: CFBT là dòng tiền trước thuế

TI là thu nhập chịu thuế

Bt là doanh thu

Ct là chi phí bao gồm vốn đầu tư, chi phí hoạt động

CFAT là dòng tiền sau thuế

CFBT = Bt - Ct

TI = CFBT - Khấu hao - Trả lãi

Thuế TNDN = TI * Thuế suất

CFAT = CFBT – Trả vốn gốc - Trả lãi - Thuế TNDN

- CFBT: dùng để phân tích kinh tế của dự án, CFBT là dòng tiền không xét tới xuất xứ nguồn vốn đầu tư

- CFAT: dùng để phân tích tài chính của dự án, CFAT là dòng tiền có xét tới nguồn vốn đầu tư

Trang 30

1.6 Phân tích độ nhạy của dự án

Khi lập và phân tích dự án, các thông tin đưa vào trong tính toán dự án không hoàn toàn xác định, có nghĩa rằng bất định, nhất là trong một tương lai xa khi tính khách quan như thị trường, các chính sách….có những thay đổi so với những điều mà ta đã dự liệu Bởi vì, khi phân tích dự án ta phải tính đến tính chất bất định của các thông tin đầu vào nhằm tránh được rủi ro có thể xảy ra trong thời gian thực hiện dự án, tức là ta phải phân tích độ nhạy của dự án

Phân tích độ nhạy của dự án là đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính khi các yếu tố có liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi Từ đó tìm ra yếu tố nào ảnh hưởng lớn làm thay đổi các kết quả của dự án đầu tư để tìm cách quản lý, khắc phục

Trong trường hợp này, phương pháp phân tích gồm các bước sau đây:

- Xác định được biến chủ yếu của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như vốn đầu

tư, chi phí khai thác, chi phí tài chính, doanh thu, tuổi thọ dự án…

- Dự đoán được biến động của mỗi yếu tố về tỷ lệ phần trăm nào đó

- Tính toán sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ứng với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào để xem hiệu quả của dự án Nếu yếu tố nào gây nên

sự thay đổi lớn của các chỉ tiêu tài chính thì dự án sẽ nhạy cảm với các yếu tố

đó Nói chung, ta không thể kiểm tra tất cả các chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà

chủ yếu là các chỉ tiêu quan trọng như NPV, IRR…

Trang 31

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN LÝ SƠN

- Căn cứ Quyết định số 2011/QĐ-ĐL ngày 26/08/2008 của Tổng Giám đốc TKV về việc phê duyệt đề cương - dự toán chi phí lập Dự án đầu tư XDCT

Dự án NMNĐ Lý Sơn 5MW trong đó chỉ định Viện khoa học năng lượng là đơn vị lập Dự án đầu tư XDCT

- Căn cứ Quyết định số 2416/QĐ-ĐL ngày 24/09/2008 của Tổng Giám đốc TKV về việc Phê duyệt Hồ sơ yêu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập Dự án đầu tư XDCT Dự án NMNĐ Lý Sơn

- Căn cứ Quyết định số 2764/QĐ-ĐL ngày 10/11/2008 của Tổng Giám đốc TKV về việc Phê duyệt kết quả chỉ định thầu thực hiện dịch vụ lập Dự án XDCT Dự án NMNĐ Lý Sơn

- Căn cứ văn bản số 2588/TKV-ĐL của TKV về việc đề xuất phương án giá điện sơ bộ của nhà máy nhiệt điện Lý Sơn

- Căn cứ công văn số 2625/UBND-CNXD ngày 07/09/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngải về việc đề nghị đầu tư nhà máy nhiệt điện tại huyện đảo Lý Sơn

- Căn cứ thông báo số 19/TB-UBND ngày 13/02/2009 của Nguyễn Xuân Quế

- Chủ tịch UBND tỉnh Quãng Ngải tại cuộc họp cho ý kiến về dự án Nhà máy Nhiệt điện Lý Sơn

Trang 32

2.2 Giới thiệu về huyện đảo Lý Sơn

2.1.1 Vị trí địa lý huyện đảo Lý Sơn

Huyện đảo Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý về phía Đông Bắc Huyện nằm án ngữ con đường ra biển Đông của Khu kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa ngõ Dung Quất, cách cảng biển nước sâu và khu công nghiệp Dung Quất 25 hải lý về phía Tây

và cách cảng Sa Kỳ huyện Sơn Tịnh 18 hải lý vể phía Tây Nam Huyện có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa có tiềm năng phát triển kinh tế biển, vừa là tiền tiêu quan trọng về quốc phòng - an ninh, bảo vệ một vùng lãnh hải rộng lớn của Tổ quốc Diện tích tự nhiên toàn huyện là 997 ha (9,97 km2)

Lý Sơn có toạ độ địa lý:

Từ 15032’04’’ đến 15058’14’’ vĩ độ Bắc

Từ 10905’04’’ đến 109014’12’’ kinh độ Đông

Hình 2.1 Ảnh chụp từ vệ tinh vị trí địa lý huyện đảo Lý Sơn

Trang 33

Bảng 2.1: Cơ cấu diện tích đất của Huyện Lý Sơn

Trang 34

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2011)

2.1.2 Dân số và cơ cấu hành chính

Tính đến hết tháng 8 năm 2012, dân số toàn huyện khoảng trên 22.000 người

với 4.563 hộ dân Về cơ cấu hành chính, Huyện đảo Lý Sơn gồm 2 đảo là đảo Lớn

và đảo Bé Huyện được chia thành 03 xã là An Vĩnh, An Hải (2 xã tại đảo Lớn) và

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2011)

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn tăng bình quân hằng năm giai đoạn (2003-2008) là 16% Năm 2008, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (giá cố định năm 1994) đạt 334.753 triệu đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm

2007 và bằng 104% kế hoạch năm Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 13,3 triệu đồng/người/năm

2.3 Mục tiêu xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn

Với điều kiện địa lý xa đất liền, nguồn điện từ lưới điện quốc gia chưa vươn tới, việc cấp điện phục vụ sinh hoạt cho người dân trên đảo và phục vụ án ninh quốc

Trang 35

phòng rất hạn chế và hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn phát điện bằng máy phát điện diezen công suất < 1000kW Chính vì nguồn điện hạn chế nên người dân trên đảo chỉ được cấp điện khoảng 5h/24h mỗi ngày (máy phát điện bằng dầu diezel) Nguyện vọng cấp thiết nhất của người dân, chính quyền địa phương là được cung cung cấp điện liên tục để có thể có cải thiện điều kiện sống và góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đảo Lý Sơn

Để giải quyết tình hình thiếu nguồn điện trên đảo, theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ngãi, căn cứ văn bản số 138/TB-VPCP ngày 18/6/2008 của Văn phòng Chính Phủ về kết luận của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với Tỉnh Quảng Ngãi, trong đó đồng ý về nguyên tắc cho Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Tổng công ty Điện lực – TKV) đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện tại đảo Lý Sơn

Việc xây dựng nhà máy nhiệt điện có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên đảo Dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn đưa vào vận hành sẽ đáp ứng nhu cầu điện 24/24 của huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, thu hút được các nhà đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, phát triển du lịch Dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn sẽ tạo việc làm trực tiếp cho tới hàng trăm lao động trong giai đoạn xây dựng và vận hành và là động lực để kéo theo các ngành khác trong khu vực phát triển

Dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn với qui mô đầu tư lớn, công nghệ tiến tiến

sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho việc phát triển lưới điện của khu vực huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, mặt khác là cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp địa phương khác và dân sinh kinh tế vùng, ngành dịch vụ sẽ phát triển khi có dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển văn hóa xã hội, tăng thu nhập cho người lao động và tăng sản lượng hàng hóa sản xuất tại địa phương Dự án nhà máy điện đưa vào hoạt động sẽ là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp địa phương khác phát triển Trong đó phải kể đến đặc biệt đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải thuỷ Ngoài ra các ngành dịch vụ,

y tế, giáo dục cũng phát triển theo

Trang 36

2.4 Các luận cứ xây dựng nhà máy nhiệt điện Lý Sơn

Theo Quyết định số 5211/QĐ-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ Công thương về việc thành lập Tổng công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực –TKV Tổng công ty Điện lực – TKV trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Tổng công ty Điện lực - TKV là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn TKV sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động, có chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các ngân hàng; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước tại công ty và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết

Tổng công ty Điện lực - TKV lập dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Lý Sơn 2×3MW trên cơ sở các luận cứ sau:

- Là một trong những phương án cấp điện nhanh và liên tục cho huyện đảo Lý Sơn Do Lý Sơn chỉ phát điện 5-7/24h mỗi ngày, và 2 xã An Hải và An Vĩnh

có điện luân phiên nhau

- Vị trí thuận lợi để xây dựng nhà máy, vị trí có đủ khoảng trống để xây dựng nhà máy với công suất 6MW Chi phí đền bù và chi phí giải phóng mặt bằng thấp so với khu vực khác ở huyện vì chỉ có một số ít nhà cấp 4 của dân ở trên khu vực xây dựng Nguồn cung cấp than, cung cấp đủ than cho nhu cầu nhà máy nhiệt điện Lý Sơn trong suốt quá trình hoạt động Thuận tiện chuyên chở than đến nhà máy bằng xà lan than chở từ Bắc vào Nam Nguồn cung cấp nước cho nhà máy có 2 loại nước là nước ngọt dùng cung cấp nước bổ sung cho nồi hơi, làm mát các ổ trục, cứu hỏa, .; nước mặn làm mát cho bình ngưng Việc xử lý xỉ than cũng rất thuận tiện bằng cách làm gạch tro xỉ phục vụ nhân dân trên đảo, làm nền đường, làm nền nhà Vị trí xây dựng nhà máy cách xa khu dân cư đông đúc và trung tâm huyện vì vậy không làm ảnh

Trang 37

hưởng nhiều đến người dân như tiếng ồn, bụi, xỉ than, Lựa chọn công nghệ hiện đại cho nhà máy nhiệt điện Lý Sơn cần đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam

- Phù hợp với phát triển kinh tế địa phương, sự thuận lợi và cơ hội cho phát triển kinh tế của địa phương Vì vậy, dự án nhà máy nhiệt điện Lý Sơn nhận được nhiều sự ủng hộ và khuyến khích từ Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ngãi, UBND huyện Lý Sơn và người dân trong quá trình thực hiện

- So sánh các phương án cấp điện cho đảo Lý Sơn giữa nhiệt điện chạy than và các nguồn điện sử dụng năng lượng thiên nhiên tại chỗ thì phương án nhiệt điện chạy than có nhiều ưu điểm hơn cả về: tính kinh tế, độ tin cậy cung cấp điện, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu phát triển của phụ tải Với trình độ công nghệ tiên tiến hiện nay sử dụng lò đốt than tầng sôi hiệu suất cao sẽ giảm tối thiểu

ô nhiễm môi trường Chi tiết các thông số so sánh trong phụ lục 02

- Việc xác định địa điểm xây dựng nhà máy tại đầu phía đông đảo, với hương gió thịnh hành Đông Bắc và Tây Nam, phần lớn các khu vực dân cư trên đảo không bị ảnh hưởng bởi bụi và khói Chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiêp Than - Khoáng sản Việt Nam nên chủ động nguồn nhiên liệu, nhà máy cạnh cảng, cầu tầu đã có sẵn thuận tiện cho việc bốc dỡ nhiên liệu

- Dân cư trên đảo giàu có, khi có điện phụ tải sẽ phát triển nhanh cho phép khai thác trong phạm vi cung cấp điện kinh tế của thiết bị, các phương án cung cấp điện khác không thỏa mãn được

- Mặt bằng thi công thuận lợi, đấu nối với lưới điện thuận lợi do vị trí nhà máy gần trục 22 kV

- Nguồn nước ngầm đủ đảm bảo cung cấp nước bổ sung cho nhà máy Nhà máy đặt trên bờ biển nên sử dụng nước tuần hoàn là nước biển thuận tiện

- Dự báo phụ tải Huyện đảo Lý sơn:

Trang 38

Bảng 2.3: Dự báo phụ tải huyện đảo Lý Sơn Năm 2015 2020 2025 Pmax (kW) 3403 4877 6299

(Nguồn: Báo cáo khảo sát NMNĐ Lý Sơn 2012 -Viện Khoa học Năng lượng)

2.5 Giới thiệu về dự án nhà máy nhiệt điện Lý Sơn

2.5.1 Giới thiệu chung về dự án

1 Tên Dự án: Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn

2 Chủ đầu tư: Tổng công ty Điện lực - TKV

3 Địa điểm xây dựng: Xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

4 Công suất đặt: 2x3MW

5 Nhiên liệu sử dụng: Nhiên liệu chính: than cám 4a hoặc 4b, nhiệt trị

thấp của than : Qtlv = 5518 kcal/kg Nhiên liệu khởi động và đốt kèm khi phụ tải lò hơi ở mức thấp (< 50% phụ tải định mức): dầu

DO

6 Nguồn nước ng t: Nguồn cung cấp nước ngọt cho nhà máy lấy từ

giếng khoan tại vị trí cách nhà máy 0.8km

7 Nước làm mát: Nước biển

8 Hệ thống thải xỉ: Thải xỉ khô, tro xỉ được vận chuyển ra bãi thải

xỉ bằng xe tải

9 Đấu nối Nhà máy với Hệ thống điện quốc gia:

Đấu nối với lưới điện 22kV hiện có trên đảo

9 Tiến độ đưa nhà máy vào vận hành: 2016

2.5.2 Khả thi về mặt kỹ thuật dự án

Dự án đầu tư NMNĐ Lý Sơn được nghiên cứu xây dựng với mục đích cung cấp điện ổn định cho đảo Lớn thuộc huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi nhằm phát triển kinh tế xã hội của huyện đảo quan trọng này Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy

sẽ là lượng than cám 4b được khai thác từ các mỏ than khu vực Hòn Gai – Cẩm

Trang 39

Phả Theo tính toán nhu cầu phụ tải giai đoạn 2015-2020, nhà máy có quy mô công suất đầu tư giai đoạn 1 là 2x3MW Với quy mô này, nhà máy sẽ đáp ứng hoàn toàn nhu cầu phụ tải của hệ thống điện trên đảo Lý sơn

Nhà máy được thiết kế dựa trên các nguyên tắc sau đây:

- Nhà máy phải được thiết kế đảm bảo an toàn, kinh tế cho công tác vận hành

và bảo dưỡng Công nghệ hiện đại là chỉ tiêu hàng đầu trong việc lựa chọn các thiết bị của nhà máy

- Nhà máy sẽ được thiết kế nhằm hạn chế đến mức tối thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường

- Than cám 4b HG sẽ được sử dụng làm nhiên liệu chính Dầu FO là nhiên liệu phụ được sử dụng khi khởi động hoặc đốt hỗ trợ khi phụ tải thấp

Khi lựa chọn công nghệ cho nhà máy đã tính đến các yếu tố như: công nghệ hiện đại so với trình độ phát triển của thế giới, vận hành an toàn, liên tục, kinh tế, đảm bảo các điều kiện về môi trường trong suốt thời gian hoạt động, khả năng hỗ trợ về mặt kỹ thuật giữa các dự án nhiệt điện đốt than trong nước và mở rộng nhà máy trong tương lai gần

a Công suất nhà máy:

Công suất lắp đặt: 3MW

Số tổ máy: 02 Cấu trúc: 01 lò hơi + 01 tuabin + 01 máy phát

b Hiệu suất nhiệt của nhà máy:

Hiệu suất của lò hơi (Giá trị nhiệt cao nhất-HHV): 86%

Hiệu suất chu trình nhiệt của tuabin: 27,6%

Hiệu suất truyền tải: 99,5%

Hiệu suất của nhà máy: 23,26 %

c Thời gian vận hành tương đương với công suất lắp máy (Tmax): 6000h Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn sau khi hoàn thành sẽ cung cấp điện cho các hộ dân trên đảo Thời gian hoạt động được tính là 6000h mỗi năm

d Phát điện hàng năm và bán điện:

Trang 40

Phát điện hàng năm: 36×106 Kwh/năm Điện tự dùng: 4,68×106 Kwh/năm

Tỉ lệ điện tự dùng: 13%

Bán điện hàng năm: 31,32×106 Kwh/năm

e Nhiên liệu cung cấp cho nhà máy:

Nhiên liệu chính là than cám 4B ở khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả với giá trị nhiệt lượng thô của than Qtlv = 6050 kcal/kg Than được chuyển từ các mỏ than của Hòn Gai - Cẩm Phả tới nhà máy bằng tàu, cập cảng Lý Sơn bằng xà lan và vận chuyển đến nhà máy bằng cẩu di động lên ôtô chở về nhà máy với lượng than tiêu thụ hàng năm là 25.000 tấn/năm

Sử dụng nhiên liệu phụ để khởi động và phụ thêm vào quá trình đốt khi phụ tải của lò hơi nhỏ hơn 50% tỉ lệ phụ tải Khi tải của lò hơi nhỏ hơn 25% tỉ lệ phụ tải, lò hơi sẽ đốt hoàn toàn bằng dầu FO Vận chuyển dầu FO tới nhà máy bằng tầu vận tải chở téc dầu FO, với lượng tiêu thụ dầu FO hàng năm là 54 tấn/năm

Khử chất SO2 trong lò hơi là đá vôi Đá vôi cung cấp tới nhà máy điện được khai thác từ các mỏ đá vôi ở khu vực Hòn Gai-Cẩm Phả và được vận chuyển tới nhà máy bằng xà lan Với lượng tiêu thụ đá vôi hàng năm là 792 tấn/năm

f Kết nối với lưới điện của huyện: Phương án đấu nối phần điện cao thế nhà máy với hệ thống lưới điện phân phối trên đảo như sau: từ thanh cái xuất tuyến 22kV của nhà máy, xây dựng mới một đường cáp xuất tuyến 3Cu/XLPE/DSTA/PVC-150 dài khoảng 500m chạy ngầm qua đường băng, sau đó nối tiếp với đường dây trên không 3xM80 Đường dây mới này đấu nối với lộ 472 của lưới điện hiện có tại vị trí cột 18 (đường trục nối từ thanh cái C41 của trạm phát điện Lý Sơn) Trạm biến áp của trạm phát điện diezel Lý Sơn sẽ đóng vai trò trạm trung gian cấp điện cho các khu vực khác trên đảo Khi đó, lộ 472 kể từ cột số 18 cấp điện cho trạm biến áp An Hải 3 vẫn sử dụng đường dây trên không tiết diện

3xM50 và 356m cáp 3Cu/XLPE/DSTA/PVC-120 đi dưới đường băng

g Các thiết bị và công nghệ chính:

(1) Lò hơi:

Ngày đăng: 09/10/2016, 23:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Khác
2. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình Khác
3. Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
4. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
5. Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng Khác
6. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Khác
7. Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình Khác
8. Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16 tháng 08 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng Khác
9. Văn bản số 1782/BXD-VP ngày 16 tháng 08 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt máy và thiết bị Khác
10. Văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16 tháng 08 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị; khai thác nước ngầm Khác
11. Đơn giá phần xây dựng được chiết tính theo định mức dự toán xây dựng công trình ( phần xây dựng) ban hành kèm theo công bố số : 1776/BXD-VP ngày 16-08-2007 của Bộ xây dựng Khác
12. Đơn giá xây dựng công trình phần lắp đặt được ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 19/07/2007 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Khác
13. Định mức dự toán xây dựng cơ bản chuyên ngành lắp đặt thiết bị nhà máy nhiệt điện số 3814/QĐ-BCN ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp Khác
14. Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành lắp đặt thiết bị nhà máy nhiệt điện số 1685/QĐ-BCN ngày 15 tháng 05 năm 2006 của Bộ Công nghiệp Khác
15. Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành lắp đặt công trình đường dây và trạm biến áp được công bố kèm theo văn bản số 7606/BCT-NL ngày 05/08/2009 của Bộ Công thương Khác
16. Văn bản số 920/BXD-KTXD ngày 25 tháng 05 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ 01/01/2010 Khác
17. Văn bản số 2486/EVN-ĐT ngày 24 tháng 06 năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hướng dẫn điều chỉnh theo mức lương tối thiểu mới đối với dự toán xây dựng công trình tính theo đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành xây lắp đường dây và lắp đặt trạm biến áp theo công văn số 7606/BCT-NL ngày 05/08/2009 của Bộ Công thương Khác
18. Văn bản số 2335/EVN-ĐT ngày 14 tháng 06 năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 97/2009/NĐ-CP Khác
19. Đơn giá xây dựng cơ bản công tác thí nghiệm hiệu chỉnh đường dây và trạm biến áp số 1426/2006/QĐ-BCN ngày 31 tháng 05 năm 2006 của Bộ Công nghiệp Khác
20. Định mức và đơn giá sản xuất kết cấu thép mạ kẽm nóng các công trình điện được ban hành kèm theo Quyết định số 3783 /QĐ-BCN ngày 15 tháng 11 năm 2005 của Bộ Công nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w