Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về kế hoạch và đầu tư và vụ kết cấu hạ tầng và đô thị (Trang 29 - 34)

a. Ngành giao thông - bưu điện:

Theo chỉ tiêu Đại hội IX, vốn đầu tư cho Giao thông – Bưu điện khoảng 15% vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương 126.000 tỷ đồng (giá năm 2000), trong đó ngân

sách khoảng 55.000 tỷ đồng, bằng 29,5% đầu tư từ Ngân sách nhà nước giai đoạn 2001-2005.

Thực hiện 5 năm là: 139.400 tỷ đồng (giá năm 2000) - Giao thông: 106.100 tỷ đồng

- Bưu điện: 33.300 tỷ đồng

Các nguồn vốn huy động ngành giao thông: + Ngân sách tập trung: 61.900 tỷ đồng + Tín dụng: 6.000 tỷ đồng + Trái phiếu Chính phủ: 12.300 tỷ đồng + Doanh nghiệp: 4.200 tỷ đồng + Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 5.200 tỷ đồng + Vốn huy động của dân cư: 16.500 tỷ đồng Một số năng lực chủ yếu tăng thêm:

- Quốc lộ (làm mới và nâng cấp): 7.000 km

- Đường địa phương (làm mới và nâng cấp): 82.370 km - Đường thủy nội địa: 164 km

- Tàu biển: 374 chiếc/ 1,4 triệu DWT - Máy bay: 12 chiếc/ 2280 ghế

Hoàn thành một số dự án lớn: Đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1); Đường xuyên Á; hai tuyến đường thủy phí nam và cảng Cần Thơ; đường hạ cất cánh 1B sân bay Nội Bài; khôi phục và nâng cấp sân bay Phú Quốc, Cồn Cỏ, Cà Mau. Điện Biên, Liên Khương; quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình – Sơn La; các dự án BOT: Hầm Đèo Ngang, cầu Yên Lệnh, quốc lộ 13 đoạn thành phố Hồ Chí Minh – Thị xã Thủ dầu Một, An sương – An lạc…

Giao thông đô thị: Hoàn thành các nút giao thông Nam Thăng Long, Chương Dương, triển khai dự án hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, cầu hầm Thủ Thiêm và

đường Đông-Tây thành phố Hồ Chí Minh, triển khai một số cầu qua sông Sài Gòn, sông Hồng…

Các dự án lớn trong thời gian qua được triển khai đã góp phần hoàn thiện dần hệ thống giao thông Việt Nam theo đúng Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về đường bộ: Các trục giao thông chính trục Bắc Nam, trục giao thông các vùng kinh tế đều được quan tâm đầu tư: quốc lộ 1 A, đường Hồ Chí Minh, … Những cầu lớn trên các trục giao thông chính đều đã được đầu tư.

Về đường biển: Đã tập trung thực hiện cơ bản các quy hoạch, đẩy mạnh đầu tư các cảng hiện có nhằm nâng cao hiệu quả. Đã ký hiệp định và triển khai xây dựng cảng lớn Cái Mép – Thị Vải phục vụ cho chương trình di dời Cảng Sài Gòn và đáp ứng nhu cầu phát triển cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tập trung hoàn thành Cảng Cần Thơ để phát triển vận tải phục vụ phát triển kinh tế- xã hội Đồng bằng sông Cửu Long.

Về hàng không: Mở rộng các sân bay quốc tế, nâng cấp các nhà ga để đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập trong thời gian tới gồm đường cất hạ cánh Sân bay Nội Bài, Nhà ga quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất, Nhà ga quốc tế Sân bay Đà Nẵng. Đầu tư xây dựng các sân bay nội địa phục vụ phát triển kinh tế xã hội các vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa và hải đảo…

Ngành Bưu chính – Viễn thông chủ yếu thực hiện các dự án phát triển mạng viễn thông nông thôn các tỉnh phía Bắc và miền Trung, tuyến cáp quang biển trục Bắc Nam và làm công tác chuẩn bị cho chương trình Vinasat.

Nhiều nguồn lực được huy động cho phát triển giao thông vận tải: Ngoài nguồn vốn ngân sách, ngành giao thông vận tải đã được huy động thêm từ nguồn tín dụng (5,6% tổng số vốn đầu tư), Ngân sách hỗ trợ BOT, nhiều dự án ODA quy mô lớn được ký kết và triển khai.

Tồn tại:

- Các dự án đang thi công dở dang, còn dự án Đường vành đai 3 Hà Nội đến nay vẫn chưa được giải quyết vốn đầu tư giải phóng mặt bằng trong khi nhu cầu là cần thiết.

- Triển khai các dự án trái phiếu Chính phủ chậm, việc xác định tổng mức đầu tư các dự án thiếu cơ sở làm ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô về tài chính.

- Hầu hết các dự án BOT triển khai không đúng quy định, việc lựa chọn nhà đầu tư không nghiêm túc nên nhiều dự án không triển khai được, nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án cấp bách, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc và một số cầu lớn.

- Tình hình tài chính các doanh nghiệp xây lắp không lành mạnh, ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án.

- Chưa có giải pháp, cơ chế hữu hiệu nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài kể cả BOT.

- Vốn duy tu, bảo dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững, các dự án giao thông, nhất là hệ thống đường địa phương.

b. Xây dựng đô thị:

Hiện nay, cả nước có 656 đô thị: 2 đô thị đặc biệt, 3 đô thị loại 1, 9 đô thị loại 2, 14 đô thị loại 3, 58 đô thị loại 4, 570 đô thị loại 5. Nhiều thị xã trong 5 năm qua đã được công nhận là thành phố thuộc tỉnh. Tốc độ đô thị hóa nhanh cũng đưa nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng cao…

Tóm lại, trong 5 năm 2001-2005 các ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị đã có những bươc tiến vượt bậc, hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu Đại hội IX của Đảng đề ra. Giao thông vận tải đã đáp ứng nhu cầu cơ bản của nền kinh tế và nhu cầu đi lại của nhân dân. Bưu chính viễn thông đã có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, đạt trình độ công nghệ hiện đại. Kết cấu hạ tầng đô thị đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất trong quá trình đô thị hóa phát triển nhanh thời gian qua. Nhiều nguồn lực đã được huy động cho phát triển các ngành và quá trình phát triển ngành đã bảo đảm cân đối từng bước theo vùng, ngành, đô thị và nông thôn, tăng trưởng gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, về cơ cấu đầu tư chưa có sự chuyển đổi đáng kể, do đó chưa phát huy được một số ngành có lợi thế trong vận tải biển, vận tải đường sắt, vận tải thủy nội địa. Giao thông đô thị có tiến bộ nhưng chưa có đầu tư kịp thời cho vận tải khối lượng lớn, đường sắt nội đô, nên vận tải hành khách công cộng mới đáp ứng được 30% nhu cầu, chưa xử lý triệt để được tình trạng ách tắc giao thông đô thị. Kết cấu hạ tầng ở các đô thị phát triển chưa đồng bộ, mới tập trung nhiều cho cấp nước và một phần giao thông đô thị. Thoát nước và vệ sinh môi trường còn là những vấn đề bức xúc của xã hội chưa được giải quyết.

Nguyên nhân chủ yếu là :

Quy hoạch còn thiếu điều tra cơ bản, thời gian lập và trình duyệt quy hoạch dài, quy hoạch chi tiết triển khai chậm nên chưa thật sự gắn với thực tế, hiệu quả quy hoạch thấp.

Chất lượng dịch vụ chưa cao, giá cước kết nối, thuê kênh và một số loại hình dịch vụ viễn thông nhất là cuộc gọi quốc tế và điện thoại di động còn cao, chưa nâng cao năng lực cạnh tranh. Tình trạng độc quyền, cạnh tranh chưa bình đẳng còn tồn tại trong ngành Bưu chính – Viễn thông.

Trình độ của một số bộ phận lớn trong khâu quản lý dự án chưa đáp ứng nhu cầu. Hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số các doanh nghiệp xây lắp còn kém hiệu quả, dẫn đến tình hình tài chính xấu, ảnh hưởng nặng nề đến việc triển khai các dự án đầu tư.

Thiếu cơ chế để có thể huy động các nguồn lực tiềm năng, kể cả FDI, hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông và xây dựng đô thị.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA VỤ KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ ĐÔ THỊ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về kế hoạch và đầu tư và vụ kết cấu hạ tầng và đô thị (Trang 29 - 34)