Bên cạnh đó, phát triển các dịch vụ và công nghiệp CNTT là một trong những trọng tâm của Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
- -
Lê Đăng Quang
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO
TỈNH TUYÊN QUANG ĐÉN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội – Năm 2012
Trang 2Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích và đề xuất các giải pháp đảm bảo phát triển nhân lực công nghệ thông tin cho tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020” là
do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Cảnh Huy
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này
Trang 3Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 2
1.2.2 Thị trường sức lao động và thị trường công nghệ thông tin 141.3 Vai trò của phát triển nhân lực Công nghệ thông tin đối với sự
1.4 Một số tiếu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 23
1.4.3 Phẩm chất tâm lý - xã hội của nguồn nhân lực 241.4.4 Chỉ tiêu tổng hợp 241.5 Kinh nghiệm phát triển nhân lực CNTT của thế giới và các tỉnh ở
Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 30
4 Khu công nghệ thông tin tập trung TP Đà Nẵng 32
Chương 2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
2.1 Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Tuyên Quang ảnh hưởng đến sự phát
2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên 34
2.1.3 Về văn hóa - xã hội 432.2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực CNTT của
2.2.3 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực CNTT của tỉnh 57
2.2.3.2 Cơ chế đãi ngộ 57
Trang 4Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 3
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực 582.3.1 Những thành tựu và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực 582.3.2 Một số hạn chế, yếu kém của nhân lực CNTT của tỉnh 612.3.3 Nguyên nhân của thực trạng hạn chế, yếu kém 64
nước của các Sở; tham gia của các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế -
xã hội trong việc phát triển nhân lực CNTT
72
3.5.2 Đẩy mạnh và làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận
thức, thay đổi tâm lý xã hội, tạo động lực phát triển CNTT và nhân lực CNTT 723.5.3 Xây dựng, hoàn chỉnh và thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch
3.5.4 Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về thu hút, sử dụng, đãi
ngộ phát huy tối đa khả năng lao động sáng tạo, tay nghề, năng suất,
hiệu quả của người lao động
73
3.5.5 Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, đa dạng hóa
loại hình cấp độ đào tạo, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo nhu cầu xã
hội; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghiên cứu ứng dụng CNTT
3.6.3 Đầu tư trong nước 783.6.4 Quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực CNTT 78
Trang 5Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 4
Tài liệu tham khảo 82
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 FDI: Foreign direct investment
2 UN: United Nations
3 BGD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 BTT&TT: Bộ Thông tin và Truyền thông
5 CNTT: Công nghệ thông tin
6 CNTT-TT: Công nghệ thông tin – truyền thông
7 STTTT TQ: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng GDP chỉ số phát triển phân theo các ngành kinh tế 47
Bảng 2.2 Nhịp tăng giai đoạn 2005-2010(%) 48
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) 49
Bảng 2.4 Lao động làm việc phân theo ngành kinh tế 51
Bảng 2.5 Dân số và LĐ trong ngành kinh tế quốc dân của tỉnh qua các năm 53
Bảng 2 6 Số liệu tăng trưởng cán bộ chuyên trách CNTT từ 2006-2011………… 54
Bảng 2.7 Cơ cấu nguồn nhân lực chuyên trách CNTT của tỉnh năm 2011………… 54
Bảng 2.8 Trình độ công nghệ thông tin của cán bộ công chức năm 2011……… ….55
Bảng 2.9 Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ của cán bộ công chức ………56
Bảng 2.10 Cán bộ được đào tạo chuyên môn về công nghệ thông tin 2011…………57
Bảng 2.11 Số lượng sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, cao đẳng…….…… 66
Bảng 2.12 Cung và cầu LĐ CNTT ngành CNTT –TT giai đoạn 2005-2011……… 69
Bảng 3.1 Kết quả dự báo GDP của tỉnh phân theo thời gian và 3 nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2011-2020 80
Bảng 3.2 Kết quả dự báo dân số tỉnh giai đoạn 2011 đến năm 2020………….… …81
Bảng 3.3 Ước tính chi phí đào tạo CNTT trong quản lý nhà nước giai đoạn 2012-2020……… ……… 91
Bảng 3.4 Ước tính kinh phí phát triển nhân lực CNTT giai đoạn 2012-2020….… 92
Bảng 3.5 Tổng vốn đầu tư đào tạo nhân lực CNTT giai đoạn 2011-2020……… 94
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế 48
Biểu đồ 2.2 Nhân lực công nghệ thông tin phân theo lĩnh vực chuyên môn….… …55
Biểu đồ 2.3 Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phần mềm……….……….….59
Biểu đồ 2.4 Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phần cứng……….… 59
Biểu đồ 3.1: Nhu cầu nhân lực CNTT đến năm 2015……… ……83
Trang 6Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 5
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Nhằm phát triển ngành CNTT của đất nước, ngày 6/10/2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg) trong đó “phát triển nguồn nhân lực CNTT và truyền thông là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT - TT Phát triển nguồn nhân lực CNTT - TT phải đảm bảo chất lượng đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực CNTT - TT quốc gia” Bên cạnh
đó, phát triển các dịch vụ và công nghiệp CNTT là một trong những trọng tâm của
Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2015 tỉnh Tuyên Quang trong đó “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là ưu tiên số một” (Quyết định số 115/2010/QĐ-UBND, ngày 21/7/2010) Như vậy, định hướng của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung, việc phát triển nguồn nhân lực CNTT được xem là một trong những trọng tâm hàng đầu, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phân tích và đề xuất các giải pháp đảm bảo phát triển nhân lực công nghệ thông tin cho Tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020” làm đề tài tốt nghiệp cao học ngành Kinh tế phát triển
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của tỉnhTuyên
Quang trong thời điểm hiện tại, dự kiến đến năm 2020
Thứ hai, đánh giá khả năng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của
tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
Thứ ba, phân tích những vấn đề còn tồn đọng trong việc phát triển và đào tạo
nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Thứ tư, định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
đến năm 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, các đơn vị có sử dụng nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh
Thứ hai, các đơn vị đào tạo CNTT trên địa bàn Tuyên Quang
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như phân tích số liệu thống kê miêu tả
Trang 7Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 6
Số liệu thứ cấp được lấy từ các sở, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh như Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê và các cơ sở đào tạo CNTT
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các bài phát biểu của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực CNTT
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về việc phát triển và đào tạo CNTT tại tỉnh Tuyên Quang
Ngoài ra, đề tài cũng tìm hiểu và xác định một số chính sách để tỉnh có kế hoạch hỗ trợ nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực CNTT có chất lượng phục vụ phát triển ngành CNTT
6 Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT
Trong chương này, đề cập đến tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực CNTT Ngoài ra, chương này còn cung cấp thông tin về kinh nghiệm đào tạo và phát triền nhân lực CNTT tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ấn độ, Hàn Quốc và Mỹ
Chương 2: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT tại tỉnh Tuyên Quang
Trong chương này trình bày sự phát triển và đào tạo nhân lực CNTT tại tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua, hiện tại, dự kiến đến năm 2020 Bên cạnh đó, chương này còn phân tích những vấn đề tồn đọng trong việc phát triển và đào tạo nhân lực CNTT tại Tuyên Quang
Chương 3: Phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
Chương này có hai chủ đề chính là định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020 của tỉnh đồng thời đề xuất một số chính sách và kiến nghị đối với các bên liên quan trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020
Trang 8Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
1.1.1 Các quan niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo giá trị gia tăng
và năng lực cạnh tranh cho tổ chức của những người lao động
Khái niệm nguồn nhân lực đang được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc thì nguồn nhân lực bao gồm những người đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Theo Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia chương trình KX – 07 thì:
“Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó…” Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại”
Ngoài ra, một số tác giả khác khi nghiên cứu các đề tài về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam cũng đã đưa ra những quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực Như vậy, có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực một cách ngắn gọn là nguồn lực con người Điều đó, cũng có nghĩa là khái niệm nguồn nhân lực tập trung phản ánh ba vấn đề sau đây:
Thứ nhất, xem xét nguồn nhân lực dưới góc độ nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội; Thứ hai, nguồn nhân lực bao gồm số lượng và chất lượng, trong đó mặt chất lượng thể hiện ở trí lực, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; Thứ ba, nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nhất thiết phải gắn liền với thời gian và không gian mà nó tồn tại
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản ánh một cách tổng quát khái niệm nguồn nhân lực trên cả ba phương diện: trí lực, thể lực, nhân cách, cùng với cơ
Trang 9Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 8
sở khoa học cho sự phát triển các yếu tố đó là nền giáo dục tiên tiến gắn liền nền khoa học hiện đại
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thực tế đang làm việc (gồm những người trong độ tuổi lao động và những người trên độ tuổi lao động), những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm (do thất nghiệp hoặc đang làm nội trợ trong gia đình), cộng với nguồn lao động dự trữ (những người đang được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề…)
Điều đó có nghĩa là, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh quy mô, tốc độ tăng nguồn nhân lực, sự phân bố theo vùng, khu vực
và lãnh thổ; trong đó, trí lực thể hiện ở trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, là yếu tố trí tuệ, tinh thần, là cái nói lên tiềm lực sáng tạo ra các giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần của con người, vì thế nó đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực
Sau trí lực là thể lực hay thể chất, bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp mà còn
là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, bắp thịt, là sức mạnh của niềm tin và ý trí, là khả năng vận động của trí lực Thể lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức vào sức mạnh vật chất Do đó, sức mạnh trí tuệ chỉ có thể phát huy được lợi thế khi thể lực con người được phát triển
Ngoài ra, nói đến nguồn nhân lực cần xét đến các yếu tố nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống Đó là, sự thể hiện nét văn hóa của người lao động, được kết tinh từ một loạt các giá trị: Đạo đức, tác phong, tính tự chủ và năng động, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm, khả năng hội nhập với môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc và các tri thức khác về giá trị của cuộc sống
Nguồn nhân lực của xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động (theo
Bộ Luật Lao động) và ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng hoặc sẽ tham gia lao động Số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và độ tuổi lao động; chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào sự nghiệp giáo dục đào tạo và thể chất người lao động, yếu tố di truyền, nhu cầu sử dụng lao động ở địa phương Trong một chừng mực nào đó nguồn nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động, nhưng nói về nguồn nhân lực là nói tới chất lượng của lao động
Có thể thấy các biểu hiện trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực song đều nhất trí với nhau đó là: Nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội, là yếu tố không thể thiếu được của sự phát triển kinh tế xã hội Nguồn nhân
Trang 10Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 9
lực trong một tổ chức nằm trong nguồn nhân lực xã hội là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội Sử dụng tốt nguồn nhân lực xã hội và nguồn nhân lực trong một tổ chức sẽ tạo ra hiệu quả chung cho toàn xã hội
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực
Từ khái niệm về nguồn nhân lực, chúng ta có thể hiểu về phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực, tâm hồn… Để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, thực hiện tốt quá trình sản xuất và tái sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm, góp phần làm giàu cho đất nước làm giàu cho xã hội
Phát triển nguồn nhân lực được xem xét trên hai mặt chất và lượng Về chất phát triển nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trong nhất trong nguồn nhân lực con người Chất lượng nguồn nhân lực được xem trên các mặt: hàm lượng trí tuệ, trình
độ tay nghề, năng lực phẩm chất, sức khỏe, văn hóa, lao động trong các yếu tố đó trí tuệ là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực Về lượng nguồn nhân lực là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực Các chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết với nhau chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số Quy mô dân số càng lớn thì tốc độ tăng dân số càng cao thì quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại Số lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế -xã hội Nếu số lượng không tương xứng với phát triển kinh tế xã hội thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đó
Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tư vào các các yếu tố của quá trình sản xuất Cần lưu ý rằng trong tất cả các yếu tố đầu tư thì đầu
tư vào con người, đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư quan trọng nhất Đầu tư cho con người được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn: giáo dục tại nhà trường, đào tạo nghề nghiệp tại chỗ, chăm sóc y tế…
Phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ của một đất nước là quá trình tạo dựng một lực lượng lao động năng động, thể lực và sức lực tốt, có trình độ lao động cao, có
kỹ năng sử dụng, lao động có hiệu quả Xét ở góc độ cá nhân thì phát triển nguồn nhân lực là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động Tổng thể phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao thể lực, trí lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất Trí lực
có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm Thể lực có được nhờ vào chế
độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế, môi trường làm việc…
Trang 11Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 10
1.1.3 Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực
Giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh
tế Vai trò quyết định đó được thể hiện rõ trước hết là, nguồn nhân lực chất lượng cao
là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ
và tái tạo các nguồn lực khác Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên,
cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Đối với nước ta đó
là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh và mạnh quá trình phát triển kinh tế và thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH thì yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH, góp phần làm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn
Sự phân tích trên cho thấy nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một tất yếu khách quan,
là xu thế phát triển của thời đại là yêu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá là sự cần thiết khách quan đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang
Trang 12Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 11
nói riêng Một nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề, là cơ sở quyết định sự thành bại trong công cuộc xậy dựng và phát triển đất nước Hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao còn là nhân tố khắc phục được những hạn chế của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, vị trí địa lý…, là cách duy nhất để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh bền vững
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực
1.2.1 Dân số, giáo dục - đào tạo
Như chúng ta đều biết bất kỳ một quá trình sản xuất xã hội nào cũng cần có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động; trong đó sức lao động là yếu tố chủ thể của quá trình sản xuất; nó không chỉ làm “sống lại” các yếu tố của quá trình sản xuất mà còn có khả năng sáng tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất Điều
đó chứng tỏ vai trò của nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Trong các nguồn nhân lực sẵn có thì chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Như đã phân tích trên để cải biến đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động phải sử dụng lao động chân tay, song để sáng tạo ra các đối tượng lao động và tư liệu lao động mới tất yếu cần đến đội ngũ lao động trí óc
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải kể đến
là sức khỏe của nguồn nhân lực Đây là một yêu cầu tất yếu, tiên quyết và không thể thiếu Bởi sức khỏe là nhân tố quyết định để duy trì sự tồn tại, là cơ sở cốt yếu để tiếp nhận, duy trì và phát triển trí tuệ Hơn thế, chỉ có sức khỏe mới là cơ sở cho giáo dục đào tạo tốt hơn, mới hình thành được nguồn nhân lực có sức khỏe tốt không chỉ về thể trạng mà cả nội dung bên trong của nó nguồn nhân lực có chất lượng cao
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại với đặc trưng là cách mạng tri thức, cách mạng thông tin phát triển như vũ bão, đang gây ra những thay đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong mọi hoạt động của xã hội loài người, từ cách sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, đến quan hệ xã hội, văn hoá, lối sống , và làm thay đổi cả những khái niệm, phương pháp tư duy Xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển, loài người đang bước vào nền văn minh trí tuệ Con người phải có đủ năng lực để thích nghi và thúc đẩy xu thế phát triển đó Nước nào không có nguồn nhân lực tài năng thì sẽ bị gạt ra ngoài lề Trên phạm vi toàn thế giới đang diễn ra một cuộc cải cách giáo dục sâu rộng để thích ứng với sự phát triển mới đó
Kinh tế tri thức là cơ hội để nước ta phát triển nhanh lực lượng sản xuất, để sớm xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Sự phát triển kinh tế tri thức là xu thế phát triển tất yếu khách quan của lịch sử phát triển lực lượng sản xuất
Trang 13Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 12
xã hội Đại Hội IX của Đảng đã khẳng định nước ta cần thiết và có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá; từng bước phát triển kinh tế tri thức Theo tinh thần đó, công nghiệp hoá nước ta phải là công nghiệp hoá dựa trên tri thức, phải tiến hành đồng thời và lồng ghép hai quá trình: chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức Để có thể thực hiện được
nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cơ bản về tư duy kinh tế, chính sách kinh
tế, cách sản xuất kinh doanh, cách tổ chức quản lý, phương thức làm việc , thích ứng được với sự chuyển biến nhanh chóng của kinh tế thế giới ngày nay từ chỗ dựa chủ yếu vào các nguồn lực vật chất sang dựa chủ yếu vào các nguồn lực trí tuệ
Trí tuệ - lao động trí tuệ là nhân tố quan trọng hàng đầu đội ngũ nguồn nhân lực trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ngày nay Trí tuệ của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua tri thức Tuy nhiên, tri thức chỉ thực sự trở thành nguồn lực khi nó được con người tiếp thu, làm chủ và sử dụng chúng Hơn nữa dù máy móc công nghệ hiện đại đến đâu mà không có phẩm chất và năng lực cao, có tri thức khoa học thì không thể vận hành để làm “sống lại” nó chứ chưa nói đến việc phát huy tác dụng của
nó thông qua hoạt động của con người
Việc phân tích nhân tố trên đây cho thấy vai trò của nguồn nhân lực nói chung đặc biệt là nguồn lao động chất xám lao động trí tuệ là hết sức cần thiết, nhân tố đóng vai trò quyết định đối với nguồn nhân lực của xã hội, đánh dấu bước phát triển của một
xã hội nhất định trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao không có cách nào khác hơn đó là sự tác động sự quyết định của giáo dục đào tạo Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lượng của nguồn nhân lực
Trong các quan hệ cộng đồng thì quan hệ gia đình là tế bào của xã hội Đối với con người Việt Nam hiện đại, cuộc sống gia đình hòa thuận theo quan niệm truyền thống là nhân tố quan trọng chí phối tâm thức của họ Đối với một số quy phạm đạo đức truyền thống như đạo hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch, lòng nhân ái, sẵn sàng tương trợ người khác trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn là những nhân tố cần phát huy và có ý nghĩa nhất định đối với chất lượng nguồn nhân lực
Bên cạnh những tác động của giá trị truyền thống đối với chất lượng nguồn nhân lực cũng có những tác động ngược chiều đáng suy nghĩ Trước hết, đó là thực trạng thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm, chưa thấy được sự kế thừa cần thiết với những di sản văn hóa dân tộc, công trình văn hóa, di tích lịch sử, các loại hình nghệ thuật truyền thống, số người ham thích, yêu mến rất khiêm tốn… Tác động đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong kinh tế thị trường
Trang 14Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 13
Chất lượng nguồn nhân lực, được phân tích làm sáng tỏ trên các mặt cơ cấu nguồn nhân lực hiện có, trình độ học vấn, số năm đi học bình quân Tình trạng thể lực nguồn nhân lực về tình trạng sức khỏe, trọng lượng, chiều cao, tình trạng bệnh tật… Chất lượng nguồn nhân lực gắn với nghề nghiệp chuyên môn nhất định Như vậy, có thể phân loại tất cả lực lượng lao động ra 5 loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hóa “nồng độ” tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động tri thức
Trình độ trí lực và kỹ năng của nguồn nhân lực, trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi lao động, số năm học văn hóa phổ thông, số năm đào tạo nghề Trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, lao động kỹ thuật được đào tạo chính qui, phân bổ giữa các vùng Trình độ lao động được đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học Cơ cấu nguồn lao động được đào tạo và sử dụng… Người công nhân có trình độ cao là người lao động theo phương pháp tiên tiến, giỏi nghề chính và biết thêm nghề khác, thâm nhập nhanh để vận hành được máy móc
Về chất lượng nguồn nhân lực, đặc trưng nguồn nhân lực Việt Nam có trình độ học vấn khá, thông minh, cần cù, chịu khó, sáng tạo có khả năng nắm bắt nhanh những thành tựu mới của khoa học công nghệ trên nhiều ngành nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, thích ứng với kinh tế thị trường Nguồn nhân lực đã qua đào tạo từ nhiều địa chỉ ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, đây là nguồn lực cơ bản cần thiết cho trước mắt và tương lai để tiến hành lao động sản xuất đạt hiệu quả cao
Ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số lực lượng lao động Do đó trong tiến trình phát triển, cơ cấu lao động phải được chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp, lao động dịch vụ, lao động tri thức theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là trí tuệ
mà còn là sức khỏe, một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo cho chất lượng nguồn nhân lực Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện chủ yếu để chuyển tải tri thức, biến tri thức thành sức mạnh vật chất Sở dĩ như vậy, bởi các bộ phận cấu thành sức lao động đó sức bắp thịt, sức thần kinh của một con người… Chỉ có sức khỏe tốt, mới có điều kiện để tiếp thu tri thức của nhân loại, mới có khả năng xử lý các thông tin, ứng dụng tri thức của nhân loại vào thực tiễn
Trang 15Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 14
Truyền thống lịch sử, thói quen, tập quán, văn hóa, đạo đức, lối sống, là những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực Trong những biểu hiện về thái độ của những người hiện đại với những di sản truyền thống thì ý thức tự tôn dân tộc và lòng tự hào về những giá trị truyền thống là yếu tố rất cơ bản, có ý nghĩa xuyên suốt Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để nhận ra mức độ ảnh hưởng của truyền thống lên cuộc sống của con người hiện đại
1.2.2 Thị trường sức lao động và thị trường công nghệ thông tin
Đề cập về phát triển nguồn nhân lực CNTT trong nền kinh tế thị trường, không thể không đề cập đến thị trường sức lao động Đây là một trong những đặc điểm làm thay đổi về chất và lượng việc phát triển nguồn nhân lực CNTT gắn với trạng thái chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
Nâng cao tính linh hoạt của thị trường sức lao động, tức là tránh những quy định xơ cứng về lao động để giá cả sức lao động, số lượng, chất lượng sức lao động, cơ cấu lao động tự thích ứng với những thay đổi của thị trường, nâng cao tính linh hoạt của tổ chức sản xuất, chế độ làm việc, phương thức hợp đồng thuê mướn nhân công, trình tự và nội dung thương lượng thỏa thuận giữa giới chủ và giới thợ
Trong lịch sử phát triển nhân loại, thị trường sức lao động ra đời gắn liền với sự
ra đời và vận động của một loại hàng hóa đặc biệt hàng hóa sức lao động Các yếu tố
cơ bản trên thị trường sức lao động trước hết và quan trọng hơn hết là hàng hóa sức lao động, là cung, cầu, giá cả sức lao động
Nguồn cung và cầu về sức lao động thực chất là cung và cầu về nguồn nhân lực CNTT được hình thành từ các yếu tố khác nhau Nguồn cung về nhân lực CNTT được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác Nguồn cung đó còn từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc từ nguồn lao động nhập khẩu Một nguồn cung khác được bổ sung thường xuyên từ những người đến độ tuổi lao động Đối với nước ta, dân số trẻ là nguồn cung rất lớn về sức lao động
Nguồn cầu về lao động CNTT được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc từ nhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài Sự tác động qua lại của cung, cầu lao động hình thành nên giá cả sức lao động, khoản thù lao
mà người lao động nhận được phản ánh trạng thái cân bằng trên thị trường sức lao động
Trang 16Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 15
1.3 Vai trò của phát triển nhân lực Công nghệ thông tin đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNH, HĐH đất nước là con đường tất yếu phải trải qua trong thời kỳ quá
độ lên CNXH, nó càng trở nên cấp thiết đối với nước ta, một nước không trải qua giai đoạn phát triển TBCN, nền sản xuất lạc hậu, chủ yếu là lao động nông nghiệp lại trải qua nhiều năm chiến tranh tàn phá, xuất phát điểm đi lên CNXH rất thấp
Nghị quyết Trung ương bảy khoá VII chỉ rõ “Công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động và công nghệ phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
Thực tiễn lãnh đạo xây dựng CNXH của Đảng trong những năm vừa qua
đã khẳng định, nhân tố con người nói chung, nhân lực công nghệ thông tin nói riêng, luôn giữ vai trò quyết định thắng lợi Các nguồn lực khác thường có giới hạn, chỉ con người gắn liền với nhân lực khoa học là vô hạn Hơn nữa, để khai thác, phát huy tốt hiệu quả các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế - xã hội cần
có nguồn nhân lực có trình độ, năng lực Vai trò của phát triển nhân lực công nghệ thông tin được thể hiện rõ thông qua vai trò của đội ngũ trí thức nói chung
và trí thức công nghệ thông tin nói riêng Đánh giá về vai trò của đội ngũ trí thức, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khóa X nhấn mạnh: Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ trí thức đã tăng nhanh về số lượng, nâng lên về chất lượng; góp phần trực tiếp cùng toàn dân đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống
Đội ngũ trí thức đã trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài, từng bước nâng cao trình độ công nghệ thông tin của đất nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới
Như vậy, có thể khẳng định, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực công nghệ thông tin nói riêng có tác động to lớn đến thành công của công cuộc CNH, HĐH đất nước Vai trò đó được thể hiện cụ thể trên những mặt nâng cao chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực; thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của sự nghiệp CNH, HĐH; nâng cao hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…, cụ thể là:
Trang 17Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 16
Thứ nhất, phát triển nhân lực công nghệ thông tin là nhân tố góp phần quyết định nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH
- Tăng số lượng:
Số lượng nguồn nhân lực CNTT của địa phương hay quốc gia hàng năm được bổ sung nhờ sự gia nhập của những người đến tuổi lao động Tuy nhiên nguồn nhân lực này chưa thể tham gia vào các hoạt động lao động phức tạp Đối với nguồn nhân lực công nghệ thông tin không những cần được đào tạo cơ bản trong các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng… mà còn cần được thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn, thường xuyên cập nhật những tri thức mới
Các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo được thành lập ngày càng nhiều dưới các hình thức từ công lập, dân lập, bán công, tư thục, liên kết…; quy mô đào tạo được mở rộng là yếu tố rất quan trọng làm tăng số lượng nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Các cơ sở đào tạo này hoạt động có chất lượng tốt thì số lượng lao động qua đào tạo tăng lên từng năm, nhất
là nguồn nhân lực công nghệ thông tin được đào tạo từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước sẽ là con đường ngắn nhất
để tạo ra số lượng lớn nhân lực CNTT được trang bị kiến thức sâu rộng
Mặt khác, số lượng nguồn nhân lực nói chung và nhân lực công nghệ thông tin nói riêng không chỉ tăng lên nhờ đào tạo trong trường lớp mà còn tăng lên thông qua con đường thực tiễn Cùng với những chủ trương, chính sách về thu hút nhân tài, chính sách đãi ngộ đối với chuyên gia CNTT, nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh đã xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại chỗ thông qua việc kèm cặp, hướng dẫn của chuyên gia, công nhân bậc cao đối với lực lượng lao động trẻ Từ đó, hình thành ngày càng đông đảo đội ngũ kỹ thuật lành nghề, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ sảo đáp ứng yêu cầu của một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
- Tăng chất lượng:
Trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ dần nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo Nếu không sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài
Trang 18Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 17
Số lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong các chỉ tiêu tăng trưởng nhưng không phản ánh hết sức mạnh, tiềm lực của nguồn nhân lực, vấn
đề cốt yếu nằm ở chất lượng nguồn nhân lực - đây là yếu tố quyết định đến chất lượng của phát triển CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức là sự kết tinh ngày càng nhiều giá trị của tri thức trong kết quả lao động, trong sản phẩm Để đạt được điều đó phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là họ phải được trang
bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức cách mạng, lối sống, phong cách công tác khoa học Phát triển nhân lực công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước
Việc phát triển nhân lực công nghệ thông tin để nó thể hiện rõ vai trò trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần đảm bảo chất lượng cần coi trọng trình độ chính trị, chuyên môn, tay nghề, phẩm chất đạo đức, lối sống, gắn bó và rèn luyện trong thực tiễn
Cần coi trọng việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ khoa học và công nghệ Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: đạo đức là gốc, giúp cho tài năng phát triển đúng hướng, nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hội, tập thể, trong đó
có cá nhân Quá trình thực hiện phát triển giáo dục, đào tạo góp phần hình thành cho người lao động thế giới quan khoa học…
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết hợp học tập tại trường với rèn luyện trong thực tiễn ngay trong quá trình đào tạo và quá trình công tác Những tri thức khoa học là kết quả của quá trình khái quát hoá từ thực tiễn, tri thức đó phải trở lại hướng dẫn, định hướng cho hoạt động thực tiễn Tri thức khoa học chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được áp dụng trong đời sống xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục khoa học, kỹ thuật cho nhân dân, coi việc cung cấp tri thức khoa học, kỹ thuật là một nội dung cơ bản của giáo dục và phải kết hợp với thực hành và phải được thể hiện ở tất cả các cấp học, ngành học Người viết: "Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”
Trang 19Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 18
Thứ hai, phát triển nhân lực công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của sự nghiệp CNH, HĐH
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đây là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, khó khăn đòi hỏi quyết tâm chính trị cao, sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sáng suốt, đặc biệt là sự quan tâm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao Phát triển nhân lực công nghệ thông tin là một nhân tố quyết định quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước
- Phát triển nhân lực công nghệ thông tin là điều kiện cần thiết để tiếp cận
và làm chủ những công nghệ mới và ứng dụng vào Việt Nam: cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, tạo ra cơ hội cho các quốc gia ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống người dân Nó còn giúp các nước chậm phát triển có thể “đi tắt đón đầu”, tiếp cận những công nghệ tiến tiến áp dụng vào những ngành, lĩnh vực phù hợp Chủ trương phát triển nguồn nhân lực đã tạo ra đội ngũ lao động có trình độ, cùng với truyền thống cần cù làm cho nguồn nhân lực nhanh chóng tiếp cận, làm chủ những công nghệ mới Không những thế, nguồn nhân lực này còn có khả năng chủ động cải tạo những công nghệ nhập khẩu phù hợp với điều kiện nền sản xuất của nước ta
- Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tạo ra thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ, năng lực, hiểu biết sâu nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, sẽ cung cấp cơ
sở khoa học cho các quyết định, các chủ trương chính sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư của các cấp lãnh đạo, quản lý có tính khả thi, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao
- Phát triển nhân lực công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng các kết quả nghiên cứu khoa học, tăng cường khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, từ đó hình thành thị trường công nghệ thông tintrên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để “phần lớn sản phẩm công nghệ thông tin (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách phát triển quốc phòng và an ninh) trở thành hàng hoá”
- Phát triển nhân lực công nghệ thông tin bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu, đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các lĩnh vực sản xuất then chốt có tác động đến nhiều ngành khác Tổ chức tốt việc
Trang 20Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 19
giám định các công nghệ nhập khẩu Việc tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công nghệ trong một số ngành nghề truyền thống sẽ tạo điều kiện thuận lợi sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên, khoảng sản của đất nước, giảm chất thải gây
ô nhiễm môi trường, quan tâm hơn đến sức khoẻ nhân dân Nói về mối quan hệ biện chứng giữa khoa học, kỹ thuật với sản xuất và đời sống xã hội, trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội nghị phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi"
- Phát triển nhân lực công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước; góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân
Thứ ba, phát triển nhân lực công nghệ thông tin thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - một trong những cơ sở quan trọng thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước
Thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới hơn 25 năm qua đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy việc mở rộng các mối quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo
ra thế và lực mới, cả ở bên trong và bên ngoài để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới, nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được tạo ra Quan hệ của nước ta với các nước được mở rộng hơn bao giờ hết, khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm Đó
là thời cơ lớn” Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu, lôi cuốn tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị Hội nhập diễn ra ở nhiều cấp độ: song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu; trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng… Cụ thể:
- Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi để nước
ta tham gia tích cực, chủ động hợp tác với các nước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Phát triển nhân lực công nghệ thông tin tạo ra đội ngũ cán bộ có năng lực tham gia các cuộc đàm phán quốc tế, khẳng định khả năng,
uy tín của Việt Nam trong các định chế quốc tế Thực tế đã khẳng định rõ khi Việt Nam tham gia chủ động, tích cực trong các tổ chức quốc tế và có thể nắm
Trang 21Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 20
giữ những vị trí quan trọng, tham gia điều hành các tổ chức đó, thể hiện rõ chính kiến trong các vấn đề khu vực cũng như toàn cầu, như Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc và hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng bảo an trong tháng 7/2008…
- Phát triển nhân lực công nghệ thông tin giúp nước ta sẽ có điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới và ứng dụng trong quản lý, sản xuất
ở nước ta
- Nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập
Hội nhập quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng hàng hoá và dịch vụ Vì vậy, các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ Để giảm chi phí sản xuất, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có giá trị xuất nhập khẩu lớn, buộc phải xúc tiến đồng bộ nhiều biện pháp như đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, hoàn thiện việc tổ chức sản xuất, quản lý và tổ chức lao động, sử dụng nguyên vật liệu mới… Chi phí lao động với tư cách là một loại chi phí đầu vào, tác động trực tiếp đến giá thành hàng hoá và dịch vụ, bởi vậy chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực là vấn đề đặc biệt quan trọng của các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm đáp ứng yêu cầu mới Phát triển nhân lực công nghệ thông tin có tác động lớn hơn đối với doanh nghiệp xuất, nhập khẩu lớn Đối với các doanh nghiệp này, việc cạnh tranh hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải có chương trình phát triển nguồn nhân lực Các ngành nghề có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường cần tích cực trong đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp là: sản xuất và chế biến cà phê, cao su, chè, gạo, điều, chế biến thuỷ sản, hàng dệt may, giày dép, chế biến gỗ, linh kiện điện
tử, máy tính, du lịch, viễn thông
Khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới, nước ta vừa có những cơ hội lớn, vừa có những thách thức lớn đối với sự phát triển Khi hội nhập với thế giới chúng ta phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia Các sản phẩm và doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường trong nước Chính phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ các nước trong cải thiện môi trường
Trang 22Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 21
thu hút đầu tư Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là một giải pháp hữu hiệu để chúng ta có thể từng bước vượt qua những thách thức đó nhằm nâng cao sự hấp dẫn đối với đầu tư của nước ngoài, khai thác và phát huy hiệu quả các hoạt động đầu tư, xuất, nhập khẩu hàng hóa, công nghệ, tham gia tích cực vào sự phân công lao động quốc tế
Phát triển nguồn nhân lực tạo ra khả năng di chuyển dễ dàng lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, do đó có tác động thúc đẩy phát triển xuất khẩu lao động, điều đó tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu lao động kỹ thuật sang các nước thành viên WTO như: Mỹ, Canada và các nước việc đào tạo nhân lực có chất lượng cao
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi đang trên con đường mở cửa và phát triển, hội nhập với cả nước Tuy được nhiều ưu đăi từ thiên nhiên và sự giúp đỡ phát triển từ trung ương nhưng Tuyên Quang vẫn chưa thực sự trở mình để phát triển Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa mạnh, có thể nói là chậm trong những năm qua Quá trình Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá vẫn chưa sử dụng hết tiềm năng, tiềm lực của tỉnh, năm 2010 thị xã Tuyên Quang chính thức được công nhận là thành phố trược thuộc tỉnh Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin có ý nghĩa rất lớn trong việc khai thác lợi thế của tỉnh Tuyên Quang, nhất là trong việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ để vừa đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH, vừa đáp ứng đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hiện đại hóa các nhà máy, xí nghiệp có truyền thống như: xi măng, giấy, vật liệu, hàng tiêu dùng, chế biến lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản
Thứ tư, phát triển nhân lực công nghệ thông tin sẽ khai thác và sử dụng hiệu quả hơn phương tiện kỹ thuật hiện có và thúc đẩy quá trình đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, tất cả các bước, các khâu của quá trình này đều gắn với phát triển khoa học và công nghệ Quá trình sản xuất, hoạt động dịch vụ và quản lý và trong từng sản phẩm đều đòi hỏi sự kết tinh tri thức khoa học Việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin giữ vai trò quyết định hoàn thành được sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Phát triển nhân lực công nghệ thông tin giúp khai thác và sử dụng hiệu quả hơn phương tiện kỹ thuật hiện có của nền kinh tế
Trong công cuộc đổi mới, chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế nhiều quy trình kỹ thuật, dây truyền công nghệ hiện đại đã được nhập khẩu về Việt
Trang 23Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 22
Nam góp phần giảm tiêu hao sức lao động, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tốt hơn Tuy nhiên, còn nhiều tính năng kỹ thuật và thế mạnh của công nghệ tiên tiến chưa được khai thác tốt; nguyên nhân chủ yếu do chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế Phương tiện kỹ thuật hiện đại được nhập khẩu và trang bị cho các cơ sở sản xuất kinh doanh song việc đào tạo nhân lực, khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng những công nghệ hiện đại được nhập khẩu bằng nhiều ngoại tệ nhưng không khai thác được, gây lãng phí lớn cho nền kinh tế Điều này sẽ dần được khắc phục khi nguồn nhân lực được quan tâm đào tạo, phát triển, từng bước tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới
Nguồn nhân lực được coi trọng phát triển không những giúp việc khai thác tối
đa tính năng kỹ thuật của trang thiết bị mà qua thực tiễn sử dụng phương tiện người lao động còn khám phá, cải tạo, nâng cấp để thiết bị đó phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động chuyên môn
- Phát triển nhân lực công nghệ thông tin thúc đẩy quá trình đổi mới cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế
Cùng với khai thác tốt các tính năng kỹ thuật của phương tiện kỹ thuật hiện có, phát triển nhân lực công nghệ thông tin còn thúc đẩy quá trình đổi mới cơ sở vật chất
kỹ thuật của các ngành, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Khi có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ thúc đẩy việc cập nhật và vận dụng thích hợp các phương thức tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại tiên tiến trên thế giới gắn với các phương tiện hiện đại như: hoạt động thương mại điện tử; tin học hoá và tự động hoá các hoạt động sản xuất, thanh toán và giao nhận, bảo quản, quản lý và giám sát; phát triển các loại hình dịch vụ thuận tiện, chất lượng cao để tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất theo hướng vừa đa dạng hoá sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá, phục vụ tốt đời sống nhân dân, vừa đảm bảo chiếm lĩnh thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu
Thứ năm, phát triển nhân lực công nghệ thông tin tạo ra năng suất lao động cao với công nghệ ngày càng hiện đại thúc đẩy CNH, HĐH phát triển bền vững
Trong hệ thống các nguồn lực xã hội, nguồn lực công nghệ thông tin có đặc điểm chung của các nguồn lực khác, đó là đều có tác động tích cực đến sự phát triển chung, nhưng nó khác biệt ở chỗ, các nguồn lực khác chỉ là hữu hạn và cạn kiệt trong
Trang 24Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 23
quá trình khai thác, sử dụng và chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng và tự nó không thể phát huy tác dụng nếu không có sự tác động của con người, của khoa học và công nghệ
Trái lại, nguồn nhân lực công nghệ thông tin là nguồn lực trí tuệ và tiềm năng của nó là vô tận Nếu được sử dụng và phát triển hợp lý trong môi trường thuận lợi thì nguồn lực trí tuệ đó sẽ được nhân lên và không ngừng phát triển, trở thành sức mạnh có vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia Nguồn lực trí tuệ không chỉ quyết định hiệu quả việc khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà còn góp phần tạo ra các giá trị mới quyết định tốc độ phát triển, trình độ văn minh của xã hội Vì vậy, nguồn nhân lực công nghệ thông tin đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra năng suất lao động cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đến lượt nó, những thành quả của tăng trưởng kinh tế lại góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo tiền đề vật chất cho phát triển giáo dục, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy CNH, HĐH phát triển bền vững
1.4 Một số tiếu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
1.4.1 Thể lực nguồn nhân lực
Sức khỏe là mục tiêu của sự phát triển đồng thời cũng là điều kiện của của sự phát triển Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng dẻo dai của con người, là khả năng lao động bằng chân tay và cơ bắp Sức khỏe tinh thần là khả năng vận dụng trí tuệ, sự sáng tạo vào công việc, là khả năng chịu áp lực công việc của con người Đặc biệt trong môi trường làm việc hiện đại với sức ép lớn của công việc thì càng đòi hỏi con người có khả năng chịu áp lực tốt Người lao động có sức khỏe tốt sẽ mang lại hiệu quả công việc cao chính vì vậy việc đầu tư chăm sóc sức khỏe cho con người là cần thiết và trong các doanh nghiệp cần chú ý đến dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe lam tăng cường chất lượng nguồn nhân lực ở hiện tại lẫn tương lai
Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về thể lực có nhiều yếu tố được sử dụng trong đó có 2 yếu tố cơ bản sau: Chiều cao trung bình (đơn vị cm); Cân nặng trung binh (đơn vị kg)
1.4.2 Trí lực của nguồn nhân lực
Nhân tố trí lực của nguồn nhân lực được đánh giá và xem xét trên hai giác độ : trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ và kỹ năng lao động thực hành của người lao động
- Trình độ văn hoá: Là trình độ tri thức, khả năng nhận thức của người lao động
về kiền thức chuyên môn Trình độ văn hoá được người lao động tiếp thu qua hệ thống
Trang 25Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 24
giáo dục pháp quy, quá trình học tập và nghiên cứu Trình độ văn hoá được đánh giá qua các chỉ tiêu như:
+ Tốt nghiệp phổ thông cơ sở
+ Tốt nghiệp phổ thông trung học
+ Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp
+ Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm nhận các chức năng, vị trí quan trọng trong quản lý, trong hoạt động kinh doanh
Trình độ chuyên môn kỹ thuật được đánh giá qua các chỉ tiêu như:
+ Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
+ Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo
+ Cơ cấu bậc đào tạo theo cấp bậc Đại học- cao đẳng và trung cấp
1.4.3 Phẩm chất tâm lý - xã hội của nguồn nhân lực
Quá trình lao động đòi hỏi người người lao động phải có các phẩm chất như tính
kỷ luật, tự giác, tinh thần hợp tác và tác phong công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao Phương pháp đánh giá thường được tiến hành bằng các cuộc điều tra tâm lý và xã hội học, được đánh giá chủ yếu bằng các chỉ tiêu định tính Tuy nhiên trong từng khía cạnh của phẩm chất này ta cũng có thể đánh giá bằng phương pháp thống kê và xác định bằng các chỉ tiêu định hướng như:
- Tỷ lệ người lao động vi phạm kỷ luật về thời gian lao động (đi muộn, về sớm, không chấp hành quy định giờ giấc trong thời gian làm việc )
- Tỷ lệ số người vi phạm kỷ luật trong năm
Nguồn nhân lực có phẩm chất và tư cách tốt sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của tổ chức và doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh toàn thế giới hội nhập, trong môi trường làm việc hiện đại với tác phong công nghiệp
1.4.4 Chỉ tiêu tổng hợp
Tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị và đưa ra áp dụng nhiều phương pháp để đánh giá sự phát triển con người, trong đó phương pháp định chỉ số phát triển con người HDI được sử dụng phổ biến nhất Theo phương pháp này thì sự phát triển con người được xác định theo ba yếu tố cơ bản và tổng hợp nhất: sức khoẻ, trình độ học vấn và thu nhập
Trang 26Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 25
• Sức khoẻ xác định qua chỉ tiêu tuổi thọ bình quân
• Trình độ học vấn xác định qua 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ số dân biết chữ và số năm đi học của một người
• Thu nhập xác định qua chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước GDP/người
Chỉ số HDI được tính từ 0,1 đến 1,0 HDI đề cập đến những yếu tố cơ bản của chất lượng nguồn nhân lực nên có thể dùng nó làm chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực các quốc gia
1.5 Kinh nghiệm phát triển nhân lực CNTT của thế giới và các tỉnh ở nước ta
Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực CNTT nói riêng là vấn
đề có ý nghĩa chiến lược, hàng đầu của các nước trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn thế giới, nó thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách và nhiều tổ chức quốc tế như: ESCAP, ILO, UNESCO, UNDP, ITU… Trên thực tế, những nước có sự quan tâm thích đáng, có chính sách đúng đắn về
sự phát triển nguồn nhân CNTT đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cũng như kinh tế và xã hội của đất nước, nhiều khi sự phát triển đó là vượt trội Trong vài chục năm trở lại đây, thành công hơn phải kể đến Mỹ, Ân Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan…, đặc biệt là Trung Quốc
Trung Quốc đã phát triển khá mạnh mẽ nền kinh tế tri thức, trong điều kiện đó nhân tài được tôn trọng và có vị trí, vai trò đặc biệt trong nền kinh tế Trung Quốc quan niệm thiết bị là phần cứng, công nghệ là phần mềm và con người là phần sống Quốc gia này có định hướng chiến lược cùng với các giải pháp khá mạnh mẽ trong việc đào tạo, sử dụng và thu hút nhân tài nhằm chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai
Trong khối ASEAN, một số quốc gia đã có sự quan tâm thích đáng đến phát triển CNTT nói chung và phát triển nguồn nhân lực CNTT nói riêng Điều
đó đã tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội và vị thế của các quốc gia
Singapo là quốc gia đã rất thành công trong đào tạo, sử dụng đội ngũ cán
bộ công nghệ thông tin, góp phần đưa nước này trở thành một nước có nền công nghệ thông tin phát triển của thế giới Ở Singapo, Hội đồng Nhân lực Quốc gia được thiết lập ở cấp Bộ, do Bộ trưởng Nhân lực đứng đầu, để chỉ đạo công tác hoạch định nhân lực của quốc gia Hội đồng đề ra các hướng dẫn và giám sát công tác hoạch định nhân lực quốc gia Hệ thống Thông tin Quốc gia về nhân lực được phát triển, cung cấp thông tin về thị trường lao động hiện tại và phân tích tình hình
Trang 27Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 26
Việc thành lập cơ quan Tiếp xúc Singapo của Bộ Nhân lực là một sáng kiến có giá trị Việc này có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức và nâng cao năng lực cạnh tranh trên toàn cầu với mục tiêu thu hút tài năng quốc tế
và duy trì các quan hệ liên kết với người Singapo ở nước ngoài Cơ quan Tiếp xúc Singapo tham gia vào nhiều hội chợ đào tạo và nhận được sự ủng hộ, khích
lệ của các sinh viên
Ngoài ra, Bộ Nhân lực còn tổ chức nhiều hoạt động và hội thảo khoa học cung cấp thông tin cho những nhân tài nước ngoài mới đến Singapo Bộ Nhân lực xuất bản các ấn phẩm về các dịch vụ của Chính phủ để hỗ trợ nhân tài nước ngoài đến định cư ở Singapo Ở Singapo, việc phát triển hệ thống giáo dục đã chú trọng nhiều hơn vào CNTT, thể hiện ở sự phát triển, mở rộng các khóa đào tạo và chương trình giảng dạy mới trong các trường đại học Đối với một đất nước không có tài nguyên thì nền tảng quan trọng nhất để tăng trưởng là nguồn nhân lực Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu
đã nhấn mạnh: "Phải tập trung nỗ lực cho ngành giáo dục nhằm đào tạo một đội ngũ đông đảo các nhân tài kỹ thuật, các nhà khoa học, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thời đại
vũ trụ, tên lửa và điện lực" Về thu hút nhân tài: Nguồn nhân lực của Singapo thuộc loại nhân lực lao động tốt nhất thế giới về năng suất, thái độ làm việc và trình độ kỹ thuật Nhân công Singapo nói tiếng Anh tốt, là những người tận tụy, chăm chỉ và rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ và kiến thức của mình
Hàng năm, có khoảng 35.000 thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, họ được trang bị kỹ năng và tri thức cần thiết để phục vụ nền kinh tế tri thức và công nghệ cao của Singapo Các cơ sở đào tạo nhân công và các chương trình học bổng bảo đảm liên tục nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động Chính phủ thành lập Ủy ban tuyển dụng tài năng Singapo để phát triển và thực thi các chiến lược thu hút và duy trì tài năng nước ngoài Chính sách nhập cư của nước này ưu tiên đặc biệt đối với người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, là các chuyên gia có bằng cấp và kỹ năng để cấp thị thực lao động
Định hướng công nghệ thông tin trong tương lai của Singapo: một trong các động lực chủ chốt để Singapo phát triển cao là tìm cách bảo đảm đủ nguồn nhân lực cần thiết hỗ trợ nền kinh tế tri thức Để hỗ trợ phát triển và thu hút tài năng công nghệ thông tin hàng đầu từ mọi nơi trên thế giới, Singapo đã tăng cường các học bổng, học bổng nghiên cứu sinh và các chương trình phát triển nguồn nhân lực khác Singapo đặt mục tiêu là phát hiện, bồi dưỡng và xây dựng nguồn nhân lực trình độ thế giới, củng cố và gieo mầm tài năng ở các lĩnh vực tăng trưởng có tính chiến lược, có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu
Trang 28Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 27
Malaixia đang trong quá trình chuyển đổi từ một nước nông nghiệp trở thành một nước phát triển vào năm 2020 Đi liền với quá trình đó, các yêu cầu cho một nền kinh tế tri thức, cấu trúc nhân lực của đất nước cũng phải chuyển dịch tương ứng Chính phủ và tư nhân đã thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng lực lượng lao động theo tiêu chuẩn của một nền kinh tế phát triển
Để đảm bảo cung cấp ổn định nhân lực công nghệ thông tin phục vụ cho nền kinh tế, hệ thống giáo dục Malaixia đã liên tục cải tiến và nâng cấp để đáp ứng các yêu cầu của công nghiệp và xã hội Những năm qua, giáo dục ở nước này tập trung nhiều hơn vào các môn khoa học tự nhiên và toán học; xây dựng thêm các trường đại học và cao đẳng khoa học nội trú trên toàn quốc; tổ chức các cuộc thi về công nghệ thông tin cấp tỉnh và quốc gia; trao học bổng cho các sinh viên đại học chọn lọc theo học các khóa khoa học và kỹ thuật Malaixia còn thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu việc đào tạo lệch lạc, đảm bảo cho các nhà khoa học và các kỹ sư sẽ làm việc đúng ngành nghề đào tạo; giảm việc
sử dụng người lao động thấp hơn năng lực của họ, đồng thời giới thiệu các chương trình học suốt đời ở các tổ chức đào tạo khác nhau
Chương trình phát triển nguồn nhân lực: để nâng cao khả năng và năng lực của các tài năng công nghệ thông tin, các khoá đào tạo sau đại học về công nghệ thông tin được khuyến khích thông qua việc cấp học bổng Chính phủ cả trong và ngoài nước
Quỹ phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin được thành lập năm 1997, với mục đích hỗ trợ các nhà nghiên cứu thông qua việc cấp học bổng; tài trợ cho nghiên cứu và học tập sau tiến sỹ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho các nhà nghiên cứu trong nước bằng việc mời các chuyên gia công nghệ thông tin nước ngoài vào giảng dạy trong nước và cung cấp các cơ hội để những nhà nghiên cứu được tham gia nghiên cứu và đào tạo ở các viện công nghệ thông tin danh tiếng ở nước ngoài
Khai thác tài năng toàn cầu: tài năng toàn cầu được nước này xác định là bất kể người quốc tịch Malaixia hay nước ngoài có tài năng mà đất nước yêu cầu Chính phủ đã tính đến nhu cầu tiếp nhận những chuyên gia này để đáp ứng yêu cầu của các viện của chính phủ cũng như khu vực tư nhân Các chương trình cụ thể được xây dựng để thu hút các nhân tài toàn cầu, gồm:
- Chương trình thu nhận các nhà khoa học Malaixia và ngoại quốc được triển khai do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường điều phối với mục tiêu thu hút các nhà khoa học Malaixia hay ngoại quốc phục vụ yêu cầu nghiên cứu
Trang 29Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 28
trước mắt trong các viện nghiên cứu của Chính phủ hay các trường đại học Các
cơ quan này được toàn quyền tuyển dụng các nhà khoa học sống ở nước ngoài
Để triển khai công việc này, một hướng dẫn đã được ban hành gồm những chi tiết về các thủ tục và điều kiện Các nhà khoa học được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng trong một giai đoạn nhất định, tiền lương được trả dựa trên trình độ, kinh nghiệm và các thành quả hoạt động của họ Những nhà khoa học này được nhận khoản tiền thưởng sau thời gian làm việc, cấp vé máy bay khứ hồi cho gia đình, 30 ngày nghỉ phép hàng năm và có thể được hưởng những chính sách y tế của Chính phủ Các khoản phụ cấp khác mà họ được hưởng gồm: tiền thuê nhà, tiền học cho con cái và tiền đi lại
- Chương trình hồi hương các chuyên gia Malaixia ở nước ngoài được triển khai năm 2000 trong tuyên bố ngân sách 2001 như là biện pháp lôi kéo các trí thức Malaixia sống ở nước ngoài trở về phục vụ tại các viện nghiên cứu và công nghiệp quốc gia Mục tiêu của chương trình này là tạo ra lực lượng lao động trình độ thế giới Những ưu đãi đối với những chuyên gia trở về đất nước gồm
+ Giảm thuế thu nhập đối với kiều hối nhận được trong vòng 2 năm kể từ ngày
và công nghệ cao hơn Việc đào tạo ở các trường đại học cũng được điều chỉnh theo hướng tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật Trên thực tế, các ngành công nghiệp Malaixia hiện phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực kỹ thuật Nền kinh tế dựa trên năng suất cao sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cũng như kiến thức quản lý và quản trị cao hơn Và nhà nước sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong phát triển nguồn nhân lực Đồng thời chính phủ cũng khuyến khích sự tham gia tích cực hơn nữa của tư nhân trong đào tạo đại học bằng việc sửa đổi Luật Giáo dục đại học
Các tổ chức đào tạo sẽ triển khai các khóa đào tạo kỹ năng tiên tiến phù hợp với cấu trúc kinh tế đang thay đổi của đất nước, hướng vào công nghệ cao và các hoạt
Trang 30Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 29
động giá trị cao Để đáp ứng yêu cầu nhân lực đang gia tăng, ngành giáo dục đại học tập trung vào việc tăng tuyển sinh vào các ngành khoa học và kỹ thuật Tại Malaixia, 30% nhân lực công nghệ được đào tào làm việc cho các công ty nước ngoài, chủ yếu ở Singapo - đây là thách thức đối với chính quyền trong vấn đề lôi kéo những tài năng này trở về phục vụ đất nước
Tại Thái Lan: theo dự án do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường triển khai, tổng số sinh viên Thái Lan được gửi ra nước ngoài đào tạo từ năm 1990 đến 2000 theo học bổng của Chính phủ là 789 người trong giai đoạn 1 và 1.199 người trong giai đoạn
2 Mục tiêu của dự án là nhằm tạo ra các chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu trong các lĩnh vực được ưu tiên cao nhất, gồm: công nghệ vật liệu và năng lượng, máy tính và điện tử, khoa học cơ bản, quản lý công nghệ thông tin Những người được nhận học bổng sẽ trở lại Thái Lan để làm việc trong các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm
và các trường đại học, nhằm giải quyết những thiếu hụt nghiêm trọng về cán bộ nghiên cứu và kỹ sư, đồng thời nâng cao năng lực công nghệ thông tin
Dự án Đảo dòng chất xám do Cục Phát triển công nghệ thông tin triển khai nhằm lôi kéo những nhà khoa học Thái Lan ở nước ngoài trở về phục vụ đất nước Cục đã làm việc với các hiệp hội chuyên gia Thái Lan ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, cung cấp tài chính để thu xếp cho các thành viên hiệp hội trở về hẳn hay định kỳ để tiến hành nghiên cứu hay đào tạo tại Thái Lan Dự án này được chính phủ Thái Lan cung cấp 2,2 tỷ bạt Cục Phát triển công nghệ thông tin đề xuất cung cấp một khoản tài chính cho những người muốn vào làm việc trong các cơ quan dân sự để bù đắp những chi phí đào tạo của họ, tổng cộng lên tới 3,5 triệu bạt/người
Các định hướng phát triển nhân lực công nghệ thông tin trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lần thứ 9 (2002-2006) nhằm nâng cao năng lực phát triển và ứng dụng tri thức công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện của Thái Lan Cụ thể như sau:
+ Xây dựng tư duy khoa học thông qua cải tổ hệ thống giáo dục và phát triển các quy trình học mới để xây dựng các khái niệm và phát triển kiến thức công nghệ thông tin thích nghi với những kiến thức mới và những thay đổi;
+ Tăng số lượng và chất lượng giáo viên các môn công nghệ thông tin thông qua các ưu đãi khuyến khích các tài năng công nghệ thông tin theo đuổi nghề sư phạm, đồng thời đổi mới các phương pháp giảng dạy công nghệ thông tin;
Trang 31Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 30
+ Phát triển năng lực công nghệ thông tin của lực lượng lao động thông qua hỗ trợ các viện đào tạo trong nước tăng số lượng sinh viên trong các ngành công nghệ thông tin Khuyến khích các tài năng công nghệ thông tin của đất nước trở thành các chuyên gia hay giáo viên Tiếp tục các chương trình học bổng đào tạo đại học trong công nghệ thông tin, hợp tác trao đổi chuyên gia nghiên cứu giữa các viện nghiên cứu trong nước với nước ngoài
Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
1 Khu Công nghệ cao Hòa Lạc tại Hà Nội:
Đây là Khu được xây dựng theo mô hình trung tâm nghiên cứu phát triển
và ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ quốc gia, nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao Trong đó chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên như Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới và một số công nghệ đặc biệt khác Mô hình này đã được triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới như Khu Công nghệ cao Sillicon Valley (Hoa Kỳ), Tân Trúc (Đài Loan), Trung Quan thôn (Trung Quốc), Kulim (Malaysia),… Mô hình này được đánh giá là một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền kinh tế đất nước
Khu công nghệ cao sẽ là nơi tiên phong trong ứng dụng, phát triển các ngành công nghệ cao vào thực tế sản xuất, tạo nguồn sản phẩm, dịch vụ đặc thù đủ khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế
Việc xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những giải pháp đột phá, nhằm nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của quốc gia, giúp Việt Nam nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về kinh tế và khoa học công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời làm đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế Việt Nam và đưa đất nước hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu đầy thách thức hiện nay
2 Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh
Khu Công nghệ cao (KCNC) TP Hồ Chí Minh với tổng diện tích 913 ha, cách trung tâm thành phố, cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ 15-17km, nằm
ở giữa 43 khu công nghiệp và khu chế xuất - hạt nhân của vùng kinh tế động lực phía Nam, đặc biệt là sát cạnh Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh KCNC TP Hồ Chí Minh
Trang 32Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 31
là địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao Được phát triển theo mô hình một khu kinh tế kỹ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn lực khoa học công nghệ cao trong nước Đây là nơi tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp sản xuất kinh doanh - nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao
Hiện nay, KCNC TP Hồ Chí Minh tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao thuộc 4 lĩnh vực: Công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin và viễn thông; Công nghệ tự động hóa, cơ khí chính xác; Công nghệ sinh học áp dụng cho y
tế, dược phẩm và môi trường; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và năng lượng Ngay từ giai đoạn đầu, khu CNC tp HCM đã chú trọng việc thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế Đặc biệt, sự kiện thu hút được tập đoàn Intel (Hoa Kỳ) đầu tư vào Khu CNC (tháng 2/2006) đã tạo cú hích cho công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế, lập tức tạo ra sức hút đối với nhiều công ty, đối tác đến tìm hiểu cơ hội đầu tư hoặc hợp tác với Khu CNC Thành lập Trung tâm R&D trực thuộc Ban Quản lý Khu CNC Tp HCM vào tháng 3/2004 với ba chức năng chính là nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ; sản xuất và kinh doanh; tham gia đào tạo nhân lực công nghệ cao Ngày 31/05/2005, UBND TP.Hồ Chí Minh đã ra quyết định thành lập Trung tâm Đào tạo trực thuộc Ban Quản lý KCNC TP với chức năng: hợp tác liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài; tư vấn hỗ trợ cung ứng nguồn nhân lực cho các đơn vị hoạt động tại KCNC
Sau bảy năm hoạt động và định hình, Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh thu hút 38 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký 1,729 tỷ USD Qua thực tế tuyển dụng và sử dụng lao động của các doanh nghiệp tại Khu CNC
tp HCM cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn Giải pháp mà khu CNC tp HCM đang áp dụng là nắm bắt thông tin nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để đặt hàng các trường đại học và cao đẳng
3 Công viên phần mềm Quang Trung
Được thành lập vào năm 2000 và đi vào hoạt động năm 2001, Công viên phần mềm (CVPM) Quang Trung là một trong những dự án trọng điểm cho kế hoạch phát triển của thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) CVPM Quang Trung là khu CNTT đang trên bước đường phát triển mạnh để trở thành trung tâm phần mềm lớn nhất Việt Nam Với diện tích trên 43 ha, CVPM Quang Trung được chia làm các khu vực với chức năng khác nhau như khu sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT), khu triển lãm, khu nhà ở và khu vực giải trí nhằm đảm bảo các điều kiện hoạt động về ăn ở, sinh sống, làm việc và giải trí cho các chuyên
Trang 33Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 32
viên CNTT Với cơ sở hạ tầng hiện đại và chi phí cạnh tranh, CVPM Quang Trung còn cung cấp một môi trường làm việc hoàn hảo với mục tiêu thu hút 20.000 người vào năm 2010
Bên cạnh nhiệm vụ phát triển của mình, CVPM Quang Trung còn thực hiện các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp CNTT Ngoài những ưu đãi mà Chính phủ dành cho ngành CNTT, những doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đến CVPM Quang Trung còn được hưởng các chính sách đặc biệt ưu đãi từ Chính phủ và chính quyền TP.HCM
Mục tiêu:
- Trở thành trung tâm sản xuất phần mềm lớn nhất Việt Nam
- Trở thành trung tâm cung cấp nguồn nhân lực phần mềm đáng tin cậy
- Tạo môi trường làm việc lý tưởng cho ngành công nghệp phát triển phần mềm CVPM Quang Trung có tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt trên 130%, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong Công viên tăng trung bình 15%/năm Doanh thu sản xuất phần mềm năm 2009 đạt xấp xỉ 100 triệu USD Với nguồn vốn ngân sách ban đầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 210 tỷ
có sự tham gia của 20 doanh nghiệp, nay CVPM Quang Trung đã thu hút hơn
100 doanh nghiệp sản xuất phần mềm, dịch vụ CNTT và đào tạo nhân lực, tổng vốn đăng ký kinh doanh hơn 2.000 tỷ đồng, đóng góp to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ và giá trị gia tăng của tp Hồ Chí Minh
Sau 9 năm phát triển, mục tiêu phát triển của CVPM Quang Trung được xác định
là một đô thị phần mềm đúng nghĩa với các đặctrưng như hiện đại về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và sinh hoạt cho công dân sống và làm việc trong khu đô thị
4 Khu công nghệ thông tin tập trung TP Đà Nẵng
Khu công nghệ thông tin tập trung TP Đà Nẵng nằm tại xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 569 tỷ trên diện tích
131 ha
Mục tiêu của Dự án:
- Xây dựng Khu CNTT tập trung trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển
và sản xuất các sản phẩm CNTT hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng góp phần hỗ trợ phát triển các lĩnh vực CNTT
Trang 34Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 33
- Thu hút đầu tư của các công ty CNTT đa quốc gia đang nắm các công nghệ then chốt và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và chuyển giao công nghệ cho các công ty trong nước
- Tạo một môi trường an ninh, hỗ trợ và hợp tác giữa Khu CNTT tập trung, Vườn ươm doanh nghiệp, các công ty công nghệ tăng trưởng cao và mới khởi nghiệp với các doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước
- Khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng (trong khu có nhiều loại hình hoạt động và thay đổi tỷ trọng theo thời gian và bối cảnh): khu sản xuất CNTT, khu nghiên cứu triển khai, đào tạo nguồn nhân lực, khu thương mại dịch vụ, khu cây xanh - cảnh quan, nghỉ ngơi, thư giãn…
- Một không gian tri thức để sáng tạo khoa học, công nghệ
- Một không gian mở: gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu - triển khai CNTT với sản xuất dịch vụ CNTT, ươm tạo CNTT và với thị trường, gắn hoạt động trong nước
Kết luận chương 1
Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực
và phát triển nguồn nhân lực; những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Đồng thời, nêu lên một số bài học kinh nghiệm của các nước về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội để vận dụng vào Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng
Trang 35Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 34
Chương 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CNTT TỈNH TUYÊN QUANG
2.1 Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Tuyên Quang ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực
Ngày 01/7/2004 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng trung du và miêng núi Bắc bộ đến năm 2010, trong đó xác định rõ vị trí và vai trò của tỉnh trong vung nói chung và Tuyên Quang nói riêng, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước
* Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu của Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của lục địa Bắc Á Trung Hoa, có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm-mưa nhiều Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.295-2.266 mm Nhiệt độ trung bình 220-230C Độ ẩm bình quân năm là 85%
Tuyên Quang có 3 sông lớn chảy qua đó là: Sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy Sông Lô có đoạn chảy qua tỉnh dài 145 km, lưu lượng lớn nhất 11.700
m3/giây, lưu lượng nhỏ nhất 128 m3/giây Đây là đường thuỷ nối Tuyên Quang với các tỉnh khác liền kề và có khả năng vận tải với các sà lan, tàu thuyền có sức chứa hàng chục tấn vào mùa khô và hàng trăm tấn vào mùa mưa; Sông Gâm, đoạn chảy qua tỉnh dài 170 km, có khả năng vận tải đường thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ; sông Phó Đáy, đoạn chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km Ngoài ra, Tuyên Quang còn có các sông nhỏ khác liên kết với nhau thành mạng lưới theo lưu vực 3 sông chính Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện ; Trên Sông Gâm, tại Na Hang có Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang với công suất 342 MW
Trang 36Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 35
* Hạ tầng cơ sở
Hệ thống đường giao thông: Tuyên Quang có các đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km ( từ xã Đội Bình huyện Yên Sơn đến xã Yên Lâm huyện Hàm Yên) nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên lên Sơn Dương và Thị xã Tuyên Quang Toàn tỉnh có 340,6 km đường quốc lộ; 392,6km đường tỉnh; 579,8 đường huyện; 141,71 km đường
đô thị; kết cấu mặt đường bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tông Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn, 96,3% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 Trong tương lai, Tuyên Quang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của cả nước đi qua địa phận tỉnh như: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 279, đường cao tốc Hải Phòng - Côn Minh, đường sắt Thái Nguyên-Tuyên Quang- Yên Bái, Tuyến đường sông Việt trì- Tuyên Quang- Hạ lưu thuỷ điện Tuyên Quang Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng giao thương để phát triển
Hệ thống điện: Tuyên Quang được cung cấp điện mua từ Trung Quốc theo tuyến điện 110 kV từ cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) đến trạm 110 kV Hà Giang, qua trạm Bắc Quang, qua đường dây 110 KV Bắc Quang-Hàm Yên cấp điện cho
2 trạm biến áp 110 kV của tỉnh là Tuyên Quang và Chiêm Hoá Ngoài ra Tuyên Quang
có thể nhận nguồn cung cấp dự phòng từ tỉnh Yên Bái ( nhà máy thuỷ điện Thác Bà)
và tỉnh Thái Nguyên(trạm 220 KV Thái Nguyên) qua đường dây 110KV Thác Bà - Thái Nguyên Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 613 trạm biến áp các loại; 1.447,8
km đường dây tải điện từ 6 KV - 35KV Tính đến hết năm 2005 đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt 84,5%
Thông tin liên lạc: Đến nay mạng lưới thông tin liên lạc tiếp tục phát triển, 100% trung tâm huyện, thị phủ sóng điện thoại di động, 100 % xã, phường, thị trấn có điện thoại, đạt mật độ 5,8 máy điện thoại/100 dân; 114/140 xã, phường, thị trấn có nhà bưu điện văn hoá xã; 100% số xã có thư báo trong ngày; 100% huyện, thị có trạm thu phát truyền hình, 80% dân số được nghe đài phát thanh; 75% dân số được xem truyền hình Phủ sóng di động tới các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ, khu đông dân cư và các tuyến quốc lộ
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tuyên Quang đã và đang tổ chức đầu tư xây dựng nhằm tăng số người được sử dụng nước sạch Những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư
Trang 37Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 36
xây dựng các công trình cấp nước tập trung và cấp nước nhỏ để cho nhân dân miền núi cao và nông thôn được sử dụng nước sạch
Hệ thống ngân hàng, tài chính: Hệ thống ngân hàng của Tuyên Quang bao gồm: Ngân hàng đầu tư , Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, có lực lượng nhân viên đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước (như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh…) với thời gian nhanh
Toàn tỉnh có 04 trường giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, gồm Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật, Trường Trung học Y tế và trường
Kỹ nghệ tỉnh Hàng năm, các trường có khả năng đào tạo hàng trăm giáo viên, cán bộ
y tế và hàng nghìn cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân lành nghề
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân Đến nay có 107 trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã Tỉnh có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến huyện; 100% các xã có trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa; có 105 trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ, tổng số giường bệnh khoảng 2.000 giường
Dân số năm 2009 là 727.505 người, với 22 dân tộc Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 387.992 người, chiếm 53,9%; trong đó lực lượng lao động trong công nghiệp chiếm khoảng 4,2%, ngành lâm, thuỷ sản chiếm 2,6%, dịch vụ chiếm 1% Trên 80% lực lượng lao động trong độ tuổi làm nông nghiệp và các nghề khác
Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế mạnh là trẻ, 51,8% có trình độ văn hoá trung học cơ sở và trung học phổ thông; Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ năm 2005: Toàn tỉnh có 10.096 người có trình độ Đại học, 80 thạc sỹ, 4 tiến sỹ ( trong đó: Sự nghiệp giáo dục-đào tạo có 6.188 giáo viên trình độ đại học, cao đẳng , có 60 giáo viên trình độ thạc sỹ, 4 giáo viên trình độ tiến sỹ; Sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân có 249 bác sỹ, dược sỹ trình độ đại học, 120 bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II và 5 thạc sỹ; Sự nghiệp văn hoá-thông tin-thể dục thể thao có 161 người trình độ đại học, cao đẳng và 3 thạc sỹ ; lĩnh vực kinh tế có 1.130 người có trình độ đại học, cao đẳng và 2 thạc sỹ .)
Năm 2001, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở Năm 2003 đã xoá thôn bản trắng về giáo dục mầm non và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi Năm 2004, thị xã Tuyên Quang đạt chuẩn phổ cập bậc trung học Đặc biệt, tỉnh thường xuyên đầu tư khuyến khích đào tạo, đào tạo lại nghề và dạy nghề cho người lao động; thực hiện đào tạo phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung
Trang 38Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 37
học cơ sở, Trung học phổ thông và thực hiện cơ chế đào tạo mở theo đơn đặt hàng đối với các trường chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh đảm bảo cho học sinh sau khi ra trường có tay nghề và trình độ chuyên môn vững chắc
Hàng năm tỉnh phối hợp với các trường Đại học trong nước mở thêm các lớp đào tạo tại chức theo các chuyên ngành nông, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và kinh tế tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hàng năm trên 11 %; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng: 30,7% tỷ trọng dịch vụ: 33,6% tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp: 35,7%
Năm 2006, hoàn thành phê duyệt các quy hoạch : quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020; quy hoạch các ngành, lĩnh vực chủ yếu : quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 , quy hoạch sử dụng đất đến năm 1010 và định hướng đến năm 2020, quy hoạch tổng thể cụm các khu công nghiệp-dịch vụ-đô thị Long Bình An, quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2010 có xét đến 2015, quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phân 3 loại rừng, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản, quy hoạch chung và điều chỉnh mở rộng quy hoạch thị xã Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, quy hoạch các khu du lịch, khu công nghiệp, quy hoạch tổng thể khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, quy hoạch ngành y tế, văn hoá, thể dục thể thao, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình, hệ thống thiết chế văn hoá, hệ thống chợ, cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, thuỷ lợi, thuỷ sản, kinh doanh xăng dầu
Với tổng diện tích tự nhiên 5.870,38 km2, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với cả nước, bình quân diện tích tự nhiên theo đầu người là 0,87 ha/người (năm 2004) Đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Diện tích đất nông nghiệp: 70.195 ha, chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng 445.848 ha, chiếm 76,16%, đất ở 5.156 ha và đất chưa sử dụng 26.765 ha
Đất đai Tuyên Quang được phân chia làm các khu vực sau:
- Khu vực núi cao phía Bắc: Gồm toàn bộ huyện Na Hang và các xã vùng cao của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn Diện tích toàn khu vực này chiếm
Trang 39Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 38
khoảng trên 50% diện tích tự nhiên của tỉnh, phù hợp với việc khoanh nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm – nông nghiệp
- Khu vực núi thấp: Gồm các xã phía Nam của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương Diện tích khu vực này chiếm 40% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồi núi ở đây có độ dốc phổ biến 100 đến 250, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác
- Khu vực đồi và thung lũng dọc sông Lô, sông Phó Đáy gồm thị xã Tuyên Quang và phần còn lại của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương với diện tích khoảng 10% diện tích tự nhiên của tỉnh Khu vực này đang và sẽ là địa bàn trọng điểm sản xuất công nghiệp, phát triển các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của tỉnh
Lâm nghiệp là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế của tỉnh Độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 63 % Đặc biệt rừng Tuyên Quang có một hệ thực vật rất phong phú với 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao có mạch,
đó là: hạt kín, thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp bát, dương xỉ, dây gắm Ngoài ra, còn có 207 loài cây gỗ cao từ 10 mét trở lên thuộc 60 họ, các loài dây leo thuộc 17 họ và có trên 20 loài thực vật bậc cao, thuỷ sinh thuộc các họ hoà thảo, cói, rong, tóc tiên, rong mái chèo,… Theo danh mục trong sách đỏ Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang có 18 loài thực vật quý hiếm như: Trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, pơ mu…
2.1.2 Những đặc điểm kinh tế - xã hội
Là một tỉnh đi lên từ nông nghiệp, trong những năm qua lực lượng lao động tập trung vào các ngành sau đây: Nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ, du lịch Tổng sản phẩm xã hội năm 2000 là 1.335,33 tỷ đồng bằng 0,47% GDP cả nước, đến năm 2005 tăng lên 2.246.784 tỷ đồng bằng 0,57% GDP cả nước, tăng 0,08% so với năm 2000 và đạt 4.755.346 triệu đồng vào năm 2006 Tốc độ tăng GDP chung của tỉnh
từ 1.472.920 tỷ đồng năm 2001 lên 3.697.598 tỷ đồng vào năm 2011 Tỷ trọng phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ của tỉnh trong những năm qua như sau:
- Chỉ tiêu phát triển của các ngành trong giá trị tổng sản phẩm xã hội của tỉnh hàng năm đều tăng; tốc độ phát triển cao nhất là năm 2004, kế đến là 2005 – 2006 – 2007-2008-2011; so với các ngành tốc độ phát triển của dịch vụ tăng lên đáng kể từ 112,60% năm 2001 tăng lên 117,10% năm 2011, tốc độ tăng trưởng đó thích ứng với định hướng phát triển theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trang 40Học viên: Lê Đăng Quang Lớp cao học QTKD 2010-2012 39
- Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Năm 2001 khu vực I chiếm 103,31%, khu vực II chiếm 124,89%
và khu vực III là 112,60% Đến năm 2005 cơ cấu này là du lịch 118,07%, công nghiệp và xây dựng 106,80%, nông nghiệp 106,45% Năm 2011 công nghiệp đóng góp vào GDP cao hơn theo mô hình dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp xây dựng và tỷ lệ lần lượt là: 107,23% - 119,18% - 117,10%
Bảng 2 1: Tổng GDP chỉ số phát triển phân theo các ngành kinh tế (so sánh 1994)
Công Nghiệp và Xây dựng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2011
Tốc độ tăng trưởng GDP có bước nhảy vọt , bình quân trong giai đoạn 1996-2000
là 8,68% tăng lên 11,04% trong giai đoạn 2003-2005, trong đó góp chủ yếu vào tăng GDP
là khu vực II (công nghiệp và xây dựng), chiếm 46,95% theo tỷ lệ tăng trưởng Trong giai đoạn 1996-2005 kinh tế tỉnh có sự tăng trưởng khá cao so với cả nước và các tỉnh trong vùng Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước, trong đó GDP nông nghiệp tăng 5,3%/năm, nhưng có xu hướng chậm dần, 5 năm sau thấp hơn 5 năm trước, do giới hạn về quỹ đất nông nghiệp cho phát triển quảng canh Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp và xây dựng đạt 17,31% với xu thế tăng ngày càng nhanh; các dịch vụ tăng khá ổn định, binh quân toàn thời kỳ là 11,54%