Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc.. Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh độn
Trang 1M t s bi n pháp tu t có th xu t hi n ộ ố ệ ừ ể ấ ệ trong đề đọ c hi u Ng v n ể ữ ă
Posted by Thu Trang On Tháng Mười 04, 2016 0 Comment
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ QUEN THUỘC
So sánh:
So sánh tư từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe
Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc
Bao giờ cũng công khai hai vế: Vế so sánh và vế được so sánh
Có những dạng sau:
A như B
VD:
Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
(Ca dao)
A bao nhiêu B bấy nhiêu
VD:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
(Ca dao)
A là B
VD:
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nằng xuống dòng song lấp loáng
(Tế Hanh)
A (giấu đi từ so sánh) B
VD:
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng non nước
(Tố Hữu)
Trang 2Ẩn dụ:
Ẩn dụ là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ đối tượng kia dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng
Ẩn dụ tu từ cũng giống như so sánh tu từ do đó người ta còn gọi là so sánh ngầm Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động, gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc
VD:
Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng
(Vũ Duy Thông)
Hoán dụ:
Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng
Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vế được biểu hiện không phô ra
Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động; gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc
Một số mối quan hệ logic khách quan thường được dùng để cấu tạo nên hoán dụ tu từ
Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
VD: Trước bộ óc vĩ đại tôi cúi đầu, trước trái tim vĩ đại tôi quì gối
(W.Goeth)
Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
VD:
Một tay gây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở song Ngô tung hoành
(Nguyễn Du)
Quan hệ giữa cái đựng và vật đượcchứa đựng
VD:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chin nhớ mười mong một người
(Nguyễn Bính)
Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật, hiện tượng và sự vật, hiện tượng
VD:
Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Trang 3Nắng mênh mang mấy nhịp Tràng Tiền
Em rất thật mà nắng thì hư ảo
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
(Thu Bồn)
Nhân hóa:
Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị những thuộc tính, hoạt động của người dùng để biểu thị hoạt động của các đối tượng khác loại dựa trên nét tương đồng về thuộc tính, về hoạt động giữa ngưởi và đối tượng không phải là người
Tác dụng: Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động; gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc
Gồm hai dạng sau:
Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là người
VD:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu
(Vũ Đình Liên)
Xem đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện
VD:
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
(Ca dao)
Thậm xưng (Khoa trương, phóng đại, ngoa dụ): Là biện pháp tu từ dùng sự cường
điệu quy mô, tính chất, mức độ,… của đối tượng được miêu tả so với cách biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng được miêu tả
VD:
Thò tay mà ngắt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ
(Ca dao)
Trang 4Nói giảm (Nhã ngữ, Khinh từ): là biện pháp tu từ dùng hình thức biểu đạt giảm bớt
mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh do những nguyên nhân tình cảm
VD:
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác Lê-nin thế giới người hiền
(Tố Hữu)
Các hình thức điệp:
Điệp phụ âm đầu: là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp
lại cùng một phụ âm đầu nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ
VD:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập nhưu là đất rung
(Tố Hữu)
Điệp vần: là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại
những âm tiết có phần vần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ
VD:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
(Lưu Trọng Lư)
Điệp thanh: là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi
lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc, nhằm mục đích tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ
VD:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Xuân Diệu)
Điệp ngữ
Là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc
Phân loại;
Trang 5Điệp ngữ nối tiếp (từ được lặp lại nối tiếp)
VD:
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hon ai
(Đoàn Thị Điểm)
Điệp ngữ cách quãng (từ được lặp lại có ngăn cách bởi các từ khác)
VD:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa!
(Trần Đăng Khoa)
Điệp cấu trúc: là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi
láy lại một số từ nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu; đồng thời bổ sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh; tạo cho toàn câu văn, câu thơ một vẻ đẹp hài hòa, cân đối
VD:
Anh trai cầm sung, chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để đánh trận cuối
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn
(Nguyễn Khoa Điềm)