Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Hồng, dân số trung bình năm 2014 là 1.158.100 người [8], vùng đồng bằng xen đồi thấp, không có rừng, không có núi và không có biển. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Là của ngõ phía đông của Thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua như: Cao tốc Hà Nội – Phải Phòng, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải phòng, Quốc lộ 5A, Quốc lộ 39A, Quốc lộ 38, Quốc lộ 39, Tỉnh lộ 195, Tỉnh lộ 200, Tỉnh lộ 202, Tỉnh lộ 203…[6]. Hưng Yên là tỉnh có rất nhiều điều kiện thuật lợi để phát triển thành một kinh kế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng của như cả nước nói chung. Tuy nhiên, đứng trước rất nhiều các điều kiện thuận lợi như vậy Hưng Yên vẫn chưa phát huy được hết những thế mạnh đã có. Theo Bảng xếp hạng chỉ số năng lục cạnh tranh cấp Tỉnh PCI năm 2015, Hưng Yên chỉ đứng thứ 56/63 tỉnh thành [9]. Sẽ có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng trong bài Tiểu luận này người viết chỉ để cập đến một nguyên nhân đó là “ Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Tỉnh Hưng Yên” dựa trên những kiến thức đã tích lũy và trên cơ sở tích góp các số liệu thực tế, các nguồn tại liệu trên internet, sách, báo. Trong quá trình hoàn thành bào tiểu luận, người viết xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.S Phan Thị Ngọc Bích, rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, đánh giá, đóng góp của cô, để bài tiểu luận hoàn thiện
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1 Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
1.1.2 Khái niệm lực lượng lao động
1.1.3 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
1.2 Vai trò nguồn nhân lực
2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Hưng Yên
2.1 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Hưng Yên
2.1.1 Thự trạng sức khỏe
2.1.2 Thực trạng trí lực
2.1.3 Thực trạng năng suất lao động
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá khác
2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Hưng Yên 2.2.1 Các mặt đạt được
2.2.2 Các mặt hạn chế
3 Đề xuất giải pháp
3.1 Mục tiêu
3.2 Giải pháp
PHẦN KẾT
DANH MỤC THAM KHẢO
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Hồng, dân số trung bình năm 2014 là 1.158.100 người [8], vùng đồng bằng xen đồi thấp, không
có rừng, không có núi và không có biển Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam Là của ngõ phía đông của Thủ
đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua như: Cao tốc Hà Nội – Phải Phòng, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải phòng, Quốc lộ 5A, Quốc lộ 39A, Quốc lộ 38, Quốc lộ 39, Tỉnh lộ 195, Tỉnh lộ 200, Tỉnh lộ 202, Tỉnh lộ 203…[6] Hưng Yên là tỉnh có rất nhiều điều kiện thuật lợi để phát triển thành một kinh kế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng của như cả nước nói chung
Tuy nhiên, đứng trước rất nhiều các điều kiện thuận lợi như vậy Hưng Yên vẫn chưa phát huy được hết những thế mạnh đã có Theo Bảng xếp hạng chỉ số năng lục cạnh tranh cấp Tỉnh PCI năm 2015, Hưng Yên chỉ đứng thứ 56/63 tỉnh thành [9] Sẽ có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng trong bài Tiểu luận này người viết chỉ để cập đến một nguyên nhân đó là “ Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Tỉnh Hưng Yên” dựa trên những kiến thức đã tích lũy và trên cơ sở tích góp các số liệu thực tế, các nguồn tại liệu trên internet, sách, báo
Trong quá trình hoàn thành bào tiểu luận, người viết xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.S Phan Thị Ngọc Bích, rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, đánh giá, đóng góp của cô, để bài tiểu luận hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 31 Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nguồn nhân lực Theo Liên Hợp Quốc thì “ Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có mối quan hệ tới phát triển của mỗi cá nhân va của đất nước” [5] [7]
Theo các nhà khoa học tham gia chương trình KX-07: “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động” [2] [7]
Theo giáo trình Nguồn nhân lực của trường Đại Học Lao động – Xã hội do PGS.TS Nguyễn Tiệp chủ biên thì “ Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động, oử nghĩa rộng nhất thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động” “ Với tư cách là khả năng đảm đương lao động chính của xã hội thì nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cua trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ( do pháp luật quy định )” [4, tr 7]
1.1.2 Khái niệm lực lượng lao động
Lực lượng lao động gồm “ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm ( lao động đang làm việc) và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang ở trong các tình trạng sau đây:
- Đang thất nghiệp;
- Đang đi học;
- Đang làm nội trợ trong gia đình mình;
- Không có nhu cầu làm việc;
- Những người thuộc tình trạng khác nhau nhưng chưa tham gia.” [4, tr 8] Khái niệm này dùng trong thống kê thị trường lao động không tính những người tham gia lực lượng vũ trang, mặc dù họ là những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động
1.1.3 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp về những người thuộc nguồn nhân lực được thể hiện ở các mặt sau đây:
- Sức khỏe;
- Trình độ văn hóa;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật (cấp trình độ được đào tạo);
- Năng lực kinh tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp (khả nưng thực tế về chuyên môn kỹ thuật);
- Tính năng động xã hội (khả năng sáng tạo, thishc ứng linh hoạt, nhay nhạy với công việc và xã hội; mức độ sẵn sàng tham gia lao động…);
- Phẩm chất đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc và môi trường làm việc…;
- Hiệu quả hoạt động lao động của nguồng nhân lực;
- Thu nhập, mức sống và mức độ thảo mãn nhu cầu cá nhân (nhu cầu vật chất và tinh thần) của con người
Trang 4Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, là tố chất, bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó luôn có sự vận động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như mức sống, dân trí của đân cư
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp: Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó
- Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó Bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiến vị trí quan trọng: Nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con người ngày càng trở nên quan trọng
- Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: Xã hội không ngừng tiến lên, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận.Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người
2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Hưng Yên
2.1 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Hưng Yên
2.1.1 Thực trạng sức khỏe
Sức khỏe của nguồn nhân lực phụ thuộc vào sức khở của dân cư, có sức khở lao động mới phát huy được trí tuệ, khả năng của mình trong lao động xã hội Sức khở là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần, Sức khở thể chất là sự cường tráng, năng lực lao động chân tay Sức khở tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ, khả năng tư duy thành hành động thực tiễn; khả năng thích ứng, đối phó với các biến động của môi trường xã hội Hiến chương của Tổ chức Y tế thế giới đã nêu: “ Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần chức không chỉ không có bệnh thạt hay thương tật”
Thực trạng sức khở của nguồn nhân lực tại tỉnh Hưng Yên được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu sau đây
i Tuổi thọ bình quân của dân số
Tuổi thọ bình quân của dân số sống trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng Năm
2004, tuổi thọ bình quân dân số là 72,9 tuổi Nhưng đến giai đoạn 2009- 2012 con
số này đã có bước chuyển biến đáng kể:
Bảng số 1: Mức tăng trưởng tuổi thọ bình quân dân số tỉnh Hưng Yên
Tuổi thọ bình
quân dân số (tuổi)
Nguồn Vũ Ngọc Ân, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người tỉnh Hưng Yên
Theo bảng số 1, tuổi thọ bình quân dân số của tỉnh năm 2012 cao hơn tuổi thọ bình quân cả nước năm 2012 là 73 tuổi [8] Tuổi thọ bình quân dân số tăng là
Trang 5một trong những thành tựu lớn liên quan tới những cải thiện về mức sống, chăm, sóc y tế, dinh dưỡng, phát triển kinh tế, an ninh xã hội… Tuy nhiên, Hưng yên
đang phải đối mặt với một thách thức to lớn đó là già hóa dân số Theo điều tra của Tổng cục DS-KHHGĐ thì Hưng Yên có chỉ số già hóa dân số cao với 50,8% (cả nước là 35,7%) Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên cho thấy, năm 2010, người cao tuổi (60 tuổi trở lên) của tỉnh là trên 117.000 người, chiếm 10,3% dân số toàn tỉnh Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ người cao tuổi của cả nước gần 1% Già hóa đồng nghĩa với sức lao động giảm, trong khi hệ thống công ăn việc làm, an sinh xã hội cho người cao tuổi vẫn chưa đáp ứng được Hơn nữa, phần lớn người già sống ở khu vực nông thôn, không có lương hưu và phải phụ thuộc vào con cái Trong tổng số người cao tuổi của tỉnh, người cao tuổi ở thành thị chỉ chiếm khoảng 12-13%, còn lại ở nông thôn từ 87-88% Số người được hưởng lương hưu cũng không nhiều Không những thế, chất lượng dân số vẫn còn thấp Tuổi thọ trung bình của người dân cao, nhưng số năm khỏe mạnh thấp cũng đang khiến người cao tuổi phải chịu gánh nặng về bệnh tật Nếu phân theo độ tuổi của người cao tuổi ở tỉnh thì ở độ tuổi 60-64 là 25% thì đến độ tuổi 80-84, số lượng giảm mạnh chỉ còn khoảng 12% và trên 85 tuổi là 10% .( Theo Báo điện tử Hưng Yên, ngày
21/11/2012)
ii Chỉ tiêu về y tế và bệnh tật
Các chỉ tiêu y tế, bệnh tật có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố cấu thành chật lượng nguồn nhân lực hiện tại cũng như trong tương lai Công tác y tế được chính quyền tỉnh Hưng Yên hết sức chú trọng đầu tư và phát triển, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực nói riêng cũng như toàn dân tại tỉnh nói chung Điều này được thể hiện rõ nét qua chi ngân sách của địa
phương qua các năm:
Bảng số 2: Chi ngân sách của địa phương dành cho y tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng chi 2.996.375 3.853.540 5.095.975 5.444.459 6.258.380 Chi sự
nghiệp y tế
170.073 234.152 343.346 400.298 797.359
Nguồn Trang số 51 sách Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2014 (2015), NXB Thống kê
Với những đầu tư đúng mức và hiệu quả, chất lượng y tế Tỉnh đã được cải thiện đáng kể:
Bảng số 3: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi tại Hưng Yên
DVT: 0/00
TS chết của trẻ em dưới 1t 12.9 13.4 13.0 12.9 12.4 Nguồn Trang web của Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/default.aspx? tabid=714
Trang 6Bảng số 4: Thống kê một số chỉ số y tế tỉnh Hưng Yên
tính
Cán bộ ngành
dược
Số ca mắc bộng
Ty lệ trẻ dưới 5
tuổi suy dinh
dưỡng
Số ng nhiễm
HIV
Số ng nhiễm
Số ng chết do
Số người già có
hoàn cành khó
khăn đc chăm
sóc
Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2014 (2015), NXB Thống kê Theo bảng số 2 thì số cán bộ trong ngành y và dược đều tăng đáng kể; Cơ
sở vật chất ngày càng được cải thiện; Số ca mắc bệnh dịch và trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm; Người già có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, chăm sóc
và bảo vệ tốt nhât Song bên cạnh đó số người nhiễm HIV/ADIS vẫn còn Nguyên nhân là do mặc dù chính quyền tỉnh đã có những bước đầu tư mạnh mẽ cho y tế nhưng sự đầu tư đó vẫn chưa tương xứng đối với những thực trạng, điều kiện hiện tại của tỉnh
2.1.2 Thực trạng về trí lực
i Trình độ học vấn
Trình độ học vấn có ý nghĩ rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là các tỉnh có dân cư sống đa số ở nông thôn như Hưng yên Theo niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2014 thì dân số sống ở vùng nông thôn chiếm 86,89% [3, tr23] Qua đó việc nâng cao trình độ học vấn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh
Hưng Yên có truyền thống hiếu học, thể hiện ở tinh thần ham học ở mỗi học sinh, mỗi nhà trường Đa số lao động trên địa bàn tỉnh đều biết chữ Năm
2014, tỷ lệ người trưởng thành biết chữ tại tỉnh là 98,00% [8] “Nhiều năm trở lại
Trang 7đây, Hưng Yên luôn đứng trong tốp đầu về giáo dục trên cả nước Hệ thống cơ sở giáo dục các cấp học, bậc học được phân bổ đều trên phạm vi toàn tỉnh, đáp ứng
cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân Sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành và toàn xã hội đã được ghi nhận khi Hưng Yên là một trong số ít tỉnh trên toàn quốc được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 trong năm học 2013-2014; số học sinh đi học đúng độ tuổi đạt tỷ lệ cao; trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao; tỷ lệ giáo viên đứng lớp bảo đảm theo quy định; chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường được nâng lên rõ rệt” Theo báo Hưng Yên, ngày 05/01/2015
Điều này có được là do chính quyền tỉnh đã có những bước đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục, nâng cao cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, thực hiện nhiều chương trình, chính sách thúc đẩy phát triển giáo dục đến người dân… Nền giáo giục phát triển mạnh mẽ sẽ là tiền đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh trong tương lai
ii Trình độ chuyên môn – kỹ thuật
Do đặc điểm của dân cư chủ yếu là nông thôn và trình độ văn hóa của tỉnh,
có thể nói trình độ chuyên môn – kỹ thuật nguồn nhân lực của tỉnh thấp
Bảng số 5: Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đang làm việc đã qua đào tạo tỉnh Hưng Yên
Tỷ lệ lđ đã
qua Đt
Nguồn Trang số 32 sách Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2014 (2015), NXB Thống kê
Theo bảng số 5 những con trên không chỉ phản ánh trình độ chuyên môn –
kỹ thuật nguồn nhân lực còn rất yếu và thiếu, mà nó còn phản ánh chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực của tỉnh còn rất nhiều hạn chế, đòi hỏi phải có sự vào cuộc và đầu tư đúng đắn của chính quyền tỉnh nhằm cải thiện trình độ chuyên môn kỹ thuật cả về mặt số lượng và chất lượng Nhưng cũng cho ta thấy sự chuyển biến tích cực của trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh dù còn thấp, đây có thể tín hiệu đáng lạc quan về hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong tương lai
Điều nảy xảy ra là do phần lớn dân cư của Hưng yên chiến chủ yếu là nông thôn; phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh; Sau khi tái thành lập năm 1997 Hưng Yên mất dần lợi thể vào Hải Dương; Năng lực cạnh tranh kém…
2.1.3 Thực trạng năng suất lao động
Những năm gần đây nhờ đẩy mạnh CNH-HĐH năng suất lao động của tỉnh
đã có bước chuyển biến rõ rệt nhưng vẫn còn rất thấp so với cả nước “Năm 2015, nông nghiệp đóng góp 13% tổng sản phẩm nội địa của tỉnh, công nghiệp-xây dựng đóng góp 49% và dịch vụ đóng góp 38% Lao động nông nghiệp chiếm 43% lao động toàn tỉnh, lao động công nghiệp-xây dựng chiếm 30% và lao động dịch
Trang 8vụ chiếm 27% Như vậy, năng suất lao động của nông dân chỉ bằng 18,4% năng suất lao động của công nghiệp-xây dựng và bằng 21,3% năng suất lao động của dịch vụ Hay nói một cách đơn giản, năng suất lao động nông nghiệp chỉ bằng 20% năng suất lao động bình quân của công nghiệp và dịch vụ Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ năng suất lao động nông nghiệp bằng 30-40% năng suất lao động công nghiệp-dịch vụ cả nước Tức là ở Hưng Yên, 5 người làm nông nghiệp thì mới tạo
ra giá trị gia tăng bằng 1 người làm công nghiệp hoặc dịch vụ, còn bình quân cả nước là 3 người “ Báo VietNamNet, ngày 01/05/2016
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá khác (Chỉ số HDI)
Dưới góc độ chỉ số HDI Hưng Yên đã có những bước tiến đáng kể Theo kết quả tính toán của Viện Khoa học Thống kê, năm 2010 chỉ số HDI của cả nước
là 0,735 và các chỉ số thành phần bao gồm: chỉ số tuổi thọ 0,799; chỉ số giáo dục 0,830; chỉ số thu nhập 0,577 Cũng theo Viện Khoa học thống kê, năm 2010 chỉ số HDI của tỉnh Hưng Yên đạt 0,749 xếp thứ 17 trong tổng số 63 tỉnh thành cả nước
So với năm 2008, vị trí xếp hạng HDI của tỉnh Hưng Yên trong cả nước tăng 7 bậc, từ vị trí thứ 24 lên vị trí thứ 17 [1]
Bảng số 6: Bảng xếp hạng HDI một tỉnh thành trên cả nước năm 2010
Nguồn Vũ Ngọc Ân, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển con người tỉnh Hưng Yên
So sánh HDI của tỉnh Hưng Yên với các tỉnh lân cận thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng ta thấy, chỉ số HDI của Hưng Yên xếp sau các tỉnh thành phố: Hà Nội , Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương và đứng trước các tỉnh: Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định Sở dĩ có điều này vì trong những năm qua Hưng Yên đã chú trọng đầu tư vào con người nói chung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Nâng cao chất lượng cuộc sống và giáo dục – đào tạo
2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng Nguồn nhân lực tại Tỉnh Hưng Yên 2.2.1 Các mặt đạt được
Trang 9Sau khi được tái thành lập vào năm 1997 Hưng Yên đã đạt được rất nhiều các thành tựu to lớn:
Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao Mặc phần lớn đân số Hưng Yên đều là nông thôn và chưa qua đào tạo, nhưng các năm gần đây tình trạng này đã được cải thiện rõ rệt cụ thể là theo bảng số 05, năm 2010 lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo ở Hưng Yên chỉ chiếm 12,99, đến năm 2014 con số này đã tăng lên 19,66% Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn vào việc phát triển nguồn nhân lực lâu dài trong tương lai của Tỉnh, tạo bước ngoặt cho phát triển kinh tế - xã hội, hiện thực hóa mục tiêu sớm đưa Hưng Yên trở thành một trung tâm kinh tế của Đồng bằng Sông Hồng nói riêng cũng như cả nước nói chung
Y tế được đầu tư, phát triển và không ngừng nâng cao Luôn phục vụ và đem đến cho người dân sự hài lòng nhất Điều này có tác động mạnh mẽ đến chất lượng nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai, khi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất
Hưng Yên tiếp tục duy trì vị trí nằm trong tốp đầu về giáo dục và đào tạo trên cả nước Hệ thống cơ sở giáo dục các cấp học, bậc học được phân bổ đều trên phạm vi toàn tỉnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân.Các trưởng đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghể… không ngưng được mở mộng và cả thiện, hàng năm cung cấp cho thị trường lao động Hưng Yên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn – kỹ thuật cao
HDI của tỉnh Hưng Yên luôn nằm trong nhóm các tỉnh thành phố có chỉ số cao nhất Hàng năm, chỉ số này luôn được cải thiện Chỉ số này cho thấy người dân Hưng Yên đang được hưởng một cuộc sống khá tốt trên 3 phương diện thu nhập, tuổi thọ và giáo dục
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân
Mặt dù là tỉnh nằm ở vùng trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Hồng, có mạng lưới giao thông thuận lợi, nhưng Hưng Yên vẫn chưa phát triển đúng với khả năng và tiềm năng của mình Nguồn lao động chất lượng cao còn rất ít Thiếu năng động sáng tạo trong lao động, chưa thích ứng được với kinh tế hị trường, khả năng hội nhập thị trường lao động quốc tế còn kém Thể trạng nguồn nhân lực của được cải thiện đáng kể Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao nhưng vẫn còn chậm, chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng và phát triển của doanh nghiệp Hầu hết các các lao động của của Hưng Yên trong các doanh nghiệp đều là những lao động chưa qua đào tạo trước khi đi làm, chủ yếu vẫn là những người đâ bị mất đất nông nghiệp phải đi làm thuê tại các doanh nghiệp
Điều này xuất phát từ nguyên nhân
Hưng Yên là một tỉnh thành có đến 86,89% dân số sống tại nông thôn (3,tr23 ) nên nguồn nhân lực chưa được qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn
Năm 1997, sau khi được tái thành lập từ Tỉnh Hải Hưng, Hưng Yên đánh mất lợi thế vào Hải Dương do lúc đó trung tâm Tỉnh Hải Hưng được đặt ở Hải Dương
Trang 10Phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh
Năng lực cạnh tranh của tỉnh thấp theo Bảng xếp hạng chỉ số năng lục cạnh tranh cấp Tỉnh PCI năm 2015, Hưng Yên chỉ đứng thứ 56/63 tỉnh thành 9
3 Giải pháp
3.1 Mục tiêu
Đưa Hưng Yên trở thành tỉnh Công nghiệp trước năm 2020 GDP đầu người năm 2020 là 75 triệu đồng, tương đương 3.390 USD Phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn – kỹ thuật, đáp ứng được nhu hết các nhu cầu của doanh nghiệp tại tỉnh về nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ - thuật Khắc phục các hạn chế về đào tạo nguồn nhân lực
Mục tiêu đến năm 2020 tiến hành xóa mù cho khoảng 3.400 người trong độ tuổi 15 - 60 tuổi, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 99,85 Trong đó tiến hành xóa mù cho khoảng 1.650 người trong độ tuổi từ 15 - 35, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 99,95% Có 90% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ Có 100% huyện, thành phố và 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn chống mù chữ giai đoạn 2013-2020.(Theo cồng
thông tin điện tử Hưng yên)
3.2 Đề xuất giải pháp
3.2.1 Nâng cao thể lực nguồn nhân lực
Đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân để cải thiện dinh dưỡng nhà ở, môi trường sống cho người dân lao động Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua, lực lượng lao động lớn, là những lợi thế mà không phải tỉnh nào cũng có Do vậy, cần quy hoạch lại các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ hiện có trên địa bàn tỉnh
Mở rộng và quy hoạch mới các khu công nghiệp tập chung, phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững Phát triển công nghiệp nông thôn Cải thiện chính sách thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, dần lấp đầy các khu công nghiệp Tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ: Du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, bưu điện, xuất khẩu lao động, xúc tiến thương mại Tạo môi trường thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ mới: Tài chính, thị trường vốn, kinh doanh bất động sản
Tăng cường đầu tư cho y tế chuyên sâu, ưu tiên tập chung cho y tế cơ sở Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế với nhiều bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế Đầu tư nâng cấp đồng bộ, hệ thống khám chữa bệnh phù hợp với chức năng nhiệm
vụ của từng tuyến, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã Nâng cao hiệu quả chẩn đoán, phát hiện bệnh Tăng cường năng lực y tế
dự phòng, không để dịch bệnh lớn xảy ra Đẩy mạnh công tác xã hội hoá y tế