1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn

40 1,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 217,24 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ KHÁI QUÁT VỀỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN 5 1. Cơ sở lý luận về văn hóa công sở 5 1.1. Khái niệm văn hóa công sở 5 1.1.1. Văn hóa là gì? 5 1.1.2. Thế nào là công sở? 6 1.1.3. Văn hóa công sở là gì? 6 1.2. Những biểu hiện của văn hóa công sở 7 1.3. Vai trò của văn hóa công sở 7 2. Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 10 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn 10 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn 11 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 13 Chương 2THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂNHUYỆN SÓC SƠN 16 2.1. Hành vi ứng xử tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 16 2.2. Tác phong làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 18 2.3. Trang phục 18 2.4. Quản lý và sử dụng thời gian nơi công sở 19 2.5. Trách nhiệm đối với công việc tại Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn 21 2.6. Bố trí, bài trí khuôn viên công sở 22 Chương 3ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠIỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN 24 3.1. Đánh giá thực trạng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 24 3.1.1. Ưu điểm 24 3.1.2. Hạn chế 25 3.1.3. Giải pháp 26 KẾT LUẬN 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO 34 PHỤ LỤC 

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây chính là bài nghiên cứu do chính tôi thực hiện, làthành quả thực sự từ công sức nghiên cứu của bản thân tôi qua quá trình quan sát,tìm tòi, khảo sát thực tế công tác văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện SócSơn, thành phố Hà Nội

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đến với đề tài nghiên cứu Văn hóa công sở - một đề tài không còn quá mới

mẻ đối với nền hành chính của nước ta hiện nay, tuy nhiên không vì thế mà đề tàinày đơn điệu, khô khan và không có nhiều điều để bàn luận Đề tài này theo tác giảđược coi là một đề tài hay, có nhiều điều đáng để suy ngẫm, từ những nội dungquen thuộc, đơn giản của văn hóa công sở có thể nói lên nhiều vấn đề trong cuộcsống

Đề tài nghiên cứu văn hóa công sở trong cơ quan hành chính không còn đơngiản chỉ là nói lên thực trạng vấn đề văn hóa công sở hiện nay tại các cơ quan, màthông qua việc nói lên thực trạng văn hóa công sở hiện nay còn là những cảnh báođối với nền hành chính của nước ta hiện nay, khi mà một lượng không nhỏ nhữngngười làm việc tại các cơ quan công sở đang không nghiêm túc chấp hành nhữngchuẩn mực công sở, coi nhẹ văn hóa công sở Và đó cũng là sự đánh tiếng cho các

cơ quan công quyền, không thể coi nhẹ những chuẩn mực của văn hóa, đặc biệt lànhững chuẩn mực của văn hóa công sở, bởi chính những chuẩn mực này góp phầnhình thành nên một nền hành chính vững mạnh, tân tiến, trong sạch thúc đẩy sựphát triển của đất nước Yêu cầu đặt ra đòi hỏi những nhà lãnh đạo, những ngườiđứng đầu những cơ quan quản lý nhà nước cần có sự quan tâm, vào cuộc để vănhóa công sở thực sự mang trong mình tầm quan trọng đáng có của nó, nhận thứcđược tầm quan trọng sẽ giúp những cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm túc văn hóacông sở

Để thực hiện tốt đề tài này, phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của anh, chị, côchú làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn, đã giúp đỡ và tạo những điềukiện thuận lợi để tác giả có thể có những tư liệu thực hiện đề tài nghiên cứu này

Đặc biệt, để hoàn thiện bài nghiên cứu tác giả xin được gửi lời cảm ơn chânthành nhất đến giảng viên trực tiếp phụ trách và hướng dẫn bộ môn Phương phápnghiên cứu khoa học - TS Lê Thị Hiền đã có những sự chỉ dẫn sát sao và tận tình

để tác giả có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN 5

1 Cơ sở lý luận về văn hóa công sở 5

1.1 Khái niệm văn hóa công sở 5

1.1.1 Văn hóa là gì? 5

1.1.2 Thế nào là công sở? 6

1.1.3 Văn hóa công sở là gì? 6

1.2 Những biểu hiện của văn hóa công sở 7

1.3 Vai trò của văn hóa công sở 7

2 Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 10

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn 10

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn 11

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 13

Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN 16

2.1 Hành vi ứng xử tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 16

2.2 Tác phong làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 18

2.3 Trang phục 18

2.4 Quản lý và sử dụng thời gian nơi công sở 19

2.5 Trách nhiệm đối với công việc tại Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn 21

2.6 Bố trí, bài trí khuôn viên công sở 22

Chương 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN 24

3.1 Đánh giá thực trạng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn 24 3.1.1 Ưu điểm 24

3.1.2 Hạn chế 25

3.1.3 Giải pháp 26

KẾT LUẬN 31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa công sở hiện nay không còn là khái niệm quá xa vời với tất cả mọingười, lại càng rất quen thuộc với những người làm việc tại các cơ quan hànhchính, bởi hiện nay xu hướng làm việc tại các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp là rấtlớn

Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào đi vào hoạt động hiện nay cũng đều đưa ra cho

cơ quan mình những quy định, những bộ quy tắc về lề lối, tác phong làm việc vàbao hàm trong đó có những vấn đề về văn hóa công sở

Văn hóa là một thuật ngữ có rất nhiều cách hiểu, nó kết tinh từ thực tiễncuộc sống và lịch sử phát triển của loài người, do đó có thể nói văn hóa là điềukhông thể thiếu và luôn tồn tại cùng với cuộc sống của con người Văn hóa công sởchỉ là một khía cạnh của văn hóa cuộc sống Nhưng có thể thấy rằng môi trườngnào cũng sản sinh ra những đặc thù văn hóa khác nhau, không thể không có sự tồntại của văn hóa được, và trong thế giới mà sự phát triển của kinh tế thị trường, sựhội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, cái thời điểm mà các tòa cao ốc mọc lên nhưnấm để phục vụ hoạt động cho các cơ quan tổ chức như hiện nay thì không thể nào

có thể thiếu được văn hóa công sở trong đó Văn hóa công sở chính là thước đo giátrị văn hóa của những con người làm việc tại môi trường công sở Văn hóa công sởcủa mỗi cơ quan tổ chức khi đưa ra để quy định, để thực thi có thể có sự khác nhautrong câu từ nhưng nhìn chung nội dung và tinh thần của nó vẫn quy về một mối

đó là đem đến những chuẩn mực cho con người tại nơi công sở cũng như là trongchính cuộc sống của họ

Chính vì thế ta có thể thấy rằng văn hóa là phạm trù rất quan trọng, văn hóacông sở cũng quan trọng không hề kém Thử tưởng tượng rằng trong cuộc sốngcủa chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của văn hóa, trong môi trường công sởkhông áp dụng những quy định về văn hóa công sở thì cuộc sống của con ngườitrong cuộc sống liệu sẽ ra sao? Chính là sẽ trở thành những sinh vật không cónguồn cội, không có bản sắc của riêng mình, con người lúc này cũng không khácnhững sinh vật khác là mấy, và có thể khẳng định nếu không có văn hóa con người

Trang 6

không thể phát triển đến một thứ bậc như ngày nay Những hoạt động của conngười diễn ra một cách tự do, không hề có quy luật, không có sự ràng buộc, không

có những quy định, và vì thế môi trường công sở cũng không có sự thống nhất, hỗnloạn, chồng chéo và không có sự hiệu quả trong hoạt động của tổ chức

Khi văn hóa được chú trọng thì văn hóa công sở cũng là yếu tố rất đượcquan tâm Nó được hình thành trong hoạt động của các cơ quan Từ những thóiquen rất đỗi thường nhật, người ta cho rằng môi trường nào cũng cần phải cónhững quy định riêng, hình thành những nét văn hóa riêng đó chính là thước đocho chính những hành động của con người Cũng từ đó mà hành vi của con ngườiđược nhận định một cách rõ nét hơn, sự đánh giá cũng dễ dàng hơn Con ngườilàm việc hiệu quả và đi vào kỷ cương hơn, từ đó tạo ra tính chuyên nghiệp ngàycàng cao của con người, góp phần tạo nên thành công và sự phát triển cho tổ chứccũng như cho đất nước

Văn hóa công sở ngày càng trở thành một trong những mối quan tâm xuấthiện trong hoạt động của những cơ quan tổ chức, khi có những cái nhìn đúng đắn,

có những quy định cụ thể và rõ ràng, thì khi ấy văn hóa trong công sở sẽ thực sựtrở thành chuẩn mực nơi công sở, làm tốt điều này sẽ góp phần giúp đất nước taphát triển theo hướng hiện đại hóa bắt nhịp được với xu hướng của toàn cầu

Viết về nội dung công tác văn hóa công sở, nhìn chung đã có nhiều bài viết,nhiều tác giả tham gia nghiên cứu tuy nhiên chưa có nhiều cuốn sách hoặc côngtrình khoa học nào được công bố rộng rãi mà chủ yếu vẫn chỉ là những bài viếtngắn, những bài tiểu luận Tuy nhiên viết về văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dânhuyện Sóc Sơn thì chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu

Bản thân tôi đang là một nhân viên làm công tác văn phòng, đồng cũng làmột sinh viên của khoa Quản trị văn phòng, nhận thấy sự cần thiết về sự chú trọngvăn hóa công sở tại cơ quan hành chính nói chung và văn hóa công sở tại Ủy bannhân dân huyện Sóc Sơn nói riêng, tôi xin chọn đề tài “Văn hóa công sở tại Ủy bannhân dân huyện Sóc Sơn” làm đề tài nghiên cứu

Trang 7

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài : “Văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn” thì:Đối tượng nghiên cứu: chính là văn hóa công sở

Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn –Thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 2015-2016

3 Lịch sử nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tác giả đã tìm đọc các tác phẩm:

Cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của PGS.TS Trần Ngọc Thêm;Cuốn cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở, của tác giả Vũ BáĐức, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin;

4 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lý luận về văn hóa công sở và khái quát về Ủy ban nhân dânhuyện Sóc Sơn

Thực tiễn về thực trạng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc SơnĐánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóacông sở tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp

để làm rõ những vấn đề của đề tài:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu;

Phương pháp quan sát;

Trang 8

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo (và phục lục), các văn bản, đề tàiđược kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công sở và khái quát về Ủy ban nhândân huyện Sóc Sơn

Chương 2: Thực trạng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn Chương 3: Đánh giá thực trạng văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân huyệnSóc Sơn

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ KHÁI QUÁT VỀ

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN

1 Cơ sở lý luận về văn hóa công sở

1.1 Khái niệm văn hóa công sở

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống, loàingười mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoahọc, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức

là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểuhiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống,

và đòi hỏi của sự sinh tồn” [2, tr.431]

Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm “văn hóa là một hệ thống các giá trị vậtchất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thựctiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xãhôi” [3, tr.10]

Với những ý nghĩa đó, văn hóa có mặt ở mọi nơi, ở mọi hoạt động sản xuất

Trang 10

vật chất, tinh thần của con người Có thể nói văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất

và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy, bảo tồn, duy trì và phát triển theodòng lịch sử phát triển của nhân loại

để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, củacộng đồng

1.1.3 Văn hóa công sở là gì?

Văn hóa công sở là hệ thống các giá trị hình thành trong quá trình hoạt độngcủa công sở tạo nên niềm tin, giá trị và thái độ của các thành viên làm việc trongcông sở ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động củacông sở trong thực tiễn

Như vậy, văn hóa công sở là một dạng đặc thù của văn hóa xã hội bao gồmtổng thể các giá trị, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xử trong hoạt động công sở

mà các thành viên trong công sở cùng tiếp nhận để ứng xử với nhau trong nội bộcông sở và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệ thống quan hệ thứ bậc mangtính quyền lực và tính xã hội

Văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, làthành quả trí tuệ sáng tạo của con người, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dântộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử

Trang 11

1.2 Những biểu hiện của văn hóa công sở

Ứng xử nơi công sở

Tác phong làm việc trong công sở

Trang phục

Việc quản lý và sử dụng thời gian nơi công sở

Trách nhiệm đối với công việc

Bố trí, bày trí khuôn viên công sở

1.3 Vai trò của văn hóa công sở

Thứ nhất, văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ

hành chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình:

Văn hóa công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thôngqua quá trình giao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực, giátrị văn hóa mà cả hai bên cùng tham gia vào Mối quan hệ ứng xử giữa người dânvới cán bộ, công chức, viên chức và giữa các thành viên trong công sở với nhauphải được cân bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa

Văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân biếtphương hướng, giúp họ nhanh chóng nắm được cách thức thực hiện công việc củacác bên và giúp công việc được thực hiện nhanh chóng do có sự hợp nhất từ haiphía đó là người dân và cán bộ, công chức

Giữa những chuẩn mực về văn hóa công sở, các cán bộ, công chức làm việctại công sở và công dân có điều kiện tự chấn chỉnh các hành vi, thái độ, tác phonglàm việc, và đồng thời cũng hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân mình đối vớinhà nước với nhân dân

Thứ hai, văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho

con người:

Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình là mộtnghệ thuật Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật chất vàtinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng, … Từ đó phát triển tinhthần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào sự pháttriển, cải cách nền hành chính công

Trang 12

Sống và làm việc tại môi trường công sở không hề đơn giản chỉ là làmnhững công việc đã được phân công phụ trách, mà còn là việc đối nhân xử thế giữanhững con người trong công sở với nhau giống như một xã hội thu nhỏ vậy, vì thế

để tồn tại tốt trong môi trường công sở, và vươn lên một cách toàn diện thì cầnphải tuân thủ và làm tốt những chuẩn mực trong văn hóa công sở, người thực hiệntốt văn hóa công sở chính là những người thông minh, nhanh nhạy và khôn khéo,cũng là những người có tính kỷ luật cao, ý thức được tầm quan trọng của công việc

và văn hóa trong công sở Ngược lại những ai còn thể hiện cái tôi của mình quá đà,làm việc và hành xử chưa có khuôn phép trong môi trường công sở thì cũng chínhvăn hóa công sở sẽ giúp họ phát triển hơn về mặt tinh thần và nhân cách cho chínhhọ

Sống để làm vừa lòng tất cả mọi người trong môi trường làm việc và xã hộikhông hề dễ dàng ngược lại rất khó khăn, chắc chắn ai cũng muốn mình trở thànhmột phần không thể thiếu của xã hội, của cuộc sống Chính những chuẩn mực vềvăn hóa sẽ giúp con người ngày càng hoàn thiện, trở thành những công dân có ích

và mẫu mực Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện tốt được những chuẩn mựctrong công sở, trong cuộc sống

Thứ ba, văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người:

Giá trị là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở Giá trịcủa văn hóa công sở cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là:

Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;

Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;

Chia sẻ các giá trị giúp con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;

Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức, viên chứctránh được hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính vớingười dân;

Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưng vẫnđảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt động của công

sở thuận lợi hơn

Văn hóa chính là yếu tố tác động toàn diện và lâu dài đến sự phát triển của

Trang 13

xã hội loài người, văn hóa công sở chính là yếu tố tác động mạnh mẽ và toàn diệnđến sự phát triển của những con người làm việc tại công sở Chính vì thế văn hóacông sở đem lại giá trị toàn diện cho con người, tuy chỉ được áp dụng trong môitrường công sở nhưng sức ảnh hưởng của văn hóa công sở lại không chỉ dừng lại ởmôi trường công sở, không chỉ được áp dụng chỉ khi làm việc tại công sở mànhững giá trị của nó còn tồn tại và được vận hành cả trong cuộc sống thường nhậtcủa những con người làm việc tại công sở này.

Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng trang phục sao cho đúng, sao cho lịch sự

mà văn hóa công sở còn đem đến cho những con người làm việc trong công sởnhững chuẩn mực về cách ứng xử giữa những thành viên trong cơ quan, tổ chức;tác phong làm việc; và còn là thái độ và trách nhiệm của chính họ đối với côngviệc, với cơ quan, tổ chức mà họ đang phục vụ

Tất cả những điều này đều mang đến những giá trị vô cùng lớn trong cuộcsống của chính những người thực hiện văn hóa công sở

Thứ tư, văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con

người:

Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ củamỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chứcđối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ

và cung cấp dịch vụ công

Trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị - hànhchính mang đậm màu sắc văn hóa nhân bản (cái chân), nhân ái (cái thiện) và nhânvăn (cái mỹ) là sự kết nối những giá trị truyền thống đến hiện đại Con ngườikhông ngừng học tập, sáng tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại - đó lànhững yếu tố cấu thành văn hóa công sở, đồng thời khẳng định vai trò của văn hóatrong sự phát triển của mỗi cơ quan, công sở hiện nay

Thực tế đã chứng minh không thể coi nhẹ nhân tố con người trong sự pháttriển của các cơ quan, công sở Nói đến con người chính là nói đến văn hóa, vì toàn

bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực và tinh thần của conngười Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việc thúc đẩy mọi hoạt động của công

Trang 14

sở như xây dựng hệ thống thi đua - khen thưởng công bằng, minh bạch, tạo ra bầukhông khí làm việc phát huy tối đa sự sáng tạo, cống hiến của cán bộ, công chức,viên chức, tạo động lực làm việc hăng say… sẽ kích thích, loại bỏ được sức ỳ trongcông việc.

Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò của công

sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính Một công sởchỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan hệ tốt giữacán bộ, công chức, viên chức trong công việc, các chuẩn mực ứng xử, các nghithức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài cơ quan

Thứ năm, văn hóa công sở đóng vai trò là mục tiêu để phát triển công sở:

Khi thế giới ngày một phát triển, công nghệ hiện đại thay thế những cáitruyền thống, thì văn hóa vẫn là yếu tố còn tồn tại mãi với thời gian, và vẫn tiếp tụccùng với thời gian làm nên những lịch sử mới, văn hóa công sở tồn tại ở tất cả mọi

cơ quan hành chính trên toàn thế giới, có điều ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng cónhững nơi văn hóa công sở rất được chú trọng và ngày càng có nhiều bước pháttriển, trong khi đó lại có những quốc gia chưa thực sự chú trọng tới việc đầu tưphát triển cho một nền văn hóa công sở Thực tế chứng minh rằng đầu tư cho việcphát triển văn hóa công sở là sự đầu tư không bao giờ thua lỗ, đó là một sự đầu tưthông minh và đi trước thời đại bởi văn hóa thì không bao giờ mất đi, văn hóa công

sở lại chính là nhân tố quan trọng đem đến một nền hành chính vững mạnh và làmnên sự phát triển của bộ máy nhà nước Do đó văn hóa công sở chính là một trongnhững mục tiêu quan trọng để phát triển công sở

2 Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn

Lịch sử:

Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc vàKim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, được hợp nhất lấy tên mới là huyện Sóc Sơn từtháng 10 năm 1977, đến tháng 12 năm 1977 huyện Sóc Sơn chuyển về thuộcThành phố Hà Nội Đây là vùng đất có lịch sử lâu đời vời nhiều truyền thống vănhóa có giá trị

Trang 15

Địa lý:

Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc, cách trung tâm Thành phố Hà Nộihơn 30km Ngoài ráp danh với huyện Mê Linh và Đông Anh của Hà Nội, huyệnSóc Sơn còn giáp huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), huyện Yên Phong (Bắc Ninh),Thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc), huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) Huyện Sóc Sơn có 25

xã và một thị trấn với diện tích tự nhiên là 306.51km2

24 Xã Nam Sơn25.Xã Bắc Sơn

26 Thị trấn SócSơn

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn

Vị trí, chức năng của UBND huyện Sóc Sơn

Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn là cơ quan chấp hành của HĐND huyệnSóc Sơn, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do HĐND cùng cấp bầu ra,chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp, nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương,biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện cácchính sách khác trên địa bàn

Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn thực hiện chức năng quản lý nhà nước ởđịa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hànhchính Nhà nước từ trung ương tới cơ sở UBND huyện Sóc Sơn thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Tổ chức

Trang 16

Chính quyền địa phương ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Sóc Sơn

Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các biện pháp thựchiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, đảm bảo trận tự, an toàn xã hội, đấu tranhphòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, phòng chống quan liêu,tham nhũng trong phạm vi; các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo

hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp phápkhác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; biện pháp đểthực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, quyếtđịnh việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện

Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện

Tổ chức thực hiện ngân sách huyện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địabàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện;điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩnquyết toán ngân sách địa phương Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự

án của huyện theo quy định của pháp luật

Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế

-xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân

cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệmôi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp vàpháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoahọc, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xãhội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tưpháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy

Trang 17

Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thựchiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Sóc Sơn

Phụ lục 01 sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Sóc Sơn

Phụ lục 02: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND – UBND huyện Sóc Sơn.

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn

Vị trí, chức năng của Văn phòng HĐND – UBND huyện

Văn phòng HĐND - UBND huyện Sóc Sơn là cơ quan chuyên môn trựcthuộc UBND huyện Sóc Sơn thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp, giúp việc

và đảm bảo hậu cần cho Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch và các Phó Chủtịch UBND huyện Cung cấp thông tin phục vụ quản lý, hoạt động, điều hành chỉđạo của Thường trực HĐND, UBND, Lãnh đạo huyện và các cơ quan Nhà nước ởđịa phương Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND, UBNDhuyện

Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐND – UBND huyện Sóc Sơn

Tham mưu xây dựng các chương trình làm việc, kế hoạch công tác tháng,quý, sáu tháng và cả năm của HĐND, Thường trực HĐND, UBND, lãnh đạohuyện Giúp Thường trực HĐND, UBND huyện tổ chức theo dõi, đôn đốc các cơquan chuyên môn thuộc UBND huyện, HĐND và UBND các xã, thị trấn thực hiệncác chương trình, đề án, kế hoạch công tác sau khi được ban hành

Soạn thảo các chương trình, đề án được giao Theo dõi, đôn đốc các phòngban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn trong xây dựng các đề án, tham gia ý kiến

và thẩm định nội dung, hình thức, thể thức các đề án trước khi trình UBND huyệnxem xét, quyết định

Bảo đảm việc thu thập, cung cấp thông tin, xử lý thông tin thường xuyên,kịp thời, chính xác, phục vụ cho công tác của HĐND và UBND, Thường trựcHĐND và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND huyện Thực hiện chế độ thông

Trang 18

tin báo cáo định kỳ, đột xuất được giao.

Giúp HĐND, UBND huyện đảm bảo quan hệ công tác giữa UBND vớiHĐND với Huyện uỷ và các đoàn thể quần chúng Tổ chức phục vụ các hoạt độngcủa đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND Thành phố, HĐND huyện

Giúp Thường trực HĐND, UBND huyện tiếp nhận và giải quyết đơn thưkhiếu nại, tố cáo của công dân trong phạm vi quản lý của Văn phòng Tiếp dân vàgiải quyết những yêu cầu của tổ chức, công dân theo chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn được giao

Phối hợp với các cơ quan chức năng phổ biến và tập huấn triển khai thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật đến các phòng ban, UBND các xã, thị trấn vàtheo dõi, đôn đốc thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật đó

Phối hợp với các đơn vị liên quan để chuẩn bị nội dung và phục vụ các kỳhọp HĐND, các phiên họp UBND huyện, các cuộc họp và làm việc của Thườngtrực HĐND, UBND, lãnh đạo huyện với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân.Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho các hoạt động củaHĐND và UBND huyện

Chuẩn bị các báo cáo của UBND huyện, tổ chức soạn thảo và quản lý các hồ

sơ, biên bản các phiên họp của UBND, các cuộc họp, làm việc của Chủ tịch, Phóchủ tịch UBND huyện

Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của Thường trực HĐND, UBNDhuyện đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và các quy định của phápluật Tổ chức, quản lý công tác văn thư, lưu trữ, hành chính của Thường trựcHĐND, UBND huyện Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộcUBND huyện, HĐND và UBND các xã, thị trấn về nghiệp vụ hành chính thốngnhất trong toàn huyện theo quy định của pháp luật Hướng dẫn các phòng, ban, cácđơn vị, xã, phường, thị trấn thực hiện công tác văn thư lưu trữ

Trực tiếp tham mưu cho Thường trực HĐND, UBND huyện giải quyết cácvấn đề liên quan đến công tác dân tộc,tôn giáo trên địa bàn huyện

Quản lý tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức, kinh phí, tài sản, vật tư, hànghóa được giao, thuộc biên chế của Văn phòng theo đúng quy định của Nhà nước

Trang 19

Thực hiện những nhiệm vụ và lĩnh vực công tác khác được Thường trựcHĐND và UBND, lãnh đạo huyện giao.

Được ký những văn bản theo quy đinh hoặc được sự ủy quyền của UBND,lãnh đạo UBND

TIỂU KẾT

Nội dung chương 1 bao hàm những vấn đề mang tính tiền đề, đóng vai tròlàm nền tảng cho những nội dung tiếp theo của các chương sau Giúp người đọcnắm được cơ sở lý luận về văn hóa công sở và khái quát về Ủy ban nhân dânhuyện Sóc Sơn, từ những cơ sở lý luận về văn hóa công sở này tác giả sẽ đi sâuvào nghiên cứu thực trạng văn hóa công sở của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơntại chương 2

Chương 2

Trang 20

THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN SÓC SƠN

Công sở là nơi cán bộ công chức (CBCC) hàng ngày tiếp xúc và giải quyếtnhững công việc liên quan đến người dân Vì vậy, từ nề nếp đến phong cách làmviệc và thái độ tiếp cận của đội ngũ CBCC đều ảnh hưởng đến hiệu quả công việc

và hiệu lực quản lý nhà nước

Bên cạnh những yếu tố mang tính chuyên môn, kỷ thuật tác động trực tiếpđến hiệu quả giải quyết công việc của người dân thì yếu tố văn hóa công sở giữmột vai trò rất quan trọng Môi trường làm việc, thái độ phục vụ cũng như cáchthức giao tiếp, ứng xử đối với người dân của đội ngũ CBCC sẽ tạo nên bầu khôngkhí bình đẳng thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hành chính với côngdân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính hiện đại

Văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa CBCC

- người đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với công dân và giữa CBCC vớinhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động công

vụ Khi văn hóa công sở của CBCC được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xửcủa công dân đến công sở làm việc chắc chắn cũng sẽ được nâng cao Văn hóacông sở còn là biểu hiện nổi bật của một xã hội văn minh, mọi hoạt động công vụđều có nề nếp, kỷ cương; mỗi người công chức đều thấy rõ trách nhiệm của mình

và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao

2.1 Hành vi ứng xử tại Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn

Ứng xử trong cuộc sống xưa nay được cho là rất quan trọng, thể hiện sựkhéo léo, hiểu biết, và tính cách của từng cá nhân Ứng xử nơi công sở không chỉthể hiện bộ mặt riêng của cá nhân đó mà còn là bộ mặt của cả cơ quan, tổ chức.Công sở là nơi công dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong ngành…đến liên hệ, công tác Vì vậy, vấn đề giao tiếp, ứng xử trong công sở của cán bộ,công chức trong cơ quan luôn được các cấp, các ngành quan tâm

Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn là một cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương thực hiện chức năng quản lý ở nhà nước ở địa phương, nhận thức đượcchức năng, nhiệm vụ của cơ quan, các cán bộ, công chức làm việc tại UBND luôn

Ngày đăng: 04/10/2016, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w