4,0 điểm * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
ĐỀ THI THỬ
KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Phần II Làm văn (7,0 điểm)
Câu 2 (4,0 điểm) NLVH
Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, tiêu biểu cho phong cách về nhiều mặt của nhà thơ,
đồng thời cũng là thành tựu lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 Anh (chị) hãy:
1 Trình bày những đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu được thể hiện trong đoạn trích của bài thơ trong sách giáo khoa.
2 Phân tích vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên trong bài Việt Bắc.
-Hết -HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 2 (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo
lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
− Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được
ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân
− Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn
− Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
− Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
+ Những đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
+ Vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên trong bài Việt Bắc.
− Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung
− Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình
tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
− Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
1 Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu qua đoạn trích Việt Bắc: Có ba đặc điểm cơ bản thể
hiện trong đoạn trích Việt Bắc như sau:
- Trước hết, ông là nhà thơ của lẽ sống, tình cảm, niềm tin lớn Quả thật, những lẽ sống, tình
cảm, niềm tin được đề cập trong bài Việt Bắc không giới hạn trong phạm vi cá nhân nhỏ hẹp
mà có tính chất đại diện cao:
+ Nỗi nhớ được bày tỏ trong Việt Bắc là nỗi nhớ nhung của mọi người kháng chiến, mọi
người Việt Nam yêu nước đối với quê hương cách mạng
Trang 2+ Tố Hữu đã dành những vần thơ xúc động để nói về Đảng và Bác Hồ Niềm tin vào Đảng, Bác cũng là một niềm tin lớn giúp người Việt Nam có thêm sức mạnh, vượt qua mọi thử thách mà chiến thắng
+ Mọi sự kiện chính trị lớn của đất nước Mọi giai đoạn phát triển của cách mạng đều được phản ánh chân thực trong thơ Tố Hữu
- Thơ Tố Hữu thường nói về chuyện chính trị, chuyện cách mạng bằng một giọng điệu rất ngọt ngào và ông cũng là người say sưa đề cao phẩm chất ân nghĩa thủy chung mang tính truyền thống của con người Việt Nam
- Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc với thể thơ lục bát truyền thống, kết cấu bài thơ là sự học tập, sáng tạo kết cấu đối đáp của con người Việt Nam Ngôn ngữ thơ giàu tính biểu cảm được lấy
từ lời ăn tiếng nói của nhân dân như mình với ta được vận dụng cực kì đắc địa Những cách ví von, dùng hình ảnh của Việt Bắc, gợi ta nhớ đến cách ví von dùng hình ảnh của ca dao, dân
ca (dẫn chứng)
2 Vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích Việt Bắc
- Thiên nhiên Việt Bắc êm đềm, thơ mộng:
+ Những khoảng thời gian, không gian im vắng, tĩnh lặng “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”; những âm thanh mang theo chất thơ và nhịp sống riêng của miền rừng núi “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều/ Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
+ Những bức tranh về cảnh rừng Việt Bắc qua bốn mùa tươi sáng, ấm áp, thanh bình:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Ve kêu rừng phách đổ vàng, Rừng thu trăng rọi hòa bình (phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình).
- Thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ, hiên ngang:
+ Thiên nhiên hiểm trở, hùng vĩ: “Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”…Núi rừng Việt Bắc đã trở thành cái nôi bao bọc, chở che cho dân tộc suốt một thời kháng
chiến
+ Thiên nhiên anh hùng luôn kề vai sát cánh cùng con người trong chiến đấu “Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây”
- Hình tượng thiên nhiên ấy đã phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn người dân Việt Bắc, của đất nước Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước đầy gian khổ, hi sinh.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục
− Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ
− Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên
− Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên
− Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên
− Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
− Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
− Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
− Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
− Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
− Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
− Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu