1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG “Nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Địa lí khối 12 thông qua việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường THPT số 3 Bảo Thắng”

18 2,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 239,5 KB

Nội dung

Sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 3 BẢO THẮNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM

ỨNG DỤNG

“Nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn sinh học khối 11 thông qua xây dựng mô hình trường học sinh thái gắn với thực

tiễn giáo dục tại trường THPT số 3 Bảo thắng ”

Họ và tên tác giả:

1 Trần Thế Sơn

2 Cao Quý Đông Đơn vị công tác: trường THPT số 3 Bảo Thắng

Tháng 6 năm 2015

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 3 BẢO THẮNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

“Nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Địa lí khối 12 thông qua việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng

tạo tại trường THPT số 3 Bảo Thắng”

Họ và tên tác giả: Trần Đình Long

Đơn vị công tác: trường THPT số 3 Bảo Thắng

Tháng 01 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Phần thứ nhất: Mở đầu 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu 3

5 Các phương pháp nghiên cứu 3

6 Thời gian nghiên cứu 3

Phần thứ hai: Nội dung 4

Chương I: Cơ sở lý luận 1 Các định nghĩa về các thuật ngữ, các khái niệm chính yếu mà đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu 4

2 Cơ sở lý luận thuộc lĩnh vực đề tài nghiên cứu 5

3 Các cơ sở chính trị, pháp lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu 6

4 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6

Chương II Giải quyết vấn đề 1 Các giai đoạn nghiên cứu, cách thức sử dụng các phương pháp nghiên cứu 8

2 Cách thức sử dụng các phương pháp nghiên cứu 8

3 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 11

Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị 15

Trang 3

Phần thứ nhất MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính

tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị số 03-CT/

TW của Bộ chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; ngành giáo dục đã xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016, trong đó

có nhiệm vụ “Triển khai sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”, trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành một trong những vấn đề cấp thiết

Thực tiễn tại trường THPT số 3 Bảo Thắng cũng như các trường phổ thông khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được tiến hành trong những năm qua với những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, mặc dù vậy kết quả đạt được chưa thực sự cao, việc đổi mới chủ yếu tập trung vào các tiết dạy lý thuyết các môn học mà còn ít các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài các giờ dạy

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học/chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo (TNST); như vậy hoạt động TNST trở thành một trong hai thành phần trong kế hoạch giáo dục mới Vậy làm thế nào để đưa hoạt động TNST vào các môn học đạt hiệu quả cao nhất, hỗ trợ tốt nhất cho việc học kiến thức các môn học đồng thời cũng giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại?

Vấn đề tổ chức hoạt động TNST đã có một số bài viết, đề tài nghiên cứu như: Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông của Ts Nguyễn Thị Kim Dung và Ths Nguyễn Thị Hằng (Viện NCSP - Trường Đại học sư phạm Hà Nội); Trò chơi - Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo hữu hiệu, 8 bước thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo đều của Ts Ngô Thị Thu Dung – Giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục cộng đồng (Trường Đại học giáo dục -Đại học quốc gia Hà Nội)

Các đề tài, bài viết ở trên chủ yếu tìm hiểu về cách thức tổ chức các HĐTNST cho học sinh làm sao cho hiệu quả nhất, chứ chưa đề tài nào nghiên

Trang 4

cứu việc áp dụng, lồng ghép hoạt động TNST trong chương trình dạy học các bộ môn để nâng cao chất lượng học tập bộ môn đó của học sinh

Qua nghiên cứu chúng tôi muốn có một cái nhìn cụ thể hơn, đưa ra cách thức tổ chức HĐTNST gắn với môn học, với điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Thực tế hiện nay tại trường THPT số 3 Bảo Thắng cũng như hầu hết các trường THPT khác trên địa bàn toàn tỉnh việc đổi mới phương pháp dạy học đã được áp dụng, triển khai với nhiều biện pháp tuy nhiên việc tổ chức hoạt động TNST nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy còn ít, hiệu quả chưa thực sự cao

Xuất phát từ các lý do trên và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của Nhà

trường tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Địa lí khối 12 thông qua việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường THPT số 3 Bảo Thắng”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách tổ chức các HĐTNST trong chương trình dạy học nhằm tăng tính tích cực, hứng thú của học sinh từ đó nâng cao chất lượng bộ môn

3 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp giảng dạy; phương pháp kiểm tra, đánh giá của giáo viên trước và sau tác động

Phương pháp tìm hiểu kiến thức, vận dụng vào thực tiễn của học sinh trước và sau tác động

4 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tác động của việc tổ chức các hoạt động TNST trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Địa lí 12

5 Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp quan sát

Phương pháp đàm thoại

Phương pháp đo lường, phân tích, so sánh, tổng hợp, nhận xét

6 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 8/2015 đến tháng 1/2016

Trang 5

Phần thứ hai NỘI DUNG

Chương I Cơ sở lý luận của đề tài

1 Các định nghĩa về các thuật ngữ, các khái niệm chính yếu mà đề tài

sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

1.1 Trải nghiệm sáng tạo.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các năng lực…từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của

cá nhân

1.2 Hoạt động giáo dục.

Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có

kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục

1.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng

và phát huy tối đa năng lực, sở thích từng cá nhân

1.4 Thực tiễn.

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chấ có mục đích, mang tính lịch

sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội

1.5 Phương pháp dạy học.

Hiện nay có nhiều quan điểm về phương pháp dạy học như:

- Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy và trò, nhờ

đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực

- Phương pháp dạy học là những hình thức kết hợp hoạt động của giáo viên và học sinh hướng vào việc đạt một mục đích nào đó

1.6 Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

Trang 6

2 Cơ sở lý luận thuộc lĩnh vực đề tài nghiên cứu

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục thoogn qua một loạt các hoạt động như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể…Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, các mục tiêu của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện chỉ trong một hoạt động chính là hoạt động trải nghiệm sáng tạo Như vậy, hoạt động TNST sẽ thực hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp…và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của giai đoạn mới

Nghị quyết số 29 – NQ/TW yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương

pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật đổi mới tri thức , kĩ năng phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập

đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”

Từ yêu cầu đó, cùng với việc thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, triển khai việc xây dựng và tổ chức các hoạt động TNST trong trường trung học hoạt động TNST với mục tiêu chung là hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội…; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này

Hoạt động TNST cần phải đạt được các phẩm chất và năng lực chung như sau: sống yêu thương, sống tự chủ, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực CNTT và truyền thông, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất

Đối với các năng lực đặc thù thì hoạt động hoạt động TNST cần phải đạt được những năng lực sau: năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động (năng lực tham gia hoạt động, năng lực tổ chức hoạt động), năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình (năng lực tổ chức cuộc sống gia đình, năng lực quản lý cuộc sống gia đình), năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân (năng lực tự nhận thức, năng lực tích cực hóa bản thân), năng lực định hướng nghề nghiệp (đánh giá năng lực và phẩm chất cá nhân trong mối tương quan với nghề nghiệp, hoàn thiện năng lực và phẩm chất theo yêu cầu nghề nghiệp đã định hướng hoặc lựa chọn, tuân thủ kỉ luật và đạo đức của người lao động), năng lực khám phá và sáng tạo (năng lực khám phá phát hiện cái mới, năng lực sáng tạo)

Một số hình thức hoạt động hoạt động TNST theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới như:

- Hình thức có tính khám phá: thực địa, thực tế; tham quan; cắm trại; trò chơi

Trang 7

- Hình thức có tính tham gia lâu dài: dự án và nghiên cứu khoa học; câu lạc bộ (trong đó có câu lạc bộ học thuật theo các môn học)

- Hình thức có tính thể nghiệm/tương tác: diễn đàn; giao lưu; hội thảo/xemina; sân khấu hóa

- Hình thức có tính cống hiến: thực hành lao động việc nhà, việc trường; các hoạt động xã hội/tình nguyện

Năm học 2015-2016 Sở giáo dục và Đào tạo Lào Cai đã đưa bộ môn trải nghiệm sáng tạo vào nội dung tập huấn hè, đồng thời cử cán bộ giáo viên tham gia lớp tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học hoạt động TNST chiếm từ 5-10% thời lượng chương trình các môn học Hiện nay hoạt động TNST đang trong quá trình xây dựng giáo trình, cũng như xây dựng một tài liệu chuẩn làm cơ sở cho việc triển khai đầy đủ, hoàn chỉnh vào chương trình giáo dục mới, tuy nhiên trên thực tế đã có một số trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, hội chợ gian hang, cắm trại…Những hoạt động đó ít nhiều đạt được các mục tiêu giáo dục con người mà một hoạt động TNST cần đạt được Mặc dù vậy hoạt động giáo dục gắn với môn học hay hoạt động hoạt động TNST nhằm kích thích sự hứng thú cho học sinh trong các môn học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục các bộ môn chưa được tổ chức nhiều, kết quả mang lại chưa thực sự rõ rệt Nguyên nhân phần lớn do giáo viên chưa hiểu nhiều về hoạt động TNST, do đó chưa lựa chọn được hình thức tổ chức phù hợp với đặc thù bộ môn, điều kiện địa phương, đặc điểm của học sinh Đề tài này nhằm mục đích tổ chức các hoạt động TNST gắn với một số bài, số tiết trong chương trình địa lí 12 qua đó giúp học sinh nhận thức nhanh hơn, dễ dàng hơn, có hứng thú và yêu thích môn học, từ đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn Ngoài ra đề tài sẽ đưa ra một số cách thức tổ chức hoạt động TNST ở các trường phổ thông, không chỉ trong bộ môn Địa lí mà còn trong các

bộ môn khác

3 Các cơ sở chính trị, pháp lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động số 153-CT/TU ngày 06/01/2014 của Tỉnh uỷ Lào Cai về thực hiện kết luận số 29-KL/TW hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương

Công văn số 791/HD-BGD&ĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông

4 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Hoạt động dạy các môn học hiện nay về cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng các bộ môn, thực hiện khá tốt mục đích hình thành năng lực và kĩ năng trí tuệ cho học sinh bằng phương pháp truyền đạt, phân tích, giảng giải, học sinh làm việc cá nhân, không gian phòng học là chủ yếu Việc

Trang 8

kiểm tra đánh giá chủ yếu là kiến thức khoa học học đường đã được vận dụng thế nào vào thực tiễn, thường sử dụng đánh giá định lượng Mặc dù vậy hoạt động dạy học không thể nào giúp học sinh lĩnh hội những kinh nghiệm mà hoạt động TNST mang lại như phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc…những điều này chỉ thực sự có được khi học sinh được trải nghiệm với chúng Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức, định luật, định lý…

Thực tiễn chương trình giáo dục của các môn khoa học nói chung và bộ môn sinh học nói riêng ở bậc học THPT hiện nay đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bộ môn, phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết đó là:

Mục tiêu của chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị kiến thức lý thuyết mà chưa quan tâm đến kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

Cấu trúc chương trình kiểu “đồng tâm” dẫn đến một số kiến thức đã được học ở lớp dưới lại được đưa vào lớp trên khiến học sinh phải học lại một cách chưa hợp lý, gây quá tải

Phương pháp dạy học chủ yếu của giáo viên là thuyết trình kiến thức lý thuyết, không quan tâm đến việc rèn kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động TNST

Cách kiểm tra, đánh giá học sinh ở các môn học nói chung và bộ môn Địa

lí nói riêng cũng cũng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, đó là chương trình giáo dục nặng về lý thuyết, cách truyền đạt kiến thức một chiều của giáo viên dẫn đến đề thi chủ yếu nặng về kiến thức lý thuyết, ít thực hành, không có những câu hỏi vận dụng thực tiễn Điều đó đã tác động đến phương pháp học của học sinh đó là chủ yếu học thuộc, không hiểu bản chất, không biết vận dụng vào thực tiễn ở địa phương, gia đình, nhà trường Trong khi đó, Địa lí là môn học xuất phát từ thực tế, trong đó nhiều nội dung liên quan đến các môn khoa học khác như lịch sử, sinh học, vật lí, thiên văn, địa chất…muốn thực sự hiểu về bản chất của vấn đề bắt buộc học sinh phải có sự trải nghiệm thực tiễn, với nhiều học sinh trải nghiệm giúp các em hình thành được các khái niệm lâu dài hơn, bền bỉ hơn

Địa lí là một môn học thực nghiệm gắn liền với thực tiễn cuộc sống, sản xuất hàng ngày tại gia đình, địa phương và xã hội

Xuất phát từ thực tiễn trên, tại trường THPT số 3 Bảo Thắng, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động TNST nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bộ môn Địa lí 12, trong đó chú trọng việc đổi mới kế hoạch giáo dục, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá của giáo viên từ đó thay đổi phương pháp học tập của học sinh theo hướng chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, năm vững chắc, bền bỉ các khái niệm chứ không học vẹt, nhớ máy móc

Trang 9

Chương II Giải quyết vấn đề

1 Các giai đoạn nghiên cứu, cách thức sử dụng các phương pháp nghiên cứu

Giai đoạn 1: từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2015

Giai đoạn 2: từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016

2 Cách thức sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

2.1 Khách thể nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh hai lớp 12 của trường THPT số 3 Bảo Thắng môn địa lí

* Giáo viên: Bao gồm 2 giáo viên chủ nhiệm của 2 lớp nghiên cứu; 2

giáo viên dạy bộ môn địa lí ở khối 12 Hai giáo viên giảng dạy có thời gian công tác gần tương đương nhau và đều là giáo viên trẻ, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

1 Lương Thị Diệp - Giáo viên chủ nhiệm lớp 12A2 (lớp thực nghiệm)

2 Mai Thị Thu Hà - Giáo viên chủ nhiệm lớp 12A4 (lớp đối chứng)

3 Trần Đình Long - Giáo viên dạy bộ môn sinh học lớp 12A2 (lớp thực nghiệm)

4 Phạm Văn Huân - Giáo viên dạy bộ môn sinh học lớp 12A4 (lớp đối chứng)

* Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương

đồng nhau về tỉ lệ giới tính, tâm lý về lứa tuổi, số lượng và thành phần học sinh dân tộc Văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng có sự tương đồng

Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 12A2 (Lớp thực

nghiệm) và học sinh lớp 12A4 (Lớp đối chứng) trường THPT số 3 Bảo Thắng.

Nội dung Số học sinh các nhómTổng số Nam Nữ Dân tộcKinh Tày Dao Mông

Sau khi nghiên cứu điều tra tôi nhận thấy tình trạng sức khỏe, thể lực, những sở thích, năng lực khác của các em học sinh tại 2 lớp học này tương đồng nhau, đây là yếu tố thuận lợi và cần thiết cho quá trình nghiên cứu đề tài

2.2 Thiết kế nghiên cứu

Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12A2 làm lớp thực nghiệm và 12A4 làm lớp đối chứng

Đối với lớp thực nghiệm chúng tôi thiết kế như sau:

* Kế hoạch dạy học:

Trang 10

Sau khi được sự chỉ đạo của sở Giáo dục và Đào tạo về việc giao quyền tự chủ trong xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn của nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục ở từng bộ môn theo định hướng phát triển năng lực người học phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường và điạ phương, đổi tượng học sinh; tinh giản kiến thức

đã được học ở lớp dưới, xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn, chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội và thực hành pháp luật

Đối với bộ môn sinh địa lí 12 khi xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài việc đáp ứng các tiêu chí ở trên chúng tôi tập trung vào việc tinh giản kiến thức, xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn gắn với hoạt động trải nghiệm trong vườn trường, đồi chè, rừng cây, ao cá…

* Tài liệu dạy học:

Để đáp ứng những yêu cầu đổi mới các nội dung được xây dựng trong kế hoạch giáo dục thì tài liệu dạy học cũng phải đa dạng hơn, không chỉ sách giáo khoa bộ môn cụ thể là đối với chương trình địa lí lớp 12 thì ngoài kiến thức trong sách giáo khoa ra giáo viên và học sinh phải nghiên cứu các tư liệu trên mạng internet, báo đài, các tài liệu kiến thức liên quan đến bài học, các kiến thức của các môn khoa học khác như môn lịch sử, sinh học, vật lí, toán học, giáo dục công dân, các kiến thức kinh nghiệm thực tiễn từ nhân dân địa phương

* Thiết kế bài dạy : thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài dạy

Bước 2: Giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập, phân công, hướng dẫn nhóm học sinh chuẩn bị trước ở nhà ( trải nghiệm quay phim, chụp ảnh, theo dõi, ghi chép tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, di tích lịch sử, tại địa phương)

Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả chuẩn bị ở nhà Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, phản biện giữa các nhóm

Bước 5: Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận và vận dụng vào thực tiễn

- Ví dụ 1: Khi tiến hành thực nghiệm một bài: Đặc điểm dân số và phân

bố dân cư ở nước ta trong chương trình địa lí 12.

Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy: Học sinh cần:

- Chứng minh và giải thích được những đặc điểm dân số và phân bố dân

cư nước ta

- Phân tích, đánh giá được nguyên nhân và hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ và phân bố không hợp lí

- Biết được chính sách dân số và sử dụng hiệu quả nguồn lao động

- Biết liên hệ thực tế ở địa phương từ đó rút ra bài học cho bản thân

Ngày đăng: 04/10/2016, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w