1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội đối với người chuyển giới từ thực tiễn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

92 695 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 872,44 KB

Nội dung

Xác định được phương pháp trợ giúp khoa học và chuyên nghiệp của công tác xã hội trong việc trợ giúp người chuyển giới có thể tự nâng nâng cao năng lực bản thân cũng như với những người

Trang 1

VIỆN HÀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỒNG CÚC

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CHUYỂN GIỚI

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số : 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ PHÚ HẢI

HA NỘI, 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Phú Hải

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2016

Học viên

Nguyễn Hồng Cúc

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CHUYỂN GIỚI 8

1.1 Khái niệm về người chuyển giới 8

1.2 Những lý luận về công tác xã hội với người chuyển giới 11

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội với người chuyển giới 24

1.4 Cơ sở pháp lý và chính sách pháp luật của công tác xã hội với người chuyển giới 29

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 34

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 34

2.2 Thực trạng công tác xã hội đối với người chuyển giới 37

2.3 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội với người chuyển giới 52

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 57

3.1 Các giải pháp công tác xã hội cụ thể 57

3.2 Các giải pháp chung 72

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH Social Work Công tác xã hội

HIV/AIDS

Human Immunodeficiency Virus/ Acquired Immune Deficiency Syndrome

Virus HIV/ Bệnh AIDS Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

ICS

Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam

ISEE

Institute for Studies of Society, Economy and Environment

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường

LGB Lesbian, Gays, Bisexuals

Đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính

LGBT Lesbian, Gays, Bisexuals, Transgenders Người đồng tính, song tính và chuyển giới

NVXH Nhân viên xã hội

PFLAG Hội phụ huynh và Người thân của người đồng tính, song tính và chuyển giới

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

BẢNG

1 Bảng 1.1 Tóm tắt pháp luật đối với người chuyển giới của VN ở thời điểm

hiện tại

31

2 Bảng 2.1 Hoạt động giảm thiểu kỳ thị, phân biệt đối xử với người LGBT 38

3 Bảng 2.2 Nội dung hỗ trợ giảm thiểu kỳ thị, phân biệt đối xử với

2 Biểu đồ 2.2 Hoạt động xây dựng và phát triển mạng lưới LGBT 42

3 Biểu đồ 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH với người

chuyển giới

52

4 Biểu đồ 2.4 Đánh giá năng lực làm việc của người hỗ trợ 55

6 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ sinh thái mô tả mối quan hệ của thân chủ 62

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, cộng đồng LGBT (người đồng tính, song tính và chuyển giới) là một nhóm người thiểu số trong xã hội còn ít được biết đến Chưa có cuộc điều tra nào ước lượng số người đồng tính, song tính và chuyển giới ở nước ta cho đến thời điểm này, đặc biệt là ở những nơi còn nhiều định kiến và cộng đồng LGBT chưa dám công khai về giới tính của mình Mặc dù vậy cộng đồng LGBT có ở mọi giai đoạn lịch

sử, mọi nền văn hóa và chiếm tỉ lệ ổn định trong khoảng 3-5% dân số

Trong những năm vừa qua, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) đã tiến hành khá nhiều các cuộc khảo sát trực tuyến với người chuyển giới và nhiều khía cạnh khác nhau Các kết quả này cho phép nhận diện bước đầu về cộng đồng LGBT nói chung và những người chuyển giới nói riêng ở Việt Nam

Chuyển giới là một hiện tượng xảy ra trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Cũng giống như nhiều nhóm LGB (đồng tính nam, đồng tính

nữ và song tính) khác, người chuyển giới ở Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những sự kỳ thị của xã hội, gia đình và bạn bè Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả các nhóm LGB khác, người chuyển giới còn là đối tượng của những thông tin sai lệch,

sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực, các rủi ro sức khỏe, trở ngại pháp lý…

Chủ đề nghiên cứu, tìm hiểu về LGBT ở Việt Nam thường tập trung vào vấn

đề quyền, thực trạng, khó khăn trong việc công khai của người LGBT và những khó khăn, thiệt thòi về quyền của họ các hoạt động truyền thông hay báo cáo, tổng luận nghiên cứu về LGBT mới chỉ là những minh chứng cho có sự tồn tại của LGBT trong xã hội Hầu như chưa có nghiên cứu nào nói lên những vấn đề khó khăn mà LGBT gặp phải

và trải qua đã có sự trợ giúp và can thiệp tư vấn, tham vấn tâm lý hay pháp lý của CTXH Trong những năm gần đây, các hoạt động phong trào lên tiếng ủng hộ Quyền của cộng đồng LGBT và các hoạt động hỗ trợ họ ngày một phát triển Số người mạnh dạn come-out thể hiện bản thân và sống thật với chính mình ngày một gia tăng

tại Thái Nguyên Một nhóm thành viên Cộng đồng LGBT Thái Nguyên và người ủng

hộ đã được hình thành và sự xuất hiện của Nextgen Thái Nguyên (tổ chức về Quyền

Trang 7

và phong trào LGBT tại Thái Nguyên) đã từng bước có những họat động thiết thực

nhằm khẳng định Quyền và tiếng nói của cộng đồng LGBT

Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về nhóm đối tượng thiểu số và yếu thế là LGBT và đặc biệt là khai thác những khó khăn trong vấn đề về tâm lý, sức khỏe, rào cản pháp lý khi mà những người chuyển giới có nhu cầu come-out bản thân để được

là chính mình, sống thật với con người mình, để hòa nhập với cộng đồng Xác định được phương pháp trợ giúp khoa học và chuyên nghiệp của công tác xã hội trong việc trợ giúp người chuyển giới có thể tự nâng nâng cao năng lực bản thân cũng như với những người trong cộng đồng LGBT vượt qua những khó khăn về tâm lý, can đảm và

tự tin thể hiện bản thân và hướng đến hòa nhập cộng đồng một cách tích cực tôi chọn đề

tài: “Công tác xã hội đối với người chuyển giới từ thực tiễn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Tổng quan về kì thị với người LGBT Nhóm tác giả: Vũ Hồng Phong và

Nguyễn Thị Thu Nam (ISEE 2010) Kết quả nghiên cứu cho thấy định kiến, kỳ thị

và phân biệt đối xử đối với người LGBT được thể hiện dưới nhiều khía cạnh và mức

độ khác nhau Từ bị dèm pha, xa lánh, sợ hãi đến đánh đập Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với họ không chỉ xảy ra từ các mối quan hệ xã hội mà tình trạng này còn xảy ra trong chính gia đình của họ Điều này đã dẫn đến những tổn thương tâm lý vô cùng nghiêm trọng đối với người LGBT như lo âu, trầm cảm thậm chí một trong số họ khi rơi vào bế tắc đã có ý định tự tử hoặc hành vi tự tử

- Tổng hợp quan điểm của Liên Hợp Quốc về LGBT Tác giả: Phạm Quỳnh

Phương (ISEE 2012) Bản tổng hợp này trình bày và chú thích lại một số quan điểm chính của Liên Hợp quốc thể hiện trong Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền, cũng như các động thái cụ thể của Văn phòng Cao Ủy Liên hợp quốc về Quyền con người liên quan đến quyền của cộng đồng LGBT

- Nghiên cứu Khát vọng được là chính mình: Người chuyển giới ở Việt Nam

Tác giả: Phạm Quỳnh Phương (ISEE 2012) Nghiên cứu về những người chuyển giới, các vấn đề mà người chuyển giới ở Việt Nam đang gặp phải và nêu ra các khuyến nghị pháp lý và xã hội hỗ trợ cho người chuyển giới

Trang 8

- Nghiên cứu Trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới tại thành phố Hồ Chí Minh Nhóm tác giả Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Nam, Lê

Quang Bình, Vũ Kiều Châu Loan, Lương Thế Huy (ISEE 2012) Nghiên cứu đề cập đến cuộc sống và những khó khăn thường gặp của trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới tại thành phố Hồ Chí Minh

- Nghiên cứu "Có phải bởi vì tôi là LGBT?": Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Tác giả: Lương Thế Huy, Phạm Quỳnh

Phương (2016) Nghiên cứu đã tìm hiểu, phân tích về thực trạng phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục, bản dạng giới hướng tới người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam, những tấn công bạo lực và trình báo bạo lực, qua đó tìm hiểu về nhu cầu của người LGBT về cơ chế giải quyết phân biệt đối xử tại Việt Nam Các phân biệt đối xử được khảo sát và phân tích toàn diện trên nhiều khía cạnh: gia đình, trường học, việc làm, y tế, thuê nhà, nơi công cộng, dịch vụ công

- Tài liệu Pháp luật về người chuyển giới: Câu chuyện tại Việt Nam, những lo ngại và kinh nghiệm quốc tế ISEE 2014 Nội dung tài liệu đã phân tích thực trạng,

hệ quả của việc thiếu các quy định bảo vệ quyền nhân thân của người chuyển giới cũng như những bất cập của các quy định hiện hành Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể cho từng quy định

- Báo cáo tình hình quyền con người của người LGBT tại Việt Nam 2013) Bản báo cáo tóm tắt về tình hình quyền con người của người LGBT tại Việt

(2010-Nam hướng đến phiên Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu (UPR) tại Liên Hợp Quốc của Việt Nam vào tháng 1/2014 (ISEE 2013) Báo cáo nêu ra nội dung của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam về tình hình, thực trạng của cộng đồng LGBT tại Việt Nam tính đến năm 2013, tổng hợp dựa trên kết quả thảo luận của Đối thoại quốc gia về cộng đồng LGBT Việt Nam Báo cáo tập trung vào 5 vấn đề lớn: lao động, giáo dục, y tế, gia đình và chính sách Từ đó đưa ra các chiến lược then chốt và gợi ý cho việc phát triển tổ chức, xây dựng năng lực cho cộng đồng LGBT

Có thể thấy, những nghiên cứu mới nhất về người chuyển giới được thực hiện

và công bố trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay dường như đã thể hiện được

sự chuyển hướng rõ rệt so với chủ đề của các nghiên cứu trước đó cụ thể là ở giai

Trang 9

đoạn đầu khi tiếp cận và nghiên cứu về người LGBT ở Việt Nam, các nghiên cứu thường tiếp cận vấn đề đồng tính, quan hệ tình dục đồng tính Ở giai đoạn sau dần xuất hiện các nghiên cứu về người chuyển giới và nội dung nghiên cứu dần tập trung vào khía cạnh văn hóa - xã hội và quyền của nhóm LGBT nói chung, rào cản, thách thức của người chuyển giới và pháp luật về người chuyển giới nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH với người chuyển giới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài thông qua các văn bản pháp luật, các tài liệu liên quan đến người chuyển giới

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CTXH với người chuyển giới tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân, CTXH nhóm đối với nhóm người chuyển giới

- Đưa ra nhóm giải pháp chung nhằm tăng cường CTXH đối với người chuyển giới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội đối với người chuyển giới từ thực tiễn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi về thời gian: từ tháng 7/ 2015 đến tháng 7/ 2016

Trang 10

+ Những vấn đề lý luận về công tác xã hội với người chuyển giới;

+ Thực trạng CTXH, cụ thể đó là hoạt động nâng cao nhận thức, tham vấn tư

vấn, hỗ trợ y tế, hỗ trợ pháp lý; phương pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác xã hội với người chuyển giới

- Phạm vi về khách thể nghiên cứu:

+ Người chuyển giới

+ Cha, mẹ của người chuyển giới

+ Thành viên nhóm Nextgen Thái Nguyên

+ Người đồng tính, song tính thuộc Cộng đồng LGBT Thái Nguyên

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Đọc, tìm hiểu, phân tích tài liệu có liên quan tới CTXH như: Nhập môn CTXH, CTXH cá nhân, CTXH nhóm, CTXH tổ chức và phát triển cộng đồng, CTXH với người LGBT ở một số quốc gia trên thế giới

Phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan tới vấn đề trợ giúp người LGBT, người chuyển giới trên những tài liệu đã công bố, in ấn

Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu có liên quan đến trợ giúp người LGBT, người chuyển giới và các biện pháp can thiệp giúp đỡ

5.2.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Là phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm đối tượng trong một khu vực nhất định ở một không gian, thời gian nhất định

Trang 11

Trong đề tài có xây dựng một bảng hỏi là tổ hợp các câu hỏi về thực trạng về hoạt động CTXH với người chuyển giới tại địa bàn thành phố Thái Nguyên Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu với 52 người thuộc cộng đồng LGBT Thái Nguyên và người ủng hộ Dữ liệu từ phương pháp này sẽ đem lại kết quả chính cho nghiên cứu

5.2.3 Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động của cộng đồng LGBT, người chuyển giới bằng nhiều hình thức quan sát qua truyền thông: đài, báo, tivi, internet, quan sát trực tiếp khi tham gia các buổi tập huấn, giao lưu, hoạt động xã hội

5.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu

và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy

Phỏng vấn sâu được tiến hành với người chuyển giới, phụ huynh của người chuyển giới, thành viên nhóm Nexgen Thái Nguyên nhằm tìm hiểu sâu những vấn

đề mà nội dung nghiên cứu mong muốn thực hiện

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Đề tài làm rõ thực trạng hoạt động của CTXH với người chuyển giới Phân tích

ưu điểm, hạn chế của quá trình thực hiện Phát hiện các vấn đề trong thực tiễn thực hiện

và từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục chú thích các từ viết tắt, luận văn gồm bố cục 3 chương:

Trang 12

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội với người chuyển giới

- Chương 2: Thực trạng công tác xã hội với người chuyển giới tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội với người chuyển giới tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI

NGƯỜI CHUYỂN GIỚI

1.1 Khái niệm về người chuyển giới

Khái niệm Giới tính (Sex)

- Theo Ann Oakley - người đầu tiên đưa ra thuật ngữ giới những năm 1970:

“giới tính là những khác biệt sinh lý căn bản nhất giữa đàn ông và đàn bà, khác biệt

về cơ quan sinh dục và những khả năng sinh sản.” Phân biệt giới tính được xác

- Ngoài ra giới tính còn được phân biệt bởi sự hiện diện của buồng trứng ở nữ, tinh hoàn ở nam, và nữ giới có 2 nhiễm sắc thể XX còn nam giới là 2 nhiễm sắc thể

XY, ở đây XY là 2 nhiễm sắc thể quy định giới tính (theo quan điểm sinh học)

- Các trường hợp đặc biệt của giới tính

+ Người lưỡng tính: là sự kết hợp của 2 giới tính, do bị biến dạng hoặc bệnh tật

ở bộ phận sinh dục Một số người bị biến dạng kiểu này dẫn tới sự biến dạng về vai trò giới, gồm cả biểu hiện bên ngoài như nói năng, đi đứng, ăn mặc, ứng xử, thậm chí là hành vi tình dục đồng giới

+ Vấn đề chuyển đổi giới tính: Đây là phương pháp khoa học thịnh hành bắt

đầu từ cuối thế kỉ XX giúp những người có nhu cầu thay đổi giới tính vốn có Bản thân những người này trước khi muốn chuyển đổi giới tính của mình, họ đã có

những đặc điểm thiên về giới kia

+ Vấn đề tình dục đồng giới: Đây là hiện tượng phổ biến từ cuối thế kỷ XX cho đến nay Nó vừa mang tính sinh học, vừa mang tính xã hội

Trang 14

Khái niệm Giới (Gender)

- Ann Oakley cho rằng “giới nói đến những mô hình, hành vi đặc hữu về mặt văn hóa - hoặc cụ thể hoặc theo tiêu chuẩn – mà có thể gắn bó với giới tính Nội dung của

sự phân biệt giới được xác định về mặt văn hóa và hết sức biến đổi” [1, tr 147]

- M.L.Andersen định nghĩa: “giới liên quan đến sự học hỏi hành vi xã hội và những trông đợi được tạo nên với hai giới tính Trong khi “con trai” hay “con gái” là những yếu tố sinh học thì việc trở thành một phụ nữ hay một nam giới là một quá trình văn hóa”

- Hai định nghĩa trên đều nhấn mạnh đến yếu tố cấu trúc văn hóa – xã hội, coi cấu trúc này là cái quy định sự hình thành nam giới và phụ nữ

- Luật Bình đẳng giới năm 2006 định nghĩa: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội

=> Như vậy, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về giới, song tựu chung lại đều có một đặc điểm chung, đó là đều coi giới là sản phẩm của văn hóa – xã hội Do vậy, giới là thuật ngữ dùng để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ

Tóm lại, giới nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm sự phân công lao động và các cách tiếp cận nguồn lực và lợi ích Khi sinh ra con người không mang đặc tính giới, mà những đặc tính này được hình thành từ gia đình, nơi sinh sống và nền văn hóa mà con người tiếp nhận

- Các biểu hiện của giới: Giới biểu hiện bởi tính lịch sử và tính xã hội Vấn đề

giới hiện diện một cách khách quan trong xã hội, vận động và biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của lịch sử xã hội Các đặc tính giới không mang tính di truyền,

bẩm sinh mà mang tính tập nhiễm Có thể nhận diện giới ở 3 phương diện chính: biểu

hiện qua tính cách và phẩm chất; biểu hiện qua các tư tưởng, biểu hiện qua sự phân công lao động xã hội

Trang 15

Thuật ngữ Giới tính sinh học

Nói đến giới tính sinh học (biological sex/sex), chúng ta hiểu cụm từ này ý

chỉ cơ thể của một người cùng những đặc điểm sinh học về giới của người đó khi sinh ra đã có như bộ phận sinh dục, nhiễm sắc thể quy định giới tính và cơ quan sinh sản bên trong cơ thể Với hầu hết mọi người, các đặc điểm sinh học về giới

tính luôn được chia thành hai nhóm là nam và nữ

Thuật ngữ Xu hướng tính dục

Là khả năng một người cảm thấy hấp dẫn về mặt cảm xúc sâu sắc, tình cảm, tình dục, mối quan hệ gần gũi với những cá nhân có giới khác, cùng giới hay nhiều hơn một giới Theo cách hiểu được chấp nhận phổ biến nhất, người có xu hướng tính

dục hướng tới người cùng giới gọi là người đồng tính, hướng tới người khác giới gọi

là người dị tính, hướng tới cả hai giới gọi là người song tính

Thuật ngữ Bản dạng giới

Là cảm nhận nội tâm sâu sắc và những trải nghiệm về giới của một người mà

có thể không tương ứng với giới tính khi sinh ra, bao gồm nhận thức cá nhân về cơ thể (bao gồm nếu được tự do lựa chọn, việc thay đổi ngoại hình bên ngoài hay chức năng cơ thể bằng thuốc, phẫu thuật hay các biện pháp khác) và những thể hiện về giới, bao gồm phục trang, lời nói và điệu bộ

Thuật ngữ Thể hiện giới

Là những biểu hiện bên ngoài về bản dạng giới, thông qua những hành vi, dáng

vẻ, tính cách, “nữ tính”, “nam tính” hay “trung tính”

Khái niệm Người chuyển giới

Người chuyển giới là một khái niệm rộng, dùng để chỉ tất cả những người có bản dạng giới, thể hiện giới không giống với những chuẩn mực tương ứng với giới

tính sinh học của họ

Khái niệm người chuyển giới có thể dùng để chỉ những người sau:

+ Người chuyển đổi giới tính (Trans-sexual): Là người mong muốn, hoặc đã trải

qua phẫu thuật để đạt đến sự trùng khớp giữa cơ quan sinh dục và bản dạng giới thực sự trong não của họ Họ có bản dạng giới khác với giới tính sinh học của mình

Trang 16

Thường thì họ sẽ thay đổi hay muốn thay đổi cơ thể của mình bằng cách dùng liệu pháp về hoóc - môn, đi phẫu thuật thực hiện loại bỏ ngực, buồng trứng, tử cung hay tạo hình cơ quan sinh dục, hay dùng các phương pháp khác để có thể có một

cơ thể giống nhất với giới tính mà họ muốn Quá trình chuyển đổi thông qua các can

thiệp về y học như vậy thường được gọi là quá trình chuyển đổi giới tính.

+ Người chuyển giới (Trans-gender) là một người được sinh ra với cơ thể sinh

học là nam hay nữ, nhưng có một khát vọng mạnh mẽ và nhất quán, có giới tính khác với giới tính sinh học của họ lúc sinh Họ có thể trải qua hoặc không trải qua việc điều trị y tế để chuyển đổi sang bản dạng giới họ chọn

Có người chuyển giới Nam (nữ sang nam) là những người sinh ra là nữ nhưng

có cảm nhận mình là nam và sống như một người nam, đồng thời muốn hoặc có thay

đổi cơ thể của mình để giống nhất với bên nam.Và người chuyển giới Nữ (nam sang

nữ) là những người sinh ra là nam nhưng có cảm nhận mình là nữ và sống như một người nữ, đồng thời muốn hoặc có thay đổi cơ thể của mình để giống nhất với bên nữ

=> Để dễ dàng hơn trong cách hiểu và sử dụng, cũng như giới hạn đối tượng và khách thể nghiên cứu, trong luận văn này tôi tiến hành nghiên cứu và khảo sát đối với những người có những cảm nhận rõ ràng về giới tính thật của mình khác với giới tính

sinh học, dù đã trải qua phẫu thuật hay chưa trải qua phẫu thuật, là người “chuyển giới”

1.2 Những lý luận về công tác xã hội với người chuyển giới

1.2.1 Một số khái niệm

Khái niệm công tác xã hội

Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên CTXH của Mỹ (NASW): “CTXH là một hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ” [7, tr 13]

Cũng với cách tiếp cận trên, tác giả Bùi Thị Xuân Mai đưa ra khái niệm

“CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội

Trang 17

góp phần đảm bảo an sinh xã hội” [7, tr 19]

Cũng từ khái niệm trên, ta thấy rõ mục đích hướng đến của ngành Công tác xã hội là nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời,cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ họ thực hiện các chức năng, vai trò của mình có hiệu quả

Như vậy, đối tượng tiếp cận của công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình hay cộng đồng gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống Dưới góc độ cá nhân, họ có thể là những đối tượng xã hội như người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm HIV, trểm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như lang thang, lao động sớm, bị xâm hại, người già cô đơn không nơi nương tựa, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình…

Trong khuôn khổ đề tài này, đối tượng tác động của CTXH là những người chuyển

giới trong cộng đồng LGBT tại Thái Nguyên

Khái niệm công tác xã hội với người chuyển giới

Từ khái niệm công tác xã hội và khái niệm người chuyển giới, ta có thể đưa ra cách hiểu về công tác xã hội đối với người chuyển giới như sau:

“Công tác xã hội đối với người chuyển giới là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cho người chuyển giới nâng cao năng lực và chức năng xã hội để có thể giải quyết, phòng ngừa những vấn đề gặp phải do chưa được đáp ứng nhu cầu

về Quyền và các yếu tố pháp lý, y tế…; đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, pháp luật, nguồn lực và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu của người chuyển giới cũng như tôn trọng sự khác biệt giới tính.”

Để đạt được mục đích là đáp ứng nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của người chuyển giới và hỗ trợ họ bộc lộ bản thân, sống thật với chính mình, giảm thiểu sự kỳ thị của cộng đồng, xã hội, tìm kiếm sự hỗ trợ về pháp lý và y học cho người chuyển giới CTXH được triển khai dựa trên ba phương pháp cơ bản như sau:

- Công tác xã hội cá nhân:

Phương pháp CTXH cá nhân tác động trực tiếp đến người chuyển giới để giúp

họ tự nhận thức vấn đề của bản thân, phát hiện, củng cố, và nâng cao năng lực của bản thân để có thể bộc lộ bản thân, sống thật với chính mình và đương đầu với

Trang 18

hội của họ

Mục đích của CTXH cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hiện bình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình Nhân viên CTXH thực hiện điều này bằng cách giúp người chuyển giới sử dụng các tài nguyên cần thiết Nguồn tài nguyên này có thể là những điểm mạnh cá nhân của người chuyển giới đó như kiến thức, sức khỏe, tâm lý, tình cảm, tính cách; tiềm lực kinh tế; mối quan hệ với những người xung quanh… Bên cạnh đó, những dịch vụ có sẵn trong cộng đồng cũng là nguồn tài nguyên cần thiết có thể hỗ trợ mà nhân viên CTXH cần kết nối trong quá trình trợ giúp người chuyển giới

trong quá trình hoạt động và đạt được mục tiêu của mình

Sự tham gia của các thành viên với nhóm mang tính chất tự nguyện và linh hoạt Các thành viên có thể tham gia hoặc rút lui bất cứ lúc nào Sự cởi mở, chia sẻ

và đoàn kết trong nhóm là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công của nhóm Bên cạnh đó, để tạo sự thoải mái và tự tin của các thành viên, nhân viên CTXH luôn thể hiện sự tôn trọng và khích lệ các thành viên trong việc chia sẻ ý kiến cá nhân của mình

- Phát triển cộng đồng

Phát triển cộng động được hiểu là tiến trình giải quyết một số vấn đề, khó khăn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự

Trang 19

tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong khuôn khổ cộng đồng

+ Bảo đảm sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển

+ Đẩy mạnh công bẳng xã hội bằng cách tạo điều kiện cho các nhóm dễ bị tổn thương thể hiện tâm tư, nguyện vọng của mình và tham gia các hoạt động phát triển Với cách tiếp cận trên, phương pháp phát triển cộng đồng được vận dụng trong CTXH với người chuyển giới thông qua các hoạt động tham vấn cộng đồng, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về LGBT, thúc đẩy các dịch vụ xã hội nhằm

hỗ trợ cho họ, đồng thời vận động để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, y tế trong lĩnh vực này

1.2.2 Nguyên tắc làm việc của nhân viên công tác xã hội với người chuyển giới

Trong tiến trình thực hiện CTXH trợ giúp những người chuyển giới, hành động của nhân viên xã hội đang tạo động lực trực tiếp tới quyền của con người Vì vậy, những nguyên tắc hành động của nhân viên xã hội cần được tôn trọng và tuân thủ Nếu không có các nguyên tắc đạo đức mà chỉ làm việc theo cảm tính, hoạt động hỗ trợ sẽ không đạt được mục tiêu hỗ trợ mà có thể sẽ gây ra những tác động ngược Một số nguy cơ sau đây có thể xảy ra khi hoạt động hỗ trợ không tuân thủ theo các nguyên tắc:

- Bản thân nhân viên xã hội có định kiến đối với người chuyển giới Nhận định theo kiến thức khuôn mẫu đã được trang bị từ trước về giới

- Người thân, gia đình của người chuyển giới có thể cho rằng nhân viên xã hội

là người “cổ xúy” cho con cái họ “nổi loạn”, “đua đòi”, chống đối gia đình, làm mất mặt gia đình, họ hàng, bố mẹ

- Người chuyển giới sau khi come-out có thể phải chịu sự kỳ thị nhiều hơn, không gian kỳ thị đa dạng hơn, sử dụng các biện pháp nhằm thay đổi cơ thể sẽ gặp

Trang 20

nhiều rủi ro về sức khỏe

- Gặp khó khăn trong việc xác nhận họ tên, giới tính, hộ tịch dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống sau này của họ trên nhiều phương diện như đi lại, học tập, việc làm, sinh hoạt

Vì những lý do trên, hoạt động hỗ trợ cho người chuyển giới cần tôn trọng và tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

1.2.2.1 Chấp nhận người chuyển giới

Nguyên tắc chấp nhận thân chủ là người chuyển giới, họ có khao khát được sống là chính mình, được thể hiện, được bộc lộ bản thân mình như những gì mình mong muốn là điều quan trọng nhất mà nhân viên xã hội cần lưu ý Việc chấp nhận những hành vi, quan điểm hay giá trị của người chuyển giới ở đây đồng nghĩa với việc nhân viên xã hội ghi nhận sự tồn tại và không phán xét những hành vi, suy nghĩ, nhận thức về bản dạng giới của họ Người chuyển giới cho rằng, được sống đúng với giới tính mà bản dạng giới mà họ hướng đến, không quan tâm đến giới tính sinh học Chấp nhận người chuyển giới là việc nhân viên xã hội thể hiện sự chân thành, sự chia sẻ và nỗ lực hỗ trợ họ và sẵn sàng trao đổi cùng họ để họ đủ kiến thức, đủ quyết tâm, đủ tự tin để come-out và bộc lộ chính mình

1.2.2.2 Tạo điều kiện để người chuyển giới tham gia giải quyết vấn đề

Bản thân mỗi người chuyển giới chính là chuyên gia của cuộc đời họ Chỉ họ mới biết họ cần gì, muốn gì, khao khát gì và có thể làm được gì Vì vậy, người chuyển giới cần là người tham gia chính trong các hoạt động tuyên truyền về quyền, trong tiến trình bộc lộ bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội, là người trực tiếp lên tiếng chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong hệ thống chính sách, pháp luật, y tế

và từ đó kêu gọi, vận động sự cải biến phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của họ Nhân viên xã hội chỉ đóng vai trò xúc tác, vai trò định hướng trong quá trình hỗ trợ người chuyển giới thực hiện các hoạt động đó

1.2.2.3 Tôn trọng quyền tự quyết của người chuyển giới

Nguyên tắc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về cuộc đời của họ và người khác không được quyền áp đặt quyết định lên họ Mỗi cá nhân đều có quyền tối cao đối với cuộc sống của mình và người chuyển giới cũng

Trang 21

vậy Hệ thống các dịch vụ hỗ trợ cũng như những thành viên khác trong cộng đồng

và gia đình cần tôn trọng phương án mà người chuyển giới lựa chọn trên cơ sở đã cung cấp thông tin và phân tích các phương án cho họ

Ở nội dung này, nhiệm vụ của hệ thống hỗ trợ là cung cấp đầy đủ thông tin về các phương án khác nhau để người chuyển giới có cơ sở chọn phương án phù hợp Trong quá trình cung cấp thông tin, nhân viên CTXH thảo luận và xem xét các phương án, thảo luận kỹ lưỡng và giúp người chuyển giới cân nhắc những thuận lợi

và khó khăn Nhân viên CTXH có thể đề xuất những ưu tiên và đưa ra bằng chứng nhưng quyền lựa chọn ưu tiên vẫn thuộc về bản thân người chuyển giới trong những việc như quyết định có come-out hay không; lựa chọn phương án can thiệp trong quyết định chuyển giới: tiêm hormone, phẫu thuật một phần hay phẫu thuật toàn bộ Để đảm bảo tính toàn vẹn trong nguyên tắc này, nhân viên xã hội cần đảm bảo việc người chuyển giới đưa ra quyết định là trên cơ sở tự nguyện chứ không phải bị

đe dọa hay áp đặt bởi bất cứ một ai hay bởi hệ thống hỗ trợ

1.2.3 Nội dung hoạt động của công tác xã hội với người chuyển giới

1.2.3.1 Hoạt động giảm thiểu định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với người chuyển giới

- Tăng cường truyền thông nâng cao kiến thức của XH về vấn đề chuyển giới:

tác động đến gia đình, trường học, cộng đồng, xã hội và vận động về quyền của người chuyển giới

+ Truyền thông trực tiếp: Tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt ở đơn vị cấp tổ, phường, trường học trên địa bàn Tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn, game show, diễn đàn… có chủ đề về LGBT Tổ chức tập huấn cho những thành viên trong chính cộng đồng LGBT về kiến thức, kỹ năng Đồng thời kết hợp tổ chức các diễn đàn, các hoạt động về phòng chống kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực với nhóm LGB và người chuyển giới, đây là một hoạt động có ý nghĩa góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người

+ Truyền thông gián tiếp: Phát tờ rơi, tranh ảnh, băng rôn, khẩu hiệu, phát thanh, diễn đàn online trên các trang web, mạng xã hội… Hình thức đài, báo sẽ phối

Trang 22

mục Những tranh ảnh, băng rôn, khẩu hiệu, diễn đàn nhằm tuyên truyền về quyền

và về việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực thông qua đó giúp cho người dân có thể nhận thức được quyền của LGB nói chung và người chuyển giới nói riêng

- Tham gia vào quá trình nghiên cứu, phân tích, hoạch định, đề xuất các chính sách hỗ trợ và có thể đề xuất xây dựng và phát triển một bộ luật chung về phòng chống mọi hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới, xu hướng tính dục, dân tộc, tuổi tác, tôn giáo, vùng miền

1.2.3.2 Hỗ trợ xây dựng và phát triển mạng lưới cộng đồng những người chuyển giới

- Nhằm mục đích giúp người chuyển giới có tiếng nói trong quá trình xây dựng

chính sách và pháp luật liên quan đến người chuyển giới, cũng như hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cụ thể:

+ Hỗ trợ thông tin về chuyển giới: Hỗ trợ các diễn đàn hiện tại cho người

chuyển giới, và mở ra thêm các kênh thông tin khác, cung cấp thông tin cơ bản về bản dạng giới, sự come-out, sử dụng hooc-môn, quá trình phẫu thuật chuyển đổi, an toàn sức khỏe, tình dục, tình yêu

+ Hỗ trợ phát triển lãnh đạo của cộng đồng: hỗ trợ mạng lưới người chuyển

giới để họ có thể phát triển, kết nối và bầu ra lãnh đạo cộng đồng của mình tham gia vào các tiến trình chính sách và xã hội ảnh hưởng đến người chuyển giới

+ Tham vấn đại diện cộng đồng chuyển giới khi soạn thảo các văn bản pháp luật liên quan đến quyền nhân thân như Luật hộ tịch, Luật hôn nhân và gia đình,

Luật dân sự để đảm bảo quyền trong cuộc sống, đặc biệt với các vấn đề nảy sinh liên quan đến người chuyển giới

+ Kết nối với các cộng đồng LGBT khác: Liên kết với các cộng đồng LGBT ở

nhiều địa phương khác nhau Thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin trong toàn cộng đồng Lựa chọn những hạt nhân tiêu biểu trong mỗi cộng đồng lập thành mạng lưới điều hành hoạt động của cộng đồng và trở tuyến tư vấn đầu tiên sau đó kết nối tới các tổ chức hỗ trợ chuyên sâu cho toàn cộng đồng

1.2.3.3 Hoạt động hỗ trợ pháp lý

Đây là vấn đề quan trọng nhất với người chuyển giới bởi vì chính việc pháp luật chưa thừa nhận, chưa bảo vệ quyền nhân thân của người chuyển giới nên đã dẫn

Trang 23

đến những bất công và thiệt thòi cho họ Hiện nay, luật pháp vẫn đang trong giai

đoạn hoàn thiện, và chưa tôn trọng sự đa dạng tính dục của người chuyển giới Rất nhiều tình huống liên quan đến vấn đề chuyển giới đã và đang xảy ra nhưng chưa được xác định về mặt pháp lý khiến chính quyền lúng túng trong việc giải quyết, như việc xác định lại giới tính trên giấy tờ tuỳ thân, thay đổi tên họ phù hợp với giới tính mong muốn, bạo lực với người chuyển giới, và nhìn chung là sự phân biệt đối

xử dựa trên bản dạng giới và thể hiện giới

Tổ chức những cuộc đối thoại giữa cộng đồng, những nhà làm luật, ban ngành liên quan, quan chức chính phủ để tham góp cho việc sửa đổi, bổ sung và dự thảo luật thông qua các cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu Thông qua đó, mong muốn cung cấp cái nhìn rõ nét và thực tế hơn về những vấn đề mà cộng đồng người chuyển giới đang phải đối mặt Phản hồi, lên tiếng giúp những người chuyển giới về nhu cầu của họ qua các kênh truyền thông, thông tin khác nhau góp phần xây dựng hình ảnh tích cực cho cộng đồng người chuyển giới

Hoạt động của CTXH với người chuyển giới cần có sự hỗ trợ pháp lý nhằm phân tích, đánh giá, giúp người chuyển giới hiểu đúng về quy định, chính sách của pháp luật hiện hành và tiếp tục thúc đẩy vận động các điều luật hoàn chỉnh hơn, phù hợp với mọi đối tượng chuyển giới

1.2.3.4 Đảm bảo quyền tiếp cận công bằng đến các dịch vụ công, đặc biệt là y tế,

chăm sóc sức khỏe và việc làm cho người chuyển giới

Hỗ trợ y tế: Nhân viên xã hội sẽ kết nối, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

thể chất và tinh thần thông qua các đối tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

chuyên nghiệp Tăng cường và bổ sung dịch vụ chuyên môn y tế đặc thù về chuyển

giới ở các cơ sở y tế sẵ n có Các dịch vụ về hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau phẫu thuật;

Hỗ trợ tạo cơ hội việc làm: Nhân viên xã hội kết nối với các công ty, cơ quan,

tổ chức giúp cho người chuyển giới có điều kiện tiếp cận nghề và đào tạo nghề thích hợp cho người chuyển giới Về lâu dài, cần đảm bảo quyền học tập để người chuyển giới có cơ hội công ăn việc làm bình đẳng với những công dân khác

Trang 24

1.2.3.5 Hoạt động tham vấn tâm lý, hỗ trợ người chuyển giới trong quá trình công khai bản dạng giới

Người chuyển giới luôn gặp phải những vấn đề về tâm lý, tình cảm Họ luôn khao khát được là chính mình, thể hiện mình, bản dạng giới của họ luôn thôi thúc được sống đúng với giới tính họ mong muốn Do vậy họ rất cần được thừa nhận, được sẻ chia NVXH đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, tham vấn, đó là vai trò không thể thiếu khi làm việc với nhóm người chuyển giới Tham vấn là hoạt động thường xuyên, trực tiếp của NVXH trong quá trình làm việc với cộng đồng nói chung và với người chuyển giới nói riêng

- Tham vấn tâm lý giúp cho người chuyển giới ổn định được tâm lý, vượt qua

được các trạng thái tiêu cực như mặc cảm, sự cô lập xã hội, lòng tự trọng thấp, nhận dạng tính dục/giới tính tiêu cực, trầm cảm, lo âu và các rối loạn tâm thần khác, tự ti, chán nản, xấu hổ, ngại giao tiếp giúp họ có thêm sức mạnh vượt qua được vấn đề của bản thân, đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống Hình thức tham vấn cũng khá phong phú và đa dạng Tham vấn trực tiếp với người chuyển giới, tham vấn gián tiếp qua việc phối hợp với cộng đồng LGBT, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, truyền thông trên các kênh thông tin phù hợp: mạng xã hội, báo, đài…

- Hỗ trợ công khai bản dạng giới: NVXH hỗ trợ người chuyển giới được: trang

bị kiến thức về LGBT, huấn luyện kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình come-out, phát triển mạng lưới câu lạc bộ cha mẹ, gia đình và bạn bè của người LGBT, tạo lập không gian sinh hoạt chung cho người LGBT với cha mẹ, người thân

1.2.4 Một số lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội đối người chuyển giới

1.2.4.1 Thuyết về Quyền con người

Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa đựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong quá trình lập

kế hoạch và tiến trình thực hiện các hoạt động của CTXH

Cách tiếp cận dựa trên quyền lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ Với cách tiếp cận theo lý thuyết này, nhân viên xã hội cần dựa vào hệ thống quyền của con người để xây dựng các phương

Trang 25

pháp và hoạt động can thiệp, hỗ trợ Điều quan trọng nhất cần xác định, người LGB nói chung và người chuyển giới nói riêng cũng là con người Và với tư cách là một con người, người LGBT cũng hưởng tất cả những quyền mà tất cả mọi người đều

có, trong đó mang tính trụ cột nhất là việc “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền” (Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền)

Các thuyết về quyền con người, luôn luôn đưa ra đối tượng tác động cụ thể, đó chính là con người/nhóm người cụ thể với các quyền cơ bản mà họ được hưởng Theo cách tiếp cận này ở trong đề tài sẽ cho thấy nhân viên xã hội thực hiện trao quyền cho người chuyển giới thực hiện các quyền của họ, đồng thời giúp những bên

có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của người chuyển giới Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ người LGBT không có

“quyền đặc biệt” hay “quyền riêng biệt.” Những “quyền LGBT” mà mọi người hay

nhắc tới cần được hiểu là những “quyền con người” mà người LGBT hay bị xâm phạm Việc gọi tên “quyền LGBT” cũng tương tự như việc chúng ta gọi tên “quyền phụ nữ”, “quyền trẻ em”… với mục đích nhấn mạnh về đối tượng hưởng quyền Còn

về bản chất, đó đều là những quyền con người cơ bản

Tiếp cận dựa trên thuyết về quyền con người là cách tiếp cận mang tính nhân văn Coi trọng người chuyển giới với những quyền mà họ đáng được hưởng, đó là quan điểm hướng tới giá trị nhân văn cao đẹp về con người Với cách tiếp cận này, đối tượng là người chuyển giới dù đang gặp phải những vấn đề khó khăn, rào cản pháp lý, chưa rõ ràng về giới tính, nhân thân cũng vẫn được tôn trọng như một con người với đầy đủ phẩm giá và giá trị

Dựa trên các thuyết về quyền con người, nhân viên xã hội là người thực hiện vai trò biện hộ, ngay cả khi thân chủ là người chuyển giới có hoặc chưa nhận thức được quyền của họ Biện hộ là một dịch vụ mà nhân viên xã hội cung cấp cho thân chủ là người chuyển giới, trên cơ sở những hiểu biết về quyền và các kỹ năng cơ bản

để giúp thân chủ nhận biết được quyền của mình, đồng thời giúp họ nói lên tiếng nói của mình với các cấp chính quyền cao hơn Việc đảm bảo cho người chuyển giới nhận được mọi quyền của mình là một phần nhiệm vụ quan trọng Các thuyết về

Trang 26

quyền con người và cách tiếp cận dựa trên thuyết này giúp nhân viên xã hội hướng đến các giải pháp mang tính bền vững

Vận dụng thuyết về quyền con người vào đề tài nghiên cứu về người chuyển giới giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát hơn về khả năng hỗ trợ người chuyển giới dựa trên quyền của người chuyển giới có và cần được đáp ứng để đảm bảo “mọi người đều có quyền được thụ hưởng các quyền con người mà không bị phân biệt đối

xử vì xu hướng tính dục hay bản dạng giới của họ”

1.2.4.2 Thuyết về nhu cầu con người

Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mĩ đã xây dựng học

thuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỷ XX

Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn tại) thì xếp phía dưới, trong khi những nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi là quan trọng hơn, giá trị hơn, chúng được xếp ở các thang bậc trên cao của kim tự tháp và

chúng phụ thuộc lẫn nhau

Nhu cầu sinh lý, vật chất – nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của cá nhân Nhu cầu này của những người chuyển giới liên quan đến việc họ khao khát được có cơ thể đúng với giới tính mong muốn mà bản dạng giới của họ hướng đến Có thể nói đối với người chuyển giới, quá trình tự nhận thức về bản dạng giới là một quá trình khó khăn và lâu dài từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành Đặc biệt, việc nhận thức ra bản dạng giới của họ luôn đi kèm với quyết định chuyển đổi liên quan đến thể hiện giới

và đón nhận những thách thức trong cuộc sống Như vậy, khác với người đồng tính chỉ biết về xu hướng yêu người cùng giới của mình ở tuổi dậy thì, người chuyển giới thể hiện bản dạng giới của mình từ rất sớm Với người chuyển giới, đây là sự “trỗi dậy” tự nhiên được thể hiện ra bên ngoài Tuy nhiên, trong một xã hội với những chuẩn mực rõ ràng và khắ t khe về nam tính và nữ tính thì sự thể hiện này không “tự nhiên”, không “bình thường” trong con mắ t nhiều người Do đó, nhóm nhu cầu này liên quan nhiều đến mong muốn thay đổi cơ thể sinh học để có được thỏa mãn trong nhu cầu sinh lý Chính điều này dẫn đến những điều chỉnh, áp đặt hoặc bạo lực mà người chuyển giới phải đón nhận

Trang 27

Các nhu cầu cơ bản không được đáp ứng sẽ kéo theo những khó khăn về tâm

lý Con người cần phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản, sau đó mới đáp ứng những nhu cầu cao hơn, như nhu cầu tinh thần Tuy nhiên khi nghiên cứu về những người chuyển giới họ không được đáp ứng đầy đủ cả những nhu cầu được cho là cơ bản nhất của con người vì không được sống đúng với cơ thể mình mong muốn và kéo theo đó là sự không được đáp ứng những nhu cầu cao hơn như nhu cầu tinh thần Thông qua việc đánh giá nhu cầu của thân chủ, nhân viên CTXH sẽ giúp thân chủ giải quyết những khó khăn của họ khi các nhu cầu cơ bản không được đáp ứng một cách đầy đủ nhất Tuy nhiên, nhân viên CTXH cũng cần xem xét các nhu cầu của thân chủ để từ đó cùng thành viên trong nhóm lựa chọn các nhu cầu ưu tiên giải quyết Nhu cầu an toàn – an ninh Khi con người được đáp ứng nhu cầu đầy đủ các nhu cầu cơ bản thì các nhu cầu về an toàn, an ninh cũng rất cần thiết Mỗi cá nhân đều mong muốn mình được an toàn, mong muốn có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc Tóm lại, cá nhân cần có cảm giác an toàn về thân thể, được hưởng các dịch vụ pháp lý, y tế và xã hội Khi cá nhân cảm thấy bất ổn họ có thể tìm đến sự an toàn về mặt tinh thần Như vậy, việc giúp đỡ các cá nhân có được cơ hội sinh hoạt trong nhóm cũng nhằm giải quyết giúp những người chuyển giới vượt qua những khó khăn, những áp lực về tâm lý, giúp họ có được cảm giác an toàn khi sinh hoạt trong nhóm Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc Cá nhân không thể tồn tại khi thiếu các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, cộng đồng và đồng nghiệp, vì vậy cá nhân đều muốn thuộc về một nhóm nào đó Mô hình nhóm cộng đồng LGBT hay nhóm tự lực sẽ giúp đỡ những người chuyển giới có một môi trường thuận lợi để giao lưu, học hỏi và có sự tương tác qua lại Nhân viên CTXH đã vận dụng lý thuyết nhu cầu để từ đó đưa ra được những đề xuất hợp lý nhất giúp những người chuyển giới có được môi trường thuận lợi để giao lưu, chia sẻ, nâng cao năng lực của bản thân, vượt qua được những trạng thái tâm lý tiêu cực khi sống trong kỳ thị, trong sự

“trói buộc” của một cơ thể không thuộc về mình

Nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện – cơ hội để hoàn thiện bản thân

là những nhu cầu cao nhất của con người mà bất kỳ ai cũng muốn theo đuổi để đạt

Trang 28

tới sự phát triển hoàn thiện của nhân cách Khi cá nhân không nhận được sự tôn trọng, sự ghi nhận của người khác thì họ sẽ rơi vào trạng thái chán nản, không còn ý chí để phấn đấu, không thể sẵn sàng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống của mình, họ sẽ sống khép kín hơn và gặp khó khăn khi làm bất cứ công việc gì Sự

tự hoàn thiện của bản thân là mong muốn được sáng tạo, được thể hiện khả năng, được thể hiện bản thân và được công nhận

Dựa vào lý thuyết phát triển nhu cầu của Maslow giúp tác giả đánh giá được những nhu cầu của người chuyển giới, biết được họ có những nhu cầu gì và nhu cầu nào là cần thiết nhất đối với họ Từ đó tác giả xây dựng mô hình nhóm tự lực dành cho nhóm người chuyển giới, thông qua đó giúp cho họ từng bước đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của bản thân

1.2.4.3 Tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái

Đây là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của ngành CTXH, nó nói lên sự liên hệ giữa các hệ thống (các tổ chức, nhóm) và vai trò của cá nhân trong môi trường sống Lý thuyết này dựa trên giả thiết rằng, mỗi cá nhân đều trực thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống Cả cá nhân và môi trường đều được coi là một

sự thống nhất, mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không nhìn nhận một cách đơn

lẻ Vì thế trong các hoạt động công tác xã hội, vấn đề là cần được nhìn nhận sự thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức độ khác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, và xã hội

Vận dụng cách tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái vào đề tài nghiên cứu về công tác xã hội với người chuyển giới để tác giả có được cái nhìn toàn diện về thân chủ là người chuyển giới và môi trường và hoàn cảnh sống xung quanh họ Đặt cá nhân người chuyển giới vào trong bối cảnh vấn đề của chính cá nhân và môi trường xã hội tác động lên họ để hiểu họ và hỗ trợ họ Nhân viên xã hội sẽ hiểu một người chuyển giới bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực, trầm cảm, tự ti không phải chỉ do bản thân người chuyển giới đó mà do những định kiến, sự dán nhãn, nhận thức hạn chế của xã hội gây nên Từ cách nhìn nhận này, NVXH thay vì chỉ tập trung hỗ trợ

Trang 29

tâm lý cho người chuyển giới sẽ còn phát huy vai trò biện hộ, kết nối để thúc đẩy xã hội, thúc đẩy những nhà làm luật tạo ra những điều luật, chính sách phù hợp với thực tế hiện tại và tạo môi trường rộng mở để người chuyển giới tham gia phát triển bản thân và góp sức vào sự phát triển của cộng đồng

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội với người chuyển giới

1.3.1 Yếu tố nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội

Người chuyển giới còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình công khai, còn

là nạn nhân của sự kỳ thị, phân biệt đối xử, quá trình thực hiện công tác xã hội hỗ trợ cho họ còn có nhiều rào cản bởi nhiều nguyên nhân, một trong số những nguyên nhân đó là do yếu tố nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về xu hướng tính dục

và bản dạng giới còn nhiều hạn chế

Trong bất cứ gia đình nào cũng vậy, con cái luôn là niềm tin, niềm tự hào, hy vọng, mong mỏi của cha mẹ Cha mẹ hay có những hình dung, tưởng tượng, kế hoạch bí mật cho tương lai của con cái, và nó phản ánh vào từng hành động diễn ra hàng ngày bố mẹ làm cho con cái để nó hướng đến cái tương lai ấy Đến một ngày, những gì cha mẹ người chuyển giới biết về đứa con của mình khiến giấc mơ của họ sụp đổ, và họ cố gắng gom những mảnh vỡ để đắp lại, hoặc chỉ đơn giản là không chấp nhận nổi sự thật ấy Ngoài ra còn khó khăn của các bậc phụ huynh có con là người chuyển giới còn phụ thuộc vào sức khoan dung của xã hội nói chung Người làm cha mẹ không phải là không chấp nhận được con mình chuyển giới, mà nhiều khi là không chấp nhận được việc mình thất bại trong việc đáp ứng kỳ vọng của xã hội với tư cách là một người cha mẹ ở Việt Nam, những áp lực của đời sống xã hội với nhiều mối quan hệ gần gũi khiến gia đình người chuyển giới thường lo sợ bị hàng xóm và người quen xét nét, từ đó yêu cầu con cái không được ăn mặc hay có những hành vi khác biệt để giữ thể diện cho gia đình Nghiêm trọng hơn, nhiều gia đình do không có kiến thức nên cho rằng con đua đòi a dua theo bạn bè, con không

có tương lai nếu là người chuyển giới nên đã ra những biện pháp mạnh để “điều chỉnh” hoặc ép buộc con phải quay lại giới tính “thật” của mình Các hình thức bạo lực có thể là từ lời nói như mắ ng nhiếc, sỉ nhục đến dùng hành động như đánh đập

Trang 30

Ở Việt Nam còn chưa có nhiều thông tin và tư liệu về cộng đồng người chuyển giới cũng như những vấn đề cá nhân và xã hội mà họ đang phải đối mặt Ngoài một vài diễn đàn mạng của cộng đồng, hầu như không có thông tin về người chuyển giới

ở Việt Nam Những thông điệp mang tính định kiến và không thực tế trên báo chí và một số kênh truyền thông đã tạo nên và củng cố thêm những hiểu biết sai lệch và thái độ kỳ thị xã hội Người chuyển giới được mô tả như những người “đồng tính”,

“kệch cỡm” hoặc “bệnh hoạn” Họ cũng không được nhìn nhận như một cộng đồng Thêm vào đó, do bị chọc ghẹo tại trường học và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, nhiều người chuyển giới đã phải bỏ học, bỏ nhà, và đối mặt với sự mất an toàn của bản thân (bạo lực, hãm hiếp, cướp giật), sự nghèo đói và khó khăn về sinh kế Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do thiếu sự hợp tác của các cơ quan an ninh bảo vệ họ

vì thiếu căn cứ pháp lý cũng như thiếu người tuyển dụng sẵ n sàng chấp nhận họ Rõ ràng, nhóm chuyển giới là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất và bị kỳ thị nhất trong xã hội

Cộng đồng, xã hội coi vấn đề chuyển giới là chuyện kỳ dị, là “bệnh tâm thần”,

“rối loạn tâm thần” hay “rối loạn nhận dạng giới” Trong mắt mọi người, người chuyển giới là những người “a dua”, “đua đòi”, “bệnh hoạn” Sự quan tâm của cộng

đồng, làng xóm, xã hội chỉ mang tính chất tò mò, xoi mói, phán xét, dè bỉu Do đó, người chuyển giới khó có điều kiện để bộc lộ bản thân và tìm kiếm được những sự trợ giúp phù hợp

Vì vậy, yếu tố nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội là một yếu tố ảnh hưởng, tác động khá lớn đến việc thực hiện CTXH với người chuyển giới Sẽ không thể coi chuyển giới là bình thường nếu tất cả những kiến thức tiếp cận được đều cho rằng chuyển giới là bệnh, là trào lưu Cho nên, để đạt được hiệu quả trong việc hỗ trợ cho người chuyển giới, NVXH cũng cần chú ý tới nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về LGB nói chung và người chuyển giới nói riêng

1.3.2 Yếu tố trình độ chuyên môn của nhân viên xã hội

CTXH là một ngành khoa học, một nghề đặc thù giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng nhằm phòng ngừa, trị liệu, phục hồi các chức năng xã hội bị suy giảm và

Trang 31

giúp họ tự vươn lên giải quyết vấn đề đã và đang đặt ra của mình từ đó giúp họ hòa nhập với cộng đồng xã hội

NVXH là những người có kiến thức, kỹ năng Họ là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội để có được sự thống nhất nhằm đạt hiệu quả tối đa nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng Chính vì thế NVXH có vai trò rất to lớn trong hoạt động biện hộ, kết nối nguồn lực cho đối tượng

Trong quá trình tác nghiệp với người chuyển giới, NVXH phải hiểu được đặc điểm tâm – sinh lý của họ Người chuyển giới thường có khát vọng được thừa nhận

sự khác biệt, nhưng mặc cảm, tự ti, chán nản vì chịu sự kỳ thị… nên khi làm việc với họ NVXH phải như những người bạn, ủng hộ, bảo vệ, lên tiếng biện hộ giúp họ NVXH phải chính là nguồn lực ủng hộ hiệu quả nhất này để giúp họ can đảm, tự tin

để họ dám công khai thể hiện mình, có tiếng nói của mình để mang đến cho họ sự tự tin hơn để tái khẳng định quyền, vị thế của mình trong xã hội và đấu tranh vì niềm vui, hạnh phúc của bản thân, vì sự thừa nhận của gia đình, cộng đồng, xã hội

NVXH phải là người có trình độ chuyên môn về CTXH, nghĩa là phải được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH, có kỹ năng, kiến thức về CTXH Khi làm việc với nhóm người chuyển giới, NVXH phải nắm được kiến thức sâu rộng về Quyền con người, quyền LGBT, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới,… qua đó biết được người chuyển giới có những quyền và nghĩa vụ như thế nào, dựa trên những quy định đó để bảo vệ quyền lợi, biện hộ cho người chuyển giới trước pháp luật

Khi làm việc với người chuyển giới phải luôn có thái độ tôn trọng họ, hòa nhã, tin tưởng, nói chuyện và làm bạn với họ, không có thái độ lên án hay miệt thị, không

tò mò về việc họ muốn phẫu thuật hay không, không hỏi về bộ phân sinh dục của họ, không suy đoán về tình cảm, tình yêu của họ, không tiết lộ việc họ là người chuyển giới nếu họ chưa đồng ý, luôn luôn giữ thái độ nhiệt tình, thân thiện, cảm thông chia

sẻ, không áp đặt lên thân chủ của mình NVXH cần để cho thân chủ của mình được bộc lộ suy nghĩ, nói lên tiếng nói của mình, được đưa ra những quyết định mang tính định hướng tương lai cho bản thân họ như việc bộc lộ bản thân, nghề nghiệp, tình yêu… NVXH có trình độ, chuyên môn đảm bảo thì sẽ giúp cho

Trang 32

hoạt động trợ giúp đạt được hiệu quả tốt hơn

1.3.3 Yếu tố pháp lý

Trên thực tế ở Việt Nam, do người chuyển giới chưa được xem là một nhóm đối tượng cần quan tâm, nên chưa có hệ thống y tế hay cơ sở pháp lý nào đáp ứng cho các quyền và nhu cầu của họ

Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định 88/2008/NĐ-CP nghiêm cấm việc chuyển đổi giới tính và không thừa nhận giới tính mới của những người đã phẫu thuật chuyển giới Điều này gây rất nhiều khó khăn, phân biệt đối xử tới cuộc sốnghàng ngày của người chuyển giới Họ không được đổi tên và xác nhận lại giới tính,

không được công nhận hôn nhân, các quyền lợi nhân thân và tài sản, chưa có bộ luật

nào đảm bảo quyền của người chuyển giới chống lại sự kỳ thị dựa trên bản dạng giới Chính vì kỳ thị mà họ không thể học cao để có bằng cấp tốt, không dám đến các cơ sở y tế để chữa bệnh, và cũng không có việc làm phù hợp trong các cơ quan,

tổ chức, doanh nghiệp

Với sự đấu tranh và vận động không ngừng vì quyền của người chuyển giới, ngày 24/11/2015 được xem là một bước ngoặt lịch sử của cộng đồng người chuyển giới khi có riêng một điều luật quy định về chuyển đổi giới tính Cụ thể, Quốc hội đã

thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đối), trong đó Điều 37 quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này

và luật khác có liên quan”[16, tr.11] Đây có thể xem như bước đầu đã có căn cứ

pháp lý để xác định rõ ràng đối tượng người chuyển giới và từ đó thiết lập tiến trình

hỗ trợ

1.3.4 Yếu tố kinh phí hoạt động

Để thực hiện bất cứ hoạt động gì cũng cần quan tâm đến vấn đề nguồn lực, ngoài nguồn nhân lực ra thì nguồn lực tài chính là một yếu tố không thể thiếu Trong thực tế cộng đồng LGBT là một nhóm thiểu số mới bắt đầu được quan tâm và hỗ trợ thời gian gần đây, nhưng trong việc bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách Nhà nước chưa có hạng mục nào dành cho việc hỗ trợ cộng đồng LGBT Tuy nhiên, bất chấp

Trang 33

nhiều thách thức và trở ngại, cộng đồng LGBT ở Việt Nam đã vẫn phát triển mạnh

mẽ trong suốt những năm qua Nhiều tổ chức xã hội dân sự ủng hộ quyền của người LGBT được thành lập Các tổ chức xã hội dân sự đáng chú ý làm việc về vấn đề LGBT là Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) thành lập năm 2007; Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) thành lập năm 1999; và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) thành lập năm 2001 Năm 2008, với sự ra đời của Trung tâm (ICS), tổ chức xã hội dân sự đầu tiên làm việc về quyền con người của người LGBT Cùng với sự ra đời của các tổ chức xã hội dân sự ủng hộ quyền của người LGBT thì nguồn kinh phí cho hoạt động vì quyền của người LGBT cũng được huy động rộng khắp từ các Chính phủ nước ngoài (ví dụ Đại sứ quán), tổ chức phi chính phủ quốc

tế (USAID; UNDP; Ford Foundation (Quỹ Ford); SIDA (Cơ quan Hợp tác và Phát triển quốc tế của Thụy Điển); Quỹ Viện trợ Nhân dân Na Uy), hay tự bán vật phẩm gây quỹ hoạt động Tuy nhiên có thể thấy, nguồn kinh phí này thiếu tính ổn định và bền vững Lượng kinh phí cung cấp phụ thuộc khá nhiều vào tính chất của chương trình hành động và dự án triển khai Nếu không có hoặc có sự thay đổi trong quá trình cấp kinh phí hoạt động sẽ dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động

của CTXH

1.3.5 Yếu tố đặc điểm của cá nhân người chuyển giới ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp

Đặc điểm tâm lý: Người chuyển giới nói riêng và người LGB nói chung luôn

luôn có một đặc điểm tâm lý nổi bật đó là khát khao thể hiện chính mình, được sống thật với giới tính mà mình mong muốn Mặc dù phải đối mặt với kỳ thị và phân biệt

đối xử, nhưng nhiều người chuyển giới lại không hề yếu đuối, bị động Họ tự hào là

chính mình và những nỗ lực của bản thân để sống như những công dân khác về mặt giới tính Ước mơ được thừa nhận, không bị phân biệt đối xử, đặc biệt mong muốn được gia đình hiểu, thông cảm và hỗ trợ của người chuyển giới là rất lớn Nhiều người cho biết dù cho xã hội có kỳ thị đến đâu họ cũng “không quan tâm”, nhưng việc được bố mẹ hiểu, là chỗ dựa tinh thần cho họ rất quan trọng Điều mong mỏi

Trang 34

lớn nhất của họ là được gia đình hiểu rằng họ là như thế, họ không thể thay đổi, và

mong được sự chấp nhận và yêu thương

Bên cạnh đó cũng có nhiều người chuyển giới còn thiếu tự tin vào chính mình, còn trông chờ vào sự thừa nhận của xã hội nhưng ngay chính bản thân họ lại không dám thừa nhận bản thân mình, họ sống với tâm trạng tự kỳ thị về sự thay đổi, sự khác biệt của chính mình Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tâm lý của người chuyển giới

Bởi vậy nên việc họ chịu tiếp xúc và cởi mở chia sẻ vấn đề là điều không hề đơn giản Muốn trợ giúp đối tượng là người chuyển giới thì chính bản thân họ phải mong muốn và có nhu cầu được trợ giúp, có đủ niềm tin để bộc lộ bản thân và sức mạnh để đấu tranh vì quyền của mình nhưng cũng không có sự đòi hỏi, yêu cầu quá

đà đối với nhân viên xã hội vì sự khao khát mãnh liệt của mình

Đặc điểm thể chất: Nhu cầu hỗ trợ sức khỏe đặc thù của nhóm chuyển giới

liên quan đến mong muốn thay đổi cơ thể sinh học Đa số họ khi được hỏi, đều mong muốn được phẫu thuật chuyển đổi giới tính tuy nhiên trong thực tế hiện nay,

do chưa có cơ sở pháp lý bảo hộ, hướng dẫn, do Việt Nam chưa có cơ sở y tế nào phẫu thuật chuyển đổi giới tính, chi phí phẫu thuật, tình trạng sức khỏe, cơ sở vật chất, các thủ tục… dẫn tới thực trạng người chuyển giới không thực hiện phẫu thuật nhưng tìm cách thay đổi cơ thể của mình bằng hormone Tuy nhiên, việc sử dụng hormone cũng là chủ yếu do tự tìm hiểu, tự mua, tự tiêm một cách kín đáo, thầm lặng mà không có sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ và những người có chuyên môn Điều

này đem lại rủi ro lớn về sức khỏe cho những người chuyển giới

Do có những đặc điểm về thể chất, tâm lý như vậy nên việc tiếp cận, thu thập thông tin của đối tượng rất khó Điều này cũng gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình trợ giúp đối tượng

1.4 Cơ sở pháp lý và chính sách pháp luật của công tác xã hội với người chuyển giới

1.4.1 Tình hình pháp luật trên thế giới về người chuyển giới

Tính đến tháng 9/2015, có 61 quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính trên giấy tờ Phần lớn các nước châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu Á thừa nhận quyền thay đổi nhân thân sau khi phẫu thuật, các nước đang thay đổi theo

Trang 35

xu hướng thừa nhận quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ ngay cả khi không cần phẫu thuật Ngoài ra, quyền thay đổi tên không phụ thuộc vào việc đã phẫu thuật hay

chưa cũng được thừa nhận rộng rãi

Nhiều nước châu Á thừa nhận giới tính mới sau khi phẫu thuật, như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Phillipines… và một số nước không yêu cầu phải phẫu thuật để thay đổi giấy tờ như Hàn Quốc, Đài Loan, Israel…Từ trước, không có luật nào ở Trung Quốc cấm phẫu thuật chuyển giới Năm 2002 và 2008, Bộ Công an Trung Quốc ra hai hướng dẫn về việc thay đổi giới tính trên sổ hộ khẩu và thẻ căn cước, sau khi nhận thấy nhiều khó khăn của người chuyển giới trong việc đăng ký thay đổi hộ tịch Sau khi đã chuyển đổi thành công trên giấy tờ, họ có tất cả quyền

và nghĩa vụ như giới tính mới, bao gồm cả việc kết hôn Ước tính có tới 400.000 người chuyển giới ở đất nước đông dân nhất thế giới này Năm 2013, Tòa án Tối cao Hàn Quốc ra phán quyết rằng một người không nhất thiết phải phẫu thuật chuyển giới mới có thể thay đổi giới tính trên giấy tờ

Mới đây nhất, vào ngày 7/6/2016, Na Uy trở thành quốc gia thứ tư ở Châu Âu (sau Hà Lan, cộng hòa Malta, Ireland) và thứ 5 trên thế giới (cùng với Arghentina) cho phép “tự xác định” giới tính trên giấy tờ, nghĩa là không cần phẫu thuật, không cần liệu pháp thay thể hormone, không cần chứng nhận tâm lý Đây là xu hướng mới của các nước trên thế giới: sau thời kỳ bắt buộc triệt sản để có thể công nhận giới tính mới (thập niên 60-90), rồi bắt buộc phải sử dụng hormone và bác sỹ tâm lý (hình thức phổ biến nhất hiện nay), rồi chỉ cần chứng nhận tâm lý, người ta thấy rằng các rào cản y tế, pháp lý này chỉ làm tăng chi phí xã hội và dần tách quyền phấu thuật giới tính ra khỏi quyền nhận dạng giới tính

1.4.2 Tình hình pháp luật về người chuyển giới ở Việt Nam

Việt Nam là một trong ít những nước trên thế giới hiện đang cấm việc phẫu thuật chuyển giới (Gồm Ethiopia, Morroco, Cotê d’voire, Tiểu vương quốc A Rập Thống Nhất, Oman, Qatar, Kuwait, Macedonia) nhưng Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã được thông qua vào tháng 11/2015 được kỳ vọng sẽ có nhiều bước tiến bảo vệ tốt hơn quyền với cơ thể và được thừa nhận của người chuyển giới

Trang 36

Trên thực tế cho đến thời điểm này pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào

cụ thể về các điều luật dành riêng cho cộng đồng LGB nói chung và người chuyển giới nói riêng, nhưng cũng không hình sự hóa cũng như không có quy định phạt nếu một công dân bất kì nào khi họ công khai mình là người LGBT

Danh sách những văn bản quy phạm pháp luật có điều chỉnh những khía cạnh

liên quan đến các vấn đề mà người LGBT hay gặp phải nhất, bao gồm: Hiến pháp

2013 (liên quan đến nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử, quyền bình đẳng giới và quyền kết hôn, ly hôn); Bộ luật Dân sự 2015 (liên quan đến

việc thay đổi giới tính, thay đổi họ tên của người chuyển giới và người liên giới

tính); Pháp luật hành chính (liên quan đến giấy tờ nhân thân, hộ tịch của người chuyển giới và người liên giới tính); Luật Hôn nhân và gia đình - số 52/2014/QH13 (liên quan đến điều kiện kết hôn, nuôi con…); Pháp luật lao động (liên quan đến việc kì thị, đối xử phân biệt với người lao động là LGBT); Luật Giáo dục – số 38/2005/QH11 (liên quan đến quyền học tập, cơ hội tiếp cận giáo dục, kỳ thị trong trường học với công dân là LGBT); Luật Bình đẳng giới – số 73/2006/QH11 (liên quan tới khái niệm về giới và giới tính); Luật Khám bệnh, chữa bệnh – số 40/2009/QH12 (liên quan đến quyền y tế, tiếp cận dịch vụ và kỳ thị trong cơ sở y tế đối với khách hàng là LGBT); Luật Nuôi con nuôi – số 52/2010/QH12 (liên quan

đến việc cùng nhận nuôi con nuôi của cặp cùng giới);

Bảng 1.1: Tóm tắt pháp luật đối với người chuyển giới của Việt Nam ở thời điểm hiện tại

Thay đổi tên, ảnh chụp trên giấy tờ (khi chưa phẫu thuật) Không quy định Thay đổi tên, ảnh chụp trên giấy tờ (khi đã phẫu thuật) Không hợp pháp

Thay đổi giới tính trên giấy tờ (khi chưa phẫu thuật) Không hợp pháp Thay đổi giới tính trên giấy tờ (khi đã phẫu thuật) Không hợp pháp

Có lựa chọn giới tính “Khác” trong giấy tờ Không quy định Giải quyết hệ quả của hôn nhân trước khi phẫu thuật Không quy định Cần sự đồng ý của người sẽ thay đổi giới tính để được phép tiến hành

phẫu thuật

Không quy định Không bị phân biệt đối xử vì thể hiện giới Không quy định

Trang 37

Công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm Vì vậy ở bảng trên pháp luật không quy định cấm thì sẽ được xem là “hợp pháp.” Những gì pháp luật quy định cấm hoặc quy định không thừa nhận thì sẽ được xem là “không hợp pháp.” Những gì pháp luật Việt Nam không đề cập tới trong luật sẽ được xem là “không quy định”

Điểm mới của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 2015, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017

đã hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính tại Việt Nam Tuy nhiên, các điều kiện, trình tự, thủ tục cụ thể (có cần thiết phải phẫu thuật chuyển đổi giới tính để được phép thay đổi giới tính trên giấy tờ hay không, tác động cơ thể đến mức độ nào thì được xem là đã phẫu thuật ) vẫn chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật Các quy định chi tiết này sẽ được cụ thể hóa trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính và các văn bản hướng dẫn thi hành trong tương lai Việc quy định cụ thể như thế nào sẽ phụ thuộc vào tiến trình vận động và đối thoại giữa các nhà làm luật

và cộng đồng, xã hội để đảm bảo quyền của người chuyển giới sớm được hiện thực hóa và tạo điều kiện thuận lợi nhất

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu lý luận về hoạt động công tác xã hội với người chuyển giới giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về người chuyển giới và vấn đề mà họ đang gặp phải Thông qua các khái niệm, thuật ngữ, các hoạt động trợ giúp người chuyển giới chúng ta có cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về đối tượng là người chuyển giới trong hoạt động trợ giúp của CTXH, hiểu hơn về thông tin cũng như hoàn cảnh và quyền của người chuyển giới giúp chúng ta xác định chính xác hơn về vị trí và vai trò của

họ trong đời sống xã hội, rằng họ là một phần của xã hội, không ai phủ nhận quyền con người của chính họ

Từ những khái niệm về CTXH, những nội dung hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH với người chuyển giới sẽ giúp tác giả đánh giá được đầy đủ, khách quan về quá trình hỗ trợ người chuyển giới CTXH với người chuyển giới không phải là hoạt động từ thiện mà là hoạt động trợ giúp mang tính chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực cá nhân của những người chuyển giới, NVXH không chỉ là người hỗ trợ, chia sẻ, lắng nghe mà còn là những người định hướng, biện hộ cho

Trang 38

người chuyển giới công khai, có tiếng nói, có sự tự tin và vững vàng trên con đường khẳng định bản thân góp phần vào sự phát triển chung vì quyền của cộng đồng LGBT và của toàn xã hội

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Khái quát về thành phố Thái Nguyên

Thái Nguyên là thành phố của tỉnh Thái Nguyên, là một trong những thành phố lớn nhất ở miền Bắc, chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng về dân số Thành phố Thái Nguyên là trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc, được thành lập vào năm

1962 và là một thành phố công nghiệp Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu Diện tích 170,7 km2 và dân số 306.842 người (năm 2015)

Thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn với 10 trường Đại học và Khoa, 9 Trung tâm và Viện nghiên cứu thuộc Đại học Thái Nguyên và 15 trường Đại học, Cao đẳng thuộc các bộ, ngành khác, 8 trường Trung cấp và 15 trường THPT

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ với 19 bệnh viện và trung tâm y tế có trình độ chuyên môn cao

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm công nghiệp lâu đời, có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên- cái nôi của ngành thép Việt Nam Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim,

cơ khí, vật liêu xây dựng, hàng tiêu dùng Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 3 đường Quốc lộ

đi qua gồm: Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B Thành phố Thái Nguyên cách thủ

Trang 40

2.1.2 Khái quát về nhóm Nextgen Thái Nguyên

Nextgen - Chương trình Lãnh đạo trẻ hoạt động vì quyền LGBTI là Dự án được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Tổ chức Oxfam và Trung tâm ICS, với nguồn tài trợ của Ủy ban Châu Âu (EC)

Từ năm 2008, thế hệ những người đầu tiên hoạt động vì quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới (“LGBTI”) tại Việt Nam được hình thành và đặt những viên gạch nền móng cho phong trào quyền LGBTI ngày nay

Con đường bước tới tự do và bình đẳng giờ đây đã bước sang giai đoạn phát triển kế tiếp, đòi hỏi một thế hệ những con người mới cùng dấn thân và góp sức Chương trình lãnh đạo trẻ hoạt động vì quyền LGBT, Nextgen, hướng tới xây dựng các nhóm nòng cốt trong cộng đồng LGBTI ở nhiều địa phương trên khắp Việt Nam nhằm chủ động thực hiện các hoạt động vận động chính sách và phong trào xã hội

9 địa phương của Nextgen bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ

An, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ Chương trình dự án kéo dài trong 3 năm (2015 - 2018), với các hoạt động tập huấn kiến thức

và năng lực tổ chức, thực hiện các hoạt động tham vấn và truyền thông ở địa phương, liên kết tổ chức chiến dịch vận động xã hội và chính sách vì quyền bình đẳng

Nextgen Thái Nguyên được thành lập vào ngày 9/9/2015 với số lượng thành viên ban đầu là 4 người Sau hơn 1 tháng hoạt động nhóm đã thu hút được số lượng thành viên tham gia khá đông Con số hiện tại trong nhóm là 18 thành viên gồm có 15 người thuộc cộng đồng LGBT và 03 thành viên ủng hộ là người dị tính Thành viên lớn tuổi nhất trong nhóm sinh năm 1988 và thành viên nhỏ tuổi nhất sinh năm 1998 Mỗi thành viên đều có việc học, việc làm riêng, chỉ tham gia Nextgen trên tinh thần tự nguyện, thời gian tham gia phụ thuộc vào các chương trình và hoạt động dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của iSEE Trưởng nhóm Nextgen Thái Nguyên là 1 bạn thuộc cộng đồng LGBT, sinh năm 1992, đã tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại chuyên ngành Kế toán và hiện dành toàn thời gian cho hoạt động của nhóm

Nextgen Thái Nguyên được xem là một nhóm đầu tiên, hoạt động chuyên nghiệp

và có tổ chức trong việc bảo vệ, vận động vì quyền của cộng đồng LGBT, tạo không gian sinh hoạt cho cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng thông

Ngày đăng: 03/10/2016, 12:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tony Bilton (1987) - Phạm Thùy Ba dịch (1993), Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn xã hội học
Tác giả: Tony Bilton (1987) - Phạm Thùy Ba dịch
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1993
2. Lương Thế Huy và Vũ Kiều Châu Loan (2012), Trả lời các câu hỏi về người chuyển giới và Cẩm nang về người chuyển giới, Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam (ICS) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trả lời các câu hỏi về người chuyển giới và Cẩm nang về người chuyển giới
Tác giả: Lương Thế Huy và Vũ Kiều Châu Loan
Năm: 2012
3. Lương Thế Huy, Phạm Quỳnh Phương (2016), Có phải bởi vì tôi là LGBT?, Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có phải bởi vì tôi là LGBT
Tác giả: Lương Thế Huy, Phạm Quỳnh Phương
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2016
4. Nguyễn Thu Hương (2012), Tổng thuật tài liệu về chuyển giới, ISEE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng thuật tài liệu về chuyển giới
Tác giả: Nguyễn Thu Hương
Năm: 2012
5. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Nam, Lê Quang Bình, Vũ Kiều Châu Loan, Lương Thế Huy (2012), Trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Nam, Lê Quang Bình, Vũ Kiều Châu Loan, Lương Thế Huy
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2012
6. Nguyễn Thị Thái Lan (2012), Công tác xã hội nhóm, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội nhóm
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Lan
Nhà XB: Nxb Lao động - xã hội
Năm: 2012
7. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: Nxb Lao động - xã hội
Năm: 2010
8. Bùi Thị Xuân Mai và Nguyễn Thị Thái Lan (2011), Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai và Nguyễn Thị Thái Lan
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2011
10. Pauline Oosterhoff, Hoàng Tú Anh, Quách Thu Trang (2014), Thương thuyết không gian công cộng và pháp luật: Phong trào ủng hộ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương thuyết không gian công cộng và pháp luật: Phong trào ủng hộ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam
Tác giả: Pauline Oosterhoff, Hoàng Tú Anh, Quách Thu Trang
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2014
11. PFLAG Việt Nam, Hỏi – đáp dành cho phụ huynh của người chuyển giới 12. Vũ Hồng Phong và Nguyễn Thị Thu Nam (2010), Tổng quan về kỳ thị với người LGBT, ISEE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi – đáp dành cho phụ huynh của người chuyển giới" 12. Vũ Hồng Phong và Nguyễn Thị Thu Nam (2010), "Tổng quan về kỳ thị với người LGBT
Tác giả: PFLAG Việt Nam, Hỏi – đáp dành cho phụ huynh của người chuyển giới 12. Vũ Hồng Phong và Nguyễn Thị Thu Nam
Năm: 2010
13. Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú (2012), Khát vọng được là chính mình, những vấn đề thực tiễn và pháp lý với người LGBT, ISEE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khát vọng được là chính mình, những vấn đề thực tiễn và pháp lý với người LGBT
Tác giả: Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú
Năm: 2012
14. Phạm Quỳnh Phương (2012), Tổng hợp quan điểm của Liên Hợp Quốc về LGBT, ISEE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp quan điểm của Liên Hợp Quốc về LGBT
Tác giả: Phạm Quỳnh Phương
Năm: 2012
15. Phạm Quỳnh Phương (2014), Tổng luận các nghiên cứu về Người đồng tính, song tính và chuyển giới, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng luận các nghiên cứu về Người đồng tính, song tính và chuyển giới
Tác giả: Phạm Quỳnh Phương
Nhà XB: Nxb Khoa Học Xã Hội
Năm: 2014
25. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2013), Trả lời các câu hỏi về người chuyển giới, bản dạng giới và thể hiện giớiTài liệu Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trả lời các câu hỏi về người chuyển giới, bản dạng giới và thể hiện giới
Tác giả: Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
Năm: 2013
22. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2013), Giới thiệu về cộng đồng người chuyển giới ở Việt Nam Khác
23. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2014), Phân tích chính sách, pháp luật về người chuyển giới Khác
24. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2015), Quyền của tôi- Những gì bạn cần biết về pháp luật và quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam Khác
26. www.isee.org.vn. Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường Khác
27. www.ics.org.vn. Tổ chức thúc đẩy & bảo vệ quyền của người LGBT tại Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w