Lê Văn Khôi ở Gia Định 1833; Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng 1833-1835.* Đối ngoại Có nhiều sai lầm, thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, “cấm đạo” giết hại các giáo sĩphương Tây
Trang 11 Có ý kiến cho rằng: “Nếu triều Nguyễn không cấm đạo thì thực dân Pháp cũng không xâm lược Việt Nam vào thế kỉ XIX” Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
a Giải thích vì sao triều Nguyễn “Cấm đạo”
- Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam là một tôn giáo mới nhưng có một chỗđứng nhất định trong sinh hoạt tôn giáo của người dân Giáo lý của đạo Thiên chúa có nhữngđiều hoàn toàn xa lạ, thậm chí là mâu thuẫn với tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp hàng ngànnăm của dân tộc Đó là Đạo Thiên chúa không cho thờ cúng tổ tiên, trong khi đó thờ cúng tổtiên là nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam Triều Nguyễn cấm đạo vì lo sợ về sự đổ
vỡ của một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Các giáo sĩ người Pháp khi vào Việt Nam truyền giáo họ không hoàn toàn chỉ truyền đạo
Có một số tên thực dân đội lốt giáo sĩ, vào Việt Nam để do thám tình hình, chuẩn bị cho cuộcxâm lược sắp tới của Pháp Với tư cách là một vương triều độc lập, có trách nhiệm tối cao vớivận mệnh quốc gia dân tộc, triều Nguyễn cấm đạo nhằm bảo vệ độc lập dân tộc và ngăn ngừa
sự xâm nhập từ bên ngoài
Có thể khẳng định chủ trương “cấm đạo” của triều Nguyễn là hoàn toàn đúng đắn nhưngtrong biện Pháp thực hiện triều Nguyễn đã vấp phải nhiều sai lầm Những biện pháp cấm đạoquá khắc nghiệt đã dẫn đến sự chia rẽ rất lớn giữa triều đình với một bộ phận giáo dân, làm rạnnức khối đoàn kết dân tộc Điều này là vô cùng bất lợi nếu triều Nguyễn phải đối diện với sựxâm lược từ bên ngoài
b Lý giải
- Có thể khẳng định dù triều Nguyễn có “cấm đạo” hay không thì thực dân Pháp vẫn xâmlược Việt Nam Chính sách “cấm đạo” của triều Nguyễn chỉ là cái cớ để thực dân Pháp xâmlược Việt Nam
- Lúc này, CNTB Pháp đang trên con đường phát triển mạnh mẽ nên rất cần thị trường đểtiêu thụ hàng hóa Vì thế Pháp tăng cường bành trướng xâm lược thuộc địa
- Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành “miếng mồi” béo bở và là đối tượng xâm lược củathực dân Pháp Bởi vì, Việt Nam đang tồn tại chế độ phong kiến đang ở vào thời kỳ khủnghoảng, suy yếu trầm trọng Việt Nam có một vị trí vô cùng thuận lợi, nằm giữa hai nước lớnnhất Châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam trở thành cầu nối giữa Ấn Độ và TrungQuốc Nước ta là một bàn đạp để tiến vào lục địa Châu Á Việt Nam có dân số đông, nguồn laođồng dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn Đây là điều kiện tuyệt vời cho hàng hóa Pháp
Trang 2xâm nhập vào Hơn nữa, nước ta là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên vì thế Pháp rấtmuốn biến Việt Nam trở thành thuộc địa của mình
Có thể khẳng định “Cấm đạo” chỉ là cái cớ để thực dân Pháp xâm lược nước ta Dù triềuNguyễn có cấm đạo hay không Pháp vẫn nổ súng xâm lược Việt Nam Bởi vì, nhu cầu thuộcđịa là tất yếu của CNTB Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam là một tất yếu của lịch sửkhông thể đảo ngược
2 Bằng những sự kiện lịch sử đã học, em hãy giải thích câu nói: “Xã hội Việt Nam thời Nguyễn là xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”? Nguyên nhân, duyên cớ và thủ đoạn xâm lược Việt nam của thực dân Pháp?
a Giải thích
Nửa sau TK XVIII chế độ phong kiến Việt Nam đã lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng.Triều Nguyễn được thiết lập vào năm 1802, mặc dù đã cố gắng khôi phục nhà nước quân chủchuyên chế và đạt được một số thành tựu nhưng nhìn chung triều Nguyễn đã không cứu vãnđược tình hình mà chỉ làm cho cuộc khủng hoảng của xã hội Việt Nam thêm sâu sắc Đặc biệtnghiêm trọng vào giữa thế kỉ XIX dưới triều vua Tự Đức
- Thương nghiệp không thể phát triển được do chính sách độc quyền của nhà Nguyễn và
Trang 3Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833); Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833-1835).
* Đối ngoại
Có nhiều sai lầm, thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, “cấm đạo” giết hại các giáo sĩphương Tây làm nước ta bị cô lập với bên ngoài và thực dân Pháp có cớ để xâm lược nước taNhư vậy, dưới triều Nguyễn xã hội Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng vàtoàn diện Vì thế, một giáo sĩ phương Tây đã viết về triều Nguyễn: “Đó là một xã hội đang lêncơn sốt trầm trọng” Câu nói này đã lột tả đầy đủ những yếu kém và khủng hoảng của triềuNguyễn
b Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
* Nguyên nhân sâu xa: Vào thế kỉ XIX CNTB ở Châu âu nói chung và Pháp nói riêng pháttriển mạnh Yêu cầu tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa và vét nguyên nhiên liệu trở nêncấp thiết Vì thế thực dân Pháp tăng cường bành trướng và xâm lược thuộc địa Trong bối cảnh
đó, Việt nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp
* Duyên cớ (Nguyên nhân trực tiếp): Thực dân Pháp lấy cớ triều Nguyễn “cấm đạo” đểxâm lược Việt Nam
* Thủ đoạn: Dựa vào ưu thế quân sự đánh lấn dần, kết hợp tấn công chiếm đất và gây sức
ép chính trị Buộc triều đình nhà Nguyễn kí một loạt các hòa ước từ nhượng bộ đến đầu hànghoàn toàn
3 Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884? Qua đó, bằng những kiến thức lịch sử từ 1858-1884 Anh (Chị) hãy nhận xét về thái độ của triều đình Huế và thái độ của nhân dân ta?
a Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
- Ngày 1/9/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt nam
- Bị sa lầy ở Đà Nẵng, tháng 2/1859 đại bộ phận quân Pháp tấn công vào Gia Định
Trang 4- Tháng 2/1961 Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, thừa thắng Pháp đánh chiếm Gia Định,Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long
- Ngày 5/6/1862 Hiệp ước Nhâm Tuất ra đời, triều đình Huế thừa nhận chủ quyền củaPháp ở 3 tỉnh Miền Đông
- Từ ngày 20 đến 24/6/1867 Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Miền Tây Nam kỳ
- Tháng 11/1873 Pháp tiến ra Bắc kỳ lần thứ nhất, tiến đánh chiếm Hà Nội và một số tỉnhlân cận
- Ngày 21/12/1873 chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất, gây cho Pháp nhiều khó khăn
- Năm 1874 Hiệp ước Giáp Tuất ra đời, triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6tỉnh Nam kỳ
- Tháng 4/1882 Pháp tiến ra Bắc kỳ lần thứ 2, đánh chiếm thành Hà Nội và những vùngxung quanh
- Ngày 19/5/1883 chiến thắng Cầu giấy lần thứ 2
- Ngày 25/8/1883 Hiệp ước Hác-măng ra, Việt nam chính thức trở thành thuộc địa của thựcdân Pháp
- Ngày 6/6/1884 Hiệp ước Pa-tơ-nốt ra đời, Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược ViệtNam
b Nhận xét về thái độ của triều đình Huế và thái độ của nhân dân ta
Nhân dân đánh giặc dũng cảm, gópphần làm thất bại kế hoạch xâm lược củađịch; nhiều tấm gương yêu nước xuất hiệnnhư Nguyễn Tri Phương, Trương Định,Nguyễn Trung Trực
1863-1867
Triều đình đối phó tiêu cựcvới âm mưu của Pháp (chuộcđất), quay lưng lại phong tràokháng chiến của nhân dân,khước từ các đề nghị canh tânđất nước
Nhân dân tiếp tục chống pháp (khôngtuân lệnh triều đình, kết hợp chống Phápvới chống phong kiến đầu hàng) như cuộcchiến đấu dưới sự lãnh đạo của TrươngĐịnh, Trương Quyền, Phan Liêm, PhanTôn, Nguyễn Trung Trực
1873- Triều đình tổ chức kháng Nhân dân kiên quyết kháng chiến:
Trang 51884 chiến nhưng dè dặt, đi đến thoả
hiệp kí kết các hiệp ước cầuhoà, đầu hàng và kết thúc vaitrò lịch sử
- Cuộc chiến đấu của viên Chưởng cơtại Ô Thanh Hà, nhân dân phục kích giếtchết Gacniê ngày 21-12-1873 (chiếnthắng Cầu Giấy lần thứ nhất)
- Quân dân ta cùng với quân Cờ đencủa Lưu Vĩnh Phúc phục kích giết chếtRivie ngày 19-5-1883 (chiến thắng CầuGiấy lần thứ nhất)
Câu 4 L p b ng so sánh thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và thái ch ng Pháp c a tri u ình nh Nguy n v thái ống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và thái ủa triều đình nhà Nguyễn và thái ều đình nhà Nguyễn và thái đ à Nguyễn và thái ễn và thái à Nguyễn và thái
c a nhân dân Vi t nam (1858 – 1884)
độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và thái ủa triều đình nhà Nguyễn và thái ệt nam (1858 – 1884)
Sự kiện Thái độ triều đình nhà Nguyễn Thái độ của nhân dân VN
Nhân dân thực hiện kế sách “vườnkhông nhà trống” Cùng triều đìnhkháng chiến với khí thế sôi sục
lỡ cơ hội đánh bại Pháp
- Đại đồn Chí Hòa thất thủ, quântriều đình để mất 3 tỉnh Miền Đông
- Nhân dân vẫn tiếp tục chiến đấu,tiêu biểu là khởi nghĩa TrươngĐịnh, Nguyễn Trung Trực…
- Triều đình ra lệnh bãi binh và đàn
áp các cuộc đấu tranh của nhân dânta
- Triều đình lúng túng, bạc nhược đểPháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây Nam
kỳ mà không tốn một viên đạn(6.1867)
- Nhân dân tiếp tục kháng chiếnchống Pháp lẫn triều đình
- Tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩacủa: Nguyễn Trung Trực, PhanTôn, Phan Liêm, Trương Quyền,Nguyễn Hữu Huân, Võ DuyDương…
- Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồngbằng Bắc bộ chủ động kháng chiến,không hợp tác với giặc
Trang 6- Ngày 21/12/1873 chiến thắng CầuGiấy lần thứ nhất, làm cho Pháphoang mang lo sợ.
- Triều đình hoang mang, cầu cứunhà Thanh
- Nhân dân anh dũng chiến đấubằng nhiều hình thức
- Ngày 19/5/1883 chiến thắng CầuGiấy lần thứ hai, tướng giặc làRivie tử trận
- 8/1883 triều đình đầu hàng nhanhchóng và ký với Pháp Hiệp ướcHác-măng, Việt nam là nước nửathuộc địa nửa phong kiến
- 6/1884 kí với Pháp Hiệp ước tơ-nốt, Pháp hoàn thành công cuộcxâm lược Việt Nam
Pa Phong trào đấu tranh vẫn tiếp tụcduy trì và phát triển ở Bắc kỳ, nhândân nổi dậy tham gia vào các độinghĩa binh do các vị quan nhàNguyễn lập
- Cuộc chiến đấu của nhân dân ta đãảnh hưởng tích cực đến phe chủchiến và buộc Pháp phải ký Hiệpước Pa-tơ-nốt nhằm xoa dịu sựphẫn nộ của nhân dân
Câu 5 Đặc điểm của phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta từ giữa thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX?
- Phong trào nổ ra ngay từ đầu với tinh thần dũng cảm, quyết tâm cao độ để đánh bại kẻ
thù xâm lược, bất chấp kẻ thù hùng mạnh với vũ khí hiện đại
- Phong trào tỏ rõ ý thức thiết tha giành độc lập tự do Ý thức này đã tạo thành sức mạnh
để đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc
- Cuộc đấu tranh mang tính dân tộc sâu sắc Thệ hiện trong cuộc đấu tranh, nhân dân takhông phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc đã đoàn kết chống giặc ngoại xâm
- Với quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, nhân dân ta đã đánh giặc với mọi hình thức và mọi
vũ khí có trong tay, rất dũng cảm và sáng tạo
- Trước thái độ hèn yếu của triều đình, nhân dân ta từng bước kết hợp đấu tranh vừa chống
đế quốc vừa chống phong kiến đầu hàng
Trang 7- Từ năm 1885 phong trào Cần vương bùng nổ rầm rộ Tuy vậy yếu tố vì vua giúp nướcchỉ là phụ, yêu nước vẫn là động lực cơ bản và quyết định.
- Do thiếu đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước nênphong trào đấu tranh lần lược thất bại
- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh củathực dân Pháp, khiến chúng mất gần 30 năm mới hoàn thành xâm lược Việt Nam (1858 –1884) và mất hơn 10 năm mới hoàn thành công cuộc bình định nước ta (1885 – 1896)
- Cuộc đấu tranh đó đã đi vào lịch sử dân tộc những trang sử vẻ vang, sáng ngời về lòngyêu nước, bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta
Câu 6 Qua trình bày quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884, hãy nêu và phân tích trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Hãy kể tên các nhân vật nổi danh trong cuộc kháng chiến chống Pháp?
a Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1884
b Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn
- Sau khi thành lập năm 1802, triều Nguyễn với tư cách là vương triều độc lập, chịu tráchnhiệm tối cao với vận mệnh quốc gia dân tộc, nhưng dưới sự trị vì của triều Nguyễn đất nướcngày càng khủng hoảng, suy yếu Trước nguy cơ xâm lược của các nước thực dân Phương tây,nhà Nguyễn không có một chính sách để canh tân đất nước làm cho đất nước mạnh lên, đủ sứcchống Pháp Trong khi đó nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế đã lỗi thời,phản động, tiến hành “bế quan tỏa cảng” không thông thương với các nước Phương tây, nhưngthần phục nhà Thanh một cách mù quáng Chính vì vậy, làm cho nước ta ngày càng bị cô lập
và suy yếu Chính vì sự thủ cựu của triều Nguyễn nên khi thực dân Pháp xâm lược, chúng takhông có một tiềm lực kinh tế vững vàng, không có những điều kiện vật chất để đương đầu vớiquân Pháp Chính vì sự yếu kém của đất nước nên mặc dù nhân dân ta dù rất quyết tâm vàyêu nước vẫn không thể đánh bại được kẻ thù xâm lược Để đất nước rơi vào tình trạng yếukém không đủ sức chống lại quân xâm lược là trách nhiệm của triều Nguyễn Hơn nữa, chínhsách “cấm đạo” Thiên chúa ngặt nghèo và mù quáng làm cho khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứcnghiêm trọng Đến khi thực dân Pháp xâm lược, triều Nguyễn không thể huy động được sứcmạnh to lớn của dân tộc để đủ sức đánh bại kẻ thù
- Trong quá trình kháng chiến nhà Nguyễn không có nghệ thuật quân sự độc đáo mà cònmắc phải một sai lầm không thể tha thứ đó là từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang đi theo conđường thương thuyết Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) đã gây quá nhiều tai hại cho cuộc
Trang 8kháng chiến của nhân dân ta Với Hiệp ước này, ảo tưởng có thể lấy lại đất qua con đườngthương thuyết đã xuất hiện và dần chiếm ưu thế trong nội bộ triều Nguyễn Chính điều khoản
“Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình khi nào triều đình chấm dứt các hoạt độngchống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông” làm cho vua Tự Đức tin vào việc chuộc đất qua con đườngngoại giao Và lịch sử đã chứng minh con đường thương thuyết trong quá trình chống Pháp làhoàn toàn sai lầm
- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để có thểđánh bại kẻ thù
Ngay trong năm 1858 quân Pháp thất thủ ở Đà Nẵng, đã mở ra cơ hội lớn cho nhà Nguyễn,nếu lúc ấy ta dốc toàn lực ra đánh Pháp thì có thể đẩy quân Pháp khỏi bờ cõi đất nước
Đầu năm 1860 quân Pháp bị chia sẻ trên chiến trường Ý và Trung Quốc Lúc đó, quânPháp ở Gia Định chỉ còn lại khỏi 1000 tên trải dài trên chiến tuyến 10km Lúc ấy, nếu ta tậptrung toàn bộ lực lượng mở những cuộc tấn công thì có thể đánh bại Pháp vì lực lượng Phápquá ít và mỏng Chính tướng giặc Giơnuiy phải nhận rằng: “Nếu họ (triều đình Huế) đánhmạnh thì họ đã đánh bại chúng tôi lâu rồi” Tuy nhiên, Nguyễn Tri Phương đã không nắm bắtđược tình hình kẻ thù để có thể đánh bại chúng mà lại ra sức xây dựng Đại đồn Chí Hòa
Bị thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871) nước Pháp hoàn toàn suy sụp
Dù rất muốn nhưng Pháp không đủ sức để tiến ra Bắc Kỳ vào thập niên 70 thế kỉ XIX Nhưngbằng sự vụng về của mình, triều Nguyễn đã “mời” Pháp ra Bắc kỳ để giải quyết vụ Đuy-Puy,tạo một cơ hội không thể tốt hơn cho quân Pháp tiến ra Bắc kỳ lần thứ nhất Sau chiến thắngCầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) tinh thần quân ta lên rất cao và sẵn sàng đánh bại kẻ thù.Ngược lại, tinh thần quân Pháp hoàn toàn suy sụp, hoang mang và sẵn sàng bỏ chạy bất kì lúcnào Nhưng triều đình nhà Nguyễn đã mắc phải một sai lầm không thể tha thứ là kí với PhápHiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) giữa lúc chúng đang gặp nhiều khó khăn Hiệp ước này giúpPháp ổn định tình hình và sẽ tiến ra Bắc kỳ khi có cơ hội vì dã tâm của thực dân Pháp là chiếmtoàn bộ nước ta
Trên đây là những cơ hội tốt song nhà Nguyễn đã không biết chớp lấy để đất nước dần dầnrơi vào tay kẻ thù Việc để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX là tráchnhiệm của triều Nguyễn trước lịch sử và dân tộc
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy trong quá trình chống Pháp đã có những vị quan của triềuđình như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu….hay vua Hàm Nghi đã nêu cao những tâm
Trang 9gương về lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước mà nhândân ta đời đời chú trọng.
c Các nhân vật nổi danh
- Các quan chức triều Nguyễn: Đốc học Phạm Văn Nghị, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương,Tổng đốc Hoàng Diệu…
- Các thủ lĩnh nghĩa quân: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, anh emPhan Tôn, Phan Liêm, Trương Quyền, Thủ khoa Huân…
- Các nhà văn yêu nước: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…
Câu 7 Qua trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến
cuối thế kỉ XIX, em có nhận xét gì?
a Trình bày khái quát
* Giai đoạn 1858 – 1884
+ 1858 - 1873
- Tại mặt trận Đà Nẵng: Sáng ngày 1/9/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng
đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng mở đầu công cuộc xâm lược nước ta Quân dân ta đãanh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng Nhân dân tự tổ chứcthành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh Đại thần Nguyễn Tri Phương được vua Tự Đức cửlàm tổng chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, đã tích cực lãnh đạo nhân dân chống giặc, thực hiện kếsách “vườn không nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn Liên quân Pháp – Tây Ban Nha bịgiam cầm suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà Từ Nam Định, Đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu
mộ 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin vua được ra chiến trường chống giặc.Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”của Pháp
- Tại mặt trận Gia Định: Bị sa lầy ở Đà Nẵng, tháng 2-1859, Pháp đưa phần lớn quân vào
Gia Định mở mặt trận mới Các đội dân binh đã ngày đêm bám sát địch để tiêu diệt chúng.Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành và rút quân xuống các tàu chiến để khỏi
bị tiêu diệt Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại, chúng phải chuyển sang
kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”
- Tại 3 tỉnh Miền Đông Nam kỳ: Tháng 2/1861 thực dân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa
và chiếm luôn Gia Định Thừa thắng Pháp đánh chiếm Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.Khi Pháp từ Gia Định đánh lan ra các nơi khác, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triểnmạnh hơn Các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy…chiến đấu rất
Trang 10anh dũng, lập nhiều chiến công Ngày 10/12/1861 Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến pê-răng (Hy vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông làm nức lòng quân dân ta
Et Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), phong tràochống Pháp của nhân dân ta ở 3 tỉnh Miền Đông Nam kỳ tiếp tục dâng cao Phong trào “tị địa”diễn ra rất sôi nổi, khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý những vùng đất mớichiếm được Các đội nghĩa quân hoạt động ngày càng mạnh mẽ Trong đó, tiêu biểu nhất làcuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Trương Định liên tiếp giành thắnglợi, gây cho Pháp nhiều khó khăn Lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái” đã củng cố niềm tin trongquần chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ Căn cứ Tân Hòa (Gò Công) trởthành trung tâm của cuộc khởi nghĩa
- Tại 3 tỉnh Miền Tây Nam kỳ: Sau khi 3 tỉnh Miền Tây rơi vào tay thực dân Pháp,
phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp tục dâng cao Một số văn thân, sĩ phu yêu nướcbất hợp tác với giặc, tìm cách vượt biển ra vùng Bình Thuận nhằm mưu cuộc kháng chiến lâudài Một số ở lại bám đất, bám dân tiếp tục tiến hành cuộc vũ trang chống Pháp
Khi căn cứ chống Pháp bị đàn áp và Trương Định hi sinh, Trương Quyền, con TrươngĐịnh, đã đưa nghĩa quân lên Tây Ninh lập căn cứ mới chống Pháp
Năm 1867 tại vùng dọc theo sông Cửu Long có căn cứ Ba Tri (Bến Tre) do hai anh emPhan Tôn và Phan Liêm (con Phan Thanh Giản) lãnh đạo
Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạnh Giá, Kiên Giang) Sau chiến côngđánh chiếm đồn Tây Kiên Giang, ông bị thực dân Pháp lùng bắt Năm 1868 khi bị giặc bắtđem đi hành hình, ông khảng khái trả lời: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mớihết người Nam đánh Tây”
Nguyễn Hữu Huân bị đi đày ngoài hải đảo, khi được tha về lại tiếp tục chống Pháp ởTân An, Mĩ Tho năm 1875
Những toán nghĩa quân của Thân Văn Nhíp ở Mĩ Tho; anh em Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa
Tự ở Tân An; Phan Tòng ở Ba Tri; Lê Công Thành, Phan Văn Đạt, Phạm Văn Đồng, ÂuDương Lân ở Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ hoạt động mạnh mẽ
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị dùng thơ văn vạch mặt bọn cướpnước và bán nước
Cuộc kháng chiến của nhân dân ở Nam kỳ là những biểu hiện cụ thể sinh động lòngyêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta
+ 1873 – 1884: Tại các tỉnh Bắc kỳ
Trang 11- Tháng 11/1873 thực dân Pháp tiến ra Bắc kỳ lần thứ nhất Ngay khi Gác-nie ra Hà Nội,quân ta đã bất hợp tác với Pháp Các giếng nước bị bỏ thuốc độc Kho thuốc súng ở bờ sôngcủa Pháp nhiều lần bị đốt cháy.
- Khi Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy củamột viên Chưởng Cơ đã chiến đấu và hi sinh anh dũng đến người cuối cùng tại cửa Ô Thanh
Hà (sau được đổi tên thành Ô Quang Chưởng) Trong thành, Nguyễn Tri Phương đã đốc thúcquân sĩ chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành Khi bị giặc bắt, ông khước từ sự chạychữa của Pháp, nhịn ăn cho đến chết Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiếnđấu Thành Hà Nội mất nhưng nhân dân vẫn tiếp tục chiến đấu Các sĩ phu, văn thân yêu nước
đã lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp Tại các tỉnh khác của Bắc kỳ như: Hưng Yên,Hải Dương, Nam Định…quân Pháp cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân dân ta
- Chiến công gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích của quân ta tạiCầu Giấy ngày 21/12/1873, chủ tướng Gác-ni-ê của Pháp bị tiêu diệt Chiến thắng Cầu Giấylần thứ nhất làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, ngược lại quân Pháp hoang mang, lo sợ
và sẵn sàng bỏ chạy bất kì lúc nào Giữa lúc đó, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước GiápTuất (1874) thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ, gây bất bình trong nhân dân
- Với Hiệp ước Giáp Tuất 1874, giúp Pháp ổn định tình hình và khi có thời cơ sẽ tiến ra Bắc kỳmột lần nữa vì dã tâm của Pháp là chiếm cả nước ta Đầu những năm 80 thế kỉ XIX, Pháp có đầy đủđiều kiện đó khi đang tiến mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Tháng 4/1882 quân Pháp tiến raBắc kỳ lần thứ hai Ngày 25/4/1882 Pháp đánh chiếm thành Hà Nội Ngay từ đầu, quân Pháp đã vấpphải tinh thần quyết chiến của quân dân Hà Nội Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành bức tường lửacản sức mạnh và bước tiến của giặc Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu lên mặt thành chỉ huyquân sĩ chiến đấu nhưng không giữ được thành Để bảo toàn khí tiết, sau khi thảo tờ di biểu gửi triềuđình, Hoàng Diệu đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu để khỏi rơi vào tay giặc
- Thành Hà Nội rơi vào tay Pháp nhưng nhiều sĩ phu, văn thân vẫn tiếp tục kháng chiến Hoàng TáViêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh hình thành hai giọng kìm áp sát HàNội Nhân dân không bán lương thực cho Pháp Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh Khiđánh xuống Nam Định nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng, tạo nên bức tường lửa ngănquân Pháp Đi đến đâu thực dân Pháp cũng gặp nhiều khó khăn vì cuộc kháng chiến của quân dân ta
- Ngày 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức lòng nhândân cả nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân Lúc này sau cái chết của chủtướng Rivie, thực dân Pháp càng quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Trang 12Nam Trong khi đó, triều Nguyễn vẫn còn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đườngthương thuyết
- Sau Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883) nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành.Những toán nghĩa binh dưới sự chỉ huy của các quan lại chủ chiến như: Nguyễn Thiện Thuật,
Tạ Hiện, Hoàng Đình Kinh…liên tiếp tấn công Pháp, gây cho chúng nhiều khó khăn và thiệthại Với sự ra đời của Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884) thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộcxâm lược nước ta Triều Nguyễn với tư cách là một vương triều độc lập cũng chấm dứt Cuộckháng chiến của nhân dân ta chuyển sang một giai đoạn
* Giai đoạn 1884 – cuối thế kỉ XIX
- Khi cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế thất bại vào đêm ngày 4 rạng sáng5/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở, Quảng Trị Ngày13/7/1885 Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi vănthân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến Chiếu Cần vương đã thổibùng ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta hơn 10 năm mới chấm dứt với những cuộc khởi nghĩatiêu biểu như: khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887), khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892), khởinghĩa Hùng Lĩnh (1885 – 1892), và nhất là khởi nghĩa Hương Khê, đỉnh cao của phong tràoCần vương cuối thế kỉ XIX
- Phong trào nông dân Yên Thế của lãnh tụ Hoàng Hoa Thám đã gây nhiều khó khăn cho
thực dân Pháp Pháp mất 30 năm mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa Ngoài ra còn có phongtrào đấu tranh của đồng bào miền núi và các dân tộc thiểu số
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ khi thực dân Pháp xâm lược đến cuối thế kỉXIX là biểu hiện sinh động của lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất chống ngoại xâm.Mặc dù không thành công nhưng đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấutranh ở các giai đoạn sau này
- Triều đình nhà Nguyễn lúc đầu có tổ chức kháng chiến nhưng với thái độc dè dặt, khôngkiên quyết Nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mà đi
Trang 13theo con đường thương lượng, thoả hiệp, khiến cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta gặp bất lợi.Chính vì ảo tưởng có thể lấy lại đất qua con đường thương thuyết, triều Nguyễn đã kí với Phápnhiều hiệp ước, qua đó chủ quyền đất nước ngày càng bị thu hẹp Cuộc kháng chiến của nhândân ngày càng gặp nhiều bất lợi.
- Với truyền thống yêu nước hàng ngàn năm của dân tộc, khi thực dân Pháp nổ súng xâmlược nước ta, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần trách nhiệm caonhất Đấu tranh bền bỉ, dẻo dai với nhiều hình thức mặc dù không thành công
- Do điều kiện lịch sử chi phối, từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX phong trào chống Phápcủa nhân dân ta vẫn đặt dưới phạm trù phong kiến, tuy nhiên tính chất này ngày càng phai nhạt
Câu 8 Bằng những kiến thức đã học về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884, hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước và tay Pháp cuối thế kỉ XIX?
Nêu và phân tích trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước và tay Pháp cuốithế kỉ XIX
Câu 9 Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc Chứng minh triều đình nhà Nguyễn
đã đầu hàng từng bước và đầu hàng hoàn toàn trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
- Năm 1858, quân Pháp chính thức xâm lược nước ta, trong lúc phong trào kháng chiếncủa nhân dân phát triển mạnh khiến quân Pháp bối rối, triều đình Huế nhằm cứu vãn quyền lợigiai cấp nên đã ký với Pháp điều ước Nhâm Tuất 1862 gồm 12 điều khoản
- Những điều khoản chính gồm : Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ ( GiaĐịnh, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn ; bồi thường 20 triệu quan; mở các cửa biển ĐàNẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán; nhiềunhượng bộ nặng nề khác về chính trị, quân sự …
- Sau hiệp ước 1862, phong trào kháng Pháp của nhân dân tiếp tục phát triển Nam Kỳ, HàNội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ gây cho quân Pháp nhiều tổn thất, hoảng sợ, là thời cơthuận lợi để đánh đuổi giặc, nhưng triều đình đã bỏ lỡ, cho rút quân và đàm phán
- Năm 1874, triều đình ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất với nhiều điều khoản nặng nề :Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ ; triều đình thừa nhận chủ quyền của Pháp
ở 6 tỉnh Nam Kỳ; mở cửa Thị Nại, Ninh Hải, tỉnh lỵ Hà Nội, sông Hồng cho Pháp vào buônbán; ở những nơi này Pháp có quyền mở mang công nghệ, thuê mướn nhân công, đặt lãnh sự
có quân lính bảo vệ; nền ngoại giao nước ta lệ thuộc vào đường lối ngoại giao của Pháp
Trang 14- Hiệp ước 1874 đã làm mất một phần quan trọng về độc lập chủ quyền của nước ViệtNam, xác lập đặc quyền về kinh tế của tư bản Pháp trên khắp nước ta
- Năm 1882 Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, nhân dân chiến đấu quyết liệt, khángchiến có nhiều thuận lợi, triều đình tiếp tục hoà hoãn và ký điều ước Hác-măng ( 25.8.1883),Hiệp ước Patơnốt ( 6.6.1884) gồm 19 điều khoản
Với hai hiệp ước mới, từ đây Việt Nam đã mất quyền tự chủ trên phạm vi cả nước, triềuđình Huế đã chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc về chính trị,kinh tế, ngoại giao của nước ta đều do Pháp nắm Hiệp ước đã đặt cơ sở cho quyền đô hộ củaPháp ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp
Câu 10 Có người nói nước ta rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX là do nhân dân ta không quyết tâm chống Pháp Em có đồng ý không? Vì sao?
- Thực dân Pháp dòm ngó Việt Nam từ những năm 40 của thế kỉ XIX
- Nửa đầu thế kỉ XIX xã hội phong kiến Việt Nam càng khủng hoảng trầm trọng, nhưngkhông phải không thể đưa nước ta ra khỏi sự khủng hoảng đó Thực tế cho thấy vào thời điểm
ấy vẫn có thể có biện pháp đưa đất nước phát triển nếu triều đình chịu cải cách, duy tân
- Nhà Nguyễn lại khước từ các đề nghị cải cách của những sĩ phu yêu nước mà duy trì chế
độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu, đóng kín cửa với bên ngoài để tự cô lập mình
- Trong bối cảnh đó, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược là một tất yếu vì nhu cầu thịtrường, thuộc địa của CNTB Pháp là không thể đảo ngược
- Trong quá trình chống Pháp triều Nguyễn đã có nhiều cơ hội để đánh bại Pháp như ở mặttrận Gia Định khi lực lượng Pháp chỉ 1000 tên trải dài trên chiến tuyến dài 10km, hay sauchiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (12/1873) tinh thần quân ta lên cao, ngược lại quân Pháphoang mang và sẵn sàng bỏ chạy khỏi Bắc kỳ Tuy nhiên, triều Nguyễn đã bỏ lỡ nhiều cơ hội
để đánh bại kẻ thù Triều Nguyễn không có một nghệ thuật quân sự độc đáo để đối phó vớiPháp, mà lại từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang đi theo con đường thương thuyết để chuộcđất, thậm chí đàn áp phong trào của nhân dân ta nên thực dân Pháp từng bước chiếm nước taqua các Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), Giáp Tuất (15/3/1874), Hác-măng (25/8/1883) vàPa-tơ-nốt (6/6/1884)
- Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến cuối thế kỉ XIX, nhân dân ta đã anhdũng đứng lên chống lại bọn cướp nước bằng lòng yêu nước nồng nàn của mình Đi đến đâuthực dân Pháp cũng vấp phải cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân ta Hàng loạt tấmgương tiêu biểu cho lòng yêu nước ấy đã xuất hiện như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực,
Trang 15Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thiện Thuật, Mai Xuân Thưởng, Lê Thành Phương, Hoàng HoaThám…(HS có thể minh họa thêm về cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuốithế kỉ XIX)
- Tóm lại, việc để mất nước vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX là trách nhiệm của triềuđình nhà Nguyễn, chứ không phải nhân dân ta không quyết tâm chống Pháp Triều Nguyễnphải chịu trách nhiệm trước lịch sử về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp
Câu 11 Bằng những sự kiện lịch sử đã học trong phong trào kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, em hãy chứng minh để làm rõ câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
- Năm 1868 khi bị thực dân Pháp bắt và xử chém, Nguyễn Trung Trực khẳng khái nói:
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” Câu nói nàykhẳng định tinh thần quyết tâm đánh thực dân Pháp đến cùng của nhân dân ta Thực tế lịch sử
từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX đã chứng minh hùng hồn câu nói trên, chứng minh truyềnthống yêu nước nồng nàn được hun đúc hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc ta
- Trình bày cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
Câu 12 Qua trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884 Từ đó rút ra nhận xét về: Thời gian, lực lượng tham gia, lãnh đạo, chiến thuật – cách đánh, kết quả và ý nghĩa? Nguyên nhân thất bại?
a Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884
* Lãnh đạo: Quan lại nhà Nguyễn, nhưng chủ yếu là các văn thân, sĩ phu yêu nước, cũng
có nhiều cuộc khởi nghĩa do nhân dân tự tổ chức
* Chiến thuật – cách đánh: Linh hoạt, sáng tạo, thực hiện lối đánh du kích Kháng chiếnbằng nhiều cách: Làm “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với Pháp, khởi nghĩa vũ trang,dùng văn thơ tố cáo bọn cướp và bán nước…
Trang 16* Kết quả: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tuy thất bại nhưng đã tiêu hao được nhiềusinh lực địch, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng, thực dân Pháp phảimất 26 năm mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc, noi gương sáng cho đời sau
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc kháng chiến ở giai đoạn sau
c Nguyên nhân thất bại
- Phong trào kháng chiến dưới ngọn cờ quân chủ đã lỗi thời, lạc hậu không đủ sức mạnh đểđánh bại kẻ thù
- So sánh lực lượng quá bất lợi cho cuộc kháng chiến Thực dân Pháp đang ở thời kỳ pháttriển của CNTB, vũ khí hiện đại Triều Nguyễn đang ở thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, quândân ta trang bị vũ khí lạc hậu
- Triều Nguyễn bảo thủ, không tiếp nhận tư tưởng cải cách tiến bộ, duy tân đất nước hùngmạnh để đủ sức chống xâm lược
- Trong quá trình lãnh đạo kháng chiến:
+ Triều Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhândân để chống ngoại xâm như các triều đại Lý, Trần Vì mâu thuẫn giữa triều đình với nhân dânsâu sắc, khối đoàn kết của dân tộc đã không còn từ trước khi thực dân Pháp xâm lược
+ Thái độ của triều đình ngày càng nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn.Triều nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang, đi theo con đường thương lượng, kí cáchiệp ước gây bất bình cho nhân dân như: Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874; đàn áp các cuộckhởi nghĩa của nhân dân để phục vụ con đường đấu tranh ngoại giao với Pháp
+ Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát, cuộc kháng chiến của nhân dân thiếu sự lãnh đạochung của triều đình nhà Nguyễn, không có đường lối thống nhất, diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, khôngtạo thành sức mạnh lớn nên dễ dàng bị Pháp đánh bại
+ Trong quá trình chống Pháp, triều Nguyễn đã không có nghệ thuật quân sự độc đáo màcòn bỏ lỡ nhiều cơ hội để đánh bại kẻ thù
Câu 13 Từ năm 1858 đến 1884 ta đã kí với Pháp những hiệp ước nào? Trình bày hoàn cảnh, nội dung và hậu quả của những bản hiệp ước đó?
a Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
* Hoàn cảnh:
Trang 17- Tháng 2/1861 thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, Dưới sự chỉ huy của Nguyễn TriPhương quân triều đình đã chiến đấu rất dũng cảm nhưng trước thế mạnh đành phải chịu thấtbại và sau đó ba tỉnh miền Đông là Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và một tỉnh miền Tây làVĩnh Long đã bị Pháp chiếm
- Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, nhất là việc Gia Định rơi vào tay Pháp, triều đìnhthực sự rơi vào cuộc khủng hoảng lúa gạo Lúc này, triều đình phải chịu một sức ép rất lớn Vìthế, Tự Đức buộc phải đàm phán với Pháp Kết quả ngày 5/6/1862 hiệp ước giữa triều đìnhHuế và Pháp được ký (còn gọi là hiệp ước Nhâm Tuất)
* Nội dung
Hiệp ước Nhâm Tuất gồm 12 điều khoản với những nội dung chính sau:
- Triều đình nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ: Biên hoà, Gia định, Địnhtường và đảo Côn lôn
- Bồi thường 20 triệu quan (280 vạn lạng bạc) Mở 3 cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, QuảngYên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán
- Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình khi nào triều đình chấm dứt các hoạt độngchống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông
* Hậu quả
- Với hoà ước Nhâm Tuất thì ba tỉnh Miền Đông đã thuộc về Pháp Chủ quyền của triềuNguyễn ở 3 tỉnh này không còn nữa Hoà ước 1862 đánh dấu sự phụ thuộc đầu tiên của triềuđình Huế vào thực dân Pháp Đây là một Hiệp ước vô cùng nặng nề
- Tuy nhiên, hậu quả lớn nhất chính là từ đây vua Tự Đức có ảo tưởng có thể lấy lại đấtthông qua con đường thương thuyết Có thể nói, với Hiệp ước này vua Tự Đức dần từ bỏ conđường đấu tranh vũ trang mà đi theo con đường thương thuyết làm cho đất nước ngày càng rơivào tay thực dân Pháp
b Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
ta sẵn sàng đánh bại kẻ thù xâm lược
Trang 18- Nhưng giữa lúc đó, triều đình Huế đã ký với thực dân Pháp hiệp ước Giáp Tuất(15/3/1874)
* Nội dung
Hiệp ước Giáp Tuất gồm 22 điều khoản, trong đó có những điều khoản chính như:
- Triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ
- Mở cửa biển Thị Nại (Quy Nhơn), Ninh Hải (Hải Phòng), tỉnh lị Hà Nội, sông Hồng vàtuỳ theo tình hình về sau sẽ mở thêm nhiều nơi khác nữa cho người ngoại quốc vào buôn bán
- Người Pháp được tự do buôn bán và kinh doanh công nghiệp ở các tỉnh nói trên
- Người Pháp hay người ngoại quốc nào muốn đi vào nội địa Việt Nam phải có giấy thônghành do Pháp cấp
* Hậu quả
Như vậy, với hiệp ước Giáp Tuất, Nam Kỳ được chính thức thừa nhận là thuộc địa củaPháp Phần còn lại của đất nước, người Pháp chi phối về ngoại giao và nội trị Hiệp ước 1874chủ quyền Việt Nam bị vi phạm trắng trợn Bề ngoài vẫn là một nước độc lập nhưng bang giaoquốc tế bị thắt chặt và lãnh thổ bị chia cắt nghiêm trọng Nguy cơ mất nước đang tiềm ẩn Hiệpước 1874 giúp Pháp có thời gian ổn định tình hình và tổ chức việc cai trị ở Nam Kỳ, làm cơ sởcho hoạt động do thám Bắc Kỳ và sẵn sàng đánh chiếm Bắc Kỳ khi có điều kiện Rõ ràng, hiệpước này chứa đựng mầm mống bảo hộ đối với Việt Nam
c Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883)
* Hoàn cảnh
Thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883), thực dân Pháp càng quyết tâm xâmlược Việt Nam Nhân lúc vua Tự Đức qua đời (17/7/1883) Pháp quyết định đánh thẳng vàokinh thành Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng Sáng ngày 18/8 hạm đội của Pháp do
đô đốc Cuốc-bê chỉ huy tiến vào cửa biển Thuận An Đến chiều ngày 20/8 triều đình nhàNguyễn hoàn toàn thất bại ở Thuận An Ngày 25/8/1883 triều đình Huế đã kí với Pháp bảnHiệp ước do Pháp đã thảo sẵn, gọi là Hiệp ước Hác-măng
* Nội dung
Hiệp ước Hác-măng có 27 điều khoản, gồm những nội dung chính sau:
- Về chính trị: Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp Nam kỳ là xứ thuộc địa từ năm 1874nay được mở rộng đến hết tỉnh Bình Thuận Bắc kỳ (gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) làđất “bảo hộ” Trung Kỳ (phần còn lại) giao cho triều đình quản lý Đại diện của Pháp ở Huếtrực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kỳ
Trang 19- Về ngoại giao: Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ
- Về quân sự: Triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp Phápđược đóng quân ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc kỳ, được toàn quyền xử lý đội quân Cờđen
- Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trên nước ta
* Hậu quả
Hiệp ước này đã tước hẳn quyền độc lập của nước ta, triều đình Huế chính thức thừa nhậnquyền bảo hộ của Pháp, mọi công việc kinh tế, chính trị, ngoại giao của Việt Nam đều do Phápnắm Pháp chỉ dành cho triều Nguyễn phần đất từ Đèo Ngang vào giáp Bình Thuận để “Cai trịnhư cũ” dưới quyền điều khiển của một viên khâm sứ Pháp đóng tại Huế Với bản hiệp ướcnày, Việt Nam đã hoàn toàn mất quyền tự chủ
d) Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884)
* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước Hác-măng, phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ lên cao Lúc này,phái chủ chiến trong triều đình đang tiến hành công cuộc chuẩn bị chống Pháp lâu dài Để xoadịu dư luận và tránh bớt sự đối đầu gay gắt với triều đình chủ chiến, thực dân Pháp tìm cáchsửa hoà ước Hác-măng Công sứ Pháp ở Trung Quốc là Pa-tơ-nốt được giao nhiệm vụ ghé Huế
để bàn bạc việc sửa đổi và ký hiệp ước mới với triều đình Huế
- Lúc này, công việc chống Pháp lâu dài còn đang chuẩn bị, vì thế triều đình chủ chiếnchấp nhận ký hoà ước với Pháp, nếu không ký thì Pháp sẽ đánh Đây là một biện pháp tạm thời
để tiếp tục chuẩn bị đánh Pháp lâu dài
* Nội dung:
Ngày 6/6/1884 Hiệp ước Pa-tơ-nốt được ký gồm 19 điều khoản Hiệp ước này căn bản dựatrên hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa lại một số điều khoản nhằm xoa dịu làn sóng phảnđối của nhân dân Cụ thể Bình Thuận trước kia thuộc Nam Kỳ và Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh thuộc Bắc Kỳ thì nay trả lại cho triều đình Huế cai quản (thuộc Trung Kỳ)
* Hậu quả
Như vậy, với sự ra đời của Hiệp ước Pa-tơ-nốt thì vai trò của triều Nguyễn với tư cách làmột vương triều độc lập, tự chủ đã chấm dứt Thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâmlược Việt Nam Bản hiệp ước này đã đánh dấu một giai đoạn bi thương trong lịch sử dân tộcViệt Nam: giai đoạn mất nước vào tay thực dân Pháp suốt gần một thế kỷ
Trang 20Câu 14 L p b ng th ng kê các i u ống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và thái đ ều đình nhà Nguyễn và thái ước đã kí giữa triều đình nhà Nguyễn với đ c ã kí gi a tri u ình nh Nguy n v i ữa triều đình nhà Nguyễn với ều đình nhà Nguyễn và thái đ à Nguyễn và thái ễn và thái ớc đã kí giữa triều đình nhà Nguyễn với
th c dân Pháp t n m 1858 ực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884 theo mẫu ừ năm 1858 đến 1884 theo mẫu ăm 1858 đến 1884 theo mẫu đến 1884 theo mẫu n 1884 theo m u ẫu
5-6-1862 Hiệp ước Nhâm
Tuất
- Nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ:
Biên hoà,Gia định, Định tường và đảo Côn Lôn
- Mở 3 cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên, cho phép buôn bán
- Bồi thường chiến phí
- Mất một phần lãnh thổ
- Nhân dân bất mãn với triều đình
15-3-1874 Hiệp ước Giáp
Tuất
- Thừa nhận chủ quyền Pháp ở 6 tỉnhNam kỳ
- Mở thêm 3 cửa biển :Thị nại, Ninh hải, Hà nội, Hải phòngNgoại giao của ta thuộc vào ngoại giao của Pháp
- Mất một phần quan trọng chủ quyền Việt Nam
- Việt Nam trở thành thị trường riêng của Pháp
25-8-1883
Hiệp ước Hác- măng
- Nước ta chia làm 3 kỳ: Nam kỳ là thuộc địa, Bắc kỳ là xứ bảo hộ, Trung kỳ giao cho nhà Nguyễn nhưng do khâm sứ Pháp điều hành
- Về ngoại giao: Mọi việc giaothiệp của Việt Nam với nước ngoàiđều do Pháp nắm giữ
- Về quân sự: Triều đình phảinhận các huấn luyện viên và sĩ quanchỉ huy của Pháp Pháp được đóngquân ở những nơi xét thấy cần thiết ởBắc kỳ, được toàn quyền xử lý độiquân Cờ đen
- Về kinh tế: Pháp nắm và kiểmsoát toàn bộ các nguồn lợi trên nướcta
- Vi phạm trắng trợn chủ quyền dântộc Cơ bản Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp
- Nhân dân phản ứng quyết liệt
6-6-1884 Hiệp ước Patônốt
- Cơ bản như Hiệp ước Hác-măng
- Bình Thuận, Thanh – Nghệ - Tĩnh trả lại cho triều đình
- Đặt cơ sở lâu dài cho chính sách đô
hộ của Pháp ở Việt
Trang 21
Nam
- Thực dân Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta Việt Nam trở thành thuộc địacủa Pháp
Câu 15 Phong trào yêu nước mang tính chất truyền thống của nhân dân ta là phong trào gì? Hãy trình bãy những hiểu biết của em về phong trào đó?
Phong trào yêu nước mang tính chất truyền thống của nhân dân ta là phong trào Cần vương
a Hoàn cảnh
- Sau khi vua Tự Đức qua đời (17/7/1883), triều đình nhà Nguyễn bị chia làm 2: Phái chủchiến và phái chủ hòa Diễn ra cuộc đấu tranh giữa phái chủ chiến và chủ hòa Tháng 11/1883cuộc đấu tranh này đã có kết quả, phái chủ chiến giành chiến thắng, vua Hiệp Hòa bị phế, KiếnPhúc lên ngôi
- Kiến Phúc lên ngôi mở ra một giai đoạn tích cực trong triều đình nhà Nguyễn, đó là giaiđoạn chuẩn bị chống Pháp lâu dài Phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tích cực xâydựng lực lượng và cơ sở để chuẩn bị kháng chiến
- Phong trào kháng chiến diễn ra sôi nổi sau Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt là nguồn cổ
vũ to lớn đối với phái chủ chiến Thực dân Pháp tăng cường gây sức ép và tìm mọi cách loạiphái chủ chiến ra khỏi triều đình Huế Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và thực dân Pháp ngàycàng gay gắt
- Trước sự bức bách, o ép của người Pháp, đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5/7/1885, Tôn ThấtThuyết quyết định mở cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế
- Cuộc tấn công bất ngờ đã làm cho Pháp lúng túng Nhưng với lực lượng mạnh hơn, gầnsáng ngày 5/7 quân Pháp đã tập hợp lực lượng và phản công trở lại Quân ta chiến đấu quyếtliệt nhưng do chuẩn bị chưa kĩ nên sức chiến đấu nhanh chóng bị giảm sút Pháp chiếm lạinhững vị trí quan trọng Chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân vô cùng dã man
- Sau khi cuộc phản công bất thành, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra khỏi HoàngThành, chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết thay mặtvua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên
vì vua mà giúp nước
Trang 22- Chiếu Cần vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta, tạothành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục, kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt.
b Các giai đoạn phát triển
Phong trào Cần Vương diễn ra qua 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 : 1885 – 1888
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương, phong trào đấu tranh chống Pháp đã diễn ra rầm rộ, sôinổi, rộng khắp, dưới sự chỉ huy thống nhất của Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi Trên địabàn rộng lớn, từ miền Đồng bằng, ven biển lên đến miền núi, khắp các tỉnh Bắc Kỳ và Trung
Kỳ đâu đâu cũng có khởi nghĩa Cần Vương
- Lực lượng tham gia là các sĩ phu, văn thân và đông đảo quần chúng nhân dân, các dân tộcthiểu số, đặc biệt là nông dân
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Cao Thắng (Hà Tĩnh);khởi nghĩa của Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Thanh Hóa); khởi nghĩa của Nguyễn ThiệnThuật (Hưng Yên), khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng (Bình Định), khởi nghĩa Lê Thành Phương(Phú Yên) …
- 12/1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện
- 11/1888, do sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị bắt và sau đó bị đàysang Angiêri
+ Giai đoạn 2 : 1888 – 1896
- Giai đoạn này phong trào không còn sự chỉ đạo của triều đình kháng chiến Sau khi vuaHàm Nghi bị bắt, phong trào không vì thế mà tan rã, trái lại vẫn tiếp tục phát triển
- Các cuộc khởi nghĩa đã chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du
và rừng núi, quy tụ lại thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trìchiến đấu lâu dài
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) của Nguyễn Thiện Thuật;khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) của Phạm Bành và Đinh Công Tráng; khởi nghĩa Hùng Lĩnh(Thanh Hóa) của Tống Duy Tân…đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan ĐìnhPhùng (Hà Tĩnh) – cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
- Các cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn này đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất,nhưng đến năm 1896, với việc chấm dứt tiếng súng chống Pháp trên núi Vụ Quang trong khởinghĩa Hương Khê, phong trào Cần Vương đến đây kết thúc
Trang 23c Ý nghĩa
- Sự thất bại của phong trào Cần vương chứng tỏ phong trào yêu nước Việt Nam đang lâmvào khủng hoảng, chứng tỏ sự phá sản hoàn toàn của đường lối cứu nước theo mô hình phongkiến Hệ tư tưởng phong kiến đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng được yêu cầu của lịch
sử nên phong trào Cần vương thất bại là tất yếu
- Phong trào Cần vương một lần nữa khẳng định truyền thống yêu nước, bất khuất của dântộc Việt Nam Lòng yêu nước này được phát huy kịp thời trong mọi hoàn cảnh của lịch sử, gâycho kẻ thù nhiều khó khăn
- Làm chậm quá trình bình định quân sự và thiết lập bộ máy cai trị của thực dân Pháp.Pháp phải mất hơn 10 năm mới bình định được Việt Nam
- Từ nay, cùng với yêu cầu cứu nước giành độc lập dân tộc đã đặt ra yêu cầu cải cách xãhội, đó là phải từ bỏ chế độ quân chủ Phong trào Cần vương thất bại nhưng là sự chuẩn bị,dọn đường cho những khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX
d Nguyên nhân thất bại
- Phong trào bùng nổ trong tình thế hoàn toàn bị động Do sự bức bách o ép của ngườiPháp mà Tôn Thất Thuyết hành động thiếu sự chuẩn bị cần thiết Cuộc phản công được tiếnhành khi sự chuẩn bị chưa hoàn tất và không có sự đồng thuận của 2 nhân vật quan trọng kháccủa phái chủ chiến, đó là Nguyễn Văn Tường và Phạm Thận Duật Ngay từ khi bùng phát, Cầnvương đã chứa mầm mống thất bại
- Chưa chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài, phong trào vẫn mang tínhchất địa phương, chưa liên kết và phát triển thành một phong trào có quy mô toàn quốc Phongtrào bùng nổ rất mạnh ở từng địa phương nhưng không tạo thành một sức mạnh tổng hợp đểđánh bại kẻ thù Giữa các địa phương không có sự hỗ trợ cho nhau Lãnh tụ tỉnh nào hi sinh thìcần vương tỉnh đó tàn lụi
- Ngọn cờ phong kiến đã trở nên lỗi thời, không còn đủ khả năng lãnh đạo nhân dân ta điđến thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược
- Lúc này thực dân Pháp còn mạnh và cùng với sự phản bội của Việt gian đã tập trung sứclực để đàn áp các cuộc khởi nghĩa
Câu 16 Có ý kiến cho rằng Cần vương là phong trào tự phát của phái chủ chiến, em
có nhận xét gì về ý kiến trên? Đặc điểm phong trào Cần vương?
a Giải thích
Trang 24Giữa lúc đất nước gặp nhiều khó khăn, ngày 17/7/1883 vua Tự Đức qua đời làm cho tìnhhình đất nước càng thêm rối ren Kể từ đó, triều đình nhà Nguyễn bị phân làm hai, một bên làphe chủ hòa, một bên là phe chủ chiến Cuộc đấu tranh giữa phe chủ hòa và chủ chiến ngàycàng gay gắt Vua Dục Đức lên nối ngôi được 3 ngày bị phe chủ chiến giết bởi vì đây là mộtông vua thân Pháp Vua Hiệp Hòa lên ngôi ngày 20/7/1883 nhưng thật đáng tiếc đây lại là mộtông vua thân Pháp Ngày 29/11/1883 vua Hiệp Hòa bị giết, Kiến Phúc lên ngôi Đến đây cuộcđấu tranh giữa phái chủ hòa và chủ chiến trong triều đình ngã ngũ Phe chủ chiến đã chiếnthắng Có thể nói trước ngày 29/11 triều đình nằm trong tay những người chủ hòa, sau ngày29/11 triều đình nằm trong tay những người chủ chiến.
Khi Kiến Phúc lên ngôi đã mở ra một thời kỳ mới với những chuyển biến tích cực trongtriều đình nhà Nguyễn Kể từ đây, phái chủ chiến đứng đầu là thượng thư bộ Binh Tôn ThấtThuyết đã tích cực chuẩn bị công cuộc chống Pháp lâu dài Công cuộc này được tiến hànhdưới hai triều vua Kiến Phúc và Hàm Nghi (lên ngôi 8/1884)
Xây dựng hệ thống Sơn phòng ở dãy Trường sơn Đông Đưa đến các Sơn phòng vũ khí,lương thực thực phẩm, thuốc men, vàng bạc Tân Sở (Quảng Trị) là sơn phòng lớn nhất, ngoài
ra còn có các sơn phòng quan trọng khác như: Ấu Sơn (Hà Tĩnh), Dương Yên (Quảng Nam).Khi chiến tranh bùng nổ thì các sơn phòng là các căn cứ quan trọng Thành lập hai đội quântinh nhuệ Phấn Nghĩa và Đoàn Kiệt ngày đêm luyện tập Thủ tiêu những người thân Pháp, cửquan lại có tinh thần chủ chiến ở địa phương, kêu gọi nhân sĩ trí thức ra phục vụ đất nước, tinhgiảm bộ máy quan lại để tăng lương cho binh lính Thải binh lính già yếu về quê, chọn nhữngthanh niên khỏe mạnh bổ sung vào quân đội Truy tặng quan chức và cấp tuất bổng cho quanlại và binh lính thiệt mạng trong trận chiến với Pháp tại cửa biển Thuận An (8/1883)
Với quá trình chuẩn bị chu đáo và lâu dài như vậy của phái chủ chiến, ta có thể khẳng địnhphong trào cần vương không phải là phong trào tự phát của phái chủ chiến, mà là phong tràođược chuẩn bị lâu dài dưới hai triều vua Kiến Phúc và Hàm Nghi
b Đặc điểm phong trào Cần vương
- Phong trào là sự kế tục cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 Nókhông phải bắt đầu từ khi có chiếu Cần vương mà được chuẩn bị lâu dài dưới triều vua KiếnPhúc và Hàm Nghi Phong trào Cần vương là đỉnh cao nhất của phong trào yêu nước chốngPháp diễn ra dưới hệ tư tưởng phong kiến trong nửa sau thế kỉ XIX
- Phong trào bắt đầu bùng nổ với các cuộc khởi nghĩa rộng khắp trong cả nước Từ cuốinăm 1888 đến 1896 thì thu hẹp dần và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa có trình độ tổ chức
Trang 25cao, có địa bàn hoạt động rộng lớn ở vùng trung du và thượng du Tiêu biểu là khởi nghĩaHương Khê, khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Ba Đình.
- Phong trào vừa có tính chất toàn quốc vừa có tính chất cục bộ ở từng địa phương
- Lãnh đạo phong trào: Không chỉ có văn thân, sĩ phu lớn như Tôn Thất Thuyết, Trần XuânSoạn, Phan Đình Phùng…mà còn bao gồm đông đảo cử nhân, tú tài, thổ hào, thân hào, nôngdân
- Lực lượng tham gia: Đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhưng chủ yếu là nông dân
- Nghĩa quân biết dựa vào thế mạnh sẵn có của làng xã cổ truyền kết hợp với địa hình, địathế hiểm trở của vùng đồng bằng, trung du và miền núi để xây dựng căn cứ địa làm chỗ dựađồng thời tiến hành phương thức đấu tranh vũ trang để duy trì phong trào chống Pháp cuối thế
a Đặc điểm
- Phong trào diễn ra trong bối cảnh triều đình Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp, thực dân Pháp đã thôn tính được nước ta và bắt đầu bình định, mở rộng vùng chiếm đóng
- Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng chiếu Cần vương, hoặc những thủ lĩnh nông dân (Hoàng Hoa Thám…)
- Lực lượng tham gia phong trào đông đảo mọi tầng lớp: sĩ phu, văn thân, đồng bào các dân tộc thiểu số, đông nhất là nông dân…
- Mục tiêu của phong trào là giúp vua đánh Pháp, hoặc giữ đất, giữ làng…
- Phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt, rộng khắp trong cả nước với hình thức khởi nghĩa
vũ trang