1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ của hội NÔNG dân cơ sở TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN ĐỊNH hóa, TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

105 1,9K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 785,5 KB

Nội dung

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN CƠ

SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN

1.1 Một số vấn đề lý luận về vai trò của tổ chức Hội Nông

dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Định

1.2 Thực trạng vai trò của tổ chức Hội Nông dân cơ sở

trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh

Chương 2 MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT

HUY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN CƠ

SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN

2.1 Yêu cầu cơ bản phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông

dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Định

2.2 Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của tổ chức

Hội Nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương có tính chiến lược của Đảng

và Nhà nước ta nhằm xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộihiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hộinông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môitrường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạocủa Đảng được tăng cường, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, dưới sựlãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là cấp ủy địa phương Trong đó, tổ chức HNDCS

"là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nôngthôn mới"; là nơi trực tiếp tuyên truyền, vận động, tổ chức hội viên, nông dân thựchiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp,nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM Nghị quyếtTrung ương 7 (Khóa X) xác định: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý củaNhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất

là Hội Nông dân" [19, tr 121] "Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho Hội Nôngdân Việt Nam trong việc trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụsản xuất và nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thứckinh tế tập thể trong nông nghiệp" [19, tr 122]

Định Hóa là một huyện nông nghiệp, miền núi, nằm ở cuối tỉnh TháiNguyên Trong những năm vừa qua, tổ chức HNDCS trong Huyện đã bước đầuphát huy vai trò trong XDNTM: Là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vậnđộng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên, nông dân; thamgia xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội; tổ chức tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu kinh tế,

Trang 4

nâng cao thu nhập; xây dựng đời sống văn hóa; thực hiện pháp lênh dân chủ ở

cơ sở; tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham mưu cho cấp ủy đảng, chínhquyền cùng cấp về XDNTM, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nângcao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn Định Hóa

Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của tổ chức HNDCS trongXDNTM ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế, bấtcập Tình trạng tuyên truyền, vận động "chay" còn rất phổ biến, chưa đápứng được những nhu cầu bức thiết của hội viên, nông dân về vốn, vật tư,máy móc, thiết bị, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm đểphát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.Chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động chưa cao; nội dung,phương thức hoạt động vẫn chung chung, hình thức; trình độ cán bộ Hộinông dân cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu Tổ chức HNDCS thực sự phát huyđược vai trò "trung tâm, nòng cốt" trong PTND và XDNTM ở địa phương

Do đó, nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về XDNTM chưa đầy đủ,chưa phát huy được vai trò chủ thể trong quá trình thực hiện; " Tiến độthực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới chậm Kinh tế hợp tác vàhợp tác xã hiệu quả thấp" [14, tr.13] Trong khi đó, mục tiêu, yêu cầu,nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

và XDNTM đòi hỏi ngày càng cao; những tiêu chí khó khăn nhất về NTMvẫn chưa hoàn thành

Vì vậy, phát huy vai trò tổ chức HNDCS trong XDNTM ở huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay vừa là yêu cầu cơ bản, lâu dài, vừa mangtính cấp thiết, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

Từ những cơ sở đó, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài: “Vai trò của

tổ chức Hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay”.

Trang 5

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong những năm đổi mới, đặc biệt từ sau khi Đảng ta ra Nghị quyếtTrung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển nôngnghiệp, giải quyết các vấn đề nông dân và XDNTM là chủ đề thu hút sự quantâm nghiên cứu của nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan khoa học vàcác nhà khoa học trong và ngoài Quân đội

* Các công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới

Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Lưu Văn Sùng, Nxb CTQG, H, 2004; Mấy vấn đề về XDNTM xã hội chủ nghĩa, của Tăng Nghiệp Tùng, Nxb CTQG,

H, 2007; Bàn về một số vấn đề về nông thôn nước ta hiện nay, của GS Hồ Văn Thông, Nxb CTQG, H, 2008; Phát triển nông thôn bền vững - Những vấn đề lý

luận và kinh nghiêm thế giới, do Trần Ngọc Ngoạn chủ biên, Nxb Khoa học xã

hội, H, 2008; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh

CNH, HĐH ở nước ta, của GS, TS Hoàng Ngọc Hòa, Nxb CTQG, H, 2008; Thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, của Nguyễn Thị Tâm,

Nxb Chính trị - Hành chính, H, 2009; Chính sách phát triển nông nghiệp,

nông thôn, nông dân của Hunggari trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam, do GS, TS Lê Du Phong - Chủ biên, Nxb CTQG, H,

2010; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau, của Đặng Kim Sơn, Nxb CTQG, H, 2011; Xây dựng NTM là sự nghiệp lâu

dài của Đảng và nhân dân ta, của Hồ Xuân Hùng, Tạp chí Cộng sản, số 818

(01/2011); Vai trò của hệ thống chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội

trong XDNTM qua thực tiễn ở một số địa phương, của ThS Nguyễn Hoàng

Việt, Tạp chí Cộng sản, số 842 (3/2013) Các tác giả trên đã đề cập và nghiêncứu khá cơ bản về nông thôn Việt Nam, XDNTM; làm rõ vai trò lãnh đạo củaĐảng đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; vai trò của hệthống chính trị trong XDNTM, từ đó đưa ra những giải pháp tiếp tục thựchiện ở nước ta hiện nay

Trang 6

Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, PGS,

TS Vũ Văn Phúc chủ biên, Nxb CTQG, H, 2013 Cuốn sách gồm các bàiviết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các địaphương, các ngành, các cấp, với những nội dung cơ bản: Những vấn đề lýluận chung và kinh nghiệm quốc tế về XDNTM; thực tiễn XDNTM ở Việt

Nam; Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, tầm nhìn mới, tổ chức quản lý

mới, bước đi mới, của Tô Xuân Dân, Nxb Nông nghiệp, H, 2013 Tác giả

đề cập nội dung, yêu cầu XDNTM gắn với quá trình CNH, HĐH đất nước,

chỉ ra những nhiệm vụ và cách thức tổ chức XDNTM hiện nay; Phát triển

nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, của Nguyễn Đức Khiển, Nxb

Nông nghiệp, H, 2014 Trong công trình này, tác giả khái quát thực trạngphát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta sau 25 năm đổi mới, nguyênnhân của những thành tựu và những tồn tại

Về luận văn, luận án có các công trình: Vai trò của hệ thống chính trị

cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Bình Dương hiện nay, Luận văn thạc sĩ

triết học, H, 2012, của Nguyễn Văn Thuận; Tác động của XDNTM đến tăng

cường tiềm lực quốc phòng ở tỉnh Thái Bình hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh

tế chính trị, H, 2015, của Lê Xuân Diệu; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh cấp cơ sở ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học, H, 2015, của

Nguyễn Đức Long Những tác giả trên đã bước đầu nghiên cứu thực trạngphát huy vai trò của các chủ thể trong XDNTM ở một số địa phương, trên cơ

sở đó đề xuất phương hướng, yêu cầu và những giải pháp cơ bản phát huy vaitrò của các chủ thể trong XDNTM ở những địa phương này

* Các công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về vai trò Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới

Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam trong

phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đoàn Hội

Trang 7

Nông dân Việt Nam, Nxb CTQG, H, 2009 Đề án này đã đánh giá thực trạng pháthuy vai trò của Hội nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, XDNTM vàxây dựng giai cấp nông dân Việt Nam những năm qua, nhất là từ năm 2008 đếnnay; xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò, tráchnhiệm của Hội nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, XDNTM và xâydựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn từ 2010 - 2020.

Bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nông dân Việt Nam, của Nguyễn Phú Trọng, Cổng điện tử Hội Nông dân Việt Nam

(2013) Trong đó, tác giả khẳng định: trong 5 năm qua, vai trò “Trung tâm vànòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới” củaHội Nông dân Việt Nam tiếp tục được phát huy; đồng thời, chỉ rõ những hạnchế, yếu kém trong hoạt động của Hội; định hướng những nội dung, nhiệm vụtrọng tâm của Hội Nông dân Việt Nam trong thời gian tới

Vai trò hội nông dân tham gia phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới ở ATK Định Hóa, của Ma Thi Chiêm, Báo Thái Nguyên Điện tử, (01/2016).

Tác giả đã tập trung làm rõ vai trò của các cấp Hội nông dân Huyện trongXDNTM đó là: tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền và vận động hội viên,nông dân tham gia phát triển kinh tế và XDNTM; những kết quả đạt được trongXDNTM ở Định Hóa; đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, nângcao vai trò, chất lượng hoạt động của các cấp Hội nông dân trong Huyện như:tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua, trọng tâm là PTND thi đua sản xuấtkinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chínhđáng; làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực đổi mới phương thức hoạt động,tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ chủ chốt bảo đảm tiêu chuẩn đáp ứngyêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức hội và các PTND trong tình hình mới,theo Kết luận số 61-KL/BBT của Ban Bí thư Trung ương Đảng; tổ chức thực hiện

có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, quyết định của Thủ tướng Chính phủ

về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Xây dựng nông thôn mới ở một xã Anh hùng,

của Đức Anh, Báo Thái Nguyên Điện tử, (30/4/2016) Tác giả đã đánh giá những

Trang 8

kết quả đạt được trong XDNTM ở xã Phú Đình, huyện Định Hóa; những hình thức,bước đi, cách làm, những khó khăn trong XDNTM ở địa phương này.

Những công trình trên đã cung cấp những luận cứ, luận chứng,những dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định đường lối, chính sáchphát triển nông thôn, nông nghiệp, nông dân nước ta trong thời kì đổi mới.Tuy nhiên, trong các công trình ấy chưa có công trình nào đi sâu nghiên

cứu về Vai trò của tổ chức HNDCS trong xây dựng nông thôn mới ở huyện

Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn là công

trình nghiên cứu độc lâp, không trùng lặp với các công trình khoa học, luậnvăn, luận án đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò tổ chức HNDCStrong XDNTM ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thời gian qua; đề xuất yêucầu và một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò tổ chức HNDCS trongXDNTM ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

* Nhiêm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò tổ chức HNDCS trongXDNTM ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

- Đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, rút ra một số bài học kinhnghiệm trong phát huy vai trò tổ chức HNDCS trong XDNTM ở huyện ĐịnhHóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

- Xác định yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò tổchức Hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnhThái Nguyên hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Vai trò tổ chức Hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện

Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Trang 9

* Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu vai trò tổ chức Hội nông dân cơ sở trong XDNTM ở huyệnĐịnh Hóa; tập trung nghiên cứu, đánh giá, khảo sát thực trạng ở các xã: ĐồngThịnh, Phượng Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành, Linh Thông Thời giannghiên cứu từ năm 2011 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Chủnghĩa xã hội khoa học và liên ngành, trong đó tập trung là các phương pháp: Kếthợp logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, hệ thống hóa, khái quát hóa,khảo sát thực tiễn, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài góp phần làm sáng rõ thêm lý luận, thực tiễn về vai trò của tổchức HNDCS trong XDNTM ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay;cung cấp luận cứ khoa học cho Hội Nông dân Việt Nam nói chung, tổ chứcHNDCS ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nghiên cứu, vậndụng phát huy vai trò trong XDNTM ở địa phương

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu để các cấp ủy đảng, chính quyền, các

tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, hội viên ở địa phương tham khảo trong quátrình XDNTM hiện nay Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảotrong nghiên cứu và giảng dạy về những vấn đề liên quan đến hệ thống chínhtrị cơ sở và vai trò của tổ chức HNDCS

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ

CỦA TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 1.1 Một số vấn đề lý luận về vai trò của tổ chức Hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

1.1.1 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam và ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

* Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình tổ chức,động viên và tập hợp lực lượng đều nhận thức rõ vị trí, vai trò và khả năngcách mạng to lớn của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng do giaicấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản lãnh đạo Chính trong quátrình đó, cả C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin đều có những nghiên cứu rất cógiá trị về nông nghiệp Đặc biệt là về chỉ đạo tổ chức và phát triển kinh tế hợptác trong nông nghiệp

C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn baogiờ cũng vẫn là vấn đề cơ bản của chính quyền nhà nước, một nội dung trọng

yếu trong cương lĩnh hoạt động của các Đảng cộng sản Ăng-ghen cho rằng,

trong điều kiện nông dân còn là “nhân tố quan trọng đối với dân cư, đối vớisản xuất và với chính quyền” [43, tr.715] thì các đảng vô sản không thể khôngquan tâm đến vấn đề nông dân Đó là một vấn đề lớn có tính chiến lược đốivới cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước tiểu nông Để giành thắng lợi thìđòi hỏi các đảng phải đặt vấn đề nông dân đúng vị trí và phải có chiến lược vàsách lược đúng đắn trong mỗi giai đoạn của cách mạng

Trang 11

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện một nước kém phát triển,

trong những năm 1921-1923, V.I Lênin đưa ra quan điểm là: Phải bắt đầu từ

nông dân; phải chấn hưng nông nghiệp và xem đó là giải pháp quan trọng để

thực hiện Chính sách kinh tế mới và chế độ hợp tác xã

Là một vị lãnh tụ có tầm nhìn sâu rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ rất sớm

đã khẳng định vị trí, vai trò hết sức to lớn của sản xuất nông nghiệp đối với việcphát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong thời kỳ quá độ đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam Ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám mới

thành công, trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày 11-4-1946, Hồ Chí

Minh viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp Nền kinh tế của ta lấycanh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mongvào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước

ta giàu Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" [44, tr.246] Từ đó, Người khẳngđịnh: "Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việcphát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính" Chính vì vậy, Người rất quan tâm,dành nhiều công sức để nghiên cứu và chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Công sản Việt Nam luôn khẳng địnhtầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trong quátrình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung

cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

* Nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay

Nông thôn là khái niệm chỉ hệ thống cộng đồng xã hội lãnh thổ đượchình thành trong quá trình phân công lao động xã hội mà ở đó mật độ dân cưtương đối thấp; lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, có mối quan hệcộng đồng chặt chẽ, lối sống, phương thức sống của cộng đồng dân cư nôngthôn khác biệt với cộng đồng dân cư thành thị

Trang 12

Ở Việt Nam, đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quyđịnh tại Thông tư số 54/2009/TT-NNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo đó: "Nông thôn là phần lãnhthổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lýbởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã"[8, tr.1]

Nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể kháiquát theo 5 nội dung cơ bản, đó là:

Thứ nhất, làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;

Thứ hai, sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; Thứ ba, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn

ngày càng được nâng cao;

Thứ tư, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững và phát triển;

Thứ năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.

Nông thôn mới có các chức năng cơ bản đó là: sản xuất nông nghiệp,giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc và chức năng sinh thái

* Xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn là quá trình lịch sử hàng ngàn năm nay của dân tộc

ta, qua đó đã góp phần xây dựng và tạo lập nên Tổ quốc Việt Nam XHCN nhưngày hôm nay Tuy nhiên, chỉ đến khi Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng

8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) "Về nông nghiệp,nông dân, nông thôn" ra đời, thì việc XDNTM mới được đặt ra một cách toàndiện nhất, sâu sắc nhất Nghị quyết đề ra mục tiêu: "Xây dựng nông thôn mới

có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sảnxuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thịtheo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân tríđược nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nôngthôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường" [19, tr 126]

Trang 13

Mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định, đến năm 2015: 20% số xã đạtchuẩn NTM và đến năm 2020: 50% số xã đạt chuẩn NTM trên tổng số 9.121

xã của cả nước theo 19 tiêu chí

Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg,ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, bao gồm 19 tiêu chí và được chiathành 5 nhóm cụ thể Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước vàcác chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằngsông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh

tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng

Đối với Trung du miền núi phía Bắc, bộ 19 tiêu chí để xây dựng môhình NTM bao gồm:

Nhóm 1, Về quy hoạch (01 tiêu chí): Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng

thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theochuẩn mới Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân

cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp;

Nhóm 2, Về hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí): Giao thông; thủy lợi;

điện; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư;

Nhóm 3, Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí): Thu nhập; hộ nghèo;

cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất;

Nhóm 4, văn hóa - xã hội - môi trường (4 tiêu chí): Giáo dục; y tế; văn

hóa; môi trường;

Nhóm 5, Hệ thống chính trị (2 tiêu chí): Hệ thống tổ chức chính trị - xã

hội; an ninh trật tự xã hội

Ngày 20 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 342/QĐ-TTg, Quyết định sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc

Trang 14

gia về NTM, trong đó sửa đổi 5 tiêu chí: Tiêu chí số 07 về chợ nông thôn; tiêuchí số 10 về thu nhập; tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động; tiêu chí số 14 về giáodục; tiêu chí số 15 về y tế

Ngày 4 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số800/QĐ-TTg, “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010 - 2020”, trong đó xác định mục tiêu chung: XDNTM cókết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTMmới giai đoạn 2010 - 2015, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020 đánhgiá: Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình XDNTM đã làm thay đổi nhậnthức của đa số người dân, lôi cuốn người dân vào XDNTM Xây dựng NTM đãtrở thành phong trào sôi động khắp cả nước Hệ thống hạ tầng nông thônphát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn Điều kiệnsống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn đượcnâng cao rõ rệt Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010); số hộ nghèo ởnông thôn giảm mạnh, còn 8,2% Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coitrọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cưnông thôn Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơiđược phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất

Theo Báo cáo số 89/BC-CP, ngày 30/3/2016 của Chính phủ gửi Ủy banThường vụ Quốc hội "Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTMgiai đoạn 2010-2015 gắn với cơ cấu ngành nông nghiệp", tính đến hết tháng3/2016, cả nước có 1.761 xã (19,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêuchí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010) Ở cấp huyện,

đã có 17 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết địnhcông nhận đạt chuẩn NTM

Trang 15

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình XDNTM còntồn tại những mặt hạn chế Kết quả thực hiện NTM còn chậm so với yêu cầu Sảnxuất có chuyển biến nhưng vẫn còn manh mún, bấp bênh, hiệu quả chưa cao, khó

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chưa tháo gỡ được những khó khăn tiêu thụsản phẩm Chất lượng đạt chuẩn chưa thực sự bền vững Đã xuất hiện tư tưởngchạy theo thành tích dẫn đến tình trạng đánh giá xuề xòa, tự hạ thấp chất lượngmột số tiêu chí khi xét đạt chuẩn Vai trò chủ thể của người dân, cộng đồng trongXDNTM chưa thật sự được chú trọng Hướng dẫn tiêu chí chưa phù hợp với điềukiện đặc thù ở các vùng khó khăn, nhất là tiêu chí về cơ sở hạ tầng, dẫn đến lãngphí, sử dụng chưa hiệu quả

* Xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay Đặc điểm, tình hình huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Về điều kiện tự nhiên

Định Hóa là huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh TháiNguyên; phía Bắc và Đông giáp tỉnh Bắc Cạn, phía Tây giáp tỉnh TuyênQuang, phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương; diện tích tự nhiên

là 52.075,4 ha, diện tích đất nông nghiệp 9.929 ha, đất trồng lúa 8.490 ha, đấtlâm nghiệp 33.539,55 ha, đất nuôi trồng thủy sản 700 ha

Khí hậu ở Định Hóa mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núiphía Bắc, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh Nhiệt độ trungbình trong năm từ 28 - 320c, lượng mưa trung bình 1253mm, phân bố khôngđều trong năm Địa hình Định Hóa khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi đan xen;những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệnhỏ, phân tán theo các thung lũng, khe suối Đặc điểm này ảnh hưởng khôngnhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Về kinh tế - xã hội

Huyện Định Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã/ phường, (23 xã, 01thị trấn) Dân số trên 87 nghìn người (2014) Trên địa bàn Huyện có 13 dân

Trang 16

tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 71%dân số, dân tộc Tày đông nhất chiếm gần 50% dân số toàn huyện Nhân dâncác dân tộc trong Huyện luôn chung sống hòa thuận, đoàn kết vượt qua khókhăn xây dựng và bảo vệ quê hương Tuy nhiên, các dân tộc có sự chênh lệchnhau khá lớn về dân số, trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.Dân tộc Kinh phần lớn sinh sống ở trung tâm huyện, xã, ngược lại các dân tộcthiểu số sinh sống chủ yếu ở các xã xa trung tâm huyện, các thôn, bản vùngsâu, vùng xa Vì vậy, khi xác định nội dung, phương pháp phát huy vai trò tổchức HNDCS trong XDNTM phải tính đến đặc điểm, tình hình của từng địaphương, tránh dập khuôn, máy móc theo một mô hình chung.

Trong những năm gần đây kinh tế Định Hóa đã có bước phát triển khá,tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13.5%; thunhập bình quân đầu người đạt trên 24.5 triệu đồng/người/năm, đời sống nhândân được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, so với mặt bằng chung toàn tỉnh TháiNguyên, Định Hóa là huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm; cácngành công nghiệp, dịch vụ kém phát triển; tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao(năm 2011 còn 33.38%, đến hết 2015 còn trên 16%) Tốc độ đô thị hóa chậm,hiện chỉ có 7% dân số sống ở thị trấn; thu nhập bình quân lao động nôngnghiệp và người dân vùng nông thôn còn thấp; tình trạng thừa lao động, thiếuviêc làm còn phổ biến; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao (82%, năm 2015);các tệ nạn như buôn bán, sử dụng ma túy, hàng giả, hàng kém chất lượng, ônhiễm môi trường; thời tiết diễn biễn phức tạp, dịch bệnh bùng phát… Đây làrào cản quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và XDNTM

Về văn hóa, truyền thống

Định Hóa là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là căn cứ địa cáchmạng của Đảng, Chính phủ, “Thủ đô kháng chiến” trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp của dân tộc Trong những năm kháng chiến chống thựcdân Pháp, Huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Trung

Trang 17

tâm An toàn khu căn cứ kháng chiến Việt Bắc, được Đảng và Nhà nước

phong tặng danh hiệu cao quý: Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân

dân thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp Nhân dân Định Hóa có tinh

thần yêu nước nồng nàn, truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoạixâm, một lòng một dạ đi theo Đảng làm cách mạng

Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, với những nét văn hóa truyềnthống đặc sắc Định Hóa có 02 lễ hội lớn, đó là lễ hội Lồng tồng tại xã PhúĐình Đây là lễ hội mang đậm màu sắc nông nghiệp, cầu cho mưa thuận gió hòa,mùa màng tươi tốt, khuyến khích nông dân gắn bó với ruộng đồng, quê hương;

lễ hội Chùa Hang, tại Chùa Hang, thị trấn Chợ Chu

Về tôn giáo, tín ngưỡng: Đến năm 2015 trên địa bàn huyện Định Hóa

có 02 tôn giáo là Phật giáo và Công giáo Phật giáo có 414 phật tử; Công giáo

có 93 hộ với 425 nhân khẩu (thuộc 02 họ đạo: Quảng Nạp - Bình Thành vàThị trấn Chợ Chu) Nhân dân có đạo, cũng như không có đạo trên địa bànHuyện luôn đoàn kết xây dựng quê hương Định Hóa

Về nông dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Nông dân Định Hóa có những đặc điểm chung của nông dân tỉnh TháiNguyên và giai cấp nông dân Việt Nam; đồng thời có những đặc điểm riêngmang tính đặc thù

Hiện nay, ở Định Hóa dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (93%); lỷ lệlao động trong nông nghiệp còn cao, chiếm trên 76% tổng số lao động trong toànhuyện Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướnggiảm dần nhưng còn chậm Cơ cấu nông dân tuyệt đại đa số là thuần nông, sảnxuất manh mún, nhỏ lẻ và còn mang nặng tính chất "tự cấp tự túc"; số hộ nôngdân kết hợp nghề phụ, kinh doanh, dịch vụ còn rất ít; doanh nghiệp, hộ kinhdoanh, dịch vụ chỉ chiếm 0.5% dân số

Trang 18

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọngthương mại, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nhưng còn chậm, chủ yếu vẫn

là trồng chọt, chăn nuôi nhỏ lẻ; việc chuyển dịch cơ cấu lao động sang cácngành nghề phi nông nghiệp còn hạn chế

Nông dân Định Hóa đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhìn chungcần cù trong lao động, kiên cường trong đấu tranh; thật thà, chất phác, trọngtình nghĩa, giản dị trong cuộc sống Tuy nhiên, họ vẫn còn mang nặng tưtưởng tiểu nông, lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn hạn hẹp, bảo thủ; tâm lý

tự ti, đố kỵ, cục bộ dòng họ, địa phương; một số còn thụ động, ỷ lại vào sựquan tâm đầu tư của Nhà nước; ý thức vươn lên làm giàu chưa mạnh mẽ;trình độ học vấn, kiến thức sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; một bộ phậnnông dân bị tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, tệ nạn xã hội,phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan

Đặc điểm, tình hình trên đã và đang tác động trực tiếp và sâu sắc đến quátrình phát triển kinh tế, xã hội và phát huy vai trò tổ chức HNDCS trongXDNTM Điều đó đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dânphải chú ý để phát huy tốt nhất những tiềm năng, thế mạnh và khắc phục có hiệuquả những khó khăn, bất cập nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

Quan niệm về xây dựng nông thôn mới ở huyên Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Xây dựng NTM ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay là tổng

thể các hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể nhằm phát triển toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Định Hóa theo hướng hiện đại, giữ gìn và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc.

Trang 19

Mục tiêu XDNTM ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiên nay

Mục tiêu chung: Xây dựng kết cấu hạ tầng - xã hội, cơ cấu kinh tế và

các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,

đô thị theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc vănhóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệthống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được củng cố, đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao

Mục tiêu cụ thể: Tiến hành xong việc quy hoạch NTM cho 23/23 xã

trong quý 2 năm 2012, trong đó tập trung ưu tiên việc quy hoạch và lập Đề áncho 04 xã điểm xong trong tháng 01 năm 2012 Tổ chức đào tạo, tập huấn chođội ngũ cán bộ tham gia công tác XDNTM cấp huyện và cấp xã, thôn, bản cơbản xong trong năm 2012, những năm sau chỉ tập huấn nâng cao

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân và cả hệthống chính trị hiểu và nhận thức sâu sắc về mục đích, yêu cầu của công cuộcXDNTM, đó là Chương trình: Phát triển nông thôn một cách toàn diện với mụcđích nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn nóiriêng và nhân dân nói chung Chương trình XDNTM do cấp xã chủ trì tổ chứcthực hiện, nguồn lực chủ yếu là của nhân dân đóng góp, có sự hỗ trợ một phầnnguồn lực của Nhà nước thông qua các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia

Ưu tiên hỗ trợ triển khai các nội dung phát triển sản xuất nông, lâmnghiệp, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất tại các xã trên địa bànhuyện, nhất là đối với các xã điểm, nhằm nâng cao thu nhập cho ngườidân ở nông thôn; hỗ trợ, triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở vậtchất hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn

Đến năm 2015, phấn đấu toàn huyện có 04 xã cơ bản đạt tiêu chí xã NTM,

là Phượng Tiến, Bảo Cường, Trung Hội, Đồng Thịnh; 40% số xã đạt 10 tiêu chí

Trang 20

NTM, các xã còn lại đều đạt tăng thêm ít nhất 5 tiêu chí so với hiện nay (2011).Đến năm 2020, phấn đấu trên 50% số xã hoàn thành xong chương trình XDNTM.

Nội dung xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở Bộ tiêu chí XDNTM của tỉnh Thái Nguyên; từ đặc điểm,tình hình địa phương, UBND huyện Định Hóa xác định 11 nội dung XDNTMtrên địa bàn Huyện đó là:

Về quy hoạch: Quy hoạch sử dung đất và hạ tầng thiết yếu cho phát

triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịchvụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn; quyhoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện cótheo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp

Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Hoàn thiện hệ thống giao

thông trên địa bàn xã, đường liên xã, liên thôn, liên xóm theo tiêu chuẩnquy định của Bộ Giao thông vận tải; hệ thống các công trình đảm bảo cungcấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã, nâng cao chất lượngcung cấp điện, bảo đảm hiệu quả an toàn sử dụng điện tiết kiệm; hệ thốngcác công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn

xã, thôn, xóm; hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế, giáodục; hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ; cải tạo, xây mới hệthống thủy lợi trên địa bàn xã

Về chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập: Đề xuất

lựa chọn hình thức sản xuất, tiến bộ kỹ thuật để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơcấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, xây dựngthương hiệu sản phẩm, quảng bá mở rộng thị trường, áp dụng kỹ thuật mớitrong chăn nuôi, thú y, trồng chọt và bảo vệ thực vật để có hiệu quả kinh tế cao;

tổ chức công tác khuyến nông; đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản

Trang 21

xuất nông, lâm, thủy sản; cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạchtrong sản xuất nông, lâm, thủy sản; bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thốngtheo phương châm "mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thếmạnh của địa phương; đẩy nhanh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúcđẩy đưa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm,tạo bước chuyển dịch nhanh về cơ cấu lao động nông thôn.

Về giảm nghèo và an sinh xã hội: Tiếp tục triển khai Chương trình mục

tiêu quốc gia về giảm nghèo; thực hiện các chương trình an sinh xã hội

Về đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã, làng nghề và các mô

hình sản xuất tập thể; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; chỉđạo, thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn

Về phát triển giáo dục - đào tạo: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM

Về phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn: Hoàn thiện hệ

thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã

Về xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn:

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; thực hiện thôngtin và truyền thông nông thôn đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về NTM

Về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Tiếp tục thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theoquy hoạch, gồm: Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trongthôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cảitạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, pháttriển cây xanh ở các công trình công cộng

Về nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ,

Trang 22

đáp ứng yêu cầu XDNTM; ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ

đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này;

bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thốngchính trị phù hợp với yêu cầu XDNTM

Về giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Ban hành nội quy, quy

ước làng, xóm về trật tự, an ninh, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tụclạc hậu; điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiệncho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh,trật tự trên địa bàn theo yêu cầu XDNTM

Chủ thể xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Chủ thể XDNTM ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là mọi tổ

chức, mọi lực lượng xã hội trên địa bàn Huyện, bao gồm: Tổ chức đảng,chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn thể nhândân trong huyện Trong các các chủ thể này, mỗi chủ thể có vai trò, chứcnăng riêng, trong đó, tổ chức HNDCS giữ vai trò "trung tâm, nòng cốt"trong PTND và XDNTM

Biện pháp xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Xây dựng NTM là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài, vì vậy, phảiphát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng mọi biện pháp, huy động mọi nguồn lựctrong xã hội để thực hiện thắng lợi các tiêu chí NTM

Thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trong

đó nhân dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ, định hướng, chỉ đạo; thực hiệnlồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chươngtrình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn huyện

Trang 23

Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng; xã hội hóa trong XDNTM;huy động sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong huyện; kêu gọi, thu hútđầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, con em ĐịnhHóa thành đạt trên mọi miền đất nước và ở nước ngoài.

1.1.2 Nội dung vai trò của tổ chức Hội Nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

* Tổ chức Hội Nông dân cơ sở

Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VI (2013 - 2018) chỉ rõ: Tổ chứcHNDCS là nền tảng của Hội, là nơi trực tiếp với hội viên, nông dân Tổ chức

cơ sở Hội theo đơn vị xã, phường, thị trấn Những đơn vị kinh tế nông, lâmtrường, hợp tác xã nếu có nhu cầu thành lập tổ chức Hội Nông dân và đượcHội cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định thì thành lập tổ chức Hội phù hợp

Tổ chức HNDCS có nhiệm vụ vận động, giáo dục hội viên, nông dân

ở cơ sở phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, nănglực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, chínhquyền trong sạch, vững mạnh; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng,hợp pháp của nông dân; động viên hội viên, nông dân hăng hái thực hiệncác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị của địa phương, nhiệm vụ công táchội; đoàn kết, giúp nhau phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinhthần cho hội viên, nông dân ở cơ sở

Tổ chức HNDCS có vị trí, vai trò rất quan trọng, là nền tảng của Hội ở

cơ sở, là cầu nối giữa Hội với hội viên, nông dân; là nơi trực tiếp thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghịquyết, chỉ thị của Hội cấp trên; là nơi rèn luyện, giáo dục, kết nạp hội viên, làcầu nối giữa Đảng với nông dân, tuyên truyền, vận động nông dân vào Hội;

Trang 24

nắm và phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân vớiĐảng, chính quyền; là cấp cuối cùng trong tổ chức hội.

* Đặc điểm tổ chức Hội nông dân cơ sở ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

Tổ chức HNDCS ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là tổ chức Hội nông dân ở một huyện trung du miền núi phía Bắc, có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống

Do đặc điểm địa hình rừng núi nên điều kiện giao thông ở nhiều xã cònkhó khăn; dân cư sống phân tán; địa bàn tương đối rộng gây khó khăn cho côngtác tuyên truyền, vận động, tổ chức hoạt động của Hội nông dân và đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là đường liên thôn, nội thôn, nội đồng,kênh mương Diện tích đất nông nghiệp ít, manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung,

vì vậy khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc vào sản xuất

Định Hóa có 23 tổ chức cơ sở Hội nông dân ở 23 xã, với 435 chi hội,tổng số hội viên nông dân là 15.173; số hội viên là đảng viên: 2.949 người;hội viên nông dân ở Định Hóa chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (12 dântộc thiểu số, chiếm 71% dân số toàn huyện), thường quen với cách thức sảnxuất truyền thống, tư duy sản xuất hàng hóa còn hạn chế; phong tục tập quánphong phú, trong đó có những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan

Tổ chức HNDCS ở Định Hóa hoạt động trong điều kiện đảng bộ, chính quyền, nhân dân có bề dày truyền thống cách mạng

An toàn khu (ATK) Định Hóa - Thái Nguyên là Thủ đô kháng chiếntrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là nơi các cơ quan của Trungương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng các đồng chí Trường Chinh, Tôn ĐứcThắng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng đã ở và làm

Trang 25

việc trong thời gian dài nhất Từ ATK Định Hóa, nhiều chủ trương, quyếtsách và sự kiện quan trọng quyết định đến vận mệnh dân tộc đã ra đời.

Định Hóa có 128 điểm di tích lịch sử cách mạng, với nhiều điểm di tíchđược đánh giá là quan trọng bậc nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ

XX Đến nay, đã có 27 điểm di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó: có 18 điểm

di tích cấp Quốc gia, 9 điểm di tích cấp Tỉnh, 01 di tích quốc gia đặc biệt là Ditích lịch sử An toàn khu Định Hóa; có 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốcgia là múa Rối Tày Thẩm Rộc xã Bình Yên và Ru Nghệ xã Đồng Thịnh

Tổ chức HNDCS ở Định Hóa hoạt động trong điều kiện phần đông cán bộ hội nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đã có nhiều gương cán bộ hội làm kinh tế giỏi, công tác tích cực, tạo được uy tín đối với hội viên, nông dân

Cán bộ HNDCS ở huyện Định Hóa đều trưởng thành từ cơ sở, từthực tiễn PTND ở địa phương Họ là những người nhiệt tình, tích cực, cókinh nghiệm trong hoạt động Hội và sản xuất nông nghiệp, nhiều cán bộlàm kinh tế giỏi; có năng lực vận động, thuyết phục hội viên, nông dân;phần lớn gương mẫu về đạo đức lối sống; gần gũi, sâu sát quần chúng; có

uy tín với hội viên, nông dân

Tổ chức HNDCS ở huyện Định Hóa hoạt động trong điều kiện chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở Hội không đồng đều, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và chuyên môn còn rất hạn chế

Hiện nay, số lượng cán bộ cơ sở Hội nông dân ở huyện Định Hóa là

291 người Trong đó, trình độ văn hóa: Trung học phổ thông 147/291(50.5%); trung học cơ sở 48/291 (16.5%); tiểu học 96/291 (33%); trình độchuyên môn: Đại học 03/291 (1.02%); trung cấp 02/291 (0.68); chưa qua đào

Trang 26

tạo 286/291 (98.3%) cán bộ là người dân tộc thiểu số: 198/291 (68%); đảngviên 125/291 (43%); trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 4/291 (1.37%); sơcấp 27/291 (9.33%); chưa qua đào tạo 260/291 (89.3%); Chủ tịch và Phó Chủtịch Hôi nông dân cơ sở là người dân tộc thiểu số: 37/46 chiếm 80.4% tổng sốChủ tịch, Phó Chủ tịch HNDCS trong toàn Huyện.

Nhìn chung trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của cán

bộ HNDCS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn yếu; sựnăng động, tính chủ động, sáng tạo trong công việc chưa cao

Tổ chức HNDCS ở huyện Định Hóa hoạt động trong điều kiện kinh tế,

xã hội của hầu hết các xã phát triển chậm, còn nhiều khó khăn

Hiện nay, Định Hóa vẫn là một huyện nghèo của cả nước; có 17 xãnghèo, 11 xã đặc biệt khó khăn; có 23 xã thuộc Chương trình mục tiêuquốc gia XDNTM, qua khảo sát đánh giá khi bắt đầu thực hiện chươngtrình năm 2011, cho thấy mức độ phát triển còn rất thấp, mới đạt bình quân2,5 tiêu chí/xã, trong đó: Có 02 xã đạt 04 tiêu chí; 08 xã đạt 03 tiêu chí; 12

xã đạt 02 tiêu chí; 01 xã đạt 01 tiêu chí Có 12 tiêu chí là: Quy hoạch vàthực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; cơ sở vật chất văn hoá; chợ nôngthôn; nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; cơ cấu lao động; văn hóa; môitrường; bưu điện; hệ thống chính trị, chưa có xã nào đạt được [4, tr.1].Hiện nay, số tiêu chí bình quân vẫn thấp hơn so với cả nước (10.6 tiêu chí/

xã, cả nước 12.9 tiêu chí/xã)

Những đặc điểm trên vừa tạo ra những thuận lợi, vừa đặt ra những khókhăn, tác động trực tiếp đến việc phát huy vai trò của tổ chức HNDCS trongXDNTM ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Vì vậy, để phát huy vai trò tổchức này cần nghiên cứu, nắm chắc những đăc điểm này để có giải pháp phùhợp, khoa học, hiệu quả

Trang 27

* Biểu hiện vai trò của tổ chức Hội Nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay

"Vai trò là chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai, trong sự vân động

của nhóm, của tập thể nói chung" [64, tr.653] Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế

giới khách quan đều có một vị trí, vai trò nhất định trong mối quan hệ đối vớikhách thể Theo đó, tổ chức Hội Nông dân cơ sở có vai trò nhất định trongthực hiện các nhiệm vụ ở địa phương

Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, Hội Nông dânViệt Nam có vai trò quan trọng trong việc tổ chức vận động hội viên, nôngdân tích cực tham gia góp phần thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khóa X) đã xác định: "Hội Nông dân là trung tâm và nòng cốt cho phongtrào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới"

Vai trò tổ chức HNDCS trong XDNTM ở huyện Định Hóa, thể hiện ởnhiều hoạt động, nhưng tập trung ở những nội dung cơ bản sau:

Một là, tổ chức HNDCS ở huyện Định Hóa là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về XDNTM

Công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốttrong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội Nông dân

và PTND; là trách nhiệm của cả hệ thống Hội, cán bộ Hội và hội viên nôngdân Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của tổ chức HNDCS ở ĐịnhHóa phải không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn,gương mẫu trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động để hội viên,nông dân tin tưởng noi theo.

Tổ chức HNDCS ở Định Hóa trực tiếp tuyên truyền, vận động hội viên,nông dân, nâng cao tinh thần yêu nước, đoàn kết thực hiện tốt các chủ trương

Trang 28

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết Trungương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình mục tiêuQuốc gia XDNTM; chỉ thị, nghị quyết của Hội, các chương trình, phong tràothi đua yêu nước, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chínhđáng; phong trào thi đua "Định Hóa chung sức XDNTM"; nâng cao mọi mặtđời sống của hội viên, nông dân; nâng cao số lượng, chất lượng hội viên, hiệuquả hoạt động các chi hội, tổ hội

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội, khả năng nắm bắt, ứng dụng thông tin, tiến bộ khoahọc, kỹ thuật, thông tin thị trường, kiến thức hội nhập quốc tế; tích cực, sángtạo trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; ý chí tự lực, tự cường,không cam chịu đói nghèo, vươn lên làm giàu, thực sự trở thành chủ thể trongphát triển nông nghiệp, XDNTM

Tuyên truyền nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức HNDCS và nông dântrong hệ thống chính trị, trong XDNTM, gắn kết chặt chẽ hội viên nông dânvới tổ chức Hội; xây dựng tổ chức Hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,cấp ủy, chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi sựnghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Tổ chức HNDCS ở Định Hóa cần thường xuyên đổi mới, nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, tập hợp hội viên,nông dân; các hình thức tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phảiphong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả Chủ động phối hợp chặt chẽ vớiMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương trong tuyên truyền, vậnđộng các tầng lớp nhân dân tham gia XDNTM

Hai là, vận động, tổ chức hội viên, nông dân tham gia xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Trang 29

Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thông có vai trò rất trong trọng, là cơ sở,điều kiện rất cần thiết để phát triển kinh tế, xã hội nông thôn Định Hóa làmột huyện miền núi, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, ảnh hưởngkhông nhỏ đến sự phát triển và đời sống của nhân dân.Vì vậy, xây dựng hạtầng kinh tế - xã hội là điều kiện cơ bản, là tiền đề quan trọng để Định Hóaphát triển và XDNTM

Trên cơ sở tuyên truyền, giáo dục để hội viên, nông dân nhậnthức rõ phương châm XDNTM "Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong

đó nhân dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ và chỉ đạo hướng dẫn" [4, tr.4], tổ chức HNDCS vận động hội viên, nông dân hiến đất, giải phóngmặt bằng; tích cực tham gia đóng góp ngày công lao động, tiền, vậtliệu để tu sửa, nâng cấp, xây dựng các công trình đường giao thôngliên thôn, liên xã, nội thôn, nội đồng, các công trình phục vụ sản xuấtnông nghiệp, đường điện, trạm điện, trường học, trạm xá, nhà văn hoá,khu thể thao, chợ

Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy nội lực, tinhthần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau để tu sửa, chỉnh trang, cải tạo,nâng cấp, xây dựng nhà ở và bố trí khuôn viên sạch đẹp, nơi ăn ở gọngàng, ngăn nắp, mang đậm bản sắc dân tộc; xây dựng một số mẫu hìnhnhà theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng để hội viên, nông dân tham quan,học tập; vận động các nhà hảo tâm, các cơ quan, doanh nghiệp trên địabàn chung tay XDNTM

Ba là, vận động, tổ chức hội viên, nông dân chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập

Tổ chức HNDCS là lực lượng "trung tâm, nòng cốt" trong PTND vàXDNTM Trong đó tập trung thực hiện các nội dung: phát triển kinh tế, tổchức sản xuất; phát triển văn hóa, xã hội, môi trường; xây dựng tổ chức Đảng,chính quyền, đoàn thể chính trị, xã hội ở cơ sở vững mạnh

Trang 30

Trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất Tổ chức thực hiện có hiệuquả "PTND thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đóigiảm nghèo và làm giàu", nhằm thu hút, tập hợp, vận động nông dân chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, từng địa phương Tổchức tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất và đời sống; xây dựng mô hìnhtrình diễn để nông dân tham quan và học tập; xây dựng các mô hình xoá đói,giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.Thành lập các Câu lạc bộ nông dân nhằm thu hút, tập hợp nông dân để các hộsản xuất kinh doanh giỏi phổ biến kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, vận độnghội viên, nông dân tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ các hộnghèo; là nơi trao đổi, cung cấp thông tin về sản xuất, thị trường giúp nôngdân định hướng sản xuất Thực hiện các dự án "Hướng dẫn người nghèo cáchlàm ăn ở một số xã đặc biệt khó khăn" theo cách "cầm tay chỉ việc" Xâydựng các mô hình sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thunhập cho người dân - một trong những tiêu chí cơ bản, khó thực hiện nhấttrong XDNTM

Bốn là, vận động hội viên, nông dân tham gia cuộc vận động "Toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng gia đình văn hoá, tham gia xây dựng làng, xã văn hoá

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về bảo vệ môitrường nông thôn; tham gia xây dựng mô hình điểm về cấp nước sạch, côngtrình hợp vệ sinh, tổ tự quản thu gom xử lý chất thải, nước thải nông thôn và

mô hình về sản xuất nông nghiệp sạch, để tuyên truyền học tập nhân rộng

Vận động hội viên, nông dân xây dựng, bảo tồn, phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc; tuyên truyền lối sống,nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh; xoá bỏ tập quán, hủ tục lạc hậu,

mê tín dị đoan; khắc phục, đẩy lùi những tiêu cực, tệ nạn xã hội Xây

Trang 31

dựng Câu lạc bộ dân số - phát triển và các Câu lạc bộ nông dân về phòngchống tệ nạn xã hội, HIV/AIDS.

Vận động hộ nông dân đăng kí phấn đấu đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa"

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa”, xây dựng nếp sống văn minh gắn với phong trào XDNTM.

Phối hợp với cán bộ văn hóa xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền,giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và nông dân về văn hoá vànhiệm vụ phát triển văn hoá nông thôn Xây dựng và nhân rộng các mô hìnhgia đình văn hoá, mô hình thôn, bản, làng văn hoá; xây dựng và duy trì cáchoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng; vận động và hướng dẫnnông dân tham gia thường xuyên các hoạt động văn hóa, thể thao

Năm là, vận động hội viên, nông dân thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ

sở, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; tham gia giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng

Thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, tổ chứcHNDCS tham gia công tác phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, góp phầnnâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nông dân, hạn chếkhiếu kiện sai, khiếu kiện vượt cấp Tuyên truyền, vận động thực hiện Quychế dân chủ, pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện hòa giảimâu thuẫn trong nội bộ nông dân; tham gia giải quyết khiếu kiện liên quanđến đền bù, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai ở nông thôn

Trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, vai trò của tổ chức HNDCS làtạo ra sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong hội viên, nông dân, xây dựngmôi trường chính trị - xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để động viênnhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội; góp phần nâng cao nhận thức của các lực lượng trongthực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là hội viên, nôngdân, tác động mạnh mẽ tới việc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của

Trang 32

Đảng, sự quản lý của chính quyền cơ sở theo hướng gần dân, sát dân, trọngdân, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của dân, hạn chế tiêu cực, khắc phục tìnhtrạng quan liêu, hách dịch, xa dân…

Sáu là, tham gia giám sát, phản biện xã hội và tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về các vấn đề lên quan đến nông nghiệp, nông dân và xây dựng thôn mới

Giám sát của tổ chức HNDCS nhằm góp phần xây dựng và thực hiệnđúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước; chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của cấp ủy, chính quyền cơ sở vềnông nghiệp, nông dân, XDNTM; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyếtđiểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; pháthiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực trong XDNTM; pháthuy quyền làm chủ của hội viên, nông dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhànước, tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh

Nôi dung giám sát của tổ chức HNDCS tập trung vào các vấn đềtrọng tâm sau: Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch NTM; thực hiệnchương trình XDNTM; quản lý, sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặtbằng, hỗ trợ tái định cư, khai thác, sử dụng tài nguyên; đầu tư phát triển hạtầng nông thôn: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế, văn hóa, côngtrình cấp nước sạch; bảo vệ môi trường nông thôn; việc thu, chi các loạiphí, lệ phí, các khoản đóng góp của nông dân XDNTM; các chính sách hỗtrợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh: vốn, vật tư nông nghiệp,chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề, việc làm cho lao động nông thôn,tiêu thụ sản phẩm; các chủ trương, chính sách liên quan đến chức năng,nhiệm vụ và hoạt động của Hội

Tổ chức tuyên truyền, vận động để cán bộ, hội viên, nông dân thườngxuyên giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước, đại biểudân cử ở cơ sở trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng,

Trang 33

chính sách, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,vai trò tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm thực thi công vụ ở nơi công tác vànơi cư trú Kịp thời phản ánh, kiến nghị với tổ chức Hội về những hành vi viphạm của đối tượng giám sát.

Phản biện xã hội của tổ chức HNDCS là hoạt động nhằm phát hiệnnhững nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các vănbản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền cơ sở;kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phùhợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương,chỉ thi, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền cơ sở; bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; phát huydân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội

Tổ chức HNDCS chủ trì phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản

về chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của cấp ủy đảng cùng cấp,chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước, của địa phương phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ của mình và có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợppháp, chính đáng của hội viên, nông dân

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vận động cán bộ, hộiviên, nông dân tích cực tham gia các hoạt động giám sát; tiếp thu, phản ánhkịp thời ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên, nông dân với cấp ủy, chínhquyền, Hội Nông dân Huyện

Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùngcấp thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội đối với những nội dung có liên quan

Trang 34

Hằng năm, căn cứ vào chương trình, kế hoạch giám sát và phản biện xã hộicủa Hội Nông dân Huyện và tình hình thực tế ở địa phương để xây dựng và tổ chứcthực hiện chương trình, kế hoạch giám sát và phản biện xã hội của cấp mình.

Phát huy vai trò tham mưu, tổ chức HNDCS nắm bắt và phản ánh kịpthời tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân với các cấp ủy đảng, chínhquyền; tích cực góp phần xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách của Đảng vàNhà nước, địa phương liên quan đến phát triển nông nghiệp, XDNTM và khốiđại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội

1.2 Thực trạng vai trò của tổ chức Hội Nông dân

cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện nay và nguyên nhân thực trạng

1.2.1 Những thành tựu và nguyên nhân

* Thành tựu đạt được

Một là, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, hội viên và nông dân đạt được những kết quả quan trọng

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM; các chỉ thị, nghị quyết,chương trình XDNTM của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Hội Nôngdân Huyện; tổ chức HNDCS ở Định Hóa đã tích cực tuyên tuyền nội dung Nghịquyết, cơ chế chính sách thực hiện Chương trình XDNTM; vận động hội viên,nông dân hưởng ứng tham gia thực hiện và kịp thời phản ánh những khó khăn,vướng mắc của cán bộ, hội viên, nông dân để các cơ quan chức năng có thẩmquyền kịp thời điều chỉnh, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục,tháo gỡ khó khăn, vướng mắc góp phần nân cao nhận thức, tạo sự đồng thuận vàthực hiện thắng lợi những chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm, các tiêu chí NTM

Trang 35

Tập trung tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân nắm rõ mục đích, ýnghĩa của chương trình XDNTM là hướng đến huy động nguồn lực trong dâncùng với nguồn lực của Nhà nước, xã hội và doanh nghiệp để từng bước nângcao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn; đồng thời, xác định rõvai trò chủ thể trong chương trình XDNTM là là hôi viên, nông dân.

Đánh giá vai trò tổ chức HNDCS trong XDNTM, Đảng ủy huyện ĐịnhHóa chỉ rõ: Tổ chức Hội Nông dân "đã có sự đổi mới về nội dung và phươngthức hoạt động Tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên nông dân vàcác tầng lớp nhân dân chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước Động viên hội viên và nông dân tích cực tham giacác cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo,xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần tích cực trong thựchiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là phong trào xây dựng nông

thôn mới gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

ở khu dân cư" Thường xuyên quan tâm xây dựng một số mô hình để thu hút hội

viên, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, góp phần đấu tranh phòng,chống các tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở” [6, tr 8]

Hoạt động thông tin, tuyền truyền, vận động, giáo dục thực hiện XDNTMđược chú trọng, thực hiện bằng nhiều hình thức: Thông qua các Hội nghị quántriệt, triển khai các nghị quyết, văn bản về nông nghiệp, nông thôn; trên cácphương tiện thông tin truyền thanh xã, xóm, tổ chức các hội thi; sử dựng pa nô, ápphích Đặc biệt, các tổ chức HNDCS ở Định Hóa đã tổ chức được 12 cuộc thamquan, học tập kinh nghiệm tại các huyện, tỉnh bạn; tổ chức được 22 cuộc thi tìmhiểu về XDNTM Hàng năm cán bộ làm công tác NTM của Hôi nông dân đềuđược tham gia các lớp tập huấn về NTM để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ Từ năm 2011-2015, tổ chức Hội nông dân cơ sở ở Định Hóa đã tổ chứcđược 14 lớp tập huấn về thực hiện Chương trình XDNTM cho cán bộ cơ sở

Trang 36

Hội; ngoài ra, các nội dung tập huấn NTM còn được lồng ghép với việc tậphuấn về thực hiện Chương trình 135, Luật hợp tác xã, tập huấn chuyển giaokhoa học kỹ thuật

Hoạt động tuyên truyền còn được thực hiện thông qua các cuộc vận động,các phong trào thi đua như “Định Hóa chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Họctập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình, làng văn hóa… Đặc biệt,cuộc vận động “Định Hóa chung sức xây dựng nông thôn mới” thực hiện theo Kếhoạch 137/KH-UBND, ngày 23/10/2013 của UBND Huyện về việc vận động lựclượng lao động của các cơ quan, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang, doanhnghiệp trên địa bàn… đã tuyên truyền sâu rộng trong toàn bộ hệ thống chính trị vànhân dân về thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới

Ban Chỉ đạo chương trình XDNTM Định Hóa khẳng định “nhận thứccủa cán bộ, đảng viên và nhân dân về XDNTM được nâng lên, người dânngày càng phát huy dân chủ trong XDNTM” [5, tr.8]

Hai là, vận động hội viên, nông dân tham gia xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đạt được những kết quả quan trọng

Quán triệt sâu sắc phương châm XDNTM, các tổ chức HNDCS ở ĐịnhHóa đã vận động hội viên, nông dân tham gia đóng góp ngày công, tiền, vậtliệu, hiến đất xây dựng các công trình đường giao thông liên thôn, liên xã,đường điện, kênh mương, trường học, trạm xá, nhà văn hoá thôn, bản phục

vu cho phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương

Trong 5 năm 2011-2015, toàn Huyện đã đầu tư cho nông nghiệp, nôngthôn khoảng 2.700 tỷ đồng Các tổ chức HNDCS ở Định Hóa đã vận độnghội viên, nông dân đóng góp được 122.9 tỷ đồng, hiến 644.000m2 đất, trên

6000 ngày công để làm mới và sửa chữa 138 km đường giao thông nôngthôn, cứng hóa được 271/434 km đường liên thôn (đạt 62%); 24/270 km

Trang 37

đường trục chính nội đồng (đạt 8,8%) Các công trình thủy lợi quan trọngcủa Huyện như hồ, đập, kênh mương từng bước được đầu tư, kiên cố hóa,phục vụ nước sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trên địa bàn; đầu tư xâydựng, sữa chữa, nâng cấp 95 công trình gồm các hồ, đập, kênh mương đầumối, kênh mương nội đồng, công trình cấp nước sinh hoạt, trạm bơm Đếnhết năm 2015, toàn Huyện kiên cố hóa được gần 300 km kênh mương (baogồm cả tuyến huyện, tuyến xã quản lý, trong đó tuyến kênh mương do xãquản lý kiên cố khoảng 214/530 km, đạt 40,4%), diện tích tưới chủ động đạttrên 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Đến nay, 23 xã của Huyện đã có 44/69 trường đạt chuẩn (tỷ lệ 64%)(thuộc bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của 23 xã thực hiện Chươngtrình XDNTM) Định Hóa đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cậpgiáo dục trung học cơ sở

Cơ sở vật chất về y tế được quan tâm đầu tư xây dựng Các Trạm y tế

xã đã được đầu tư xây dựng kiên cố, cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu khám,chữa bệnh của nhân dân; 100% các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; có 12/23 xãđạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020

Cơ sở vật chất văn hóa: 23/23 xã có nhà văn hóa xã cơ bản đáp ứng cáchoạt động sinh hoạt công đồng chung của xã, trong đó có 13 xã đạt chuẩn;345/412 nhà văn hóa thôn cơ bản đảm bảo cho các hoạt động văn hóa, trong

đó có 45 nhà văn hóa đạt chuẩn

Trụ sở làm việc của các cơ quan, ban ngành cấp xã được đầu tư xây dựng,

đã có 23/23 xã có trụ sở làm việc được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp, riêng năm

2015 có 02 xã được xây mới trụ sở và 01 xã được nâng cấp

Ba là, vận động, tổ chức hội viên, nông dân chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập đạt kết quả tích cực

Trang 38

Trong quá trình thực hiện để phù hợp với điều kiện địa phương, UBNDtỉnh đã ban hành Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 24/4/2014 ban hành Bộtiêu chí XDNTM tỉnh Thái Nguyên, theo bộ tiêu chí này đến nay rà soát 23 xãtrên địa bàn huyện Định Hóa, kết quả:

Sau 5 năm tổ chức thực hiện XDNTM, số tiêu chí đạt được bình quân/xãtăng 8,1 tiêu chí (Từ 2,5 tiêu chí/xã năm 2011, lên 10,6 tiêu chí/xã) Trong đó:

Nhóm 1, (đạt 19 tiêu chí) có 02/23 xã: đã được UBND tỉnh công nhận

xã đạt chuẩn NTM là Đồng Thịnh, Phượng Tiến

Nhóm 2, (đạt từ 15-18 tiêu chí) có 02/23 xã: Bảo Cường, Trung Hội Nhóm 3, (đạt 10-14 tiêu chí) có 06/23 xã: Phúc Chu, Bảo Linh, Kim

Sơn, Kim Phượng, Điềm Mặc, Sơn Phú

Nhóm 4, (đạt 8-9 tiêu chí) có 13/23 xã còn lại [5, tr 7].

Các tổ chức HNDCS ở Định Hóa đã cùng chính quyền, các banngành, đoàn thể có liên quan tập trung xây dựng và tổ chức triển khai thựchiện các đề án về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vàosản xuất; khuyến khích nhân dân đầu tư mua sắm máy móc, đẩy mạnh việc

cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch lúa, đến nay khâu làm đất và thuhoạch sản phẩm đã được cơ giới hóa khoảng 70% diện tích gieo trồng lúahàng năm; giá trị sản phẩm nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọtđạt 73 triệu đồng

Tổ chức, vận động hội viên, nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp

Nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới hình thức tổchức sản xuất, trong những năm qua các tổ chức HNDCS ở Định Hóa đã cùng

Trang 39

chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương thực hiện nhiều chính sách theocác Chương trình, dự án Hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàdịch vụ; thu hút, tập hợp, vận động hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi phù hợp với từng vùng, từng địa phương và có hiệu quả kinh tế cao

Tổ chức HNDCS đã vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xóađói giảm nghèo Xây dựng mô hình xoá đói, giảm nghèo bền vững ở vùngđồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa góp phần quan trọng vào thànhtựu xóa đói, giảm nghèo của Huyện Trong sản xuất nông, lâm nghiệp khuyếnkhích phát triển sản xuất tập trung theo mô hình gia trại, trang trại, tổ hợp tác.Kết quả, toàn Huyện có tổng số 20 hợp tác xã, 13 tổ hợp tác, 15 trang trại vàtrên 400 gia trại chăn nuôi, 10 làng nghề; thu nhập bình quân đầu người khuvực nông thôn tăng 10,2 triệu đồng/người/năm so với năm 2011 (năm 2011đạt 7,8 triệu đồng, năm 2015 đạt 18 triệu đồng)

Dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống phát triển khá, từng bước hìnhthành các ngành theo nhu cầu trong nông thôn, như: Dịch vụ vận tải, xây dựng,làm đất và thu hoạch sản phẩm, chế biến nông sản, thú y, dịch vụ phục vụ dukhách thăm quan khu Di tích lịch sử - danh thắng ATK Phú Đình góp phầnthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn

Tổ chức tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất và đời sống

Tổ chức HNDCS ở Định Hóa đã phối hợp cùng chính quyền, các banngành, đoàn thể địa phương tư vấn, hộ trợ hội viên, nông dân ứng dụng vàosản xuất, kinh doanh và đạt được những kết quả quan trọng Trình độ và tỷ

lệ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ của hội viên, nông dânngày càng tăng

Trong ngành trồng trọt, công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học vào sảnxuất luôn được quan tâm chỉ đạo Đối với cây lúa đã có bước tiến trong chuyển

Trang 40

dịch cơ cấu diện tích giống lúa lai, lúa thuần cao sản Riêng lúa lai vụ xuân 2015

đã đạt 28% diện tích gieo trồng Việc chỉ đạo ứng dụng quy trình sản xuất tiến

bộ, như, quy trình "03 giảm 03 tăng", phòng trừ bảo vệ dịch hại tổng hợp APM,phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI đã được nông dân tiếp thu ứng dụngtrong sản xuất, góp phần tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất, chất lượngnông sản: năm 2013 năng suất lúa bình quân đạt 53,2 tạ/ha, sản lượng 48.877tấn, đến năm 2014 năng suất lúa bình quân đạt 55,44 tạ/ha, sản lượng 54.145 tấn,năm 2015 đã đạt 57,33 tạ/ha Đối với cây chè, đã đạt được kết quả về tăng cơcấu giống chè lai, chè giống mới Đến nay, diện tích chè lai, chè giống mới đãđạt 1.113ha (chiếm 45%), việc sử dụng các chế phẩm phân bón sinh học, quytrình phòng trừ dịch hại trên cây chè theo phương pháp APM đã được ứng dụng

ở một số địa phương, năng suất chè tươi năm 2011, đạt bình quân 95 tạ/ha/năm,đến năm 2015 tăng lên 121 tạ/ha/năm, việc thu hoạch, chế biến, đóng gói tiêuthụ sản phẩm đã có tiến bộ, góp phần tăng giá trị và nâng cao hiệu quả sản xuất.Cây chè đã tạo thu nhập khá ổn định, trong 5 năm 2011 - 2015, toàn Huyện đãtrồng mới và trồng thay thế được 1.003 ha/300 ha ( vượt 703 ha so với Nghịquyết Đại hôi Đảng bộ Huyện đề ra), tập trung xây dựng một số cơ sở sản xuấtchè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Trong ngành chăn nuôi: Cán bộ, hội viên, nông dân đã đưa vào sản xuấtnhiều giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, như: Lợn hướng nạc; lợn náingoại, nái lai ngoại, gà mía, trâu lai Mura, bò lai Sin Bên cạnh đó, công tácquản lý thú y, quy trình kỹ thuật chăm sóc tiên tiến, thức ăn công nghiệp, mensinh học, cây thức ăn trong chăn nuôi cũng được quan tâm chỉ đạo và đưa vàothực hiện, nhiều hộ đã xây dựng được các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc,gia cầm với cơ sở vật chất và quy trình chăm sóc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

Ngày đăng: 01/10/2016, 23:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Chí Bảo (2010), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiếntrình đổi mới
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2010
2. Ban Chỉ đạo Đề án nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2008), Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ 1997 - 2007, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn thời kỳ 1997 - 2007
Tác giả: Ban Chỉ đạo Đề án nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2008
4. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Định Hóa (2011), Chương trình số 105/CTr-BCĐ, Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Định Hóa giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020, ngày 29 tháng 12 năm 2011, Định Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình số105/CTr-BCĐ, Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Định Hóa giaiđoạn 2011-2015, định hướng đến 2020, ngày 29 tháng 12 năm 2011
Tác giả: Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Định Hóa
Năm: 2011
5. Ban Chỉ đạo XDNTM huyện Định Hóa (2015), Báo cáo số 222/BC-BCĐ, Báo cáo Kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM 5 năm 2011 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, Định Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 222/BC-BCĐ, Báocáo Kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM 5 năm2011 - 2015; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020
Tác giả: Ban Chỉ đạo XDNTM huyện Định Hóa
Năm: 2015
6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Định Hóa (2013), Báo cáo số 104/BC-HU, Báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Định Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 104/BC-HU,Báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Định Hóa
Năm: 2013
7. Nguyễn Văn Bính (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươinăm đổi mới - Quá khứ và hiện tại
Tác giả: Nguyễn Văn Bính
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2007
14. Đảng bộ Huyện Định Hóa, Thái Nguyên (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Định Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đạibiểu Đảng bộ Huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020
Tác giả: Đảng bộ Huyện Định Hóa, Thái Nguyên
Năm: 2015
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1991
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trungg ương Đảng khóa VII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BanChấp hành Trungg ương Đảng khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1993
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb CTQG, Hà Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BanChấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2002
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấphành Trung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2008
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đảng về phát triển nông nghiệp, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng về phát triển nôngnghiệp
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2009
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2011
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấphành Trung ương khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2012
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2016
24. Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam (2009), Đề án số 01 ĐA/ĐĐHND, ngày 13/11/2009, Đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án số 01 ĐA/ĐĐHND, ngày13/11/2009, Đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân ViệtNam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựnggiai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Tác giả: Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2009
25. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trìnhđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
Tác giả: Hoàng Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2008
26. Chu Chí Hòa - chủ biên (2010), Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nôngthôn
Tác giả: Chu Chí Hòa - chủ biên
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2010
27. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Thông tin khoa học (2008), "Thực trạng nông thôn Việt Nam hiện nay", Tạp chí Những vấn đề chính trị, xã hội, số (24) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nông thôn Việt Nam hiện nay
Tác giả: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Thông tin khoa học
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w