Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam( giai đoạn 2010- 2020 (Trang 31 - 34)

2020.

1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

1.1. Định hướng phát triển công nghiệp.

Theo chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, định hướng tổng quát phát triển công nghiệp Việt Nam như sau:

Tập chung phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, có thị trường và giải quyết nhiều lao động như chế biến nông- lâm- thủy sản, thực phẩm gia công cơ khí, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng; kết hợp phát triển một cách có chọn lọc các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng như năng lượng, hóa chất, luyện kim,… để tăng khả năng tự chủ của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty mạnh phát triển hiệu quả và bền vững, đa sở hữu làm nòng cốt trong một số lĩnh vực then chốt.

Đồng thời, tập chung phát triển năng lực nghiên cứu thiết kế sản phẩm công nghiệp và chuyển mạnh sang các ngành công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao để tạo bước nhảy vọt về chất lượng phát triển, nâng cao năng suất lao động. Chuyển dịch và phát triển công nghiệp ở nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững.

Tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, sẵn sàng tham gia liên kết kinh tế dưới nhiều hình thức để đến năm 2020 công nghiệp Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của hệ thống công nghiệp và thế giới.

Phát triển khu công nghiệp lấy xuất khẩu làm mục tiêu và làm thước đo khả năng chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; thay thế dần xuất khẩu sản phẩm sơ cấp, có tính đến ‘ xuất khẩu sản xuất’. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam được thế giới nói tới như một quốc gia công nghiêp mới nổi, có một số ngành công nghiệp chế tạo mạnh, phát triển tầm cỡ, chiếm thị phần lớn trong khu vực và thế giới dựa trên năng lực cạnh tranh động của Việt Nam( cácngành Dệt may, Da giầy, Chế biến thực phẩm, Điện gia dụng, Điện tử, Phần mềm được coi là những ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh). Chính phủ có vai trò quan trọng

trong việc mời các tập đoàn công nghiệp lớn vào Việt Nam, gắn kết họ với Việt Nam và tạo sự lan tỏa, phát triển công nghiệp phụ trợ.

1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu.

Nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh: Dệt may, da giầy; Chế biến nông lâm thủy hải sản; Ngành công nghiệp thực phẩm; Ngành sản xuất, lắp ráp điện tử. Nhóm ngành này phát triển theo hướng “ tăng trưởng tập trung” và định hướng xuất khẩu.

Định hướng cho ngành dệt may, da giầy là nhằm phát triển nhanh công nghiệp phụ trợ, đẩy mạnh lại sự phân bổ sản xuất, sử dụng lao động tại chỗ ở nông thôn, chuyển xang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm là chủ yếu. Nguồn lực thực hiện được tiếp tục phát huy từ nguồn vốn tư nhân, khuyến khích đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua cổ phần doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa, và tiếp tục kêu gọi FDI.

Định hướng cho các ngành nông lâm thủy hải sản là nhằm xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu. Việt Nam có lợi thế về lao động, có những nông, lâm sản đặc vùng đã nổi tiểng trong nước và khu vực, hiện đang xây dựng thương hiệu riêng và có sức cạnh tranh lớn. Ngành đang tiếp tục kêu gọi nguồn lực từ khu vực tư nhân, thu hút FDI phát triển nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, phát triển kinh tế biển, chế biến gỗ, ván nhân tạo trên cơ sở trông rừng nguyên liệu, giấy xi măng, chế biến nước hoa quả xuất khẩu, nuôi trồng và chế biến dược liệu. Khuyến khích, ưu đãi cho các nhà đầu tư bỏ vốn phát triển vùng nguyên liệu.

Định hướng cho ngành sản xuất, lắp ráp điện tử là tiếp nhận chuyển giao công nghệ, từng bước vươn lên sản xuất linh kiện, phụ tùng, tiến tới sản xuất hoàn chỉnh một thiết bị vào năm 2020, đồng thời hình thành một số trung tâm nghiên cứu thiết kế chuyên ngành để tạo ra công nghệ trong nước và sản phẩm đặc trưng của Việt Nam. Hướng tập trung phát triển sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử chuyên dùng trong các lĩnh vực kinh tế và đời sống. Khu vực FDI, liên doanh, tư nhân giữ vai trò chính trong phát triển ngành. Phát triển công nghiệp điện tử trong các khu, cụm công nghiệp.

Nhóm các ngành công nghiệp cơ bản: Năng lượng; Luyện kim; Ngành hóa chất; Ngành khai thác,chế biến khoáng sản; Ngành sản xuất vật liệu xây dựng; Ngành cơ khí chế tạo, thiết bị điện. Đây là ngành sản xuất tư liệu sản xuất quang trọng, định hướng của các ngành này là Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Phát triển ngành luyện kim nhằm thay thế nhập khẩu đối với thép, phát triển kim loại màu cho xuất khẩu( đặc biệt là nhôm), tìm kiếm các đối tác chiến lược cho các dự án lớn, hợp tác liên chính phủ đối với các dự án luyện kim lớn.

Ngành điện tiến hành tái cấu trúc theo hướng thị trường hóa ngành điện. Phát triển nguồn để giảm thiểu nhập khẩu, tiết kiệm điện năng, xây dựng các dự án liên chính phủ về năng lượng.

Công nghiệp hóa chất định hướng sử dụng công nghệ hiện đại, khắc phục tình trạng nhập khẩu phân đạm, phát triển sản phẩm hóa chất công nghệ cao sau năm 2020.

Nhóm ngành công nghiệp khai thác tăng trưởng tập trung vào các mỏ có hàm lượng lớn, giá trị cao, tạo nguồn lực cho công nghiệp hóa, phát triển dầu khí ra nước ngoài, tập trung đầu tư vào Thạch Khê.

Ngành gia công cơ khí kết hợp chiến lược thay thế nhập khẩu và xuất khẩu, thực hiện tái cơ cấu theo hướng chuyên môn hóa cao, hợp tác hóa chặt chẽ, phát triển các sản phẩm cơ khí chất lượng cao bằng nguồn đầu tư nước ngoài.

Nhóm các ngành công nghiệp tiềm năng: Sản xuất chi tiết linh kiện điện tử, phần mềm; Hóa dược, mỹ phẩm; Sản xuất từ công nghệ mới; Thiết bị viễn thông, tin học.

Nhóm sản xuất chi tiết linh kiện điện tử, phần mềm tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển, ứng dụng công nghệ cao.

Ngành hóa dược, mỹ phẩm cơ cấu theo hướng hội nhập, phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ mới. Khai thác triệt để thế mạnh về lợi thế tài nguyên thiên nhiên. Khu vực dân doanh và nước ngoài hiện là chính. Khai thác tối đa nguồn lực trong nước. Kêu gọi đầu tư nước ngoài và vốn tư nhân.

Nhóm sản phẩm từ công nghệ mới hiện đang thiều nguồn nhân lực, do đó định hướng phát triển là đầu tư thỏa đáng từ nhà nước để phát triển nguồn lực, phát triển công nghệ sinh học phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, cho phát triển nông nghiệp…, đông thời tiếp cận công nghệ nano, công nghệ năng lượng cũng như công nghệ ứng dụng cao vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

Đến năm 2020 cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp chế biến từ 79,72% năm 2000 lên 82- 83% năm 2010 và 87- 88% năm 2020; ngược lại công nghiệp khai thác khoáng có tỷ trọng giảm từ 13,78% xuống còn 10- 11% và 5- 6%; công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước ít biến động, tỷ trọng giao động trong khoảng 6- 6,5 năm 2010 và tăng 6- 7% năm 2020.

Trong nhóm các ngành công nghiệp chế biến: công nghiệp thu hút nhiều lao động và hướng xuất khẩu như may mặc, da giầy; công nghiệp chế biến nông lâm hải sản sẽ phát triển nhanh trong giai đoạn 2011- 2020. Các ngành công nghiệp này sẽ dần chuyển sang khu vực

nông thôn. Ngược lại, các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghệ trung bình sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2010- 2020 như: điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí, hóa chất và các ngành sản xuất vật liệu mới, và sẽ tập trung ở các khu đô thị lớn trong cả nước.

Đến năm 2020, Việt Nam từng bước xây dựng được một số ngành công nghiệp nền tảng quan trọng với công nghệ tiên tiến như điện lực; khai thác và chế biến dầu khí; ngành luyện kim đen và luyện kim màu, một số ngành cơ khí như đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất các loại máy động lực, thiết bị điện, máy phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến cỡ vừa và nhỏ, các thiết bị nâng hạ, vận chuyển,…; điện tử và công nghệ thông tin, đặc biệt là phần mềm tin học đã có vị thế trên thế giới; ngành hóa chất, hóa dầu phát triển dựa trên lợi thế về tài nguyên dầu khí của đất nước, sản xuất phân bón và các loại hóa chất cơ bản… không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã cơ bản được hiện đại hóa, đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường nội địa và thế giới. Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp từ 85- 90% hàng xuất khẩu công nghiệp của cả nước.

Một phần của tài liệu Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam( giai đoạn 2010- 2020 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w