Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam( giai đoạn 2010- 2020 (Trang 28 - 31)

II. Thực trạng cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp

3. Đánh giá chung về thực trạng công nghiệp Việt Nam

Những năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước, ngành công nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng vượt qua khó khăn, dần đạt được những kết quả quan trọng. Những đổi mới trong chính sách phát triển công nghiệp đã đóng góp công chung của ngành công nghiệp.

Bước đầu, chúng ta đã đạt được thành tựu trong một số ngành công nghiệp như dệt may, giầy dép, điện tử, dầu khí, điện, than… Những ngành này đã đóng góp một phần đáng kể vào GDP, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam, tạo được hình ảnh ban đầu về hàng hóa của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Lao động Việt Nam cũng được đánh giá là có kỹ năng, cần cù chịu khó và có khả năng sáng tạo, đây chính là lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài.

Công nghiệp Việt Nam cũng đã phần nào phát huy được nguồn lực trong và ngoài nước. Trong nước, chúng ta đã tận dụng được lợi thế về mặt địa lý, nguồn lao động dồi dào và có kỹ năng, nguồn tai nguyên đa dạng, phong phú, đồng thời Việt Nam cũng huy động một nguồn vốn lớn từ dân sau khi Luật doanh nghiệp ban hành. Cùng với hội nhập và mở cửa, Việt Nam đã kêu gọi được nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao nhiều công nghệ từ các nước tiên tiến để phát triển công nghiệp nên GDP và xuất khẩu đã tăng trưởng với tốc độ cao…

Về quản lý nhà nước, Việt Nam có rất nhiều lỗ lực nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước thông qua việc xây dựng một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật,

phủ điện tử. Hệ thống quản lý với các nguồn lực tập trung cao tạo điều kiện thực hiện các dự án lớn cho phát triển hạ tầng công nghiệp và các ngành công nghiệp mũi nhọn. Các thể chế theo hướng thị trường đang được hoàn thiện để tham gia tích cực và chủ động hơn vào quá trình hội nhập.

3.1. Một số kết quả cụ thể:

Sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển, có sự tăng trưởng liên tục trong khoảng 17% và mở rộng thêm nhiều ngành nghề và lĩnh vực mới. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nằm trong khoảng 16- 17%. Đến năm 2007 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 570770,7 tỷ đồng.

Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yểu phục vụ sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu có mức tăng khá trong nhiều năm; thị trường trong nước được đáp ứng đầy đủ hơn, thị trường nước ngoài được mở rộng. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng hơn.

Tỷ trọng GDP trong công nghiệp đã có sự chuyển dịch tăng dần trong cơ cấu kinh tế, ngày càng đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng kinh tế. Năm 2003 tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong nền kinh tế là 38,48%, đến năm 2007 tăng lên 41,77% chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế. Công nghiệp đã thực sự trở thành động lực trong tăng trưởng kinh tế.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế cạnh tranh của từng ngành, từng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường. Trong giai đoạn 2003- 2007 đã có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, từ 82,89% năm 2003 lên 87,83% năm 2007. Theo đó là sự giảm tỷ trọng của các ngành công nghiệp khai thác từ 10,74% năm 2003 xuống còn 6,47% năm 2007; công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước giảm từ 6,37% năm 2003 còn 5,7% năm 2007. Năm 2007, tỷ trọng của 3 nhóm này lần lượt là 87,83%; 6,47%; 5,7%.

3.2. Một số hạn chế.

Chi phí sản xuất của Việt Nam vẫn còn cao, làm giảm sự cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu( như: dệt may, da giầy, sản phẩm thép và kim loại mầu, máy móc thiết bị cơ khí…) .

Việc đổi mới công nghệ và trình độ công nghệ của Việt Nam nhìn chung còn yếu. Trình độ công nghệ mới chỉ tập chung ở một số trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… và ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của đất nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.

Bộ máy quản lý của các doanh nghiệp nhà nước còn công kềnh, kém hiệu quả, lại yếu về năng lực quản trị hiện đại, thiếu sự chuẩn bị để đối phó với những thách thức trong quá trình hội nhập.

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước thành công trong việc thu hút FDI, nhưng phần lớn trong đó là tập trung vào các ngành công nghiệp có quy mô nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh, chưa tập trung được vào các ngành công nghiệp cơ bản.

Các ngành công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển mặc dù đã có chiến lược phát triên ngành công nghiệp phụ trợ. Điều này khiến các ngành công nghiệp của nước ta phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài, khiến giá trị gia tăng của công nghiệp tuy có tăng nhưng với tôc độ chậm.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam( giai đoạn 2010- 2020 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w