1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Bài tập quá trình học phần Kỹ năng giao tiếp CTU

27 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 510 KB

Nội dung

Nét văn hóa ứng xử trong bữa cơm gia đình Bữa cơm gia đình không chỉ là nơi gia đình tụ họp ăn uông mà còn chính là nơi thể hiện rõ nét văn hóa giao tiếp ứng xử của người Việt.. Mỗi bữa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

NHÓM LỚP: 12( KT022) GVHD: Nguyễn Thị Bích Phượng

CẦN THƠ, 2015

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

A KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM 5

I Chuẩn bị 5

Tuần 2 5

II Tiến hành thực hiện 5

1 Tuần 3 5

2 Tuần 4 5

3 Tuần 5 5

4 Tuần 6 và 7: Hoàn thành xong nội dung của BT nhóm 5

B BÀI THUYẾT TRÌNH: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG BỮA CƠM GIA ĐÌNH 6

I Giới thiệu 6

II Nét văn hóa ứng xử trong bữa cơm gia đình 6

1 Giai đoạn chuẩn bị bữa ăn 6

1.1 So đũa 6

1.2 Mời cơm 6

2 Giai đoạn ăn 7

3 Kết thúc bữa ăn 8

III Thực trạng hiện nay 8

IV Tầm quan trọng của bữa cơm gia đình 9

C KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: KỈ NĂNG GIAO TIẾP TRONG TÌNH BẠN CỦA SINH VIÊN K40 KHOA KINH TẾ - QTKD 11

I Giới thiệu 11

1 Tính cấp thiết của đề tài 11

2 Mục tiêu 12

3 Nhiệm vụ 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 12

II Kết quả nghiên cứu 12

1 Thực trạng văn hóa giao tiếp trong tình bạn của sinh viên K40 Khoa Kinh tế - QTKD 12

1.1 Văn hóa giao tiếp qua lớp từ xưng hô 12

1.2 Văn hóa giao tiếp qua thái độ ứng xử 14

1.2.1 Văn hóa chào hỏi: 14

1.2.2 Văn hóa khen 15

1.2.3 Văn hóa cảm ơn, xin lỗi 17

1.2.4 Văn hóa trật tự, lắng nghe 17

1.2.5 Văn hóa đúng giờ 18

1.2.6 Quan niệm về nói tục, chửi thề 19

1.2.7 Văn hóa xử lí tình huống 20

2 Giải pháp 22

2.1 Về phía nhà trường 22

2.2 Về phía gia đình 23

2.3 Về phía các nhân 23

2.4 Về phía xã hội 23

Trang 3

1 Kết luận 23

1.1 Văn hóa giao tiếp qua lớp từ xưng hô 23

1.2 Văn hóa giao tiếp qua thái độ ứng xử 24

1.2.1 Văn hóa chào hỏi 24

1.2.2 Văn hóa khen 24

1.2.3 Văn hóa cảm ơn, xin lỗi 25

1.2.4 Văn hóa trật tự, lắng nghe 25

1.2.5 Văn hóa đúng giờ 25

1.2.6 Quan niệm về nói tục, chửi thề 25

1.2.7 Văn hóa xử lý tình huống 25

2 Kiến nghị 25

D KỊCH BẢN 27

I Tình huống 1: Làm quen trong thư viện 27

1 Thành viên tham gia 27

2 Địa điểm: Nhà sách thiết bị giáo dục Trường Đại học Cần Thơ 27

3 Nội dung tình huống 27

II Tình huống 2: Học Nhóm 27

1 Thành viên tham gia 27

2 Địa điểm: Văn Phòng Đoàn Trường cũ 27

3 Nội dung tình huống 27

III Tình huống 3: Mất ví trên đường đi học 28

1 Thành viên tham gia 28

2 Địa điểm: Khoa Chính Trị, Trường Đại Học Cần Thơ 28

3 Nội dung tình huống: 28

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- K40: khóa 40

- QTKD: Quản trị kinh doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đề tài NCKH Văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại Học Tây Nguyên

sinh-vien-truong-dai-hoc-tay-nguyen/

http://truongthongtuan.com/truong-thong-tuan-de-tai-nckh-van-hoa-giao-tiep-cua-2 Chu Văn Đức,2005.Giáo trình Kỉ năng giao tiếp

3 Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trong học đường hiện nay

XU-CUA-SINH-VIEN-TRONG-HOC-DUONG-HIEN-NAY-92/

http://mtt.cntp.edu.vn/index.php/vi/news/Tin-tuc/THUC-TRANG-VAN-HOA-UNG-4 Quy tắc ứng xử trong mâm cơm người Việt

%2Farticleview

%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_cur=1&_EXT_ARTICLEVIEW_delta=20&_EXT_ARTICLEVIEW_keywords&_EXT_ARTICLEVIEW_advancedSearch=false&_EXT_ARTICLEVIEW_andOperator=true&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=16&_EXT_ARTICLEVIEW_searchArticleId&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_title&_EXT_ARTICLEVIEW_description&_EXT_ARTICLEVIEW_content&_EXT_ARTICLEVIEW_type&_EXT_ARTICLEVIEW_structureId&_EXT_ARTICLEVIEW_templateId&_EXT_ARTICLEVIEW_status=approved&_EXT_ARTICLEVIEW_orderByCol=display-

date&_EXT_ARTICLEVIEW_orderByType=desc&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId

=32524&_EXT_ARTICLEVIEW_i=27&_EXT_ARTICLEVIEW_curValue=0&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 1-1-1 Những cách xưng hô trong tình bạn 13

2 Bảng 1-1-2 Cách xưng hô đối với người bạn không thích 14

3 Bảng 1-2-1 Thái độ của sinh viên khi thấy một bạn vòng tay, cuối đầu

4 Bảng 1-2-2-1 Sự ngại ngùng của sinh viên khi khen/chê trực tiếp bạn

5 Bảng 1-2-2-2 Thái độ của sinh viên khi có bạn có khả năng thuyết

6 Bảng 1-2-3 Mức độ sử dụng lời cảm ơn và xin lỗi trong sinh viên 17

7 Bảng 1-2-4 Cách ứng xử của sinh viên khi Ban cán sự, ban chấp hành

8 Bảng 1-2-5 Mức độ trể hẹn của sinh viên với nhau 18

9 Bảng 1-2-6-1 Mức độ nói tục, chửi thề trong sinh viên Đại Học Cần

10 Bảng 1-2-6-2 Mức độ nói tục, chửi thề của bản thân sinh viên 20

11 Bảng 1-2-6-3 Mức độ nói tục, chửi thề của bản thân sinh viên, theo

13 Bảng 1-2-7-2 Cách ứng xử của sinh viên khi gặp người bạn mới quen 21

14 Bảng 1-2-7-3 Cách ứng xử của sinh viên trong cuộc nói chuyện căng

15 Bảng 1-2-7-4 Cách ứng xử của sinh viên khi thấy bạn mình bị ức hiếp 22

Trang 6

A KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM

I Chuẩn bị

Tuần 2: Cả nhóm lên ý tưởng cho những chủ đề của Bài tập nhóm và tiến hành phân

công nhiệm vụ cho các thành viên, nhóm được chia thành 3 đội:

- Đội 1 (Lan Vy, Quốc Nhiêu): phụ trách chính nội dung của bài thuyết trình

- Đội 2 (Kim Thoa, Huyền Trân, Thu Hương): phụ trách chính nội dung bài tập nghiên cứu

- Đội 3 (Ngộc Hân, Yến Ngọc): phụ trách chính nội dung quay video

II Tiến hành thực hiện

1 Tuần 3

- Đội 1: Hoàn thành nội dung của bài tập thuyết trình và tiến hành làm xong file trình chiếu

- Đội 2: Hoàn thành xong phiếu trưng cầu ý kiến

- Đội 3: Từ Đội 2 lên xong ý tưởng cho video

Sáng thứ 7, cả nhóm họp lại thống nhất các nội dung của từng đội đã hoàn thành, chỉnh sửa một số nội dung của bài thuyết trình, phát phiếu điều tra và chuẩn bị quay video

2 Tuần 4

- Đội 1: Chỉnh sửa xong bài thuyết trình, đưa cho cả nhóm xem lại,

- Đội 2: Thu thập và xử lí số liệu của phiếu điều tra

- Đội 3: Thứ 7 cả nhóm tập họp lại trường và tiến hành quay những video

3 Tuần 5

- Đội 2: Hoàn thành số liệu, tiến hành viết báo cáo

- Đội 3: Xử lí video đã quay

4 Tuần 6 và 7: Hoàn thành xong nội dung của BT nhóm

B BÀI THUYẾT TRÌNH: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG BỮA CƠM GIA ĐÌNH

I Giới thiệu

Trang 7

Bữa cơm gia đình có vị trí đặc biệt trong văn hóa của người Việt Nam Bên cạnh ý nghĩa như thời điểm để gia đình quây quần, đoàn tụ thì bữa cơm còn thể hiện văn hóa và giáo dục của gia đình ấy

Mỗi bữa cơm, ông bà, cha mẹ lại chỉ bảo cho chúng ta phải ăn uống như thế nào, xử sự ra sao Và rồi chúng ta thừa hưởng nền giáo dục ấy Sau đó, chúng ta lại chỉdẫn cho con cái và những thế hệ kế tiếp một văn hóa ăn uống đã tích tụ, thừa hưởng qua nhiều thế hệ

II Nét văn hóa ứng xử trong bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình không chỉ là nơi gia đình tụ họp ăn uông mà còn chính là nơi thể hiện rõ nét văn hóa giao tiếp ứng xử của người Việt

Trong bữa ăn của người Kinh có rất nhiều quy tắc, tập trung trong 3 giai đoạn:

1 Giai đoạn chuẩn bị bữa ăn

Cách dọn bàn ăn và sắp xếp các món cũng có những quy tắc riêng

1.1 So đũa

Việc chuẩn bị bữa cơm qua việc “so đũa” thường do trẻ em đảm nhận So đũa

là hoạt động tìm những cặp đũa có cùng chiều cao, kích cỡ, hình dáng rồi chia cho từng người trước khi ăn cơm

Trước đây đũa trong gia đình bình dân thường do người trong nhà tự làm lấy Bởi thế mà đũa không được đều Trong khi đó, người Việt rất kiêng kỵ “đôi đũa lệch” Đũa lệch là biểu tượng của sự không hài hòa, cân đối, không may mắn Vì thế mà nảy sinh ra việc “so đũa” Lâu dần so đũa là một nét văn hóa Khi đời sống kinh tế khá giả hơn, đũa có đều đặn thì việc so đũa cũng không thể bỏ qua

1.2 Mời cơm

Một quy tắc nữa không thể không có đối với bữa cơm người Việt chính là “mời cơm” Mời cơm là minh chứng rõ nét cho tinh thần trọng người cao tuổi, cho nguyên tắc ứng xử theo tôn ti, trật tự của người Việt Trong mâm cơm, người trẻ sẽ mời người già, người có địa vị thấp mời người có địa vị cao Địa vị ở đây thường là địa vị trong gia đình, dòng họ Người cao tuổi nhất hoặc có địa vị thấp nhất thì không cần mời bất

cứ ai khác trong mâm cơm

2 Giai đoạn ăn

Trước khi ăn cơm, bao giờ người Việt cũng chờ đầy đủ người trong gia đình ngồi vào mâm rồi mới bắt đầu “động đũa”

Trang 8

“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” Vị trí “đầu nồi”, tức ngồi gần nồi cơm, tô cơm, chịu trách nhiệm “xới cơm” phải là người phụ nữ có vai vế thấp nhất, thường là người con gái ít tuổi nhất Không phải ngẫu nhiên mà có sự sắp xếp như vậy Người ngồi đầu nồi sẽ phải học và biết quan tâm tới những người xung quanh, biết ai đang chuẩn bị hết cơm để xới, biết cân đo đong đếm sao cho trong bữa cơm ai cũng được

no, biết ai cần ăn cơm mềm, ai có thể ăn phần cháy người đầu nồi phải biết xới cơm vơi đầy thế nào cho ai cũng được 2 lần xới cơm trở lên Thậm chí, trong trường hợp thiếu cơm, người đầu nồi phải ăn ít đi hoặc nhận ăn phần cháy

Ngoài ra, phải biết “Học ăn, học nói, học gói, học mở” có ý muốn nói ăn uống cũng cần phải học Chính vì vậy mà cách ăn cũng được xem là nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Mỗi bữa cơm gia đình không chỉ để ăn cho no mà để mọi người trong gia đình hiểu nhau hơn, là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình Trong bữa cơm mọi người không chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau mà thông qua đó biết bao bài học quý giá được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu Đó không chỉ là bài học về văn hóa ăn uống mà còn cả những bài học về văn hóa ứng xử và biết bao bài học về đạo lý làm người

Trẻ em phải biết nhường nhịn, có miếng gì ngon cần chú ý để phần cho người khác, không dành lấy ăn hết Đó là cách giáo dục cụ thể, thiết thực, đời thường, về ý thức san sẻ vui thú hay khổ đau giữa anh em trong gia đình rồi sau toả rộng ra ngoài xãhội, cộng đồng

Trong bữa ăn gia đình Việt Nam, người già và trẻ em thường được đặc biệt quan tâm Khi xới bát cơm mời bố mẹ già, người con dâu trong nhà thường chọn phần cơm mềm, dẻo, không bao giờ cho miếng cháy vào bát các cụ

Trong bữa ăn gia đình, người Việt rất tôn trọng nhau và thể hiện một không khí hoà đồng Mọi người cùng ngồi xếp chân bằng tròn quanh chiếc mâm tròn và cùng gắpchung các thức ăn có trong mâm, chấm chung một bát nước chấm Ở đây không có sự phân biệt giữa các thành viên trong gia đình Khi có người khách được mời tham dự vào bữa cơm trong gia đình, thì người khách bao giờ cũng được mời ngồi ở vị trí ưu tiên và chủ nhà hết sức ân cần chăm sóc khách

Trong khi ăn ở gia đình, người Việt có thể nói chuyện thân mật, chuyện nhà chuyện cửa chuyện làng xóm… nhưng tối kỵ nhất là nói những chuyện căng thẳng châm chọc nhau hoặc đang bữa ăn lại bất ngờ giao việc cho người đang ăn phải bỏ mâm “Trời đánh còn tránh miếng ăn”

Trang 9

Trong một số gia đình phong kiến đôi khi vẫn tồn tại dai dẳng một lối ứng xử

ăn uống không bình đẳng cần loại trừ Đó là lối sử xử trọng nam khinh nữ, lề thói gia trưởng nặng nề

Phụ nữ trong gia đình bị xem thường, mọi đặc quyền chỉ giành cho người đàn ông có vị trí cao nhất trong nhà Trong một bữa ăn gia đình được chia làm hai mâm Người chồng và cũng là chủ nhà ngồi ngất ngưởng trên phản cao giữa nhà với mâm cơm thức ăn đầy bên chai rượu Con cái và người vợ thì chui vào xó bếp rải chiếu ráchtrên nền đất ăn vét những thức ăn thừa và luôn luôn chờ những tiếng quát

3 Kết thúc bữa ăn

Thường thì những người phụ nữ trong gia đình cùng nhau dọn bàn ăn và rửa chén Việc làm cùng nhau đó thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ công việc giữa các thành viên trong gia đình

III Thực trạng hiện nay

Một bữa cơm tối hay cuối tuần của gia đình có mọi thành viên luôn luôn mang lại cho con người trong gia đình ấy những nguồn cảm xúc và yêu thương bất tận từ những câu chuyện của mỗi thành viên thông qua bữa cơm đó Nó gắn kết các thành viên, nó tạo dựng một không khí yêu thương, nó tái hiện quá khứ của những người thân yêu trong gia đình đã khuất hoặc ở xa Nhưng quả thực, những bữa cơm như thế

đã vơi đi rất nhiều trong đời sống hiện đại này

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay con người trở nên bận rộn, người phụ

nữ hiện đại trở nên nặng nề với đủ mọi lo toan trong cả “đối nội” lẫn “đối ngoại” không thua kém gì so với nam giới Thời gian người phụ nữ có mặt ở nhà ngày càng ít dần đi khiến mọi người đều cảm thấy dường như ăn cơm ngoài là tốt nhất

Người ta thường chọn cách ăn tiện lợi như: ăn ở nhà hàng,ở các tiệm hay thức ăn nhanh mà không còn chú tâm đến các bữa cơm gia đình nữa Đó có lẽ cũng là một trong những nguyên do làm cho tình cảm trong gia đình bị rạn nứt Nhiều gia đình tan

vỡ cũng bắt nguồn từ những biến đổi đột biến hay từ từ mà khởi nguồn là sự tan vỡ trong những bữa ăn gia đình

Thế nhưng, phần lớn trong tiềm thức của mỗi người dân Việt, khung cảnh mâm cơm gia đình vẫn là nét đẹp không thể thiếu Bởi vậy, vào các dịp lễ, tết, giỗ, rằm…mọi thành viên đều sum họp lại với nhau quây quần bên mâm cơm gia đình

IV Tầm quan trọng của bữa cơm gia đình

Trang 10

Hạnh phúc gia đình được xây dựng đơn gián như vậy đó! Nhưng để có được hạnh phúc đơn giản ấy, thì người chủ gia đình, đặc biệt người phụ nữ, cần chăm lo chobữa ăn có ý nghĩa thật sự.

Đối với người già, việc duy trì bữa ăn gia đình là một việc hết sức quan trọng Những người già trước đây sống ở môi trường nông thôn, công cuộc đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay Họ coi việc bữa ăn có mặt đầy đủ các thành viên là việc bình thường Cho nên khi phải ngồi ăn một mình,họ tỏ ra bảo thủ khiến nhiều gia đình phải chịu cảnh chỉ vì thiếu một thành viên mà cả nhà phải nhịn đói chờ cơm.Còn đối với người trẻ, có khá nhiều người cho rằng nên tìm cách thích nghi với đời sống công nghiệp hóa hiện nay Ví dụ như ăn bên ngoài hoặc mỗi tuần chỉ nên nấu ăn tại nhà một lần Bữa ăn bên ngoài gia đình cũng có thể củng cố thêm tình cảm đồng nghiệp, tạo thuận lợi cho công việc

Tổ chức tốt bữa ăn thường ngày trong gia đình không chỉ là cung cấp năng lượng vật chất cần thiết cho sự sinh tồn của các thành viên, bồi dưỡng sức khoẻ cho họ

mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lý, tình cảm sâu sắc Đó là sự quan tâm đến tâm trạng vui buồn của mỗi cá nhân, là vun đắp những mối quan hệ tình cảm ấm

áp giữa các thành viên Đó cũng chính là hạnh phúc gia đình đơn sơ, mộc mạc những lại đáng quý biết bao!

Đối với mỗi người Việt Nam, gia đình vô cùng quan trọng Gia đình là nơi hun đúc những giá trị truyền thống hình thành nên con người Vì vậy, có thể coi bữa cơm

là một biểu tượng cho văn hoá Việt Nam Thông qua mỗi bữa cơm giúp mọi thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn chia sẻ được mọi điều và gắn kết mọi người lại với nhau Bữa cơm gia đình là một giá trị trong bản sắc Văn hoá Việt Nam

Trang 11

C KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: KỈ NĂNG GIAO TIẾP TRONG TÌNH BẠN CỦA SINH VIÊN K40 KHOA KINH TẾ - QTKD

I Giới thiệu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giao tiếp là một trong những đặc trưng quan trọng nhất trong hành vi của con người Nó không chỉ là điều kiện quan trọng của sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người đạt được năng suất, chất lượng và hiệu

quả trong mọi lĩnh vực Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ

giữa con người với con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

Văn hóa giao tiếp là nói đến vẻ đẹp trong giao tiếp của con người với con ngườitrong xã hội, thể hiện được hệ thống giá trị, những chuẩn mực được xã hội thừa nhận

và được biểu hiện cụ thể qua văn hóa ứng xử, trong thái độ hành vi, cách nói năng,…của con người với con người trong xã hội Khi bước vào môi trường đại học, sinh viên

đã bước vào tuổi trưởng thành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.Trong môi trường đại học sinh viên được thừa nhận là người có học ý thức, có trình độvăn hóa cao Đối tượng giao tiếp thường xuyên là người có tri thức như thầy cô, cán

bộ nhà trường và các sinh viên trong trường Họ là chủ nhân tương lai của đất nước ,

họ phải là những tấm gương mẫu mực về văn hóa giao tiếp Vì vậy, vấn đề văn hóa giao tiếp cho sinh viên cần được coi trọng Tuy nhiên, do sự phát triển không ngừng của xã hội, sinh viên chúng ta là những người còn khá non trẻ trong tư tưởng và nhận thức, rất nhạy cảm – dễ tiếp nhận cái mới, trong đó có những yếu tố tiêu cực

Đại học Cần Thơ là một môi trường rộng lớn, đào tạo đa ngành đa nghề, số lượng sinh viên lại động và đến từ nhiều vùng miền khác nhau Do đó sinh viên có nhiều đặc điểm văn hóa khác nhau tạo thành một môi trường giao tiếp đa dạng cần nghiên cứu Sinh viên lại là những công dân còn quá non trẻ, vậy khi những công dân trẻ đó được tụ họp về đây, thì văn hóa giao tiếp của sinh viên đối với nhau có non trẻ như tuổi tác của họ không? Nhận ra điều đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu Kỹ năng giao tiếp trong tình bạn của sinh viên với sinh viên trong trường Đại học Cần Thơ nói chung và sinh viên khóa 40 khoa Kinh tế - QTKD nói riêng

2 Mục tiêu

Nhằm khảo sát văn hóa giao tiếp trong tình bạn của sinh viên khóa 40 khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ qua lớp từ xưng hô và thái độ ứng xử, từ đó

Trang 12

thấy được thực trạng văn hóa giao tiếp của đối tượng này Đồng thời có những kiến nghị đề xuất giúp sinh viên sử dụng lớp từ xưng hô cũng như thái độ ứng xử giao tiếp đạt hiệu quả tốt hơn.

3 Nhiệm vụ

- Khảo sát văn hóa giao tiếp trong tình bạn của sinh viên với sinh viên khòa 40 khoa Kinh tế - QTKD qua lớp từ xưng hô và thái độ ứng xử

- Đánh giá thực trạng nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp và rút ra kết luận

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa giao tiếp trong tình bạn (qua lớp từ xưng

hô và thái độ ứng xử) của sinh viên K40 khoa Kinh tế - QTKD bằng hình thức phát phiếu điều tra tại trường

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra, phát phiếu điều tra trực tiếp chosinh viên tại lớp Sau đó thu lại phiếu sau khi sinh viên trả lời xong

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi tiến hành phân tích, giải thích các câu hỏi trong tình huống

II Kết quả nghiên cứu

1 Thực trạng văn hóa giao tiếp trong tình bạn của sinh viên K40 Khoa Kinh tế - QTKD

1.1 Văn hóa giao tiếp qua lớp từ xưng hô

Từ xưng hô là các từ dùng để tự xưng mình và gọi người khác Khác với tiếng Anh chỉ có I và You, tiếng Pháp là Toa và Moa thì trong Tiếng Việt lớp từ này vô cùng phong phú và đa dạng Việc sử dụng nó thế nào để thể hiện là người có văn hóa giao tiếp cũng không hề đơn giản Văn hóa giao tiếp được thể hiện trong việc sử dụng

từ xưng hô lịch sự, đúng vai giao tiếp, lể phép đúng mực khéo léo, khiêm nhường, đúng hoàn cảnh nói năng, đúng mối quan hệ thân sơ giữa người nói và người đối thoại

Từ ngữ xưng hô phụ thuộc vào vai giao tiếp hoàn cảnh giao tiếp

Qua việc điều tra để tìm hiểu lớp từ này trong giao tiếp giữa sinh viên với sinh viên chúng tôi có bảng số liệu như sau:

Bảng 1-1-1 Những cách xưng hô trong tình bạn

Mối quan hệ

Mức độ (%)Thường Thỉnh thoảng Không bao giờ

Trang 13

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng: Ở mức độ “Thường xuyên” cặp từ xưng hô

“tao – mày” là cao nhất chiếm 58.6%, tiếp đó là cặp từ “tôi – ông/bà” chiếm 43.1% và cặp từ được sử dụng ít nhất là “honey, cưng” chiếm 3.4%; Ở mức độ “Thỉnh thoảng” cặp từ xưng hô được sử dụng nhiều nhất là “bạn – mình” chiếm 62%, tiếp đó là xưng

hô bằng tên chiếm 60.3% và cặp từ được sử dụng ít nhất là “ta – mi” chiếm 17.2%; Ở mức độ “Không bao giờ” cặp từ xưng hô “ta – mi” là cao nhất chiếm 77.6%, tiếp theo

là cách xưng hô “honey, cưng” chiếm 74.2% và cặp từ “tôi – bạn” là được sử dụng ít nhất Nhìn chung các cặp từ xưng hô chuyên dụng được sử dụng nhiều hơn như “tôi - bạn”, “bạn – mình”, “tôi – ông/bà”, “xưng tên”, “tao – mày”, “chức vụ”

Về từ xưng hô, chúng tôi còn tiến hành điều tra trên phương diện mặt trái của các mối quan hệ, đó là những danh từ mà sinh viên sử dụng để gọi những người mà

họ không thích Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1-1-2 Cách xưng hô đối với người bạn không thích

Ngày đăng: 29/09/2016, 12:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w