Vì thế không có nền kinh tế nào chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước, chỉ là mức độ và phạm vi ảnh hưởng có sự khác nhau giữa các quốc gia.. Thực t
Trang 11 ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau, đó là các hình thái: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu
nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Mỗi hình thái kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có tính hợp lý riêng của nó, vì vậy nó đem lại được nhiều thành công vượt trội, song nó cũng chưa thật được hoàn thiện cũng như chưa có một hình thái kinh tế nào có một cơ chế quản lý, điều hành kinh
tế một cách phù hợp nhất
Chúng ta hiện đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của nền kinh tế thị trường Vì thế không có nền kinh tế nào chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước, chỉ là mức độ và phạm vi ảnh hưởng có sự khác nhau giữa các quốc gia Bởi bên cạnh những mặt tích cực của kinh tế thị trường đem lại như: năng suất lao động tăng nhanh, công nghệ sản xuất không ngừng được cải tiến, hàng hoá sản xuất ra có chất lượng cao hơn trước, thu nhập quốc dân tăng thì cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết như: lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng, tệ nạn xã hội, Thực tế đã cho thấy, khi để nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường không có sự quản lý của Nhà nước thì nền kinh tế đó không những không đạt được những mục tiêu kinh tế đã đề ra mà còn khiến nó bị đẩy lùi, điển hình là cuộc khủng hoảng 1929-1933 Song nếu có sự can thiệp của Nhà nước và có chiến lược đúng đắn thì nó lại là động cơ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
Do đó cần có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế để đảm bảo nền kinh
tế có sự phát triển hiệu quả, công bằng và ổn định Để hiểu rõ hơn về cơ chế tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, em
Trang 2quyết định chọn đề tài: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường để
nghiên cứu Mặc dù có sự hướng dẫn tận tình của thầy cùng với sự cố gắng của cá nhân nhưng do lượng kiến thức còn hạn chế nên khó tránh sai sót, mong thầy có thể góp ý để em hoàn thiện bài luận cá nhân của mình được tốt hơn
2 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Nhà nước
Nhà nước là gì? Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một
bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp thống trị trong xã hội
Đặc trưng của Nhà nước:
- Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế và quản lý những công việc chung của xã hội
- Nhà nước thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với công dân
- Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc
Vai trò kinh tế của nhà nước:
- Thiết lập khuôn khổ pháp luật
- Sửa chữa những khuyết tật của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả
- Đảm bảo sự công bằng xã hội (thuế, phúc lợi,…)
- Ổn định kinh tế vĩ mô (ổn định tổng cung, tổng cầu, việc làm, tiền tệ,…)
2.2 Kinh tế thị trường (KTTT)
KTTT là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, là một hình thức tổ chức sản xuất xã hội hiệu quả nhất, phù hợp nhất với trình độ phát triển của xã hội
Đặc điểm chính của KTTT:
Trang 3- Các chủ thể kinh tế có tính tự chủ cao Mỗi chủ thể kinh tế là một thành phần của nền kinh tế có quan hệ độc lập với nhau, mỗi chủ thể tự quyết định lấy hoạt động của mình
- Tính phong phú của hàng hóa Do các chủ thể kinh tế đều tự quyết định lấy hoạt động của mình nên bất cứ hàng hoá nào có nhu cầu thì sẽ có người sản xuất Mà nhu cầu của con người thì vô cùng phong phú, điều này tạo nên sự phong phú của hàng hoá trong nền KTTT
- Cạnh tranh là tất yếu trong KTTT Hàng hoá nào có nhu cầu lớn thì sẽ có nhiều người sản xuất Khi có quá nhiều người cùng sản xuất một mặt hàng thì sự cạnh tranh là tất yếu
- KTTT là một hệ thống kinh tế mở, trong đó có sự giao lưu rộng rãi không chỉ trong thị trường một nước mà giữa các thị trường với nhau
- Giá cả hình thành ngay trên thị trường Không một chủ thể kinh tế nào quyết định được giá cả Giá của một mặt hàng được quyết định bởi cung và cầu của thị trường Nền KTTT có thể tự hoạt động được là nhờ vào sự điều tiết của cơ chế thị trường Đó là các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh…tác động, phối hợp hoạt động của toàn bộ thị trường thành một hệ thống thống nhất
2.3 Ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường
2.3.1 Ưu điểm
KTTT thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất Người tiêu dùng được thoả mãn nhu cầu cũng như đáp ứng được đầy đủ mọi chủng loại hàng hoá và dịch vụ
Trang 4Phân công lao động ngày càng cao Mở rộng quan hệ nhiều loại thị trường từ thị trường địa phương, thị trường dân tộc và khu vực, thi trường quốc tế
Tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, các nước đang phát triển có cơ hội được tiếp xúc được chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ quản
lý từ các nước phát triển để thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nước mình
2.3.2 Nhược điểm
KTTT phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, lúc đó vai trò của kinh tế nhà nước bị giảm sút và chịu sức ép mạnh mẽ tư các thành phần kinh tế khác
Trong nền KTTT có sự cạnh trạnh gay gắt giữa các nhà sản xuất, các nhà phân phối dẫn đến thất nghiệp tăng cao, phúc lợi xã hội bị giảm sút
Nền KTTT do các nhà sản xuất hàng hoá dịch vụ chạy theo lợi nhuận gây ra hậu quả về môi trường sinh thái làm giảm tốc độ tăng trưởng bền vững của quốc gia Song song đó là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội
3 PHÂN TÍCH
3.1 Sự ra đời của nhà nước là một tất yếu, khách quan
Trong sự phát triển của xã hội loài người đã từng có giai đoạn không có sự tồn tại của nhà nước Đó là giai đoạn xã hội nguyên thủy, con người sống và lao động cùng nhau để cùng thụ hưởng thành quả lao động Sống trong tập thể, họ ứng xử với nhau theo nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy là cộng đồng, công bằng và bình đẳng Họ phải làm chung, ăn chung và ở chung với nhau, bởi ở thời kỳ này trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, thức ăn họ kiếm được không nhiều
Trang 5cũng không đều đặn, bắt buộc họ phải cùng hợp tác để kiếm sống Xã hội không có của cải dư thừa, mọi thứ phải được chia đều và không có sự riêng biệt Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không có sự phân biệt người giàu, người nghèo, không có sự phân chia giai cấp hay đấu tranh giai cấp Nền kinh
tế bấy giờ hoàn toàn là nền kinh tế tự nhiên và mang tính chất tự cấp, tự túc
Sản xuất phát triển, của cải dư thừa là căn cơ dẫn đến sự phân hóa xã hội Một
số người đã lợi dụng địa vị trong cộng đồng của mình để chiếm đoạt tài sản chung của xã hội và biến chúng thành tài sản cá nhân Chính vì lý do đó mà chế độ tư hữu xuất hiện, nó làm phá vỡ các mối quan hệ cộng đồng và nguyên tắc vàng của xã hội cũng không còn tồn tại Chế độ tư hữu càng phát triển thì sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, từ đó hình thành nên hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Giai cấp mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống trong thị tộc, chế độ thị tộc cũng không còn trụ vững được nữa và diệt vong là đều tất yếu
Khi một tổ chức diệt vong thì đòi hỏi phải có một tổ chức mới hình thành, có
đủ khả năng giải quyết được các mâu thuẫn xã hội đã tồn tại và duy trì xã hội tồn tại trong một trật tự nhất định sao cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Tổ chức đó chính là nhà nước Vì vậy, nhà nước xuất hiện như là một tất yếu, khách quan của xã hội Đồng thời, nhà nước cũng chính là công cụ để bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị
3.2 Vai trò của nhà nước qua các thời kì phát triển của xã hội
Chúng ta có thể thấy rằng: nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp Trong lịch sử phát triển của xã hội, các nhà nước đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để nắm giữ nền kinh tế nhằm phục vụ chức năng quản lý của mình Tuy nhiên không phải nhà nước nào cũng nắm giữ nền kinh tế vì lợi ích cá nhân, mà
Trang 6trong một số trường hợp nó còn phục vụ lợi ích chung cho nhiều tầng lớp khác trong xã hội
Ở chế độ Chiếm hữu nô lệ, Nhà nước chủ nô (kiểu nhà nước đầu tiên của lịch sử) đã dùng quyền lực chính trị của mình để đàn áp và thống trị nô lệ Họ can thiệp vào quá trình phân phối của cải vật chất xã hội và lợi dụng cái mác phân phối ấy để chiếm đoạt số của cải đó cho riêng mình bằng bạo lực
Đến chế độ Phong kiến, nhà nước Phong kiến không chỉ can thiệp vào quá trình phân phối của cải mà còn đứng ta tập hợp lực lượng lao động xây dựng kết cấu
hạ tầng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, khuyến khích lưu thông buôn bán Đồng thời đề ra nhiều chính sách ruộng đất phù hợp vớii từng giai đoạn; song không phải chích sách nào cũng là phù hợp, có chính sách mang lại lợi ích cho toàn xã hội, có chính sách lại mang đậm tính cá nhân của một cá nhân hay tầng lớp
Bước sang những năm đầu của chế độ Tư bản chủ nghĩa (TBCN), chúng ta thấy được sự phát triển vũ bão của chủ nghĩa trọng thương ở châu Âu, họ đề cao vai trò của nhà nước Bởi quá trình tích lũy tư bản ở đây được thực hiện trong một nền kinh tế phát triển, đòi hỏi giai cấp tư sản cần có sự giúp đỡ của nhà nước để quá trình tích lũy tư bản được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Đối với chính sách tiền tệ, nhà nước không cho tiền trong nước đi ra ngoài, đồng thời bắt buộc các thương nhân không được phép mang tiền ra khỏi quốc gia Đối với chính sách ngoại thương, họ dùng hàng rào thuế quan để kìm hãm sự phát triển của thương mại tự do, đánh thuế cao hàng nhập khẩu và đánh thuế thấp vào hàng xuất khẩu Nhờ các chính sách đó mà các nước tư bản đã tích lũy được một lượng tiền tệ
và của cải đáng kể cho quốc gia
Trang 7Đến đầu thế kỷ VIII, các nhà tư sản bắt đầu tập trung vào phát triển sản xuất,
họ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất; nhờ vậy mà nền kinh tế ở đây phát triển nhanh như diều gặp gió Chính vì sự phát triển nhanh chóng đó mà tự do cạnh tranh trở thành đòi hỏi cấp thiết lúc bấy giờ Hàng loạt các nhà kinh tế học cổ điển đã lên tiếng ủng hộ quan điểm này Tiêu biểu là A.Smith (cha đẻ của kinh tế học TBCN) đã đưa ra các lập luận ủng hộ tự do thương mại như thuyết “bàn tay vô hình”, Ông tán thành việc loại bỏ hầu hết các loại thế quan, thậm chí có đoạn ông viết với sự thông cảm dành cho buôn lậu A Smith chỉ trích mạnh mẽ các chính sách của châu Âu thế kỷ VIII khi người lao động phải có được
sự cho phép của chính phủ để di chuyển từ thị trấn này đến thị trấn nọ, thậm chí trong một địa hạt Ông cũng phản đối gay gắt các nổ lực của nhà nước trong việc điều chỉnh và tăng mức lương nhân tạo Ông viết “bất kỳ khi nào luật pháp cố gắng điều chỉnh lương của người lao động thì nó thường được điều chỉnh giảm xuống hơn là điều chỉnh tăng lên” Như mọi công dân khác, ông mong muốn có được mức lương cao, nhưng ông muốn nó phải đến thông qua sự vận động tự nhiên của thị trường lao động, chứ không phải từ các sắc lệnh của chính phủ Ông cho rằng, nhà nước chỉ nên thực hiện chức năng nguyên thủy của mình là lập pháp, hành pháp, bảo vệ an ninh quốc gia và không nên can thiệp vào nền kinh tế Theo ông, việc tổ chức nền kinh tế hàng hóa cần phải thực hiện theo nguyên tắc tự do Quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật khách quan của tự nhiên chi phối, thị trường vận động theo quan hệ cung cầu và sự biến đổi của giá cả Có nghĩa là, bàn tay vô hình sẽ tự điều chỉnh một cách linh hoạt theo quy luật khách quan của thị trường mà không cần sự can thiệp của nhà nước Việc đề cao “bàn tay vô hình” và xem nhẹ “bàn tay nhà nước” đã được thực hiện ở các nước TBCN trong giai đoạn tự
Trang 8do cạnh tranh cũng đã đem lại sự tăng trưởng nhất định cho nền kinh tế Tuy nhiên, thị trường tự do không có sự can thiệp của nhà nước này ngày càng lộ rõ những khuyết điểm như: cạnh tranh độc quyền, ô nhiễm môi trường, hoạt động kinh tế chồng chéo và đặc biệt hơn hết là cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu (1929-1933) Điều này đã chứng minh “bàn tay vô hình” không thể đảm bảo cho những nền kinh tế thị trường phát triển một cách ổn định Mặt khác, khi trình độ phát triển của xã hội ngày càng cao thì đòi hỏi bức bách lúc bấy giờ là sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khi tình trạng khủng hoảng kinh tế cứ xảy
ra liên tục thì quan điểm “bàn tay nhà nước” của Keyness ra đời Lý thuyết của Kyness là lý thuyết trọng cầu, ông đề cao vai trò của tiêu dùng trong việc trao đổi
và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu mà các nhà kinh tế học cần giải quyết Ông cho rằng đẩy mạnh sản xuất sẽ làm cho thu nhập tăng lên, đồng thời làm tăng tiêu dùng Song, xu hướng tiêu dùng luôn có giới hạn, do đó mức độ tăng trưởng của nó chậm hơn thu nhập dẫn đến cầu giảm xuống Cầu tiêu dùng giảm khiến cho giá cả hàng hóa giảm theo, các doanh nghiệp không kiếm được lợi khi tiếp tục đầu tư, do đó các doanh nghiệp sẽ ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh Điều này làm cho nền kinh
tế bị trì trệ, khủng hoảng và suy thoái Đồng thời kéo theo đó là những khuyết tật xã hội vô cùng nguy hiểm như lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, Theo ông, để hạn chế và ngăn chặn điều này thì cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế Bằng những chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô phù hợp, nhà nước có thể điều tiết được nền kinh tế, hạn chế hết mức có thể những biến động của thị trường, đồng thời trực tiếp phát triển được các doanh nghiệp nhà nước Kyness đã đánh giá cao vai trò của nhà nước mà bỏ qua vai trò của bàn tay vô hình và cân bằng tổng quát trong nền
Trang 9kinh tế Mặc khác, khi áp dụng lý thuyết này vào thực tiễn thì nền kinh tế vẫn lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái Điều này đã làm cho làn sóng phản đối lý thuyết của Kyness tăng lên mạnh mẽ và quan điểm “kinh tế hỗn hợp” của Sanuelson
ra đời
Sanuelson chủ trương: Để phát triển kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” của A Smith và “bàn tay nhà nước” của Keyness, nghĩa là kết hợp cơ chế thị trường với cơ chế điều tiết của nhà nước Thiếu một trong hai điều này thì nền kinh
tế vận hành y như thể vỗ tay bằng một bàn tay Samuelson đã mô tả bức tranh về giá
cả thị trường để khẳng định hệ thống thị trường dựa vào cung và cầu trong việc giải quyết ba vấn đề của kinh tế Từ những phân tích trên, Samuelson cho rằng cơ chế thị trường là một trật tự kinh tế chứ không phải là sự hỗn độn Đó là hệ thống hoạt động “kỳ diệu” không cần sự cưỡng chế hay sự hướng dẫn của bất kỳ ai Ông đánh giá cao học thuyết “bàn tay vô hình” của A.Smith là đã phát hiện ra vai trò của nền kinh tế thị trường cạnh tranh, làm nổi bật sự hoà hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng Song, ông cũng chỉ ra những hạn chế thực tế của học thuyết này Đó là những khuyết tật do thị trường sinh ra và tự nó không thể giải quyết đc Mặc dù cơ chế thị trường có vai trò quan trọng trong sản xuất và phân phối hàng hoá, nhưng những khuyết tật của nó nhiều khi lại dẫn đến kết cục kinh tế kém hiệu quả Vì vậy nhà nước có thể tham gia sửa chữa các khuyết tật đó Tuy nhiên cũng như thị trường, việc điều tiết của chính phủ cũng tồn tại nhiều khuyết tật Hoạt động phân phối lại thu nhập của chính phủ có thể thiếu tính công bằng và phi hiệu quả Trên thực tế cho thấy, nếu chỉ sử dụng “bàn tay vô hình” hay “bàn tay nhà nước” thì đều không thể đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển lâu dài Do đó cần phải
Trang 10biết vận dụng phối hợp cả hai bàn tay một cách hài hòa và hợp lý để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế một cách hiệu quả
Qua các giai đoạn phân tích, đánh giá các quan điểm của các trường phái kinh
tế, chúng ta có thể thấy được tính chất thiết yếu của vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là cần thiết và không thể chối bỏ được trong việc ngăn ngừa và khắc phục những khuyết tật của thị trường, đồng thời giúp cho thị trường hoạt động có hiệu quả
3.3 Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là cần thiết và không thể thiếu Nó giúp thị trường phát triển theo hướng tích cực, đồng thời ngăn chặn, khắc phục những khuyết tật mà cơ chế thị trường gây ra Khi lực lượng sản xuất càng phát triển, trình độ xã hội hóa ngày càng cao thì vai trò kinh tế của nhà nước ngày càng được coi trọng và đòi hỏi mức độ đổi mới phải cao hơn
Vai trò của nhà nước được thực hiện thông qua các chức năng cơ bản sau đây:
- Nhà nước đóng vai trò định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế
Định hướng chiến lược kinh tế đúng đắn có vai trò tiên quyết đối với sự phát triển kinh tê của mỗi quốc gia; cũng có thể nói vận mệnh của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự định hướng của Nhà nước Nếu Nhà nước đi chệch hướng thì dù chúng ta có làm tốt đến đâu thì kết quả cũng chỉ là con số không, thậm chí còn tệ hơn nữa Vì vậy đòi hỏi Nhà nước phải nắm bắt tốt các quy luật vận động và phát triển của nền kinh tế Đồng thời dự báo được các biến động có thể xảy ra, từ đó đưa
ra những ưu sách nhằm tác động, khống chế, điều tiết các sự việc không mong muốn Qua đó Nhà nước có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về con đường mà chúng ta sẽ đi sao cho nó phù hợp với quy luật nhưng lại hạn chế những sự việc xấu