Tồn tại trong khâu kế hoạch hoá đầu tư:

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

II. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GTVT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

1.4.Tồn tại trong khâu kế hoạch hoá đầu tư:

1. Những tồn tại:

1.4.Tồn tại trong khâu kế hoạch hoá đầu tư:

- Trong những năm qua, mặc dù đã có một số tiến bộ nhưng tình trạng đầu tư dàn trải trong bố trí kế hoạch của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm, gây thất thoát và lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp nhưng chậm được khắc phục. Năm 2004, chúng ta có 1200 dự án tăng gấp đôi so với năm 2001. Tuy nhiên tốc độ tăng dự án không tương ứng với tốc độ tăng của vốn đầu tư và không khớp với kế hoạch vốn, dẫn đến vượt quá khả năng quản lí, chỉ số về đầu tư giảm rõ rệt. Thông thường, để tạo ra 1 đồng tăng trưởng GDP cần đầu tư 3 đồng thì ở nước ta cần tới 5 đồng.

- Việc bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước còn dàn trải thiếu tập trung, số lượng các dự án năm sau lớn hơn năm trước là điểm yếu và lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Do đó số dự án tích tụ lại quá lớn, vượt qua khả năng cân đối vốn của ngân sách và của nền kinh tế nói chung. Chẳng hạn, tổng dự toán của các công trình giao thông được đưa vào kế hoạch năm 2004 gấp hơn 10 lần số vốn bố trí trong kế hoạch. Do đó chỉ một số ít công trình có thể tập trung vốn để hoàn thành sớm, tình trạng đầu tư kéo dài là phổ biến.

- Việc bố trí các dự án dàn trải còn thể hiện ở bình quân vốn bố trí cho 1 dự án qua các năm có xu hướng giảm dần; năm 2001 là 5,33 tỉ đồng/1 dự án ; năm 2002 là 5,3 tỉ đồng/1 dự án; năm 2003 là 4,43 tỉ đồng/ 1 dự án. Một số Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa chấp hành đúng qui định về quản lý đầu tư và xây dựng, bố trí vốn cho các dự án nhóm B quá 4 năm, nhóm C quá 2 năm. Tổng hợp chung các Bộ, ngành và địa phương vẫn còn khoảng 141.430 dự án (khoảng 13%) thuộc nhóm B và C bố trí quá thời gian qui định, trong đó có khoảng 250 dự án nhóm B (14,2%) bố trí vốn kéo dài quá 4 năm (các Bộ ngành khoảng 119 dự án, địa phương khoảng 140 dự án) có 1.180 dự án nhóm C ( 12,9%) bố trí vốn kéo dài quá 2 năm (các Bộ ngành là 145 dự án, địa phương là 1035 dự án).

- Việc phân cấp quản lý trong quản lý đầu tư là phù hợp nhưng việc giám sát ở nhiều địa phương để đầu tư tập trung có trọng điểm chưa có kết quả rõ rệt.Tổng số dự án trong cả nước năm 2001 có 6.942 dự án; năm 2002 có 7.614 dự án tăng hơn

năm 2002; năm 2004 có 12.355 dự án, tăng 1.759 dự án so với năm 2003. Số dự án tăng trong các năm chủ yếu là các dự án thuộc nhóm A,B,C (do các Bộ, tỉnh, thành phố lựa chọn và bố trí vốn); năm 2002 tăng 648 dự án, năm 2003 tăng 2.969 dự án, năm 2004 có tiến bộ hơn chỉ tăng 1.708 dự án (thấp hơn số tăng của năm 2003 chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực xoá đói giảm nghèo do các địa phương quản lý, đây là lĩnh vực được chú trọng đầu tư nhiều trong thời gian gần đây thông qua nhiều chương trình mục tiêu, số dự án thường có qui mô nhỏ). Số dự án (cả nhóm A,B,C) dự kiến kết thúc đưa vào sử dụng trong kỳ tăng lên dần từ 19,2 đến 19,9%. Tuy nhiên, số dự án có quyết định đầu tư mới trong kỳ vẫn tiếp tục tăng lên từ 18,4 đến 30%.

- Ngoài ra, qua kiểm toán, một số địa phương đã phê duyệt kế hoạch đầu tư nhưng không có nguồn để thực hiện, trong khi địa phương khác lại phân bố vốn khi chưa có quyết định đầu tư, do đó hầu hết các địa phương đều phải bổ sung, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư nhiều lần. Năm 2002 trong kế hoạch đầu năm của thành phố Hà Nội có 89/329 dự án chưa đủ thủ tục như thiếu thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, chưa có quyết định đầu tư nhưng vẫn được giao kế hoạch với 392 tỉ đồng. Trong năm UBND thành phố đã giao kế hoạch bổ sung nhưng còn 23 dự án chưa đủ thủ tục 12 dự án chưa có quyết định đầu tư, 11 dự án chưa có thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán) vẫn được giao kế hoạch vốn 30 tỉ đồng, trong khi đó lại có 26/253 dự án đầu tư dở dang từ các năm trước với tổng số vốn cấp phát luỹ kế đến 31 tháng 12 năm 2001 là 8 tỉ đồng chuyển sang năm 2002 nhưng không được UBND thành phố ghi kế hoạch năm 2002. Năm 2002, tỉnh Khánh Hoà có 40/151 dự án chưa có quyết định đầu tư, nhưng đầu năm đã ghi kế hoạch vốn là 59,1 tỉ đồng, cuối năm không triển khai được. Tỉnh Hà Tĩnh có kế hoạch đầu tư lớn hơn kế hoạch vốn trên 35,84 tỉ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh giao kế hoạch vốn đầu tư gấp 5 lần dự toán Trung ương giao, cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế không phù hợp với tỉ lệ cơ cấu đầu tư được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Đồng thời, trong những năm gần đây, hiện tượng vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản đang có chiều hướng gia tăng ở các tỉnh, thành phố và một số dịa phương, vượt khả năng cân đối của ngân sách địa phương và cao hơn so với qui định của Pháp luật. Qua kiểm toán 17 tỉnh, thành phố đã vay 3.280,8 tỉ đồng; trong đó đưa vào cân đối ngân sách 1.731,8 tỉ đồng (An Giang 515 tỉ đồng, Cần Thơ 248 tỉ đồng, Hà Nội 400 tỉ đồng) có tình trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không giải ngân hết, cứ vay để đầu tư và bố trí vốn cho các dự án chưa có phương án đầu tư, chưa có luận chứng kinh tế kỹ thuật

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 31 - 32)