1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhà nước và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

45 987 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 254 KB

Nội dung

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với sư phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì không thể giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sự ra đời của Nhà nước có vài trò vô cùng quan trọng trong quá trìnhphát triển của lịch sử nhân loại Trong một xã hội có giai cấp, Nhà nướckhông chỉ là người đại diện cho giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích cho giai cấpthống trị mà ở một mức độ nhất định, còn là người đại diện cho lợi ích chungcủa xã hội Nhà nước là nhân tố điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đặc biệt là nềnkinh tế thị trường Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu ở cácnước chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủnghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thịtrường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợinhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hộiphát triển mạnh mẽ Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tớigiai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển.Tuy nhiên, kinh tế thị trường không phải là đặc trưng riêng của chủ nghĩa tưbản mà nó là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử

Từ đại hội VI của Đảng (năm 1986) đất nước ta thực hiện đường lối đổimới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Qua 20 năm đổimới, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế cũng như xãhội, được công nhận trên toàn thế giới Tuy nhiên trong các Văn kiện củaĐảng tại đại hội lần thứ VII,VIII đã đề cập đến 4 nguy cơ thách thức đối với

sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong đó “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” được đánh giá là nguy cơ lớn nhất Vì vậy khả năng định

hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường nước ta có trở thành hiện thựchay không trước hết phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo kinh tế của Đảng và Nhànước, là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa củanền kinh tế thị trường cũng như toàn bộ sự nghiệp phát triển của đất nước.Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với sư phát triển nhanhchóng của khoa học - công nghệ, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thìkhông thể giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc

tế Vì thế kết hợp hài hoà giữa sự vận hành của cơ chế thị trường với sự điềutiết của Nhà nước là cần thiết và là giải pháp mang lại thành công trên con

Trang 2

đường phát triển Trong mối quan hệ đó, Nhà nước giữ vai trò định hướng tạo

“hành lang” pháp lý và môi trương đầu tư để các chủ thể có thể có thể phát

huy tính năng động, sáng tạo của mình

Nhận thức được tầm quan trọng về Nhà nước và vai trò của Nhà nước

trong nền kinh tế thị trường nên em đã chọn đề tài “Nhà nước và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta’’ Là một sinh viên năm

nhất nên tầm hiểu biết, nhận thức và lý luận của em còn nhiều hạn chế Bởivậy em rất mong được sự giúp đỡ và đóng goáp ý kiến của thầy giáo và cácbạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn

Trang 3

I.Lý luận chung về Nhà nước

1 Các quan điểm trước Mác về Nhà nước

1.1 Thời kỳ cổ trung đại

Trong thời kỳ này, đã có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa ra nhữngkiến giải khác nhau về nguồn gốc Nhà nước

Các nhà tư tưởng thuyết thần học cho rằng thượng đế chính là người sắpđặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra Nhà nước nhằm bảo vệ trật tựchung, Nhà nước là một sản phẩm của thượng đế

Các nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng đã cố gắng chứng minh rằngNhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền giatrưởng, thực chất Nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng vàquyền lực Nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên hình thức

tổ chức tự nhiên của xã hội loài người

1.2 Thời kỳ trung đại

Thời kỳ này đánh dấu bằng hàng loạt quan điểm mới về Nhà nước Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những học thuyết và quan điểm trênchưa giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của Nhà nước

Đa số các học giả tư sản đều tán thành quan điểm cho rằng sự ra đời củaNhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hếtgiữa những con người sống trong tự nhiên không có Nhà nước Chủ quyềnNhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp Nhà nước không giữ được vaitrò của mình.các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực vànhân dân có quyền lật đổ Nhà nước và ký kế khế ước mới Tiêu biểu choThuyết khế ước xã hội là các nhà tư tưởng tư sản như Jean Bodin, ThomasHobben, John Locke, S.L Montesquieu,

Thuyết bạo lực cho rằng Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiếntranh xâm lược chiếm đất,là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với các thịtộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặcbiệt - Nhà nước - để nô dịch kẻ chiến bại

Trang 4

Các học giả của thuyết tâm lý quan niệm Nhà nước xuất hiện do nhu cẩu

về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh,giáo sỹ,…

2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác về Nhà nước

2.1 Nguốn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng, kiểu và hình thức Nhà nước

2.1.1 Nguồn gốc Nhà nước

Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác Lênin được thể

hiện rõ nét trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình,của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ăngghen Đây là tác phẩm được phát triển từ tư tưởng “Quan niệm duy vật về lịch sử” của Mác, tiếp thu và phát triển những thành tựu nghiên cứu “xã hội cổ đại” của nhà bác học Mỹ - Lewis H.morgan.Với quan

điểm biện chứng và duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác-Lênin đã chứng một cáchkhoa học rằng Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phảihiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến Nhà nước luôn luôn vận động, pháttriển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triểncủa chúng không còn nữa Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đãphát triển đến một giai đoạn nhất định Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan

rã của chế độ cộng sản nguyên thủy Nhà nước chỉ xuất hiện nơi nào và thờigian nào khi đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có Nhà nước:

Trong chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc

Chế độ cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên tronglịch sử nhân loại, một xã hội không có giai cấp, chưa có Nhà nước Nhưngnhững nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước lại nảy sinh chính trong

xã hội đó Vì vậy, việc nghiên cứu về xã hội cộng sản nguyên thuỷ sẽ làm cơ

sở để giải thích nguyên nhân làm phát sinh Nhà nước sau này

Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thuỷ là chế độ tư hữu chung về

tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động Mọi người đều bình đẳng trong laođộng và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo,không có sự chiếm đoạt tài sản của người khác

Trang 5

Tế bào cơ sở của xã hội không phải là gia đình mà là thị tộc Thị tộc làmột tổ chức lao động và sản xuất,một đơn vị kinh tế xã hội Trong thị tộc mọingười đều bình đẳng, không một ai có đặc quyền đặc lợi Trong thị tộc đã tồntại sự phân công lao động, nhưng mới chỉ là sự phân công lao động tự nhiêngiữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ chứ chưa mang tính xã hội.Thị tộc tổ chức theo huyết thống Ở giai đoạn đầu do những điều kiện về kinh

tế, xã hội và hôn nhân, do phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữtrong thị tộc, các thị tộc được tổ chức theo chế độ mẫu hệ Dần dần, sự pháttriển của kinh tế xã hội đã làm thay đổi quan hệ trong hôn nhân, mặt khác địa

vị của người phụ nữ trong thị tộc cũng thay đổi Người đàn ông đã giữ vai tròchủ đạo trong đời sống và chế độ mẫu hệ chuyển thành chế độ phụ hệ

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã tồn tại quyền lực và hệ thốngquản lý các công việc của thị tộc Nhưng quyền lực trong xã hội cộng sảnnguyên thuỷ mới chỉ là quyền lực xã hội, chưa mang tính giai cấp và hệ thốngquản lý còn rất đơn giản Quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà nó gắn liền với

xã hôi, do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng

Để tổ chức và quản lý thị tộc, đã xuất hiện hình thức hội đồng thi tộc.Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất trong thi tộc Trong đó mọingười lớn tuổi không phân biệt đàn ông hay đàn bà, đều là thành viên của hộiđồng thị tộc Hội đồng có quyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng củathị tộc Các quyết định của hội đồng thị tộc thể hiện ý chí chung và có tính bắtbuộc chung đối với mọi người Hội đồng thị tộc bầu ra những người đứng đầuthị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự… để thực hiện quyền lực và quản lýcác công việc chung Họ có quyền lực rất lớn nhưng quyền lực đó hoàn toànkhông dựa vào bộ máy cưỡng chế đặc biệt mà dựa vào tập thể cộng đồng trên

cơ sở uy tín cá nhân, sự tín nhiệm của các thành viên Những người đứng đầuthị tộc không hề có đặc quyền đặc lợi so vơí các thành viên khác trong thị tộc

Họ cùng chung sống, lao động và hưởng thụ như mọi thành viên và phải chịu

sự kiểm tra của cộng đồng Họ có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào nếu mất uytín và không được tập thể ủng hộ

Trang 6

Nhiều yếu tố tác động trong đó có tác động của chế độ ngoại tộc hôn, đòihỏi các thị tộc phải mở rộng các quan hệ với các thị tộc khác, dẫn đến sự xuấthiện các bào tộc và bộ lạc

Bào tộc là một liên minh bao gồm nhiều thị tộc hợp lại Tổ chức quyềnlực của bào tộc dựa trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức quyền lực thị tộc, sựtập chung quyền lực ở mức độ cao hơn

Bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc Tổ chức quyền lực trong bộ lạc cũng dựatrên cơ sở những nguyên tắc của tổ chức thị tộc và bào tộc nhưng mức độ tậptrung quyền lực cao hơn Tuy nhiên, quyền lực vẫn mang tính xã hội, chưamang tính giai cấp

Sự tan rã của thị tộc và sự xuất hiện của Nhà nước

Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề làm thayđổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ và sự phân công lao động tựnhiên phải được thay thế bằng phân công lao động xã hội Lịch sử đã trải qua

ba lần phân công lao động xã hội lớn, mỗi lần lại có những bước tiến mới làmsâu sắc thêm quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ

Lần đầu tiên trong xã hội thị tộc có sự phân công lao động xã hội lớn,nghề chăn nuôi dần dần trở thành một ngành kinh tế độc lập và tách ra khỏingành trồng trọt Lần phân công lao động này làm cho xã hội có những biếnđổi sâu sắc Năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm làm ra ngày càngnhiều, của cải làm ra nhiều hơn cả nhu cầu duy trì cuộc sống của chính bảnthân Do đó, đã xuất hiện sản phẩm dư thừa và phát sinh khả năng chiếm đoạtnhững sản phẩm dư thừa đó Chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội phân chia thànhngười giàu, kẻ nghèo Chế độ tư hữu xuất hiện làm thay đổi chế độ hôn nhân.Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã thay thế chế độ quần hôn Gia đình cáthể ra đời

Thủ công nghiệp ra đời và phát triển dâẫ đến lần phân công lao độngthưứhai là thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, đẩy nahnh quá trình phânhóa xã hội Sau lần phân công lao động xã hội đàu tiên nô lệ đã ra đời nhưngcòn lẻ tẻ, thì nay đã trở thành bộ phận cấu thành chủ yếu của hệ thống xã hội.Mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng

Trang 7

Sự ra đời của sản xuất hang hóa làm cho thương nghiệp phát triển đã dẫnđến sự phân công lao động xã hội lần thứ 3 Lần phân công lao động xã hộinày làm xuất hiện một giai cấp không còn tham gia vào sản xuất mà chỉ làmcông việc trao đổi sản phẩm nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất

và buộc ngưòi sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế và bóc lột cả ngườilao động lẫn người tiêu dung Sự ra đời và bành trường của thương mại đãkéo theo sự xuất hiện của đồng tiền, nạn cho vay nặng lãi, quyền tư hữu vềruộng đất và chế độ cầm cố

Tất cả những yếu tố mới xuất hiện nói trên đã làm đảo lộn đời sống thịtộc Chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực và phải nhường chỗ cho sự ra đời của Nhànước

Tổ chức thị tộc, vốn sinh ra và tồn tại trong một xã hội không biết đếnmâu thuẫn nội tại, thì nay một xã hội mới ra đời do ba lần phân công lao động

xã hội đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối lập nhau, luôn mâu thuẫn vàđấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Xã hội mớiđòi hỏi phải có một tổ chức đủ sức dập tắt các cuộc xung đột công khai giữa

các giai cấp và giữ cho xã hội trong vòng “trật tự” Chính vì vậy, Nhà nước

xuất hiên Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của cả một

xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định Nhà nước không phải là một

quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội” có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột ấy có “trật tự” Lênin khẳng định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì Nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn tại của Nhà nước chứng

tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được” Nhà nước chỉ

ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ bịmất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa

2.1.2 Bản chất của Nhà nước

Nhà nước ra đời tựa hồ đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trongvòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế, chỉ giai cấp có thế lực nhất - giaicấp thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy Nhà

Trang 8

nước Nhờ có Nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặtchính trị, và do đó có thêm những phương tiện mới đẻ đàn áp và bóc lột giai

cấp khác Theo Mac và Anghen thì Nhà nước về bản chất “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác”(1) được thể hiện trên hai mặt phương diện là giai cấp và xã hội Xét vềphương diện tính giai cấp thì Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giaicấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp,thiếtlập và duy trì trật tự giai cấp trong xã hội Không có và không thể có Nhànước đứng trên các giai cấp hoặc Nhà nước chung cho mọi giai cấp Thực tếlịch sử đã chứng minh rằng, cho dù được che dấu dưới hình thức tinh vi nhưthế nào, cho dù có bị khúc xạ qua những lăng kính phức tạp ra sao, Nhà nướctrong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích củagiai cấp thống trị.tuy nhiên cũng có trường hợp, Nhà nước giữ được một mức

độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp đối địch, khi cuộc đấu tranh giữachúng đạt tới thế cân bằng nhất định, hoặc Nhà nước cũng có thể thực hiện sựthỏa hiệp về quyền lợi tạm thời giữa những giai cấp để chống lại một giai cấpkhác.những trường hợp trên có tính chất ngoại lệ và tạm thời Sự phát triểncủa nền kinh tế - xã hội nói chung và của cuộc đấu tranh giai cấp thù địch vớinhau,sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các giai cấp thù địch với nhau, sẽ phá vỡ sựthỏa hiệp tạm thời giữa các giai cấp thù địch với nhau, sẽ phá vỡ sự thỏa hiệptạm thời giữa các giai cấp với nhau và tất yếu sẽ tập trung quyền lực vào taymột giai cấp nhất định Xét về phương diện tính xã hội thì Nhà nước là bộmáy quan trọng nhất của kiền trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp, Nhànước còn phản ánh lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội thểhiện ở việc Nhà nước bao giờ cũng là công cụ để đảm bảo những điều kiệncho quá trình sản xuất của xã hội, là công cụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn

xã hội, là công cụ chủ yếu giai quyết các vấn đề nảy sinh từ xã hội

Nhà nước không thể là Nhà nước điều hoà sự xung đột, mà trái lài, nócàng làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt Theo đó thì Nhà nước là

bộ máy quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp.Tất cả những hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội do Nhà nước tiến hành, xétcho cùng, đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị

(1) Mác - Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.22, tr.290-291.

Trang 9

Vậy Nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

2.1.3 Đặc trưng của Nhà nước

Bản chất của Nhà nước thể hiện ở đặc trưng của nó.Bất kỳ Nhà nước nàocũng có 3 đặc trưng cơ bản sau:

Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định

Khác với tổ chức bộ lạc, thị tộc nguyên thuỷ, thì ở đây quyền lực Nhànước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyếtthống Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộngđồng với Nhà nước Mỗi Nhà nước được xác định bằng một biên giới quốcgia nhất định

Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chê đối với mọi thành viên trong xã hội

Khác với cơ quan điều hành công việc chung trong thị tộc, bộ lạc, Nhànước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyênnghiệp Bộ máy quyền lực đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt như: quânđội, cảnh sát, nhà tù… và bộ máy quản lý hành chính Nhà nước thực hiệnquyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng cácthiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế

Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị

Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khoá, quốc trái vàcác hình thức bóc lột khác Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡngbức để nuôi sống bộ máy cai trị Hệ thống thuế khoá, cống nạp như vậy hàontoàn không có trong hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc Nó chỉ tồn tại gắnliền với hình thức tổ chức Nhà nước

Bằng các hình thức khác nhau như vậy, Nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện bóc lột của giai cấp bóc lột

Trang 10

2.1.4 Chức năng cơ bản của Nhà nước

Bản chất giai cấp của Nhà nước còn được thể hiện ở các chức năng củanó.tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của Nhà nước được phân chia khácnhau Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, Nhà nước có chức năngthống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội Dưới góc độ phạm vi tácđộng của quyền lực, Nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại

Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội

Chức năng thống trị chính trị của giai cấp - chức năng giai cấp - là chứcnăng Nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sựthống trị của giai cấp đó đối với toàn thể xã hội Chức năng giai cấp của Nhànước bắt nguồn từ lí do ra đời của Nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếucủa nó

Chức năng xã hội của Nhà nước là chức năng Nhà nước thực hiện sựquản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhucầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của Nhà nước

Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất,chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị.Giai cấpthống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi íchcủa mình.Song, chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thong qua chức

năng xã hội Ph.Angghen viết: “Ở khắp nơi,chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị,và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”.(2)

Khi xã hội không còn giai cấp thì những nội dung thuộc chức năng xãhội sẽ do xã hội tự đảm nhiệm, và khi đó chế độ tự quản của nhân dân được

xá lập

Chức năng đối nội và chức năng đói ngoại

Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước thểhiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại

Chức năng đối nội của Nhà nước: nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội,chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp

(2) Sđd, t.20, tr.253

Trang 11

thống trị, được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy Nhà nước Ngoài ra,Nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác (bộ máy thông tin, tuyêntruyền, các cơ quan văn hoá, giáo dục) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý trí củagiai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội.

Chức năng đối ngoại của Nhà nước: Nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổquốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các Nhànước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợiích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị Ngày nay thichức năng đối ngoại của Nhà nướccó tầm quan trọng đặc biệt

Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước đều xuất phất từ lợi ích của giai cấp thống trị Chúng là hai mặt của một thể thống nhất, chúng tấc động tới nhau và liên quan tới nhau

2.1.5 Các kiểu và hình thức Nhà nước

Kiểu Nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc vềgiai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình tháikinh tế - xã hội nào

Mỗi kiểu Nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau Hìnhthức Nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thứcthực hiện quyền lực Nhà nước.Nói cách khác đó là hình thức cầm quyền củagiai cấp thống trị

Hình thức Nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của Nhà nước, bởitương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp – xã hội, bởi đặcđiểm truyền thống chính trị của đất nước…

Các kiểu và hình thức Nhà nước trong lịch sử

Tương ứng với ba chế độ xã hội có đối kháng giai cấp trong lịch sử làhình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phongkiến và hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa là ba kiểu Nhà nước: Nhànước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến và Nhà nước tư sản Tùy theotình hình kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia mà mỗi kiểu Nhà nước được

tổ chức theo những hình thức nhất định

Trang 12

Nhà nước chiếm hữu nô lệ: Đây là Nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ

đại mà tiêu biểu là các hình thức lịch sử Nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã

cổ đại như chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa, chính thể quý tộc vàchính thể dân chủ.các hình thức này chỉ khác nhau về cách thức và cơ chếhoạt động của tổ chức bộ máy Nhà nước, còn bản chất của chúng đều là Nhànước của giai cấp chủ nô, nhằm thực hiện sự chuyên chính đối với nô lệ

Nhà nước phong kiến: Đây là Nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến.

Nhà nước phong kiến cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau Nóichung, ở phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền là hình thức phổ biến.Quyền lực Nhà nước được chia thành quyền lực độc lập, địa phương phân tán.Mỗi chúa phong kiến là một ông vua trên lãnh thổ của mình.Chúa phong kiếnnhỏ chỉ là chư hầu của chúa phong kiến lớn Hoàng đế là chúa phong kiến lớnnhất nhưng chỉ có thực quyền trên lãnh thổ của mình, ít có khả năng chi phốicác lãnh địa khác Mối liên hệ thực sự giữa chúa phong kiến Châu Âu chủ yếuđược thiết lập bằng các hình thức liên minh của các Nhà nước cát cứ, trong đóThiên chúa giáo trở thành mối quan hệ tinh thần thiêng liêng giữa các tiểuvương quốc phong kiến

Ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ), hình thức quân chủtập quyền là hình thức Nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước

về ruộng đất Trong Nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rấtmạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật Tuy nhiên,tính tập quyền đó trong thực tế lịch sử là dựa vào sức mạnh quân sự là chủyếu Do vậy, nguy cơ cát cứ phân quyền luôn thường trực Mỗi khi chínhquyền Nhà nước trung ương suy yếu thì nguy cơ cát cứ lập tức xuất hiện biếnthành các cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các thế lực địa chủ cácđịa phương

Dù tồn tại dưới bất cứ hình thức nào, Nhà nước phong kiến cũng chỉ làchính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyềnphong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thốngtrị nông nô

Nhà nước tư sản: Đây là Nhà nước của giai cấp tư sản thích ứng với hình

thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa Nhà nước tư sản cũng được tổ chức

Trang 13

dưới nhiều hình thức khác nhau,nhưng nói chung, chỉ có hai hình thức cơ bảnnhất là hình thức cộng hòa và hình thức quân chủ lập hiến Hình thức cộnghòa lại được tổ chức dưới những hình thức khác nhau như cộng hòa Đại nghị,cộng hòa tổng thống trong đó hình thức cộng hòa Đại nghị là hình thức điểnhình và phổ biến nhất Trong thực tế, nhằm thích úng với điều kiện lịch sử cụthể của mỗi quốc gia, các hình thức cụ thể của Nhà nước tư sản hiện đại lại có

sự khác nhau khá lớn, về chế độ bầu cử, chế độ tổ chức một viện hay hai viện,

về nhiệm kỳ tổng thống, về sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và nộicác

Hình thức Nhà nước tư sản là rất phong phú nhưng không làm thay đổibản chất của nó - đó là công cụ của giai cấp tư sản dùng để áp bức thống trịgiai cấp vô sản và quần chúng lao động để bảo vệ lợi ích và quyền thống trị

của giai cấp tư sản Đúng như V.I.Lenin đã chỉ ra: “Những hình thức của Nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một:chung quy lại tất cả những Nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiện phải là nền chuyen chính tư sản”.

Ngày nay Nhà nước tư sản hiện đại có vẻ bề ngoài như là những hìnhthức và thể chế dân chủ nhất: nó tuyên bố quyền dân chủ và bình đẳng trướcpháp luật của mọi công dân, thừa nhận quyền của người lao động được ứng

cử vào các cơ quan quản lý Nhà nước Song trong thực tế, đó chỉ là sự dânchủ và bình đẳng có tính chất hình thức và hạn chế Pháp luật bảo vệ tài sảncủa giai cấp tư sản đưa ra những điều kiện mà người lao động khó vượt qua

Và trong những cuộc bầu cử, giai cấp tư sản nắm trong tay mình bộ máytuyên truyền đồ sộ, chi những khoản tiền khổng lồ để cổ động cho người củamình Tính chất hình thức và hạn chế đó của dân chủ tư sản trước hết do chế

độ kinh tế tư bản chủ nghĩa - chế độ kinh tế do chế độ sở hữu tư bản tư nhânchủ nghĩa quy định Theo đó, từ dân chủ được chính thức tuyên bố, đến dânchủ được thực hiện trong thực tế còn tùy thuộc vào cuộc đấu tranh của quầnchúng

Song, trong khi chỉ ra những mặt hạn chế của dân chủ trong chủ nghĩa tưbản hiện đại, cũng cần thấy trước khi có nền dân chủ vô sản, dân chủ đạt đượctrong chủ nghĩa tư bản là nấc thang khá quan trọng trong sự tiến hóa của nền

Trang 14

dân chủ trong lịch sử Sự ra đời chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến vềchất trong sự phát triển của Nhà nước Ở đó, nó đã kết tinh được những giá trịdân chủ được sang tạo ra trong thời kỳ trước khi giai cấp công nhan cầmquyền, đồng thời thể hiện được những nhân tố mang tính nhân loại, mang tínhnhân dân chứa đựng trong một số chuẩn mực dân chủ đang được thực hiện ởcác nước tư bản chủ nghĩa Sự phát triển hợp quy luật của các giá trị đó lànhững nhân tố nội nội tại dẫn tới phủ định chủ nghĩa tư bản Nền dân chủ vôsản với tư cách là nền dân chủ cao về chất so với dân chủ tư sản cũng chỉ rađời một khi biết kế thừa phát triển toàn bộ những giá trị dân chủ mà loàingười đã sáng tạo ra trong lịch sử, đặc biệt là những giá trị dân chủ đạt đượctrong chủ nghĩa tư bản.

Mặt khác, chúng ta cũng phải thấy rằng, ngay ở những nước tư bản pháttriển khá cao trong thời kỳ hiện nay, không ít những yêu cầu dân chủ sơ đẳngcủa người dân vẫn bị chà đạp Vì vậy chỉ có thể đạt được một Nhà nước thật

sự dân chủ của nhan dân, khi xóa bỏ Nhà nước tư sản để xá lập Nhà nước xãhội chủ nghĩa

II.Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền

Hồ Chí Minh - người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trựctiếp đứng đầu Nhà nước trong 24 năm, đã lãnh đạo nhân dân ta nhằm thựchiện sứ mệnh lịch sử: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi lên conđường ấm no hạnh phúc, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới

Có thể nói quá trình đi tìm đường cứu nước của người cũng là quá trìnhtìm kiếm một Nhà nước mới phù hợp với đất nước Việt Nam, với dân tộc ViệtNam, bởi lẽ trong cuộc cách mạng, vấn đề chính quyền Nhà nước luôn luôn làmột vấn đề cơ bản

Sau khi tìm được con đương cứu nước, Người đã tổ chức, lãnh đạo nhândân ta giành lấy tự do hạnh phúc độc lập cho tổ quốc Ngay từ trước cáchmạng tháng 8 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hồ Chí Minh đã chủtrương thành lập chính quyền cách mạng ở các căn cứ địa, ở các khu giải

Trang 15

phóng lúc bấy giờ Đến đầu tháng 8 năm 1945, mặc dù tình hình lúc đó hếtsức khó khăn, Người đã kiên quyết triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào, cửgia Uỷ Ban dân tộc giải phóng Việt Nam - một tổ chức tiền chính phủ ra đờibảo đảm tính hợp pháp của chinh quyền mới Tháng 8 năm 1945, Hà Nội vàcác địa phương trong toàn quốc khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xítNhật Trước khi quân đội Đồng Minh đổ bộ vào miền Nam, Hồ Chí Minh đãđọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường BaĐình để tuyên bố với toàn thế giới và quốc dân đồng bào khai sinh của nướcviệt nam mới - nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà

Chính phủ lâm thời đã ra mắt trước quốc dân Việt Nam và thế giới.Tuyên ngôn độc lập là văn kiện chính trị đặc biệt, khẳng định độc lập tư do vàkiên quyết bảo vệ quyền tự do và độc lập đó

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời là hợp hiến, hợp pháp Chính phủ lâm thời là hợp hiến, hợp công lý

Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiêm vụ

cấp bách, trong đó nhiệm vụ thứ 3 là “phải có một hiến pháp dân chủ” và đề

nghị sớm tổ chức tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu Đó là việctiếp tục xây dựng một Nhà nước pháp quyền, một Nhà nước dân chủ, hợppháp, một Nhà nước thực sự đại diện cho nhân dân, do toàn dân bầu cử ra vàquản lý xã hội bằng pháp luật Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nươc việt namdân chủ cộng hoà được thực hiện ngày 6 tháng 1 năm 1946 và đã bầu ra quốchội đầu tiên của nước ta Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựnghiến pháp và pháp luật, khẳng định pháp luật của nước ta là ý chung của nhândân, của dân tộc Việt Nam Người yêu cầu các cơ quan Nhà nước , cán bộviên chức Nhà nước từ trung ương đến địa phương phải gương mẫu chấphành pháp luật của đảng cầm quyền cũng phải hoạt động trong khuôn khổcủa hiến pháp và pháp luật Người rất coi trọng việc đưa hiến pháp và phápluật vào thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống

Trong tư tưởng của Người luôn chứa những tư tưởng hết sức có giá trị.Trong tư tưởng trị nước của Hồ Chí Minh có sự kết hợp nhuần nhuẫn giữa

“pháp trị”và “đức trị” Người nói: “Nhà nước phải vừa giáo dục và sử dụng pháp luật để cải tạo họ trở nên lương thiện” Xây dựng và củng cố Nhà nước

Trang 16

pháp quyền, yêu cầu mọi người sống và làm việc tuân thủ theo pháp luật là

nội dung chủ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước Bác nói: “Nhà nước của ta là Nhà nước của dân”, “Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân”,

“Vận mệnh quốc gia trong tay nhân dân” Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà

nước pháp quyền đã được phát triển trong quá trình hoạt động cách mạng củaNgười Người đã dành không ít tâm trí, nghị lực để xây dựng một Nhà nướckiểu mới - Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

1.2 Mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.2.1 Mô hình Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội VII Đảng ta bước đầu đãphác họa ra mô hình chủ nghĩa xã hội với sáu đặc tưng của xã hội xã hội chủnghĩa mà nhân dân ta cần xây dựng Đó là một xã hội:

 Do nhân dân lao động làm chủ

 Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại

và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

 Có nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

 Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theonǎng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điềukiện phát triển toàn diện cá nhân

 Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùngtiến bộ

 Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thếgiới

Sáu đặc trưng trên đây, bao quát cả sáu lĩnh vực: chính trị, kinh tế, vǎnhóa, con người, dân tộc, quốc tế Gọi là đặc trưng, bởi lẽ đây là những khácbiệt so với mọi kiểu loại xã hội đã từng tồn tại trong lịch sử, những khác biệtđem lại sự giải phóng hoàn toàn và triệt để cho dân tộc, cho xã hội và cho conngười

Đảng ta cũng đã nêu ra bảy phương hướng cơ bản cần phải nắm vữngtrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Những phương

Trang 17

hướng này cũng chính là con đường đưa chúng ta đi tới mục tiêu của chủnghĩa xã hội, con đường để từng bước hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa xã hội

đã vạch ra

Quá trình phác họa mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở nước ta gắn liền với việc đổi mới nhận thức của Đảng ta về chủnghĩa xã hội, và từng bước kiểm nghiệm những nhận thức mới trong thựctiễn Tiêu chuẩn để đánh giá những nhận thức mới ấy là ở kết quả đã giànhđược trong thực tiễn đổi mới, qua đó những nhận thức mới lại tiếp tục được

bổ sung, hoàn chỉnh Riêng về mặt kinh tế, những nhận thức mới được thểhiện tập trung ở những điểm chủ yếu sau đây: Muốn đi tới mục tiêu chủ nghĩa

xã hội, phải thoát ra khỏi nền kinh tế kế hoạch theo kiểu cũ, phải kiên quyếtxóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp để phát triển nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị truờng có sự quản lý của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nói gọn lại thì đây là nền kinh tế thịtrường định huớng xã hội chủ nghĩa

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân là một hệ thống các quan điểm lý luận về bản chất, chức năng, cơchế hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhànước; trong đó, quan niệm về Nhà nước pháp quyền là một tư tưởng nhấtquán, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại và có giá trị lâu bền Trong di sản lý

luận của mình, Hồ Chí Minh đã có lần chính thức sử dụng thuật ngữ “chế độ pháp trị” Tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ, nhất là kinh nghiệm tổ chức,

điều hành đời sống xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, quản lý xã hội bằng phápluật là dân chủ, tiến bộ và có tính chất phổ biến đối với các xã hội hiện đại Nhận thức được tầm quan trọng của luật pháp, từ rất sớm, Hồ Chí Minh

đã đề cập đến vai trò của chúng trong điều hành và quản lý xã hội Năm 1919,tám yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc- xây đã có 4 điểmliên quan đến vấn đề pháp quyền, còn lại liên quan đến công lý và quyền conngười

Trang 18

Sau này, bản Yêu sách của nhân dân An Nam được Hồ Chí Minh chuyển

thành “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó yêu cầu thứ bảy là:

Trang 19

“Bảy xin hiến pháp ban hành,

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

“Trăm điều” là một đại lượng được sử dụng theo cách ẩn dụ để đề cập một cái chung, bao quát Còn “thần linh pháp quyền” là một cách nói theo

ngôn ngữ ngày nay, là ý thức, tinh thần pháp luật phải chi phối, chỉ đạo mọihành vi, hoạt động của bộ máy, cơ quan Nhà nước; môi trường pháp lý phảibao trùm mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội Đây là tư tưởng rất đặc sắccủa Hồ Chí Minh, phản ánh nội dung cốt lõi của Nhà nước dân chủ mới - Nhànước quản lý xã hội bằng pháp luật Đồng thời, đây cũng là nguyên tắc xuyênsuốt trong hoạt động quản lý Nhà nước của Người

Sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, Hồ Chí Minh đề ra một trongsáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là: Chúng

ta phải có một hiến pháp dân chủ Cùng với chủ trương xây dựng Hiến pháp,ngày 10/10/1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh SL/47 cho phép sử dụng một

số điều khoản của pháp luật cũ để điều chỉnh các quan hệ dân sự Trong nhậnthức của Hồ Chí Minh, pháp luật của các chế độ xã hội có những giá trị nhânbản chung mà chúng ta có thể kế thừa, phát triển Ở đây, Hồ Chí Minh đãnhìn nhận pháp luật trong chiều sâu văn hóa của nó

Sau năm 1954, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều quy định trong Hiếnpháp năm 1946 không còn phù hợp, Hồ Chí Minh đã chủ trương sửa đổi vàban hành Hiến pháp mới - Hiến pháp năm 1959 Trong tư duy Hồ Chí Minh,

một khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì pháp luật, nhất là đạo luật “gốc”

- Hiến pháp, cũng phải thay đổi để bảo đảm khả năng điều chỉnh hợp lý cácquan hệ xã hội đã phát sinh và định hình

Ngoài hai bản Hiến pháp, từ năm 1945 đến 1969, Hồ Chí Minh còn chỉđạo soạn thảo, ký quyết định công bố 16 đạo luật và 1.300 văn bản dưới luật.Khối lượng văn bản luật đó luôn thể hiện rõ việc đề cao tính nhân đạo và nhânvăn, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước mà nhân dân là chủ và

do nhân dân làm chủ

Trang 20

Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ,phải nghiêm minh và phát huy hiệu lực thực tế Nhà nước ta cũng sử dụngpháp luật để quản lý xã hội Song pháp luật của ta đã có sự thay đổi về chất,mang bản chất của giai cấp công nhân, là một loại hình pháp luật kiểu mới,pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhândân lao động Tuy nhiên, pháp luật dân chủ ở Hồ Chí Minh cũng được xemxét trong các mối quan hệ hết sức đặc trưng:

Trong quan niệm về thực chất của dân chủ: “Không nên hiểu lầm dân chủ Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi Nhưng khi đã quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là để bàn cách thi hành cho được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện Phải cấm chỉ những hành động tự do quá trớn ấy”.

Trong việc xác định rõ giới hạn của các quyền tự do cá nhân, Người nói:Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật Mỗi người có tự do củamình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác Người nào sử dụng quyền

tự do của mình quá mức là phạm đến tự do của người khác, là phạm pháp.Không thể có tự do cho bọn việt gian, bọn phản động, bọn phá hoại tự do củanhân dân

Trong việc xử lý mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ công dân, phápluật dân chủ vừa thể hiện các quyền, lợi ích của công dân, nhưng cũng quyđịnh rõ các nghĩa vụ mà người dân phải thực hiện Hưởng quyền và thực hiệnnghĩa vụ là thuộc tính hai mặt của một người dân làm chủ Nhà nước

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ; mọicông dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều bình đẳng trước pháp luật

cả về quyền lợi và nghĩa vụ; ai vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm khắc,cho dù người đó ở vị trí nào trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhànước Theo Người, hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người đềunghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; pháp chế chỉ bảo đảm khi các quy phạmpháp luật được thực thi trong các quan hệ xã hội; mọi hành vi vi phạm phápluật phải bị xử lý Như vậy, trong thực thi luật pháp, việc thưởng phạt phảinghiêm minh Vì nếu thưởng phạt không nghiêm minh thì người cúc cung tậntụy lâu ngày cũng thấy chán nản, còn người hư hỏng, vi phạm pháp luật, kỷ

Trang 21

luật sẽ ngày càng lún sâu vào tội lỗi, làm thiệt hại cho nhân dân Trong mộtnước, thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiếnmới thắng lợi, kiến quốc mới thành công.

Muốn pháp luật nghiêm minh, phát huy hiệu lực, cần có các điều kiện:

Trước hết, pháp luật đó phải đúng và phải đủ Pháp luật đúng là pháp

luật phản ánh trung thành bản chất các quan hệ xã hội khách quan, tiếp cậnđến chân lý, mà chân lý là tất cả những gì phù hợp với lợi ích của nhân dân.Còn pháp luật đủ là phải có tính đồng bộ, bao quát được các mặt, các loạiquan hệ, các lĩnh vực của đời sống xã hội

Thứ hai, pháp luật phải đến được với dân, “đi vào giữa dân gian” Để

pháp luật được thực thi trong đời sống xã hội phải chú trọng giáo dục, tuyêntruyền pháp luật cho mọi đối tượng dân cư, làm cho họ biết, hiểu và thực hiệnđúng Trong điều kiện dân trí còn thấp, học vấn hạn chế, văn hóa dân chủchưa cao, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật càng trở nên cần thiết

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, tuyên truyền, giáo dục pháp luật là

một “công đoạn” trong toàn bộ quy trình xây dựng thông qua, ban hành

-thực hiện, giám sát - sửa đổi, điều chỉnh pháp luật Tại Hội nghị thảo luận

Luật Hôn nhân và Gia đình, vấn đề này đã được Hồ Chí Minh chỉ rõ: "công

bố đạo luật này chưa phải đã là mọi việc đều xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt” Muốn dân hiểu, dân nhớ để làm

theo, trong tuyên truyền phải biết cách diễn đạt đơn giản, ngắn gọn, nhưngtuyệt đối chính xác, phù hợp với đặc điểm tâm lý, tính cách, văn hóa của cácđối tượng dân cư từng khu vực, từng miền trên đất nước

Thứ ba, cán bộ trực tiếp thực thi luật pháp phải thật sự công tâm và nghiêm minh Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ “gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của các đoàn thể cách mạng của quần chúng mà mình tham gia” Người nhiều lần phê phán những cán bộ,

đảng viên không chấp hành pháp luật của Nhà nước, cá nhân chủ nghĩa sinh

ra tự do chủ nghĩa, không tôn trọng pháp luật và thể lệ Nhà nước, làm gươngxấu cho quần chúng nhân dân

Trong việc giữ vững tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật, cán bộlàm công tác tư pháp có vai trò quan trọng Họ chính là người trực tiếp thực

Trang 22

thi luật pháp, đại diện cụ thể cho “cán cân công lý” Vì thế, Hồ Chí Minh yêu

cầu ở họ phải có phẩm chất đạo đức cần thiết: Trong công tác xử án phải côngbằng, liêm khiết, trong sạch như thế cũng chưa đủ vì không thể chỉ hạn chếhoạt động của mình trong khung tòa án mà còn phải gần dân, giúp dân, họcdân, hiểu dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng, trong sạch Đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luậthoặc xử lý không đúng, không nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, HồChí Minh chỉ rõ: Có cán bộ, đảng viên lợi dụng quyền thế của Đảng và Nhànước làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xâm phạm đến lợi íchvật chất và quyền tự do dân chủ của nhân dân, nhưng cũng chưa bị xử lý kịpthời như vậy là kỷ luật chưa nghiêm Người yêu cầu kiên quyết trừng trịnhững kẻ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền lợi của công dân, làm cho nhândân bất bình, oan ức

Với Hồ Chí Minh, pháp luật không phải là để trừng trị con người mà làcông cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người Tư tưởng pháp quyền củaNgười không chỉ dừng lại ở các quyền con người được ghi trong các văn bảnpháp luật mà còn thấm đượm một tấm lòng thương yêu nhân dân, chăm lo cho

ấm no, hạnh phúc của nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào

theo đạo lý truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam Vì thế, pháp quyền

Hồ Chí Minh là pháp quyền đặc biệt, pháp quyền nhân nghĩa - một thứ

nhân nghĩa có nội hàm triết lý, mang đậm tính dân tộc và dân chủ sâu sắc.Trên thế giới, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây tồn tại hai phương thứctrị nước chủ yếu: đức trị và pháp trị Bản thân Hồ Chí Minh cũng đã có lần đề

cập đến chế độ pháp trị: Tư pháp cần góp phần của mình là thực hiện chế

độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ

nhân dân Nhưng trong thực tế, Người đã kết hợp chặt chẽ việc quản lý, điềuhành xã hội bằng pháp luật với việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức cáchmạng, nâng cao bản lĩnh công dân, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân Hồ Chí Minh nhận rõ cả pháp luật và đạođức đều dùng để điều chỉnh hành vi của con người, nâng con người lên,

hướng con người tới chân, thiện, mỹ Pháp luật góp phần hoàn thiện nhân

cách làm người, còn đạo đức làm cho người ta thực hiện luật pháp một cách

Ngày đăng: 09/04/2013, 11:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w