1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VÀI TRÒ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

24 2,7K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 145 KB

Nội dung

Chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của việc Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để từ đó có thể áp dụng vào phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đề ra.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

Thế kỷ 20 đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống kinh tế, nói đúnghơn là giữa hai giải pháp vĩ mô đối lập nhau: nền kinh tế chỉ huy dựa trên sự kiểmsoát, tập trung của Nhà nước và nền kinh tế thị trường dựa vào thành phần tư nhân.Đến cuối thế kỷ 20, mô hình của nền kinh tế chỉ huy đã thể hiện rõ sự thất bại trongviệc duy trì tăng trưởng, tạo sự phồn vinh và thậm chí cả trong việc bảo đảm đời sốngkinh tế cho người dân Trong khi đó mô hình kinh tế chính trị lại tỏ ra rất thành côngtrong các nền kinh tế đa dạng từ Tây Âu đến Bắc Mĩ và cả Châu Á

Vấn đề đặt ra là nếu thị trường và hệ thống thị trường hiệu quả như vậy thì tạisao Nhà nước phải can thiệp? Tại sao không thực hiện một chính sách hoàn toàn tự do,

để mặc tư nhân kinh doanh? Đặc biệt là ở Việt Nam, một nước XHCN đang trong giaiđoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường Chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của việcNhà nước can thiệp vào nền kinh tế để từ đó có thể áp dụng vào phát triển nền kinh tếtheo những mục tiêu đã đề ra Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò quản lý của Nhà nướctrong nền kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp chúng ta nhận rõ được vai trònày của Nhà nước để từ đó có những biện pháp, chính sách cụ thể, đúng đắn, đưa nước

ta phát triển mạnh về kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình đi lên CNXH Hiệnnay, có rất nhiều hướng nghiên cứu, nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng vẫn chưagiải quyết được vấn đề một cách thoả đáng

Trang 2

I KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VÀI TRÒ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 2

1 Lịch sử ra đời và vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời đại lịch sử 2

Nhà nước là một phạm trù lịch sử Nhà nước không đồng nghĩa với xã hội Nhànước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử và nhà nước sẽ mất

đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa Cùng với sự phát triển của lịch sử,quan niệm về vai trò kinh tế của Nhà nước trong các giai đoạn có sự khác nhau

1.1 Lịch sử ra đời của Nhà nước 2

Nhà nước là một thể chế chính trị, là một trong những yếu tố thuộc kiến trúcthượng tầng xã hội Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lêninthì “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điềuhoà” Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiệnbản chất giai cấp sâu sắc

Trong lịch sử xã hội loài người đã có một thời kỳ không có Nhà nước Đó là thời

kỳ cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất, con người cùngchung sống, cùng lao động và cùng hưởng thành quả lao động chung Mọi người đềubình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không có người giàu người nghèo,không phân chia giai cấp, không có đấu tranh giai cấp Lực lượng sản xuất và năngsuất lao động ngày một tiến bộ hơn, phát triển hơn Sau ba lần phân công lao động xãhội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, hìnhthành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp

và sự đấu tranh giai cấp gay gắt không thể điều hoà, đòi hỏi phải có một tổ chức quyềnlực đủ mạnh để dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy Đáp ứng nhu cầu này, một tổchức ra đời đó là Nhà nước Nhà nước xuất hiện một cách khách quan Nhà nước làmột lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm

vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự

Như vậy Nhà nước xuất hiện và hình thành từ giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ.Nhà nước vẫn tiếp tục phát triển và tồn tại trong xã hội phong kiến, xã hội TBCN và

xã hội XHCN Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội thì đều có một kiểu Nhànước đặc trưng Nhưng dù trong bất cứ một xã hội nào thì Nhà nước luôn là tổ chứcđặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thựchiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện những mụcđích của giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị đó trong xã hội Hay

Trang 3

có thể nói Nhà nước là sự chuyên chính về chính trị của giai cấp nắm sức mạnh kinhtế.

Nhà nước Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển đã bỏ qua giai đoạn

xã hội TBCN Hiện nay Việt Nam chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng Nhà nướcXHCN- Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Nhà nước XHCN là Nhà nước mới nhất, tiến bộ nhất và là nhà nước cuối cùngtrong lịch sử Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình Nhà nước XHCN sẽ tiêu vong và

xã hội sẽ không còn tồn tại Nhà nước nữa

1.2 Vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời đại lịch sử

Vai trò kinh tế của Nhà nước được phôi thai ngay từ buổi ban đầu khi Nhà nướcchỉ vừa mới xuất hiện Sau đó mới được nhận thức và ứng dụng vào thực tiễn quản lýkinh tế xã hội Vai trò kinh tế của nhà nước ở các thời đại lịch sử khác nhau là khácnhau nhưng đều nhằm hướng tới một mục đích chung đó là “đảm bảo cho sự tăngtrưởng kinh tế và phát triển lâu dài”

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, Nhà nước chủ nô đã trực tíêp dùng quyền lực củamình can thiệp vào việc phân phối của cải được sản xuất ra bằng sức lao động củanhững người nô lệ, phục vụ giai cấp chủ nô, chiếm đoạt của cải đó bằng các thủ đoạncưỡng bức phi kinh tế Các cuộc cách mạng khác nhau đã chuyển xã hội chiếm hữu nô

lệ thành một xã hội mới tiến bộ hơn Xã hội phong kiến ra đời hình thành Nhà nướcphong kiến Nhà nước phong kiến không chỉ can thiệp vào việc phân phối của cải màcòn tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, tổ chức di dân khaihoangvà đề ra các chính sách ruộng đất Chung quy lại có thể nói vai trò kinh tế củacác Nhà nước trước CNTB là đặt ra chế độ thuế khoá để nuôi sống bộ máy cai trị, thựchiện chức năng đối nội, đối ngoại

Từ thế kỉ 15 chủ nghĩa tư bản bắt đầu hình thành, Nhà nước tư sản ra đời thay thếcho nhà nước phong kiến Thời kì này quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản được thựchiện, nền kinh tế thị trường từng bước được hình thành Giai cấp tư sản cần hỗ trợ củaNhà nước như vai trò “bà đỡ” cho sự ra đời của kinh tế thị trường Nhà nước tư sản sửdụng, thực hiện một chính sách tiền tệ hết sức nghiêm ngặt và hà khắc để tìm mọi cáchtích luỹ tiền tệ không cho tiền chạy ra nước ngoài Bên cạnh đó Nhà nước tư sản còn

có các chính sách, biện pháp cứng rắn để kiểm soát ngoại thương, lập hàng rào thuếquan bảo hộ, đánh thuế nhập khẩu cao, thuế xuất khẩu thấp, quy định nghiêm ngặt tỷgiá hối đoái, khuyến khích và hỗ trợ thương nhân trong nước Như vậy đến Nhà nước

Trang 4

tư sản, vai trò kinh tế của Nhà nước không dừng ở thuế khoá, không chỉ đơn thuần là

cơ quan cai trị bên ngoài, bên trên quá trình sản xuất mà Nhà nước đã phát hành hốiphiếu, vay nợ Sự xuất hiện sở hữu Nhà nước đã làm cho Nhà nước bắt đầu ở bêntrong quá trình sản xuất Nhờ vai trò kinh tế của Nhà nước tư sản mà các nước tư bản

đã tích luỹ được một lượng lớn của cải và tiền tệ Đầu thế kỉ 18, Nhà nước tư sản tậptrung khuyến khích phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất, tự do cạnh tranh trở thành xuthế tất yếuvà đòi hỏi cấp bách

Trong tình hình đó các nhà kinh tế cổ điển đã ủng hộ tự do cạnh tranh, đại biểucho trường phái này là Adam Smith(1723- 1790) đưa ra thuyết “bàn tay vô hình” vànguyên lý “Nhà nước không can thiệp” vào hoạt động của nền kinh tế thị trường, vàohoạt động của các doanh nghiệp Mặc dù coi trọng “bàn tay vô hình” song AdamSmith cũng cho rằng đôi khi Nhà nước cũng có những nhiệm vụ kinh tế nhất định, đó

là trong trường hợp các nhiệm vụ kinh tế vượt quá khả năng của một doanh nghiệpnhư làm đường, xây bến cảng, đào các con kênh lớn… Đầu những năm 30 của thế kỷ

XX những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra thường xuyên, đặc biệt cuộc khủng hoảngquy mô lớn 1929- 1933 chứng tỏ “bàn tay vô hình” đã không thể bảo đảm những điềukiện ổn định cho kinh tế thị trường phát trỉên Và nhà kinh tế học người Anh, JohnMaynard Keynes (1884- 1946) đã đưa ra lý thuyết “Nhà nước điều tiết nền kinh tế thịtrường” Nhà nước can thiệp vào kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô Ở tầm vĩ mô, Nhànước sử dụng các công cụ như lãi suất, chính sách tín dụng, điều tiết lưu thông tiền tệ,lạm phát, bảo hiểm, thuế, trợ cấp, đầu tư phát triển… Ở tầm vi mô, Nhà nước trực tiếpphát triển các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ công cộng Học thuyếtKeynes đã cứu CNTB khỏi cơn khủng hoảng lớn của những năm 30- 40, song nhữngchấn động lớn trong nền kinh tế vẫn diễn ra, tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp, lạmphát vẫn xảy ra ngày càng trầm trọng Để phê phán học thuyết Keynes, học thuyết kinh

tế hỗn hợp của Paul A.Samuelson ra đời Samuelson cho rằng “điều hành một nền kinh

tế không có cả Nhà nước lẫn thị trường thì cũng như vỗ tay bằng một bàn” Phối hợp

“bàn tay vô hình” của thị trường với “bàn tay hữu hình” của Nhà nước để điều chỉnhnền kinh tế thị trường đã được ra đời và phát huy tác dụng Thị trường là động lựcmạnh mẽ đối với sự tăng trưởng Nhà nước tạo ra môi trường an toàn để thị trườngphát triển và hạn chế sự dư thừa của những thị trường khó kiểm soát

Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản tuy có những đặc điểm riêng nhưng đềuthuộc kiểu Nhà nước của giai cấp bóc lột Cơ sở kinh tế của chúng là chế độ tư hữu về

tư liệu sản xuất và chế độ người bóc lột người Các Nhà nước đó đều là công cụ thốngtrị của thiểu số giai cấp bóc lột đối với đại đa số nhân dân lao động

Trang 5

Đối lập với các Nhà nước trên là Nhà nước XHCN Đó là Nhà nước kiểu mới Cơ

sở kinh tế của Nhà nước XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, phát triển kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước Nhà nước XHCN can thiệp vào các quá trình sản xuất xã hội, vào các quan hệđối ngoại, sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thể chế hoá các chủ trương chính sách thành hệthống các luật lệ, các quy chế đồng bộ để trực tiếp tác động, khống chế, điều tiết cáchoạt động kinh tế, định hướng cho sự phát triển cân đối Tuy là Nhà nước kiểu mới,Nhà nước tiến bộ nhất nhưng vai trò kinh tế của nhà nước trong xã hội XHCN cũngtrải qua nhiều thăng trầm Thời kỳ đầu do sự can thiệp quá lớn của Nhà nước vào nềnkinh tế nên đã kìm hãm sự phát triển Chỉ sau khi chuyển đổi sang cơ chế mới, vai tròkinh tế của Nhà nước XHCN mới thực sự có hiệu quả và thể hiện rõ nét thông quanhững thành quả đạt được

Như vậy qua những chặng đường phát triển của lịch sử, chúng ta thấy rằng ởnhững thời kì khác nhau vai trò kinh tế của Nhà nước tuy có những điểm khác nhaunhưng suy đến cùng nó rất quan trọng và không thể thiếu được

2 Kinh tế thị trường và tính tất yếu của vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

2.1 Khái niệm và nội dung cơ chế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường có một loạt những quy luật kinh tế vốn có của nó nhưquy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh,v.v… Các quy luật đó đềubiểu hiện sự hoạt động của mình thông qua giá cả thị trường Nhờ sự vận động giá cảthị trường mà diễn ra một sự thích ứng một cách tự phát giữa khối lượng và cơ cấu củasản xuất (tổng cung) với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội (tổng cầu), tức là sựhoạt động của các quy luật đó đã điều tiết nền sản xuất xã hội

Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác độngcủa các quy luật vốn có của nó Nói một cách cụ thể hơn, cơ chế thị trường là hệ thốnghữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung -cầu, cạnh tranh… trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thịtrường

Trang 6

Cơ chế thị trường là một bộ máy tinh vi để phối hợp một cách không tự giác hoạtđộng của người tiêu dùng với các nhà sản xuất Cơ chế thị trường tự phát sinh và pháttriển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hànghoá thì ở đó có thị trường và do đó có cơ chế thị trường hoạt động.

Tín hiệu của cơ chế thị trường là giá cả thị trường.

Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường của hàng hoá Giá

cả thị trường có những chức năng chủ yếu sau đây:

- Chức năng thông tin: Những thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất

biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung - cầu, biếtđược sự khan hiếm đối với các loại hàng hoá Nhờ đó mà những đơn vị kinh tế có liênquan ra được những quyết định thích hợp Như vậy những thông tin về giá cả điềuchỉnh hướng sản xuất và quy mô sản xuất, từ đó điền chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩmphù hợp với nhu cầu của xã hội

- Chức năng phân bố các nguồn lực kinh tế Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự

biến động của cung - cầu, sản xuất và tiêu dùng và dẫn đến sự biến đổi trong phân bốcác nguồn lực kinh tế Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi giá cả thấp, do đólợi nhuận thấp đến nơi giá cả cao, do đó lợi nhuận cao, tức là các nguồn lực sẽ đượcchuyển từ nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đối giữa tổng cung

cả trên thị trường tự do Nói chung giá cả đó gần như không có quan hệ gì với giá trịhàng hoá, cũng như không tương quan đến cung cầu, nên mọi sự tính toán hiệu quảđều sai lệch Bao cấp qua giá là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt lớncủa ngân sách, do đó dẫn đến lạm phát

Việc chuyển sang cơ chế một giá - giá cả thị trường đối với tất cả các loại hànghoá, chỉ trừ một số rất ít hàng hoá do Nhà nước định giá là bước chuyển có ý nghĩaquyết định từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường ở nước ta

Trang 7

2.2 Ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường

Cái gì cũng có tính hai mặt của nó, cơ chế thị trường cũng vậy Trong quá trìnhvận động và phát triển, cơ chế thị trường luôn nảy sinh những ưu điểm, khuyết tật.Thực tế khó đánh giá đầy đủ những ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường Tuynhiên có thể nêu lên những ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường như sau:

2.2.1 Những ưu điểm của cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà không có cơ chế nào hoàntoàn thay thế được

Thứ nhất, cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo

điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ Nó tự kích thích sự phát triển sảnxuất, tăng trưởng kinh tế cả theo chiều rộng và chiều sâu Tăng cường chuyên môn hoásản xuất Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, huy động được các nguồnlực của xã hội và phát triển kinh tế

Thứ hai, sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối

lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội, nhờ đó cóthể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và sản xuất về các loại hàng hoá khác nhau.Những nhiệm vụ này nếu Nhà nước làm sẽ phải thực hiện một khối lượng công việckhổng lồ, có khi không thực hiện được và đòi hỏi chi phí cao trong việc ra quyết định

Thứ ba, cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất Sức ép

của cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt đến mứctối thiểu bằng cách áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất như không ngừng đổi mới

kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lýkinh doanh, nâng cao hiệu quả

Thứ tư, cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối

ưu Trong nền kinh tế thị trường, việc lưu thông, di chuyển, phân phối các yếu tố sảnxuất, vốn đều tuân theo nguyên tắc của thị trường; chúng sẽ chuyển đến nơi được sửdụng với hiệu quả cao nhất, do đó các nguồn lực kinh tế được phân bố một cách tối ưu

Thứ năm, sự điều tiết của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của cơ

quan nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn trước nhưng điều kiện kinh tế biếnđổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội

Nhờ những ưu điểm và tác dụng đó, cơ chế thị trường có thể giải quyết đượcnhững vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế Nó là cơ chế tốt nhất điều tiết nền sản xuất

xã hội

Trang 8

Tuy nhiên, “sự thành công” của cơ chế đó là có điều kiện: các yếu tố sản xuấtđược lưu động, di chuyển dễ dàng; giá cả thị trường có tính linh hoạt, thông tin thịtrường phải nhanh nhạy, và các chủ thể thị trường phải nắm được đầy đủ thông tin liênquan.

2.2.2 Những khuyết tật của cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế thị trường, tuy nhiên cơ chếthị trường cũng có những khuyết tật vốn có của nó

Thứ nhất, cơ chế thị trường chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh

hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo, thì hiệu lực của cơ chế thị trường

bị giảm Chẳng hạn xuất hiện độc quyền, các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng,tăng giá để thu lợi nhuận cao, mặt khác, khi xuất hiện độc quyền, thì không có sức épcủa cạnh tranh đối với việc đổi mới kỹ thuật

Thứ hai, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì vậy họ có thể

lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đóhiệu quả kinh tế - xã hội không được đảm bảo

Thứ ba, phân phối thu nhập không công bằng, có những mục tiêu xã hội dù cơ chế thị

trường có hoạt động trôi chảy cũng không thể đạt được Sự tác động của cơ chế thịtrường sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, sự phân cực về của cải, tác động xấu đếnđạo đức và tình người Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tếcao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội muốn vươn tới EdgarMorin đã nhận xét chua chát: “Trong các nền văn minh được gọi là phát triển củachúng ta, tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá, trí não, tìnhngười”

Thứ tư, một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những

thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp Người ta nhận thấyrằng, một nền kinh tế thị trường hiện đại đứng trước một khó khăn nan giải của kinh tế

vĩ mô: không một nước nào trong một thời gian dài lại có được lạm phát và đầy đủcông ăn việc làm

Do cơ chế thị trường có một loạt các khuyết tật vốn có của nó, nên trong thực tế khôngtồn tại cơ chế thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của nhà nước để sửachữa những thất bại của cơ chế thị trường, khi đó nền kinh tế, như người ta gọi, là nềnkinh tế hỗn hợp

2.3 Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN

Trang 9

Như sự phân tích ở trên thì cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tếhàng hoá một cách có hiệu quả, tuy nhiên cơ chế thị trường có một loạt những khuyếttật Để khắc phục sữa chữa những khuyết tật, hạn chế của cơ chế thị trường, tất yếukhách quan phải có sự can thiệp của “bàn tay hữu hình”, đó là vai trò của Nhà nướcvào thị trường, vào nền kinh tế Do đó ngày nay ở các nước mà nền kinh tế do cơ chếthị trường điều tiết nói riêng và ở các nền kinh tế nói chung đều có sự can thiệp củaNhà nước vào kinh tế Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế là nhu cầu kháchquan nội tại của nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường Việc điều tiết,khống chế và định hướng các hoạt động kinh tế theo phương hướng và mục tiêu nhưthế nào phụ thuộc vào bản chất các hình thức Nhà nước và con đường mà mỗi quốcgia lựa chọn Đất nước Việt Nam chúng ta muốn đạt tới mục tiêu XHCN cần phảichuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, song cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhànước là một tất yếu khách quan Việc nước ta chọn cơ chế mới là cần thiết, tất yếu vàphù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nước ta trên con đường quá độ đi lên CNXH bỏqua TBCN.

Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế định hướngXHCN là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử và chưa có mô hìnhvạch sẵn Vì thế nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay là xác định nội dung của cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN

Nét tổng quát của cơ chế thị trường của ta hướng tới là “cơ chế kinh tế mà trong

đó thị trường và các quan hệ thị trường ngày càng đóng vai trò quyết định đối với sảnxuất kinh doanh và phân phối tài nguyên quốc gia dưới sự quản lý vĩ mô của Nhànước, nền kinh tế nhiều thành phần thông qua cạnh tranh, liên kết hợp tác có trình độ

xã hội hoá cao, thúc đẩy sự hài hoà giữa sản xuất và nhu cầu, nền kinh tế vận hànhtheo các quy luật kinh tế khách quan và các chính sách kinh tế phù hợp bảo đảm thịtrường thống nhất, mở rộng, phục vụ các mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả, cân bằng và

ổn định Nhà nước dùng luật pháp, kế hoạch định hướng và các chính sách kinh tế dẫndắt thị trường phát triển lành mạnh, dùng chính sách phân phối và điều tiết để đảm bảophúc lợi cho toàn dân và thực hiện công bằng xã hội”

Theo mô hình tổng quát nêu trên, có thể xác định những nội dung cơ bản của cơchế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là: Xã hội hoá sảnxuất cao, phải có sự phân công lao động hết sức sâu sắc, công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho XHCN, phát triển lực lượng sảnxuất, xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy tối đa mọi nguồn lực để thúc đẩymọi mặt của đời sống kinh tế xã hội phát triển, đổi mới căn bản cách tổ chức và

Trang 10

phương thức quản lý, mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, hợp tác hoá, tiến hànhcách mạng văn hoá Nâng cao, khẳng định vai trò, địa vị làm chủ của người lao độngtrong nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, tự do dân chủ Tăng trưởng kinh tế phải

đi đôi với phát triển văn hoá- xã hội, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh,phải phát triển toàn diện trên mọi mặt mọi hướng, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh

tế đối ngoại, mở cửa hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới trên cơ

sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, tự do hoá thương mại và canhtranh… Tất cả những cái trên đều vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằngvăn minh Nhà nước là của dân, do dân và vì dân “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.Trong nội dung của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướngXHCN nổi lên vai trò kinh tế của Nhà nước Đó là vai trò điều tiết sự phát triển kinh tế

và định hướng cho sự phát triển Nhà nước điều tiết sự phát triển kinh tế bằng việc giữ

ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường để kinh tế phát triển Nhà nước vẫn sử dụngcông cụ kế hoạch hoá bên cạnh đó còn sử dụng hệ thống các công cụ kinh tế như thuế,lãi suất, tín dụng, cung cầu thị trường tiền tệ, tỉ giá hối đoái… để điều tiết vĩ mô nềnkinh tế nói chung, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói riêng Qua đó thúcđẩy các doanh nghiệp phải vươn lên làm ăn Thông qua hệ thống pháp luật Nhà nướcbảo đảm cho nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, bảo đảm tự do dân chủnhưng có kỷ cương Nhà nước tạo môi trường ổn định lành mạnh để các thành phầnkinh tế, các doanh nghiệp tự do hoạt động, tư bản nước ngoài yên tâm đầu tư, kinh tế

tư nhân hăng hái bỏ vốn làm giàu Nhà nước định hướng sự phát triển nhằm từng bướcxây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân Nhà nướctrực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt sự phát triển toàn bộ nền kinh tế theođịnh hướng XHCN Nhà nước bắt buộc mọi đối tượng phải hoạt động trong một khuônkhổ nhất định cho phép để đảm bảo công bằng, hiệu quả trong kinh tế, hướng dẫn toàn

bộ hoạt động kinh tế xã hội đi vào quỹ đạo của CNXH

Ở nước ta, Nhà nước đưa ra quyết định chiến lược kinh tế - xã hội, có kế hoạchtriển khai và cụ thể hoá quyết định chiến lược nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêucuối cùng, tổ chức quản lý kinh tế thực hiện kế hoạch đã định, xác định cơ cấu tổ chứcquản lý kinh tế, chỉ huy nền kinh tế, điều hoà phối hợp thực hiện kiểm tra giám sátviệc thực hiện kế hoạch so sánh giữa mục tiêu, kế hoạch, tiêu chuẩn với thực tế hoạtđộng, khuyến khích và trừng phạt Như vậy có thể thấy rằng vai trò quản lý kinh tế củaNhà nước ta trong cơ chế thị trường định hướng XHCN có ý nghĩa hết sức to lớn vàquan trọng Kinh tế phát triển đi lên hay xảy ra khủng hoảng lạm phát tất cả đều phụthuộc vào sự quản lý của Nhà nước

Trang 11

Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là một cơchế mới Việt Nam chúng ta vận dụng nó là hết sức đúng đắn nhưng liệu thực sự cóthành công hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà yếu tố quan trọng nhất làNhà nước Nhà nước không thể thiếu được trong cơ chế thị trường định hướng XHCNnói riêng, trong mọi nền kinh tế nói chung vì thế luôn cần thiết tăng cường vai trò kinh

tế của Nhà nước Đặc biệt Việt Nam chúng ta quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN thì vaitrò của Nhà nước càng cần được tăng cường hơn nữa để chúng ta xây dựng thành công

cơ chế mới, để đạt được những gì đã đề ra

3 Mục tiêu và các chức năng của quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Việt Nam

Quá trình hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở Việt Nam kháchquan phải có sự quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước

3.1 Mục tiêu của quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Việt Nam

a Mục tiêu phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý, có hiệu quả

Để phân bổ các nguồn lực hợp lí có hiệu quả, Nhà nước phải dựa vào công cụ kếhoạch để hoạch định sự phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân Thông qua công cụnày, Nhà nước có thể nắm bắt được những yếu tố ảnh hưởng đến mức cung- cầu, sảnxuất- tiêu dùng, hàng hoá- tiền tệ, trạng thái kinh tế của các vùng trong cả nước để từ

đó phân bổ các nguồn lực(vốn, lao động, công nghệ…) cho phù hợp từng vùng, sửdụng có hiệu quả nhất các nguồn lực để từ đó nâng cao sản lượng thực tế tương ứngvới mức sản lượng tiềm năng, tạo điều kiện tốt cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định.Nhờ công cụ này mà Nhà nước khẳng định được ý đồ của mình trong nhiều lĩnh vựcnhư xây dựng công trình công cộng, thúc đẩy sự phát triển khoa học kĩ thuật côngnghệ, xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, giảm bớt độ rủi ro

và hỗ trợ cho các thành phần tổ chức kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúcđẩy kinh tế phát triển có hiệu quả nhất

Đây là mục tiêu quan trọng đối với Việt Nam chúng ta Bởi chúng ta đang trongthời kỳ quá độ lên CNXH, kinh tế xã hội còn nghèo nàn lạc hậu, chưa phát triển, giữacác vùng miền còn có sự chênh lệch nhau khá lớn về điều kiện phát triển, về trình độlao động, về sự hiểu biết,… Cho nên việc phân bổ các nguồn lực hợp lí sẽ là động lựcđưa đất nước phát triển đi lên tránh khỏi sự tụt hậu so với thế giới, giúp chúng ta quá

độ thành công tiến lên xây dựng CNXH

Trang 12

b Mục tiêu phân bố công bằng tổng sản phẩm quốc dân và giải quyết tốt các vấn đề

xã hội

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Nhà nước sử dụng chính sách thu nhập và giáo dụcnâng cao trình độ dân trí Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp song bắtbuộc thực hiện nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làchính Việc phân phối và phân phối lại hợp lí khuyến khích mọi cá nhân tổ chức làmgiàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch quá đáng về mứcsống, trình độ giữa các miền vùng, tầng lớp dân cư, giảm sự phân hoá giàu nghèo Đốivới các vấn đề xã hội, Nhà nước có các giải pháp để xoá nạn mù chữ, hoàn thành phổcập giáo dục, giảm sự gia tăng dân số, tạo thêm công ăn việc làm, ngăn chặn và làmgiảm ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên bừa bãi, đẩy lùi tham nhũng, các tệ nạn

xã hội, loại trừ văn hoá phẩm độc hại…

c Mục tiêu phát triển toàn diện

Nhà nước đề ra các chính sách, biện pháp để thúc đẩy phát triển toàn diện: công,nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với côngnghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu nông thôn theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Trong công nghiệp chú trọng trước hết vào công nghiệp chếbiến và công nghiệp hàng tiêu dùng, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệpnặng Cải tạo, nâng cấp và xây mới kết cấu hạ tầng cơ sở Về dịch vụ tập trung pháttriển lĩnh vực vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính ngânhàng,…

Phát triển toàn diện sẽ giúp cho Việt nam nói riêng, các nước trên thế giới nóichung có một nền tảng vững chắc, làm bàn đạp thúc đẩy kinh tế xã hội ngày một pháttriển đi lên Phát triển toàn diện nhưng có chọn lọc là điều kiện cần thiết để chúng tatiến lên XHCN, để chúng ta xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho XHCN

d Mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế

Muốn kinh tế ổn định và tăng trưởng, Nhà nước phải tạo ra môi trường tốt cho thịtrường, phát huy các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của nó Ổn định và tăngtrưởng kinh tế có nghĩa là duy trì sự ổn định cơ bản của mức vật giá, ngăn ngừa vàkiềm chế lạm phát Duy trì sự ổn định cơ bản của công ăn việc làm, hạn chế tỉ lệ thấtnghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, xây dựng môi trường làm việc tốt Duy trì sự ổnđịnh cơ bản của tăng trưởng kinh tế, làm cho kinh tế ổn định hài hoà Đảm bảo sự cânbằng cơ bản của thu chi ngân sách, sự cân bằng cơ cấu

Ngày đăng: 09/04/2013, 18:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w