Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Nhà nước và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (Trang 25 - 32)

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1.5. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nam

Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện:

Một là, Nhà nước ta là Nhà nước cúa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Đây là nguyên tắc cơ bản, được khẳng định trong chỉ đạo quá trình xây dựng Nhà nước, được ghi nhận trong các Hiến pháp của Nhà nước ta và được

thể hiện cụ thể trong các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Hai là, xác định quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục thực hiện việc cải cách bộ máy Nhà nước.

Quán triệt quan điểm quyền lực Nhà nước thống nhất sẽ tác động trực tiếp đến việc tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ cấu thực hiện quyền lực của bộ máy Nhà nước, bảo đảm cho bộ máy Nhà nước vận hành đồng bộ, thống nhất và có hiệu lực, hiệu quả. Mặt khác, tăng cường việc phân công, phân nhiệm rành mạch, hợp lý, rõ ràng và chú trọng phối hợp chặt chẽ trên tinh thần “vì dân, do dân” giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chính là điều kiện để phát huy tốt hiệu lực của quyền lực Nhà nước thống nhất.

Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao.

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.

Trong việc tổ chức và phân công quyền lực Nhà nước, vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp nước ta mà trung tâm là hệ thống các toà án được đề cao; bảo đảm các nguyên tắc khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm.

Chính quyền địa phương luôn luôn được chăm lo củng cố theo quy định của các Hiến pháp với việc hình thành Hội đồng nhân dân do nhân dân địa

phương trực tiếp bầu ra và Hội đồng nhân dân bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân.

Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hệ thống pháp luật phải thể hiện đầy đủ, đúng đắn ý chí của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Pháp luật phải được chính Nhà nước, cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước và mọi người, mọi tổ chức trong xã hội tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Hiến pháp năm 1992 đã xác định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật”. Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật là của tất cả công dân, không loại trừ đối với bất cứ ai. Ngay Đảng Cộng sản Việt Nam, được toàn thể nhân dân Việt Nam thừa nhận vị trí, vai trò lãnh đạo đất nước và Hiến pháp khẳng định Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, đồng thời, Hiến pháp cũng xác định: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Kể từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho đến nay, nội dung này luôn luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong các văn bản pháp luật, các nội dung về quyền con người đều được quy định đầy đủ. Hiến pháp năm 1992 đã dành trọn một chương (Chương V) với 34 điều quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Như vậy, nguyện vọng thiết tha và mục tiêu cao cả của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền con người, quyền công dân, được thể chế hoá thành luật và được Nhà nước ta tổ chức thực hiện có kết quả.

Năm là, Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nhà nước ta đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương, trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân hàng... Việt Nam cũng đã là thành viên của trên 100 điều ước quốc tế đa phương. Việc ký kết các điều ước quốc tế ngày càng được mở rộng, đặc biệt phải kể đến việc Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ thế quốc tế (IMF). Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), v.v... Việc tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO,... là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.

Sáu là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân ta đã có một thời kỳ ở nước ta tồn tại nhiều đảng chính trị hoạt động trong đời sống xã hội. Qua thử thách của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam đã thừa nhận vị trí, vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp.

Trong điều kiện một đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng chúng ta có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận hoạt động tích cực để đoàn kết rộng rãi và đại diện cho tiếng nói của tất cả các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội.

2.Vai trò Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đối với nền kinh tế thị trường:

2.1.Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay:

2.1.1 . Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoan sơ khai

Đó là do các nguyên nhân:

Cơ sở vật chất - kĩ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thê hệ ( có lĩnh vực 4-5 thế hê ). Lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội. Do đó năng xuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới ( năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới ).

Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc … còn lạc hậu, kém phát triển ( mật độ đường giao thông/km bằng 1% với mức trung bình của thế giới; tốc độ truyền thông trung bình cả nước chậm hơn thế giới 30 lần ). Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt, tách biệt nhau, do đó làm cho nhiều tiềm năng của các địa phương không thể khai thác, các địa phương không thể chyên môn hoá sản xuất để phát huy thế mạnh.

Do cơ sở vật chất kỹ thuật – còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao động kém phát triển, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế chậm. Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ. Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lượng, lao động, nhưng chỉ sản xuất khoảng 26%GDP, các ngành kinh tế công nhgệ cao chiếm tỉ trong thấp.

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, cũng như thị trường nước ngoài còn rất yếu. Do cơ sở vật chất - kĩ thật và công nghệ lạc hậu, nên năng xuất lao động thấp, do đó khôi lượng hàng hoá nhỏ bé, chủng loại hàng hoá nghèo nàn, chất lượng hàng hoá thấp, giá cả cao vì thế khả năng cạnh tranh còn yếu.

2.1.2. Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ

Do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôI cuốn được tất cả các vùng trong nước vào một mạng lưới lưu thông hàng hoá thống nhất.

Thị trường hàng hoá - dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực

Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng.

Thị trường tièn tệ thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Thị trường chứng khoán ra đời nhưng cũng chưa có nhiều “ hàng hoá” để mua – bán và mới có rất it các doanh nghiệp đủ đIều kiện tham ra thị trường này.

2.1.3. Nhiều thành phần kinh tế tham ra thị trường;

Do vậy nền kinh tế ở nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng hoá cùng tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hàng hoá nhỏ phân tán còn phổ biến.

2.1.4. Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại

Hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết các nước khác. Toàn cầu hoá và khu vực hóa về kinh tế dang đặt ra chung cho các nước cungc như ở nước ta nói riêng những thách thức rất gay gắt. Nhưng nó là xu thế tất yếu khách quan, nên không đạt vấn đè tham ra hay không tham ra mà chỉ có thể đặt ra vấn đề : tìm cách xử xự với xu hướng đó thế nào? PhảI chủ động hội nhập, chẩn bị tốt để chủ động tham ra vào khu vực hoá toàn cầu hoá, tìm ra “ cái mạnh tương đối “ của nước ta, thự hiện đa phương hoa đa dạng hoa kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực, nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nề kinh tế quốc dân, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta nhận định về các vấn đề này như sau : “ Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiên chư nghiêm.

Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai còn nhiều yếu kém ; thủ tục hành chính đổi mới chậm. Thương nghiệp nhà nước bỏ trông một số trận địa quan trọng, chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo trên thị trường. Quản lý xuất nhập khẩu có nhiều sơ hở, tiêu cực, một số trường hợp gây tác động sấu đối với sản xuất. Chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý. Bội chi ngân sách và nhập siêu lớn. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng chưa vững chác”.

Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực. Theo Tổng cục Thống kê ngày 31/12, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%).

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.

Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD.

Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 ước tính tăng 17,1% so với năm 2006.Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng.

Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ đạt 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%.

Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007 ước đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số thuê bao phát triển trong 3 năm 2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi) phát triển mới năm 2007 ước đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người sử dụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước.

Lượng khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006. Vận tải hành khách năm 2007 ước tính đạt 1535,5 triệu lượt khách so với năm trước tăng 8,4%.

Tuy còn một số tồn tại về vấn đề nhập siêu, giá cả hàng hóa tăng cao xong nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức để đạt tốc độ tăng trưởng như đầu năm đã đề ra là gần 8,5%.

Năm 2007, nhìn chung đời sống của dân nhân tiếp tục ổn định và từng bước được cải thiện. Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố như giá tiêu dùng liên tục tăng, sản xuất nông nghiệp ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, nhưng đời sống của đại đa số dân cư ở nông thôn vẫn giữ được mức ổn định, do giá nông sản, thực phẩm tăng đã khuyến khích nông dân sản xuất hàng hóa, tăng thêm thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ

Một phần của tài liệu Nhà nước và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w