1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng đào tào, bồi dưỡng cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân xã Tam Dị huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

50 610 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 315 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ TAM DỊ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 4 1.1. Khái quát chung về UBND xã Tam Dị – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang 4 1.1.1. Khái quát chung về xã Tam Dị – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang 4 1.1.2. Giới thiệu chung về UBND xã Tam Dị – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang 5 1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trực thuộc 7 1.1.4. Khái quát về Văn phòng thống kê xã Tam Dị 11 1.1.6. Khái quát chung về các hoạt động Quản trị nhân lực của UBND xã Tam Dị 14 1.2. Cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 16 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 16 1.2.2. Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 18 1.2.3. Đối tượng của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 19 1.2.4. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 19 1.2.5. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 20 1.2.6. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 21 1.2.7 Các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 24 2.1. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND xã Tam Dị hiện nay 26 2.1.1. Về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức UBND xã Tam Dị 26 2.1.2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức UBND xã Tam Dị 27 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND xã Tam Dị 30 2.2.1. Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 30 2.2.2. Những kết quả đạt được của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 36 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND xã Tam Dị 37 2.4. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND xã Tam Dị 37 2.4.1. Ưu điểm 37 2.4.2. Những tồn tại và hạn chế 38 2.4.3. Nguyên nhân 38 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND XÃ TAM DỊ 40 3.1. Về giải pháp 40 3.1.1. Giải pháp chung 40 3.1.2. Giải pháp cụ thể 40 3.2. Về khuyến nghị 42 3.2.1. Đối với UBND xã và các cơ sở cấp trên 42 3.2.2. Đối với Văn phòng thống kê xã Tam Dị 42 PHẦN KẾT LUẬN 43

Trang 1

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3

7 Kết cấu đề tài 3

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ TAM DỊ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 4

1.1 Khái quát chung về UBND xã Tam Dị – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang4 1.1.1 Khái quát chung về xã Tam Dị – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang 4

1.1.2 Giới thiệu chung về UBND xã Tam Dị – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang 5

1.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trực thuộc 7

1.1.4 Khái quát về Văn phòng thống kê xã Tam Dị 11

1.1.6 Khái quát chung về các hoạt động Quản trị nhân lực của UBND xã Tam Dị 14

1.2 Cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 16

1.2.1 Các khái niệm cơ bản 16

1.2.2 Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 18

1.2.3 Đối tượng của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 19

1.2.4 Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 19

1.2.5 Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 20

1.2.6 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 21

1.2.7 Các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 24

Trang 2

2.1.1 Về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức UBND xã Tam Dị 26

2.1.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức UBND xã Tam Dị 27

2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND xã Tam Dị 30

2.2.1 Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 30

2.2.2 Những kết quả đạt được của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 36

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND xã Tam Dị 37

2.4 Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND xã Tam Dị 37

2.4.1 Ưu điểm 37

2.4.2 Những tồn tại và hạn chế 38

2.4.3 Nguyên nhân 38

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND XÃ TAM DỊ 40

3.1 Về giải pháp 40

3.1.1 Giải pháp chung 40

3.1.2 Giải pháp cụ thể 40

3.2 Về khuyến nghị 42

3.2.1 Đối với UBND xã và các cơ sở cấp trên 42

3.2.2 Đối với Văn phòng thống kê xã Tam Dị 42

PHẦN KẾT LUẬN 43

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập ngành nghề là quyền và nghĩa vụ của mỗi sinh viên, là bài học thực tếgiúp sinh viên có thể liên hệ những lý thuyết đã được học vào thực tiễn, đồng thời pháthuy sáng tạo và quan sát cho sinh viên Là sinh viên năm cuối, chuyên ngành Quản trịnhân lực Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường và UBND

xã Tam Dị em đã được cử đi thực tập và tìm hiểu công việc của UBND xã

Được tiếp xúc với thực tế công việc và quy trình làm việc chuyên nghiệp giúp

em có cái nhìn cụ thể hơn về công việc và học hỏi nhiều kinh nghiệm của những người

đi trước trong tiến trình giải quyết công việc của cơ quan Đặc biệt trong thời gian thựctập, em thực sự thấy quan tâm về vấn đề đào tạo bồi dưỡng và xác định được tầm quantrọng của công tác đối này với chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng thống kê UBND

xã Tam Dị Vì vậy em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng côngchức cấp xã tại xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”

Em xin được gửi lời cảm ơn tới cô Thạc sĩ Đỗ Thị Hải Hà, giảng viên Khoa Tổchức và quản lý nguồn nhân lực Trường đại học Nội vụ Hà Nội và Tổ Giảng viênchuyên ngành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoànthành bài báo cáo này

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo UBND xã Tam Dị; các anh, chịcông tác tại Văn phòng cũng như các anh chị trong cơ quan, đặc biệt là các anh MaiThanh Tuyền đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và tận tình hướng dẫn thu thập tài liệu,tìm hiểu nghiệp vụ cũng như chỉ bảo những kỹ năng chuyên môn cho em trong suốtthời gian thực tập ngành nghề

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo với tất cả sự nỗ lực của bản thân,song do còn hạn chế nhiều mặt nên bài báo cáo không tránh khỏi những khiếm khuyết,những sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô đểbài báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Tam Dị, ngày 01 tháng 9 năm 2016

Sinh viên thực tập

Thân Ngọc Đức

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề nhân lực và quản trị nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt đối với một tổchức nói chung và đối với các nhà quản lý nói riêng Con người luôn là yếu tố mangtính quyết định đối với bất kì một tổ chức nào, vì vậy xây dựng một chiến lược đàotạo, quản lý tốt sẽ phát huy được tối đa khả năng và sức sáng tạo của người lao động,

từ đó đem lại hiệu quả cao trong công việc

Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước như hiện nay, xây dựng một bộmáy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả luôn là vấn đề hết sức được quan tâm.Các nghiên cứu và báo cáo cho thấy, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, côngchức chính là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động của nề hànhchính nhà nước

Cán bộ công chức có vai trò rất quan trọng bởi đó chính là những người thaymặt nhà nước thực thi quyền lực, đại diện cho nhà nước Vì thế, trong bối cảnh nhưhiện nay, để không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng của nền hành chính nhà nướcnói chung và của cán bộ công chức nói riêng thì đòi hỏi chính quyền các cấp, các banngành cần phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, côngchức, vì đó chính là cơ sở nền tảng cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Đào tạo là những hoạt động nhằm tăng kết quả công việc của nhân viên thôngqua việc cung cấp cho họ sự thành thạo kỹ năng, hoặc kiến thức mới Bồi dưỡng là quátrình cập nhật kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu nhằm bổ túc nghề nghiệp đào tạohay củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề

Với mục tiêu áp dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn đồng thời đónggóp những ý kiến của mình nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán

bộ công chức, em quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng đào tào, bồi dưỡng cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân xã Tam Dị - huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang”.

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ cấu, tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hànhchính nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền ban của các phòng ban nơi thực tập

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, bước đầu rèn luyện các kĩ năngnghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước

- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi với cán

bộ nơi thực tập

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thiệu về UBND xã Tam Dị huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

- Xây dựng hệ thống lý luận kiến thức cơ bản về công tác đào tạo bồi dưỡng cán

- Không gian: UBND xã Tam Dị - huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

- Thời gian: từ năm 2012 đến năm 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin

- Phương pháp đánh giá tài liệu

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp quan sát

Và một số phương pháp nghiên cứu khác

Trang 2

Trang 7

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài

- Về mặt lý luận: xây dựng hệ thống lý luận kiến thức cơ bản về công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Về mặt thực tiễn: tìm hiểu thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccủa UBND xã Tam Dị hiện nay, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đưa ra các giảipháp, kiến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế để nângcao chất lượng hoạt động của UBND xã Tam Dị nói chung và đội ngũ cán bộ, côngchức nói riêng

7 Kết cấu đề tài

Đề tài ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan về UBND xã Tam Dị và cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Chương 2 Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND xã Tam Dị hiện nay.

Chương 3 Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND xã Tam Dị.

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ TAM DỊ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO,

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1 Khái quát chung về UBND xã Tam Dị – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

1.1.1 Khái quát chung về xã Tam Dị – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

Xã Tam Dị là một xã vùng trung du nằm hướng Đông Bắc huyện Lục Nam,tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên 28,54 km2, dân số điều tra tính đến ngày31/12/2014 là 15.462 người với 4.420 hộ dân Xã có 18 thôn; có 22 chi bộ trực thuộcĐảng bộ xã, trong đó có 18 chi bộ thôn, 04 chi bộ, trường học với 425 Đảng viên, 01chi bộ quân sự, 01 chi bộ y tế

Tam Dị là một trong những xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triểnkinh tế, đồng thời là xã gồm nhiều anh em dân tộc sinh sống Có những tuyến tỉnh lộchạy dài qua xã như tỉnh lộ 295, 293…

Địa lý gồm:

- Phía Đông giáp: xã Tiên Hưng

- Phía Tây giáp: xã Bảo Đài

- Phía Nam giáp: thị trấn Đồi Ngô

- Phía Bắc giáp: xã Hòa Thắng huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn

Với một vị trí thuận lợi cộng với sự nỗ lực, sáng tạo và truyền thống cáchmạng của chính quyền và nhân dân đang sinh sống trên địa bàn xã đã thúc đẩy sự pháttriển mạnh mẽ và bền vững về tất cả các mặt cũng như các lĩnh vực của đời sống xã

Trang 4

Trang 9

hội Ngoài ra xã còn có 20 doanh nghiệp đang hoạt động thu hút hàng ngàn lao độngtại địa phương đến làm việc Trong những năm qua Tam Dị có những chuyển biến vềđời sống xã hội, kinh tế phát triển đạt mức tăng trưởng khá, văn hóa xã hội có nhiềutiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.

1.1.2 Giới thiệu chung về UBND xã Tam Dị – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

Được sự quan tâm của UBND tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Lục Nam,UBND xã Tam Dị được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc hai tầng khang trang, đầy đủtrang thiết bị đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ kinh tế và nhiệm vụ chính trị của địa phương

UBND xã Tam Dị thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương gópphần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính từ Trung ươngđến cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân và tăng cường pháp chế xã hộichủ nghĩa

Theo chương IV mục III từ Điều 3 đến Điều 117 của Luật tổ chức Hội đồngnhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) năm 2003; chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của UBND xã Tam Dị được quy định cụ thể như sau:

Trang 10

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với cơ quan nhà nước cấptrên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã.

Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhucầu công ích của địa phương

Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và thể dục thể thao:

Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương

Tổ chức xây dựng, quản lý và kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,trường mầm non ở địa phương

Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia đìnhđược giao

Xây dựng các phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ vànhững người có công với nước theo quy định của pháp luật

Quản lý tu bổ nghĩa trang liệt sĩ

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và thi hành pháp luật :

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng

xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương

Thực hiện các công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch

Trang 6

Trang 11

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựngphong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh.

Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của ngườinước ngoài ở địa phương

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật vàtranh chấp trong nội dung theo quy định của pháp luật

Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theothẩm quyền

Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành

án theo quy định của pháp luật

Trang 12

1.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trực thuộc

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

UBND xã Tam Dị do HĐND xã bầu ra gồm có 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch và

ủy viên Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND, các thành viên khác của UBND khôngnhất thiết phải là đại biểu HĐND

Chủ tịch là người lãnh đạo, điều hành toàn diện và chịu trách nhiệm trước cơquan cấp trên về mọi công việc của UBND theo luật định

Phó chủ tịch UBND được chủ tịch phân công phụ trách một số lĩnh vực côngtác 01 phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế; 01 phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xãhội Phó chủ tịch chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND về lĩnh vực mình phụ tráchtheo luật định

Sơ đồ bộ máy giúp việc cho UBND xã như sau:

Trang 8

PHÓ CHỦ TỊCH

(Phụ trách khối kinh tế)

Ban chỉ huy quân sự

Ban Tài chính ngân sách

Ban công anxã

Ban

Tư pháp -

Hộ tịch

Ban Lao động - Thương binhvàxãhội

Ban Văn hóa thông tin - thể thao

Ban Dânsố

PHÓ CHỦ TỊCH (Phụ trách khối VH-XH)

Trang 13

8 Ban chỉ huy quân sự

9 Ban Địa chính - Xây dựng - TNMT xã

1.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ vủa các bộ phận trong UBND

Chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch UBND xã:

Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành mọi côngviệc của UBND, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quyđịnh tại Điều 127 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003; đồng thời cùng UBND xãchịu trách nhiệm tập thể trước Đảng ủy, HĐND và UBND huyện Điện Bàn

Chủ tịch UBND xã triệu tập, chủ trì các phiên họp và các hội nghị khác

Trang 14

Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; phân công nhiệm vụ,đôn đốc, kiểm tra các thành viên UBND xã và cán bộ công chức khác thuộc UBND xã,trưởng thôn, tổ tự quản trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền UBND và thẩm quyền chủ tịchUBND theo quy định của pháp luật

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, hoạt động của UBND với Đảng ủy,HĐND xã và UBND huyện

Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị cuảnhân dân theo quy định của pháp luật

Chức năng, nhiệm vụ của phó chủ tịch UBND xã:

Trực tiếp lãnh đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do chủ tịch phân công; chủđộng xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực đượcphân công trên địa bàn Phó chủ tịch được sử dụng quyền hạn của chủ tịch khi giảiquyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao và những công việc do chủ tịch UBND ủynhiệm khi chủ tịch UBND đi vắng (công tác) trên 07 ngày

Chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ tịch, trước UBND và HĐND xã về lĩnh vựcđược giao, về những quyết định chỉ đạo điều hành của mình; cùng chủ tịch và cácthành viên khác của UBND chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của UBNDtrước Đảng ủy, HĐND xã và UBND huyện

 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng:

Vị trí của văn phòng:

Trang 10

Trang 15

Văn phòng HĐND và UBND xã Tam Dị có vị trí rất quan trọng trong quá trìnhhoạt động của UBND, làm tốt công tác văn phòng sẽ góp phần quan trọng vào hiệuquả công việc chung của UBND xã Văn phòng HĐND và UBND xã Tam Dị được bốtrí tại tầng một của dãy nhà làm việc hai tầng của UBND xã thuận lợi cho việc tiếpnhận bưu kiện, giao dịch và tiếp dân.

 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng:

Văn phòng HĐND và UBND xã Tam Dị là một bộ phận thuộc UBND xã cóchức năng phục vụ sự quản lý tập trung thống nhất, sự chỉ đạo điều hành mọi mặt hoạtđộng của UBND

Xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện chươngtrình, lịch làm việc, tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh vàtham mưu cho UBND xã trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện

Theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ

Giúp UBND tổ chức các cuộc họp, tổ chức tiếp dân, tiếp khách, quản lý phònghọp của UBND xã

Theo dõi công tác chung, công tác cải cách thủ tục hành chính, nội vụ, thi đuakhen thưởng, Tôn giáo, Dân vận chính quyền

Tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ chocác hoạt động của UBND

Cập nhật thường xuyên các nội dung có liên quan, theo dõi ý kiến các ý kiếnhội nghị, cuộc họp

Trang 16

Tổ chức tiếp dân, tiếp nhận các đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân lênUBND xã.

Mua sắm văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động của UBND

Ngoài ra văn phòng còn tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ khác do chủ tịch

hoặc phó chủ tịch UBND xã phân công

 Chức năng của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

 Vị trí của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng HĐND và UBND xã là bộphận chuyên môn tham mưu cho chủ tich UBND xã trong việc tiếp nhận và trả kết quảcác loại hồ sơ hành chính cho tổ chức, công dân được cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh đưa vào danh mục các loại công việc thực hiện theo cơ chế một cửa

Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

Hướng dẫn, tư vấn về điều kiện, trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ hành chínhcho tổ chức, công dân đến liên hệ giải quyết công việc

Nhận hồ sơ của tổ chức, công dân theo đúng thủ tục quy định

Chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân sau khi tiếp nhận đến các ban, nghànhchuyên môn của xã để xem xét, giải quyết

Nhận kết quả được giải quyết từ các ban, nghành chuyên môn để trả lại cho tổchức, công dân Thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

Trang 12

Trang 17

Báo cáo kết quả hoạt động cho chủ tịch UBND xã theo định kỳ hàng tháng,quý, năm và đề xuất theo yêu cầu.

Quyền hạn của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

Có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân không đúng trình tự,thủ tục đã được niêm yết Đề xuất, sửa đổi, bổ sung cải tiến quy trình, thủ tục hànhchính theo hướng nhanh gọn, giảm thời gian giải quyết hồ sơ cho tổ chức, công dânnhưng phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật

1.1.4 Khái quát về Văn phòng thống kê xã Tam Dị

1.1.4.1 Khái quát chung về Văn phòng thống kê xã Tam Dị

Văn phòng thống kê là một trong 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND xã Tam

Dị Đây là cơ quan trực tiếp làm công tác tham mưu cho UBND xã trong việc thực hiện chính sánh đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức quản lý đốivới cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban, dơn vị thuộc UBND xã theo quy định của pháp luật

Văn phòng thống kê có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sựchỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND xã Tam Dị, đồng thờichịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Nội vụhuyện Lục Nam

1.1.4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn

- Trình UBND xã các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ trên địa bàn xã vàtriển khai thực hiện theo quy định

Trang 18

- Trình UBND xã ban hành quyết định, chỉ thị: quy hoạch, kế hoạch dài hạn, nămnăm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnhvực quản lý nhà nước được giao.

- Tổ chức thực hiện các văn bẩn quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch saukhi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnhvực thuộc phạm vi quản lý được giao

- Về công tác tổ chức bộ máy: Tham mưu và trình UBND xã quy định, chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các phòng ban chuyên môn xã theo hướngdẫn của UBND tỉnh Trình UBND xã quyết định hoặc đề nghị UBND xã trình cấp cóthẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đề án thành lập, sáp nhập, giảithể các tổ chức, phối hợp liên ngành của xã theo quy định của pháp luật

- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp: Tham mưu giúp Chủtịch UBND xã phân bố chỉ tiêu biên chế, hành chính sự nghiệp hàng năm Giúp UBND

xã hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp Giúp UBND xãtổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đốivới các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc xã

- Về công tác xây dựng chính quyền: UBND xã và các cơ quan có thẩm quyền tổchức việc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công củaUBND xã và hướng dẫn của UBND cấp tỉnh Giúp UBND xã trình UBND huyện phêchuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật Tham mưu giúp UBND xãxây dựng các đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địabàn để UBND các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định Chịu trách nhiệm quản lý

Trang 14

Trang 19

hồ, mốc, chi giới, bản đồ địa giới hành chính của xã Giúp UBND xã trong việc thànhlập, giải thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo các về hoạt động của các thôn trên địabàn theo quy định.

- Về cán bộ, công chức, viên chức: Tham mưu giúp UBND xã trong việc tuyểndụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách đàotạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, côngchức, viên chức Tham mưu cho Hội đồng tuyển dụng công chức xã tuyển đủ chỉ tiêucông tác xã theo quy định

- Về cải cách hành chính: Giúp UBND xã triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơquan chuyên môn cùng cấp thực hiện cải cách hành chính ở địa phương Tham mưucho UBND xã về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn xã.Tổng hợp kết quả công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo lên UBND cấptrên

- Về công tác Văn thư, Lưu trữ: Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địabàn xã chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác Văn thư, Lưu trữ Hướngdẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụngtài liệu đối với cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã

- Về công tác tôn giáo: Giúp UBND xã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chứcthực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Tôn giáo

và công tác Tôn giáo trên địa bàn Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn cùng cấpgiúp UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Tôn giáo trên địa bàn xã phâncấp của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật

Trang 20

- Về công tác thi đua, khen thưởng: Tham mưu, đề xuất với UBND xã tổ chứccác phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng vàNhà nước trên địa bàn quận; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua – Khenthưởng xã Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,khen thưởng trên địa bàn xã; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởngtheo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND xã và theo đúngquy định của pháp luật

1.1.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của UBND xã Tam Dị

- Tiếp tục tham mưu giúp UBND xã thực hiện quản lý nhà nước về công tác Nộivụ

- Tổ chức tốt củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy xã theo Nghị định37/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBNDhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các văn bản hướng dẫn có liên quan

- Củng cố, nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức thuộcUBND xã và cán bộ công chức cấp cơ sở

- Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin về các công tác chuyên mônnghiệp vụ

- Hướng dẫn UBND xã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính của nhànước

- Tổ chức, hướng dẫn cho cán bộ, công chức thi đua khen thưởng trong nội bộUBND nhằm khuyến khích động viên các cá nhân có thành tích tiêu biểu

1.1.6 Khái quát chung về các hoạt động Quản trị nhân lực của UBND xã Tam Dị

Công tác hoạch định nhân lực

Hàng năm, hàng tháng, hàng quý, UBND xã đều giao cho các phòng, ban báocáo công tác, những gì đã làm được trên cơ sở đó lập kế hoạch, đề ra phương hướng

Trang 16

Trang 21

nhiệm vụ trong thời gian tới Công tác hoạch định nhân sự của UBND xã Tam Dị đãđảm bảo cho cơ quan có đủ số lượng và chất lượng người phù hợp với yêu cầu côngviệc, đáp ứng nhu cầu nhân sự của bộ máy Bên cạnh đó, cơ quan cũng đã phân tíchđược hiện trạng của nguồn nhân lực trong tổ chức, dự báo được nhu cầu nhân lựctrong tương lai Qua đó, giúp cho cơ quan nắm được thực chất đội ngũ cán bộ, côngchức, dự kiến số người cần bổ sung thay thế đảm bảo cho quá trình tổ chức không bịgián đoạn Sau đó xây dựng các đề án nhân lực để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Công tác phân tích công việc

Công tác phân tích công việc được UBND quan tâm hàng đầu va thường xuyêntiến hành tại UBND

Công tác phân tích công việc mang lại những hiệu quả nhất định góp phần tạonên sự thành công trong công tác quản lý của nhà quản trị có tầm nhìn xa hơn, quản lýchặt chẽ nhân viên của mình dồng thời tránh được sự chồng chéo công việc trong nội

bộ Cung cấp thông tin về các yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xâydựng bản mô ta công việc, tiêu chuẩn công việc yêu cầu nhân sự UBND đã thực hiệntương đối tốt công tác này khi sử dụng để làm thông tin cho việc tuyển và chọn lọc cán

bộ, công chức đảm bảo tốt công việc được giao

Công tác tuyển dụng nhân lực

Căn cứ vào yêu cầu công việc và nhu cầu để đáp ứng số lượng công việc củaUBND xã thực hiện các kế hoạch tuyển dụng theo từng thời kì, thời gian khác nhau đểđảm bảo hoàn thành công việc Để có nguồn nhân lực có chất lượng cao, công táctuyển dụng được xem là một trong những công tác quan trọng nhất Quy trình tuyểndụng được thực hiện theo quy tắc của sự công bằng, minh bạch Hằng năm, UBND xãxây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực dựa trên nhu cầu tuyển dụng công chức củacác ban; thông báo, tổ chức tuyển dụng bằng hình thức hợp đồng có thời hạn

Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực cho các đơn vị

UBND đã đưa ra nhiều chính sách nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán

bộ, nhân viên, tuyển dụng đúng mục đích, yêu cầu công việc UBND cũng sắp xếp phùhợp cho từng cán bộ, công chức phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo dựa

Trang 22

trên năng lực thực tế của từng người, sử dụng đúng người đúng việc để hoàn thànhcông việc một cách hiệu quả nhất.

Công tác đào tạo và phát triển

UBND xây dựng và công khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao cán bộ,công chức Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cán bộ, côngchức trên địa bàn xã Công tác đào tạo và phát triển cán bộ, công chức năm sau đềucao hơn năm trước về cả số lượng và chất lượng, nội dung đào tạo phù hợp với thực tế

Công tác trả lương

UBND luôn luôn tuân thủ các quy định trả lương theo đúng quy định của phápluật, trả lương theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, đảm bảo tính công khai,công bằng và minh bạch cho toàn bộ nhân viện

Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc được thực hiện trực tiếp giữa cán bộ phụ tráchtừng phòng ban với nhân viên cấp dưới của mình Trong UBND thực hiện đánh giácông việc do phòng tổ chức hành chính và các phòng ban, các bộ phận thực hiện nhằmđảm bảo sự công bằng, đồng thời tạo động lực, tâm lý thoải mái của cán bộ, công chứctrong UBND

Việc đánh gia thực hiện công việc trong UBND góp phần thúc đẩy nâng caotrình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên trong các phòng ban, trong cơ quan Đồngthời hạn chế được các vấn đề sai lệch, thiếu sót trong quá trình làm việc của cán bộ,nhân viên để đạt được hiệu quả trong công việc

Quan điểm trả lương và các chương trình phúc lợi cơ bản

Các chương trình phúc lợi cơ bản được UBND quan tâm và thực hiện đầy dủtheo quy định của pháp luật Công tác chỉ đạo thẩm định, rà soát việc nâng bậc lươngthường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đượcnghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo quyền lợi của cán bộ, công chức vàngười lao động đồng thời đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo côngkhai, dân chủ

Quan điểm giải quyết các quan hệ lao động

Trang 18

Trang 23

UBND xã luôn tạo ra môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, mối quan hệ giữacấp trên với cấp dưới gần gũi, thân thiện hơn, tạo ra sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫnnhau trong công việc cũng như trong cuộc sống giữa các đồng nghiệp với nhau nhằmrút ngắn khoảng cách, tạo sự liên kết giữa đội ngũ cán bộ, công chức, người lao độngthúc đẩy quá trình làm việc, nâng cao năng suất lao động Căn cứ vào quyết định quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND xã Tam Dị, Vănphòng thống kê xã Tam Dị đã ban hành quy chế làm việc cũng như các quy chế phốihợp giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc trong cơ quan rất đảm bảo, giải quyết cácmối quan hệ giữa các nhân với cá nhân cũng như giữa cá nhân với cơ quan đơn vị.

1.2 Cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Khái niệm đào tạo

Đào tạo được hiểu là một quá trình học tập có mục đích, có tổ chức, nhằm hìnhthành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… để hoàn thànhnhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể bắt tay vào công việc một cáchnăng suất và hiệu quả Hay nói một cách chung nhất, đào tạo là một quá trình làm chocon người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định

1.2.1.2 Khái niệm bồi dưỡng

Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túcnghề nghiệp đào tạo thêm hoặc cũng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề.Các hoạt đọng này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mởmang có hệ thống cá kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp sẵn có để tạo laodộng có nghề nghiệp hơn

1.2.1.3 Khái niệm cán bộ

Theo khoản 1, điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Cán bộ là công dânViệt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kìtrong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ởTrung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận thị xã, thành phốthuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Như vậy, dấu hiệu để nhận biết cán bộ ở nước ta hiện nay là:

Trang 24

- Là công dân Việt Nam.

- Được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kìtrong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương, cấp tỉnh

và cấp huyện

- Trong biên chế hành chính

- Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

1.2.1.4 Khái niệm công chức

Theo khoản 2, điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Công chức là côngdân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm và ngạch, chức vụ, chức danh trong cơquan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương,cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dan mà không phải là

sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong

bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpthì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật

Như vậy, dấu hiệu để nhận biết công chức ở nước ta hiện nay đó là:

- Là công dân Việt Nam

- Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong các cơ quanĐảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyệnhoặc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.2 Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Trang 20

Trang 25

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được xác định là một nhiệm vụ thườngxuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyênmôn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức; hướngtới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chất lượng thực thi nhiệm vụ chuyên môn Nghịđịnh số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức nhấn mạnh: “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cậpnhật kiến thức kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao”

Vì vậy, mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức chính là:

- Trang bị, cập nhật cho cán bộ công chức kiến thức, kỹ năng, lý luận về phápluật, chuyên môn nghiệp vụ, hành chính, kinh tế, phù hợp với từng chức danh, vị trílàm việc nhằm thực hiện công việc hiệu quả

- Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng sẽ nắm rõ được khả năng thực hiệ côngviệc; ưu nhược điểm của các cá nhân để phát huy các điểm mạnh, hạn chế các điểmyếu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có định hướng phát triển cũngnhư xây dựng các kế hoạch quản lý nhân lực

1.2.3 Đối tượng của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đối tượng đào tạo là cán bộ: công chức có đầy dủ yêu cầu và đặc điểm như đãnêu ở phần trên, mỗi đối tượng cán bộ, công chức khác nhau có nhu cầu đào tạo, bồidưỡng khác nhau, có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau về trình độ đào tạo, nghềnghiệp chuyên môn Cho nên việc phân loại các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở

để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời tiến hành các hoạt động đào tạo, bồidưỡng nhằm đáp ứng các nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đó

- Phân loại theo trình độ: những người cũng trình độ sẽ tham dự một khóa học,tránh được sự chồng chéo về nội dung chương trình, tránh lãng phí thời gian, loại nàykhông chỉ cần đối với loại cán bồ cần nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ haychuyên ngành, mà cũng cần thiết đối với đào tạo, bồi dưỡng nói chung

- Phân loại theo ngạch công chức, mỗi ngạch công chức đều có những yêu cầu,tiêu chuẩn riêng rât khác nhau về chức trách trình đọ và sự hiểu biết Cách này đảmbảo tối ưu khả năng hoàn thiện các tiêu chuẩn công chức ở ngạch đó

Ngày đăng: 28/09/2016, 21:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Ths. Nguyễn Văn Điềm (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nhân lực
Tác giả: Ths. Nguyễn Văn Điềm
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tếQuốc dân
Năm: 2010
9. TS. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: TS. Trần Kim Dung
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
1. Bộ Nội vụ (2008), Thông tư 04/2008/TT-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ của UBND cấp tỉnh, huyện Khác
2. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư 03/2011/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 18/2011/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức Khác
3. Chính phủ (2008), Nghị định 14/2006/NĐ-CP về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khác
4. Chính phủ (2010), Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức Khác
5. Văn phòng thống kê xã Tam Dị (2015), Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức xã Tam Dị năm 2015 Khác
6. Quốc hội khóa XI (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Khác
7. Quốc hội khóa XII (2008), Luật cán bộ, công chức Khác
10. UBND xã Tam Dị (2010), Quyết định 452/2010/QĐ-UBND về đào tạo cán bộ công chức Khác
11. UBND xã Tam Dị (2011), Quyết định 102/2011/QĐ-UBND về chế độ chính sách của cán bộ, công chức được cử đi học sau Đại học Khác
14. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh cán bộ, công chức Khác
15. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh cán bộ, công chức sử đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w