MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Đối tượng nghiên cứu. 2 3. Phạm vi nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 5. Ý nghĩa của báo cáo. 2 6. Bố cục của báo cáo. 2 PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN LỤC NGẠN VÀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN LỤC NGẠN 4 1.1 Khái quát về UBND huyện Lục Ngạn. 4 1.1.1 Vị trí địa lý. 4 1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn. 4 1.1.3 Cơ cấu tổ chức. 5 1.2 Phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn. 7 1.2.1 Vị trí và chức năng. 7 1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn. 7 1.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy. 10 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC NGẠN 12 2.1 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 12 2.1.1 Các khái niệm liên quan. 12 2.1.2 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 13 2.1.3 Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng. 13 2.1.4 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng. 13 2.1.5 Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng. 14 2.1.6 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng. 14 2.1.7 Quyền lợi của cán bộ, công chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng. 15 2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn. 15 2.2.1 Số lượng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn. 15 2.2.2 Chất lượng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn. 17 2.2.3 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015 tại UBND huyện Lục Ngạn. 23 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC NGẠN 30 3.1 Phương hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn trong thời gian tới. 30 3.2 Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn. 31 3.2.1 Làm tốt công tác điều tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức. 31 3.2.2 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chức năng, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 32 3.2.3 Hoàn thiện hệ thống thể chế. 32 3.2.4 Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 32 3.5 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên. 33 3.2.6 Củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 33 3.2.7 Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. 33 3.2.8 Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng. 34 3.2.9 Tăng cường chế độ khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng trình độ tiến sỹ, thạc sỹ. 34 PHẦN KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau ba tuần kiến tập tại phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn, tỉnh BắcGiang, với sự giúp đỡ của các bác, các chú, các cô, các anh, chị trong phòngNội vụ, đặc biệt là sự hướng dẫn của chuyên viên Trương Văn Lợi cùng sựchỉ bảo tận tình của thầy cố vấn học tập Nguyễn Văn Tạo, em đã hoàn thànhtốt bài báo cáo kiến tập của mình
Trong thời gian kiến tập, em được quan sát và làm quen với công việctại phòng Nội vụ, được thực hành một số công việc văn phòng và được cungcấp tài liệu để hoàn thành báo cáo kiến tập Sau thời gian kiến tập, em học hỏiđược nhiều điều về công việc, kỹ năng nghiệp vụ hành chính nhân sự cũngnhư trách nhiệm trong công việc, tác phong, thái độ ứng xử làm việc nơi công
sở, qua đó thêm vững vàng, tự tin với ngành nghề đã chọn
Qua bài báo cáo này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác,các chú, các cô, các anh, chị, chuyên viên Trương Văn Lợi tại phòng Nội vụhuyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và thầy cố vấn học tập Nguyễn Văn Tạo đãtạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bài báo cáo kiến tập
Do thời gian kiến tập và nghiên cứu có hạn nên bài viết có thể chưa thậtđầy đủ và hoàn chỉnh Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ,đánh giá và đóng góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo và các bác, các chú, các
cô, các anh, chị công tác tại phòng Nội vụ để bài báo cáo này hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2M C L CỤC LỤC ỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa của báo cáo 2
6 Bố cục của báo cáo 2
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN LỤC NGẠN VÀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN LỤC NGẠN 4
1.1 Khái quát về UBND huyện Lục Ngạn 4
1.1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 4
1.1.3 Cơ cấu tổ chức 5
1.2 Phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn 7
1.2.1 Vị trí và chức năng 7
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 7
1.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy 10
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC NGẠN 12
2.1 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 12
2.1.1 Các khái niệm liên quan 12
2.1.2 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 13
2.1.3 Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng 13
2.1.4 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng 13
Trang 32.1.5 Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng 142.1.6 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng.142.1.7 Quyền lợi của cán bộ, công chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng 152.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn 152.2.1 Số lượng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn 152.2.2 Chất lượng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn 172.2.3 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 –
2015 tại UBND huyện Lục Ngạn 23
Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC NGẠN 30
3.1 Phương hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn trong thời gian tới 303.2 Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn 313.2.1 Làm tốt công tác điều tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức 313.2.2 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chức năng, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 323.2.3 Hoàn thiện hệ thống thể chế 323.2.4 Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 323.5 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên 333.2.6 Củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 333.2.7 Đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 33
Trang 43.2.8 Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng 343.2.9 Tăng cường chế độ khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng trình độ tiến
sỹ, thạc sỹ 34
PHẦN KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, đấtnước ta đã gặt hái được nhiều thành quả tích cực, kinh tế phát triển, an ninh –quốc phòng được giữ vững, xã hội ổn định, đời sống nhân dân no đủ Để cóđược thành công đó, ngoài sự chung tay góp sức của khối đại đoàn kết dântộc, còn có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) –những con người đang ngày đêm không tiếc sức lực đem trí tuệ của mìnhcống hiến cho sự phát triển của nước nhà
Tuy nhiên, không phải lúc nào chất lượng, trình độ, năng lực của độingũ CB, CC cũng phù hợp với tình hình thực tiễn, tuyển được nhân tài đãkhó, nhưng làm sao phát huy được năng lực của nhân tài một cách có ích nhấtcòn khó khăn hơn Xã hội luôn thay đổi tịnh tiến mỗi ngày, yêu cầu của côngviệc cũng vậy, đòi hỏi những người CB, CC phải không ngừng hoàn thiệnnăng lực và phẩm chất, không ngừng phấn đấu rèn luyện để xứng đáng với sựtin tưởng của nhân dân và trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và xã hộigiao phó Do đó, đào tạo, bồi dưỡng (ĐT, BD) CB, CC là một công tác quantrọng và cần phải được chú trọng quan tâm, đầu tư đặc biệt
Là sinh viên ngành Quản trị nhân lực, khoa Tổ chức và quản lý nhânlực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội, sau ba năm học tập và nghiên cứu, đượccác thầy cô giáo hướng dẫn và truyền dạy tri thức cũng như những kinhnghiệm quý báu, trong thời gian đi kiến tập tại phòng Nội vụ huyện LụcNgạn, em đã lựa chọn công tác ĐT, BD CB, CC tại Ủy ban nhân dân (UBND)huyện Lục Ngạn để làm đề tài báo cáo kiến tập với mong muốn được đónggóp ý kiến, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiệncông tác ĐT, BD CB, CC tại UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Trang 72 Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBNDhuyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
3 Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Giai đoạn 2011 – 2015
- Không gian: Phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn, khu Trần Phú, thị trấnChũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
4 Phương pháp nghiên cứu.
Bài báo cáo đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung củakhoa học kinh tế như:
- Phương pháp luận chủ nghĩa Mác
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu thứ cấp
- Phương pháp phỏng vấn
5 Ý nghĩa của báo cáo.
- Khái quát lại những tri thức cũng như kinh nghiệm có được sau batuần kiếp tập ngành nghề tại phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn
- Phân tích thực trạng; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu; tổng kếtcác kết quả hoạt động đã đạt được cũng như những hạn chế, chỉ ra các mặtcòn tồn tại trong công tác ĐT, BD CB, CC tại UBND huyện Lục Ngạn, qua
đó đề xuất một số giải pháp giúp UBND huyện Lục Ngạn hoàn thiện công tác
ĐT, BD CB, CC trong các giai đoạn tiếp theo
- Bổ sung nguồn tài liệu để các sinh viên khác nghiên cứu, phát triển đềtài kiến tập, thực tập
- Rèn luyện khả năng viết báo cáo, kỹ năng nghiên cứu khoa học
6 Bố cục của báo cáo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì cấu trúc của báo
Trang 8cáo bao gồm 03 chương cụ thể như sau:
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN LỤC NGẠN VÀ
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN LỤC NGẠN
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC NGẠN
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨCTẠI UBND HUYỆN LỤC NGẠN
Trang 9PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN LỤC NGẠN VÀ PHÒNG NỘI VỤ
Huyện Lục Ngạn bao gồm 1 thị trấn và 29 xã Trụ sở UBND huyện LụcNgạn được khởi công xây dựng mới từ năm 2006 đến năm 2008 thì hoànthành, có địa chỉ tại khu Trần Phú, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh BắcGiang
1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.
UBND huyện Lục Ngạn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội hàng năm; lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước, ngân sách địaphương, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương trên địa bàn, thực hiện cácchương trình khuyến khích phát triển kinh tế
- Tham gia cùng UBND tỉnh Bắc Giang trong việc xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp trên địabàn huyện
Trang 10- Tổ chức lập, trình duyệt, xét duyệt và kiểm tra, quản lý theo thẩmquyền quy hoạch xây dựng xã, thị trấn, điểm dân cư trên địa bàn huyện.
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểmtra việc chấp hành quy định của nhà nước về kiểm tra việc thực hiện các hoạtđộng trên
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thôngtin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiệnsau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang
và quốc phòng toàn dân; thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; tuyên truyền, giáo dục, phổbiến chính sách, pháp luật về các vấn đề xã hội
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm traviệc chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhànước và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử Quốc hội, đại biểu HĐND theo quyđịnh của pháp luật; quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thểcủa cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện
1.1.3 Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Lục Ngạn được thể hiện qua
sơ đồ Bảng 1.1
Trang 11Bảng 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Lục Ngạn.
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn
+ Bộ phận lãnh đạo: Bao gồm 01 Chủ tịch UBND huyện và 03 Phó chủtịch UBND (01 Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế, tài chính, doanh nghiệp,thương mại, du lịch; 01 Phó chủ tịch phụ trách khối nông nghiệp, lâm nghiệp,thủy lợi, thủy sản, công nghiệp, khoa học – công nghệ và xây dựng nôngthôn; 01 Phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội và các lĩnh vực xã hộikhác)
+ Các phòng ban chuyên môn: Bao gồm 13 phòng ban phụ trách chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng Các phòng ban chuyên môn có chức năngtham mưu, tư vấn, phối kết hợp với nhau để giúp việc cho UBND theo lĩnhvực riêng được phân công, thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quyđịnh của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và các Phóchủ tịch UBND huyện về công tác, kết quả hoạt động của phòng ban mình
Trang 121.2 Phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn.
1.2.1 Vị trí và chức năng.
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lục Ngạn.Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện về tổ chức biên chế và côngtác chuyên môn của UBND huyện Lục Ngạn; sự giám sát, hướng dẫn vềchuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang Phòng Nội vụ thammưu giúp UBND huyện thực hiên chức năng quản lý nhà nước về các lĩnhvực: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạchcông chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; cơ cấu viên chứctheo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sựnghiệp công lập; tiền lương đối với CB, CC, viên chức, lao động hợp đồngtrong cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; cảicách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; CB, CC, viênchức; CB, CC xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyêntrách ở cấp xã, hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;công tác thanh niên; thi đua – khen thưởng
Phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng
và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.
- Về tổ chức bộ máy: Tham mưu giúp UBND huyện quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyệntheo hướng dẫn của UBND tỉnh; trình UBND huyện quyết định hoặc đểUBND huyện trình cấp có thẩm quyền thành lập, sáp nhập, giải thể các cơquan chuyên môn thuộc UBND huyện; xây dựng đề án thành lập, sáp nhập,giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định; tham mưugiúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổchức phối hợp liên ngành huyện theo quy định của pháp luật
Trang 13- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp: Tham mưu
giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệphằng năm; giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biênchế hành chính, sự nghiệp; giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiệncác quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quanchuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và UBND cấp xã
- Về công tác xây dựng chính quyền: Giúp UBND huyện và các cơquan có thẩm quyền tổ chức thực hiện bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểuHĐND theo phân công của UBND huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh; thựchiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức danh lãnh đạocủa UBND cấp xã; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê chuẩn các chứcdanh bầu cử theo quy định của pháp luật; tham mưu, giúp UBND huyện xâydựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địabàn để UBND trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp cóthẩm quyền xem xét, quyết định; chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉgiới, bản đồ địa giới hành chính huyện; giúp UBND huyện trong việc hướngdẫn thành lập, giải thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt độngcủa thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện theo quy định, bồidưỡng công tác cho trưởng, phó thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố; giúp UBNDhuyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện phápluật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã,thị trấn trên địa bàn huyện
- Về CB, CC: Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sửdụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, ĐT,
BD về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với CB, CC; thực hiệnviệc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn và thực hiện chínhsách đối với CB, CC và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn theo
Trang 14phân cấp.
- Về cải cách hành chính: Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm
tra các cơ quan chuyên môn cùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cảicách hành chính ở địa phương; tham mưu giúp UBND huyện về chủ trương,biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện; tổng hợp côngtác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND huyện và tỉnh; giúpUBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của hội và tổchức phi chính phủ trên địa bàn huyện
- Về công tác văn thư, lưu trữ: Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vịtrên địa bàn huyện chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác vănthư, lưu trữ; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ,bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trênđịa bàn huyện và lưu trữ huyện; quản lý hồ sơ CB, CC cấp huyện, xã, thị trấnthuộc UBND huyện quản lý
- Về công tác tôn giáo: Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểmtra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn; chủ trì, phối hợp các
cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôngiáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của phápluật đối với lĩnh vực tôn giáo
- Về công tác thi đua khen thưởng: Tham mưu, đề xuất với UBNDhuyện tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khenthưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trựccủa Hội đồng thi đua – khen thưởng huyện; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việcthực hiện kế hoạch, nội dung thi đua khen thưởng trên địa bàn huyện; xâydựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua khen thưởng theo quy định của phápluật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về
Trang 15công tác nội vụ theo thẩm quyền.
1.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy.
Hiện nay phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn có 08 nhân sự đều thuộc diệnbiên chế, được thể hiện qua sơ sơ đồ Bảng 1.2
Bảng 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn
Trong đó:
+ Vị trí trưởng phòng: Trình độ chuyên môn: Đại học (Hành chính,Luật) Trình độ lý luận chính trị (LLCT): Cao cấp Ngạch công chức: Chuyênviên chính Kỹ năng: Tin học văn phòng, ngoại ngữ Theo tiêu chuẩn quyđịnh tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ quyđịnh chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạchcông chức chuyên ngành hành chính
+Vị trí phó trưởng phòng phụ trách công tác tổ chức bộ máy, biên chế,công chức, viên chức và đào tạo các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;văn thư – lưu trữ; công tác thi đua khen thưởng Trình độ chuyên môn: Đạihọc (Hành chính, Luật, Kế toán) Trình độ LLCT: Trung cấp Ngạch côngchức: Chuyên viên Kỹ năng: Tin học văn phòng, ngoại ngữ Theo tiêu chuẩn
Trang 16quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụquy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạchcông chức chuyên ngành hành chính.
+ Vị trí phó trưởng phòng phụ trách công tác cải cách hành chính;chính quyền cơ sở; công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; công tác quản lýnhà nước về thanh niên; công tác hội Trình độ chuyên môn: Đại học (Hànhchính, Luật, Kế toán) Trình độ LLCT: Trung cấp Ngạch công chức: Chuyênviên Kỹ năng: Tin học văn phòng, ngoại ngữ Theo tiêu chuẩn quy định tạiThông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định chứcdanh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch công chứcchuyên ngành hành chính
+ Vị trí chuyên viên: Trình độ chuyên môn: Đại học (Hành chính,Luật) Trình độ LLCT: Sơ cấp Ngạch công chức: Chuyên viên Kỹ năng: Tinhọc văn phòng, ngoại ngữ Theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch
và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch công chức chuyên ngành hànhchính
Trang 17Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC VÀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC NGẠN
2.1 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
2.1.1 Các khái niệm liên quan.
* Khái niệm cán bộ, công chức
- Cán bộ: Khoản 1 Điều 4 của Luật CB, CC quy định “Cán bộ là côngdân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danhtheo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước.” [5, tr.4]
- Công chức: Khoản 2 Điều 4 Luật CB, CC quy định “Công chức làcông dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chứcdanh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộcQuân đội nhân dân mà không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, côngnhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc thuộc Công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp cônglập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chứctrong bộ máy lãnh đạo, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcđảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật.” [5, tr.4]
* Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng
- Đào tạo: Theo Đi ểm 1, Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày
Trang 185/3/2010 của chính phủ về ĐT, BD CB, CC: “Đào tạo là quá trình truyền thụ,tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học,bậc học”
- Bồi dưỡng: Theo Điểm 2, Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày5/3/2010 của chính phủ về ĐT, BD CB, CC: “Bồi dưỡng là hoạt động trang
bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”
2.1.2 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- CB, CC được trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiệnnhiệm vụ, công vụ
- Góp phần xây dựng đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp có đủ năng lựcxây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại
2.1.3 Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng.
- ĐT, BD phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch côngchức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triểnnguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị
- Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chứctrong hoạt động ĐT, BD
- Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức ĐT, BD
- Đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọnchương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm
- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả
2.1.4 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng.
- Hướng dẫn tập sự đối với công chức trong thời gian tập sự
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức
- ĐT, BD theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàngnăm (thời gian thực hiện là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày
Trang 19học, một ngày học 08 tiết) Thời gian tham gia các khóa bồi dưỡng khác nhauđược cộng dồn.
2.1.5 Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng CB, CC bao gồm:
2.1.6 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Theo Điều 8 Quyết định số 195/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh BắcGiang về Ban hành quy định quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức, viên chức tỉnh Bắc Giang quy định:
+ CB, CC phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận, kiếnthức, kỹ năng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ kháctheo quy định; thực hiện chế độ ĐT, BD theo quy định tại Điều 4 Nghị định
số 18/2010/ND-CP đối với CB, CC
+ CB, CC đang giữ chức vụ và thuộc ngạch, chức danh nào phải được
ĐT, BD đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ kiến thức quy định cho chức vụ,ngạch và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đó
+ CB, CC được cử đi ĐT, BD phải chấp hành tốt nội quy, quy định vàchịu sự quản lý của các cơ sở ĐT, BD trong thời gian tham gia khóa học vàbảo đảm hoàn thành nhiệm vụ học tập theo quy định
+ Sau khi kết thúc khóa học, CB, CC báo cáo kết quả học tập cho Thủtrưởng cơ quan, phòng ban trực tiếp quản lý, sử dụng
Trang 202.1.7 Quyền lợi của cán bộ, công chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Theo Điều 9 Quyết định số 195/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh BắcGiang về Ban hành quy định quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức, viên chức tỉnh Bắc Giang quy định:
+ CB, CC được cử đi ĐT, BD được cơ quan quản lý, sử dụng, bố tríthời gian và kinh phí theo quy định
+ Được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quyđịnh của pháp luật
+ Được hưởng chế độ khuyến khích đào tạo trình độ Tiến sỹ theo quyđịnh tại Điều 11 Quyết định này
+ Được tính thời gian ĐT, BD vào thời gian công tác liên tục
+ Được biểu dương, khen thưởng khi đạt kết quả xuất sắc trong ĐT,BD
+ Các chế độ chính sách: Tiền lương, phụ cấp hay chế độ khuyến khích
do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xem xét, giải quyết hoặc trình
cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định
2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn.
2.2.1 Số lượng cán bộ, công chức tại UBND huyện Lục Ngạn.
Hiện nay có tổng có 173 CB, CC đang công tác, làm việc tại UBNDhuyện Lục Ngạn Trong đó:
+ Biên chế: 165
+ Vị trí việc làm: 173
Số lượng CB, CC tại UBND huyện Lục Ngạn được nêu trong Bảng 2.1
Trang 21Bảng 2.1: Số lượng CB, CC công tác tại UBND huyện Lục Ngạn phântheo độ tuổi và giới tính.
Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Tỷ lệ (%)
* Về cơ cấu CB, CC theo độ tuổi:
- CB, CC thuộc nhóm độ tuổi từ 31 – 40 tuổi có số lượng lớn nhất, đạt
tỷ lệ tương đối là 42,77%, tương đương với một lượng tuyệt đối là 74 trêntổng số173 CB, CC Đây là độ tuổi mà người CB, CC đã có sự trưởng thành
về nhận thức, có một khoảng thời gian khá dài công tác, đạt được một sốthành tích nhất định trong công việc, là nhóm đối tượng chủ yếu của các kếhoạch ĐT, BD nâng cao năng lực làm việc cho CB, CC tại UBND huyện
- Nhóm độ tuổi từ 41 – 50 tuổi đạt tỷ lệ tương đối là 28,90%, tươngđương với một lượng tuyệt đối là 50 trên tổng số 173 CB, CC Đây là nhóm
độ tuổi mà người CB, CC đã trải qua một quãng thời gian công tác lâu dài, cókinh nghiệm làm việc phong phú, có chức vụ nhất định trong phòng ban, phùhợp để ĐT, BD nâng cao năng lực quản lý, điều hành
- Nhóm độ tuổi từ 51 – 60 tuổi đạt tỷ lệ tương đối là 16,77%, tươngđương với một lượng tuyệt đối là 29 trên tổng số173 CB, CC Nhóm đốitượng trong độ tuổi này bao gồm những CB, CC là người quản lý, điều hành
cơ quan
- Nhóm độ tuổi dưới 30 tuổi đạt tỷ lệ tương đối là 11,56%, tươngđương với một lượng tuyệt đối là 20 trên tổng số173 CB, CC, thấp nhất trong