MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Đối tượng nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Ý nghĩa của báo cáo 2 6. Bố cục của báo cáo 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN TĨNH GIA, PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TĨNH GIA THANH HÓA 4 1.1. Khái quát nội dung về UBND huyện Tĩnh Gia 4 1.1.1. Giới thiệu chung về UBND huyện Tĩnh Gia 4 1.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Tĩnh Gia 5 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Tĩnh Gia 6 1.1.4. Cơ cấu tổ chức 10 1.2. Tổng quan về phòng Nội vụ 15 1.2.1. Vị trí, chức năng 15 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 15 1.2.3. Cơ cấu tổ chức 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA 17 2.1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 17 2.1.1. Khái quát chung về cán bộ, công chức 17 2.1.2. Những vấn đề chung về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 19 2.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức ở UBND huyện Tĩnh Gia 22 2.1.2 Cơ cấu cán bộ, công chức theo giớ tính 22 2.2.2 Theo độ tuổi 23 2.2.2. Trình độ chuyên môn 23 2.2.3. Trình độ lý luận chính trị 24 2.2.4. Trình độ quản lý hành chính 24 2.5.6. Về đạo đức công vụ 26 2.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở UBND huyện Tĩnh Gia 26 2.3.1. Nội dung của chương trình đào tạo, bồi dưỡng 26 2.3.2. Quy trình đào tạo 27 2.3.3. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Tĩnh Gia trong giai đoạn 20152016 28 2.4. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở UBND huyện Tĩnh Gia 31 2.4.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân 31 2.4.2. Những hạn chế 32 2.5. Nguyên nhân của những tồn tại 33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TĨNH GIA 34 3.1. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Tĩnh Gia 34 3.1.1. Về phía UBND 34 3.1.2. Về phía cán bộ công chức 35 3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và một số kiến nghị 36 3.2.1. Phương hướng hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, CBCC trong giai đoạn 20152020. 36 3.2.2. Một số kiến nghị 37 KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Đối tượng nghiên cứu 2
3.Phạm vi nghiên cứu 2
4.Phương pháp nghiên cứu 2
5.Ý nghĩa của báo cáo 2
6.Bố cục của báo cáo 2
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN TĨNH GIA, 4
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TĨNH GIA THANH HÓA 4
1.1.Khái quát nội dung về UBND huyện Tĩnh Gia 4
1.1.1.Giới thiệu chung về UBND huyện Tĩnh Gia 4
1.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Tĩnh Gia 5 1.1.3.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Tĩnh Gia 6
1.1.4.Cơ cấu tổ chức 10
1.2.Tổng quan về phòng Nội vụ 14
1.2.1.Vị trí, chức năng 14
1.2.2.Nhiệm vụ và quyền hạn 15
1.2.3.Cơ cấu tổ chức 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ 16
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA 16
Trang 22.1 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 16
2.1.1 Khái quát chung về cán bộ, công chức 16
2.1.2 Những vấn đề chung về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 18 2.2 Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức ở UBND huyện Tĩnh Gia 21 2.1.2 Cơ cấu cán bộ, công chức theo giớ tính 21
2.2.2 Theo độ tuổi 23
2.2.2 Trình độ chuyên môn 23
2.2.3 Trình độ lý luận chính trị 24
2.2.4 Trình độ quản lý hành chính 24
2.5.6 Về đạo đức công vụ 25
2.3 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở UBND huyện Tĩnh Gia 26
2.3.1 Nội dung của chương trình đào tạo, bồi dưỡng 26
2.3.2 Quy trình đào tạo 27
2.3.3 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện Tĩnh Gia trong giai đoạn 2015-2016 28
2.4 Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở UBND huyện Tĩnh Gia 30
2.4.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân 30
2.4.2 Những hạn chế 32
2.5 Nguyên nhân của những tồn tại 32
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM 34
NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, 34
CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TĨNH GIA 34
Trang 33.1 Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức tại UBND huyện Tĩnh Gia 34
3.1.1 Về phía UBND 34
3.1.2 Về phía cán bộ công chức 35
3.2 Phương hướng hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và một số kiến nghị 36
3.2.1 Phương hướng hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, CBCC trong giai đoạn 2015-2020 36
3.2.2 Một số kiến nghị 37
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau gần 1 tháng kiến tập tại phòng Nội vụ UBND huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa, với sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú trong phòng Nội vụcùng sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, em đã hoàn thành báo cáo kiến tậpmột cách hoàn thiện Ba năm học tại trường Đại học Nội vụ em đã được thầy
cô truyền đạt những kiến thức lý luận về ngành Quản trị nhân lực nhưng chưa
có điều kiện va chạm thức tế Nhân đợt kiến tập do nhà trường tổ chức emđược phòng Nội Vụ UBND huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận về kiếntập , những lý luận được học tại trường hôm nay được đem ra thực hành, soichiếu và áp dụng trong thực tiễn hàng ngày để làm việc và tiếp cận công việc
Em đã quan sát và học hỏi được nhiều điều về công việc, kỹ năng nghiệp vụcũng như trách nhiệm trong công việc, tác phong thái độ ứng xử làm việc nơicông sở, thêm vững vàng tự tin với công việc mình đã chọn
Qua bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhấtcác bác, các cô, các chú, anh chị công tác trong phòng Nội vụ UBND huyệnTĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa cùng các thầy cô trong Khoa Tổ chức và quản lýnhân lực Đặc biệt là cô Đỗ Thị Hải Hà đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tậntình cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành báo cáo về
“Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyệnTĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”
Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có giới hạn vìvậy bài báo cáo không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến từ phía thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng Nội
vụ UBND để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn nhằm nâng cao kiếnthức kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình làm việc sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Tĩnh Gia, ngày 26 tháng 06 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Thu
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộcông chức đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến côngtác đào tạo, bồi dưỡng CBCC để họ thực thi tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhànước và nhân dân giao cho Thực tế chứng minh nơi nào đội ngũ CBCC cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức thì nơi đócông việc vận hành rất chôi chảy, thông suốt Nhận thức rõ được yêu cầu cấpthiết của việc nâng cao trình độ, năng lực CBCC trong những năm qua Nhànước đã luôn coi trọng và đề ra những chủ trương, chính sách để phát triển,năng cao chất lượng đội ngũ CBCC hành chính nước ta
Huyện Tĩnh Gia với dân số đông, diện tích đất tự nhiên lớn, lại có khukinh tế Nghi Sơn đa nghành đa lĩnh vực đang hoạt động mạnh mẽ tạo điềukiện thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế xã hội Nghị quyết Đảng bộ huyệnTĩnh Gia lần thứ 24 xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong bốnchương trình trọng tâm mang tính đột phá tạo động lực quan trọng để pháttriển KT-XH theo định hướng CNH- HĐH
Trong những năm gần đây công tác quy hoạch và lập kế hoạch cho hoạtđộng đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở UBND huyện Tĩnh Gia đã được tiến hànhđịnh kỳ, thường xuyên, và được các cấp lãnh đạo đặc biệt chú trọng quan tâm.Các quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBCC của huyện được xây dựng trên cơ
sở bám sát chủ trương, đường lối và các quy định của Đảng
Trong những năm qua UBND huyện Tĩnh Gia đã có những nỗ lực triểnkhai đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC của mình Tuynhiên công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC của UBND huyện Tĩnh Gia còn nhiềubất cập so với yêu cầu thực tiễn làm giảm hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng
Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài về việc hoàn
Trang 7thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm nâng cao chất lượng CBCC ởUBND huyện Tĩnh Gia đáp ứng công cuộc CNH- HĐH và hội nhập quốc tế.
Chính vì những lý do trên, để tìm hiểu rõ hơn về công tác đào tạo, bồidưỡng CBCC, trong đợt kiến tập tại phòng Nội vụ huyện Tĩnh Gia , tôi chọn
đề tài “ Thực trạng công tác đào tạo , bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện TĩnhGia , tỉnh Thanh Hóa” làm báo cáo kiến tập với hi vọng có thêm hiểu biết vềcông tác đào tạo bồi dưỡng CBCC ở địa bàn huyện Tĩnh Gia và đề xuấtnhững giải pháp mang tính cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và sửdụng CBCC sau đào tạo Do kiến thức của em còn nhiều hạn chế, đồng thờithiếu những kinh nghiệm thực tiễn nên bản báo cáo này còn nhiều thiếu sót
Em mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô để bài báo cáo của
em đạt kết quả tốt hơn!
2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ côngchức ở UBND huyện Tĩnh Gia
3 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 2015 đến nay
- Về không gian: Tại UBND huyện Tĩnh Gia
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu
- Phương pháp phỏng vấn, quan sát
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu, nhận định, đánh giá
5 Ý nghĩa của báo cáo
Báo cáo nêu đúng thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC tạiUBND huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua Trên cơ sở đó,
đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo bồidưỡng CBCC trong thời gian tới
6 Bố cục của báo cáo
Trang 8Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của báo cáo gồm 3chương:
Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Tĩnh Gia, Phòng Nội vụ huyệnTĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa
Chương 2: Thực trạng về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, côngchức tại UBND huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảcông tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyệnTĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa
Trang 9PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN TĨNH GIA,
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TĨNH GIA THANH HÓA
1.1 Khái quát nội dung về UBND huyện Tĩnh Gia
1.1.1 Giới thiệu chung về UBND huyện Tĩnh Gia
Tĩnh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnhNghệ An, phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáp huyện NôngCống và huyện Như Thanh, phía Đông giáp biển, đường bờ biển dài 35km
Diện tích tự nhiên 450km2 với số dân 220.000 người Địa hình bán sơnđịa, bao gồm những hang động hoang sơ, vùng đồng bằng và đất bãi ven biển,đường bờ biển dài với những giải cát mịn cùng quần thể các hòn đảo nhỏ, 3cửa lạch, 2 cảng biển lớn đã tạo cho Tĩnh Gia nhiều tiềm năng và lợi thế.Những tiềm năng và lợi thế đó cùng với những thành tựu đạt được trong thời
kỳ đổi mới đang và sẽ là điểm tựa để Tĩnh Gia vươn mạnh khẳng định vị thếcủa mình trong thời kỳ đổi mới
Địa hình vừa có biển, vừa có núi rừng cùng những danh thắng, huyệnTĩnh Gia có nhiều lợi thế phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch, côngnghiệp và thủy hải sản Với những tiềm năng về biển, đất, rừng, trong nhữngnăm qua, kinh tế huyện Tĩnh Gia đã có bước phát triển vượt bậc và tương đốitoàn diện
Huyện Tĩnh Gia có 34 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 33 xã và
01 thị trấn, đại đa số là dân tộc Kinh, ngoài ra còn một số đồng bào dân tộcThái sinh sống
Trang 101.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Tĩnh Gia
Đêm ngày 19 sang rạng sáng ngày 28 tháng 8 năm 1945, hàng vạn quầnchúng và tự vệ các tổng Sen Trì, Tuần La, Vân Trai, Yên Thái, Vân Trườngtiến về bao vây Dinh phủ Tĩnh Gia Tri phủ Vũ Thế Hùng đem nộp toàn bộ ấntín, tài liệu đầu hàng cách mạng
Sáng ngày 20 tháng 8 năm 1945, quần chúng và tự vệ trong huyện tậptrung tại sân vận động huyện chào đón Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thờihuyện Tĩnh Gia Đồng chí Lê Huy Tuần, Chủ tịch lâm thời huyện tuyên bốxoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập Uỷ ban Nhân dân lâm thờihuyện gồm 5 đồng chí:
Đồng chí: Lê Huy Tuần: Chủ tịch
Đồng chí: Nguyễn Hữu Vơn: Phó Chủ tịch
Đồng chí:Lường Côi: Uỷ viên phụ trách quân sự
Đồng chí: Lê Ngọc Cấn: Phụ trách Văn phòng
Đồng chí:Phan Huy Châu: Phụ trách Tài chính
Đến tháng 04 năm 1946, nhân dân trong toàn huyện được thể hiện quyềnlàm chủ thực sự của mình trong việc lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào hộiđồng nhân dân các cấp trên quê hương Tĩnh Gia Với sự tín nhiệm cao của cáctầng lớp nhân dân, những cán bộ có đủ trình độ, năng lực phẩm chất được bầuvào Uỷ ban Hành chính các cấp Uỷ ban Nhân dân hành chính huyện (nay làUBND huyện) được thành lập thay thế cho Uỷ Ban nhân dân lâm thời Đồng chí
Lê Huy Tuần, nguyên là chủ tịch Uỷ ban Nhân dân lâm thời được bầu làm chủtịch huyện (Uỷ ban Nhân dân hành chính cấp xã cũng được kiện toàn và thay thếcho 54 Uỷ ban Nhân dân lâm thời các xã trước đây)
Trải qua các thời kỳ cùng với sự phát triển chung của đất nước, từ 5 cán
bộ chủ chốt ban đầu, Uỷ ban nhân dân huyện Tĩnh Gia đã có thêm các phòngban chức năng (tổng số 14 phòng ban - phần cơ cấu tổ chức) tham mưu và thựchiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Kinh tế - văn hoá – xã hội
Trang 111.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Tĩnh Gia 1.1.1.1 Vị trí và chức năng
UBND huyện Tĩnh Gia do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấphành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu tráchnhiệm trước HHĐND cùng cấp và cơ quanNhà nước cấp trên
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơquan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cùng cấpnhằm đảm bảo thực hiện chủ trương , biện pháp phát triển kinh tế xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn
UBND thực hện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phầnbảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từTrung ương tới cơ sở
1.1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Căn cứ theo quy định của Nhà nước, UBND huyện Tĩnh Gia là cơ quanQLNN ở địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực: kinh tế, nông –lâm – ngư nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xâydựng giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thểthao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh vàtrật tự, an toàn xã hội, chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành phápluật, xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính…
Trong lĩnh vực kinh tế
- Xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH hàng năm trình HĐND cungcấp thông qua để trình UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt; tổ chức và kiểm traviệc thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và lập dự toán điềuchỉnh ngân sách địa phương; quyết toán ngân sách địa phương;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND
Trang 12xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách;
- Phê chuẩn kế hoạch KT-XH của xã, thị trấn
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản và đất đai
- Xây dựng, trình HĐND cùng cấp thông qua các chương trình khuyếnkhích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổchức thực hiện các chương trình đó;
- Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơcấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâmsản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, giải quyết các tranh chấpđất đai, thanh tra đất đai theo QĐCPL;
- Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trìnhthuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo QĐCPL
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Tham gia với UBND tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
- Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ ở các xã, thị trấn;
- Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống,sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu;
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải
- Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạchxây dựng địa điểm dân cư trên địa bàn;
- Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạtầng cơ sở theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực
Trang 13hiện pháp luật về xây dựng;
- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theophân cấp của UBND tỉnh
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạtđộng thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
- Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thươngmại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thôngtin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiệnsau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các QĐCPL về phổ cập giáo dục;
- Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn cácphong trào; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danhlam thắng cảnh do địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y
tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng,chống dịch bệnh;
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hànhnghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người laođộng; tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo;
Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường
- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục
Trang 14vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậuquả thiên tai, bão lụt;
- Tổ chức thực hiện các QĐCPL về tiêu chuẩn đo lường và chất lượngsản phẩm;
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang
và quốc phòng toàn dân; chỉ đạo việc xây dựng và huấn luyện lực lượng dânquân tự vệ;
- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhậpngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý cáctrường hợp vi phạm theo QĐCPL;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội,xây dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhànước;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các QĐCPL về quản lý hộ khẩu,quản lý việc cư trú;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo
vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc vàtôn giáo;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôngiáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáonào của công dân ở địa phương
Trong việc thi hành pháp luật
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra
Trang 15việc chấp hành Hiến pháp, luật, các VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên
và nghị quyết của HĐND cùng cấp;
Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐNDtheo QĐCPL;
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phâncấp của UBND cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
- Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hànhchính ở địa phương trình HĐND cùng cấp thông qua để trình cấp trên xemxét, quyết định
1.1.4 Cơ cấu tổ chức
Về lãnh đạo: có 1 chủ tịch và 3 phó chủ tịch
Trang 16UBND huyện có 12 phòng chuyên môn có chức năng giúp việc cho
UBND theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phó chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực đất đai, xây dựng
Phòng Nội vụ
Phó chủ tịch UBND
phụ trách lĩnh vực văn
hóa - xã hội
Phó chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực kinh
tế - tài chính
Thanh tra huyện
Phòng Tài chính- Kế hoạch
Phòng Văn hoá và Thông tin
và Đào tạo
Phòng Lao động- Thương binh
và Xã hội
Phòng tư pháp
Phòng tài nguyên môi trường Phòng y tế
Phòng Công thương
Trang 17- Tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND; tham mưu,giúp UBND cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho chủ tịch UBND vềchỉ đạo, điều hành của chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý vàhoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan Nhà nước địa phương; đảm bảo
cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐNDvà UBND
- Thực hện các mặt công tác khác theo chỉ đạo của chủ tịch UBNDhuyện
2 Phòng Tài chính –Kế hoạch
- Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhànước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinhdoanh tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh
tế tư nhân
- Thực hiện các mặt công tác khác theo chỉ đạo của chủ tịch UBNDhuyện
3 Phòng văn hóa thông tin
- Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhànước về: văn hóa; gia đình; thể thao; du lịch; bưu chính; viễn thông; côngnghệ thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản
- Thực hiện các mặt công tác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện vàcác cơ quan chuyên nghành tỉnh
4 Phòng Nội vụ
- Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý hànhchính Nhà nước các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sựnghiệp Nhà nước, cải cách hành chính, chính quyền địa phương, địa giớ hànhchính, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cán bộ công chức xã, phường,thị trấn, tổ chức phi Chính phủ, văn thư-lưu trữ Nhà nước, tôn giáo, thi đua-khen thưởng
- Thực hiện các mặt công tác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện vàcác cơ quan chuyên ngành tỉnh
5 Phòng Tư pháp
- Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Công
Trang 18tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạmpháp luật, phổ biến pháp luật, chứng thực hộ tịch, trợ giúp pháp lý và cáccông tác tư pháp khác.
- Thực hiện các mặt công tác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện vàcác cơ quan chuyên ngành tỉnh
6 Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Tàinguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng, thủy văn, đođạc bản đồ và biển(đối với những địa phương có biển)
- Thực hiện các mặt công tác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện vàcác cơ quan chuyên ngành tỉnh
7 Phòng lao động thương binh và xã hội
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Lao động, việc làm, dạynghề, tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công,bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội
- Thực hiện các mặt công tác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện vàcác cơ quan chuyên ngành tỉnh
8 Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Lao động, việc làm, dạynghề,tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công,bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội
- Thực hiện các mặt công tác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện vàcác cơ quan chuyên ngành tỉnh
9 Phòng Y tế
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe nhân dân gồm: Y tế cơ sở, y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồichức năng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế
- Thực hiện các mặt công tác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện vàcác cơ quan chuyên ngành tỉnh
10 Thanh tra huyện
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải
Trang 19quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý Nhà nước của UBND huyện,phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các mặt công tác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện vàcác cơ quan chuyên ngành tỉnh
11 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp,thủy lợi, thủy sản, phát triển nông thôn,phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trạinông thôn, làng nghề nông thôn trên địa bàn
- Thực hiện các mặt công tác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện vàcác cơ quan chuyên ngành tỉnh
- Thực hiện các công tác khác theo chỉ đạo của chủ tịch UBND huyện
và các cơ quan chuyên ngành tỉnh
Mặc dù mỗi cơ quan chuyên môn có một chức năng, nhiệm vụ riêngnhưng tất cả đều có chung mục tiêu là góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lýthống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước, cùng thực hiện chủ trương,biện pháp phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và thực hiệncác chính sách khác trên địa bàn huyện
1.2 Tổng quan về phòng Nội vụ
1.2.1 Vị trí, chức năng
- Phòng Nội vụ huyện Tĩnh gia là cơ quan chuyên môn thuộc UBNDhuyện Tĩnh Gia, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế vềcông tác của UBND huyện Tĩnh Gia, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra,thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa
Phòng Nội vụ huyện Tĩnh Gia có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt
Trang 20động và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định.
- Phòng Nội vụ huyện Tĩnh Gia có chức năng tham mưu, giúp UBNDhuyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biênchế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước, cải cách hành chính, chínhquyền địa phương, địa giới hành chính, cán bộ, công chức, viên chức Nhànước, cán bộ công chức phường, hội, tổ chức phi chính phủ, văn thư, lưu trữNhà nước, dân tộc, tôn giáo, thi đua- khen thưởng
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạp pháp luật, quy hoạch, kểhoạch sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao
- Phó phòng: Trần Gia Hoàng, Nguyễn Thị Hằng phụ trách và theo dõimột số mặt công tác và được ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể khitrưởng phòng vắng mặt
- 03 chuyên viên: Lại Thị Nhẫn, Nguyễn Thị Hằng, Mai Sỹ Hoàng trựctiếp phụ trách các lĩnh vực theo sự phân công của trưởng phòng
15
Phó PhòngTrần Hoàng Gia
Phó phòng Nguyễn Thị HằngTrưởng phòng
Lê Năng Lương
Trang 21
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TĨNH GIA,
TỈNH THANH HÓA
2.1 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
2.1.1 Khái quát chung về cán bộ, công chức
2.1.1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức
Theo Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì cán bộ, công chứcđược quy định như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê duyệt, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản ViệtNam, Nhà nước, chính trị xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, ở huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
Trang 22chuyên nghiệp, công dân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, trong biên chế và hưởng lương từngân sách Nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sựnghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữchức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhândân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tor chức chính trị-xã hội,công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách Nhà nước
2.1.1.2 Vai trò của cán bộ, công chức
Đội ngũ CBCC có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trìhiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan hành chínhNhà nước nói riêng Đội ngũ CBCC được tổ chức một cách khoa học và hợp
lý đó là yếu tố quan trọng để hoạt động của cơ quan đạt được mục tiêu và hiệuquả Như vậy đội ngũ CBCC Nhà nước có vai trò cơ bản như sau:
- Là người hoạch định đường lối, chính sách cho cơ quan, tổ chức hoạtđộng Đối với các cơ quan Hành chính nhà nước, mục tiêu là đáp ứng mộtcách tốt nhất những yêu cầu của nhân dân Để làm được điều này các cơ quanNhà nước phải xây dựng được một hệ thống chính sách hợp lý và khoa học.Nếu cơ chế chính sách hợp lý và khoa học sẽ đem lại sự hài lòng cho nhândân, góp phần vào sự phát triển của xã hội, ngược lại nếu cơ chế chính sáchkhông hợp lý sẽ ngăn cản việc thực hiện các quyền của công dân và kìm hãm
sự phát triển của xã hội
Trang 23- CBCC là những người trực tiếp tổ chức, thực thi các chính sách kếhoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Hay nói cách khác CBCC lànhững người quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chính sáchhay kế hoạch của nhà nước Vai trò này đòi hỏi CBCC phải có năng lực vàphẩm chất đạo đức để đáp ứng công việc đề ra.
- Là chủ thể đứng ra tổ chức phối hợp các nguồn lực trong tổ chức, baogồm tài chính, người lao động, cơ sở vật chất và nguồn lực khác Công việcnày đòi hỏi người CBCC phải có kỹ năng tổ chức, không ngừng học hỏi đểđáp ứng mọi yêu cầu của công việc
- CBCC là người trực tiếp thực hiện các giao tiếp giữa cơ quan Nhànước với môi trường bên ngoài Đó là việc trao đổi thông tin giữa các cơ quanNhà nước với nhau Tiếp nhận thông tin từ xã hội rồi tiến hành phản hồinhững thông tin nhận được, giao tiếp với cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, côngdân….đòi hỏi công chức phải có nhạy cảm nhất định với thông tin, đặc biệt làcác thông tin về sự phát triển của xã hội Nếu thực hiện tốt vai trò này sẽ giúp
cơ quan nhà nước nắm bắt nhanh xu hướng phát triển xã hội Từ đó định rachính sách kế hoạch trong thời kỳ đổi mới đất nước
2.1.2 Những vấn đề chung về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức
2.1.2.1 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức,
kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học ( Điều 5, Nghị định số:18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồidưỡng công chức )
Đào tạo được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổchức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng,thái độ… Để hoàn thành nhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ cóthể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả Hay nói một cách