1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động huy động vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp việt nam

37 800 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 278,5 KB
File đính kèm Thực trạng huy động vốn vay ngân hàng.rar (73 KB)

Nội dung

Đối với Việt Nam, vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng.. Vay ngân hàng như thế nào để thu được nguồn vốn là lớn nhất và phục

Trang 1

MỞ ĐẦU

Một doanh nghiệp muốn thành lập cần phải có một số vốn ban đầu tốithiểu bằng vốn pháp định Tiếp đó doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng cần phải có vốn Vốn là yếu tố không thểthiếu để một doanh nghiệp được hình thành, là cơ sở cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp tồn tại, cạnh tranh

Đối với Việt Nam, vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng Sau một thời gian dài

gặp khó khăn, ngân hàng thắt chặt tín dụng, các doanh nghiệp có lẽ hơn baogiờ hết hiểu được tầm quan trọng của vốn và khó khăn trong việc huy độngvốn Câu hỏi đặt ra là: Khi nào nên chọn hình thức huy động vốn vay ngânhàng? Vay ngân hàng như thế nào để thu được nguồn vốn là lớn nhất và phục

vụ hiệu quả nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

Nguồn vốn vay từ ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọngnhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà cònđối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Không một doanh nghiệp nào khôngvay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanhnghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường Nhận thức được tầmquan trọng của hoạt động huy động vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp

nước ta hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động huy động vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012” để

nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm có 3 chương:

- Chương I: Cơ sở lý luận

- Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn vay ngân hàng củacác doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012

- Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn vayngân hàng của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012

Do hạn chế về mặt thời gian nên những số liệu năm 2012 chỉ là số liệucủa 3 quý đầu năm

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý luận chung về nguồn vốn trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về vốn

Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vậtchất cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quátrình sản xuất kinh doanh Sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong quátrình sản xuất vật chất riêng biệt mà trong toàn bộ quá trình sản xuất và tái sảnxuất liên tục suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trìnhsản xuất đầu tiên đến chu kỳ sản xuất cuối cùng

Một cách thông dụng nhất vốn được hiểu là các nguồn tài trợ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn tiền (quỹ) này được hình

thành dưới nhiều hình thức khác nhau và tại các thời điểm khác nhau Giá trịnguồn vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà mỗi doanhnghiệp có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của vốn

- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định Có nghĩa là vốnđược biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanhnghiệp

- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh

- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhât định mới cóthể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh

- Vốn có giá trị về mặt thời gian Điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốnvào đầu tư và tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn

- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn

vô chủ và không có ai quản lý

- Vốn được quan niệm như một hàng hóa và là một hàng hoá đặc biệt,

có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường, tạo nên sự giao lưu sôi

Trang 3

- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình mà cònđược biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình (Tài sản vô hình củadoanh nghiệp có thể là bằng phát minh sáng chế, các bí quyết công nghệ, vịtrí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất, ).

- Vay thông thường

- Vay dưới hình thức phát hành trái phiếu

1.1.3.2 Phân loại theo phương thức chu chuyển.

+ Vốn cố định

+ Vốn lưu động

1.1.4 Vai trò của nguồn vốn đối với doanh nghiệp.

1.1.4.1 Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp.

Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp Vềmặt pháp lý, mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều phải có một lượng vốn nhấtđịnh và phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định do Nhà nước quy định đốivới từng lĩnh vực kinh doanh Như vậy, vốn lúc này có vai trò đảm bảo sựhình thành và tồn tại của doanh nghiệp trước pháp luật

Giá trị vốn ban đầu có thể ít hoặc nhiều tuỳ theo quy mô, ngành nghề,loại hình doanh nghiệp Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một sốngành nghề có liên quan đến tài chính như: Chứng khoán, bảo hiểm, kinhdoanh vàng và kinh doanh tiền tệ

Đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác mà Nhà nước khôngquy định giá trị vốn ban đầu tối thiểu thì giá trị vốn khi thành lập có thể giao

Trang 4

động từ hàng triệu đến hàng tỷ đồng tuỳ khả năng của người thành lập doanhnghiệp.

1.1.4.2 Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình vàloại hình sản xuất kinh doanh nào Vốn là một trong ba yếu tố cơ bản bêncạnh yếu tố lao động và công nghệ

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh.Hoạt động thực tế hàng ngày đòi hỏi phải có tiền để chi tiêu, mua sắm nguyênvật liệu, máy móc, trả lương, Số tiền này không thể lấy ở đâu khác ngoàinguồn vốn của doanh nghiệp Khi nguồn vốn tạm thời không đáp ứng đủ nhucầu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạngkhó khăn về ngân quỹ Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp tạm thời

bị đình trệ, suy giảm Nếu tình hình này không được khắc phục kịp thời,doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền miên, hoạt độngsản xuất kinh doanh bị gián đoạn, tâm lý cán bộ công nhân viên hoang mang,mất uy tín với bạn hàng, chủ nợ và ngân hàng Những khó khăn này có thểnhanh chóng đưa doanh nghiệp đến kết cục cuối cùng là phá sản, giải thể hoặc

bị sát nhập với doanh nghiệp khác

1.1.4.3 Cơ sở cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

Vốn không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinhdoanh mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển Trong quá trình pháttriển của mình, doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh,giữ vững và vươn lên trong thị trường Để làm được điều đó, đòi hỏi doanhnghiệp phải liên tục đổi mới, đầu tư, tái đầu tư, cải tiến máy móc, thiết bị,công nghệ, hệ thống phân phối sản phẩm Để làm được tất cả những côngviệc đó, doanh nghiệp không thể không cần đến nguồn vốn đầu tư mở rộngsản xuất kinh doanh

Vốn còn là nhân tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khả

Trang 5

có thể nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường mạng lưới phân phối mà còn

có thể giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh hay hơn nữa là loại

bỏ đối thủ cạnh tranh bằng các chính sách marketing hiệu quả (tăng cườngquảng cáo, giảm giá, khuyến mãi, )

Như vậy, vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải nhận thức vấn đề này mộtcách rõ ràng, từ đó phải có chính sách huy động vốn nhanh chóng, hiệu quả

để có thể tồn tại và không ngừng phát triển trên thương trường

1.2 Hình thức huy động vốn vay ngân hàng.

1.2.1 Khái niệm.

Vốn vay từ ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhấtđối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, không chỉ đối với sự phân tíchcủa các doanh nghiệp mà còn đối với nền kinh tế quốc dân Trong quá trìnhhoạt động doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chínhcho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ nguồn vốncho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp Theo tínhchất và mục đích sử dụng, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếunhằm 3 mục đích:

- Đầu tư vào tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng,

- Bổ sung thêm vốn lưu động

- Phục vụ các dự án

Ngoài ra, còn có thể phân chia theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực phục

vụ hoặc theo hình thức bảo đảm của khoản vay

1.2.2 Các hình thức huy động vốn vay ngân hàng.

- Doanh nghiệp vay để đầu tư vào tài sản cố định, phục vụ dự án có thểvay ngân hàng theo hình thức như: cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bênthứ 3 để bảo lãnh cho mình hoặc vay qua hình thức trả góp

Trang 6

+ Đối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có thể sử dung uy tính củamình với ngân hàng (thanh toán nợ đúng hẹn, khách hàng thân quen, ) đểvay tín chấp.

+ Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà tài sản thế chấp cầm cốchỉ có thể vay ngân hàng với một lượng vốn nhỏ, không đủ vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh thì có thể nhờ uy tín của bên thứ 3 bảo lãnh, tham gia vàoquỹ bảo lãnh tín dụng vừa và nhỏ

- Doanh nghiệp vay để bổ sung vốn lưu động: có thể vay ngân hàngdưới hình thức như vay thấu chi, vay trực tiếp từng lần, cầm cố thế chấp tàisản, tín chấp (doanh nghiệp lớn), bảo lãnh

1.2.3 Đặc điểm của hoạt động huy động vốn vay ngân hàng.

a Điều kiện vay vốn.

Doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng cần phải có một số điều kiệnsau:

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, cóhiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật

b Thủ tục vay vốn

Để được vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ vay vốngồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Giấy phép kinh doanh

- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ

- Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố

- Hồ sơ tài liệu khác theo yêu cầu của ngân hàng

c Lãi suất vay

Khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải trả một mức

Trang 7

hạn càng cao thì càng cao), phụ thuộc vào doanh nghiệp có phải là đối tượng

ưu đãi không

Lãi suất doanh nghiệp phải trả thường là lãi suất cố định, điều đó cónghĩa là doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng lãi định kì (thường là lãi địnhkì) ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi

d Thời hạn vay

Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng dưới hình thức: ngắn hạn, trunghạn và dài hạn

e Quy mô nguồn vốn vay

Doanh nghiệp huy động vốn ngân hàng với quy mô phụ thuộc vào mụcđích sử dụng vốn Tuy nhiên, quy mô này có thể bị hạn chế do quy định hạnmức tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp, do kì hạn của nguồn vốn, dogiá trị của tài sản thế chấp, do tính hiệu quả và khả thi của dự án, Trongtrường hợp này, doanh nghiệp có thể xin sự đồng tài trợ của nhiều ngân hàngcho mình

f Quản lý và giám sát.

Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chịu sự giám sát trên 2 phương diện:

- Doanh ngiệp sử dụng nguồn vốn có đúng với mục đích ghi trong hợpđồng vay vốn hay không?

- Doanh nghiệp trả gốc và lãi có đúng hạn không?

g Rủi ro - áp lực thanh toán.

Định kì, doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng ngay cả khi doanhnghiệp làm ăn không có lãi, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất phạtcủa ngân hàng Đến hạn trả gốc, nếu doanh nghiệp mất khả năng chi trả thì tàisản bảo đảm của doanh nghiệp bị phát mãi hoặc bên thứ ba đứng ra bảo lãnhcho doanh nghiệp khi vay sẽ phải chịu trách nhiệm bảo hộ cho doanh nghiệp.Điều này gây ra ảnh hưởng rất xấu về uy tính của doanh nghiệp đối với ngânhàng

h Tiết kiệm thuế.

Trang 8

Lãi vay được tính là chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuậntrước thuế của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp tiết kiệm được một khoảnthuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2.4 Ưu nhược điểm của việc huy động vốn vay ngân hàng.

a Ưu điểm:

- Cho phép chủ doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát toàn bộ hoạt độngdoanh nghiệp Chủ doanh nghiệp có quyền tự đưa ra tất cả quyết định màkhông phải báo cáo cho các cổ đông hoặc nhà đầu tư Và chủ doanh nghiệp sẽ

sở hữu toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp

- Lãi suất phải trả trên khoản vay được xem là chi phí hợp lệ và đượckhấu trừ thuế Khoản khấu trừ này là một phần trong lợi nhuận của doanhnghiệp và giúp giảm số tiền doanh nghiệp đóng thuế hàng năm

- Chủ nợ của doanh nghiệp không được hưởng khoản chia lợi nhuậncủa công ty

- Đối với doanh nghiệp lớn:

+ Tập trung được nguồn vốn lớn cùng một lúc do có thể có tài sản thểchấp lớn, có uy tính với ngân hàng

+ Mức độ rủi ro thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ: Đến kì thanh toán,doanh nghiệp không trả được nợ sẽ được ngân hàng gia hạn Các doanhnghiệp nhà nước sẽ được nhà nước trả hộ

- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Ngày nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang nhận được sự giúp đỡ rấtnhiều từ phía nhà nước để có thể tiếp cận được nguồn vốn này

Trang 9

riêng đã dùng thể chấp Doanh nghiệp huy động vốn vay càng nhiều nguy cơphá sản càng cao

- Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều trách nhiệm về các khoản nợ

- Doanh nghiệp chịu sự giám sát của ngân hàng trong quá trình sử dụngvốn vay Ngân hàng sẽ giám sát doanh nghiệp về việc sử dụng vốn vay cóđúng mục đích ghi trong hợp đồng không, về việc trả nợ gốc và lãi có đúng kìhạn cam kết không

Trang 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VAY

NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2010 - 2012.

Vay ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn số một của các doanh nghiệpnước ta hiện nay Hoạt động tín dụng ngân hàng nổi lên như một mắt xíchtrọng yếu trong hoạt động của nền kinh tế Tín dụng ngân hàng có một vai tròcực kì quan trọng, với vị trí trung gian tài chính của nền kinh tế, thông quacác nguồn lực xã hội được phân bổ sử dụng một các hợp lý và có hiệu quả.Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác động rất lớntới quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Nhưng trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cao cộng với tỷ giá không ổnđịnh, thắt chặt cho vay và hạn mức tín dụng quá khắc khe của các ngân hàngđang là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn của doanhnghiệp

2.1 Cơ cấu huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010

- 2012.

Trong quá trình hoạt động, sự biến động của vốn là cơ sở và dấu hiệucho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để tiếp tục phát triển và đứngvững, doanh nghiệp không những phải duy trì số vốn bỏ ra ban đầu mà cònphải không ngừng tìm kiếm những khoản vốn bổ sung từ nhiều nguồn khácnhau Chính vì lẽ đó, huy động vốn trong doanh nghiệp được coi là một trongnhững ưu tiên hàng đầu Thực hiện tốt huy động vốn là cũng đồng nghĩa vớithành công trong xây dựng một cơ cấu vốn pháp lý với chi phí thấp, tạo điềukiện thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác trênthương trường

Trang 11

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (nên có cột so sánh)

Tươngđối(%)

Tuyệtđối(tỷ đồng)

Tươngđối(%)

Tuyệtđối(tỷ đồng)

Tươngđối(%)

(Nguồn: số liệu báo cáo của ngân hàng Nhà nước)

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp qua các năm đều tăng, năm 2011tăng 9,2 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 4,78% Năm 2012 tăngmạnh hơn nhưng không đáng kể tăng 9,3 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứngtăng 4,61% Mặc dù, vốn tự có trong doanh nghiệp không tăng nhiều, vốnkhác giảm nhưng tổng nguồn vốn tăng nguyên nhân là do doanh nghiệp tăngcường huy động vốn vay ngân hàng, tỷ lệ vốn vay ngân hàng qua các năm đềutăng nhất là năm 2011 tăng 4,42% so với năm 2010 Trong cơ cấu vốn củadoanh nghiệp năm 2012 thì tỷ trọng vốn vay ngân hàng chiếm hơn 44%, tăng0,69% so với năm 2011 Điều này cho thấy vốn tín dụng ngân hàng giữ mộtvai trò quan trọng, chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của phần lớn cácdoanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Huy động vốn vay ngân hàng là hoạt động cần thiết và thường xuyêncủa doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào quy mô, năng lực và mức hoạt động màdoanh nghiệp huy động lượng vốn nhiều hay ít Huy động được vốn là tínhiệu tốt, vốn nhiều doanh nghiệp sẽ phân bổ được vào nhiều hoạt động sảnxuất kinh doanh, hướng đến các dự án đầu tư lớn và dài hạn nhưng khi vốn

Trang 12

vay ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn sẽ dẫn đến tình trạngdoanh nghiệp mất khả năng chủ động và phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngânhàng, trong trường hợp này doanh nghiệp phải gánh chi phí sử dụng vốn lớn

và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp

Bảng 2: Tỷ lệ vốn vay ngân hàng trên tổng tài sản (nên có giải thích ký

hiệu…, có sự so sánh, nên quay ngược bảng sổ liệu lại)

(Nguồn: Công ty Chứng Khoáng Sài Gòn)

Tỷ lệ vốn vay ngân hàng trên tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) chính

là cơ cấu vốn vay ngân hàng Số liệu trên cho thấy, xu hướng vay ngân hàng

để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh ngày càng tăng, doanh nghiệp nào vayvốn ngân hàng ít thì lợi nhuận cao hơn doanh nghiệp vay vốn ngân hàngnhiều Điều này cho thấy việc phát triển thị trường vốn có ý nghĩa rất quantrọng trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp Đồng thời, giúp doanhnghiệp có lợi nhuận cao hơn khi không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồnvốn ngân hàng Nhất là trong bối cảnh hiện nay, lạm phát tăng cao, các ngânhàng thắt chặt nguồn vốn tín dụng, lãi suất cao càng đặt ra sự cần thiết đối vớicác doanh nghiệp trong việc tự tìm nguồn vốn kinh doanh của mình và giảmdần sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng

Trang 13

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu về vốn là rất lớn,vốn tự có của doanh nghiệp lại hạn chế buộc doanh nghiệp phải huy độngvốn Thực tế cho thấy khi doanh nghiệp huy động vốn thì nhu cầu vốn củadoanh nghiệp vẫn khó đáp ứng đủ.

Bảng 3: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp (nên có

cột so sánh)

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn

của doanh nghiệp

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ(%)

Tỷ lệ(%)

Tỷ lệ(%)

(Nguồn: Số liệu báo cáo của ngân hàng Nhà nước)

Số lượng ngân hàng trong thời gian qua ở nước ta đã tăng trưởng nhanhchóng cả về số lượng và quy mô Hệ thống các chi nhánh cũng ngày càngđược mở rộng nhưng mức độ đáp ứng vốn cho doanh nghiệp của ngân hàngchưa cao Tỷ lệ vốn vay đáp ứng đúng nhu cầu, 34 nhu cầu, 12 nhu cầuvốn của doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng nhưng tỷ lệ tăng còn rất thấp Tỷ lệvốn vay đáp ứng đúng nhu cầu còn quá thấp chỉ chiếm 11% năm 2012 làmcho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong các dự án đầu tư lớn vì thiếu vốn.Khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí trong khi đó tỷ

lệ vốn vay đáp ứng 34 nhu cầu và 12 nhu cầu năm nay chỉ tăng 1% và 3%

so với năm ngoái, điều đó cho thấy sau khi đã huy động thì lượng vốn của

Trang 14

doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ chứng tỏ hoạt động huy động vốn vayngân hàng trong những năm gần đây vẫn chưa hiệu quả

2.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Vướng mắc về thủ tục vay vôn 23,7

- Ngân hàng không thể cho vay tiền khi chỉ số tồn kho doanh nghiệpngày càng tăng Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng

Trang 15

ngành chế biến và bảo quản rau quả, phân bón, sản xuất xi măng, sắt thép (chỉ

số hàng tồn kho của các ngành này tăng từ 50% – 80% so với cùng kỳ) Đặcbiệt lượng tồn kho trong ngành bất động sản rất lớn Chỉ số hàng tồn kho tăngkéo theo nợ xấu gia tăng Nợ xấu, nợ quá hạn không trả được làm hạn chế khảnăng tiếp cận nguồn vốn mới của doanh nghiệp Dù thông tin ngân hàng Nhànước đã đưa ra thị trường hàng ngàn tỷ đồng qua các kênh như mua ngoại tệ,thị trường mở, nhưng tín dụng vẫn không tăng chứng tỏ tiền chỉ nằm trong

hệ thống ngân hàng chứ chưa đến doanh nghiệp

- Việc tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ bởi ngân hàng đưa ranhững điều kiện về hồ sơ thủ tục vay quá khắc khe Việc bàn bạc để xử lý cụthể giữa doanh nghiệp và ngân hàng không được kịp thời hoặc thiếu sự chia

sẻ

- Đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện vay vốn rất ít, cònlại là không đủ tài sản để đảm bảo khoản vay Ngoài các lý do khiến cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa không được hưởng các hỗ trợ tài chính tín dụng (dokhông có tài sản sản bảo đảm, không có phương án, dự án sản xuất kinhdoanh khả thi, hồ sơ vay vốn không hợp lệ ) thì có tới 48% số doanh nghiệpnhỏ và vừa bị ngân hàng từ chối cho vay vốn mà không rõ lý do

2.2.2 Hệ quả do không vay được vốn.

- Số doanh nghiệp phá sản trên cả nước tăng đột biến Nếu tính từ năm

2010 đến hết ngày 30/09/2012, trong tổng số 647.627 doanh nghiệp đã đượcthành lập, cả nước còn 463.802 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 71,6%.Gần 30% doanh nghiệp đã phá sản hoặc dừng hoạt động Cụ thể là có 81.929doanh nghiệp đã giải thể, 16.075 doanh nghiệp đã đăng ký dừng hoạt động và85.821 doanh nghiệp dừng hoạt động nhưng không đăng ký Đầu tiên là cácdoanh nghiệp nằm trong lĩnh vực xây dựng, khi hàng loạt dự án bị cắt giảmhoặc ngừng hoạt động Nó kéo theo các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xâydựng (sắt, thép, xi măng, ) cũng bị đình trệ, rồi lan tỏa sang các lĩnh vực vàmặt hàng khác

Trang 16

- Trong quý III/2012, số doanh nghiệp an toàn chiếm 16% số doanhnghiệp, gần 48% doanh nghiệp trong tình trạng xấu, và 35% số doanh nghiệp

có khả năng phá sản

- Một số các dự án đang thực hiện dựa vào nguồn vốn vay hiện nay bịhoãn lại, tạm dừng hoặc bỏ nữa chừng vì chủ đầu tư không còn đủ khả nănggánh trả lãi vay ngân hàng Một xu hướng khác nữa là chuyển nhượng dự áncho các nhà đầu tư nước ngoài

2.3 Chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn vay ngân hàng giai đoạn 2012.

2010-2.3.1 Thực trạng về lãi suất trong hoạt động huy động vốn vay ngân hàng.

Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn Khi lãi suất tăng, cácdoanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất Nhưng để đạtđược mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận buộc các doanh nghiệp phải đưa ra nhữngchiến lược kinh doanh như hạ thấp chí phí đầu vào, sử dụng tài nguyên cóhiệu quả, tránh lãng phí, giảm thấp các chi phí phát sinh, nghĩa là các doanhnghiệp sẽ phải tính toán thế nào đó cho hợp lý giữa đầu vào và đầu ra Khi lãisuất giảm, các doanh nghiệp có xu hướng vay nhiều hơn, mở rộng quy mô sảnxuất, tìm kiếm thị trường tiềm năng để quảng bá sản phẩm

- Từ 15/07/2012 nhiều ngân hàng sẵn sàng cho doanh nghiệp vay vớilãi suất 12%/năm, thậm chí 10,5% - 11%/năm và cam kết giảm lãi suất vay cũ

về dưới 15%/năm Mặc dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhưng hiệnngân hàng vẫn còn vài khoản tín dụng trung hạn với lãi suất 16% một năm.Giám đốc một số ngân hàng cam kết sẽ rà soát để đưa về dưới 15%/năm nhưchỉ đạo của Thống đốc

Một số ngân hàng công bố giảm lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn rấtkhó vay, có doanh nghiệp chỉ vay được trong thời hạn 1 - 3 tháng

- Chỉ có 20% doanh nghiệp chịu đựng được mức lãi suất vay từ

Trang 17

nghiệp vay ngân hàng có thời điểm lên tới 24% Nhiều doanh nghiệp chorằng, với lãi suất như vậy thì tốt nhất là không hoạt động, không kinh doanh,không đầu tư vì lợi nhuận của các doanh nghiệp thường khoảng từ 10% -15%, nếu doanh nghiệp hoạt động chủ yếu chỉ vào tiền vay, thì lợi nhuận rơihết vào ngân hàng

Có thời điểm mức quy định lãi cho vay là 21%/năm và ngân hàngkhông thu bất cứ một khoản phí nào thì mức lãi suất này đã là quá cao chodoanh nghiệp Trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn phải vay với mức lãi suấtcao hơn Ví như hợp đồng doanh nghiệp vay một tỷ đồng, nhưng chỉ đượcnhận hồ sơ vay là 80% theo mức lãi vay là 21%/năm, phần còn lại, doanhnghiệp vay nhưng phải gửi lại ngân hàng với mức gửi tiết kiệm Đáng quantâm đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu vay vốn ngân hàng với lãi suất21%/năm cộng chi phí khấu hao thì khó có thể trả cổ tức cho cổ đông theo kếhoạch từ 15%/năm đến 25%/năm Với lãi suất cho vay của các ngân hànghiện nay thì khó có doanh nghiệp nào làm ăn được

Bảng 5: Tỷ trọng các mức lãi suất đối với các khoản vay bằng VNĐ (nên

có cột so sánh)

Mức lãi suất

Tỷ trọng (%)Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(Nguồn: Số liệu của ngân hàng Nhà nước)

Lãi suất vốn vay ngân hàng trong thời gian qua tương đối cao Cácngân hàng đã có xu hướng giảm lãi suất cho vay nhưng không đáng kể Mứclãi suất < 10%/năm, trên 13% - 17%/năm qua 3 năm có tỷ trọng giảm, nhất lànăm 2012 tỷ trọng mức lãi suất trên 13% - 17%/năm giảm 11,3% so với năm

2011 và 12,1% so với năm 2010 Tỷ trọng mức lãi suất từ 10% - 13%/năm

Trang 18

năm 2011 giảm 1,4% so với 2010 nhưng qua năm 2012 lại tăng dột biến, tăng13,4% so với năm 2011 Tỷ trọng mức lãi suất trên 17%/năm cũng liên tụcbiến đổi Nguyên nhân của thực trạng này do nền kinh tế nước ta hiện nayđang phải đối mặt với lạm phát và với sức phục hồi kinh tế còn thiếu vữngchắc Do nhu cầu huy động vốn cao nên lãi suất huy động tăng đồng nghĩavới lãi suất cho vay của ngân hàng bị đẩy lên Một số ngân hàng còn tự đặt ranhiều loại phí khiến lãi suất thật mà các doanh nghiệp phải vay là rất cao trên25% Khi ngân hàng cho vay với lãi suất cao thì doanh nghiệp dù lớn hay nhỏđều bị ảnh hưởng Lãi suất cao kéo theo nhiều hệ lụy như ngân hàng huy độngđầu vào nhiều nhưng cũng không cho vay được Doanh nghiệp không vayđược vốn hoặc phải vay với lãi suất quá cao sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinhdoanh, thậm chí đình đốn, ngừng trệ sản xuất, dẫn đến nguy cơ lao động thấtnghiệp Nhiều doanh nghiệp đã không thể đứng vững trước tình hình kinh tếkhó khăn Vì vậy, hạ lãi suất là điều cần thiết trong thời điểm hiện nay

2.3.2 Thực trạng về tỷ giá trong hoạt động huy động vốn vay ngân hàng.

Sự biến động liên tục của đồng USD trong thời gian qua đã khiến chonhiều nhà xuất nhập khẩu phải rơi vào tình trạng khó khăn kéo dài Và hiệuứng tiếp theo không thể tránh khỏi là xuất hiện một số doanh nghiệp thua lỗ

Đ/USD Biến động tỷ giá bán VNĐ/USD trong giai đoạn 2010 - 2012.

Ngày đăng: 26/09/2016, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w