1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập thư viện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex tỉnh Nam Định

47 658 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 596,53 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT KT VINATEX TỈNH NAM ĐỊNH 1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng KT KT VINATEX tỉnh Nam Định 1.1 Lịch sử hình thành 1.2 Cơ cấu tổ chức 1.3 Các ngành đào tạo và thành tích của trường 2. Quá trình hình thành của Trường gắn liền với Thư viện 2.1 Sơ lược về thư viện 2.2 Vốn tài liệu 2.3 Nguồn nhân lực 2.4 Cơ sở vật chất 2.5 Chức năng và quyền hạn của thư viện Chương 2: NỘI DUNG CÔNG TÁC KIẾN TẬP 1. Nội quy và quy chế làm việc của cơ quan, cá nhân 2. Công tác xử lý nghiệp vụ 2.1 Xử lý kỹ thuật 2.2 Xử lý hình thức 2.3 Xử lý nội dung 2.3.1 Phân loại tài liệu 2.3.2 Danh mục Tài liệu 2.3.3 Tóm tắt tài liệu 3. Công tác tổ chức kho và bảo quản tài liệu 3.1 Công tác tổ chức kho 3.2 Công tác bảo quản tài liệu 4. Công tác phục vụ bạn đọc CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Đánh giá bản thân 1.1 Tích cực 1.2 Hạn chế 2. Nhận xét về thư viện 2.1 Ưu điểm 2.2 Nhược điểm 3 Kiến nghị, đề xuất KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA VĂN HOÁ THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH NGHỀ

Chuyên ngành Khoa học thư viện

Khoá học: 2013 - 2017

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hằng

Lớp: ĐH Khoa học thư viện 13A

Cơ quan (đơn vị) kiến tập: Trường Cao đẳng nghề

Kinh tế Kỹ thuật Vinatex tỉnh Nam Định

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Đảm đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình kiến tập về mặt chuyên môn, hướng dẫn nghiên cứu sâu những môn chuyên ngành mà em đã được học, cách tổ chức, triển khai và hoàn thành bài báo cáo này

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa- Thông tin và Xã hội của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho chúng em kiến tập với chuyên ngành được đào tạo để thực hiện và hoàn thành tốt bài báo cáo này

Trong quá trình kiến tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo kiến tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong thầy cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để em có thể học được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành bài báo cáo sau tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT - KT VINATEX TỈNH NAM ĐỊNH

1 Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng KT - KT VINATEX tỉnh Nam Định

1.1 Lịch sử hình thành

1.2 Cơ cấu tổ chức

1.3 Các ngành đào tạo và thành tích của trường

2 Quá trình hình thành của Trường gắn liền với Thư viện

2.1 Sơ lược về thư viện

2.2 Vốn tài liệu

2.3 Nguồn nhân lực

2.4 Cơ sở vật chất

2.5 Chức năng và quyền hạn của thư viện

Chương 2: NỘI DUNG CÔNG TÁC KIẾN TẬP

1 Nội quy và quy chế làm việc của cơ quan, cá nhân

Trang 4

2.3.2 Danh mục Tài liệu

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Quy tắc mô tả ẩn phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 6

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới trong các lĩnh vực, ngành nghề nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng, sự nghiệp Thư viện đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh

tế xã hội Đảng và Nhà nước ta không ngừng thúc đẩy phát triển sự nghiệp thư viện

ở các tỉnh, thành phố và các trường Đại học Hiện nay hệ thống thư viện công cộng

đã được xây dựng theo hệ thống tỉnh - huyện - xã phục vụ nhu cầu đọc sách báo của người dân, đồng thời nâng cao dân chí

Đổi mới giáo dục Đại học, Cao đẳng là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Đổi mới cách dạy học và học trong trường Đại học theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, lấy tự học, tự nghiên cứu làm hoạt động quan trọng trong hoạt động học; giảng viên thay đổi cách dạy, cách chuẩn

bị bài giảng,… Hoạt động của trường Đại học phải có những thay đổi nhiều mặt, trong đó có hoạt động của các trung tâm hỗ trợ học tập nói chung và hoạt động

Thông tin - Thư viện nói riêng Theo G.V.Leibniz nói: “Thư viện là kho tàng chứa

tất cả của cải tinh thần của loài người” nên có thể nói chức năng của Thư viện là

nơi tàng trữ, bảo quản kho tàng tri thức của nhân loại, thư viện còn là chiếc cầu nối giữa tri thức với NDT, là nơi cung cấp những thông tin bổ ích đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, góp phần nâng cao trình độ dân trí và chất lượng giáo dục

Đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ thư viện của cả nước Trường Đại học Nội

vụ Hà Nội (ĐHNV) đã đưa vào chương trình đào tạo chuyên ngành Khoa học Thư viện Trong công tác đào tạo để rèn nghề cho sinh viên, nhà trường luôn gắn liền việc học lý thuyết với việc thực hành như tổ chức các đợt kiến tập, thực tập cho sinh viên trong Trường Do đó, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã phối hợp với các thư viện trong và ngoài địa bàn thành phố tổ chức đợt kiến tập nghiệp vụ thư viện cho sinh viên ngành Khoa học Thư viện Là sinh viên năm thứ ba ngành

Trang 7

Khoa học Thư viện khoá 2013 - 2017, thực hiện kế hoạch kiến tập của Nhà trường cho sinh viên ngành Khoa học Thư viện

Thư viện Trường CĐN KT - KT Vinatex tỉnh Nam Định là trung tâm trung tâm thông tin, nơi tàng trữ các loại tài liệu và các xuất bản, xuất bản trong và ngoài ngành nghề đào tạo Thư viện có trách nhiệm dùng sách báo, tài liệu để tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đó cũng là cơ sở thực hiện cho việc kiến tập nghiệp vụ, vì vậy em đã chọn Thư viện trường CĐN KT - KT Vinatex tỉnh Nam Định là nơi thực tập nghiệp vụ thư viện

Trong thời gian ngắn kiến tập tại đây, tôi đã nghiên cứu về hệ thống hóa

cơ sở lý luận trong công tác xử lý nghiệp vụ tại thư viện này, trên cơ sở đó tổ chức công tác quản lý các dịch vụ, sản phẩm hoạt động thư viện để cung cấp

và phục vụ độc giả tại thư viện nhằm đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển

và đưa ra những nhận xét về hiệu quả hoạt động thông tin thư viện của nhà trường Nhằm mục đích đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng trong hoạt động thư viện nhất là trong giai đoạn CNH – HĐH đất nước nói chung, thư viện Trường CĐN nói riêng

Để đạt được mục tiêu trên tôi sử dụng rất nhiều phương pháp để phục vụ cho quá trình tìm hiểu về ngành nghề đào tạo của mình đó là phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp số liệu; phương pháp phỏng vấn…Qua đây, bài báo cáo này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tôi, trong công việc:

nhà Trường

viện

nâng cao chất lượng trong sự nghiệp CNH-HĐH

Trang 8

Để hoàn thành tốt và thực hiện đúng theo kế hoạch kiến tập của trường ĐHNV Hà Nội cho sinh viên ngành Khoa học Thư viện khoá 2013 - 2017 Sau đây là báo cáo thu hoạch sau quá trình thực tập tại Thư viện Trường CĐN KT -

KT Vinatex tỉnh Nam Định.Cấu trúc của bài báo cáo ngoài phần lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì phần nội dung kiến tập gồm các chương sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex tỉnh Nam Định.

Chương 2: Nội dung công tác kiến tập.

Chương 3: Đánh giá và kiến nghị.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TỈNH NAM ĐỊNH 1.Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề KT - KT

Vinatex tỉnh Nam Định

Trang 9

cho đất nước, không ngừng phát triển đi lên xứng đáng với danh hiệu: “Trường dạy

nghề khá nhất”.

Trường trực thuộc Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định, nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo CNKT; bồi dưỡng, kèm cặp tay nghề cho người lao động phục vụ sản xuất của Nhà máy tại thành phố Nam Định và các địa bàn sơ tán trên nhiều tỉnh ở Miền Bắc trong

hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt với khẩu hiệu “Tất cả vì Miền Nam ruột thịt”.

Từ năm 1986 – 1994 Nhà trường đào tạo thành công 7 khoá trung học nghề theo cấp đề tài cấp Nhà nước của Tổng cục Dạy nghề; Biên soạn chương trình dạy nghề may công nghiệp theo môđun (Đề tài cấp bộ) và đào tạo hàng nghìn học sinh hệ MES

Từ năm 1992 Trường do Bộ Công nghiệp quản lý và đến năm 1995 trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam.Tháng 8 năm 2003, Trường được nâng cấp th ành trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Dệt May thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam( Nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam) mở ra một chặng đường mới trên con đường xây dựng và phát triển thương hiệu Nhà trường

Trang 10

Ngày 11 tháng 05 năm 2007, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Dệt May Nam Định được thành lập theo Quyết định số: 621/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng BLĐTBXH (nay là Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex) mở ra hướng phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao.

Nhà trường nhanh chóng chuyển sang hệ thống đào tạo theo 3 cấp trình độ kết hợp với đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý theo nhu cầu xã hội và tổ chức đào tạo theo nhiều phương thức

Liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, phối hợp đào tạo nhằm phát huy những lợi thế sẵn có của nhau để cùng phát triển và mở rộng thương hiệu

Nhà trường liên kết với các Trường Đại học uy tín tiếp tục đào tạo đại học, sau đại học tại Trường để nâng cao trình độ đội ngũ và giới thiệu quảng bá về trường

Ngày 12/08/2009 được sự cho phép của Tập đoàn Dệt May, Nhà trường đã ký kết hợp đồng hợp tác đào tạo với Học viện quản lý và đào tạo sau đại học ARIHANT (AIMAS) - Ấn Độ nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của

xã hội

Năm 2006 Trường có 3 khoa chuyên môn, đào tạo 5 nghề trình độ trung cấp chuyên nghiệp và CNKT Đến nay, Trường đã phát triển lên 8 khoa chuyên môn, 2 trung tâm là Trung tâm giáo dục thường xuyên & Khoa học cơ bản và Trung tâm ngoại ngữ tin học đào tạo 16 ngành nghề với các hệ đào tạo Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề

Có thể nói rằng, Trường CĐN KT - KTVinatex trong 4 năm trở lại đây đã có những bước tiến nhảy vọt và đạt được rất nhiều thành tích trên các mặt hoạt động, công tác tạo đà phát triển mạnh mẽ trên tầm cao mới trong những năm tiếp theo, trở thành trường đại học theo định hướng chiến lược của Tổng cục dạy nghề và Tập đoàn Dệt - May Việt Nam

Trang 11

1.2 Cơ cấu tổ chức (Xem Phụ lục 1)

Hiện nay cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề KT – KT Vinatex như sau:+ 01 Hiệu trưởng

+ 02 Hiệu phó

+ 09 khoa chuyên môn, 08 phòng chức năng và các trung tâm dịch vụ

1.3 Các ngành đào tạo và thành tích của trường

Ngành Dệt – May là các ngành đào tạo mũi nhọn của nhà trường với kinh nghiệm đào tạo trên 40 năm Mặt khác nhà Trường vẫn đào tạo theo thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội với phương châm đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín và thương hiệu của nhà Trường Hiện nay nhà Trường đang đào tạo các ngành nghề sau:

Bảo trì và sửa chữa máy

Tin học ứng dụng trình độ

A,B,C

Thành tích của trường

Thương” trong nhiều năm liền Năm 2010 Trường vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhì

Lao động Thương binh & Xã hội xếp hạng cấp độ 3 về kiểm định chất lượng (cấp

độ cao nhất)

Trang 12

- Tháng 12 năm 2010 Trường được tổ chức Moody’s (Tổ chức chuyên thực hiện các nghiên cứu và đánh giá các chỉ số hoạt động Quốc tế) cấp chứng chỉ Iso 9001 - 2008.

thưởng các danh hiệu cao quý

2 Quá trình hình thành của Trường gắn liền với Thư viện

2.1 Sơ lược về thư viện

Trường CĐN KT - KT Vinatex tỉnh Nam Định có diện tích khá lớn với không gian thoáng mát, thoải mái, cây xanh bao chùm và với chiều dài lịch sử theo thời gian Qua đó có thể thấy được, Thư viện Trường đóng vai trò là một bộ phận của Trung tâm Hỗ trợ học tập (KLF) Thư viện có một phòng tổng hợp, phòng đọc kết hợp với phòng mượn, một kho chứa sách và một kho vật tư với nguồn tài liệu đa dạng của thư viện hiện nay đủ đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên - sinh viên nhà trường Bên cạnh đó, tài liệu được lưu trữ dưới hình thức kho đóng kết hợp kho mở điều này đã tạo thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng trong việc cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc

2.2 Vốn tài liệu

Vốn tài liệu là cơ sở chính để thư viện thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình Vậy nên việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc là việc làm cần thiết của mọi thư viện

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm TT – TV đã không ngừng phát triển vốn tài liệu Từ vốn tài liệu nghèo nàn khi mới thành lập thì hiện nay Thư viện đã có tổng cộng khoảng gần 10.000 bản sách và được chia theo các nội dung chính như chính trị - xã hội, Đảng, Nhà nước, Pháp luật, các tổ chức đoàn thể; kinh tế - xã

Trang 13

hội, các ngành kinh tế kỹ thuật - công nghiệp; văn hóa - xã hội, các lĩnh vực giáo dục, văn hóa và những vẫn đề văn hóa xã hội khác.

Ngoài ra TV còn có khoảng 67 loại báo và tạp chí các loại được phân chia sắp xếp theo vần các chữ cái tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra tìm tài liệu cũng như cung cấp thông tin kịp thời cho bạn đọc

Hiện nay, TV đang sử dụng bảng phân loại 19 lớp của Thư viện Quốc gia Việt Nam nên tài liệu trong kho của phòng được sắp xếp theo các chuyên mục chính Trong mỗi chuyên mục chính lại được phân chia thành các mục nhỏ khác nhau phản ánh nội dung của tài liệu

Với đối tượng phục vụ chính của thư viện là học sinh, sinh viên, giảng viên, các cán bộ công nhân viên chức… đang học và làm việc tại Trường, nội dung tài liệu chiếm ưu thế trong kho là:

- Sách triết học, chính trị, kinh tế, giáo trình Mác - Lênin

- Sách có nội dung nghề nghiệp Dệt May, CNTT

- Sách chính trị xã hội

- Sách có nội dung về Đảng CSVN và bác Hồ

- Sách kinh tế các loại

- Sách lịch sử, lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới

- Sách văn học: truyện, thơ, kịch, dân gian

Trang 14

Hiện nay, TV của Trường có 3 cán bộ, trong đó có 1 cán bộ Thư viện chuyên ngành Thông tin - Thư viện - Đại học văn hóa Hà Nội, 2 cán bộ có trình độ văn hóa trong Trường.

Cơ cấu tổ chức nhân sự trong phòng cụ thể như sau:

Trước đây Trung tâm TT - TV của Trường CĐN KT – KT Vinatex gồm 2

nhu cầu của bạn đọc không được nhiều nên Trung tâm TT – TV đã chuyển địa điểm

để tổ chức các phòng kho phù hợp hơn với nhu cầu đọc của NDT Ngoài ra điều kiện làm việc của cán bộ thư viện cũng chưa được quan tâm, nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất

Ở đây lưu trữ toàn bộ sách chuyên ngành đào tạo với 10 giá sách (hơn 5000 bản), các công trình nghiện cứu, kỷ yếu, hội thảo,… (khoảng 120 tài liệu) và một

số báo tạp chí liên quan Trung tâm TT - TV được trang bị máy tính điện tử nối mạng Internet tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện trong công tác nghiệp vụ cũng như trao đổi thông tin Bên cạnh đó, TV còn được trang bị máy in, máy fax, máy photocopy để phục vụ cho hoạt động của TV và đáp ứng nhu cầu sao chụp tài liệu của bạn đọc, 02 máy điều hòa để đảm bảo nhiệt độ ổn định bảo quản tốt vốn tài liệu cũng như tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ và bạn đọc Nhìn chung

Trang 15

trụ sở, trang thiết bị của thư viện khá đầy đủ, hiện đại và phần nào đáp ứng nhu cầu của độc giả.

2.5 Chức năng và quyền hạn của thư viện

Chức năng của thư viện: Quản lý về công tác thư viện; Tổ chức thực hiện

công tác lưu trữ và khai thác tư liệu thông tin, sách báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu điện tử phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

Nhiệm vụ của thư viện:

tế, tư liệu thông tin kinh tế, phục vụ cho các đối tượng bạn đọc trong và ngoài trường Cải tiến công tác phục vụ bạn đọc theo hướng văn minh lịch sự

liệu, sách báo mới, tài liệu điện tử trên internet nhằm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học

trong và ngoài nước, từng bước hiện đại hóa công tác thông tin tư liệu

nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thư viện

theo yêu cầu của cấp trên và của trường

trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường

được nhà trường giao

Trang 16

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CÔNG TÁC KIẾN TẬP 1.Công tác xử lý nghiệp vụ

Trong quá trình kiến tập em đã được xử lý nghiệp vụ hay xử lý tài liệu có

thể nói: “Xử lý tài liệu là quá trình thực hiện việc xử lý kỹ thuật, xử lý hình thức,

xử lý nội dung tài liệu theo quy tắc của nghiệp vụ thư viện”.Và quy trình xử lý

nghiệp vụ của Thư viện ở đây như sau:

1.1 Xử lý kỹ thuật

Tất cả sách - báo khi về cơ quan thông tin thư viện bổ sung vào thư viện đều phải được đóng dấu, dán nhãn theo đúng nghiệp vụ thư viện Hiện nay tại các thư viện đều sử dụng 2 loại dấu đó là: dấu thư viện và dấu nhãn sách, đây là cơ sở để nhận biết tài liệu đó thược thư viện nào

Dấu thư viện

Trang 17

Dấu thư viện đóng lên trang tên sách chính ở phía giữa phần tên tài liệu và nhà xuất bản, nếu không có chỗ trống thì đóng dọc theo chiều dài của sách, ngoài

ra dấu thư viện còn được đóng ở trang 17 dọc theo sách hoặc ở góc phải (phía dưới trang 17)

Mỗi cuốn sách được đóng 2 dấu, một dấu vao trang tên sách chính giữa phần tên tài liệu và tên nhà xuất bản, một dấu đóng vào tay sách thứ hai là trang 17

Đối với tài liệu mỏng dưới 17 trang hoặc không có trang 17 thì đóng dấu vào trang tên sách và trang trước của trang cuối

Đối với báo, tạp chí thì được đóng lên vị trí đầu của báo, tạp chí

Ghi ký hiệu

Ghi số đăng ký cá biệt ở trang tên sách và trang 17 nằm trong hẳn dấu của

TV Việc ghi ký hiệu phải thật chính xác, đầy đủ, tránh sai số Tránh tình trạng, gặp khó khăn khi cho bạn đọc tiếp cận sách cũng như việc kiểm kê, quản lý sách của cán bộ thư viện

Ký hiệu phân loại và ký hiệu xếp giá được ghi ở trang tên sách, phía trên góc phải với hình thức:

Ký hiệu phân loại

Dán nhãn sách

Trang 18

Nhãn sách của thư viện được chia theo từng kho, mỗi kho sẽ có nhãn khác nhau Phần trên của nhãn ghi môn loại sách, phần dưới ghi số đăng kí cá biệt hay

ký hiệu xếp giá

Ví dụ:

Nhãn sách được dán ở góc trên ở gáy của sách Phần trên của nhãn sách ghi

kí hiệu kho sách, phần dưới ghi số đăng kí cá biệt Sau khi dán và ghi số đăng kí cá biệt xong dùng băng keo trắng dán đè lên 1 lớp mỏng nhằm đảm bảo cho sạch đẹp

và bền lâu Khi đóng dấu hoặc dán nhãn sách phải ngay ngắn, không đóng hoặc dán đè lên chữ, hình vẽ, tranh ảnh trong sách

1.2 Xử lý hình thức

Xử lý hình thức cụ thể là mô tả tài liệu, là khâu công tác kỹ thuật quan trọng trong quá trình xử lý tài liệu Mô tả tài liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác thư viện, thư mục, thông tin Nó là cơ sở chủ yếu để tổ chức mục lục, biên soạn thư mục, bổ sung, đăng ký tài liệu Nó xác định những đặc tính cơ bản của tài liệu về nhiêu phương diện: nội dung, công dụng, hình thức để có thể nhận dạng nó với các tài liệu khác Qua những thông tin cơ bản đó NDT lựa chọn những tài liệu

mà mình cần

TV của Trường cũng như nhiều thư viện khác đều đã áp dụng quy tác mô tả

ẩn phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISBD (International Standard Bibliography

Trường CĐNKTKT Vinatex

TT TT – TV

KD ………

381

Trang 19

Description ) ISBD chia làm 7 vùng mô tả, mỗi vùng được phân cách với nhau bởi dấu (.-), giữa các yếu tố trong cùng một vùng được ngăn cách bởi các quy định như dấu (;), dấu (:), dấu (//)…

TV Trường cũng áp dụng các quy tắc riêng đối với mô tả sách có tác giả cá nhân, cá tác giả tập thể, sách không có tác giả Ví dụ như đối với sách có từ 1 đến

3 tác giả cá nhân thì mô tả theo tên của tác giả đầu tiên được ghi ở trang tên sách Tên tác giả này được ghi ở dòng đầu, từ vạch dọc thứ nhất, ghi bằng chữ in hoa (Đối với sách tác giả Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… được mô tả giống như sách có tác giả người Việt)

Trang 20

Ví dụ:

ĐỖ HOÀNG DIỆU Bóng đè / Đỗ Hoàng Diệu.- Đà Nẵng, 2006.- 183tr.; 19cm

Đối với sách không có tác giả thì tiêu đề mô tả là tên sách Nó được ghi ở dòng đầu tiên của phiếu ghi bằng chữ in thường và viết từ vạch dòng thứ hai, khi xuống dòng viết từ vạch dòng thứ nhất

Ví dụ:

Môn học Pháp luật.- In lần thứ 7, có sửa chữa, bổ sung.- H: Nxb Chính trị Quốc gia, 2007.- 307tr.; 19cm

Đối với sách có tác giả là người Âu, Mỹ ở Thư viện sẽ không viết đảo Họ lên trước Tên sau mà vẫn tiến hành bình thường như tác giả người Việt

Trang 21

Ví dụ:

Nexin, Azít

Tuyển tập truyện ngắn/ Azít Nexin - H.: Văn hóa – Thông tin, 2004.- 1268tr.; 21cm

Ngoài ra, đối với những tài liệu có từ 2 tác giả trở lên, những tài liệu có nhóm tác giả khác, hoặc những tài liệu có nhan đề ngoài bìa khác với nhan đề ở trang tên sách,… thì chúng ta có thể làm thêm phiếu bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm tài liệu cho bạn đọc

Xử lý nội dung bao gồm nhiều công đoạn khác nhau như: phân loại, định chủ đề, định từ khóa, tóm tắt, chú giải,… Tuy nhiên, tùy theo từng thư viện mà các công đoạn có thể được giản lược Tại TV, khâu xử lý nội dung chủ yếu tập trung vào công đoạn phân loại, định từ khóa và tóm tắt

Cụ thể các công đoạn như sau:

Trang 22

1.3.1 Phân loại tài liệu

Phân loại tài liệu là một trong những khâu xử lý nghiệp vụ quan trọng nhất

trong chu trình tài liệu của cơ quan Thư viện - Thông tin Trong công tác liên quan đến hoạt động Thư viện như phân loại tài liệu, từ việc sắp xếp tài liệu trên giá cho đến vấn đề tra cứu tin, việc kiểm soát thư mục, xây dựng hệ thống tra cứu thông tin; tổ chức kho tài liệu,… để phục vụ độc giả mà còn thúc đẩy việc khai thác, trao đổi thông tin giữa các thư viện trong một vùng, một quốc gia và trên toàn thế giới Phân loại tài liệu cũng giữ một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kiểm soát các nguồn tin trong hệ thống mạng nội bộ và mạng Internet Tuy nhiên, việc chọn lựa và sử dụng khung phân loại nào để xử lý tài liệu của các thư viện Việt Nam trong những thập niên qua lại vô cùng đa dạng

Hiện nay, TV Trường sử dụng bảng phân loại dùng cho Thư viện khoa học Tổng hợp do Thư viện Quốc gia biên soạn (bảng phân loại 19 lớp)

Cấu trúc bảng chính gồm 19 môn loại sau:

0 Tổng loại

1 Triết học – Tâm lý học – Logic

2 Chủ nghĩa vô thần – Tôn giáo

3K Chủ nghĩa Mac – Lenin

3 Chính trị - Xã hội

4 Ngôn ngữ

5 Khoa học tự nhiên – Toán học

5A Nhân chủng học – Giải phẫu học

8 Nghiên cứu văn học

Từ môn loại trên lại được chia nhỏ thành nhiều đề mục

Ví dụ: Môn loại 3: Xã hội chính trị bao gồm:

Trang 23

Ngoài bảng chính, bảng phân loại tổng hợp 19 lớp còn có các bảng phụ trợ giúp mở rộng các lớp bảng chính bao gồm:

Vốn tài liệu của Thư viện không nhiều, số lượng chỉ khoảng dưới 10.000 bản, diện tích Thư viện hạn chế, kho sách nhỏ hẹp nên việc tổ chức kho và phân loại cũng được đơn giản hóa Với vốn tài liệu trung bình, TV Trường CĐN KT –

KT Vinatex ngay từ những ngày đầu thành lập đã sử dụng bảng phân loại tổng hợp

19 lớp để phân loại tài liệu và bảng phân loại đã trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho công tác phân loại tài liệu của Thư viện trong những năm qua

Qua cách Phân loại Tài liệu tại Thư viện Trường CĐN, ta thấy Thư viện sử dụng các chuẩn nghiệp vụ như:

Quốc gia biên soạn

Ngày đăng: 26/09/2016, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w