1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị chi phí Chi phí mục tiêu

18 454 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 402,5 KB

Nội dung

Các phương pháp kế toán quản trị hiện đại đã định nghĩa về chi phí mục tiêu như sau:“Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch hóa sản phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép cung cấp một cơ sở kiểm soát ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm”.Từ định nghĩa trên ta thấy, chi phí mục tiêu không những liên quan đến khả năng lợi nhuận của sản phẩm mà còn gắn với chu kỳ sống sản phẩm, một cách tiếp cận khác biệt với các phương pháp truyền thống.Từ đó chi phí mục tiêu trở thành một công cụ quản trị chi phí mà nhà hoạch định chính sách hoạt động sử dụng trong các giai đoạn thiết kế và sản xuất để cải tiến quá trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất trong tương lai (Kaplan và Atkinson, 1998).Chi phí mục tiêu được tiến hành song song với các bước quy trình chế tạo sản phẩm. Với mỗi bước của quy trình chế tạo sản phẩm, chi phí mục tiêu thực hiện nội dung khác nhau. Ở giai đoạn nghiên cứu thị trường, nhà quản trị xác định giá bán dự kiến của sản phẩm, chuẩn bị các điều kiện sản xuất. Nhà quản trị xác định được lợi nhuận mục tiêu trên cơ sở giá bán dự kiến. Dựa vào giá bán dự kiến và lợi nhuận mục tiêu, nhà quản trị xác định chi phí trần có thể chấp nhận. Các yếu tố này được coi là cố định trong phương pháp chi phí mục tiêu. Giai đoạn kế tiếp, nhà quản trị ước tính chi phí sản xuất theo các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn định mức chi phí sản xuất mà không gắn với chi phí trần. trên cơ sở ước tính và chi phí trần, nhằm xác định chi phí mục tiêu. Do vậy, chi phí mục tiêu được xác lập dựa trên chi phí trần có thể chấp nhận và chi phí ước tính theo điều kiện của doanh nghiệp. Chi phí mục tiêu không thể vượt qua chi phí trần. Sau khi xác lập được chi phí mục tiêu, các định mức chi phí được xây dựng để kiểm soát chi phí.Như vậy, điểm khác biệt giữa phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp chi phí truyền thống là việc xác lập chi phí mục tiêu không chỉ quan tâm đến điều kiện sản xuất mà còn chú ý đến cả lợi nhuận mục tiêu. Chi phí mục tiêu được xem là giới hạn chi phí để đạt được hiệu quả sản xuất mong muốn. Sau khi xác định được chi phí mục tiêu, nhà quản trị phải tổ chức quản trị chi phí theo từng giai đoạn của quy trình sản xuất từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất, từ khâu kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện, làm sao cho chi phí thực tế không vượt quá chi phí mục tiêu. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải tổ chức sản xuất và quản trị chi phí thật nghiêm ngặt ở tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất, không ngừng phát hiện những chi phí không hữu ích hoặc không tương xứng với tầm quan trọng của sản phẩm, không ngừng phát hiện các trục trặc trong hệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ CHI PHÍ

Đề tài: TARGET COSTING

GVHD: Ts ĐOÀN NGỌC PHI ANH Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Hoài 39K16 Tôn Nữ Hương Thảo 39K16 Mạc Thị Hồng Minh 39K16

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2016

1

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

B.NỘI DUNG 4

3.Chi phí mục tiêu theo quan điểm của Henry Ford 7

Chính sách của của họ là giảm giá, mở rộng hoạt động và cải thiện sản phẩm 7

Chúng ta sẽ thấy rằng việc giảm giá là việc đầu tiên cần thực hiện.Họ không bao giờ xem chi phí là cố định và họ tin rằng kết quả số lượng hàng bán tăng lên Sau đó họ tiến hành và cố gắng chào giá Họ không bận tâm về chi phí vì giá mới buộc phải cắt giảm chi phí 7

Chi phí mục tiêu rất quan trọng trong thời gian cạnh tranh, đặc biệt là trong cuộc suy thoái kinh tế,nhất là khi mà nhiều công ty phải đầu tranh cho sự sống còn Công ty có 2 lựa chọn cho việc giảm chi phí đến mức chi phí mục tiêu theo hai cách: 8

Tích hợp công nghệ sản xuất mới, sử dụng những kĩ thuật quản lí chi phí tiên tiến như tính toán chi phí dựa trên hoạt động và tìm kiếm năng suất cao hơn 8

Thiết kế các sản phẩm hoặc dịch vụ Phương pháp này có lợi cho nhiều doanh nghiệp vì nó nhận ra rằng giải pháp thiết kế này quyết định đến tổng chi phí vòng đời sản phẩm có thể có 8

Nhiều công ty sử dụng cả hai lựa chọn: những nỗ lực để đạt được tăng trưởng trong năng suất và chi phí mục tiêu nhằm xác định được những thiết kế giá rẻ 8

4.So sánh giữa phương pháp truyền thống và phương pháp chi phí mục tiêu 8

5.Mô hình phương pháp chi phí mục tiêu 9

6.Ba giai đoạn thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu 11

STT 12

Chỉ tiêu 12

Tầm quan trọng 12

Thứ tự ưu tiên 12

1 12

Tiết kiệm năng lượng 12

5 12

4 12

Trang 3

Mẫu mã 12

2 12

3 12

3 12

Tuổi thọ bóng đèn 12

5 12

4 12

4 12

Công suất phù hợp 12

3 12

2 12

7.Lợi ích của chi phí mục tiêu: 13

8.Ưu, nhược điểm của phương pháp chi phí mục tiêu 13

1.Thuận lợi và khó khăn 14

2.Một số giải pháp cụ thể 16

3.Ví dụ 17

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt Để cạnh tranh có hiệu quả, các doanh nghiệp phải không ngừng tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đa dạng, có những đặc tính khác biệt, chất lượng đảm bảo

và giá cả phù hợp được khách hàng chấp nhận Tuy nhiên chi phí bỏ ra cho sản phẩm quá cao dẫn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp thấp, đôi khi thua lỗ Giải pháp để sản phẩm của doanh nghiệp vừa được khách hàng chấp nhận vừa đạt mục tiêu về lợi

nhuận chính là chi phí mục tiêu.

Phương pháp tính giá thành theo chi phí mục tiêu là một phương pháp kế toán quản trị

hiện đại đã và đang được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới Đây là một quá trình xác định và thực hiện chi phí mục tiêu cho sản phẩm ngay từ những giai đoạn đầu tiên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bảo đảm sản phẩm sẽ được bán với giá bán mục tiêu và doanh nghiệp sẽ thu được mức lợi nhuận mục tiêu mong muốn.

B NỘI DUNG

I TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ MỤC TIÊU

dụng kể từ sau năm 1980 bởi các công ty lớn như Toyota, NEC, Sony và Nissan

Consortium for Avanced Management-International (gọi tắt là CAM-I), để phát triển các phương pháp kế toán quản trị hiện đại đã định nghĩa về chi phí mục tiêu như sau:

“Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch hóa sản phẩm mới Phương pháp cũng cho phép cung cấp một cơ sở kiểm soát ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm”

hiện trong các giai đoạn kế hoạch hóa và sản xuất sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu chi phí đã được xác lập mục tiêu là cho phép sản xuất ra các sản phẩm với mục tiêu lợi nhuận trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm”

tiêu là lượng chi phí cho phép mà nó gắn với một sản phẩm và có thể thu lợi nhuận từ sản phẩm đó

 Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm của phương pháp tính giá thành theo chi phí

mục tiêu như sau: “Phương pháp tính giá thành theo chi phí mục tiêu là một quá

trình xác định chi phí mục tiêu cho sản phẩm ngay từ những giai đoạn nghiên cứu- phát triển sản phẩm đầu tiên và quá trình nỗ lực đạt được chi phí mục tiêu đó trong suốt giai đoạn thiết kế, sản xuất và phát triển sản phẩm để nhằm thu được lợi nhuận mục tiêu khi sản phẩm được sản xuất hàng loạt và bán trên thị trường”.

Trang 5

- Tính ưu việt của phương pháp này đã được thừa nhận trên thế giới vì chi phí mục tiêu

là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận của qui trình chế tạo sản phẩm (Kaplan và Atkinson, 1998) Kế toán quản trị ở nước ta mới được áp dụng trong vài năm gần đây và một câu hỏi đặt ra là việc vận dụng phương pháp này ở Việt Nam liệu có được thực hiện

với xuất phát điểm ban đầu là giá cả, chất lượng và các yêu cầu về tính năng của sản phẩm là do khách hàng quyết định Căn cứ từ các kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp ước tính mức giá bán sản phẩm mà thị trường có thể chấp nhận Trên cơ sở mức giá này, sau khi trừ đi tỷ lệ lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp sẽ xác định được mức chi phí mục tiêu tối đa của mỗi sản phẩm Nếu chi phí dự kiến để sản xuất sản phẩm cao hơn chi phí mục tiêu này thì doanh nghiệp phải có các thay đổi về thiết kế sản phẩm hoặc thay đổi về quá trình sản xuất để giảm chi phí tới mức bằng với chi phí mục tiêu đã đề ra Phương pháp chi phí mục tiêu phản ánh một thực tế là hầu hết các quyết định lựa chọn các thiết kế sản phẩm và thiết kế quá trình sản xuất không phải là các thiết kế có chi phí thấp nhất, mà chỉ là các thiết kế mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được, nói cách khác giải pháp mà doanh nghiệp lựa chọn không phải là giải pháp tốt nhất, mà chỉ là một giải pháp đáp ứng vừa phải với mục tiêu lợi nhuận mà doanh

nghiệp đề ra

1 Đặt vấn đề

như chi phí trực tiếp/ gián tiếp; chi phí cố định/ chi phí biến đổi; chi phí định mức/ chi phí thực tế Cách phân chia chi phí này được sử dụng nhằm phục vụ cho việc ra quyết định như xác định kết quả theo sản phẩm hoặc quản trị hàng tồn kho Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, môi trường kinh tế, tổ chức sản xuất và quản lý trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đáng kể các phương pháp kế toán chi phí truyền thống ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Sự tiến triển của môi trường đã làm thay đổi điều kiện và yếu tố sản xuất:

càng ngày càng giảm

gián tiếp là tương đối khó khăn đối với một doanh nghiệp sản xuất khi mà doanh nghiệp phân chia quá trình sản xuất thành nhiều giai đoạn có mức độ độc lập cao

định Trong môi trường biến động không ngừng như hiện nay, việc điều chỉnh

Trang 6

định mức sẽ diễn ra liên tục Thực tế này dẫn đến sự xem xét lại thường xuyên định mức chi phí

những phương pháp hiện đại là hoàn toàn chấp nhận, tiêu biểu phải kể đến là phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp ABC Hai phương pháp trên đây chưa được biết nhiều ở Việt Nam, nơi mà môi trường kinh tế chưa phát triển và công nghệ sản xuất còn thấp Tuy nhiên, điều này không thể nói là các phương pháp mới này không được vận dụng ở các doanh nghiệp trong tương lai gần, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

2 Nội dung của phương pháp chi phí mục tiêu

“Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch hóa sản phẩm mới Phương pháp cũng cho phép cung cấp một cơ sở kiểm soát

ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm”

Từ định nghĩa trên ta thấy, chi phí mục tiêu không những liên quan đến khả năng lợi nhuận của sản phẩm mà còn gắn với chu kỳ sống sản phẩm, một cách tiếp cận khác biệt với các phương pháp truyền thống.Từ đó chi phí mục tiêu trở thành một công cụ quản trị chi phí mà nhà hoạch định chính sách hoạt động sử dụng trong các giai đoạn thiết kế và sản xuất để cải tiến quá trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất trong tương lai (Kaplan và Atkinson, 1998)

Với mỗi bước của quy trình chế tạo sản phẩm, chi phí mục tiêu thực hiện nội dung khác nhau Ở giai đoạn nghiên cứu thị trường, nhà quản trị xác định giá bán dự kiến của sản phẩm, chuẩn bị các điều kiện sản xuất Nhà quản trị xác định được lợi nhuận mục tiêu trên cơ sở giá bán dự kiến Dựa vào giá bán dự kiến và lợi nhuận mục tiêu, nhà quản trị xác định chi phí trần có thể chấp nhận Các yếu tố này được coi là cố định trong phương pháp chi phí mục tiêu Giai đoạn kế tiếp, nhà quản trị ước tính chi phí sản xuất theo các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp Đây là giai đoạn định mức chi phí sản xuất mà không gắn với chi phí trần trên cơ sở ước tính và chi phí trần, nhằm xác định chi phí mục tiêu Do vậy, chi phí mục tiêu được xác lập dựa trên chi phí trần có thể chấp nhận và chi phí ước tính theo điều kiện của doanh nghiệp Chi phí mục tiêu không thể vượt qua chi phí trần Sau khi xác lập được chi phí mục tiêu, các định mức chi phí được xây dựng để kiểm soát chi phí

truyền thống là việc xác lập chi phí mục tiêu không chỉ quan tâm đến điều kiện sản

Trang 7

xuất mà còn chú ý đến cả lợi nhuận mục tiêu Chi phí mục tiêu được xem là giới hạn chi phí để đạt được hiệu quả sản xuất mong muốn Sau khi xác định được chi phí mục tiêu, nhà quản trị phải tổ chức quản trị chi phí theo từng giai đoạn của quy trình sản xuất từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất, từ khâu kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện, làm sao cho chi phí thực tế không vượt quá chi phí mục tiêu Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải tổ chức sản xuất và quản trị chi phí thật nghiêm ngặt ở tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất, không ngừng phát hiện những chi phí không hữu ích hoặc không tương xứng với tầm quan trọng của sản phẩm, không ngừng phát hiện các "trục trặc" trong hệ thống để "thay đổi để tốt hơn" hay "cải tiến liên tục" theo triết lý quản lý Kaizen để cắt giảm chi phí

3 Chi phí mục tiêu theo quan điểm của Henry Ford

Ở Mỹ, ý tưởng về cắt giảm chi phí sản xuất đã được Henry Ford áp dụng từ năm

1908 Herry Ford phát triển dây truyền sản xuất ô tô với mục tiêu là tăng sản lượng ô

tô bán ra bằng cách liên tục cắt giảm giá bán Chiếc ô tô TModel nổi tiếng ra đời năm

1908 với giá 850 USD đã liên tục được cắt giảm giá bán đến năm 1913 chỉ còn dưới

500 USD Để làm được điều đó,vấn đề cốt lõi mà Ford phải giải quyết là cắt giảm chi phí sản xuất Ý tưởng này tiếp tục được các công ty khác của Mỹ áp dụng trong những năm 1950 đến 1962 như Boeing, Cater pillar, John Deere và Northern

Telecom

giờ xem chi phí là cố định và họ tin rằng kết quả số lượng hàng bán tăng lên Sau đó họ tiến hành và cố gắng chào giá Họ không bận tâm về chi phí vì giá mới buộc phải cắt giảm chi phí

Mục tiêu: Giải thích được làm thế nào sử dụng chi phí mục tiêu để tạo thuận lợi

cho quản lí chiến lược Ford mô tả một kĩ thuật được gọi là chi phí mục tiêu, trong đó công ty quyết định cho phép( tức là mục tiêu) chi phí cho sản phẩm hoặc dịch vụ, đưa ra mức giá cạnh tranh thị trường, vì vậy công ty có thể kiếm được lợi nhuận mong muốn

Trang 8

- Chi phí mục tiêu rất quan trọng trong thời gian cạnh tranh, đặc biệt là trong cuộc suy thoái kinh tế,nhất là khi mà nhiều công ty phải đầu tranh cho sự sống còn Công ty có 2 lựa chọn cho việc giảm chi phí đến mức chi phí mục tiêu theo hai cách:

tiến như tính toán chi phí dựa trên hoạt động và tìm kiếm năng suất cao hơn

nghiệp vì nó nhận ra rằng giải pháp thiết kế này quyết định đến tổng chi phí vòng đời sản phẩm có thể có

Nhiều công ty sử dụng cả hai lựa chọn: những nỗ lực để đạt được tăng trưởng trong năng suất và chi phí mục tiêu nhằm xác định được những thiết kế giá rẻ

Các nhà sản xuất ô tô, các nhà phát triển phần mềm và các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng khác cũng phải xác định quy trình thiết kế với số lượng và kiểu mẫu trong bản cập nhật định kì của một sản phẩm sử dụng chi phí và xem xét thị trường.Chi phí mục tiêu, dựa trên phân tích đánh đổi chức năng/ chi phí là một công cụ quản lí phù hợp cho các doanh nghiệp Với vị trí của nó trong những năm đầu, giai đoạn thượng nguồn của vòng đời chi phí, chi phí mục tiêu rõ ràng có thể giúp một công ty giảm tổng chi phí

4 So sánh giữa phương pháp truyền thống và phương pháp chi phí mục tiêu

Theo cách thông thường hơn thì cần có chi phí, sau đó xác định giá cả.Trên thực tế người ta có thể tính toán được những chi phí và dĩ nhiên chúng đều được tính toán một cách cẩn thận nhưng không ai biết được chi phí thực tế có thể là bao nhiêu Một trong những cách khám phá là một mức giá thấp sẽ có tác động mạnh đến mọi người với hiệu quả cao nhất Giá thấp giúp tất cả mọi người tạo ra được lợi nhuận

Phương pháp truyền thống Phương pháp chi phí

mục tiêu

Đối tượng tập hợp

chi phí

Công việc, nhóm sản phẩm hay nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, đội sản xuất…

Xác định theo từng bộ phận cấu thành sản phẩm

Tính hợp lý và

chính xác

Giá thành được tính hoặc quá cao hoặc quá thấp

Giá thành chính xác hơn

Trang 9

Kiểm soát chi phí

Kiểm soát trên cơ sở trung tâm chi phí: phân xưởng, phòng, đơn vị…

Kiểm soát chủ yếu ở giai đoạn thiết kế và sản xuất

Chi phí kế toán Thấp Tương đối cao

5 Mô hình phương pháp chi phí mục tiêu

Khái niệm Kaizen có thể được hiểu như là sự xem xét cải tiến không ngừng chi phí nhằm duy trì liên tục tỉ lệ chi phí/lợi nhuận ở mức tốt nhất Kaizen costing quan tâm đến nhận diện những cơ hội để cải tiến chi phí trong giai đoạn chế tạo

Phương pháp chi phí mục tiêu được bắt đầu bằng việc ước tính giá bán của sản phẩm Giá bán ước tính dựa vào công dụng, các thuộc tính của sản phẩm và đối thủ cạnh tranh trên thị trường Trên cơ sở lợi nhuận dự kiến, nhà quản trị phải xác định chi phí sản xuất

và tiêu thụ có thể chấp nhận để tiến hành sản xuất sản phẩm Mỗi giai đoạn phát triển sản phẩm sẽ được đánh giá nhằm đạt được mục tiêu chi phí đã xác định Việc đánh giá này dựa trên phân tích giá trị nhằm đánh giá việc thiết kế sản phẩm và nhận diện các cơ hội có thể tiến hành giá trị của sản phẩm

Trang 10

Quản trị chi phí được tiến hành song song với các bước của qui trình chế tạo sản phẩm

- Các giai đoạn phát triển sản phẩm:

Nghiên cứu thị trường cho phép doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm dự kiến, chuẩn bị các điều kiện sản xuất (thiết bị, nguyên vật liệu và tuyển dụng lao động)

Trang 11

• Dựa vào giá bán có thể được chấp nhận, doanh nghiệp hoạch định lợi nhuận mục tiêu của việc chế tạo sản phẩm Đồng thời, dựa vào giá bán dự kiến và lợi nhuận mục tiêu, doanh nghiệp xác định chi phí trần có thể chấp nhận Trong quản trị chi phí mục tiêu, cả ba yếu tố này được xem là cố định (mặc dù nó có thể biến đổi theo chiều hướng thuận lợi hoặc bất lợi)

xuất theo các điều kiện sản xuất hiện tại của doanh nghiệp Đây là giai đoạn hoạch định chi phí sản suất (chi phí về máy móc thiết bị, chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, chi phí chung khác) Việc ước tính chi phí sản suất chỉ chú

ý đến điều kiện sản xuất của doanh nghiệp, không gắn với chi phí trần Dựa vào chi phí sản xuất ước tính và chi phí trần, doanh nghiệp xác lập chi phí mục tiêu Hay nói cách khác, chi phí mục tiêu được xác lập dựa vào chi phí trần có thể chấp nhận

và chi phí ước tính theo các điều kiện sản xuất hiện có của doanh nghiệp Rõ ràng chi phí mục tiêu được xác lập không thể vượt quá chi phí trần, vì nếu xác lập chi phí mục tiêu như vậy, việc đạt được lợi nhuận mục tiêu có nhiều rủi ro Sau khi đã xác lập chi phí mục tiêu, các định mức chi phí được xây dựng để kiểm soát chi phí

6 Ba giai đoạn thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu

- Giai đoạn 1: Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất

Chi phí mục tiêu phải được xác định chi tiết cho từng bộ phận của sản phẩm Việc xác định chi phí cho các thành phần phải dựa vào mức độ quan trọng của nó đối với sản phẩm, từ đó xác định tỷ lệ chi phí của từng thành phần trong tổng số chi phí của sản phẩm theo tỷ lệ thuận với mức độ quan trọng của nó

Ví dụ sản phẩm bóng đèn, nhà quản trị phải xem xét tầm quan trọng bằng phương pháp cho điểm mỗi một các ưu tiên sau để quyết định phân bổ chi phí: mẫu mã, tiết kiệm năng lượng, công suất phù hợp, tuổi thọ bóng đèn

Bảng: Chỉ tiêu cho việc phân bổ chi phí

Ngày đăng: 25/09/2016, 11:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w