+ Phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong xây dựng đồ án quy hoạch - Về cán bộ quản lý + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý công tác quy hoạch + Nhà quản
Trang 1Câu 1: Phân biệt các loại quy hoạch đô thị
Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quyhoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm
cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung
Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung
+ Nguyên tắc quản lý không gian, mạng lướiCSHT đến từng ô phố
+ Là cơ sở triển khai quy hoạch chi tiết
+ Xác định các chỉ tiêu+ Là cơ sở triển khai xây dựng công trình
4 Sản
phẩm
- Bản vẽ tỷ lệ+1/25000+1/10000-Thuyếtminh
- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung
- Bản vẽ tỷ lệ+ 1/5000+ 1/2000
- Thuyết minh
- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu
- Bản vẽ tỷ lệ+ 1/500
- Xác định quy mô dân số đất đai
- Chỉ tiêu cơ bản về hạn tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội
- Mô hình phát triển cấu trúc phát triển không gian nội thị , ngoại thị
- Định hướng các hạ tầng kỹ thuật khung
- Đánh giá mội trường chiện lược
- Bố trí các công trình hạ tầng xã hội
- Bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng ký thuật đến trục đường phố
+ Xác đinh cốt xây dựng vơi từng ô phố
+ Xác định mạng lưới giao thông, cấp nước,
- Phân tích đánh giá hiện trạng
- Xác định chỉ tiêu sử dụng đất cho toàn khuvực quy hoạch
- Quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất.+ Xác định chỉ tiêu sử dụng đất: mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, khoản lùi công trình,vị trí, quy mô các công trình
- Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc.+ Xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng, hình thức kiến trúc hàng rào,mầu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình Các vật thể kiến trúc khác cho từng lô đất, tổ chức cây
Trang 2- Chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn
lực thực hiện năng lượng.- Đánh giá môi trường chiến lược xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước trong khu vực quy hoạch
- Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Xác định cốt xây dựng với từng lô đất
- Giao thông, cấp nước, cấp điện…
+ xác định vị trí, quy mô các công trình phân phối
Lưu ý QHPK là cơ sở cho việc xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết
Quy hoạch phân khu được hiểu là quy hoạch theo chức năng, mang tính cấu trúc và nguyên tắc, không nên cứng nhắc
Trang 3Câu 2: Nhà nước làm thế nào để nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch
- Về chính sách, pháp luật
+ Ban hành các chính sách, tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng các đồ án quy họach
+ Ban hành các quy chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong lập đồ án
+ Ban hành các biện pháp xử lý nghiêm những người làm sai các đồ án quy hoạch
+ Phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong xây dựng đồ án quy hoạch
- Về cán bộ quản lý
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý công tác quy hoạch
+ Nhà quản lý phải nắm vững các yếu tố kỹ thuật trong quy hoạch; chính sách pháp luật của nhà nước về quy hoạch để thẩm định được các dự án quy hoạch
+ Có thể mới các chuyên gia trong từng lĩnh vực để thẩm định các đồ án quy haochj
- Về lực chọn tư vấn xây dựng đồ án quy hoạch
+ Xây dựng được các tiêu chí lựa chọn các nhà tư vấn xây dựng đồ án
+ Đảm bảo lụa chọn phù hợp với nguồn lực tài chính nhưng vẫn phải đảm bảo nhà tư vấn có uy tín và chất lượng
- Về phía người dân, tổ chức ngoài Nhà nước
+ Thực hiện xã hội hóa công tác lập đồ án quy hoạch
+ Tham gia giám sát, đóng góp ý kiến vào các đồ án quy hoạch
Câu 3: Đánh giá thực trạng xây dựng không phép, sai phép tại đô thị
Thực trạng: Vấn đề XD không phep, trái phép ở đô thị đang diễn ra một cách tràn lan, xảy ra trong nhiều năm và khó kiểm soát được tại các đô thị
+ Xây vượt quá số tầng, diện tích cho phép
Ví dụ: Tại khu đô thị mới Dịch Vọng trên đường Trần Đăng Ninh kéo dài thuộc phường Dịch Vọng, nhà số 6 xây vút cao vượt nhiều tầng so với quy định, nằm ngay sát mặt đường nhưng đếnnay đã hoàn thiện
+ Xây dựng không phù hợp với thiết kế làm diễn ra tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo
Ví dụ: Tuyến đường Vành đai I đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Hà Nội) được mệnh danh là “conđường đắt nhất hành tinh” vừa được thông xe ngày 31/12/2013 Tuy nhiên trên tuyến đường này,những căn nhà đã và đang xây với đủ mọi hình thù, siêu mỏng, siêu méo mọc lên, có những căn nhà mặt tiền chỉ 1,2m hay mặt tiền 4m -5 m nhưng chiều sâu chỉ hơn 1m
+ Xây dựng vi phạm vào hành lang an toàn lưới điện
+ Xây dựng lấn chiếm đất công
Ví dụ: Đường Kim Liên kéo dài (đường Xã Đàn), đoạn gần chùa Kim Liên, đối diện phía Khách sạn Kim Liên và trụ sở VCCI, có một dãy nhà kiến trúc tạm bợ, xấu xí là nơi bán quần áo, garage ôtô, rửa xe, quán ăn… của một số hộ dân ngang nhiên lấn chiếm cả hàng vài trăm mét mặt đường, tạo thành nút cổ chai, thường xuyên gây ách tắc giao thông, nhất là trong các giờ caođiểm
+ Xây dựng làm ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, phá vỡ quy hoạch đô thị, ảnh hưởng tới các công trình văn hóa lịch sử
Ví dụ: Việc xây dựng trái phép ồ ạt tại khu vực phố Cổ (Hà Nội) như xây nhà quá cao bên cạnh các ngôi nhà cổ, sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng nguy hại Tình trạng này không những sẽ phá nát quy hoạch phố Cổ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến không gian văn hóa và du lịch tại đây
Câu 4: Cho ý kiến cá nhân về quy hoạch treo
Quy hoạc treo là hiện tượng mà diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố thuhồi để thực hiện các công trình, dự án mà sau một khoảng thời gian không thực hiện kế hoạch đã định và kế hoạch đó không bị các cơ qua có thẩm quyền công bố hủy bỏ
Các dạng quy hoạch treo
Một là dự án đã được địa phương công bố quy hoạch nhưng sau đó không làm gì để thực hiện quy hoạch
Trang 4Hai là dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng việc thu hồi không dứt điểm, kéo dài từ năm nàysang năm khác, có khi chỉ vướng một vài thửa.
Ba là tình trạng đất đã giao nhưng lại gặp phải chủ đầu tư muốn xí phần để sau đó sang nhượng lại kiếm lời nên không đầu tư gì hoặc đầu tư một ít rồi bỏ đó gây ra nhiều bức xúc
Bốn là quy hoạch chồng lên quy hoạch và các trục trặc về mặt điều chỉnh pháp lý và do lực lượng ban bồi thường quá mỏng so với số dự án triển khai
Thực trạng quy hoạch treo
Các dự án quy hoạch treo vẫn tồn tại ở các đô thị, đặc biệt xuất hiện nhiều ở hai thành phố lớn là
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Quy hoạch “treo” đang thực sự là một vấn đề nhức nhối trong một lĩnh vực được xem là phức tạp là đất đai và chiếm đến 70% tổng số vụ khiếu kiện Điều đáng nói ở chỗ, người dân nằm trong vùng quy hoạch “treo” phải chịu muôn vàn khó khăn, thậm chí thiệt thòi thì hàng nghìn hecta đất bị bỏ hoang, gây lãng phí
Số liệu từ Tổng cục Quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên- Môi trường cho thấy, đến đầu năm 2013
cả nước có khoảng 1.200 dự án “treo” với trên 130.000ha đất bỏ hoang
Ví dụ trên địa bàn TP Hà Nội, trong những năm gần đây, hàng loạt dự án “treo” tồn tại khiến đất
“vàng” bị bỏ hoang hóa Bên cạnh đó là nhiều khu đất cấp cho các dự án khác bị sử dụng sai mục đích vừa gây lãng phí nguồn tài nguyên, vừa mất mỹ quan đô thị khiến dư luận không khỏi xót xa Thực trạng này đang tồn tại giữa Thủ đô đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước khẩn trương rà soát và chấn chỉnh ngay những bất hợp lý
Dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật hồ Ba Mẫu, quận Đống Đa, Hà Nội là một trong những dự án
“đắp chiếu” lâu nhất trong khu vực nội thành Hà Nội Được khởi động từ những năm 90 của thế
kỷ trước, thế nhưng cho đến nay đã 20 năm mà công tác giải phóng mặt bằng nhiều điểm quanh khu vực hồ còn giậm chân tại chỗ
Trước hiện trạng đó, UBND TP Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện 32 khu đất có sai phạm trên địa bàn bốn quận, huyện gồm: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ và Từ Liêm với diện tích khoảng 488.545m2 Trong đó, có 19 khu đất trống chưa sử dụng, 10 khu đất sử dụng sai mục đích Liên quan đến việc để đất bỏ hoang có một số doanh nghiệp như: Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tập đoàn Phát triển nhà
và đô thị, Công ty cổ phần Hacinco, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội…
Dự án “treo”, đất sử dụng sai mục đích từ lâu nay đang khiến dư luận bức xúc Trong khi người dân sinh sống trên địa bàn đang thiếu các điểm vui chơi, công trình công cộng như: nhà văn hóa, chợ dân sinh, sân vui chơi thiếu nhi… thì một phần diện tích lớn đang bị sử dụng sai mục đích,
vi phạm pháp luật về đất đai
Nguyên nhân
Thứ nhất, thiếu nguồn tài chính để lập quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch
Thứ hai là quy hoạch thiếu tính khả thi do chủ quan trong khi lập, xét duyệt quy hoạch và tác động khách quan từ các biến động về kinh tế - xã hội
Thứ ba là do thiếu sự kiểm soát và quản lý thực hiện; sự chồng chéo giữa các quy hoạch chuyên ngành khác nhau và tác động của các chính sách pháp luật về nhà ở, đất đai Đặc biệt, trong thời
kỳ bao cấp, quy hoạch làm theo kế hoạch nhà nước với một nguồn vốn duy nhất, nay nguồn vốn rất đa dạng, sự thay đổi của kinh tế-xã hội nhanh và mạnh, nên quy hoạch phải có tính mềm dẻo.Thứ tư việc kiểm soát và quản lý thực hiện còn yếu kém do cán bộ làm công tác này tại các địa phương thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn
GIẢI PHÁP
- Thứ nhất: Quy hoạch phải tuân thủ quy trình Toàn diện, có sự tham gia của nhiều bên và mang tính chiến lược, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng dân cư ở đó (khu vực tư nhân), hướng đến
cụ thể hóa những ước muốn của người dân ở đó bằng tất cả nguồn lực xã hội
- Thứ hai: Chính quyền chỉ quản lý những gì cần quản lý (ví dụ như: Hạ tầng khung đô thị, công viên, mặt nước, các khu vực dịch vụ công cộng, khu vực văn hóa, lịch sử) Không quản lý quá sâu đến từng lô đất, không cần thiết, làm cản trở sự phát triển
Trang 5- Thứ ba: Tạo cơ chế đối chất bình đẳng giữa nhà đầu tư và nhà nước trong việc tăng mật
độ/không gian sử dụng làm ảnh hưởng đến gánh nặng hạ tầng để có sự linh hoạt trong kiểm soát phát triển đô thị (ví dụ như: theo quy hoạch thì khu vực chỉ được xây dựng 7 tầng
Câu 5: Nguyên nhân ách tắc trong giải phóng mặt bằng thu hồi đất
- Khái niệm: Giải phóng mặt bằng là một loại nhiệm vụ, hoạt động có tổ chức của nhà nước để thực hiện việc thu hồi đất đai và bồi thường, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật và bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư, chủ dự án để triển khai các dự
án đầu tư xây dựng
- Những nguyên nhân trong ách tắc giải phóng mặt bằng thu hồi đất tại đô thị:
Thứ nhất là: Hệ thống thể chế hành chính còn nhiều bất cập,
các chế độ chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng theo quy định của nhà nước chưa bao quát hết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn thực hiện, lại hay thay đổi do vậy dẫn đến sự bất cập trong việc thực hiện các chính sách ở cùng một dự án, trên cùng một địa bàn Cụ thể như sau:
Thứ hai là: kinh phí giải phóng mặt bằng, quỹ nhà, đất tái định cư còn thiếu
Thứ hai là: kinh phí giải phóng mặt bằng, quỹ nhà, đất tái định cư còn thiếu
Thứ tư là: nhận thức của người dân còn kém
Thứ năm là: công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo chưa triệt để
Thứ sáu là: không công khai minh bạch chính sách của nhà nước
- Các chính sách không được công khai minh bạch khiến người dân mất niềm tin và khó thỏa thuận trong luật đất đai quy định ( trước khi thu hồi phải thông báo cho người sư dụng đất lý
do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển và phương án bồi thường thiệt hại) nhưng thực tế lại không thực hiện được việc này nên khi có quyết định thu hồi thì người dân sẽ chống đối -> dẫn đến ách tắc trong giải phóng mặt bằng
Thứ bảy là: việc chỉ đạo của cấp chính quyền địa phương chưa quyết liệt, đồng bộ nhất là cấp cơ
sở nên chưa tạo thuận lợi cho chủ dầu tư trong giải phóng mặt bằng
Thứ tám là: chưa có sự tham vấn của chính người dân bị ảnh hưởng cũng như những người được hưởng lợi từ dự án,
Sự tham gia của người dân là nhân tố quyết định thành công của công tác giải phóng mặt bằng tạo cho người dân cảm giác được tôn trọng từ đó ho sẽ ủng hộ hết mình cho các dự án
Câu 6: thực trạng nhà ở tại các đô thị?
( t72-76 giáo trình)
Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể trung ương hoặc
địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường
Ở Việt Nam, nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc cácthành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy định của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua (người thuê nhà ở sau một thời gian quy định thì được mua và được công nhận sở hữu đối với nhà ở đó) theo quy chế do Nhà nước quy định.[1][2] Đây là chính sách có ý nghĩa xã hội lớn[3]
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI VÀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP
1 Giải pháp về chính sách
Theo tổng kết của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thì có 7 trụ cột cho chính sách nhà ở: Cải thiện quyền sở hữu; Phát triển tín dụng bất động sản; Triển khai hệ thống hỗ trợ có định hướng tốt; Mở rộng nguồn cung cấp đất đô thị; Cung cấp khung pháp lý cho việc phát triển đất và bất
Trang 6động sản; Làm nổi bật tính cạnh tranh của ngành kinh doanh bất động sản; Phát triển khung thể chế cho chính sách nhà ở cấp Quốc gia.
Về mặt chính sách, nước ta đã có “Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/11/2011 Luật đất đai 2003, Luật nhà ở 2005 và Luật kinh doanh BĐS 2006 và các nghị định hướng dẫn thi hành
Nghị định 71/NĐ - CP ngày 23/6/2010 quy định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, thay thế cho NĐ/2006/NĐ-CP đã thống nhất:
- Nhà ở xã hội cũng là nhà ở cho người thu nhập thấp chứ không tách ra như trước đây
- Nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, hưởng thuế suất ưu đãi VAT, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được vay kích cầu, tăng hệ số sử dụng đất
Tuy nhiên vẫn cần quan tâm bổ sung một số chính sách như: Bổ sung tiền nhà vào lương đủ để
CB CN VC có khả năng giải quyết chỗ ở của mình Đa sở hữu đất đai để cải thiện quyền sở hữu
2 Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất
Hội nghị toàn cầu trù bị cho Habitat II tại New Delhi Ấn Độ 1996 về “Tiếp cận đất đai và an toàn cho người hưởng dụng là điều kiện cho chỗ ở và phát triển bền vững” đã chỉ rõ vai trò của quy hoạch sử dụng đất đô thị Quy hoạch sử dụng đất cần đáp ứng nhu cầu không gian để “phân
bố dân cư”
Đối với nhà ở xã hội rất cần có quỹ đất để gắn kết với nơi làm việc và dịch vụ công cộng tạo thành các khu liên hợp: Khu công nghiệp - nhà ở công nhân - dịch vụ công cộng, Trường đại học
- ký túc xá sinh viên - dịch vụ công cộng
Như vậy, một bước đi quan trọng để thực hiện Chiến lược nhà ở Quốc gia trong đó có nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp là phải hoàn thành quy hoạch xây dựng có tính chiến lược dài hạn và rộng khắp nhằm cung cấp một khung liên kết chính sách về đô thị và không gian sao cho quy hoạch và đầu tư về nhà ở, toàn bộ cơ sở hạ tầng xã hội - không gian đô thị được phát trển cơ bản là theo quy hoạch đô thị Trên thực tế, công cụ chủ chốt để giải quyết và tạo điều kiện hiện thực hóa quy hoạch đô thị không gì khác hơn là thực hiện theo Chiến lược nhà ở quốc gia
3 Giải pháp phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng đồng bộ
Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch đô thị là phải tăng cường quản lý sử dụng đất đồng thời với việckiểm soát tăng trưởng gắn kết với phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng hạt nhân của việc sử dụng đất hỗn hợp là đã kiểm soát được cả trên thực tế và có khả năng thực tiễn để không hạn chếđến giao thông trong tương lai, đặc biệt là giữa chỗ ở và làm việc cần được tương thích với nhau
Từ sự khởi đầu của chương trình nhà ở xã hội và nhà ở người thu nhập thấp là yếu tố quyết định nhịp độ, theo đó các hệ thống giao thông, cơ sở thương mại, công nghiệp và tất cả các công trình
cơ sở hạ tầng khác được phát triển Nó giúp xác định các lô đất và dịch vụ hạ tầng của chúng, cho các tuyến đường nhà ga, các tuyến xe buýt và hệ thống giao thông công cộng Nó cũng tạo rabước đi cho việc lắp đặt hầu như toàn bộ mạng lưới nước sạch, điện, liên lạc viễn thông và thoát nước thải
Trang 7Cần thực hiện điều tiết chênh lệch địa tô do Nhà nước đầu tư kỹ thuật hạ tầng mà có để cân bằng giữa phát triển nhà ở và phát triển hạ tầng đô thị.
Như vậy, Chiến lược nhà ở đã trực tiếp và gián tiếp đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng cấu trúc xã hội và không gian, tạo ra hạ tầng xương sống cho sự thịnh vượng kinh tế và ổn định chính trị
4 Giải pháp hợp tác nhà nước và tư nhân
Hợp tác Nhà nước - tư nhân (Public Private Parnership - PPP) là liên doanh hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân, được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật chuyên môn của mỗi đối tác nằm đáp ứng yêu cầu của người dân đã được xác định một cách rõ ràng thông qua việc phân bổ thích hợp các nguồn lực, rủi ro và chế độ khen thưởng (Theo nguồn của chính phủ Canada 2001)
Các mô hình hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân rất đa dạng về hình thái và quy mô Tùy thuộc vào mức độ kiểm soát của khối nhà nước mà sự tham gia của tư nhân có thể khác nhau từ việc cung ứng các dịch vụ cho đến sở hữu hoàn toàn như: Công ty liên doanh; Sáng kiến công (khối nhà nước ký hợp đồng dài hạn mua các dịch vụ chất lượng cao, trong đó nêu rõ các kết quả đầu
ra cần đạt được của phía tư nhân; Góp vốn chung; Hợp tác đầu tư; Đồng thực hiện chính sách (việc bố trí các cá nhân trong lĩnh vực tư nhân hoặc các bên tư nhân tham gia vào việc xây dựng hoặc triển khai thực hiện một số chính sách công nào đó); Chuyển nhượng; Ký hợp đồng hợp tác
Giải pháp hợp tác Nhà nước - tư nhân cũng có thể ứng dụng để phát triển nhà ở xã hội Tuy nhiên hiện nay nước ta chưa có cơ chế đầy đủ để vận hành mô hình “Hợp tác Công - Tư”
5 Giải pháp về tài chính
Cần có một hệ thống tài chính đúng đắn để bảo đảm cung cấp đầy đủ vốn cho sản xuất và bảo dưỡng quỹ nhà ở và các tiện nghi, đồng thời tạo điều kiện cho người mua nhà ở có thể trả dần trong một thời gian dài
Hiện ở nước ta nhiều thành phố đã có ngân hàng phát triển nhà, quỹ tín dụng cho người nghèo vàngười thu nhập thấp (tham khảo mô hình tín dụng nhà ở cho người thu nhập thấp của Grameen Bank - Bangladesh)
Theo luật pháp Singapore, tất cả các công dân làm việc phải trích vào quỹ này 20% lương của mình, các doanh nghiệp, các chủ kinh doanh hàng tháng cũng phải nộp vào quỹ một số tiền nhất định Do vậy số tiền trong quỹ rất lớn, bằng 40% quỹ lương cả nước Phần tiền lương trích vào quỹ không bị đánh thuế thu nhập, nó vẫn thuộc vào quyền sở hữu của người gửi và xem như tiết kiệm hàng năm được cộng vào lãi theo quy định và chỉ được rút ra khi về hưu hoặc các khoản chi cần thiết như mua nhà hay chữa bệnh Quỹ này hỗ trợ cho dân có tiền gửi tiết kiệm để mua nhà, tiền trả góp hàng tháng cho nhà nước
Cần sớm thành lập “quỹ tiết kiệm nhà ở” (quỹ này hình thành trên cơ sở tái cơ cấu quỹ phát triểnnhà tại các địa phương) Quỹ tiết kiệm nhà ở hỗ trợ cho người có nhu cầu nhà ở nhưng thu nhập hạn chế Nguồn vốn được hình thành từ sự đóng góp của người lao động từ tiền lương theo tỷ lệ quy định (có quốc gia quy định mức 10 - 15%, mức thấp nhất từ 3 - 5%) Mục đích của quỹ tiết kiệm nhà ở để đầu tư xây dựng nhà ở và cho người mua vay ưu đãi Người gửi tiền sau 10 - 15 năm sẽ được mua nhà bằng tiền tiết kiệm Nếu người gửi không xóa yêu cầu mua nhà thì khi nghỉ hưu sẽ được trả cả gốc lẫn lãi Đây là mô hình được hầu hết các nền kinh tế đang phát triển
áp dụng
Trang 8Mặt khác, đối với hộ gia đình cá nhân tham gia chương trình tiết kiệm nhà ở, tiền đóng góp hàngtháng có thể không tính theo tỷ lệ tiền lương mà tính theo nhu cầu của khoản vay dự kiến Khi tiền đóng góp vào quỹ bằng khoảng 30% giá trị nhà ở cần mua hoặc cần thuê mua và thời gian đóng góp quỹ tối thiểu từ 5 năm trở lên thì hộ gia đình, cá nhân sẽ được vay tiền từ Quỹ tiết kiệmnhà ở Việc cho vay được tính trên nguyên tắc, ai gửi tiết kiệm nhiều hoặc thời gian dài hơn thì được ưu tiên vay trước Người vay phải trả đều hàng tháng trong thời hạn tối thiểu 15 năm, tính
từ ngày được vay để mua nhà ở xã hội
Tuy nhiên nguồn vốn hình thành quỹ tiết kiệm nhà ở cần được huy động từ nhiều nguồn: nguồn vốn của quỹ tiết kiệm nhà ở, 10% tiền sử dụng đất thu được từ các dự án phát triển thương mại,
dự án khu đô thị mới, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cấp 1 lần ban đầu cho quỹ, ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, 30% lợi nhuận thu được từ phát hành sổ số kiến thiết hoặc phát hành xổ số nhà ở Nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu nhà ở bắt buộc đối với các đối tượng tham gia một số hoạt động liên quan đến bất động sản Đặc biệt, vì là quỹ tiết kiệm nên còn có nguồn đóng tiết kiệm và trả nợ của các đố tượng có nhu cầu tham gia đóng vào quỹ
Người vay là doanh nghiệp, theo đề án, quỹ sẽ thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Số tiền cho vay tối đa bằng 70% tổng vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị của dự án nhà ở xã hội Lãi suất cho vay từ quỹ bằng lãi suất trung hạn của ngân hàngthương mại trừ ( ) lãi xuất không kỳ hạn, cộng (+) 1%
6 Giải pháp về tổ chức
Theo kinh nghiệm của các nước châu Á thì cần có một cơ quan có đủ quyền lực làm đầu mối đề xuất chính sách để quản lý vào phát triển nhà ở xã hội nhằm đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ quan trọng về đất đai, tái thiết và phát triển các khu vực đô thị, xây dựng và quản lý nhà ở xã hội
Do vậy có thể thành lập Tổng cục Phát triển nhà Mặt khác cũng có thể thành lập Tổng công ty Phát triển nhà nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là phát triển nhà ở xã hội
Giải pháp từ nước Mỹ:Chương trình nhà ở quốc gia chú trọng đáp ứng nhu cầu nhà ở đối với
những gia đình có thu nhập thấp với 3 chương trình như: Hỗ trợ nhà ở; Khuyến khích chính quyền địa phương nâng cao chất lượng nhà ở và các khu dân cư ngoại thành; Chính sách giảm giá thuê căn hộ
Có 4 biện pháp cụ thể là: Hỗ trợ tài chính thông qua phát hành tín phiếu; Hỗ trợ bù lỗ cho các đơn vị kinh doanh nhà phần chênh lệch giữa giá cho thuê thực tế, giá thị trường và giá ưu đãi, sao cho gia đình nghèo chỉ trả tiền thuê nhà không lớn hơn 30% thu nhập; Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo nhà; Lựa chọn gia đình đủ điều kiện ở nhà xã hội thuộc sở hữu của Nhà nước
Chung cư cho người thu nhập thấp thường cao từ 10 đến 16 tầng, trong một nhóm nhà có 5-10 công trình với chiều cao khác nhau Những tầng đầu tiên là các không gian công cộng Khu dân
cư này thường do các công ty lớn xây dựng và hàng năm Nhà nước thanh toán các khoản hỗ trợ
đã cam kết
Ý nghĩa và các biện pháp phát triển NOXH
- Thực hiện thành công mục tiêu an sinh xã hội của nhà nước
- Giúp những người thu nhập thấp ở đô thị được hưởng nhu cầu tối thiểu của con người đó là nhà
ở trong điều kiện dân số đô thị ngày càng tăng cao; nâng cao chất lượng sống cho nguời dân đô thị
- Khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường
- Phát triển NOXH giúp giải quyết các vấn đề xã hội của đô thi, thay đổi bộ mặt của các đô thị
Trang 9- Tạo tâm lý an tâm, ổn định của người dân, có an cư mới lạc nghiệp để tập trung cho các hoạt động khác
- Phù hợp với quỹ tài chính của những người có thu nhập thấp sống tại các đô thị
- Phát triển NOXH kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng của đô thị, giúp đưa các hoạt động quy hoạch ở đô thị vào quy củ, trật tự
- Phát triển NOXH giúp bình ổn thị trường nhà đất ở các đô thị, làm ấm lên thị trường bất động sản đang trầm lắng
- Giúp giảm bớt gánh nặng cho NSNN để phát triển NOXH thông qua việc thu hút, khuyến khích
tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội
GIAI PHÁP
1, Về chính sách, pháp luật
Chính sách đất đai, quy hoạch xây dựng NOXH
Chính sách về thu hút, khuyến khích các thành phần ngoài Nước tham gia phát triển NOXHChính sách về đối tượng được thuê, mua NOXH
Chính sách đảm bảo nguồn lực tài chính cho phát triển NOXH
2, Về tổ chức bộ máy quản lý công tác phát triển NOXH
Câu 7: Đô thị Việt Nam có những đặc điểm gì khác đô thị phương Tây? Và làm gì để các
đô thị Việt Nam là "đầu tàu" của sự phát triển đất nước?
I Khái niệm đô thị:
Đô thị là một hình thức tồn tại của xã hôi loài người trong phạm vi không gian - xã hội mang tính cụ thể về mặt lịch sử, là hình thức tổ chức cư trú của con người, được đặc trưng bởi các chỉ báo sau:
_ Số lượng dân cư tập trung trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế (mật độ dân số cao)
_ Đại bộ phận dân cư làm các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp
_ Là môi trường sống trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội và
cá nhân
_ Giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nông thôn xung quanh và với toàn xã hội nói chung
II Sự khác nhau giữa đô thị Việt Nam với đô thị phương Tây:
Có ba đặc điểm khiến cho đô thị Việt Nam có diện mạo trái ngược hẳn so với đô thị phương Tây:(1) Trong khi đô thị ở Việt Nam không nảy sinh bằng con đường phát triển tự nhiên, tức không phải là hệ quả của sự phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại, mà trái lại là do Nhà nước khai sinh ra
Còn hầu hết đô thị phương Tây đều hình thành một cách tự phát nếu có một trong ba đội hình sau:
(a)là nơi tập trung đông dân;
(b)có sản xuất công nghiệp;
(c)là nơi tập trung buôn bán (ba nguyên nhân này liên quan chặt chẽ với nhau) Cũng có trường hợp đô thị phương Tây do nhà nước sinh ra (như Peterburg), nhưng đã có tính đến yếu tố giao thông và kinh tế, vì vậy, đã phát triển rất tốt sau khi hình thành
(2) Về chức năng, trong khi đô thị của ta thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu thì đô thị phương Tây thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu Khi nhà nước có nhu cầu mở trung tâm hành chính thì họ thường chọn một trong những đô thị có sẵn
(3) Về mặt quản lí, trong khi đô thị của ta do Nhà nước quản lí thì đô thị phương Tây là tổ chức
tự trị Đó là một truyền thống rất lâu đời ở phương Tây Từ thời Hi Lạp cổ đại đã tồn tại các thị quốc (đô thị - quốc gia) với những hoạt động chủ nghĩa hoàn toàn độc lập, nằm ngoài quyền lực của các lãnh chúa phong kiến và có hiến chương riêng; các thị dân tự bầu ra Hội đồng thành phố
và thị trưởng cho mình
Như vậy, trong khi ở phương Tây, làng xã là cái "bao tải khoai tây" rời rạc, còn đô thị là một tổ chức tự trị vững mạnh thì, ngược lại, ở Việt Nam làng xã nông nghiệp là một tổ chức tự trị vững mạnh, còn đô thị lại yếu ớt, lệ thuộc Đó là một bức tranh mang tính quy luật tất yếu do sự khac
Trang 10biệt của hai loại hình văn hóa quy định: ở nền văn hóa Việt Nam nông nghiệp trọng tĩnh, làng xã trung tâm, là sức mạnh, là tất cả cho nên làng xã có quyền tự trị Còn ở các nền văn hóa châu Âu sớm phát triển thương mại và công nghiệp, thì hiển nhiên là đô thị tự trị và có uy quyền.
III Làm gì để các đô thị Việt Nam là "đầu tàu" của sự phát triển đất nước?
1 Tình hình phát triển của đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Phát triển và tăng trưởng đô thị ở Việt Nam nhìn chung là muộn và chậm hơn so với một số nước
ở khu vực
Phát triển không đồng đều giữa các vùng và chênh lệch nhiều giữa các khu vực khác nhau về đặcđiểm, địa lý
Đồng bằng, duyên hải phát triển nhanh, vùng núi, vùng cao phát triển chậm Mức sống của đô thị
và nông thôn chênh lệch lớn
Đô thị bị quá tải dồn ép ở tất cả các mặt từ hạ tầng kỹ thuật và cả hạ tầng xã hội Trong 20 năm đổi mới hệ thống đô thị Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, cho đến nay diện tích đất toàn đô thị là 48.965 km2 chiếm 14,78% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước;
trong đó đất nội thị là 14.104 km2 (chiếm 4,26%) đất ngoại thị là 34.861 km2 (chiếm 10,52%).Dân số toàn đô thị là 31,695 triệu người chiếm 37,0% dân số cả nước, dân số nội thị là 25,990 triệu người chiếm 30,5%; dân số ngoại thị là 5,602 triệu người chiếm 6,5%
Mạng lưới đô thị quốc gia đã đang được mở rộng và phát triển tại các vùng, dọc theo các trục hành lang kinh tế - kỹ thuật quốc gia, quốc tế quan trọng
Đến tháng 6/2009 cả nước có 747 đô thị, trong đó: loại đặc biệt là 2 (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh); loại I là 7; loại II là 13; loại III là 44; loại IV là 44 và loại V là 637 Có một sự mất cân đối lớn trong sự phân bố các đô thị loại IV và loại V Các khu đô thị mới cũng phát triển mạnh mẽ đóng góp không nhỏ cho quỹ nhà của đô thị, và tạo cảnh quan, nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị Tổng số khu đô thị mới có quy mô 20ha đến trên 1.000ha là 486 khu với diện tích theo quy hoạch dự kiến là 74.057 ha Trung bình một tỉnh có khoảng 7-8 khu đô thị mới với diệntích khoảng 1.175,5 ha Trung bình một khu đô thị mới có diện tích khoảng 152ha Điều đáng nói
ở đây là đô thị hoá vừa là bạn đồng hành vừa là bà đỡ cho mọi quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vì vậy chúng ta phải biết kiên nhẫn, biết đón đợi các thách thức và vận hội mới trong quá trình vận động tăng trưởng kinh tế đất nước và phát triển đô thị 2.Các biện pháp để đô thị Việt Nam trở thành "đầu tàu" của sự phát triển đất nước:
Việc nhận dạng quy luật phát triển đô thị là bài toán tổng hợp, bài toán cực kỳ khó khăn phức tạp Vì vậy đòi hỏi có những nghiên cứu cẩn trọng, nghiêm túc và khoa học, từ phía Nhà nước, các Bộ, ngành ở đây cũng cần phải nói rằng: trước đây khi nhận thức chưa đầy đủ về sự vật (mà
sự vật vốn khách quan trong mọi lí lẽ), do chủ quan, duy ý chí mà dẫn tới có những dự báo kém chính xác Đồng thời chúng ta cũng chưa coi trọng việc nghiên cứu, học hỏi cách làm của các nước khác, đặc biệt là các nước không giống ta về thể chế chính trị Bài toán đặt ra là không được phép chủ quan, duy ý chí mà nên cố gắng hiểu rõ các đòi hỏi thực tế của nền kinh tế đang vận động, đang thay thế, đổi chỗ khá linh hoạt của đất nước chúng ta hiện nay
Giải pháp được đặt lên hàng đầu có thể kể đến trong công cuộc quản lí, điều tiết phát triển đô thị,
đó là:
Thứ nhất, Đường lối chung trong việc quản lí và phát triển các đô thị trên thế giới hiện nay là hạn chế sự phát triển quá mức các đô thị lớn, khuyến khích sự phát triển các đô thị vừa và nhỏ Điều này cũng rất phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay, vì mạng lưới đô thị của ta phát triển không đồng đều trong cả nước Các đô thị của ta tập trung chủ yếu ở phía Bắc với thủ đô Hà Nội
là trung tâm và phía Nam với thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm Điều đó đòi hỏi Đảng và Nhànước ta trong chính sách quản lý, xây dựng và phát triển đô thị cần khuyến khích và đầu tư phát triển các đô thị nhỏ và vừa, đặc biệt ở miền Trung, Tây Nguyên, các vùng trung du và miền núi phía Bắc nhằm khắc phục tình trạng không đồng đều trong phân bố đô thị Điều đó cũng góp phần mở mang dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các vùng xa xôi, hẻo lánh, phù hợp với chiến lược của Đảng và nhà nước ta là đưa nông thôn và đô thị xích lại gần nhau
Trang 11Thứ hai, Nhà nước cần có những chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội nhằm cải thiện các điều kiện sống, sinh hoạt và lao động cho dân cư đô thị Bên cạnh đó, các chính sách cần dựa theo quan điểm phát triển về chất, theo chiều sâu chứ không phải chỉ là mở rộng và phình to về qui mô dân cư và lãnh thổ Về mặt xã hội, khía cạnh này chủ yếu có liên quan tới vấn
đề nhà ở, quy hoạch và quản lí đô thị
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách trong công tác quản lý phát triển đô thị thông qua việc phân cấp mạnh hơn, sâu hơn Phân định trách nhiệm quản lý đô thị và kiểm soát phát triển cho địa phương Đồng thời với việc hướng dẫn cụ thể là công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện theo phân cấp Vấn đề này đang bị coi nhẹ
Thứ tư, tăng cường hơn, ráo riết hơn về yêu cầu đào tạo đội ngũ chuyên môn có đủ trình độ quản
lí phát triển đô thị theo phân cấp đến tận đô thị loại 4 và 5
Thứ năm, cơ quan quản lí cấp trên phải tự giác hoàn thiện tri thức, tiến hành việc nắm bắt thông tin về phát triển đô thị của cả nước để kịp thời có cách chính sách chuẩn bị phù hợp
Cuối cùng, nội dung quan trọng là tạo điều kiện để các đô thị theo vùng phối hợp, liên kết.Nghiên cứu quy hoạch xây dựng Vùng nhằm giải quyết cơ bản và sát đúng các bài toán Vùng về các mặt: Kinh tế thực lập; Xã hội ôn bình; Văn hoá đa sắc; Môi trường cận sinh; Định cư sinh lợi; An ninh quốc gia
Lộ trình này phải chú trọng đến các bước:
Thảo luận, thương thuyết, phối hợp, ra quy chế Vùng, phối hợp, điều hành chính sách, hợp tác Vùng theo giai đoạn Việt Nam sẽ có những đô thị xứng tầm, đủ sức cạnh tranh quốc tế; có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị chủ chốt toàn cầu
Cụ thể:
- Xây dựng Việt Nam thành một cửa ngõ chiến lược cho thị trường du lịch dịch vụ của khu vực
và thế giới Phát triển đô thị gắn với chiến lược phát triển kinh tế biển - đảo, biên giới và cửa khẩu;
- Tạo các trục mở thúc đẩy phát triển lãnh thổ, các trục hành lang biên giới; trục ven biển và trục hành lang Bắc Nam, Đông Tây;
- Đẩy mạnh tính cạnh tranh của vùng, từng đô thị bằng cách phân chức năng quản lý Vùng Tăngcường phát triển vùng, hạn chế phát triển theo kiểu lan toả Dần từng bước hiện đại hóa kết cấu
hạ tầng khu vực nông thôn (đô thị hóa nông thôn) Phát triển các khu công nghiệp, cảng, các khu vực dịch vụ tại các vùng chiến lược Đẩy mạnh phát triển văn hóa địa phương và du lịch;
- Tạo môi trường sống tốt, an toàn bằng việc xây dựng một hệ thống quản lý môi trường và phát triển đô thị trong cả nước Tăng cường quản lý đất đai quốc gia Tạo một môi trường sống thoải mái cho người dân Lập các kế hoạch làm giảm nhẹ và đối phó với thiên tai Đảm bảo việc cung cấp nước sạch đầy đủ cả với các đô thị loại V và các khu vực nông thôn;
- Thúc đẩy mạng lưới thông tin liên lạc và giao thông của quốc gia Xây dựng hệ thống giao thông liên kết trong vùng và tiến tới hoà với mạng lưới cả nước Xây dựng Việt Nam thành một điểm trung chuyển chiến lược của Đông Nam á và Châu á với các khu vực cảng biển quốc tế, vớicác khu kinh tế tư do Xây dựng hệ thông giao thông an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường Kiểm soát chi phí và chất lượng xây dựng giao thông công cộng Xây dựng một “quốc gia có hạ tầng cơ sở được quản lý bằng hệ thống công nghệ thông tin thông minh”;
Hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo 3 giai đoan:
đến 2015 phát triển theo mô hình vùng đô thị lớn,
đến 2025 vùng đô thị hóa tậo trung
và ngoài 2025 là mạng lưới đô thị;
có cơ cở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế
Dự báo năm 2015 tổng số đô thị cả nước đạt trên 870 đô thị, đến 2025 tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 1000 đô thị
Trang 12Dân số đô thị năm 2015 đạt khoảng 35 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38%; năm 2025 khoảng 52 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50%.
Câu 8: Mục đích QLNN về đất ở đô thị? (T92 giáo trình).
Tại sao NN lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất?
- Quản lý hiệu quả quỹ đất
- Hiệu quả trong quy hoạch đô thị
- Tiết kiệm, thống kê đầy đủ quỹ đất
- Phát hiện, xử lí các trường hợp vi phạm
Câu 8: nguyên nhân gây ùn tắc giao thông?
1 Nguyên nhân của ùn tắc :
a Nguyên nhân khách quan :
Thứ nhất : do cơ sở hạ tầng giao thông
+ Quá lạc hậu một phần do kinh tế yếu kém và do không thật sự chú
trọng đến hạ tầng giao thông hay là chưa tính toán đến lâu dài Hạ tầng xây dựng
thiếu khao học, bố cục giao thông thành phố lại được tổ chức theo mạng xuyên
tâm với nhiều trục chính kết nối bởi nhiều nhánh ngang và hướng vào trung tâm,
mật độ giao thông trên các trục chính này rất lớn và giầy đặc quá tải vào các giờ
cao điểm là điều khó tránh
Hơn nữa hạ tầng giao thông lại không an toàn bởi cắt xén nguyên liệu
trong quá trình thi công trước kia
+ Không đáp ứng đủ con đường để đi lại nghĩa là thiếu đường (mặc dù đã
có cầu vượt và hầm chui nhưng vẫn còn thiếu nghiêm trọng Theo thống kê ở
Thành phố Hồ Chí Minh lượng phương tiện cơ giới bằng 1/4 nhưng tổng số
chiều dài đường bộ chưa bằng 1% so với cả nước (1685 km/210.000km ) và mật
độ mạng lưới giao thông mới đạt 0,8 km/km Đặc biệt là những nhánh đường
giáp giữa nội thành và ngoại thành thì hẹp và xấu nhưng lại là nơi có nhiều
người đi lại nên dễ dàng bị ùn tắc
Thứ hai : do xe cơ giới
+ Nguyên nhân chủ yếu của loại xe gây ra ùn tắc là xe máy :
* Xe máy tập trung quá nhiều trên đường phố Ước tính hiện nay ở Hà
Nội có 1,3 triệu xe trung bình 1,9 người/ 1 xe, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh có
2,2 triệu xe trung bình 2,5 người/ 1 xe Mật độ xe dày đặc này có lẽ là cao nhất
trên thế giới
Nhưng nguyên nhân bên trong của việc có quá nhiều xe là trên thị
trường, xe máy
Trung Quốc nhiều và giá rẻ hơn khoảng 5 lần so với xe Nhật
Do đó có nhiều người có khả năng mua được xe hơn so với trước Cũng chỉ vì
chạy theo kinh tế mà vô hình trung gây ra tác hại cho đô thị, nhưng trên thực tế
xe máy lại là phương đắc lực, phù hợp với nhiều địa hình
* Xe máy gây ra chủ yếu các vụ tai nạn Năm 2001 do xe máy gây ra
chiếm tới 71,16% tổng số vụ, 67,92%( 880 người ) số người chết, 77,45( 2204
người ) số người bị trương, còn đến giữa tháng 11/2002 con số tương ứng là
75,76%, 75,34% và 82,71% Nhưng cái quan trọng hơn cả là nó gây tác haịo
đến con người, đến của cải vật chất Tuy nhiên cũng không thể đổ hết tội cho xe
máy được vì mặc dù tai nạn do xe máy có tăng nhưng so với sự gia tăng nhanh
chóng gấp bội của số lượng xe máy thì tai nạn giao thông lại giảm Cụ thể ở
Thành phố Hồ Chí Minh sè tai nạn năm 2001 so với năm 2000 chỉ tăng 9,56%
Trang 13trong khi sè xe mới năm 2001 (396.903 xe ) so với năm 2000( 225.682 xe ) tăng
75,86% Chưa kể còn các xe lậu , xe chưa đăng ký, xe ở nơi khác
* Xe bus cũng đóng góp 1 phần vào nguyên nhân gây ùn tắc vì xe bus ở
đô thị hiện vẫn chưa tốt : xe cò, xe không an toàn, không đủ tuyến, không đúng
giờ, không cơ động Mặc dù đã có các xe bus mới nhưng có vẻ như những xe
mới này kồng kềnh, nặng nề, chiếm nhiều diện tích, không phù hợp với đô thị và
đôi khi số người trên xe quá đông vào giờ vào giờ cao điểm nên gặp khó khăn
khi nên xuống làm chậm tiến độ đi lại của xe dẫn đến dễ ùn tắc
Thứ ba : do con người
+ Dân số quá đông, cả nước có gần 80 triệu người trong khi diện tích
hẹp Đặc biệt là ở đô thị mật độ còn đông hơn vì có nhiều dân cư nơi khác đến
Được thể hiện ngay trên đường phố là ùn tắc
+ ý thức thực hiện nội quy giao thông còn kém, vẫn còn các trường hợp
vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, vượt Èu, không giấy phép đặc biệt là những lúc tắc
đường thì nhiều người muốn chen ngang lấn đường và không tuân theo hiệu lệnh
điều chỉnh của cảnh sát giao thông : VD như ở ngã Tư Sở, ngã tư chợ Mơ
b Nguyên nhân chủ quan :
Là do tổ chức quản lý giao thông đô thị Việt Nam chưa chặt chẽ :
Mặc dù trong thời gian gần đây ngành giao thông đã có sự tăng cường về
lực lượng nhưng vẫn còn có nhiều ở ngã ba, ngã tư không có cảnh sát giao thông
( CSGT ), không có đèn đỏ, lực lượng CSGT máng, trang bị kỹ thuận lạc hậu
Vẫn còn nhiều tuyến đường hai chiều, xe cộ đi đan xen, Ýt tuyến đường
một chiều
Vẫn chưa sử phạt nghiêm khắc đối với những người phạm quy, xây dụng
trái phép, vẫn để các loại xe không đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật
Do đào đường, đào hố, sữa chữa công trình chưa đồng bộ, chưa rứt
khoát, thực hiện chưa nhanh chóng , thường kéo dài Hơn nữa còn có những con
đường để sửa lại thiết bị cấp thoát nước và đường ống dẫn nước thải…
2 Kết quả của nạn ùn tắc giao thông ảnh hưởng tới nền kinh tế xã hội :
Ùn tắc gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc nhưng có lẽ hậu quả dưới đây là
đáng chú ý hơn cả :
Thiệt hại về kinh tế do ùn tắc giao thông gây ra :
+ Riêng chỉ tiêu hao nhiên liệu thôi do ùn tắc giao thông mỗi ngày vào
các giờ cao điểm do xe máy gây ra cũng phải tốn đến vài tỉ đồng Ước tính ở
Thành phố Hồ Chí Minh tốn hết hơn 1 triệu lít, tức khoảng 5,5 tỉ đồng
+ Thiệt hại lớn hơn cả là làm chậm tiến độ công việc, lưu thông, vận
chuyển khó khăn hơn, đặc biệt đối với những nhà kinh doanh, buôn bán thì thời
gian còn quý hơn vàng Hơn nữa chậm giao hàng, lỡ hẹn sẽ làm giảm uy tín
khi đó thiệt hại về kinh tế còn là khó có thể mà tính được, là vô cùng dẫn đến
kìm hãm sự phát triển kinh tế đô thị
3 Các phương pháp khăc phục làm giảm ùn tắc giao thông :
Ngoài giải pháp khắc phục xe cơ giới ra, còn 2 giải pháp khắc phục chủ
yếu hiện nay nữa là xây dựng hạ tầng và quản lý giao thông đô thị :
Giải pháp về xe cơ giới : thay thế dần xe máy và xe bus bằng 1 xe bus
khác, cơ động hơn, an toàn hơn, gọn nhẹ hơn, Có thể là xe bus 2 tầng, cơ động,
an toàn, chứa được nhiều người, nhỏ nhẹ cũng có nghĩa là làm giảm tỉ trọng của
xe là giải pháp hữu hiệu để giảm công suất xe, giảm nhiên liệu, dẫn tới giảm
Trang 14lượng khí thải độc hại Bởi vì sao lại thay thế dần xe máy và xe bus bằng 1 xe
bus khác là vì chúng ta không thể đưa ra những chính sách bất lợi cho xe máy
bởi lẽ xe máy là phương hữu hiệu, sự lựa chọn của người dân luôn đúng Hơn
nữa hiện nay có nhiều xe máy và xe bus không an toàn,
Giải pháp về xây dựng hạ tầng giao thông : đã có đầu tư lớn để sửa chữa,
thay thế cầu, đường, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, chống ngập úng, mở rộng
đường , Tuy nhiên nhiều công trình giao thông còn ách tắc và chậm vì phải chờ
giải toả, đấu thầu hoặc là chờ vốn Mà 1 phần chính lý do đó khiến ùn tắc vẫn
kéo dài trong nhiêù năm Do đó giải pháp tiếp theo là phải đẩy nhanh tiến độ thi
công nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và phải cung cấp vốn, nguyên liệu đến
tận công trình chứ khong qua nhiều trung gian
Giải pháp về quản lý giao thông : Phải biết làm thế nào để trong đầu mỗi
người dân luôn có ý thức thái độ tôn trọng pháp luật và luân chấp hành luật lệ
giao thông Muốn làm được như thế thì ngành giao thông cần phải nghiêm khắc
xử phạt những người vi phạm nội quy giao thông, xây dựng trái phép, lấn chiếm
vẻ hè ; thay thế dần các tuyến đường 2 chiều bằng các tuyến đường 1 chiều ; cấm
các loại xe ba bánh, xe bán hàng dong, xe chở kồng kềnh và những xe không đủ
tiêu chuẩn kỹ thuật ; tăng cường lực lượng CSGT, trang bị các thiết bị cần thiết
cho CSGT ; Tuy nhiên cần phải có giải pháp tiếp theo là lập ra các tổ chức
thanh tra, giám sát công việc một cách chặt chẽ đối với CSGT, đối với quản lý
giao thông, ví dụ : âm thầm giám sát xem CSGT có bắt những người vi phạm
không như là vượt đèn đỏ, và nếu phát hiện ra CSGT nào không thực việc bắt
những người vi phạm thì người sẽ bị kỷ luật hay đình chỉ công việc Khi đó việc
quản lý giao thông mới có hiệu quả hơn
Câu 9:THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách nhanh chóng Tỷ lệ GDP của nền kinh tế quốc doanh ngày càng cao Tốc độ phát triển đô thị ngày càng nhanh, theo
số liệu thống kê năm 2000 dân số đô thị cả nước là 17 triệu, đến năm 2005 sẽ là 22 triệu người
Xu hướng đô thị hoá trên cả nước ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô dân số, thu hút nhiều dân cư và các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…Song cơ sở hạ tầng các
đô thị còn yếu kém nhất là giao thông, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, chưa đáp ứng đượcyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị trong giai đoạn hiện nay
I THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC TẠI CÁC ĐÔ THỊ - NHỮNG TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC
Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể Nhiêù dự án với vốn đầu tư trong nước, vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế đã và đang được triển khai
Hiện nay toàn bộ 64 thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đã có các dự án cấp nước ở các mức độ khác nhau Tổng công suất thiết kế đạt 3,42 triệu m3/ngđ Nhiều nhà máy được xây dựngtrong thời gian gần đây có dây truyền công nghệ xử lý và thiết bị khá hiện đại Trong 670 đô thị vừa và nhỏ (loại IV và loại V) đã có khoảng 200 thị xã, thị tứ có hệ thống cấp nước tập trung quy
mô từ 500 đến 2000, 3000 m3/ngđ được xây dựng từ nhiều nguồn vốn và do nhiều cơ quan, doanh nghiệp quản lý
Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập:
1 Tỷ lệ cấp nước còn rất thấp: trung bình đạt 45% tổng dân số đô thị được cấp nước,