1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG sự KIỆN lớn về QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM ANH HÙNG

106 728 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 567 KB

Nội dung

Tháng 121944Lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Toàn văn chỉ thị như sau:1 Tên, ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn hành động có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích CaoBắcLạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực.Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên.

Trang 1

SỰ KIỆN LỚN VỀ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG

Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phảiđộng viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng đểlập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địaphương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện Đội quân chủlực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡhuấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thànhmãi lên

2- Đối với các đội vũ trang địa phương: đưa các cán bộ địa phương vềhuấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinhnghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến

3- Về chiến thuật: vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng,tích cực, nay đông mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh,mong cho chóng có những đội đàn em khác

Trang 2

Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang.

Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắpđất nước Việt Nam

Đội trưởng: Hoàng Sâm

Chính trị viên: Xích Thắng

Quản lý: Văn Tiên (tức Lộc Văn Lùng)

Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ ChíMinh uỷ nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy tuyên bố thành lập Đội: “Nhiệm vụ

mà Đoàn thể uỷ thác cho chúng ta là một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề.Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy cótính chất là một nhiệm vụ giao thời Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọitoàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa saunày Theo chỉ thị của Đoàn thể, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, tôi xin tuyênbố: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập và hạ lệnh cho cácđồng chí tiến lên con đường vũ trang tranh đấu ”1

Tiếp đó, toàn Đội long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự của Độiquân giải phóng Việt Nam:

“Chúng tôi, đội viên Đội quân giải phóng Việt Nam, xin lấy danh dựmột người chiến sĩ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh:

1 Xin thề: Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọtmáu cuối cùng để chống xâm lược và bọn gian phản quốc, để giải phóng cho

Trang 3

toàn dân Việt Nam, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước dân chủ, độc lập,

tự do, ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới

2 Xin thề: Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận mộtnhiệm vụ gì sẽ tận tâm, tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác

3 Xin thề: Bao giờ cũng kiên quyết phấn đấu, dù gian lao khổ hạnhcũng không phàn nàn, vào sống ra chết cũng không sờn chí, khi ra trận mạcquyết chí xung phong, dù đầu rơi máu chảy cũng không lùi bước

4 Xin thề: Lúc nào cũng khẩn trương, hoạt bát, hết sức học tập, chiếnđấu để tự rèn luyện thành một người quân nhân cách mạng, xứng đáng là mộtngười chiến sĩ tiên phong giết giặc, cứu nước

5 Xin thề: Tuyệt đối giữ bí mật cho mọi việc của đội như nội dung, tổchức, kế hoạch hành động cũng những người chỉ huy trong đội và giữ bí mậtcho tất cả các đoàn thể cứu quốc

6 Xin thề: Nếu trong lúc chiến đấu bị quân địch bắt được, dù bị cựchình tàn khốc thế nào, cũng quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cứu quốc,không bao giờ phản bội xưng khai

7 Xin thề: Hết sức ái hộ các bạn chiến đấu trong đội cũng như ái hộbản thân, hết lòng giúp nhau trong lúc thường cũng như lúc ra trận

8 Xin thề: Bao giờ cũng chủ trương giữ gìn vũ khí của đội, quyếtkhông để cho vũ khí hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù

9 Xin thề: Khi tiếp xúc với dân chúng sẽ làm đúng với ba điều nên:kính trọng dân, cứu giúp dân, bảo vệ dân; và ba điều răn: không dọa nạt dân,không lấy của dân, không quấy nhiễu dân để gây lòng tin cậy ái đới của dânchúng, thực hiện quân dân nhất trí cứu nước diệt gian

10 Xin thề: Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình và sửa chữa tưcách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh của đội quân giảiphóng và hại đến quốc thể Việt Nam”

Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là mộttác phẩm lý luận quân sự, thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực quân

sự Chỉ thị xác định một số vấn đề cơ bản của đường lối quân sự và một số vấn

Trang 4

đề có tính nguyên tắc trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng ta

và dân tộc ta trong thời đại mới

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân chủ lực đầutiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Ngày 22-12-1944 đánh dấu sự ra đời củamột tổ chức quân sự mới của dân tộc Việt Nam Ngày đó là ngày thành lậpQuân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 25 và 26-12-1944

Trận Phai Khắt và trận Nà Ngần Thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ ChíMinh: “Trong một tháng phải có hoạt động Trận đầu nhất định phải thắng lợi”;ngày 25, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã cải trang, dùng mưu tậpkích diệt đồn Phai Khắt (xã Tam Lộng, tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, tỉnhCao Bằng); ngày 26 diệt đồn Nà Ngần (cách Phai Khắt 15km về phía đông bắc)bắt 30 lính ngụy, diệt 2 sĩ quan (1 sĩ quan Pháp), thu vũ khí Đây là hai trậnđánh đầu tiên, thể hiện sự gan dạ mưu trí, tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnhcủa Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Hai trận đánh có tiếng vanglớn, cổ vũ phong trào cách mạng trong khu căn cứ, mở đầu truyền thống đánhtiêu diệt, đánh chắc chắn, đánh thắng ngay từ trận đầu của Quân đội nhân dânViệt Nam

· Năm 1945

Từ ngày 9 đến 12-3-1945

Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), ra Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Về nhiệm vụ quân sự, Chỉ thị nêu rõ:

“- Tổ chức thêm nhiều bộ đội du kích và tiểu đội du kích

- Thành lập những căn cứ địa mới

- Thống nhất các chiến khu, thành lập “Việt Nam giải phóng quân”

- Tổ chức “Uỷ ban quân sự” (tức Uỷ ban khởi nghĩa) để thống nhất chỉhuy du kích và các chiến khu

Trang 5

Ngày 12-2-1945

Thành lập Đội du kích Ba Tơ tại tỉnh Quảng Ngãi, gồm 28 chiến sĩ, 24khẩu súng

Đội trưởng: Phạm Kiệt

Chính trị uỷ viên: Nguyễn Đôn

Trong thời gian này ở các địa phương khác (Sài Gòn, Mỹ Tho, BếnTre, Sa Đéc ) nhiều đội tự vệ, vũ trang công tác được thành lập

Từ ngày 15 đến 20-4-1945

Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ do ban Thường vụ Trung ươngĐảng triệu tập, tại huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) Đồng chí Tổng bí thư TrườngChinh chủ trì Hội nghị quyết định phát triển chiến tranh du kích, chuẩn bị phátđộng tổng khởi nghĩa, thống nhất Việt Nam giải phóng quân và Cứu quốc quânthành Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; mở Trường Quân chính khángNhật

Ngày 15-5-1945

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân gặp nhau ở bãi Thàn Mát (tên một loài cây) phía sau đình làng Quặng (xã Định Biên, ĐịnhHoá, Thái Nguyên) Cùng ngày, tại đình làng Quặng, đồng chí Võ Nguyên Giáptuyên bố thống nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trong cả nước thành ViệtNam giải phóng quân Lực lượng ban đầu gồm 13 đại đội (thống nhất từ các đạiđội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, trung đội cứu quốc quân) và cácđội vũ trang tập trung ở các tỉnh, huyện

Trang 6

cán bộ trung đội trưởng và chính trị viên trung đội, đáp ứng nhu cầu cán bộ chochiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang.

Phụ trách lớp: Hoàng Văn Thái và Nguyễn Thanh Phong

Học viên là cán bộ, chiến sĩ Việt Nam giải phóng quân, một số cán bộ

và hội viên cứu quốc nhiều tỉnh khác Nội dung học tập: tình hình thế giới vàtrong nước, chương trình Mặt trận Việt Minh, Mười lời thề, Mười hai điều kỷluật, công tác chính trị trong quân đội; kỹ thuật tháo lắp, sử dụng các loại súngtrường, súng máy, cách đánh phục kích, tập kích, chiến đấu du kích, vũ trangtuyên truyền, công tác bí mật, địch vận

Sau khoá 1, trường mở tiếp khoá 2 và khoá 3 Cán bộ chính trị, quân

sự ra trường trong 3 khoá gồm 260 người được bổ sung cho các đơn vị vũ trang

Đêm 13-8, Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1:

“ hỡi các tướng sĩ và đội viên Giải phóng quân Việt Nam:

Dưới mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lựclượng, kịp đánh vào các đô thị và trọng trấn của quân địch; đánh chặn cácđường rút lui của chúng, tước vũ khí của chúng! Đạp qua muôn trùng trở lực,các bạn hãy kiên quyết tiến!”

Ngày 16-8-1945

Đại hội quốc dân khai mạc tại đình Tân Trào (Sơn Dương, TuyênQuang) Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng; quy định Quốc

Trang 7

kỳ, Quốc ca, thông qua mười chính sách của Mặt trận Việt Nam, cử ra Ủy bandân tộc giải phóng Việt Nam tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dânchủ cộng hoà do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ngay trong ngày 16-8, Chủtịch Hồ Chí Minh gửi quân và dân cả nước “Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa”.

Ngày 27-8-1945

Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Lời tuyên cáo

và công bố Chính phủ lâm thời gồm: Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là

Hồ Chí Minh và 14 bộ, trong đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Võ Nguyên Giáp và

Bộ Quốc phòng là Chu Văn Tấn

Ngày 28-8-1945

Giải phóng quân tiến vào Hà Nội; ngày 30-8, duyệt binh tại Quảngtrường Nhà hát lớn thành phố, biểu thị quyết tâm cùng toàn dân bảo vệ chínhquyền cách mạng non trẻ

Ngày 2-9-1945

Tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập,Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân Giải phóng quân và đồng bào diễu hànhbiểu dương lực lượng, nguyện đoàn kết, đem hết tinh thần và lực lượng, tínhmạng và của cải giữ vững nền độc lập

Tại Sài Gòn, Lâm uỷ hành chính Nam Bộ chỉ thị thành lập lực lượng

vũ trang cách mạng để bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng Đồngchí Nguyễn Lưu phụ trách Tổng công đoàn Nam Bộ được cử chỉ huy lực lượng

vũ trang công nhân cách mạng

Ngày 7-9-1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Bộ Tổng tham mưu: cơ quantham mưu quân sự cơ mật của Đoàn thể, cơ quan đầu não của quân đội, cónhiệm vụ: “Tổ chức, huấn luyện quân đội cho giỏi, tổ chức nắm địch, nắm ta rõràng; bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thông suốt, bí mật, nhanh chóng,kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng” Lúcmới thành lập, Bộ Tổng tham mưu (gồm các phòng tác chiến-đồ bản, tình báo,

Trang 8

thông tin liên lạc quân sự, văn phòng và đội vệ binh), đóng tại nhà số 16 phốRikiê (nay là nhà số 18, phố Nguyễn Du) Hà Nội.

Tổng Tham mưu trưởng: Hoàng Văn Thái

Giữa tháng 9-1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên ViệtNam giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn-quân đội của Nhà nước Việt Namdân chủ cộng hoà Người căn dặn Vệ quốc đoàn, các lực lượng vũ trang vànhân dân thực hiện sách lược mềm dẻo đối với quân đội Tưởng Giới Thạch(dưới danh nghĩa quân Đồng minh, kéo theo bọn phản động tay sai vào miềnBắc, giải giáp quân đội Nhật): Phải hết sức tránh khiêu khích, không để xảy raxung đột với quân Tưởng Nếu xảy ra xung đột thì biến xung đột lớn thành xungđột nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không có xung đột Thực hiện chỉ thị mở rộnglực lượng của Người, từ một số chi đội, đại đội (khoảng 5.000 người) trongnhững ngày tổng khởi nghĩa đến cuối năm 1945, Vệ quốc đoàn đã phát triển lên50.000 người, gồm 40 chi đội (mỗi chi đội từ 1.000-2.000 người)

Từ ngày 17 đến 24-9-1945

Chính phủ phát động “Tuần lễ vàng” quyên góp được 370kg vàng, 20triệu đồng, giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt, đồng thời “dùng vàoviệc cần kíp và quan trọng nhất lúc này là việc quốc phòng”

Ngày 23-9-1945

Nam Bộ mở đầu kháng chiến Được quân Anh, Nhật tiếp sức, quânPháp mở cuộc tiến công Sài Gòn (Nam Bộ) Các chiến sĩ Tự vệ chiến đấu,Thanh niên xung phong, Xung phong công đoàn, đánh trả quân Pháp xâm lược.Các tỉnh miền Đông Nam Bộ thành lập Ủy ban kháng chiến Nhân dân quyêngóp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bộ đội đánh giặc Xứ uỷ và Ủy bannhân dân điện báo ra Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh xin chỉ thị; đồngthời phát động ngay cuộc kháng chiến chống Pháp

Tháng 9-1945

Vệ quốc đoàn Nam tiến cùng nhân dân Nam Bộ kháng chiến Ngày26-9, chi đội Giải phóng quân 3 từ Việt Bắc xuống được bổ sung 32 chiến sĩ

Trang 9

Giải phóng quân Hà Nội sáp nhập vào; chi đội trưởng: Lương Văn Khâm (tứcMông Phúc Thơ), chính trị viên: Vũ Nam Long, hành quân bằng tàu hoả từ gaThanh Hoá vào Nam Đây là chi đội Nam tiến đầu tiên Dọc đường, chi độiđược bổ sung hai trung đội của tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An Chi đội đầu tiênchiến đấu tại cầu Bình Lợi, Xuân Lộc (Đông Nam Bộ).

Đến tháng 3-1946, đã có 12 chi đội (mỗi chi đội tương đương trungđoàn hoặc tiểu đoàn) và 6 đại đội Vệ quốc đoàn Nam tiến

Cuối tháng 9-1945

Thành lập Bộ Chỉ huy mặt trận Nam Trung Bộ gồm các đồng chíPhạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Trương Quang Giao Nhịêm vụ: bảo đảm hành lang vàbàn đạp vận chuyển trang bị, vũ khí, lương thực của Trung ương và các tỉnhphía bắc vào Nam Bộ, sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công của Pháp và Nhật,đưa lực lượng vào chi viện Nam Bộ

Ngày 15-10-1945

Thành lập Chiến khu 4 gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên

Khu trưởng: Lê Thiết Hùng (tức Lê Văn Sửu)

Chính trị uỷ viên: Hồ Tùng Mậu

Ngày 15-10 trở thành ngày truyền thống của các lực lượng vũ trangQuân khu 4

Ngày 31-10-1945

Thành lập Chiến khu 3, gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, TháiBình, Kiến An, Quảng Yên và thành phố Hải Phòng

Tư lệnh: Hoàng Minh Thảo

Chính trị uỷ viên: Lê Quang Hoà

Ngày 31-10 được xác định là ngày truyền thống của lực lượng vũtrang Quân khu 3

· Năm 1946

Ngày 1-1-1946

Trang 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tuyên bố về chính sách của Chính phủ liênhiệp lâm thời Về quân sự : “thống nhất các bộ đội vũ trang dưới quyền chỉ huycủa Chính phủ, các đảng phái không được có quân đội riêng”.

Ngày 2-3-1946

Quốc hội khoá I họp phiên đầu tiên tại Hà Nội, thông qua danh sáchChính phủ liên hiệp kháng chiến, thành lập “Toàn quốc kháng chiến uỷ viênhội”

Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm 10 bộ, do Hồ Chí Minh làm Chủtịch

Bộ Quốc phòng quản lý hành chính quân đội, Bộ trưởng: Phan Anh

“Toàn quốc kháng chiến uỷ viên hội” chỉ huy quân đội và các lựclượng vũ trang cả nước Chủ tịch: Võ Nguyên Giáp

Trang 11

Thành lập bộ chỉ huy quân tiếp phòng của mỗi bên Bộ Chỉ huy quântiếp phòng Việt Nam do Thiếu tướng Lê Thiết Hùng-nguyên Khu trưởng Khu 4làm Tư lệnh.

Ngày 22-3-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh (số 33/SL) đặt các cấp bậc, quânphục, phù hiệu, cấp hiệu cho lục quân toàn quốc

Ngày 6-5-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 60/SL) đổi tên “Uỷ ban khángchiến toàn quốc” thành “Quân sự uỷ viên hội” Sắc lệnh gồm bảy điều quy địnhtên gọi, thành viên, chức năng, quyền hạn và các cơ quan Quân uỷ hội

Điều 3 nêu rõ: “Quân sự uỷ viên hội là một cơ quan tối cao quân sựđặt thẳng dưới quyền điều khiển của Chính phủ và có nhiệm vụ điều khiển quânđội toàn quốc ”

Điều 5 quy định Quân sự uỷ viên hội gồm các cơ quan:

1 Cục Tổng vụ có nhiệm vụ thu phát công văn, phụ trách về nhân sự,quản lý ngân sách tài chính của Quân sự uỷ viên hội và liên lạc hành chính vớicác cơ quan khác

2 Cục Tham mưu có nhiệm vụ nghiên cứu và đề nghị kế hoạch điềukhiển quân đội và thi hành mệnh lệnh của Quân sự uỷ viên hội

3 Cục Chính trị có nhiệm vụ điều khiển và kiểm tra công tác chính trịtrong bộ đội, phát hành sách, báo, phòng ngừa phản tuyên truyền của địch vàphụ trách địch vận, dân vận

4 Cục Tổng chỉ huy quân đội tiếp phòng Việt Nam

5 Uỷ ban liên lạc và kiểm soát quân sự Trung ương Việt – Pháp cónhiệm vụ Liên lạc và Kiểm soát giữa quân tiếp phòng Việt Nam và quân độiPháp, giữa quân đội Pháp và quân đội quốc gia Việt Nam

Uỷ ban này do đặc phái viên của Quân sự uỷ viên hội lãnh đạo

Ngày 22-5-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 71/SL) về Quân đội quốc giaViệt Nam Kèm theo sắc lệnh có bản Quy tắc quân đội quốc gia Việt Nam (62

Trang 12

điều) quy định biên chế, tuyển binh, cấp bậc, thăng giáng và thuyên chuyển, kỷluật, thưởng phạt, lễ nghi của quân đội.

Về tổ chức, quy định biên chế tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn,trung đoàn, đại đoàn, liên đoàn, tập đoàn của bộ binh, các đơn vị chuyên môn vàhoả lực trợ chiến Từ cấp trung đội trở lên có chính trị viên

Ngày 20-6-1946

Bộ Quốc phòng ra nghị định (số 49/NĐ) quy định một số điểm trongQuân đội quốc gia gồm 7 chương, 48 điều Chương I: Quân phục, phù hiệu, cấphiệu Chương II: Sổ sách tuyển binh Chương III: Quân phong, quân kỷ.Chương IV: Công việc trong đồn trại Chương V: Công việc hàng ngày trongmỗi đại đội Chương VI: Vệ sinh và thứ tự Chương VII: Công tác ở địaphương

Từ ngày 28-10 đến 9-11-1946

Quốc hội khoá I kỳ họp thứ hai, quyết định thống nhất Bộ Quốc phòngvới Quân sự uỷ viên hội thành Bộ Quốc phòng – Tổng chỉ huy Ngày 30-11-

1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số 230/SL), bổ nhiệm đồng chí VõNguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Tổng chỉ huy

Cũng trong kỳ họp này, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước ViệtNam dân chủ cộng hoà Điều thứ tư của chương II (nghĩa vụ và quyền lợi côngdân) quy định: “Mỗi công dân Việt Nam phải:

Ngày 19-12-1946

Toàn quốc kháng chiến

Trang 13

Sáng ngày 19, Ban Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các mặttrận và các chiến khu: “giặc Pháp đã hạ tối hậu thư ấy Như vậy chỉ trong vòng

24 giờ là cùng, chắc chắn giặc Pháp sẽ nổ súng Chỉ thị của Trung ương: tất cảhãy sẵn sàng!”

Buổi chiều, Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp hạ mệnh lệnh cho lựclượng vũ trang: “Giờ chiến đấu đã đến!”

Đêm 19 rạng ngày 20, các lực lượng vũ trang, nhân dân Thủ đô HàNội và các thành phố nổ súng chiến đấu Toàn quốc bước vào cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược

Ngày 20-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng tacàng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước talần nữa

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mấtnước, nhất định không chịu làm nô lệ

Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôngiáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dânPháp, cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không cógươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứunước

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữgìn đất nước

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh,thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”1

Trang 14

Ngày 22-12, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dânkháng chiến” Chỉ thị đề ra nhiệm vụ của lực lượng vũ trang: “Quân: khônghàng giặc Không để mất súng Không bắn phí đạn Không xâm phạm tínhmệnh, tài sản của dân Không ngược đãi tù binh Ủng hộ Chính phủ kháng chiến

và Hồ Chủ tịch Bảo vệ tính mệnh, tài sản cho dân Kính trọng và giúp đỡ dân

Sĩ quan và binh lính một lòng Tuân lệnh cấp trên Phục tùng kỷ luật”

Lực lượng vũ trang mặt trận Hà Nội gồm: năm tiểu đoàn Vệ quốcquân (107, 77, 212, 145, 523), một đại đội pháo binh, tám trung đội công anxung phong, một đại đội tự vệ chiến đấu, 28.500 dân quân tự vệ nội, ngoạithành, được nhân dân và các trung đoàn Vệ quốc quân các tỉnh Sơn Tây, HàĐông, Thái Nguyên, Phúc Yên chi viện đã thực hiện “trong ngoài cùng đánh”.Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt ở Bắc Bộ Phủ (19-12-1946)

Cuối năm 1946

Toàn quốc hình thành 12 chiến khu (theo quyết định của Chủ tịchnước, tháng 10-1945)

Chiến khu 1: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên Lực lượng

vũ trang có các trung đoàn: 22 (Thái Nguyên, Phúc Yên), 23 (Bắc Cạn), 24 (CaoBằng)

Chiến khu 2: Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, HoàBình, Sơn La, Lai Châu Lực lượng vũ trang có các trung đoàn 34: (Nam Định),

35 (Sơn Tây), 37 (Hà Đông), 39 (Sơn La)

Chiến khu 3: Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương(trừ Đông Triều, Chí Linh) Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 41 (TháiBình, Kiến An), 44 (Hải Dương, Hưng Yên), 50 (Quảng Yên)

Chiến khu 4: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 55 (Thanh Hoá), 59 (NghệAn), 63 (Hà Tĩnh), 57 (Quảng Trị), 71 (Thừa Thiên), hai tiểu đoàn 70 (QuảngBình) và 75 (Cửa Lò)

Chiến khu 5: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, GiaLai Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 67, 93, 94, 95, 96

Trang 15

Chiến khu 6: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, ĐắcLắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng Lực lượng vũ trang có các trung đoàn: 79,

Chiến khu 11: Hà Nội Lực lượng vũ trang có các tiểu đoàn: 145, 523,

200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên địch (đa số là lính Âu-Phi), pháhuỷ hơn 100 xe, bắn chìm một ca nô, bắn rơi và phá huỷ năm máy bay Cácđồng chí Lê Gia Đính (chính trị viên đại đội), Tưởng (công nhân), tiểu đội du

Trang 16

kích Hồng Hà (do Nguyễn Văn Nại làm tiểu đội trưởng) và nhiều cán bộ, chiến

sĩ các đơn vị đã nêu cao gương chiến đấu dũng cảm, tiêu biểu cho tinh thần

“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

Tại Hải Dương, trung đoàn 44 (Chiến khu 3) cùng tự vệ, du kích làm

tê liệt một số đơn vị quân Pháp ở Trường Nữ học, cầu Phú Lương; đánh địchtrên đường số 5, ngăn chặn quân tiếp viện của Pháp từ Hải Phòng lên Hà Nội.Tại Bắc Giang, Bắc Ninh, trung đoàn Bắc-Bắc (Chiến khu 2), tiến công tiểuđoàn địch chiếm đóng thị xã Phủ Lạng Thương, sân bay Hạ Vĩ, trại bảo an binh(thành Bắc Ninh)

Tại Nam Định, cuộc chiến đấu diễn ra trong 90 ngày đêm Lực lượng

vũ trang Nam Định có trung đoàn 34 (Chiến khu 2) gần 1.000 tự vệ thành, đượcnhân dân nội-ngoại thành và tỉnh Thái Bình chi viện tiến công địch Một số trậnđánh ác liệt diễn ra ở trại Carô, khu nhà ga, nhà sĩ quan Pháp, nhà máy sợi, nhàmáy dệt Trung đoàn 34 được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu “trungđoàn Tất Thắng” Ngày 15-3-1947, trung đoàn rút ra chiến đấu ở vòng ngoài

Tại Vinh, một đại đội của trung đoàn 57 (Chiến khu 4) cùng một đạiđội tự vệ thành bao vây, tiến công một trung đội Pháp tại Sở canh nông, ở đềpô

ga và sân bay Nghi Lộc

Tại Huế, trung đoàn Trần Cao Vân (trung đoàn 101), một số đơn vịtiếp phòng quân, tự vệ và nhân dân địa phương diệt gần 200 tên địch, duy trìcuộc chiến đấu ở nội thành trong 50 ngày đêm

Tại Đà Nẵng, cuộc chiến đấu diễn ra trong 90 ngày đêm Trung đoàn

93, trung đoàn 96, các đơn vị tự vệ, công an, biệt động diệt hàng trăm tên địch.Đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tặng Trungđoàn 96 lá cờ “Giữ Vững”

Ngày 21-1-1947

- Thành lập tổ chức quân dân y ở các khu để phân phối, điều động cán

bộ, thuốc, dụng cụ y tế phục vụ quân đội

- Chi đội 17 (Mỹ Tho), chi đội 18 (Sa Đéc) và một phân đội học viêntrường quân chính khu 8 phục kích đoàn xe quân sự địch trên đường số 16 (khu

Trang 17

vực xã An Thái Trung), làm thương vong 180 tên, phá huỷ 8 xe thiết giáp, 6 xevận tải quân sự, thu hơn 100 súng các loại.

Trưởng phòng: Khuất Duy Tiến

Ngày 19-2-1947, Bộ Quốc phòng ra thông tư về mọi công dân từ

18-45 tuổi vào dân quân, quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ các cơ quan dânquân, tự vệ, du kích thuộc các khu, tỉnh, huyện, xã

Ngày 15-2-1947

Hội nghị chính trị viên lần thứ nhất Đồng chí Võ Nguyên Giáp-Bí thưTrung ương Quân uỷ và đồng chí Văn Tiến Dũng-Cục trưởng Cục Chính trị chủtrì Hội nghị quyết định nhiệm vụ của công tác chính trị, của đảng viên trongquân đội: “Dù trong trường hợp nào cũng phải nắm cho vững bộ đội, củng cố và

mở rộng cơ sở Đảng, thi hành cho được nhiệm vụ quân sự” Hội nghị đề ra 12điều kỷ luật dân vận, 10 nhiệm vụ của công tác chính trị trong quân đội, quyếtđịnh ra báo “Vệ quốc quân”

Tháng 4-1947

Trang 18

Chế tạo thành công súng Bazôka Việc nghiên cứu, chế tạo đã đượcthực hiện ở xưởng quân giới Giang Tiên (Thái Nguyên) từ giữa năm 1946 Sau

đó, kỹ sư Trần Đại Nghĩa trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo chế tạo thành côngBazôka theo mẫu của Mỹ (kiểu ATM6A1), cỡ 60 ly, dài 1,27m, nặng 11kg, cóthể vác vai, bắn không giật; cự ly bắn hiệu quả từ 50-60m, xa nhất 300m ĐạnBazôka là đạn lõm chống tăng Ngày 3-3-1946, Bazôka được sử dụng diệt xetăng Pháp tại Sơn Lộ-chùa Trầm, Hà Đông Cùng thời gian trên, các cơ sở quângiới còn nghiên cứu, chế tạo được một số vũ khí chống tăng cỡ nhỏ (AT), súngphóng lựu, cối 51 ly

Ngày 24-5-1947

Hội nghị dân quân, du kích toàn quốc lần thứ nhất, thống nhấât việc tổchức dân quân tự vệ và du kích từ những tổ chức vũ trang quần chúng do Mặttrận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc xây dựng trở thành một bộ phận trongcác lực lượng vũ trang Nhà nước, do các cơ quan quân sự địa phương chỉ huy.Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho hội nghị: “Dân quân, tự vệ và du kích là lựclượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổquốc Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường

đó, thì kẻ địch nào cũng phải tan rã”

Ngày 27-7-1947

Ngày toàn quốc chăm sóc thương binh và gia đình liệt sĩ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đem chiếc áo lụa do Hội Phụ nữ cứu quốc biếuNgười và một tháng lương cùng tiêu chuẩn bữa ăn tặng thương binh

Ngày 20-9

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 88-SL thưởng những gia đình có

ba con trở lên tòng quân Thưởng tiền (500 đồng) hoặc thưởng danh dự (tặngmột bằng danh dự, hoặc được biệt đãi ở địa phương trong các cuộc họp côngcộng)

Từ ngày 7-10 đến 9-12-1947

Chiến dịch phản công Việt Bắc

Trang 19

Bộ Tổng chỉ huy sử dụng các trung đoàn 147, 165 (chủ lực Bộ), 72,

74, 121 (Khu 1), 11, 36, 98 (Khu 12), một tiểu đoàn pháo binh và trung đoànSông Lô (Khu 10), năm tiểu đoàn độc lập của Bộ, Khu 1 và Khu 12, các đơn vịbinh chủng và du kích đánh bại cuộc tiến công lớn của quân Pháp lên căn cứ địaViệt Bắc

Ngày 8-10, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi cán bộ, chiễn sĩ rasức tiêu diệt địch Ngày 15-10, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị:

“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”

Chiến dịch diễn ra thành hai đợt Các đơn vị thực hiện phương châm

“đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” và cách đánh du kích, vận động, đánh địchtrên các địa bàn, trọng điểm là các mặt trận đường không, đường bộ và đườngthuỷ của binh đoàn đổ bộ đường không, binh đoàn bộ binh thuộc địa, binh đoànhỗn hợp bộ binh thuộc địa, lính thuỷ đánh bộ cùng lực lượng dự bị của Pháp(tổng số khoảng 1,2 vạn quân) Nhiều trận gây cho địch tổn thất lớn: bắn rơi tạichỗ máy bay chở viên tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thubản đồ và kế hoạch tiến công Việt Bắc của địch (ngày 9-10); phục kích tại bảnSao-đèo Bông Lau (ngày 30-10); bắn tàu chiến, ca nô tại Khoan Bộ (ngày 23-10), Đoàn Hùng (ngày 24-10), La Hoàng (ngày 2-11), Khe Lau (ngày 10-11) trên sông Lô; tập kích đồn Phủ Thông (ngày 30-11); phục kích tại đèo Giàngtrên đường số 3 (ngày 15-12)

Toàn chiến dịch, các đơn vị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quânPháp, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, phá huỷ 100 khẩupháo, cối, hàng nghìn súng, hàng trăm xe quân sự, thu hàng chục tấn chiến lợiphẩm

Chiến dịch phản công Việt Bắc đánh dấu bước trưởng thành mới củaquân đội ta Bộ đội ta dần dần quen tác chiến Bộ chỉ huy của ta học được nhữngkinh nghiệm lãnh đạo chiến tranh

Chiến thắng Việt Bắc làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến của quân và dân ta chuyểnsang một giai đoạn mới

Trang 20

bộ phận của mình ra hoạt động du kích và đảm nhiệm việc phát động du kích”.

Ngày 22-12-1947

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho cán bộ, chiến sĩ quân đội quốc gia: “Từ giải phóng quân đến Vệ quốc quân

Đội thứ nhất của Giải phóng quân ngày trước là cái hạt giống bé nhỏ,

do đó mà nảy nở thành cái rừng to lớn là Vệ quốc quân ngày nay”

“Ban đầu lương thực, khí giới, chăn áo, thuốc men, cái gì cũng thiếuthốn Bộ đội thường phải nhịn đói, nhưng vẫn hăng hái tươi cười”

“Giải phóng quân đã làm tròn nhiệm vụ đoạn trước, là giúp sức hoànthành cuộc cách mạng tháng Tám, xây dựng nền Dân chủ cộng hoà, cũng làmtròn nhiệm vụ đoạn sau, là để lại cho Vệ quốc quân một số cán bộ rất tốt và mộtcái truyền thống oanh liệt vẻ vang”

· Năm 1948

Ngày 20-1-1948

- Chính phủ ra sắc lệnh phong hàm cấp tướng cho một số cán bộ lãnhđạo, chỉ huy quân đội

Quân hàm Đại tướng: Võ Nguyên Giáp

Quân hàm Trung tướng: Nguyễn Bình

Quân hàm Thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn,Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa,Trần Tử Bình

Trang 21

Bộ Tổng chỉ huy ra chỉ thị (số 114/BT) về xây dựng căn cứ địa TâyBắc, một nhiệm vụ quan trọng về chính trị và quân sự, nhằm “bảo toàn lãnh thổ,giải phóng đồng bào, mở rộng căn cứ địa dự bị ở Bắc Bộ, phá tan âm mưu dùngngười Việt giết người Việt; khoét sâu nhược điểm thiếu nhân lực của địch, đặt

cơ sở cho công cuộc quốc phòng vững chắc về sau, mở một con đường quốctế ” Chỉ thị đề ra phương châm công tác của lực lượng vũ trang tại Tây Bắc

Ngày 18-3-1948

- Tiểu đoàn 45 thuộc trung đoàn 17 chủ lực của bộ được tăng cườnghoả lực pháo binh, tiến công cứ điểm Tu Vũ, cách Hoà Bình 25km về phía bắc,diệt và làm bị thương 60 tên địch, phá huỷ hai phần ba công sự Qua trận đánh,

bộ đội ta có thêm kinh nghiệm hiệp đồng giữa pháo binh và bộ binh trong tácchiến diệt cứ điểm

- Du kích huyện Tân Uyên (tỉnh Thủ Biên), do Trần Công An chỉ huydiệt tháp canh cầu Bà Kiên bằng cách cải trang, lợi dụng lúc địch thay gác, bímật tiếp cận, dùng thang leo lên, ném lựu đạn qua lỗ bắn vào tháp canh, diệt 10tên, thu 8 khẩu súng rồi rút lui an toàn Cách đánh “công đồn đặc biệt” (gọi tắt

là đặc công) ra đời

Ngày 27-3-1948

Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động thi đua ái quốc “Mục đích thiđua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thànhcông” Trong quân đội tiếp tục đẩy mạnh các phong trào “luyện quân, lập công”,

“gây cơ sở, phá kỷ lục”

Từ ngày 25-7 đến 2-8-1948

Chiến dịch đường số 3

Bộ chỉ huy Liên khu 1 chỉ huy hai trung đoàn (308, 74), ba tiểu đoàn

và một số đại đội độc lập, cùng du kích tiến công địch tại Bắc Cạn-Ngân Sơn(có hai đại đội lê dương, một đại đội cơ động và lính nguỵ) trên tuyến phòng thủBắc Cạn-Cao Bằng, nhằm phá kế hoạch thu – đông 1948 của địch

Chỉ huy trưởng chiến dịch: Thanh Phong

Chỉ huy phó: Lâm Kính

Trang 22

Mở đầu, tiểu đoàn 11 (trung đoàn 308) được tăng cường một đại độipháo tiến công cứ điểm Phủ Thông Tiếp đó, các đơn vị tăng cường đánh dukích, đánh giao thông, chặn viện trên đường số 3 Địch thiệt hại gần 60 tên vàhơn 50 súng cối Tiểu đoàn 11 được tặng danh hiệu “tiểu đoàn Phủ Thông”.

Ngày 19-8-1948

- Thành lập hội đồng quốc phòng tối cao Chủ tịch: Hồ Chí Minh; Phóchủ tịch: Lê Văn Hiến (Bộ trưởng Bộ Tài chính); các uỷ viên: Phan Kế Toại(quyền bộ trưởng Bộ Nội vụ), Phan Anh (Bộ trưởng Bộ Kinh tế), Đại tướng VõNguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy quân đội quốc gia

và dân quân Việt Nam), Tạ Quang Bửu (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)

- Chính phủ ra quyết định về nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng (tổ chức

và quản trị quân đội và các cơ quan quốc phòng, điều khiển các cơ sở sản xuấtquốc phòng), Tổng Tư lệnh (phụ trách chỉ huy quân đội và dân quân Việt Nam,

sử dụng các cơ quan giúp việc chỉ huy, quyết định việc điều động và sử dụngcác sản phẩm) Cơ quan Bộ Quốc phòng gồm văn phòng và các ngành sự vụ,Nha Quân giới, Nha Quân dược, Bộ Tổng tham mưu, Cục Chính trị, Cục Dânquân, Cục Quân huấn, Cục Quân pháp, Cục Tình báo, Cục Pháo binh, CụcQuân giới, Cục Quân nhu, Cục Quân y, Cục Thông tin liên lạc, Cục Vận tải

Ngày 24-9-1948

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị tổ chức Ban Quân sự Nam Bộ “Tên vàthành phần: để phù hợp với hệ thống chung, Ban Quân sự Nam Bộ gọi là Bộ Tưlệnh Nam Bộ” “Nhiệm vụ và quyền hạn trong Bộ Tư lệnh Nam Bộ

1- Về bàn việc, theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.Nghĩa là kế hoạch chủ trương phải đưa ra thảo luận trong Ban Thường vụ hay

Bộ Tư lệnh tuỳ điều kiện

2- Chính uỷ phải có quyền quyết định tối hậu Nhưng trong lúc dùngquyền ấy, cần trọng uy tín của Tư lệnh và Phó tư lệnh và không lấn át sáng kiếnchuyên môn”

Ngày 27-10-1948

Trang 23

Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra nghị quyết “Lập chế độ chính uỷviên đại diện Đảng phụ trách trong quân đội” Cấp Trung ương có Tổng chính

uỷ (Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Bộ trưởng Quốc phòng) Cấp khu và cấp trungđoàn có chính uỷ là các đồng chí uỷ viên khu uỷ và uỷ viên tỉnh uỷ do Trungương chỉ định Cấp tiểu đoàn, đại đội có liên chi uỷ và chi uỷ

Tháng 10-1948

Thành lập Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh :Trung tướng Nguyễn Bình

Ngày 11-11-1948

Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Khu 5 mở đợt hoạt động đông – xuân

1948-1949 nhằm tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, đẩy mạnh du kíchchiến tranh Ở Khánh Hoà, Phú Yên: liên trung đoàn 80 –83 do trung đoàntrưởng Lư Giang, chính uỷ Nguyễn Đường chỉ huy, diệt một số vị trí địch ỞQuảng Nam: trung đoàn 108 do trung đoàn trưởng Nguyễn Bá Phát, chính uỷNguyễn Quyết chỉ huy, được tăng cường hai tiểu đoàn 79 và 19, tập kích một sốđồn địch ở khu vực thị xã Hội An, phục kích xe quân sự địch trên đèo Hải Vân

Ở Tây Nguyên: tiểu đoàn 50 (trung đoàn 120) do trung đoàn trưởng Trương CaoDũng chỉ huy, cùng lực lượng vũ trang địa phương Gia Lai đánh giao thông trênđường số 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng liên trung đoàn 80-83 lá cờ “Danh dự”

Ngày 19-11-1948

- Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 258/SL tổ chức Công an Quânpháp trong thời kỳ kháng chiến Sắc lệnh có 18 điều quy định về tổ chức, nhiệm

vụ, quyền hạn của Công an Quân pháp Điều thứ ba của sắc lệnh quy định:

“Công an Quân pháp gồm có phụ trách công an quân pháp, uỷ viên công anquân pháp và công an viên quân pháp

+ Phụ trách công an quân pháp và uỷ viên Chính phủ và dự thẩm cáctoà án binh

+ Uỷ viên công an quân pháp là các cấp chỉ huy quân đội quốc gia từđại đội trưởng trở lên

Trang 24

+ Công an viên quân pháp là những quân nhân thuộc quyền chỉ huycủa phụ trách hay uỷ viên công an quân pháp và được những người này giao cholàm việc công an quân pháp”.

Ngày 19-11 trở thành ngày truyền thống của ngành Điều tra hình sựQuân đội nhân dân Việt Nam

- Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 259/SL quy định sinh hoạt phí,phụ cấp hàng tháng và phụ cấp thâm niên của quân đội Mỗi quân nhân, bất cứ ởcấp nào, giữ chức vụ gì đều được hưởng sinh hoạt phí tối thiểu 6 đồng mỗingày Phụ cấp hàng tháng: binh nhì – 30 đồng, hạ sĩ – 50 đồng, trung sĩ – 60đồng, thượng sĩ - 80 đồng, chuẩn uý – 100 đồng, thiếu uý – 120 đồng, trung uý– 160 đồng, đại uý – 200 đồng, thiếu tá – 280 đồng, trung tá – 380 đồng, đại tá –

440 đồng, thiếu tướng – 600 đồng, trung tướng – 700 đồng, đại tướng – 800đồng Phụ cấp thâm niên; đủ ba tuổi quân được cấp 30 đồng một tháng Cứ thêmhai năm được thêm 30 đồng Quân nhân làm chuyên môn (vô tuyến điện, giaothông liên lạc, quân nhạc ) có thêm khoản phụ cấp kỹ thuật chuyên môn hoặctiền thù lao hàng tháng

- Chính phủ ban hành “Quân dụng phiếu”, sử dụng thay một phần tiềnmặt trong việc trao đổi, phục vụ các nhu cầu cần thiết của quân đội

· Năm 1949

Ngày 7-4-1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương: “Quânđội quốc gia Việt Nam gồm có hai phần: quân đội chính quy và quân đội địaphương Bộ đội địa phương có ba đặc điểm chính: có tính cách địa phương, cónhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, tự trang bị và tự túc về cấp dưỡng”

Thi hành sắc lệnh của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc phòng – Tổng

Tư lệnh ra Nghị định số 103/NĐ (7-7-1949) tổ chức bộ đội địa phương vàThông tư số 46/TT (7-7-1949) quy định nhiệm vụ của cơ quan các cấp, cácngành đối với việc xây dựng bộ đội địa phương

Trang 25

Đến cuối năm 1949, ở Bắc Bộ có 20.500 bộ đội địa phương tổ chứcthành trung đội (huyện) và đại đội hoặc tiểu đoàn (tỉnh); ở Nam Trung Bộ vàNam Bộ, các liên khu cũng xúc tiến kế hoạch xây dựng bộ đội địa phương.

Từ ngày 10-6 đến 5-7-1949

Chiến dịch “Thập Vạn Đại Sơn” Thực hiện thoả thuận giữa Trungương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung ương Đảng ta, ngày 23-4-1949, BộTổng tư lệnh ra mệnh lệnh (số 264-bis/TTL), giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnhLiên khu 1: “Giúp Giải phóng quân (Trung Quốc) xây dựng một khu giải phóng

ở vùng Ung Long – Khâm liền với biên giới Đông Bắc của ta, thông ra biển, gâyđiều kiện để khuếch trương lực lượng đón quân tiến xuống phía nam, đồng thờihoạt động ở đông bắc để mở rộng khu tự do của ta ra sát tận biên giới và thông

ra biển, liền với khu giải phóng Việt Quế”

Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch: Lê Quảng Ba

Chính trị uỷ viên: Trần Minh Gianh (Trung Quốc)

Chiến dịch diễn ra trên hai mặt trận Mặt trận Điền Quế do đồng chíNam Long làm chỉ huy trưởng, đồng chí Hoàng Bình (Trung Quốc) làm chỉ huyphó, đồng chí Đỗ Trình làm chính trị viên Mặt trận Tả Giang – Long Châu dođồng chí Thanh Phong – Tư lệnh phó Liên khu 1 làm Tư lệnh, đồng chí ChuHuy Mân – trung đoàn trưởng trung đoàn 74 và đồng chí Long Xuyên – trungđoàn phó trung đoàn 28 làm Tư lệnh phó Các đơn vị tham gia chiến dịch: tiểuđoàn 73 (trung đoàn 74), tiểu đoàn 35 (trung đoàn 308), tiểu đoàn 426 (trungđoàn 59), tiểu đoàn 1 (trung đoàn Hải Ninh) và một số đại đội binh chủng, đơn

vị bảo đảm

Ngày 10-6, chiến dịch bắt đầu Phối hợp với Quân giải phóng TrungQuốc, bộ đội ta tiêu diệt nhiều đồn bốt, mở rộng khu Điền Quế, Việt Bắc và cáckhu căn cứ Tả Giang, Thập Vạn Đại Sơn Ngày 5-7, Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị kếtthúc chiến dịch Các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trở về nước

Ngày 4-11-1949

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 127/SL hợp nhất Liên khu 1 vàLiên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc

Trang 26

Từ ngày 25-11-1949 đến 30-1-1950

Chiến dịch Lê Lợi

Bộ Tổng tư lệnh sử dụng các trung đoàn: 209 (thuộc Bộ), 66 (Liên khu3), 9 (Liên khu 4), hai trung đoàn địa phương 42, 48 (thuộc Liên khu 3), tiểuđoàn độc lập 930 (Liên khu 10), một số đơn vị binh chủng và du kích tiến côngđịch tại vùng Chợ Bờ (Hoà Bình) nhằm phá thế uy hiếp của địch, mở rộngđường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu 3, tiêu diệt một bộ phậnsinh lực địch

Tư lệnh chiến dịch: Hoàng Sâm; Chính uỷ: Lê Quang Hòa; Phó tưlệnh: Lê Trọng Tấn

Các đơn vị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 800 tên địch

· Năm 1950

Ngày 6-1-1950

Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về mở chiến dịch Tây Bắc

và chuẩn bị chiến trường Đông Bắc

d) Khôi phục lại Lào Cai, mở thông đường quốc tế

2 Chuẩn bị chiến trường Đông Bắc cho thật đầy đủ để khi có điềukiện sẽ mở một chiến dịch lớn, quét địch ra khỏi đường số 4 và một số đoạn bờbiển, đánh bại quân địch ở vùng Đông Bắc” “Ở Tây Bắc phải tích cực chuẩn bịcho đầy đủ và kịp thời, đặc biệt chú trọng đến việc tiếp tế cấp dưỡng cho quânđội làm tan rã ngụy binh, phá tề trừ gian ” “Ở Đông Bắc việc chuẩn bị cầnchú trọng đến củng cố, phát triển cơ sở chính trị và vũ trang, gây cơ sở du kíchmiền biển ; điều tra địch tình, phá hoại kinh tế địch, chuẩn bị lương thực tiếp

tế cho bộ đội đến đánh”

Từ ngày 21-1 đến 2-2-1950

Trang 27

Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng, đề ra “Nhiệm vụ quân sự cụthể và cần kíp: một mặt chiến đấu để tiêu diệt sinh lực của địch, một mặt gấp rútbồi dưỡng và xây dựng quân đội nhân dân ngày càng tinh nhuệ, ngày càng chínhquy hoá, trung thành với lợi ích của nhân dân và lợi ích của cách mạng” “Xâydựng bộ đội chủ lực với khả năng và tinh thần mới” “Về tác chiến, phát triển dukích đến cực độ vẫn là nhiệm vụ chính trong lúc này, song đồng thời phải tậpđánh vận động thực sự” Hội nghị quyết định tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với quân đội, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tăng cường trang bị,cấp dưỡng, huấn luyện, đào tạo cán bộ cho các lực lượng vũ trang, kiện toàn các

cơ quan chỉ đạo, làm cho sự lãnh đạo được thống nhất và nhanh chóng

Ngày 19-3-1950

Hơn 300.000 người dân Sài Gòn biểu tình phản đối Mỹ đưa hai chiếnhạm vào cảng Sài Gòn Ngày 19-3 trở thành “Ngày toàn quốc chống Mỹ”

Từ ngày 16-9 đến 14-10-1950

Chiến dịch Biên Giới

Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch

Ngày 7-7, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh về Chiến dịch biên giới Lạng (Chiến dịch Lê Hồng Phong II) Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, giảiphóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước xã hộichủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc Đại tướng Võ Nguyên Giáp– Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng làm Bí thư Đảng uỷ, Chỉ huy trưởng BộChỉ huy chiến dịch Thiếu tướng Hoàng Văn Thái – Tổng Tham mưu trưởnglàm Tham mưu trưởng; đồng chí Trần Đăng Ninh – Chủ nhiệm Tổng Cục cungcấp phụ trách hậu cần chiến dịch, đồng chí Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trịchiến dịch

Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho bộ đội: “Chiến dịch Bắc-Lạng rất quan trọng Chúng ta quyết đánh thắng trận này” Ngày 11 và 12-

Cao-9, Người đến Sở chỉ huy chiến dịch nghe báo cáo và kiểm tra công tác chuẩn bị.Ngày 13, Người ra Mặt trận Đông Khê trực tiếp theo dõi và động viên bộ độichuẩn bị đánh trận mở màn chiến dịch

Trang 28

Từ ngày 16 đến 18-9, hai trung đoàn 174, 209, hai Tiểu đoàn 11, 426,

ba tiểu đoàn pháo binh, tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch Từngày 2 đến 8-10, đại đoàn 308, trung đoàn 209 vận động tiến công tiêu diệt binhđoàn Lơpagiơ từ Thất Khê lên và binh đoàn Sáctông từ Cao Bằng rút về, tại khuvực Cốc Xá, điểm cao 477 Từ ngày 10 đến 23-10, quân địch bỏ Thất Khê, NaSầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu tháo chạy

Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu trên 8.000 tên, gồm 8 tiểu đoàn,trong đó có 5 tiểu đoàn ứng chiến (hơn một nửa lực lượng cơ động chiến lượccủa Pháp ở Bắc Đông Dương); phá vỡ hệ thống phòng ngự đường số 4 của địch;giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân, nhiều vùng quan trọng ở vùngbiên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, nối liền nước

ta với các nước xã hội chủ nghĩa Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn, tạo rabước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự trưởng thành về tổchức, chỉ huy và trình độ tác chiến của quân đội ta

· Năm 1951

Từ ngày 11 đến 19-2-1951

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II, họp tại căn cứ địa ViệtBắc Có 156 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt 766.349đảng viên dự Đại hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị Đồng chí Trường Chinhtrình bày luận cương “Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhândân tiến tới chủ nghĩa xã hội” Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Laođộng Việt Nam; thông qua Tuyên ngôn, Chính cương và điều lệ Đảng, bầu Banchấp hành Trung ương mới do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đồng chíTrường Chinh làm Tổng Bí thư

Đại hội nhận định: “Từ thế giới đại chiến lần thứ hai, trên 10 năm quaĐảng ta đã nắm phương châm vũ trang đấu tranh, đã xây dựng được một quânđội lớn mạnh, từ du kích lẻ tẻ lúc đầu tiến đến cuộc kháng chiến trường kỳ, toàndân, toàn diện ngày nay Trong cuộc võ trang đấu tranh đó, đặc biệt trong sáunăm kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, dưới sự lãnh đạo

Trang 29

của Hồ Chủ tịch – Người sáng lập và giáo dục Quân đội nhân dân Việt Nam,dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thuđược nhiều thắng lợi vẻ vang” “Để giành lấy thắng lợi hoàn toàn, để bảo vệ chế

độ dân chủ nhân dân, Đảng và Chính phủ ta phải xây dựng một quân đội nhândân mạnh mẽ, chân chính với ba đặc điểm: dân tộc, nhân dân và dân chủ; phảitích cực xây dựng bộ đội chính quy, củng cố bộ đội địa phương và phát triểndân quân du kích, xây dựng Đảng và công tác chính trị trong quân đội, tích cựccải thiện sinh hoạt, đào tạo cán bộ, đặc biệt nâng đỡ cán bộ công nông, giáo dục

tư tưởng, rèn luyện kỹ thuật, đề cao việc học tập lý luận quân sự kết hợp vớikinh nghiệm thực tế của chiến trường Việt Nam” “Vì Đông Dương là một chiếntrường và cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ phối hợp với cách mạng Miên, Làonên lúc này phải tích cực giúp đỡ cuộc kháng chiến Miên – Lào phát triển dukích chiến tranh, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa” “Để đưakháng chiến đến toàn thắng, lúc này Đảng ta phải kiện toàn sự lãnh đạo chiếntranh, tập trung lực lượng, điều động cán bộ nhiều hơn vào công tác quân sự,hướng hoạt động của mỗi ngành vào việc phụng sự kháng chiến, đề cao việc họctập quân sự trong toàn Đảng”

Từ ngày 23-3 đến 7-4-1951

Chiến dịch Hoàng Hoa Thám

Bộ Tổng tư lệnh sử dụng hai đại đoàn (308, 312), hai trung đoàn (98,174), bốn đại đội pháo binh, hai tiểu đoàn công binh và bộ đội địa phương, dânquân du kích tiến công tuyến phòng ngự đường số 18 của địch (khu vực từ PhảLại đến Uông Bí) Ở trung du và đồng bằng Liên khu 3, hai đại đoàn 304 và 320đẩy mạnh tiến công địch phối hợp với chiến dịch Kết quả: loại khỏi vòng chiếnđấu hơn 2.900 tên địch, diệt và bức rút hơn 130 vị trí, tháp canh Bộ đội ta đánhthắng nhiều trận, nhưng cũng có trận không thành công và bị thương vong cao(2.350 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, mất tích và bị thương trong toàn chiến dịch).Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Ta đã không hoàn thành nhiệm vụ thật đầy đủ,địch thiệt hại nhưng ta bị tiêu hao”

Trang 30

Từ ngày 28-5 đến 20-6-1951

Chiến dịch Quang Trung (Hà Nam Ninh)

Bộ Tổng tư lệnh sử dụng ba Đại đoàn 308, 304, 312, các đơn vị binhchủng, các tiểu đoàn và đại đội bộ đội địa phương, dân quân du kích, tiến côngđịch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lựcđịch, phát triển chiến tranh du kích, phá khối ngụy quân Đảng uỷ mặt trận gồmcác đồng chí: Võ Nguyên Giáp (Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ), NguyễnChí Thanh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Sâm Cácđịa phương huy động 100.000 dân công và 100 tấn gạo phục vụ chiến dịch

Kết qủa: loại khỏi vòng chiến đấu 4.000 tên địch (có 40% lính Âu –Phi thuộc các đơn vị cơ động chiến lược đi ứng cứu), diệt và bức rút hơn 30 vịtrí, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng một số xã thuộc haihuyện Yên Mỗ, Yên Khánh (Ninh Bình), xây dựng khu căn cứ Bình Lục, LýNhân (Hà Nam), gây ảnh hưởng chính trị trong nhân dân Nhưng do địch pháthuy được hoả lực không quân và pháo binh, việc chỉ đạo, vận dụng phươngchâm tác chiến và kỹ thuật, chiến thuật, cách xử trí tình huống của ta còn hạnchế, nên đã bỏ lỡ một số thời cơ tiêu diệt địch

“Trước kia, ta phải lừa địch mà đánh

Nay địch tự ra cho ta đánh Đó là một cơ hội rất tốt cho ta”

Các đại đoàn bộ binh 308, 312, 304 đánh địch ở mặt trận Hoà Bình(hướng chính) Hai đại đoàn bộ binh 316 và 320 hoạt động ở vùng sau lưngđịch

Tư lệnh chiến dịch: Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trang 31

Sau ba đợt chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên địch, bứchàng, bức rút hơn 1.000 đồn bốt, thu và phá huỷ nhiều vũ khí phương tiện chiếntranh, mở rộng các căn cứ du kích, giải phóng hơn hai triệu dân Nhiều đơn vị

và cán bộ, chiến sĩ lập thành tích xuất sắc Chiến sĩ Cù Chính Lan, anh dũng diệt

xe tăng địch Chiến sĩ Hoàng Cầm sáng tạo kiểu bếp nấu không khói Trungđoàn 88 (Đại đoàn 308) diệt cứ điểm Tu Vũ, được tặng danh hiệu “Trung đoàn

Hệ thống tổ chức Đảng ở các cấp được quy định như sau:

“- Ở đại đội có hội nghị toàn thể chi bộ và ban chấp hành chi bộ (gọitắt là chi uỷ)

- Ở tiểu đoàn có đại hội đại biểu tiểu đoàn và ban chấp hành tiểu đoàn(gọi tắt là tiểu đoàn uỷ)

- Ở trung đoàn có đại hội đại biểu trung đoàn và ban chấp hành trungđoàn (gọi tắt là trung đoàn uỷ)

- Ở đại đoàn có đại hội đại biểu đại đoàn và ban chấp hành đại đoàn(gọi tắt là đại đoàn uỷ)

- Ở các trường, nếu nhỏ thì có hội nghị toàn thể chi bộ trong trường vàban chấp hành chi bộ (gọi tắt là chi ủy), nếu lớn thì có đại hội đại biểu toàntrường và ban chấp hành nhà trường (gọi tắt là hiệu uỷ)

- Ở các cơ quan đoàn bộ, nếu nhỏ thì có hội nghị toàn thể chi bộ trong

cơ quan và ban chấp hành chi bộ (gọi tắt là chi uỷ), nếu lớn, có từ hai chi bộ trởlên thì có đại hội đại biểu cơ quan và các ban chấp hành liên chi (gọi tắt là liênchi uỷ) Ở đại đoàn bộ hoặc các tổng cục thuộc Bộ Tổng tư lệnh, nếu có nhiều

Trang 32

liên chi, thì có đại hội đại biểu toàn cơ quan và ban chấp hành đại đoàn bộ, tổngcục

- Tổng Quân uỷ do Trung ương chỉ định, đặt dưới sự lãnh đạo của BanChấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị”

Từ ngày 14-10 đến 10-12-1952

Chiến dịch Tây Bắc

Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị chuẩn bị chiến dịch từtháng 4-1952 Đầu tháng 9, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt sinhlực địch, tranh thủ nhân dân, giải phóng một bộ phận đất đai ở Tây Bắc Ởhướng chính, Bộ Tổng tư lệnh sử dụng các Đại đoàn bộ binh 308, 312, 315, Đạiđoàn công pháo 351, trung đoàn bộ binh 148 và lực lượng vũ trang địa phươngđánh địch ở Tây Bắc Hai Đại đoàn bộ binh 320, 304 hoạt động nghi binh vàphối hợp ở vùng sau lưng địch Các tỉnh từ Thanh-Nghệ-Tĩnh trở ra huy động35.000 dân công cùng các đơn vị công binh sửa đường và vận tải tiếp tế

Chỉ huy trưởng chiến dịch: Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tham mưutrưởng: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái Chủ nhiệm chính trị: Nguyễn Chí Thanh.Chủ nhiệm cung cấp: Nguyễn Thanh Bình

Chiến dịch diễn ra qua ba đợt Trên cả hai mặt trận, bộ đội ta loại khỏivòng chiến đấu 13.800 tên, đánh bại âm mưu củng cố “Xứ Thái”, “Xứ Mường”,

“Xứ Nùng” tự trị của địch; giải phóng 28.500 km2 với 25 vạn dân thuộc các tỉnhSơn La (trừ Nà Sản), 4 huyện phía nam tỉnh Lai Châu, 2 huyện phía tây tỉnhYên Bái, nối liền Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc

Các đơn vị tham gia chiến dịch tiến bộ rõ rệt về trình độ đánh côngkiên, đánh vận động ở chiến trường rừng núi xa hậu phương Tại hội nghị tổngkết chiến dịch (29-1-1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương: “Trung ươngĐảng, Chính phủ và Bác bằng lòng các chú, lần này chưa phải là hoàn toàn,nhưng hơn mọi lần trước”

· Năm 1953

Từ ngày 25 đến 30-1-1953

Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Trang 33

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo về chỉ đạo kháng chiến và chínhsách quân sự:

“1 Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lực lượng địch và tiêudiệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do

Đó là phương hướng chiến lược của ta hiện nay

2 Bộ đội chủ lực ở chiến trường Bắc Bộ thì phải dùng vận động chiếnlinh hoạt để tiêu diệt từng mảng sinh lực địch, làm cho địch yếu đi, phối hợp vớicông kiên chiến từng bộ phận, để tranh lấy những cứ điểm và thị trấn nhỏ ở đóđịch sơ hở, yếu ớt Làm như vậy để đạt mục đích đánh chắc, ăn chắc, mở rộngvùng tự do Đồng thời, có thể dùng công kiên chiến hút lực lượng của địch đến

mà đánh, phân tán lực lượng địch, làm rối loạn kế hoạch của địch và tạo điềukiện cho vận động chiến

3 Chiến trường sau lưng địch phải mở rộng du kích chiến để tiêu diệt

và tiêu hao những bộ phận nhỏ của địch; để chống địch càn quét, bảo vệ tínhmạng, tài sản cho dân; để khuấy rối, phá hoại, kiềm chế địch, tuyên truyền vàgiáo dục quần chúng những vùng đó, thu hẹp nguồn ngụy binh của địch, mởrộng vùng du kích và căn cứ du kích của ta, thành lập và củng cố những căn cứkháng chiến sau lưng địch

4 Ngoài việc tăng cường bộ đội chủ lực và xây dựng bộ đội địaphương, vùng tự do và những căn cứ du kích khá to cần phải xây dựng những tổchức dân quân du kích không thoát ly sản xuất Những tổ chức dân quân du kích

ấy chẳng những có thể phụ trách việc đàn áp bọn phản cách mạng, giữ gìn trị antrong làng xã, bảo vệ lợi ích của quần chúng, đấu tranh với địch và phối hợp tácchiến với bộ đội chủ lực, mà lại có thể dùng để bổ sung bộ đội chủ lực

5 Về việc chỉ đạo quân sự, cần phải kết hợp những hình thức đấutranh nói trên một cách linh hoạt, khôn khéo Như thế, một mặt lợi cho bộ độichủ lực có thể tìm nhiều cơ hội để tiêu diệt địch; một mặt khác có thể giúp bộđội, du kích hoạt động và giúp căn cứ du kích của ta sau lưng địch phát triển vàcủng cố

Trang 34

6 Trong sự chỉ đạo các hình thức đấu tranh nói trên, cần phải thiếtthực nhận rõ tính chất trường kỳ của kháng chiến Cho nên, phải rất chú ý giữgìn sức chiến đấu nhất định của bộ đội, không nên làm cho bộ đội hao mòn, mệtmỏi quá.

Đồng thời cần phải yêu cầu bộ đội chịu khó, chịu khổ, kiên quyết, gan

dạ thi đua diệt địch, lập công Hai điều đó không trái nhau, mà kết hợp với nhau

7 Phải tăng cường công tác chính trị, luôn luôn nâng cao trình độchính trị và giác ngộ giai cấp của bộ đội ta; phải đảm bảo sự chấp hành chínhsách của Đảng và Chính phủ; phải triệt để giữ gìn kỷ luật tự giác về mặt quân sự

và về mặt chính trị Vì vậy, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trongquân đội và phải thực hiện dân chủ trong bộ đội

8 Phải tăng cường công tác quân sự, trước hết là phải luôn luôn xemtrọng việc huấn luyện bộ đội Phải ra sức bồi dưỡng cán bộ, phải rèn luyện tưtưởng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cũng như trình độ chiến thuật và kỹthuật của cán bộ Đó là khâu chính trong các thứ công tác

Phải tăng cường công tác của Bộ Tổng tham mưu và của Tổng Cụccung cấp Công tác của Bộ Tổng tham mưu phải tăng cường mới có thể nângcao chiến thuật và kỹ thuật của bộ đội Công tác của Tổng cục cung cấp phảităng cường thì mới có thể đảm bảo được sự cung cấp đầy đủ cho chiến tranh vànâng cao sức chiến đấu của bộ đội

Nhưng phải kiên quyết phản đối xu hướng sai lầm làm cho các cơquan phình lên

9 Phải có kế hoạch chung về việc xây dựng và bổ sung bộ đội Ngoàiviệc động viên thanh niên ở vùng tự do tòng quân, cần phải rất chú ý tranh thủ

và cải tạo ngụy binh đã đầu hàng ta để bổ sung cho bộ đội ta Tổ chức bộ độimới thì không nên hoàn toàn dùng cán bộ mới và binh sĩ mới, mà nên dùng cáchlấy bộ đội cũ làm nền tảng để mở rộng bộ đội mới Đồng thời cũng không nênvét sạch bộ đội du kích để bổ sung cho bộ đội chủ lực

10 Cần phải tăng cường và cải thiện dần việc trang bị cho bộ đội, nhất

là xây dựng pháo binh”

Trang 35

Tháng 2-1953

Bộ Tổng tham mưu mở hội nghị nghiên cứu chiến thuật đánh tập đoàn

cứ điểm, phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu trong phòng ngự tập đoàn cứ điểm củađịch, thảo luận các cách đánh, đặc biệt là cách khắc phục hoả lực địch, chiếnđấu ban ngày và liên tục

Từ ngày 13-4 đến 14-5-1953

Chiến dịch Thượng Lào

Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ ChíMinh và theo yêu cầu của Chính phủ kháng chiến Lào, Mặt trận Ítxala, Bộ Tổng

tư lệnh điều các Đại đoàn 308, 312, 304, Trung đoàn bộ binh 148, phối hợp vớicác lực lượng vũ trang Pathét Lào mở chiến dịch tiến công địch ở Sầm Nưa,Xiêng Khoảng (Thượng Lào) nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một bộphận đất đai, xây dựng và củng cố các căn cứ du kích, đẩy mạnh cuộc khángchiến của nhân dân Lào Tham gia Bộ chỉ huy chiến dịch có Hoàng thânXuphanuvông, đồng chí Cayxỏn Phômvihản và đồng chí Thảoma (Bí thư tỉnhSầm Nưa) Về phía Việt Nam có Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chỉ huy trưởng),Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm chính trị), Thiếu tướng Hoàng Văn Thái (Thammưu trưởng), Nguyễn Văn Nam (Chủ nhiệm cung cấp) và đồng chí NguyễnKhang đặc trách công tác ở chiến trường nước bạn

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư (ngày 3 tháng 4) căn dặn bộ đội làmnhiệm vụ quốc tế:

“Giúp nhân dân nước bạn tức là tự giúp mình”

Trước sức tiến công của Liên quân Lào-Việt, quân địch bỏ chạy Bộđội ta chuyển sang truy kích, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh XiêngKhoảng và tỉnh Phong Sa Lỳ (bằng một phần năm diện tích nước Lào) Căn cứkháng chiến của cách mạng Lào được mở rộng, nối liền với vùng tự do của ViệtNam

Ngày 22-12-1953

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cờ Quyết chiến quyết thắng cho quân đội,chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Người chỉ thị: “Chiến dịch này là một

Trang 36

chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, khôngnhững đối với trong nước mà đối với quốc tế Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toànĐảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.

· Năm 1954

Từ 13-3 đến 7-5-1954

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Bí thư Đảng uỷ kiêm Tư lệnh

Bộ Chỉ huy chiến dịch Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng làm Chủ tịchHội đồng cung cấp mặt trận Thiếu tướng Hoàng Văn Thái – Phó Tổng thammưu trưởng làm Tham mưu trưởng chiến dịch Đồng chí Lê Liêm làm Chủnhiệm chính trị chiến dịch Chủ nhiệm Tổng cục cung cấp Trần Đăng Ninh phụtrách công tác đường sá, tiếp tế chiến dịch

Lực lượng tham gia gồm các Đại đoàn bộ binh 308 (3 trung đoàn 102,

88, 36), 312 (3 trung đoàn 141, 209, 165), 316 (2 trung đoàn 174, 98), 304(trung đoàn 57), 351 công-pháo (các trung đoàn 45 lựu pháo 105 ly, 675 sơnpháo và cối, 151 công binh), trung đoàn 367 cao xạ, các đơn vị thông tin, vận tải(16 đại đội), quân y ; số quân khoảng 55.000 người và 260.000 dân công hoảtuyến Phương tiện và vật chất huy động gồm 628 ô tô, 11.800 thuyền, 20.000

xe đạp thồ và các loại xe thô sơ, hàng chục nghìn tấn vũ khí, đạn, lương thực,thực phẩm, thuốc chữa bệnh

Thời gian đầu, khi địch chưa tăng cường lực lượng và hệ thống công

sự, phương châm tác chiến chiến dịch là “Đánh nhanh, giải quyết nhanh”

Ngày 26-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị và được Bộchính trị đồng ý, chuyển phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, giải quyếtnhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” Các mặt công tác chuẩn bị chiến dịchchuyển theo phương châm tác chiến mới

Ngày 11-3, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ:

“Các chú sắp ra trận Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rấtvinh quang”

Ngày 13-3, chiến dịch bắt đầu và trải qua 3 đợt Đợt 1 (từ ngày 13 đến17-3), các Đại đoàn 312, 308 tiến công diệt các cụm cứ điểm Him Lam, Độc

Trang 37

Lập và Bản Kéo (Phân khu Bắc) Đợt 2 (từ ngày 30-3 đến 24-4), các Đại đoàn

316, 308, 312 tiến công các cứ điểm phía đông (các ngọn đồi C1, E, D, A1), xâydựng trận địa bao vây, đánh lấn, chia cắt tập đoàn cứ điểm, khống chế và triệtchi viện đường không của địch Riêng trận đánh đồi A1 gặp khó khăn, ta phải tổchức đánh đến ba lần Đợt 3 (từ ngày 1 đến 7-5), các Đại đoàn 308, 312, 316đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía đông, thu hẹp phạm vi chiếm đóng củađịch ở phía tây (các điểm cao 505, 505A, 511A, 311A, C2, 506, 310) và chuyểnsang tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Từ ngày 13-3 đến 7-5, trong 55 ngày đêm, trải qua ba đợt chiến đấu,quân ta đã tiêu diệt và bắt hơn 16.000 tên, bắt sống toàn bộ chỉ huy tập đoàn cứđiểm do tướng Đờ Cátxtơri chỉ huy Về đơn vị, diệt 21 tiểu đoàn (17 tiểu đoàn

bộ binh và dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh); bắn rơi và phá hủy

62 máy bay, bắn hỏng 4 xe tăng; thu 30 trọng pháo, 6 xe tăng, hơn 30 nghìnchiếc dù, toàn bộ vũ khí, đạn, quân trang, quân dụng

Đây là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn nhất củaquân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần quyết định làmphá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, là chiến thắng có ýnghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, một chiếncông vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, cổ vũ phong trào chốngchủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới

Trang 38

tr.480-NHỮNG SỰ KIỆN LỚN VỀ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH

HÙNG (Tiếp theo tập 1)

Tổ quốc, bảo vệ hoà bình , tăng cường Quân đội nhân dân là nhiệm vụ rấtquan trọng của Đảng, Chính phủ và của toàn thể nhân dân ta Cần phải xâydựng Quân đội nhân dân thành một quân đội cách mạng, chính quy, tương đốihiện đại Xây dựng Quân đội nhân dân là một nhiệm vụ trường kỳ và phứctạp, trong đó công tác quan trọng nhất và thường xuyên nhất là huấn luyện bộđội, đặc biệt là huấn luyện cán bộ Cần phải đặt kế hoạch huấn luyện cán bộ

và kế hoạch huấn luyện cho quân đội thiết thực

Ngày 18-9-1954

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp đại biểu cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 tạiđền thờ các Vua Hùng (xã Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ), trên đường Đạiđoàn về tiếp quản Thủ đô Hà Nội

Bác giao nhiệm vụ: tiếp quản Thủ đô phải thận trọng, chu đáo; tổchức và kỷ luật trong công tác, sinh hoạt phải nghiêm minh; giữ gìn trận tự,

an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; chống mọi hành động pháhoại vì: kẻ địch còn lẩn lút, dân ta còn có những việc làm vô ý, cán bộ vàchiến sĩ ta còn có những nhận thức và việc làm sơ hở, thiếu sót; phải bảo vệcông thương nghiệp, kể cả công thương nghiệp của ngoại kiều

Trang 39

Bác căn dặn những khuyết điểm cần phải tránh: thiếu tổ chức kỷluật, ví dụ như: ăn ở, đi lại, mua bán , xa xỉ ăn diện, tự do, bắt chước lối sốngkhông tốt Vì những lý do trên dễ sinh ra tham ô hư hỏng Muốn tránh khuyếtđiểm phải có dân chủ, phải thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, phê bình và tựphê bình, phải giữ tác phong giản dị, chất phác của người cách mạng.

Nhiệm vụ giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta còn rất nặng

nề và quan trọng Các cháu đã thấy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước,Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

· Năm 1957

Tháng 5-1957

Liên khu uỷ Khu 5 ra nghị quyết về xây dựng căn cứ địa cách mạng

và bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang: “Củng cố lực lượng vũ trang vànửa vũ trang hiện có Đồng thời, xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làmđiều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang Tổ chức tự vệtrong quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng và giảithoát cán bộ khi cần thiết

Tháng 6-1957

Xứ uỷ Nam Bộ quyết định thành lập Bộ Tư lệnh miền Đông Nam

Bộ (sau đổi là Ban quân sự Miền) Lực lượng trực thuộc: 3 đại đội bộ binh(250, 9, 59) và đại đội đặc công 60

Trưởng ban: Nguyễn Hữu Xuyến

· Năm 1959

Từ ngày 13 đến 21-1-1959

Hội nghị lần thứ XV Ban chấp hành Trung ương Đảng xác địnhđường lối cách mạng miền Nam, phương hướng xây dựng và chiến đấu củacác lực lượng vũ trang ở miền Nam

Trung ương Đảng nêu rõ: “Con đường phát triển cơ bản của cáchmạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền Theo tìnhhình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sứcmạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu,

Trang 40

kết hợp với lực lượng vũ trang hoặc ít hoặc nhiều tuỳ tình hình Khi sử dụnglực lượng vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền cần phải thấu suốt nguyêntắc phục vụ cho đấu tranh chính trị và phục tùng lợi ích của đấu tranh chínhtrị Phải hết sức che giấu và giữ gìn lực lượng Nhưng do đế quốc Mỹ là đếquốc hiếu chiến nhất, nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa củanhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trangtrường kỳ Đảng ta phải thấy trước khả năng ấy để chuẩn bị chu đáo và chủđộng đối phó với mọi tình thế”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận Hội nghị: “Ta giương cao ngọn cờhoà bình vì rất có lợi cho ta Nhưng hoà bình không phải là ta không chuẩn bịlực lượng nếu ta tổ chức lực lượng chính trị cho tốt, thì khi cần vũ trang sẽkhông khó”

Ngày 1-6, tiểu đoàn vận tải 301 được thành lập trực thuộc “Đoàncông tác quân sự đặc biệt” Tiểu đoàn biên chế 440 cán bộ, chiến sĩ Đại uýChu Đăng Chử tiểu đoàn trưởng; đại uý Nguyễn Danh (tức Chính) chính trịviên

Tháng 7-1959, Bộ Quốc phòng tổ chức tiểu đoàn vận tải biển 603 cónhiệm vụ vận chuyển vũ khí chi viện cho miền Nam

Ngày 12-9-1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định (số 446/QĐ) hợpthức việc thành lập “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” lấy tên là Đoàn 559 (têngọi thời điểm thành lập) và quy định lại nhiệm vụ của Đoàn:

- Tổ chức mở đường giao thông quân sự vào miền Nam dọc theodãy Trường Sơn

- Vận chuyển hàng quân sự cho miền Nam

Ngày đăng: 25/09/2016, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w