1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO tâm lý học mối QUAN hệ tâm lý GIỮA NHÀ THAM vấn và THÂN CHỦ, ý NGHĨA NGHIÊN cứu của vấn đề đối với THAM vấn tâm lý TRONG QUÂN đội

24 612 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

Trong quá trình tham vấn, mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ là mối quan hệ cốt lõi, phức tạp; giải quyết tốt mối quan hệ này quyết định đến hiệu quả của quá trình tham vấn. Mối quan hệ tâm lý giữa thân chủ và nhà tham vấn cần dựa trên nguyên tắc mềm dẻo, thích nghi cùng thân chủ. Nhà tham vấn phải có thời gian dành cho thân chủ, phải biết lắng nghe, biết khuyến khích, trấn an để thân chủ nói ra vấn đề của mình, biết phản hồi để hiểu chính xác những ý nghĩa của thông tin, biết thông đạt để trải nghiệm những gì thân chủ nói ra, và biết kết hợp giữa quan sát hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ với lời nói của thân chủ, từ đó có thể giải quyết những vấn đề trong tâm lý của thân chủ.

Trang 1

MỐI QUAN HỆ TÂM LÝ GIỮA NHÀ THAM VẤN VÀ THÂN CHỦ.

Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU THAM VẤN TÂM LÝ

TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

MỞ ĐẦU

Trong quá trình tham vấn, mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ làmối quan hệ cốt lõi, phức tạp; giải quyết tốt mối quan hệ này quyết định đếnhiệu quả của quá trình tham vấn Mối quan hệ tâm lý giữa thân chủ và nhà thamvấn cần dựa trên nguyên tắc mềm dẻo, thích nghi cùng thân chủ Nhà tham vấnphải có thời gian dành cho thân chủ, phải biết lắng nghe, biết khuyến khích, trấn

an để thân chủ nói ra vấn đề của mình, biết phản hồi để hiểu chính xác những ýnghĩa của thông tin, biết thông đạt để trải nghiệm những gì thân chủ nói ra, vàbiết kết hợp giữa quan sát hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ với lời nói của thân chủ,

từ đó có thể giải quyết những vấn đề trong tâm lý của thân chủ

Khi bàn về việc duy trì mối quan hệ trong tham vấn chuyên nghiệp, cácnhà tham vấn trên thế giới thường có xu hướng công khai những yêu cầu thamvấn đối với thân chủ Theo họ, một bản chỉ dẫn về mối quan hệ trợ giúp mangtính pháp lí giữa nhà tham vấn và thân chủ để giải thích về quá trình tham vấn,cách tiếp cận lí thuyết, các giấy uỷ nhiệm của nhà tham vấn, các điều lệ của cơquan có liên quan, việc công bố giới hạn của sự giữ bí mật, những vấn đề vềpháp lí và những thông tin quan trọng khác liên quan đến mối quan hệ thamvấn… sẽ giúp cho mối quan hệ trợ giúp mang tính chuyên nghiệp Như vậy, đểhiểu rõ hơn về mối quan hệ này, trong phạm vi bài tiểu luận xin đề cập về mốiquan hệ tâm lý giữa nhà tham vấn và thân chủ, từ đó rút ra một số vấn đề trongnghiên cứu tâm lý hiện nay

Trang 2

1 Nhà tham vấn

1.1 Nhà tham vấn là ai?

Hiểu theo nghĩa trợ giúp thông thường thì người nào cũng có thể trở thành

“nhà tham vấn”, vì họ đều có khả năng giúp đỡ người khác theo cách này haycách khác với những mức độ hiệu quả khác nhau Theo Alexander (1964), bất kì

ai đang cố gắng cảm thông với một người khác đang đau khổ hoặc cố trấn anmột đứa trẻ đang hoảng sợ, thì cũng có thể xem người ấy đang thực hành thamvấn hay trị liệu tâm lí Người đó đang cố gắng vận dụng các phương thức tươngtác về mặt tâm lí để bảo tồn trạng thái thăng bằng về mặt cảm xúc ở một ngườikhác Những cách thức thông thường này chủ yếu được dựa trên những sự hiểubiết có tính trực giác hơn là sự hiểu biết có tính khoa học

Tham vấn với tư cách là một ngành khoa học trợ giúp các đối tượng bịmất cân bằng tâm lí do một vấn đề nào đó gây ra, nó đòi hỏi người giúp đỡ phảiqua lớp đào tạo chuyên môn, nhất là qua các khoá học thực hành tham vấn ở cáccấp độ khác nhau Nhìn chung, để giúp đỡ cho các đối tượng có khó khăn tâm lí,nhà tham vấn cần được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về con người,hành vi con người và sự phát triển tâm lí qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau;các kĩ năng trợ giúp và các phương pháp trợ giúp Những kiến thức về tâm lí học

là không thể thiếu được đối với một nhà tham vấn chuyên nghiệp

Trong từ điển của Chaplin (1975) thuật ngữ “nhà tham vấn” có nghĩa là

“Người có tay nghề thực hành tham vấn” Ở các nước có nền tham vấn pháttriển, các cá nhân được gọi là nhà tham vấn khi có trình độ tối thiểu thạc sĩ thựchành trong nghề tham vấn Nhà tham vấn là người giúp đỡ thân chủ khi họ gặpvấn đề khó khăn bằng cách khơi gợi những tiềm năng trong họ, để thân chủ tựgiải quyết vấn đề của chính mình, để giải quyết được vấn đề của thân chủ, nhàtham vấn luôn mềm dẻo, uyển chuyển trong mối quan hệ Nhà tham vấn phải có

đủ các phẩm chất nhân cách nghề để không gây tổn thương cho thân chủ vàcũng không đụng đầu, đối kháng hay đi ngược lại với lợi ích của thân chủ Nhàtham vấn là người chia sẻ những tâm tư của thân chủ, giúp thân chủ nói ranhững điều vướng mắc trong lòng, giúp thân chủ có sự nhận thức tốt về bản thân

Trang 3

để từ đó có một cách hành động phù hợp với khả năng của bản thân trong điềukiện hoàn cảnh của mình.

Nhà tham vấn không được đào tạo khi gặp những trải nghiệm đau đớn củakhách hàng dễ dàng trốn tránh, phớt lờ, khuyên họ “quên đi”, “đừng buồn”, “rồimọi việc sẽ qua đi”, “hãy nhìn về phía trước…” Trong thực tế, những cảm xúctiêu cực nếu luôn bị chôn vùi, nếu không được đối mặt để giải quyết, thi lúc nàyhay lúc khác sẽ dẫn đến hành vi tiêu cực Hành vi tiêu cực luôn xuất phát từ nhậnthức và cảm xúc tiêu cực Nhà tham vấn chuyên nghiệp luôn ý thức rằng nhữngphức tạp trong cuộc sống của thân chủ không thể giải quyết trong một thời gianngắn và việc trợ giúp giải quyết vấn đề phái nằm trong sự tự ý thức của chínhthân chủ với sự khơi lại những cảm xúc không vui, những tổn thương tâm lí bịchôn vùi trong quá khứ, hay trong các cơ chế phòng vệ cái tôi của con người

1.2 Các phẩm chất tâm lí của nhà tham vấn

Các nghiên cứu lẫn kinh nghiệm tham vấn khắng định rằng người ta đượcgiúp đỡ tốt nhất bởi những người có đức tính như quan tâm, yêu thương, nhiệttình và thấu hiểu.(Anthony Yeo)

Carl Rogers (1957) cho rằng, những phẩm chất tâm lí của nhà tham vấn làcần thiết trong việc tạo dựng được mối tương giao tin cậy với thân chủ Khảnăng này phải được xây dựng dựa trên ba phẩm chất cơ bản của nhà tham vấn

Đó là: Sự trung thục, Tôn trọng vô điều kiện và Thấu hiểu trọn vẹn Có thể diễngiải ba phẩm chất cơ bản này như sau:

Một là, chấp nhận thân chủ

Chấp nhận là sự nhiệt tình tôn trọng thân chủ như một con người có giá tri

tự tại vô điều kiện, bất kể hành vi, địa vị hoặc thái độ của người ấy Có nghĩa làtôn trọng và yêu mến người ấy như một con người riêng biệt, muốn cho người

ấy có những cảm quan riêng theo cung cách riêng của người ấy

Thân chủ được tôn trọng như một con người độc lập, điều đó là thànhphần hết sức quan trọng trong mối quan hệ tham vấn Carl Rogers gọi khả năngchấp nhận thân chủ là “không gán các điều kiện ràng buộc với thân chủ”

Trang 4

Thái độ nồng nhiệt tích cực và chấp nhận của nhà tham vấn đối với những

gì thuộc về con người thân chủ sẽ tạo ra sự thay đổi ở thân chủ Điều này cónghĩa là nhà tham vấn chân thành mong muốn thân chủ sống bất cứ một cảmquan nào đang diễn ra trong lòng thân chủ lúc đó: sợ hãi, bối rối lo sợ, đau đớnthù ghét, yêu thương, hằn học tức tối, can đảm hay kinh hoàng… Như vậy lànhà tham vấn quan tâm đến thân chủ theo cách không “chiếm đoạt”, không

“chiếm hữu”

Hai là, trung thực (chân thành)

Thân chủ chính là họ khi nhà tham vấn chính là mình (Carl Rogers) TheoCarl Rogers, trung thực của người làm tham vấn là kinh nghiệm của họ trongphút này, xuất hiện trong ý thức và tinh cảm của họ và phải được diễn tả rangoài bằng hành vi Điều này thống nhất ở cả ba bình diện: kinh nghiệm; ý thức

và diễn tả – chúng đều ăn khớp với nhau Lúc đó nhà tham vấn là một con ngườiđồng nhất, nguyên vẹn, vì thế đơn sơ, mộc mạc, không phòng vệ

Trung thực theo đúng nghĩa mà C Rogers đề cập đến là sự hợp nhất trongbình diện ý thức (nhận thức), hành vi và cảm xúc Khi nhà tham vấn trung thựcvới bản thân mình thì đồng thời anh ta trung thực với chính thân chủ của mình

Thấu hiểu (Empathy) không có nghĩa là đồng cảm (Sympathy) Đồng cảmđược hiểu là nghe và cảm nhận giống người khác Đồng cảm không phù hợptrong tham vấn Nhà tham vấn không nên có cảm xúc giống thân chủ mà nênhiểu thân chủ một cách tách biệt với các cảm xúc của mình (khái niệm thấu hiểu

ở Việt Nam có đôi bản dịch là đồng cảm)

Trang 5

Thấu hiểu của nhà tham vấn là có giới hạn Đơn giản là sự năm bắt mộtcách rõ ràng điều mà thân chủ đang trải nghiệm, mà không phải là nhà tham vấnhiểu hơn thân chủ về vấn đề của họ Thấu hiểu là nhà tham vấn nhìn thế giới củathân chủ như từ bên trong nhìn ra; cảm thấy thế giới riêng của thân chủ như làthế giới riêng của mình và điều này coi như là điều kiện cốt yếu của tham vấn Ngoài ba phẩm chất cơ bản của nhà tham vấn đã được C.Rogers nhấn mạnh

ở trên, E.D.Neukrug (1999) bổ sung thêm năm phẩm chất khác nữa, đó là:

Bốn là, năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn là một trong những phẩm chất quan trọng dẫn tới

sự thành công trong tham vấn Năng lực của nhà tham vấn thể hiện sự ham hiểubiết, lòng mong muốn được tiếp cận với và kiểm chứng các phương thức thamvấn mới, tham gia vào các tổ chức chuyên môn, và đọc sách báo chuyên nghiệp.Các nguyên tắc đạo đức của Hiệp hội Tham vấn Hoa Kì đã chỉ ra những khíacạnh phản ánh năng lực của nhà tham vấn, đó là: Hành nghề trong khả năng vàtrong lĩnh vực chuyên môn của mình; Chỉ được làm việc ở vị trí tương ứng vớikhả năng; Biết cách kiểm tra hiệu quả công việc và tham khảo ý kiến của ngườikhác; Tham gia liên tục vào các khóa đào tạo nâng cao và biết giới hạn các hoạtđộng của mình khi sức khỏe thể chất và tâm lí mệt mỏi

Nhà tham vấn được gọi là có phẩm chất nghề tối thiểu phải có tên trongdanh sách các thành viên của một Hiệp hội tham vấn chuyên nghiệp; có chứngnhận về bằng cấp chuyên môn và quan trọng hơn cả là được cấp giấy chứngnhận về tư cách hành nghề Điều này xác định phạm vi những gì nhà tham vấn

có thể và không thể làm trong lĩnh vực nghề nghiệp

Năm là, không định kiến

Định kiến là thái độ có sẵn, một chiều, dùng để nhìn nhận người khác theoquan điểm của mình Định kiến được thể hiện rõ khi có những khác bỏ hoặc bấtđồng Người mang định kiến là người máy móc, có niềm tin vào sự thật mộtcách tuyệt đối, họ nhìn và giải thích thế giới theo một hướng và tin rằng đó làcách duy nhất đúng

Trang 6

Trong Tiêu chuẩn Đạo đức của Hiệp hội Tham vấn và Phát triển Hoa Kỳ.phần A, tổng quan điều 10 có ghi: “Nhà tham vấn không được phép mang nhữngđiều riêng tư cá nhân vào trong quan hệ tham vấn Đặc biệt những vấn đề có thểgây hại hay ảnh hưởng xấu đến quan hệ tham vấn Nhà tham vấn phải luôn cảnhgiác tới những ảnh hưởng tiêu cực như phân biệt đối xử trong tham vấn dokhách hàng là người thuộc chủng tộc khác hay giới tính khác Trái lại nhà thamvấn phải bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm cho khách hàng trong quan hệ thamvấn” Nhà tham vấn không có định kiến với thân chủ được thể hiện ở sự cởi mở,

sự nồng nhiệt, khả năng chấp nhận thân chủ mà không buộc thân chủ phải giốngmình, không cố gắng thuyết phục thân chủ làm theo quan điểm, niềm tin củamình

Sáu là, tin tưởng vào bản thân

Những người có tính nội tâm cao thường có sự tin tưởng vào bản thân Họthường kiểm soát bản thân từ bên trong hơn là chịu sự tác động từ bên ngoài Họtin rằng số phận của họ nằm chính trong tay họ Người có lòng tin ở bản thânthường có khả năng phê và tự phê Họ biết đánh giá ý kiến của người khác vàtiếp nhận ý kiến của người khác với sự cân nhắc kĩ lưỡng

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong tham vấn là giúp cho thânchủ tự đương đầu với vấn đề của họ Sự tin tưởng bản thân của nhà tham vấn làtấm gương tốt giúp thân chủ tự đương đầu với vấn đề của bản thân họ

Bảy là, có tinh thần khỏe mạnh

Sức khỏe tinh thần của nhà tham vấn có thể tác động tích cực hoặc tiêucực tới thân chủ Một nhà tham vấn làm việc nhiều tới mức để cho tinh thần mệtmỏi mà ảnh hưởng tới sự giúp đỡ thân chủ là phi đạo đức

Có tinh thần khỏe mạnh cũng là một phẩm chất quan trọng của nhà thamvấn Các nhà tham vấn chuyên nghiệp đều ý thức rõ về điều này nên họ thườngtham gia vào quá trình tự trị liệu bản thân (tự phân tích các vấn đề của chính họ),hoặc nhờ sự giúp đỡ của các nhà tham vấn khác Các nghiên cứu thực tế trên cácnhà tham vấn chuyên nghiệp cho thấy những tác động tích cực tới thân chủ sẽtốt hơn nếu các nhà tham vấn đã trải qua quá trình trị liệu cho chính họ Việc các

Trang 7

nhà tham vấn tham gia vào quá trình trị liệu cho chính mình sẽ làm phát triểnkhả năng tham vấn của họ Điều này thể hiện ở một số điểm sau: 1/ Giúp ngănchặn quá trình nhà tham vấn phóng chiếu những cảm xúc âm tính lên thân chủ.2/ Do hiểu được vấn đề của mình, nhà tham vấn giúp cho thân chủ hiểu đượcvấn đề của họ 3/ Những khó khăn của thân chủ được nhà tham vấn thấu hiểu 4/

Có được những cảm giác trực tiếp những gì nhà tham vấn đã trải nghiệm trongquá khứ nay lại lặp lại ở thân chủ

Tám là, khả năng hợp tác

Phẩm chất này nói lên tính liên kết, tính chấp nhận của nhà tham vấn vớithân chủ và với đồng nghiệp của mình Khả năng xây dựng sự hợp tác phụ thuộcvào nhân cách của nhà tham vấn và quan điểm tiếp cận trong tham vấn Hai yếu

tố này phải có sự thống nhất để đạt được hiệu quả

Như vậy, những yêu cầu đối với nhà tham vấn chỉ có ý nghĩa khi đi liềnvới tiêu chí làm việc có hiệu quả đối với thân chủ Đặc điểm hiệu quả trong côngviệc của nhà tham vấn là một tiêu chí phản ánh về tuổi đời, kinh nghiệm và mức

độ được đào tạo Tất cả điều này phải được nhà tham vấn trải nghiệm hòa quyệntrong thái độ nồng nhiệt, tích cực và chấp nhận đối với những gì trong con ngườithân chủ, và cuối cùng, chính thái độ này sẽ tạo ra sự thay đổi ở thân chủ

Một nhà tham vấn có thể cần rất nhiều phẩm chất tâm lí khác nhau liênquan đến quan điểm nghề nghiệp và quan điểm sống của cá nhân; liên quan đếntrình độ hiểu biết chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp; liên quan đến những ứngứng xử của con người và khả năng nhạy cảm với vấn đề của thân chủ… Các nhàtham vấn theo quan điểm tiếp cận thân chủ khác nhau thường nhấn mạnh đếnnhững phẩm chất tâm lí khác nhau Do đó, có nhiều cách nhìn khác nhau vềphẩm chất tâm lí của nhà tham vấn để thấy được tính đa dạng, phong phú trong

sự phát triển các phẩm chất nghề trợ giúp xét từ góc độ hiệu quả công việc Tuynhiên, những phẩm chất nêu trên là cơ bản, cần thiết đối với bất kỳ một nhàtham vấn nào và không thể thiếu dưới bất kỳ góc nhìn nào

2 Thân chủ

2.1 Thân chủ là ai?

Trang 8

Thân chủ là một người hoặc một nhóm người bình thường, người có vấn

đề, người mất cân bằng, hoặc người có rối loạn tâm lí

Khi nói về quan niệm của nhà tham vấn đối với người xin trợ giúp, CarlRogers tâm sự rằng ông chưa bao giờ cảm thấy thoải mái với thuật ngữ bệnhnhân (patient) Ông là người rất ý thức không chỉ trong việc tìm kiếm một thuậtngữ thích hợp để nói về những người có nan đề muốn được giúp đỡ, mà trong cảthái độ bày tỏ sự tôn trọng đối với họ Dù không thực sự hoàn hảo, song thuậtngữ thân chủ, hay khách hàng (client) với ông thoả mãn tương đối nhiều khíacạnh của mối quan hệ trợ giúp Theo Carl Rogers, thân chủ là người tự chịutrách nhiệm, dù tìm đến một ai đó để nhờ giúp đỡ, song sự lượng giá và quyếtđịnh vẫn thuộc về chính bản thân thân chủ Và anh ta không đặt mình vào bàntay của một ai khác Anh ta giữ óc phán đoán riêng Với quan niệm cho rằng sựtiến bộ của thân chủ luôn bắt đầu và kết thúc từ chính sự nỗ lực của thân chủ,nên các nhà tham vấn thường nhìn nhận thân chủ là người có giá tri; độc đáo; cóhiểu biết và luôn muốn thay đổi với sự hỗ trợ của nhà tham vấn Chính như vậyanh ta mới cần đến sự giúp đỡ của nhà tham vấn Đối với thân chủ, việc quyếtđịnh đến với các dịch vụ tham vấn chính là bước đầu của sự thay đổi trong họ

Thông thường, những khó khăn mà thân chủ có thể gặp phải khi tìm kiếmdịch và trợ giúp thường nằm trong chỉnh bản thân thân chủ, như sợ bị ngườikhác có thể đánh giá là “không bình thường”, “bất lực”; khó khăn trong việcchấp nhận những điểm hạn chế của mình; khó khăn khi phải nói ra những vấn đềriêng tư, thầm kín của mình với “người ngoài”, sợ phải đối diện với những nan

đề là nguyên nhân gây đau khổ, mà bản thân đang cố né tránh và điều khó khănhơn cả là sợ phải thay đổi niềm tin, giá trị và thói quen hành vi cố hữu của bảnthân

Thông thường khi một người có vấn đề không tự giải quyết được mới cầnđến sự trợ giúp của nhà tham vấn Trong tham vấn hiện đại, thân chủ được nhìnnhận là một thực thể chủ động, tích cực làm chủ bản thân, tự quyết định vấn đềcủa bản thân khi có sự giúp đỡ của nhà tham vấn Thân chủ là người duy nhấtbiết rõ về mình và nan đề của mình, nhưng luôn tự hỏi phải làm gì bây giờ, đôi

Trang 9

khi thân chủ rơi vào tình trạng hoang mang không ý thức được tâm trạng vàhành vi của mình Hoặc thân chủ biết phải làm gì nhưng dễ nản chí vì thấy nhiềuchướng ngại phải vượt qua, hoặc thiếu tự tin về mình Vì vậy, họ cần đến sựgiúp đỡ chuyên nghiệp để tự tin giải quyết nan đề của mình Thân chủ là ngườiduy nhất tự giúp bản thân thoát khỏi nan đề Như vậy, thân chủ đến với nhàtham vấn vì có nhu cầu cần trò chuyện, cần bộc lộ tình cảm hiện tại của mình vàcần đến sự thông cảm, tin tưởng của nhà tham vấn Thân chủ đến tham vấn với

hi vọng được soi sáng, được giúp đỡ để vững tin vào quyết định của mình

Carl Rogers (1951), người sáng lập ra phương pháp “Thân chủ trọngtâm”, cho rằng thân chủ là người có những nguồn lực nội tại đối với sự tự amhiểu bản thân, đủ để thay đổi quan niệm về bản ngã, những thái độ, hành vi, đểvươn tới toàn bộ năng lực tiềm tàng trong mình Thân chủ là chuyên gia giỏinhất về vấn đề của họ: Vì vậy quá trình tham vấn phải đặt sự tin tưởng hoàn toànvào thân chủ, chấp nhận toàn bộ con người thân chủ để thân chủ tự tìm ra đường

đi, tự quyết định vấn đề của chính mình Thân chủ trọng tâm theo phong cáchCarl Rogers còn được gọi là nhà trị liệu không hướng dẫn (non–directivetherapist), do xuất phát từ quan niệm rằng những chỉ thị, hướng dẫn của nhà trịliệu làm rối tiến trình trị liệu Và như vậy, ông từ bỏ dứt khoát việc diễn giải,chần đoán hay khuyên nhủ từ nhà trị liệu

Một cá nhân trở thành thân chủ khi:

– Biết là mình có nan đề và nhận biết được nan đề của mình

– Biết rằng mình không tự giải quyết được nan đề đó

– Chấp nhận sự giúp đỡ chuyên môn, chấp nhận nói ra vấn đề của mìnhmột cách khách quan nhất Sẵn sàng đón nhận cách nhìn nhận mới và thay đổihành vi, cách sống mới nếu cần

– Chấp nhận tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc cho việc giải quyếtnan đề của mình

2.2 Nan đề của thân chủ

Nan đề của thân chủ được hiểu là vấn đề nan giải của người có nhu cầuđược giúp đỡ bởi nhà tham vấn Trong tham vấn, khi nói đến “Nan đề” người ta

Trang 10

liên tưởng đến những khó khăn tâm lí Từ thông dụng nhất có thể gọi là “Vấn đề củathân chủ” Trong khi ngành Công tác xã hội thường sử dụng khái niệm này bằngthuật ngữ “Vấn nạn”.

Với người có nan đề, nếu họ không tự giải quyết được, họ sẽ mất cânbằng về tâm lí, thậm chí kéo theo những rối loạn về hoạt động sinh lí và ứng xửrối loạn về hành vi xã hội Với những rối loạn tâm lí phức tạp, sự trợ giúp cầnmang tính nghề nghiệp với sự giúp đỡ của nhà tham vấn hoặc nhà tâm lí học lâmsàng

Thông thường các sự kiện gây ra nan đề làm xáo trộn cuộc sống cá nhân cóthể là: nhu cầu cá nhân không được thỏa mãn; kinh tế bị sa sút đột ngột hoặc kéodài vượt ngưỡng chịu đựng của cá nhân; những thất bại trong nghề nghiệp, trongtình cảm và sự kém thích nghi; các áp lực xã hội liên quan đến môi trường làmviệc, lối sống, văn hóa, tôn giáo, hay những cạnh tranh, chèn ép, kì thị… Vềphía chủ quan cá nhân, những người có tính thụ động, những người không cótính chịu trách nhiệm, người thiếu nghị lực và kiên nghị trong hành động, haydựa dẫm vào các quyết định của người khác hay những người làm việc ngẫuhứng, hành động thường không theo mục tiêu; người hay đổ lỗi, không cân bằngtrong đời sống lí trí và tình cảm… sẽ dễ bị nan đề hơn những người khác Mặtkhác, quan niệm có nan đề hay không tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi cánhân Có những sự việc, hiện tượng đối với ai đó rất quan trọng, gây nên một sựbất ổn ở họ, vì vậy họ cần đến sự giúp đỡ của nhà tham vấn Nhưng vẫn sự việc

đó, đối với người khác “nó” không gây ra vấn đề gì Vì vậy, nó đã không làm họbận tâm Vì thế, họ không cần đến một sự trợ giúp bên ngoài

Thực tế tham vấn cho thấy những nan đề phổ biến có thể cần được trợgiúp thường là 10 câu, chán nản, sự tự ti, nỗi sợ hãi, sự phòng vệ thái quá và sựmặc cảm bản thân

Khi cá nhân ý thức được khi cá nhân không nhận ra được là mình đang cónan đề do thiếu hiểu biết, do không nan đề của mình và với sự giúp đỡ chuyênmôn, họ sẽ vượt qua được những khó khăn của bản thân, đương đầu được vớithực tế gây ra rối nhiễu tâm lí

Trang 11

Những biểu hiện của cơ thể khi có nan đề căng thẳng

Nếu nan đề gây ra những rối loạn cơ thể không được giải quyết sớm, tích

tụ lâu những rối loạn cơ thể có thể sinh ra bệnh Trong trường hợp này, đầu tiênphải tới các cơ sở y tế khám bệnh để được dùng thuốc và sau đó hoặc cùng vớithuốc là tham vấn/ trị liệu tâm lí

Những biểu hiện của nhận thức không phù hợp

Khi nan đề chưa được giải quyết, sự nhận thức có những biểu hiện rốiloạn, không phù hợp, cá nhân thường có những suy nghĩ như miêu tả dưới đây:

Những niềm tin hủy hoại góp phần làm tăng sự nhận thức không đúng khi

cá nhân gặp phải nan đề Thông thường những niềm tin sai lầm thường gắn vớicác từ như “điên”, “phải”, “không bao giờ”, “nhất định”, “chắc chắn”, luônkhẳng định hoặc phủ định một điều gì đó chưa biết theo kiểu:

Những biểu hiện xáo trộn của xúc cảm khi có nan đề gây căng thẳng

Yếu tố xúc cảm có ảnh hưởng từ những niềm tin sai lệch Khi nhận thức

có tính hủy hoại thì sẽ dẫn đến sự rối loạn cảm xúc Những liệt kê dưới đây chothấy các biểu hiện cảm xúc khác nhau khi có nan đề Nhìn chung những cảmxúc này đều có tính tiêu cực

Khi thân chủ có nan đề họ dễ nhìn nhận vấn đề sai lệch, cảm thấy có rấtnhiều cảm xúc chất chứa trong lòng và kéo theo những rối loạn cơ thể Ví dụ:suy nghĩ không rõ ràng, tiêu cực, cảm giác tức giận, hay lo lắng, cơ thể mệt mỏi,đau đầu, thậm chí dẫn đến hành vi không chuẩn mực như nói năng lớn tiếng, gaygắt… những cảm xúc tiêu cực

Những biểu hiện của hành vi ứng phó với nan đề căng thẳng

Có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau đối với tình huống nan đề Tuynhiên không phải bao giờ người ta cũng sử dụng những cách ứng phó phù hợp

và không sử dụng những cách ứng phó không phù hợp, dù họ biết rõ điều này

Chúng tôi liệt kê dưới đây một loạt các cách ứng phó khi cá nhân gặpcăng thẳng bởi nan đề Có những cách ứng phó phù hợp, giúp giải tỏa hoặc

“chữa trị” được nan đề Nhưng thực tế cho thấy, khi cá nhân căng thẳng, người

Trang 12

ta khó có thể có được những cách thức ứng phó phù hợp Vì vậy phải cần đếncác nhà trợ giúp tâm lí để có được cách thức ứng phó phù hợp.

Các yếu tố giúp giảm nhẹ hành vi khi có căng thẳng như tự nhận thức, bày

tỏ, nhờ người giúp đỡ, suy nghĩ linh hoạt, thương thuyết và đi làm tham vấn haytrị liệu là rất cần thiết để giúp thân chủ có cách ứng phó phù hợp khi rơi vào tìnhhuống căng thẳng, dẫn đến khó ngủ, ăn không ngon, đặc biệt là có rối loạn hànhvi

Phân tích mối liên hệ giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi

Bất kể một nan đề nào xảy ra ở cá nhân cũng chịu ảnh hưởng lẫn nhaugiữa các yếu tố nhận thức, xúc cảm hay hành vi Một nan đề xuất hiện có thể làkhởi đầu từ hành vi sau đó nó kéo theo nhận thức và xúc cảm, nhưng nó cũng cóthể bắt đầu từ cảm xúc tiêu cực nảy sinh sau đó kéo theo nhận thức và hành vi.Tuy nhiên thường thấy hơn cả là nó bắt đầu từ niềm tin, nhận thức sai lầm củachúng ta về vấn đề nào đó và nó kéo theo xúc cảm tiêu cực và hành vi tươngứng với nhận thức và xúc cảm đó

Nhà tham vấn trò chuyện với thân chủ và nhận thấy có mối quan hệ tiêucực giữa sự nhận thức, xúc cảm và hành vi của thân chủ liên quan đến áp lựchọc tập và thi đỗ đại học Nhà tham vấn đã biểu diễn các mối quan hệ giữanhững yếu tố nhận thức, xúc cảm và hành vi theo mô hình dưới đây

3 Mối quan hệ tham vấn giữa nhà tham vấn và thân chủ

3.1 Các quan điểm trong mối quan hệ tham vấn

Mối quan hệ tham vấn được xác định bởi rất nhiều các đặc điểm khácnhau trong đó phụ thuộc rất nhiều vào các phẩm chất và thái độ ứng xử của nhàtham vấn đối với thân chủ Tùy vào quan điểm nhìn nhận về con người vàphương pháp tiếp cận của mỗi nhà tham vấn mà một số đặc điểm nào đó đượcnhấn mạnh trong mối quan hệ tham vấn

Với khuynh hướng phân tâm, nhà trị liệu cố gắng hướng đến sự suy xét độclập với tính khách quan cao Chuyển dịch và chuyển dịch ngược là những khíacạnh trọng tâm trong mối quan hệ trị liệu Trong quá trình diễn giải sự chống đối

và làm việc thông qua những cảm xúc chuyển dịch, thân chủ khám phá song song

Ngày đăng: 19/08/2017, 08:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w