1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LỊCH sử HÌNH THÀNH PHÉP BIỆN CHỨNG ở tây âu và ý NGHĨA NGHIÊN cứu TRONG THỰC TIỄN

26 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 152 KB

Nội dung

Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử phát triển của tư duy triết học gắn liền với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy biện chứng và siêu hình. Lịch sử phép biện chứng đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và đã có lúc bị phép siêu hình thống trị. Song với tính chất khoa học và cách mạng, phép biện chứng mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật đã khẳng định vị trí của mình là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và toàn diện nhất.

Trang 1

MỤC LỤC

Tran g

1 Phân biệt phép biện chứng và phép siêu hình 3

2 Phép biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại 4

3

Phép biện chứng trong triết học thời kỳ phục hưng và cận

4 Phép biện chứng trong triết học duy tâm cổ điển Đức 13

5 Sự tất yếu ra đời, phát triển phép biện chứng duy vật 16

6 Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lịch sử hình thành,

Trang 2

PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC VÀ SỰ TẤT YẾU RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

MỞ ĐẦU

Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử phát triển của tư duy triết họcgắn liền với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy biện chứng và siêuhình Lịch sử phép biện chứng đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và đã cólúc bị phép siêu hình thống trị Song với tính chất khoa học và cách mạng, phépbiện chứng mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật đã khẳng định vị trí củamình là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất vàtoàn diện nhất

Thực tiễn cách mạng đã chứng minh rằng, chỉ khi nào con người nắmvững những lý luận về phép biện chứng và vận dụng sáng tạo các nguyên tắcphương pháp luận của nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì quá trình cảitạo tự nhiên và biến đổi xã hội mới thực sự mang tính cách mạng, triệt để.Ngược lại, quan điểm siêu hình luôn xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập vớilối tư duy cứng nhắc sẽ dẫn tới những hạn chế và sai lầm không thể tránh khỏitrong tiến trình phát triển xã hội Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình hình thành

và phát triển của phép biện chứng, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào thựctiễn cách mạng được đặt ra như một nhu cầu cần thiết và tất yếu

Tiến trình cải cách nền kinh tế và đổi mới mọi mặt đời sống xã hội ở nước

ta hiện nay, hơn lúc nào hết cần phải quán triệt tư duy biện chứng triệt để dựatrên lập trường duy vật vững vàng Lý luận về phép biện chứng duy vật nóiriêng, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung là kim chỉ namđưa cách mạng nước ta giành được thắng lợi trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Sự hình thành và phát triển thành phép biện chứng duy vật là một quá

Trang 3

trình lâu dài và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với các trình độphát triển cao thấp khác nhau Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chỉ đề cậpnhững nét cơ bản nhất của sự hình thành, phát triển phép biện chứng trong lịch

sử triết học Tây Âu, trên cơ sở đó thấy được sự ra đời, phát triển của phép biệnchứng duy vật là một tất yếu khách quan

I phân biệt phép biện chứng và phép siêu hình

Biện chứng và siêu hình là hai mặt đối lập trong tư duy Phương phápbiện chứng là phương pháp tư duy triết học xem xét thế giới trong mối liên hệphổ biến, trong sự vận động và phát triển vô cùng với tư duy mềm dẻo, linhhoạt Trái lại, phương pháp siêu hình là phương pháp tư duy triết học xem xétthế giới trong trạng thái cô lập, phiến diện với tư duy cứng nhắc Lịch sử đấutranh giữa hai phương pháp biện chứng và siêu hình luôn gắn liền với cuộcđấu tranh giữa hai khuynh hướng triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa duy tâm Chính cuộc đấu tranh lâu dài của hai phương pháp này đã thúcđẩy tư duy triết học phát triển và hoàn thiện dần với sự thắng lợi của tư duybiện chứng duy vật

Hạn chế của phương pháp siêu hình thể hiện ở chỗ chỉ thấy những sự việc

cá biệt mà không thấy mối liên hệ giữa những sự vật ấy, chỉ thấy sự tồn tại của

sự vật mà không rhấy sự ra đời và biến đổi của sự vật, chỉ thấy trạng thái tĩnhcủa sự vật mà không thấy trạng thái động của nó Quan điểm biện chứng đã khắcphục được những hạn chế của phương pháp siêu hình, bằng cách xem xét các sựvật trong mối liên hệ qua lại với nhau, không chỉ thấy sự tồn tại mà còn rhấy cả

sự hình thành, phát triển và tiêu vong của sự vật, không chỉ thấy trạng thái tĩnh

mà còn thấy cả trạng thái vận động biến đổi không ngừng của sự vật

Tuy nhiên, Ăngghen cũng khẳng định rằng thế giới quan siêu hình là điềukhông thể tránh khỏi và sự ra đời của nó là hợp quy luật đối với một giai đoạnnhất định trong lịch sử phát triển của nhận thức khoa học – giai đoạn nghiêncứu các chi tiết của bức tranh toàn cảnh về thế giới tự nhiên Muốn nhận thứcđược các chi tiết ấy, người ta buộc phải tách chúng ra khỏi những mối liên hệ

Trang 4

tự nhiên, lịch sử của chúng để nghiên cứu riêng từng chi tiết một theo đặc tínhcủa chúng, theo nguyên nhân, kết quả riêng của chúng Thời kỳ này kéo dài từcuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, việc nghiên cứu tiến từ giai đoạn sưu tậpsang giai đoạn chỉnh lý, nghiên cứu về các quá trình phát sinh, phát triển của sựvật, hiện tượng thì phương pháp siêu hình không còn đáp ứng được yêu cầu củanhận thức khoa học Cuộc khủng hoảng Vật lý học cuối thế kỷ XIX do ảnhhưởng của quan niệm siêu hình là một minh chứng cho hạn chế của phươngpháp siêu hình Những kết quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên, nhất là vật lýhọc và sinh học đã đòi hỏi và chứng tỏ rằng cần phải có một cách nhìn biệnchứng về thế giới và khi đó, phép siêu hình đã bị phủ định nhường chỗ chophép biện chứng.

Trong lịch sử triết học, phương pháp biện chứng đã trải qua nhiều giaiđoạn phát triển cao thấp khác nhau, trong đó phép biện chứng duy vật là thànhquả phát triển cao nhất và khoa học nhất của tư duy biện chứng Dưới đây, chỉnghiên cứu sự hình thành, phát triển phép biện chứng trong tư duy triết học tây

âu từ thời cổ đại đến thời kỳ phục hưng và cận đại, tiếp đó là phép biện chứngduy tâm trong triết học cổ điển Đức và dẫn đến tất yếu sự ra đời phép biện chứngduy vật Mácxít Đó là tiến trình lịch sử hợp qui luật trong tư duy triết học củanhân loại

II Phép biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại

Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển vào thế kỷ thứ VI trước CN Cơ sởkinh tế của nền triết học đó là quyền sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất

và người nô lệ Khoa học lúc đó chưa phân ngành, các nhà triết học đồng thời

là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học, Nhìn chung, triết học Hy Lạp cổđại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai Đời sống chính trịcủa Hy Lạp bấy giờ sôi động, những quan hệ thương mại với nhiều nước khácnhau trên Địa Trung Hải, sự tiếp xúc với điều kiện sinh hoạt và những tri thứcmuôn vẻ của nhân dân các nước, sự quan sát các hiện tượng tự nhiên một cáchtrực tiếp như một khối duy nhất và lòng mong muốn giải thích chúng một cách

Trang 5

khoa học đã góp phần quy định và làm phát triển thế giới quan duy vật và biệnchứng sơ khai của Hy Lạp cổ đại Có thể tìm hiểu các tư tưởng biện chứng nổibật của triết học Hy Lạp cổ đại qua một số đại diện tiêu biểu sau đây:

Talét (625- 547 tr.CN), thành tựu nổi bật của Talét là quan niệm triết học

duy vật và biện chứng tự phát Ông cho rằng nước là yếu tố đầu tiên, là bảnnguyên của mọi vật trong thế giới Mọi vật đều sinh ra từ nước và khi phân huỷlại biến thành nước Theo Talét, vật chất tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nósinh ra thì biến đổi không ngừng, sinh ra và mất đi Toàn bộ thế giới là mộtchỉnh thể thống nhất, trong đó mọi vật biến đổi không ngừng mà nền tảng lànước Tuy nhiên, các quan điểm triết học duy vật của Talét mới chỉ dừng lại ởmức độ mộc mạc, thô sơ, cảm tính Ông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của quanniệm thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ khi ông cho rằng thế giới đầy rẫynhững vị thần linh

Anaximăngđrơ (610- 546 tr.CN), Ông là người Hy Lạp đầu tiên nghiên

cứu nghiêm túc vấn đề phát sinh và phát triển của các loài động vật Theo ông,động vật phát sinh dưới nước và sau nhiều năm biến hoá thì một số giống loàidần thích nghi với đời sống trên cạn, phát triển và hoàn thiện dần; con ngườihình thành từ sự biến hoá của cá Phỏng đoán của ông còn chưa có căn cứ khoahọc song đã manh nha thể hiện yếu tố biện chứng về sự phát triển của cácgiống loài động vật Khi giải quyết vấn đề bản thể luận triết học,Anaximăngđrơ cho rằng cơ sở hình thành vạn vật trong vũ trụ là từ một dạngvật chất đơn nhất, vô định hình, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn mà người ta khôngthể trực quan thấy được Nếu so với Talét thì Anaximăngđrơ có bước tiến xahơn trong sự khái quát trừu tượng về phạm trù vật chất

Hêraclít (544- 483 tr.CN), theo đánh giá của các nhà kinh điển

Mác-Lênin, Hêraclít là người sáng lập ra phép biện chứng, hơn nữa, ông là ngườixây dựng phép biện chứng trên lập trường duy vật Phép biện chứng củaHêraclít chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học,nhưng hầu như các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đã được ông đề cập

Trang 6

dưới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý Các tư tưởng biệnchứng của ông thể hiện trên các điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất Theo Hêraclít,

không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại tất cảđều trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại

Thứ hai, quan niệm về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi

sự vật, hiện tượng Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông về vai tròcủa những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về sự trao đổicủa những mặt đối lập, về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập

Thứ ba, theo Hêraclít, sự vận động và phát triển không ngừng của thế

giới do quy luật khách quan (logos) quy định Logos khách quan là trật tựkhách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ Logos chủ quan là từ ngữ,học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con người Logos chủ quan phải phù hợp vớilogos khách quan

Lý luận nhận thức của Hêraclít còn mang tính chất duy vật và biện chứng

sơ khai, nhưng về cơ bản là đúng đắn ở thời cổ đại, xét trong nhiều hệ thốngtriết học khác không có tư tưởng biện chứng nào sâu sắc như vậy Hêraclít đãđưa triết học duy vật cổ đại tiến lên một bước mới với những quan điểm duyvật và những yếu tố biện chứng tự phát Học thuyết của ông đã được nhiều nhàtriết học cận đại, hiện đại kế thừa và phát triển sau này Mác và Ăngghen đãđánh giá một cách đúng đắn giá trị triết học của Hêraclít, coi ông là đại biểuxuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại Tuy nhiên, Mác và Ăngghen cũngvạch rõ những hạn chế, sai lầm của Hêraclít về mặt chính trị Đó là tính chấtphản dân chủ, thù địch với nhân dân và ông chủ trương dùng chính quyền đểdập tắt nhanh chóng phong trào dân chủ

Pácmênít (cuối thế kỷ VI- đầu thế kỷ thứ V tr.CN), khái niệm trung tâm

trong triết học của Pácmênít là tồn tại hết sức trừu tượng song cũng chứa đựngnhững yếu tố biện chứng tự phát Ông cho rằng với cách nhìn cảm tính thì thếgiới vô cùng đa dạng, phong phú, biến đổi không ngừng và vô cùng sinh động

Trang 7

Nhưng bằng con đường cảm tính đơn thuần không thể khám phá ra bản chấtđích thực của thế giới Chỉ với cách nhìn triết học phù hợp với trí tuệ lý tínhmới khám phá ra bản chất đích thực của thế giới Ông cho rằng bản chất củamọi vật trong thế giới là tồn tại Học thuyết về tồn tại của Pácmênít đánh dấumột bước tiến mới trong sự phát triển tư tưởng triết học Hy Lạp, mang tínhkhái quát cao Tuy nhiên, hạn chế trong học thuyết về tồn tại của ông là ở chỗông đã đồng nhất tuyệt đối giữa tư duy và tồn tại và cũng chứa đựng cả nhữngyếu tố siêu hình vì ông cho rằng tồn tại là bất biến.

Dênông (490- 430 tr.CN), là học trò của Pácmênít Công lao của ông là

đã đặt ra nhiều vấn đề biện chứng sâu sắc về mối liên hệ giữa tính thống nhất

và tính nhiều vẻ của thế giới, giữa vận động và đứng im, giữa tính gián đoạncủa thời gian và không gian, giữa tính hữu hạn và tính vô hạn, và về sự phứctạp trong việc thể hiện quá trình vận động biện chứng của sự vật vào tư tưởng,vào lôgíc của khái niệm Tuy nhiên, những nghịch lý Apôria của ông chỉ có thểđược giải quyết nếu đứng trên lập trường duy vật biện chứng trong nhận thức

sự vật

Empêđôcơlơ (khoảng 490- 430 tr.CN), Ông cho rằng nguồn gốc vận

động của mọi sự vật là do sự tác động của hai lực đối lập là Tình yêu và Cămthù Quan điểm này là một bước thụt lùi so với Hêraclít, bởi vì triết họcHêraclít giải thích nguồn gốc vận động của vật chất là do sự xung đột củanhững mặt đối lập nội tại của sự vật Tuy nhiên, Empêđôcơlơ cũng có một sốphỏng đoán thiên tài về sự tiến hoá của giới hữu cơ Sự giải thích này của ôngtuy còn ngây thơ nhưng đã manh nha hình thành tư tưởng biện chứng về quátrình tiến hoá của sinh vật theo con đường từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp

Đêmôcrít (460- 370 tr.CN), là một trong những người đã phát triển

thuyết nguyên tử lên một trình độ mới Một mặt, ông tán thành lý thuyết tồn tạiduy nhất và bất biến của Pácmênít khi coi các nguyên tử là bất biến; mặt khác,ông kế thừa quan điểm của Hêraclít cho rằng mọi sự vật biến đổi không ngừng

Trang 8

Đêmôcrít đã nêu ra lý thuyết về vũ trụ học Lý thuyết này được xây dựng trên

cơ sở lý luận nguyên tử về cấu tạo của vật chất, thấm nhuần tinh thần biệnchứng tự phát và có một ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử triết học Đêmôcrítkhẳng định: vũ trụ là vô tận và vĩnh viễn, có vô số thế giới vĩnh viễn phát sinh,phát triển và bị tiêu diệt Quan điểm của Đêmôcrít về vận động gắn liền với vậtchất là một phỏng đoán có giá trị đặc biệt Theo ông, vận động của nguyên tử làvĩnh viễn, và ông đã cố gắng giải thích nguyên nhân vận động của nguyên tử ởbản thân nguyên tử, ở động lực tự thân, tự nó Tuy nhiên ông đã không lý giảiđược nguồn gốc của vận động Dựa trên học thuyết nguyên tử, Đêmôcrít đã đitới quan điểm quyết định luận Đó là thừa nhận sự ràng buộc theo luật nhânquả, tính tất nhiên và khách quan của các hiện tượng tự nhiên Đây là một quanđiểm có giá trị của Đêmôcrít đóng góp cho nền triết học Hy Lạp cổ đại Về mặtbản thể luận, Đêmôcrít đã có công đưa lý luận nhận thức duy vật lên một bướcmới Khác với nhiều nhà triết học trước đó, phủ nhận vai trò của nhận thức cảmtính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, Đêmôcrít đã chia nhận thứcthành hai dạng là nhận thức cảm tính và nhận thức chân lý Mặc dù triết họccủa Đêmôcrít còn mang tính chất thô sơ, chất phác song những đóng góp củaông về các tư tưởng biện chứng và thế giới quan duy vật là rất đáng ghi nhận

Xôcrát (469- 399 tr.CN) và Platôn (427- 347 tr.CN), là hai đại diện tiêu

biểu của hệ thống triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại Triết học Xôcrát có đónggóp quan trọng vào việc tạo ra bước tiến mới trong sự phát triển triết học HyLạp cổ đại Nếu các nhà triết học trước Xôcrát chủ yếu bàn về vấn đề khởinguyên của thế giới, về nhận thức luận thì Xôcrát là người đầu tiên đưa đề tàicon người trở thành chủ đề trọng tâm nghiên cứu của triết học phương Tây.Theo Xôcrát, ý thức về sự vật của những người trong đàm thoại, ngoài nhữngyếu tố chủ quan còn có nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang tínhtổng quát Ông cho rằng nếu không hiểu cái chung, cái phổ biến thì người takhông thể phân biệt được cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu Muốn phát hiện racái thiện phổ biến thì phải có phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc

Trang 9

tranh luận, toạ đàm, luận chiến Đây chính là yếu tố biện chứng trong triết họcXôcrát, song nó lại dựa trên lập trường duy tâm vì Xôcrát cho rằng giới tựnhiên là do thần thánh an bài.

Platôn là học trò của Xôcrát Các quan điểm triết học của ông chứa đựngnhững yếu tố biện chứng Ông thừa nhận sự vận động của thế giới song đó chỉ

là vận động theo sự điều khiển của ý niệm Ông chia thế giới thành hai loại:Thế giới của những ý niệm, là thế giới tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh viễn,tuyệt đối và là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính; Thế giới của các

sự vật cảm tính, là thế giới tồn tại không chân thực, thường xuyên biến đổi vàphụ thuộc vào thế giới của những ý niệm

Lý luận nhận thức của Platôn cũng chứa đựng những yếu tố biện chứngthông qua các khái niệm đối lập và phương pháp đối chiếu những mặt đối lập.Nhưng đó là biện chứng duy tâm - biện chứng của các khái niệm, tách rời hiệnthực, từ bỏ cảm giác, chỉ nhận thức bằng tư duy thuần tuý

Như vậy, phép biện chứng duy tâm của Xôcrát và Platôn còn nhiều hạn

chế do chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đương thời.Song sự xuất hiện của hệ thống triết học Platôn cùng với phép biện chứng duytâm đã để lại dấu ấn trong lịch sử triết học bằng cuộc đấu tranh giữa hai đườnglối triết học Đêmôcrít và Platôn, tạo điều kiện cho tư duy triết học Hy Lạp cổđại có cơ hội khám phá và phát triển

Arixtốt (384- 322 tr.CN), xu hướng duy vật và tư tưởng biện chứng trong

triết học tự nhiên của Arixtốt thể hiện ở việc ông thừa nhận tự nhiên là toàn bộ

sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi, không có bản chấtcủa sự vật tồn tại bên ngoài sự vật, hơn nữa sự vật nào cũng là một hệ thống và

có quan hệ với các sự vật khác Ông cho rằng, vận động gắn liền với các vậtthể, với mọi sự vật hiện tượng của giới tự nhiên Ông cũng khẳng định, vậnđộng là không thể bị tiêu diệt, đã có vận động và mãi mãi sẽ có vận động.Trong lập luận này, ông đã tiến gần đến quan niệm vận động là tự thân của vậtchất Song, cuối cùng ông lại rơi vào duy tâm khi cho rằng thần thánh là nguồn

Trang 10

gốc của mọi vận động Tuy nhiên, nếu như trước đây Hêraclít và Đêmôcrítchưa phân biệt được các hình thức của vận động thì đến Arixtốt là người đầutiên đã hệ thống hoá các hình thức vận động thành sáu dạng khác nhau Lýthuyết về vận động của Arixtốt là một thành quả có giá trị cao của khoa học cổ

Hy Lạp Về lôgíc học, Arixtốt đã cố gắng giải quyết mối quan hệ thống nhấtbiện chứng giữa cái chung và cái riêng nhưng ông không giải quyết được vấn

đề chuyển hoá từ cái riêng thành cái chung Lôgíc học hình thức của Arixtốttuy chưa hoàn hảo song ông đã để lại cho nhân loại một môn khoa học về tưduy Chính ông đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biệnchứng mà không tách rời chúng khỏi hiện thực Tuy nhiên, do hạn chế về lịch

sử và là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô Hy Lạp cho nên về bản thể luận triếthọc, ông dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nên ông lại rơivào phái nhị nguyên luận

Như vậy,, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện rất rõ nét cuộc đấu tranh

giữa biện chứng và siêu hình mà song song với nó là cuộc đấu tranh giữa chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Với các thành tựu nổi bật như thuyếtnguyên tử của Đêmôcrít, phép biện chứng duy tâm của Xôcrát, Platôn và phépbiện chứng chất phác của Arixtốt, triết học Hy Lạp cổ đại đã bao chứa mầmmống của tất cả thế giới quan về sau này và đánh dấu sự phát triển tư duy biệnchứng trong lịch sử triết học nhân loại Chính vì vậy, Lênin coi phép biệnchứng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là khởi nguyên lịch sử phép biệnchứng

III Phép biện chứng trong triết học thời kỳ phục hưng và cận đại ở Tây Âu

Trước khi bước sang thế kỷ XV- XVI ở Tây Âu là thời đại phục hưng,lịch sử triết học đã trải qua thời kỳ trung cổ với sự thống trị của tư tưởng thầnhọc Do đó, chủ nghĩa kinh viện trở thành nét chủ đạo của triết học Tây Âu thờitrung cổ Trong giai đoạn này, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa duy tâm được biến tướng thành cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm của

Trang 11

phái Duy danh và Duy thực Có thể nói đây là bước lùi tạm thời trong lịch sửphát triển tư duy triết học nói chung và tư duy biện chứng nói riêng, song vẫnchứa đựng những nhân tố cho sự phát triển mới của triết học trong thời đạiphục hưng.

1 Phép biện chứng trong triết học thời kỳ phục hưng

Trong thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật được khôi phục và biến đổi cùngvới sự biến đổi của khoa học tự nhiên và dựa vào những thành tựu của khoahọc tự nhiên để tiến hành cuộc đấu tranh chống thế giới quan thần học Nhiềuhọc thuyết triết học thời kỳ này đã phục hồi phép biện chứng tự phát thời cổ đại

và khái quát thành những thành tựu của khoa học tự nhiên tiên tiến Một số tưtưởng biện chứng nổi bật của thời kỳ này được thể hiện trong triết học củaKudan và Brunô

Kudan (1401- 1464), tư tưởng biện chứng được thể hiện qua học thuyết

về sự phù hợp của các mặt đối lập Song, lập trường triết học của ông lại khôngthoát khỏi tính chất duy tâm thần bí khi cho rằng Thượng đế là sự thống nhấtgiữa các mặt đối lập Kudan cũng đã nêu lên tính tương đối của nhận thức conngười, mặc dù còn hạn chế song nó đã đặt nền móng cho tư tưởng biện chứng

về quá trình nhận thức cho triết học về sau

Brunô (1548- 1600), Brunô có vai trò quan trọng trong sự phát triển phép

biện chứng Ông nêu ra tư tưởng biện chứng về sự phù hợp của các mặt đối lậptrong sự thống nhất vô tận của vũ trụ Theo ông, trong giới tự nhiên, mọi cáiđều có liên hệ với nhau và đều vận động Cái này mất đi thì cái khác ra đời,không chỉ là sự vận động mà còn là sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập, ví dụnhư, tình yêu chuyển thành căm thù và ngược lại; hay thuốc độc cũng chữađược bệnh Về mặt nhận thức luận, Brunô đã đưa ra quan niệm biện chứngtrong việc nhận thức giới tự nhiên Ông cho rằng ai muốn nhận thức những bímật của giới tự nhiên thì hãy xem xét cái tối thiểu và cái tối đa của những mâuthuẫn và những mặt đối lập Mặc dù có những tư tưởng tiến bộ nhưng thế giớiquan triết học của Brunô vẫn chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học sai lầm của

Trang 12

Arixtốt, coi vật chất đầu tiên là hoàn toàn thụ động, phải nhờ đến tính năngđộng của hình dạng thì nó mới có tính năng động.

2.Phép biện chứng trong triết học thời kỳ cận đại

Triết học thời kỳ này gắn chặt với các thành tựu của khoa học tự nhiên.Nếu như triết học cổ đại dựa trên cơ sở quan sát và các phỏng đoán thiên tài thìthời kỳ này triết học lại dựa vào các thành tựu của khoa học tự nhiên, khái quátcác thành tựu của khoa học tự nhiên và được chứng minh bằng khoa học tựnhiên Các nhà khoa học tự nhiên thời kỳ này cũng đồng thời là nhà triết học.Tuy nhiên, triết học Tây Âu thời cận đại lại rơi vào siêu hình, máy móc Cácnhà khoa học thời kỳ này đi sâu vào từng lĩnh vực riêng biệt để nhận thức Điềunày cho phép nhận thức sâu sắc về tự nhiên song lại tạo ra một thói quen xemxét tự nhiên trong trạng thái cô lập, tĩnh tại của nó Từ đó làm xuất hiện sựthống trị của phương pháp tư duy siêu hình Tuy nhiên một số học thuyết triếthọc thời kỳ này vẫn chứa đựng những quan điểm biện chứng sâu sắc, với cácđại biểu như Phrăngxi Bêcơn, Barút Xpinôda, Rơnê Đêcáctơ

Phrăngxi Bêcơn (1561- 1626), về cơ bản, P.Bêcơn là một nhà duy vật,

ông thừa nhận thế giới là sự kết hợp những biến đổi khác nhau của vật chất và

đã có vật chất thì nó luôn vận động, biến đổi Ông đưa ra 19 hình thức vậnđộng, trong đó có một hình thức đặc biệt là đứng im Tuy bàn về sự vận độngsong ông lại quy vận động thành các hình thức vận động cơ học, vì vậy,P.Bêcơn chưa thoát khỏi quan điểm của một nhà duy vật siêu hình Tuy nhiên,cống hiến mới của ông là đã coi đứng im là một hình thức vận động và coi vậnđộng là thuộc tính cố hữu của vật chất Về nhận thức luận, P Bêcơn có đónggóp lớn về phép quy nạp trong nhận thức, song ông lại đề cao nhận thức kinhnghiệm Vì vậy, nhìn tổng thể nhãn quan triết học của ông vẫn mang tính chấtsiêu hình

Xpinôda (1632- 1677), Xpinôda là một nhà tư tưởng duy vật xuất sắc của

Hà Lan Triết học của ông chứa đựng một số yếu tố biện chứng, thể hiện quanguyên lý Causasui (nguyên nhân tự nó) Trong đó, ông cho rằng quan hệ giữa

Trang 13

thực thể và dạng thức là sự thống nhất giữa cái chung và cái đơn nhất, giữa cáiduy nhất và cái đa dạng Tư tưởng này đã đi gần tới quan điểm về mối liên hệphổ biến và sự ràng buộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong giới tựnhiên Về nhận thức luận, ông cho rằng con người có khả năng nhận thức thếgiới song ông lại rơi vào quan điểm siêu hình khi cường điệu hoá nhận thứckinh nghiệm, hạ thấp vai trò của tư duy trừu tượng và khái quát khoa học.

Đêcáctơ (1596- 1650), Ông là đại biểu xuất sắc nhất của triết học Pháp

thế kỷ XVII Đêcáctơ cho rằng không gian và thời gian là thuộc tính gắn liềnvới vật thể, vận động là không thể bị tiêu diệt, nó luôn luôn gắn liền với các vậtthể, vật thể luôn vận động, chuyển đổi vị trí, tức là vận động trong không gian.Tuy nhiên, trong giai đoạn này khoa học chưa phát triển đến trình độ cho phépphát hiện ra các hình thức vận động khác nhau của vật chất cho nên Đêcáctơhiểu vận động của vật chất chỉ là vận động cơ giới hay chuyển dịch vị trí trongkhông gian Về nhận thức luận, Đêcáctơ đã tách rời hai giai đoạn cảm tính và lýtính của nhận thức nên ông vẫn là một nhà duy vật siêu hình

Như vậy, ngay cả trong giai đoạn phương pháp tư duy siêu hình giữ vị tríthống trị thì trong các học thuyết triết học vẫn xuất hiện những yếu tố biệnchứng sâu sắc Do sự kìm hãm của phương pháp siêu hình từ khoa học tự nhiênchuyển sang triết học, phép biện chứng chưa có cơ hội để phát triển mạnh mẽtrong thời kỳ phục hưng và cận đại, song đây là bước chuẩn bị cho phép biệnchứng duy tâm cổ điển Đức ra đời

IV Phép biện chứng trong triết học duy tâm cổ điển Đức

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, trước sự đòi hỏi của sự phát triểnphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu, khoa học tự nhiên

đã phát triển đạt đến trình độ cao Phương pháp tư duy siêu hình đã bộc lộnhững hạn chế và bất lực trong việc giải quyết các vấn đề về tự nhiên và xãhội Triết học cổ điển Đức ra đời đem lại cái nhìn mới về bản chất các hiệntượng tự nhiên và tiến trình lịch sử nhân loại Sự phát triển của các tri thứctriết học trong thời kỳ này đòi hỏi phải có phép biện chứng với tư cách là một

Ngày đăng: 04/08/2016, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w