1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ sự vận DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật của ĐẢNG TA TRONG GIAI đoạn đổi mới HIỆN NAY

190 746 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII của Đảng thông qua đã xác định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động,.... Kết luận này được rút ra từ kết quả tổng kết thực tiễn sáu mươi năm thực hiện Chính cương vắn tắt, Luận cương năm 1930 của Đảng. Nhưng, theo Lênin, sợi chỉ đỏ của toàn bộ chủ nghĩa Mác chính là phép biện chứng duy vật khoa học phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan của sự vật, hiện tượng. Hoạt động của con người chỉ có kết quả, khi lấy biện chứng khách quan của sự vật, hiện tượng làm điểm xuất phát.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội được Đại hội VII của Đảng thông qua đã xác định: "Đảng lấy chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ namcho hành động, " Kết luận này được rút ra từ kết quả tổng kết thực tiễn sáu

mươi năm thực hiện Chính cương vắn tắt, Luận cương năm 1930 của Đảng.

Nhưng, theo Lênin, sợi chỉ đỏ của toàn bộ chủ nghĩa Mác chính là phép biệnchứng duy vật - khoa học phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan của sựvật, hiện tượng Hoạt động của con người chỉ có kết quả, khi lấy biện chứngkhách quan của sự vật, hiện tượng làm điểm xuất phát

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn vận dụng sáng tạo phép biện chứngduy vật, và do đó, đã góp phần xây dựng một cách đúng đắn các đường lối,nghị quyết phát triển đất nước Thực tiễn những thành quả vĩ đại của cáchmạng nước ta do Đảng lãnh đạo đã chứng minh điều đó Tuy nhiên, trong quátrình lãnh đạo cách mạng, đã có lúc Đảng ta chưa thực sự quán triệt phép biệnchứng duy vật, gây hậu quả cho sự phát triển của đất nước Đã có lúc Đảng tamắc phải bệnh giáo điều, kinh nghiệm, chủ quan duy ý chí, coi thường cácquy luật khách quan của sự phát triển xã hội trong quá trình hoạch định cũngnhư chỉ đạo đường lối phát triển đất nước

Sự nghiệp đổi mới của chúng ta đang diễn ra trong những điều kiệnmới chưa từng có trong lịch sử nhân loại, chúng ta đang thực sự phải nhậnthức và giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nhất trong lịch sử không chỉ ở nước

ta, mà mang tính quốc tế của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thật vậy, đường lối cách mạng của nước ta trước hết phải xuất phát từhiện thực đất nước và thời đại; mặt khác, phải dựa trên nền tảng tư tưởng là

Trang 2

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ những kinh nghiệm thànhcông của chúng ta và của thế giới

Xét từ phương diện thứ nhất, hiện thực khách quan mà chúng ta lấy đó

làm điểm xuất phát để đề ra đường lối đổi mới, hoàn thiện và triển khai thựchiện tự chúng đã hết sức biện chứng, đầy mâu thuẫn Chủ nghĩa xã hội với tưcách là cái mới tiêu biểu cho xu thế phát triển khách quan của nhân loại lại đangtrong cơn khủng hoảng và thoái trào Chủ nghĩa tư bản đã lỗi thời trong lịch sửphát triển của nhân loại thì lại đang đứng ở tầm cao về kinh tế, về khoa học -công nghệ, về thị trường và còn nhiều tiềm năng thích nghi để phát triển Cuộccách mạng khoa học - công nghệ vừa mang lại cho con người nhiều yếu tố thuậnlợi cho việc nhận thức tự nhiên, cải tạo xã hội để ngày càng có được sự phát triểnbền vững, xét cả từ phương diện quan hệ con người với tự nhiên lẫn quan hệgiữa con người với con người - thì mặt trái của nó cũng mang lại không ít nguy

cơ cho sự tồn tại của tự nhiên lẫn bản thân con người Toàn cầu hóa khiến cho cảthế giới ngày càng trở thành một thị trường, một chỉnh thể mà trong môi trường

đó, mỗi quốc gia riêng biệt chỉ có thể phát triển được, khi tự đặt mình là một yếu

tố của cộng đồng thế giới, do vậy, sự xích lại gần nhau ngày càng gia tăng Mặtkhác, xét từ nhiều phương diện, toàn cầu hóa hiện nay đang bị chủ nghĩa tư bảnchi phối, nên mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, sự phân cực giàu nghèo ngàycàng gia tăng dẫn tới sự phân ly và phân cực chưa từng thấy trong lịch sử Còntình hình đất nước như chúng ta đã biết: Hơn 15 năm đổi mới, chúng ta đã cónhiều thành tựu đáng kể: kinh tế có bước tăng trưởng khá; văn hóa - xã hội cónhững khởi sắc nhất định; an ninh - quốc phòng được tăng cường và củng cố,độc lập - chủ quyền quốc gia được bảo đảm; đối ngoại không ngừng được rộngmở Mặt khác, như Đại hội IX của Đảng đã nhận định bốn nguy cơ mà Hộinghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII nêu ra đang có nhiều diễn biến phức tạp.Công cuộc đổi mới càng được triển khai sâu sắc bao nhiêu, chúng ta càng phảigiải quyết nhiều vấn đề mới và phức tạp bấy nhiêu: bảo đảm vai trò lãnh đạo duynhất của Đảng ta là tiền đề chính trị tất yếu để xác lập, củng cố, tăng cường nền

Trang 3

dân chủ xã hội chủ nghĩa lại đang dựa trên nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần với cơ cấu giai cấp - xã hội, cơ cấu lợi ích ngày càng đa dạng, phong phú,trong đó không chỉ có khác nhau, có cả mâu thuẫn, thậm chí mâu thuẫn đốikháng Mục tiêu cuộc cách mạng mà chúng ta đang thực hiện là hình thành một

xã hội có đầy đủ những nhân tố bảo đảm thực hiện trong thực tế lý tưởng: "Dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", thì hiện thực đất nước

vẫn thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới; sự phân cực xã hội ngày một giatăng; tình trạng quan liêu - tham nhũng còn quá nặng nề; một bộ phận cán bộ,đảng viên thoái hóa, biến chất, phai nhạt lý tưởng, cơ hội về chính trị Trong khixem nội lực là chính thì chất lượng đào tạo con người đang xuống cấp đến mứcbáo động, nguồn lực con người chưa có điều kiện thuận lợi để phát huy

Xét từ phương diện thứ hai, mặc dù nhận thức của chúng ta về chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đúng đắn hơn, nhưngkhông chỉ khuynh hướng phủ nhận một số giá trị của di sản kinh điển đó, mà

cả sự xa rời, cả sự giáo điều hóa cũng chưa bị đẩy lùi; năng lực nhận thức vàvận dụng sáng tạo di sản đó còn xa so với nhu cầu thực tiễn đổi mới Hơnnữa, ngày nay chúng ta đang phải giải quyết nhiều vấn đề mà đương thời cácnhà kinh điển mácxít chưa gặp phải

Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm vừa qua lại làmnảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải đáp về mặt lý luận mà không có sẵnlời giải đáp từ di sản lý luận của các nhà kinh điển Phải xây dựng chế độcông hữu như thế nào; với những hình thức và bước đi thế nào để tạo nên sựthống nhất hữu cơ giữa sở hữu xã hội với sở hữu cá nhân người lao động?Hoặc vấn đề nhà nước phải thực hiện kế hoạch hóa như thế nào để ngăn ngừatình trạng tập trung quan liêu đang có xu thế quay trở lại?

Quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới trong những năm qua, sự vậndụng phép biện chứng duy vật của Đảng đã có bước trưởng thành quan

Trang 4

trọng, đã đóng góp to lớn việc hoạch định những vấn đề hệ trọng của dântộc.

Tuy nhiên, như thực tiễn đã chứng tỏ, bệnh chủ quan, duy ý chí khôngnhững chưa được loại bỏ mà ngược lại, đôi lúc nơi này, nơi khác nổi trội bởinhững quyết sách và những giải pháp còn mang tính nóng vội, thiếu cơ sởkhoa học và lại được triển khai một cách vội vàng, thiếu cân nhắc, gây hậuquả nghiêm trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội Những khuyếtđiểm đó là hậu quả của bệnh chủ quan nhưng trong đó chủ yếu là sự yếu kém

về lý luận của Đảng Chúng ta biết rằng, bệnh chủ quan trong tư duy chính trị

và bệnh giáo điều trong công tác lý luận là trở ngại trực tiếp và chủ yếu đốivới việc hoạch định và chỉ đạo những quyết định kinh tế, chính trị xã hội củaĐảng Đến lượt mình, hoạt động hoạch định và chỉ đạo các quyết định chínhtrị của Đảng trở thành một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, yếukém về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian đổi mới vừa qua

Thực tiễn đổi mới thời gian qua cũng cho thấy sự cần thiết phải kiên quyếtđấu tranh khắc phục bệnh giáo điều Cần nhấn mạnh rằng, trong lĩnh vực tưtưởng, khi chúng ta chưa khắc phục triệt để được giáo điều cũ thì, lại phải đốimặt với khuynh hướng giáo điều mới "Trong Đảng vừa có những biểu hiệnbảo thủ, không chịu đổi mới, vừa có khuynh hướng đổi mới nóng vội, rậpkhuôn cách làm của các nước " [29 48] Chúng ta không thể đổi mới thànhcông nếu rời xa lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,rơi vào chủ nghĩa xét lại, bệnh giáo điều

Như vậy, có thể nói, những vấn đề kinh tế, chính trị nảy sinh trongquá trình của đổi mới không thể giải quyết chỉ bằng triết học, nhưng cũngkhông thể giải quyết thành công nếu thiếu tư duy biện chứng mácxít Vì vậy,quán triệt phép biện chứng duy vật, là một trong những điều kiện quan trọnggóp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới

Trang 5

Từ trình bày trên cho thấy, việc vận dụng có hiệu quả phép biện chứngduy vật để nhận thức đúng hiện thực khách quan vốn đã biện chứng lại đang ởgiai đoạn tính biện chứng đó bộc lộ ở mức phức tạp chưa từng có trong lịch

sử trở thành rất bức thiết Việc nhận thức và phát triển sáng tạo di sản kinhđiển mácxít, làm giàu có thêm tiềm năng của phép biện chứng duy vật - một

bộ phận cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vậndụng sáng tạo phương pháp luận đó nhằm đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiếnlên trở thành một vấn đề bức xúc hơn lúc nào hết

Thực tiễn đã xác nhận, khi nào Đảng ta nâng cao hiệu quả vận dụngnhững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và phép biện chứngduy vật nói riêng thì khi đó cách mạng nước ta giành được thắng lợi to lớn.Ngược lại, khi nào phép biện chứng duy vật không được vận dụng triệt để,sáng tạo trong việc đề ra các quyết định chính trị và trong chỉ đạo thực hiệncác quyết định đó thì thành quả của cách mạng bị hạn chế

Thực tiễn đang tiếp tục đặt ra cho giới lý luận vấn đề hết sức cấp bách,

đó là đi sâu hơn nữa trong việc tìm tòi, tiếp thu di sản các nhà kinh điển củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó hạt nhân là phép biệnchứng duy vật, đồng thời phát triển sáng tạo nó trong điều kiện mới của thờiđại nói chung và của Việt Nam nói riêng, nhằm làm luận cứ cho Đảng tatrong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước Do đó,việc nhận thức sâu sắc phép biện chứng duy vật cũng như hoạt động vận dụngsáng tạo phép biện chứng đó là một trong những điều kiện quan trọng đểĐảng lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới đất nước

Xuất phát từ những nhận thức trên đây, chúng tôi chọn vấn đề: "Sự vận

dụng phép biện chứng duy vật của Đảng ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay"

làm đề tài luận án của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 6

Liên quan đến đề tài này, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhữnggóc độ khác nhau, chúng tôi chia thành hai nhóm cơ bản sau:

Nhóm thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về phép biện

chứng duy vật, gồm có một số công trình:

"Phép biện chứng mác-xít với tư cách là phương pháp luận khoa học

phổ biến" của Pla-tôn-nốp, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1982.

"Phương pháp nhận thức biện chứng" của A.D Sép-tu-lin, Nhà xuất

bản sách giáo khoa Mác - Lênin, 1997

"Phép biện chứng với tính cách là phương pháp luận của nhận thức

khoa học" của Lê Hữu Tầng, Tạp chí Triết học, 3/1980 v.v

Trong những công trình trên, các tác giả đã đạt được những kết quả trongviệc khái quát nội dung, thực chất của phép biện chứng duy vật, vai trò phươngpháp luận phổ biến của nhận thức và hoạt động thực tiễn

Nhóm thứ hai, nghiên cứu từ những góc độ khác nhau: Vận dụng lý luận

của phép biện chứng duy vật trong việc nghiên cứu về thời kì quá độ, trong đổi

mới ở Việt Nam

Hoạt động nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh từ sau Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VI Nhiều hội thảo khoa học đề cập đến những vấn đề lý luận củachủ nghĩa Mác - Lênin liên quan đến công cuộc đổi mới ở nước ta đã được

triển khai Chẳng hạn, năm 1988 có hội thảo với chủ đề "Đổi mới tư duy lý

luận dưới ánh sáng nghị quyết đại hội VI của Đảng" tại Học viện Nguyễn Ái

Quốc Hội nghị đã tập trung thảo luận nội dung về đổi mới tư duy lý luận làmtiền đề cho sự nghiệp đổi mới

"Triết học với sự nghiệp đổi mới" của tập thể tác giả: Phạm Thành, Lê

Hữu Tầng, Hồ Văn Thông, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1990

"Một số vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ ở Việt Nam" của tập thể các tác

giả, các nhà lãnh đạo, Nhà xuất bản Tư tưởng văn hóa, Hà Nội, 1991

Trang 7

"Những vấn đề lý luận cấp bách về chủ nghĩa xã hội", Nhà xuất bản Tư

tưởng văn hóa, Hà Nội, 1991 của tập thể tác giả

"Thử vận dụng lý luận về mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ ở nước ta".

của Phạm Ngọc Quang, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1991

"Về khả năng bỏ qua một hình thái kinh tế xã hội" (trong tập "Về sự

phát triển của xã hội ta hiện nay" của Vũ Văn Viên, Nhà xuất bản Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1991

"Sự chuyển đổi mô hình kinh tế ở nước ta hiện nay và quan niệm của

Mác về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội" của Vũ Văn Viên, Tạp chí Triết

học số 1-1993

"Quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận của Đảng ta về

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội" của tập thể tác giả các nhà khoa học trong

nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997

"Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất

nước" của Nguyễn Trọng Phúc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

"Đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản" của

Phạm Ngọc Quang, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 v.v

Những công trình nghiên cứu lý luận trên đây đã đề cập đến nhiều vấn

đề, nhiều phạm vi và những cách tiếp cận khác nhau về phép biện chứng duyvật, về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ, về đổi mới mô hình phát triển của

xã hội ta và sự nghiệp đổi mới đất nước Tuy nhiên, về vai trò của phép biệnchứng duy vật để Đảng ta hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mớithì còn ít công trình đề cập một cách có hệ thống Do đó, luận án sẽ cố gắngtrình bày tương đối có hệ thống vai trò của phép biện chứng duy vật trong việchoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng Đồng thời,trình bày thực trạng vận dụng phép biện chứng duy vật của Đảng ta trong hơn 15

Trang 8

năm đổi mới vừa qua và bước đầu nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả vận dụng phép biện chứng duy vật, đáp ứng sự phát triển của đất nước.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Trên cơ sở làm rõ vai trò của phép biện chứng duy vật trong việc xâydựng và triển khai đường lối của Đảng ta, những ưu điểm và khuyết điểm vềviệc vận dụng phép biện chứng duy vật trong những năm đổi mới vừa qua,luận án trình bày một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc vậndụng phép biện chứng duy vật trong giai đoạn đổi mới hiện nay

Để thực hiện được mục đích trên, luận án giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Vai trò của phép biện chứng duy vật trong việc xây dựng và tổ chứcthực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng

- Những kết quả và hạn chế trong việc vận dụng phép biện chứng duyvật trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụngphép biện chứng duy vật trong việc hoàn thiện đường lối đổi mới và chỉ đạothực hiện đường lối đó

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Hồ Chí Minh

về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

- Luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch

sử, kết hợp gắn lý luận với thực tiễn để làm rõ các luận cứ lý luận, thực tiễn

mà luận án đặt ra

5 Những đóng góp mới của luận án

Trang 9

Góp phần làm rõ hơn vai trò của phép biện chứng duy vật trong việcxây dựng và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng Trên cơ sở đó, từgiác độ phép biện chứng duy vật, khảo sát những thành tựu và hạn chế củaĐảng ta trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới trongthời quan qua Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của vậndụng phép biện chứng duy vật trong hoạch định và chỉ đạo đường lối đổi mớihiện nay, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới thành công.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án góp phần làm rõ Đảng ta vận dụng phép biện chứng duy vậttrong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới Bước đầu đềxuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng phép biệnchứng duy vật của Đảng ta trong xây dựng và tổ chức thực hiện các Nghịquyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước

- Những kết quả của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo

phục vụ nghiên cứu, giảng dạy cho cụm bài phép biện chứng duy vật, về vai

trò của phép biện chứng duy vật trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam và cụm

bài hình thái kinh tế - xã hội.

- Luận án cũng có ý nghĩa gợi ý đối với những người làm công tác quản

lý kinh tế, xã hội về việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt độngcủa mình

- Luận án cũng có thể góp phần tìm hiểu sự phát triển tư duy biệnchứng của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới trên một sốlĩnh vực chủ yếu

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 3 chương, 10 tiết

Trang 10

Chương 1

VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

ĐƯỜNG LỐI, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của Đảng, của dân tộc ta Nhưng, theo

Lênin, sợi chỉ đỏ của toàn bộ chủ nghĩa Mác chính là phép biện chứng duy

vật với tư cách là khoa học phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan của tự

nhiên, xã hội và tư duy Sự vận động và phát triển của bản thân các sự vật vàhiện tượng - trong đó có chính trị, khi nói tới xã hội có giai cấp - do biệnchứng khách quan của bản thân các sự vật, hiện tượng đó quy định Hoạtđộng của con người - trong đó có hoạt động chính trị- chỉ có kết quả, khi lấy

biện chứng khách quan của sự vật và hiện tượng làm điểm xuất phát.

Vận dụng quan điểm lý luận chung đó vào luận án này, có thể khẳngđịnh rằng, các đường lối, nghị quyết của Đảng chỉ được xem là đúng và nhờvậy có khả năng được tổ chức thực hiện có hiệu quả nhằm thúc đẩy sự pháttriển tiến bộ xã hội, khi các đường lối, nghị quyết đó là kết tinh của việc phảnánh đúng đắn biện chứng khách quan của sự phát triển xã hội Muốn vậy, việcquán triệt những quan điểm cơ bản của phép biện chứng duy vật trong việcxây dựng và tổ chức thực hiện các đường lối, nghị quyết của Đảng là mộttrong những điều kiện hết sức quan trọng Khi giải thích vì sao Mác và Ăngghen

đã đưa ra được những đường lối chiến lược cách mạng đúng đắn cho phong

trào vô sản quốc tế, Lênin giải thích rằng đó chính là vì hai ông đã "vận dụng

phép biện chứng duy vật vào chính sách và sách lược của giai cấp công nhân - đó là điều mà Mác và Ăngghen chú ý nhiều nhất; đó là cống hiến căn

bản nhất và mới nhất của hai ông, và đó là bước tiến thiên tài của hai ông tronglịch sử của tư tưởng cách mạng [73, tr 326-327] (tác giả luận án nhấn mạnh)

Trang 11

Để nắm được tinh thần cơ bản đó, việc làm sáng tỏ vai trò của phépbiện chứng duy vật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các đường lối,nghị quyết làm cho các quyết định của Đảng phù hợp với bản chất biện chứngcủa đời sống chính trị thực tiễn có vị trí cực kỳ quan trọng Nhưng trước khilàm sáng tỏ nội dung đó thì việc khái quát thực cất của phép biện chứng duyvật là lôgíc cần thiết của luận án.

1.1 THỰC CHẤT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Ngay từ rất sớm, trong lịch sử triết học đã xuất hiện hai phương phápđối lập nhau trong việc xem xét thế giới: phương pháp biện chứng và phươngpháp siêu hình

Trong thời kỳ cổ đại đã xuất hiện phép biện chứng chất phác mà đỉnhcao của nó là phép biện chứng cổ đại Hy Lạp Phép biện chứng này được rút

ra từ quá trình trực quan cảm tính, mà kết quả của nó là đã xây dựng đượcnhiều quan điểm biện chứng khoa học Theo quan điểm biện chứng đó, thếgiới là một chỉnh thể thống nhất trong tính toàn vẹn của nó Giữa các bộ phậncủa nó có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau trong sự không ngừng vậnđộng, phát triển

Nhận xét mặt tích cực và hạn chế của quan điểm biện chứng chất phácthời cổ đại, Ph.Ăngghen cho rằng, trong quan điểm đó chúng ta thấy một bứctranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ trong đó không có cái

gì là đứng nguyên, không thay đổi, mà tất cả đều vận động biến đổi, phát sinhrồi mất đi Nhưng cách nhìn ấy vẫn không đủ để giải thích những chi tiết hợpthành bức tranh toàn bộ

Sau này, nhờ vào phương pháp phân tích để khám phá các bộ phậnkhác nhau của thế giới, trong khi khắc phục được một phần nào đó hạn chếcủa phép biện chứng chất phác cổ đại thì người ta lại rơi vào khuynh hướngtuyệt đối hóa phương pháp phân tích trong nhận thức thế giới Từ đó ra đời

Trang 12

phương pháp tư duy siêu hình - một phương pháp mang tính đặc thù củanhững thế kỷ XVI, XVIII.

Từ giữa thế kỷ XVIII trở đi, những thành quả của khoa học tự nhiênmang lại đã chứng minh rằng, tự nó, thế giới vốn tồn tại một cách biện chứng.Quan điểm siêu hình đã bị khoa học tự nhiên phủ định Nhưng sự phủ định quanđiểm siêu hình lúc này lại dẫn tới sự mở đầu và sự xác lập của phép biện chứngduy tâm mà đỉnh cao là phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen

Theo Hêghen, giới tự nhiên và xã hội loài người chỉ là sự tồn tại kháccủa "ý niệm", do sự tha hóa của ý niệm mà thành Ý niệm luôn luôn vận động

và phát triển không ngừng Thừa nhận sự phát triển (mặc dù sự phát triển theoHêghen là sự phát triển của ý niệm) - đó là đóng góp to lớn của Hêghen tronglịch sử triết học Song do bị chi phối bởi chủ nghĩa duy tâm khách quan,Hêghen đã rút ra kết luận hoàn toàn sai lầm: biện chứng của ý niệm quy địnhbiện chứng của các sự vật và hiện tượng Và như vậy, đó là phép biện chứng

"lộn đầu xuống đất" và do đó, không thể dùng được

Kế thừa có chọn lọc những thành quả của các nhà triết học tiền bốitrong lịch sử, mà trực tiếp nhất là phép biện chứng của Hêghen và quan điểmduy vật của Phoiơbắc; dựa trên sự khái quát những thành quả mới nhất của khoahọc đương thời cũng như thực tiễn lịch sử loài người, vào giữa thế kỷ XIX,C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập ra triết học duy vật biện chứng, trong đóhạt nhân là phép biện chứng duy vật và về sau được V.I Lênin phát triển

Phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy luậtvận động và phát triển chung nhất của thế giới Nhờ vậy, C.Mác và Ph.Ănghen đãkhắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát thời cổđại cũng như những sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cậnđại, làm cho phép biện chứng trở thành khoa học Phép biện chứng duy vật có

sự thống nhất về cơ bản giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.Tức là có sự thống nhất giữa biện chứng của bản thân sự vật, hiện tượng, quá

Trang 13

trình tồn tại độc lập và ở bên ngoài ý thức con người với tư duy biện chứng củaquá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người.

Trong mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủquan thì: biện chứng khách quan của bản thân đối tượng được phản ánh quyđịnh biện chứng chủ quan Ngược lại, biện chứng chủ quan cũng có tính độclập tương đối của nó so với biện chứng khách quan Nghĩa là, cái được phảnánh và cái phản ánh không bao giờ trùng khít với nhau hoàn toàn, quá trình tưduy, nhận thức còn có những quy luật vốn có của nó

Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những nguyên lý,những quy luật và những cặp phạm trù được khái quát từ hiện thực Cho nên,

có khả năng phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và phát triển của tự nhiên,

xã hội và tư duy Bởi vậy, Ph.Ăngghen đã định nghĩa: Phép biện chứng làmôn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triểncủa tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy

Có thể thấy rằng, phép biện chứng mácxít có sự hơn hẳn và mới vềchất so với tất cả các hình thức của phép biện chứng đã có trong lịch sử ởnhững nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phép biện chứng duy vật có sự gắn bó hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng Nếu như phép biện chứng chất phác thời cổ

đại đã có sự gắn bó giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng nhưng chỉ

là sự gắn bó ở trình độ thấp, trực quan, cảm tính chứ chưa đi vào bản chất củathế giới; còn phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng dựa trên cơ sở

thế giới quan duy tâm, thì phép biện chứng mácxít có sự thống nhất hữu cơ

giữa thế giới quan duy vật và pháp biện chứng trên cơ sở căn cứ khoa học vững chắc.

Thứ hai, phép biện chứng duy vật có tính phê phán Bản thân học thuyết

của chủ nghĩa Mác trong đó có phép biện chứng duy vật là hệ thống lý luận

Trang 14

có tính phê phán Nó phê phán những hạn chế, sai lầm của phương pháp tưduy siêu hình, của các phép biện chứng đã có trong lịch sử, và do đó, trởthành khoa học và cách mạng Đồng thời, phép biện chứng duy vật luôn luôn

có sự phê phán chính mình Nếu như Hêghen coi sự phát triển có tính giớihạn, ví như nhà nước Phổ là giới hạn cuối cùng của sự hoàn thiện, cũng như

hệ thống triết học của ông là một hệ thống đã được hoàn tất, thì ngược lại, cácnhà sáng lập phép biện chứng duy vật đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, phép biệnchứng của các ông là một hệ thống mở chứ không phải một cái gì đã hoàn bị,nhất thành bất biến Chính bản chất cách mạng của phép biện chứng duy vật

đã đặt ra yêu cầu phép biện chứng duy vật phải thường xuyên được phê phánnhằm bổ sung, điều chỉnh cùng với sự phát triển của thời đại

Thứ ba, phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa tính khoa học

và tính cách mạng Phép biện chứng chất phác thời cổ đại tuy có những đóng

góp nhất định, nhưng do những hạn chế của mình nên chưa thực sự có tínhkhoa học và tính cách mạng; còn phép biện chứng của Hêghen đã phản ánhsai lệch bản chất của thế giới cũng như quy luật vận động, phát triển của nó.Ngược lại, phép biện chứng duy vật là phép biện chứng phản ánh đúng đắn,khách quan những quy luật nội tại của thế giới, do đó, phép biện chứng duyvật trở thành khoa học, nó giữ vai trò phương pháp luận cho hoạt động cáchmạng cải tạo thế giới của con người theo đúng các quy luật khách quan củathế giới Tính khoa học và tính cách mạng của phép biện chứng duy vật đãđược các giai cấp, các tầng lớp, các lực lượng tiến bộ của loài người chứngminh bằng thực tiễn cách mạng

Thứ tư, phép biện chứng duy vật luôn gắn bó với sự phát triển của khoa học Khoa học tự nhiên là một trong những tiền đề xuất hiện học thuyết

cách mạng của chủ nghĩa Mác nói chung và phép biện chứng duy vật nóiriêng Sự gắn bó của phép biện chứng duy vật với sự phát triển của khoa học

đã làm cho phép biện chứng luôn luôn được làm giàu thêm, được mài sắc

Trang 15

hơn Đồng thời, phép biện chứng duy vật ngày càng phát huy vai trò phươngpháp luận phổ biến của nó đối với sự phát triển của khoa học Ngày nay,những thành tựu mới của khoa học hiện đại đang làm thế giới thay đổi từngngày, từng giờ, điều đó đặt ra cho những người mácxít phải thường xuyên làmgiàu hơn phép biện chứng duy vật bằng những thành tựu khoa học đó.

Thứ năm, phép biện chứng duy vật luôn được bổ sung bằng sự tổng

kết thực tiễn

Việc khái quát nội dung cơ bản thế giới quan của phép biện chứng duyvật cho phép rút ra yêu cầu cơ bản của phương pháp luận biện chứng duy vật là:

Thứ nhất, tự nhiên được coi như một chỉnh thể thống nhất, trong đó các sự

vật, hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau, chế ước lẫn nhau; tất cả đều liên hệ vớinhau, tác động lẫn nhau Nội dung thế giới quan này đặt ra yêu cầu, muốnhiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng thì trong nhận thức cũng như trong

hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm "toàn diện" Phải xem xét tất cả

các mặt, các yếu tố, các khâu trung gian gián tiếp, các quá trình và tất cả các mốiliên hệ đang diễn ra trên cơ sở của thực tiễn; trong tính lịch sử cụ thể của vấn đề.Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn,nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo sự vật, chúng ta phải bằnghoạt động thực tiễn của mình, hiện thực hóa bằng nhiều biện pháp, nhiều

phương tiện khác nhau Thứ hai, tự nhiên ở trong trạng thái vận động không

ngừng, biến hóa và đổi mới, trong đó luôn luôn có những sự vật, hiện tượngđang chết đi và biến đi, thì đồng thời, lại có những sự vật, hiện tượng khácphát sinh và phát triển; tất cả đều vận động và biến hóa Vì vậy, nguyên lý thếgiới quan này đặt ra yêu cầu về mặt phương pháp luận là, muốn nắm bắt đúngđắn khuynh hướng vận động, biến đổi và phát triển của sự vật, hiện tượng thì

trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm "phát triển" Điều

đó có nghĩa là, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, phải đặt nó trong sự vậnđộng, sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa của

Trang 16

chúng Liên quan đến vấn đề này, V.I.Lênin cho rằng, lôgíc biện chứng đòihỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự thân vận động ( ) trong sựbiến đổi của nó.

Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận đểnhận thức sự vật cũng hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, địnhkiến Hơn nữa, quan điểm phát triển cũng đòi hỏi không chỉ thấy sự vật như làcái đang có, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương laicủa nó Sự phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thực tiễn là một quátrình biện chứng đầy mâu thuẫn Do vậy, quan điểm phát triển được vận dụngvào quá trình nhận thức cũng đòi hỏi chúng ta phải thấy được tính quanh co,phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến

Vận dụng quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương phápluận của hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy sự vật phát triển theo quy định vốn

có của nó, đòi hỏi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của chính sự vật và bằng hoạtđộng thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn Đồng thời, sự phát triển biện chứng củacác quá trình hiện thực và của tư duy được thực hiện thông qua những tích lũy

về lượng mà tạo ra sự thay đổi về chất, theo khuynh hướng phủ định của phủđịnh

Khái quát ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, V.I Lênin cho rằng, để có tri thức đúng về sự vật, bản thân sự vật phải đượcxem xét trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó

Tóm lại, là một học thuyết khoa học, tiến bộ và cách mạng, phép biệnchứng duy vật đã vạch ra những quy luật phổ biến về sự vận động, phát triểncủa thế giới - tự nhiên, xã hội và tư duy Mỗi nguyên lý, phạm trù, quy luậtcủa phép biện chứng duy vật đều có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng Vìvậy, chúng phải được vận dụng tổng hợp, linh hoạt, mềm dẻo trong nhận thứccũng như trong hoạt động thực tiễn

Trang 17

Phép biện chứng duy vật, với tư cách là phương pháp luận của hoạtđộng cải tạo hiện thực, đòi hỏi phải được vận dụng một cách sáng tạo trongnhững hoàn cảnh lịch sử cụ thể Ph Ăngghen coi phương pháp của tư duy

biện chứng như nghệ thuật vận dụng các khái niệm mà thực chất của nghệ thuật đó là "phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể".

Nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứngduy vật không chỉ là một nhân tố cơ bản để hình thành thế giới quan khoahọc, mà còn là một điều kiện tiên quyết cho sự sáng tạo của chính đảng cáchmạng

Các nguyên lý, các quy luật, các cặp phạm trù của phép biện chứng

duy vật đem lại cho con người giá trị định hướng trong nhận thức và cải tạo

hiện thực Giá trị này thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Nhờ có phép biện chứng duy vật, khi tiến hành nghiên cứu và hoạt

động thực tiễn, con người có thể dự đoán được những hình thái và xu hướng

vận động cơ bản của đối tượng; có thể xác định được những nét khái quát,những mốc, những bước ngoặt cơ bản mà hoạt động nhận thức cũng như hoạtđộng thực tiễn phải trải qua

- Phép biện chứng duy vật giúp con người trong khi tiến hành hoạtđộng nhận thức và cải tạo hiện thực tránh được tình trạng mò mẫm, lầm lạc,không có lý luận, phương pháp luận dẫn đường Giá trị định hướng của phép

biện chứng duy vật còn được thể hiện ở việc lựa chọn các hình thức, phương thức tiến hành, đồng thời có khả năng đưa ra được những dự kiến, những tình

huống cũng như những phương pháp tương ứng cho việc giải quyết các vấn

đề được quan tâm

- Phép biện chứng duy vật giúp chúng ta phát hiện những vấn đề mới

nảy sinh trong quá trình nghiên cứu và lý giải được một cách khoa học những

hiện tượng mới trong thực tiễn cuộc sống Bởi vì, thế giới là vô cùng, vô tận

Trang 18

và do đó, càng đi sâu vào nghiên cứu các đối tượng khác nhau của thế giới,càng cần phải có thế giới quan triết học khoa học, trong đó phép biện chứngduy vật giữ vị trí hàng đầu.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, phép biện chứng duy vật vẫn là phươngpháp luận của việc xây dựng các lý thuyết khoa học và tìm kiếm các thành tựukhoa học mới cũng như giải quyết những vấn đề mới của sự biến đổi, pháttriển tất yếu đang diễn ra trong xã hội loài người

Chúng ta cần lưu ý rằng, cũng như bất kỳ môn khoa học nào, lý luậncủa phép biện chứng duy vật không phải là hệ thống giáo điều, bất biến, mà là

hệ thống tri thức không ngừng phát triển và do đó, nó đòi hỏi phải được bổ sung

và hoàn thiện hơn nữa trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của loài

người Hơn nữa, phép biện chứng duy vật là phương pháp phổ biến, cho nên

nó không thể giữ vai trò là phương tiện duy nhất giải quyết trực tiếp tất cả

các vấn đề cụ thể của cuộc sống Để giải pháp những vấn đề do thực tiễn đặt

ra, người ta có thể có nhiều con đường, với những phương pháp, phương tiệntương ứng với mỗi con đường đó Tuy nhiên, con người không thể thành côngnếu họ lảng tránh, hoặc coi thường những vấn đề chung thuộc về phươngpháp luận phổ biến Chỉ khi nào các nguyên lý lý luận và phương pháp luậncủa phép biện chứng duy vật được vận dụng một cách triệt để, sáng tạo vàothực tiễn cụ thể thì khi đó con người mới có thể thành công trong hoạt độngcủa mình

Như trên đã đề cập, phép biện chứng duy vật chỉ phát huy vai trò của

nó khi được con người nhận thức và vận dụng trong thực tiễn Vận dụng quanđiểm lý luận chung đó vào luận án này, việc làm sáng tỏ vai trò của phép biệnchứng duy vật trong việc xây dựng và thực hiện đường lối, nghị quyết củaĐảng là hoàn toàn cần thiết

1.2 VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

Trang 19

1.2.1 Khái niệm về đường lối, nghị quyết của Đảng

Các nghị quyết là sự cụ thể hóa của đường lối Do vậy, để có quan niệmđúng đắn về "nghị quyết", chúng ta không thể không chú ý làm sáng tỏ bảnthân khái niệm "đường lối"

Đường lối chiến lược cách mạng vô sản - như Lênin đã xác định - là

khoa học và nghệ thuật lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân trong cuộcđấu tranh nhằm cải biến bằng cách mạng đối với xã hội cũ, từng bước hìnhthành xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Nó xác

định những mục tiêu chủ yếu, những phương hướng chủ yếu trong cuộc

đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, của chính đảng thuộc giai cấp đó

và của các lực lượng cách mạng nói chung ở một giai đoạn lịch sử tương đối

dài.

Đường lối cũng chỉ ra những kẻ thù chủ yếu, những người bạn đồng

minh của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh để đạt được mục tiêu Nó cũngchỉ ra những động lực, những hình thức, những phương tiện chủ yếu để đạtđược những mục tiêu chiến lược của giai đoạn chiến lược cách mạng

Độ dài lịch sử của đường lối cũng có thể rất khác nhau Chẳng hạn, đườnglối cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng ta đề xướng bao quát một thời kỳ lịch

sử từ năm 1930 đến năm 1954 đối với miền Bắc, từ năm 1930 đến 30-4-1975đối với miền Nam Nhưng cũng có thể có đường lối cho một giai đoạn cáchmạng cụ thể Chẳng hạn, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có thể cóđường lối chung cho toàn bộ quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cũng cóthể có đường lối cho từng giai đoạn ứng với nhiệm kỳ của từng Đại hội Đảng

Các đường lối có tính giai đoạn như vậy là sự vận dụng, sự cụ thể hóađường lối chung của toàn bộ quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưngchúng cũng có thể là sự phát triển căn bản đường lối chung đó cho phù hợpvới những điều kiện lịch sử khách quan đã thay đổi, cũng như với những nhận

Trang 20

thức mới có tính bước ngoặt đối với tiến trình cách mạng Song, dù độ dài ngắn

có khác nhau, nhưng mọi đường lối của Đảng đều đề cập tới những mục tiêu,

nhiệm vụ có tính chiến lược cho từng giai đoạn cách mạng, nó bao quát toàn

diện tất cả các mặt của cuộc đấu tranh, nó có ý nghĩa trong phạm vi cả nước.

Còn nghị quyết, ở cấp Trung ương, là văn kiện cô đúc về nhận định

tình hình, quyết định chủ trương, quan điểm, chính sách và giải pháp lớn về một hoặc nhiều lĩnh vực công tác của Đảng; ở cấp đảng bộ các ngành, các địa phương , nó là sự cụ thể hóa nghị quyết của Trung ương hay của đảng ủy

cấp trên thành những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho một lĩnh vực của đờisống xã hội, cho một địa bàn, khu vực của đất nước, địa phương của cơ sở

Nghị quyết cũng có nhiều phạm vi bao quát khác nhau và được thôngqua ở nhiều cấp khác nhau

Giữa đường lối, nghị quyết có sự đồng nhất và khác nhau Với nghĩa là

sự cụ thể hóa của đường lối vào một ngành, một địa phương, một cơ sở thìgiữa những nghị quyết Trung ương cũng như của các đảng bộ các cấp, cácngành và đường lối có sự tương đồng về những nội dung cơ bản Nhưng, xét

về mức độ của tính toàn diện, về tính bao quát, về phạm vi tác động, về mức

độ của tính phổ biến thì so với đường lối, mọi nghị quyết đều mang tính

giới hạn Các nghị quyết chỉ đề cập tới những mục tiêu, nhiệm vụ, những

động lực, những giải pháp thích ứng với từng ngành, từng địa phương, từng

cơ sở Phạm vi bao quát của nghị quyết càng hẹp bao nhiêu, những nội dungtrên càng mang tính cụ thể bấy nhiêu

Yêu cầu cơ bản của đường lối, nghị quyết:

Phát hiện, đúng đắn và kịp thời đề ra các giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo đúng quy luật khách quan của nó là yêu cầu cơ bản

nhất của đường lối, nghị quyết

Trang 21

Sứ mệnh lịch sử của đường lối, nghị quyết chủ yếu không phải ở giảithích thế giới đúng như nó đang tồn tại - mặc dù việc "giải thích" như thế là

một nội dung rất cần thiết, mà chủ yếu ở vai trò cách mạng hóa hiện thực để

xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Bản thân các vấn đề mà đường lối, nghị quyết hướng tới cũng khôngngừng vận động, biến đổi Do vậy, một nghị quyết được xem là đúng khôngchỉ khi nó phù hợp với trạng thái hiện có của vấn đề, mà còn phải bao quát

được triển vọng biến đổi và phát triển của nó Không tính đến điều đó, rất có

thể có nghị quyết chỉ đúng cho trước mắt, nhưng lại có hại cho tương lai.Điều đó giải thích vì sao Đảng ta đã nhiều lần lưu ý rằng, quá trình thực hiện

đường lối đổi mới phải quan tâm dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải

quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh Một chủ trương, một chính sách,một biện pháp dù là đúng đắn, trong quá trình thực hiện cũng nhất định nảysinh những vấn đề mới, những thuận lợi và khó khăn mới Cho nên, đườnglối, nghị quyết của Đảng cần dự kiến trước để chủ động ngăn ngừa, giảiquyết

Phạm vi tác động trực tiếp của nghị quyết là có hạn Nhưng ảnh hưởng

của nó thường vượt ra ngoài giới hạn đó Do vậy, một nghị quyết có thể đúng

cho bộ phận, nhưng có thể mang lại hậu quả tiêu cực cho toàn thể Trong

trường hợp đó, các nghị quyết ấy đã sai ngay từ đầu Do vậy, để có nghị quyếtđúng, phải chống tư tưởng cục bộ, phải đặt vấn đề cục bộ trong mối tương

quan với toàn cục Nói cách khác, một nghị quyết đúng phải là kết quả phản

ánh chính xác trạng thái hiện tồn của sự vật lẫn triển vọng của nó; trong khi thúc đẩy sự phát triển của bộ phận, nghị quyết đó phải có tác động tích cực đến toàn bộ Ở đây, nguyên tắc tính toàn diện là yêu cầu không thể thiếu được

khi thông qua một nghị quyết của cấp ủy đảng các cấp

Trang 22

Một đường lối, nghị quyết có khả năng thực hiện được hay không, điều

đó tùy thuộc có tính quyết định vào sự đồng tình của nhân dân khi tiếp nhận

nghị quyết

Với tư cách là một phạm trù tư tưởng, "đồng tình" lại do mối quan hệlợi ích quy định "Lý tưởng mà xa rời lợi ích, thì lý tưởng tự bôi nhọ mặtmình" (Mác) Đường lối, nghị quyết dù có hay đến mấy, có vẽ ra một triểnvọng huy hoàng bao nhiêu, mà không thể hiện được lợi ích chính đáng củanhân dân, đều không thể giành được sự hưởng ứng của họ Khi đó mọi nghịquyết sẽ "tắt ngấm" do gặp phải sự thờ ơ, lãnh đạm của nhân dân Bởi vậy,việc thực hiện nghị quyết đó sẽ chỉ là ảo tưởng của người lãnh đạo mà thôi

Điều đó giải thích vì sao trong Cương lĩnh mới nhất của Đảng ta khẳng định:

"Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân,kết hợp hài hòa các lợi ích"

Nghị quyết phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Nhưng với tư cách là lực lượng lãnh đạo, Đảng không thể hạ mình xuống mức

giác ngộ trung bình của quần chúng Mọi nghị quyết của Đảng phải trở thành

công cụ nâng cao trình độ của nhân dân lên tầm của đội tiên phong cách mạng

Thực tế chứng minh rằng, cả sự theo đuôi quần chúng lẫn "duy ý chí" vượt

quá xa tầm của quần chúng đều làm mất động lực thực hiện đường lối, nghịquyết của Đảng

Như vậy, nét đặc trưng của đường lối, nghị quyết là ở chỗ chúng phải

bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, phản ánh đúng hiện thực khách quan, vượt trước quần chúng để định hướng cho họ đáp ứng kịp thời lợi ích chính đáng

(cả trước mắt và lâu dài) của nhân dân.

Trong chặng đường hiện nay của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta, khi còn tồn tại một cơ cấu lợi ích đầy mâu thuẫn, thậm chí có cả đốikháng, các nghị quyết của Đảng cần trở thành công cụ kết hợp hài hòa các lợiích chính đáng đối lập nhau đó vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội Chỉ trong

Trang 23

chừng mực như vậy, các nghị quyết mới có thể đi vào mọi tầng lớp nhân dân,động viên được sự nỗ lực của mọi người thực hiện có hiệu quả các nghị quyếtcủa Đảng Bất kỳ sự cường điệu lợi ích một bộ phận cư dân đều làm nguy hạitới lợi ích chính đáng của các bộ phận khác, và do đó, hạn chế khả năng thựchiện nghị quyết.

Con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, như Lê-nin nói, không bao giờthẳng tắp như đại lộ Nép-xki Trái lại, trên đường đi tới đích, cách mạng phảikhông ngừng đấu tranh với vô vàn những khó khăn khách quan và chủ quan,phải khắc phục những cản trở từ bên ngoài lẫn những yếu kém từ bên trongcủa chính lực lượng đang tiến hành cách mạng Do vậy, nghị quyết của Đảng

phải làm sao phát huy được tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần tự lực tự

cường của nhân dân Đảng lãnh đạo chính quyền không chỉ cần động viên

nhân dân bằng một triển vọng huy hoàng mà cách mạng sẽ mang lại, haybằng những thành công đã đạt được ngày hôm qua - đành rằng đó cũng lànhững vấn đề rất cần thiết, mà còn phải làm cho nhân dân thấy cả những khókhăn đang và sẽ phải nếm trải Sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng như vậy có ýnghĩa quan trọng nhằm chống chủ nghĩa chủ quan - khi cách mạng mới giànhđược thắng lợi, lẫn sự bi quan, thất vọng - khi cách mạng tạm thời gặp khókhăn

Tùy theo phạm vi lãnh đạo, các nghị quyết của cấp ủy đảng khác nhau

có cấp độ bao quát khác nhau Tính đúng đắn của nghị quyết, do đó, cũngđược đo bằng mức độ phù hợp với khuôn khổ sự vật mà nghị quyết tác động.Mặc dù vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, một khi nghị quyết của tổ chứcđảng cấp trên đã được xác định đúng đắn, nghị quyết của tổ chức đảng cấpdưới

dứt khoát không được đối lập lại, vì điều đó sẽ làm tiêu tan hiệu lực của nghị

quyết cấp trên Đó cũng là một nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ một quy luật tồn tại và phát triển quan trọng nhất của chính đảng Mác - Lênin

Trang 24

-1.2.2 Quán triệt những yêu cầu của phép biện chứng trong việc xây dựng đường lối, nghị quyết

Xây dựng đường lối, nghị quyết là công việc gắn bó hữu cơ với chứcnăng lãnh đạo của Đảng Bởi vì, trong quá trình lãnh đạo nhằm cải biến xã hộiluôn xuất hiện những vấn đề mới mà cơ quan lãnh đạo cần giải quyết để thúcđẩy xã hội tiến lên Xây dựng đường lối, nghị quyết là hành động tất yếu của

cơ quan lãnh đạo, việc thực hiện có hiệu quả nghị quyết đúng đắn sẽ cho phép

chuyển "trạng thái hiện có" sang "trạng thái cần phải có" theo quy luật phát

triển nội tại của xã hội

Khi đã trở thành lực lượng lãnh đạo đối với toàn xã hội, đường lối, cácnghị quyết của Đảng trở thành cơ sở cho mọi nghị định, chủ trương của chínhquyền các cấp; mọi đường lối, nghị quyết của Đảng đều tác động trực tiếp tớiđời sống của nhân dân, tới tương lai, hạnh phúc của họ Do tầm quan trọngnhư vậy, Lênin nhấn mạnh rằng vì chính trị là vấn đề có liên quan tới "vậnmệnh của hàng triệu con người" [85, tr 150], cho nên Đảng "không được phạmsai lầm về chính trị" [90, tr 136]

Để điều đó được thực hiện trong thực tế, đường lối, các nghị quyết củaĐảng phải được luận chứng một cách khoa học và đáp ứng những lợi ích sốngcòn của nhân dân Việc quán triệt những yêu cầu cơ bản của phép biện chứngduy vật vào xây dựng đường lối, các nghị quyết của Đảng là một trong những

cơ sở để có những đường lối, nghị quyết đúng đắn

Phép biện chứng duy vật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xâydựng đường lối, các nghị quyết của Đảng được thể hiện ở chỗ:

Một là, giúp phát hiện ra những mâu thuẫn, những động lực của sự phát

triển xã hội Nhờ đó, có thể xác định được chiều hướng chung của sự pháttriển lịch sử cũng như vai trò và thái độ của các lực lượng xã hội chủ yếu Tất

Trang 25

cả những điều đó tạo thành cơ sở xuất phát để xây dựng và tổ chức thực hiệncác nghị quyết của Đảng.

Thật vậy, muốn có đường lối, nghị quyết đúng, trước hết phải phản ánhchính xác thực trạng tình hình, nhận thức đúng lĩnh vực hiện thực mà đườnglối, nghị quyết cần tác động để thúc đẩy sự phát triển của nó Trong khi đó,như Lênin đã nói, "Điều kiện của một sự nhận thức về tất cả các quá trình của

thế giới trong sự "tự vận động" của chúng ta, trong sự phát triển tự phát của chúng, trong đời sống sinh động của chúng là sự nhận thức chúng với tư cách

là sự thống nhất của các mặt đối lập" [77, tr 379] Điều khẳng định đó của

Lênin có ý nghĩa phương pháp luận đặc biệt quan trọng, khi chúng ta đặt vấn

đề làm sao nhận thức đúng trạng thái khách quan của xã hội ở từng nấc thangphát triển tương ứng - cái tạo thành cơ sở chủ yếu nhất để đề ra đường lối,chính sách được luận chứng một cách khoa học nhằm thúc đẩy sự phát triểncủa đất nước nói chung, của các ngành, các địa phương nói riêng

Mở rộng hơn nữa tư tưởng vừa nêu, Lênin cho rằng trong quá trình đưa

ra các quyết định chính trị, Đảng phải tính đến biện chứng khách quan của sựvật Về vấn đề này, Người viết: "Ở từng giai đoạn phát triển, trong từng lúc,

sách lược của giai cấp vô sản phải tính đến biện chứng khách quan" của xã

hội [83, tr 92] (Tác giả luận án nhấn mạnh)

Trong phép biện chứng, lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập làhạt nhân của nó "Tính biện chứng của sự phát triển xã hội, như Lênin đãkhẳng định, diễn ra trong mâu thuẫn và thông qua các mâu thuẫn" [71, tr 77-78].Nhận thức được những mâu thuẫn của xã hội, tìm ra những phương hướngđúng đắn để giải quyết mâu thuẫn cũng như tổ chức hoạt động để giải quyếtcác mâu thuẫn một cách thực tế tạo thành thực chất của mọi quyết định chínhtrị và việc tổ chức thực hiện chúng trong quá trình các mạng xã hội chủ nghĩanói chung, quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay nói riêng

Trang 26

Mục tiêu của mọi quyết định chính trị (đường lối, nghị quyết), như trên

đã nói, là chuyển "trạng thái hiện có" sang "trạng thái cần có" theo quy luậtphát triển nội tại của xã hội Trong khi đó, mâu thuẫn biện chứng lại là nguồngốc của mọi vận động và phát triển Cho nên, việc biến "trạng thái đang có"

thành "trạng thái cần phải có" sẽ không thể thực hiện được, nếu không phát

hiện đúng những mâu thuẫn khách quan hiện đang tồn tại cũng như những lực

lượng, biện pháp và phương tiện để giải quyết các mâu thuẫn đó.

Ở đây, việc phát hiện ra những mâu thuẫn chủ yếu trong từng thời kỳ

trong phạm vi cả nước cũng như ở từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở

có ý nghĩa quyết định Khẳng định sự cần thiết của việc làm đó khi xây dựngcác quyết định chính trị của đảng cộng sản, Lênin viết:

Trong mỗi thời kỳ đặc biệt, cấn phải biết tìm cho ra cái mắtxích đặc biệt mà người ta phải đem toàn lực ra nắm lấy để giữ vữngđược toàn bộ cái xích và chuẩn bị để chuyển vững chắc sang mắtxích kế bên; hơn nữa trình tự nối tiếp, hình thức, mối liên hệ củacác mắt xích và những đặc điểm khác nhau của mắt xích này vớimắt xích khác trong cái xích những sự biến lịch sử đều không giảnđơn, và cũng không phải sơ sài như trong cái xích thường do bàn tayngười thợ rèn làm ra [83, tr 252], [97, tr 279] (xem thêm tập 44 tr279)

Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng Nga, Lênin rút ra bài học kinh nghiệm:

"Toàn bộ nghệ thuật quản lý và cách mạng là ở chỗ phải kịp thời tính toán vànhận rõ đâu là nơi cần tập trung những lực lượng chủ yếu và sự chú ý củamình" [85, tr 98] Cho nên, khi lý giải những thắng lợi to lớn mà cách mạngNga đạt được trong quá trình chống sự can thiệp của nước ngoài, đè bẹp sựphản kháng mãnh liệt của các thế lực phản động trong nước, giải quyết cóhiệu quả những vấn đề kinh tế cấp bách sau chiến tranh Lênin cho rằng,chính là nhờ Đảng Bôn-sê-vích đã xác định trúng mâu thuẫn chủ yếu, trên cơ

Trang 27

sở đó, làm nổi bật nhiệm vụ cấp bách nhất và quy tụ sức mạnh của toàn dânvào việc giải quyết nhiệm vụ đó Người viết: "Chúng ta đã có thể chiến thắngđược, vì chúng ta đa xác định đúng đắn nhiệm vụ cấp bách nhất, cốt lõi nhất,nóng hổi nhất và đã thật sự tập trung tất cả lực lượng của toàn thể nhữngngười lao động, của toàn thể nhân dân vào nhiệm vụ đó" [85, tr 165].

Không chỉ đường lối, nghị quyết của Trung ương, mà tất cả nhữngquyết định chính trị của các cấp bộ Đảng đều nhằm giải quyết các nhiệm vụ

và những vấn đề cấp bách như vậy

Xét dưới giác độ tổng quát, mọi quyết định chính trị của Đảng đềuđược bắt đầu bằng việc khái quát tình hình thực tế trên lĩnh vực mà quyết địnhchính trị đó quan tâm Ở đây, nội dung chủ yếu là nêu lên những thành tựu cơbản, những hạn chế chủ yếu trên lĩnh vực đó Tiếp theo, quyết định chính trịlàm rõ những vấn đề nẩy sinh đòi hỏi phải giải quyết Để làm được điều đó,nghị quyết chỉ ra những mâu thuẫn đã và đang nẩy sinh, đang tồn tại mà việcgiải quyết chúng sẽ cho phép nâng trình độ phát triển của lĩnh vực, của vấn đề

đó lên một trình độ mới Khi đề cập tới vấn đề này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết, tức là

có vấn đề Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc mâu

thuẫn trong vấn đề đó là gì Phải điều tra, phải nghiên cứu cái mâu

thuẫn đó Phải phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào

là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ Phải đề ra cách giải

quyết [58, tr 302] (Tác giả luận án nhấn mạnh).

Trên cơ sở phát hiện ra "tình huống có vấn đề" (những mâu thuẫn),quyết định chính trị đi vào phân tích chúng, xác định tính chất của vấn đề (tức

là tính chất của mâu thuẫn), mức độ gay gắt, trình độ chín muồi của vấn đề đó(cũng tức là của mâu thuẫn đó) Tiếp theo, nghị quyết làm rõ phương hướng,biện pháp giải quyết vấn đề (cũng tức là phương hướng, biện pháp giải quyết

Trang 28

mâu thuẫn) Cuối cùng, nghị quyết đề cập vấn đề "tổ chức thực hiện"- đócũng là việc xác định trách nhiệm của từng loại chủ thể, loại thiết chế trongviệc giải quyết mâu thuẫn.

Qua đó có thể khẳng định rằng, dù có nói tới mâu thuẫn hay không,nhưng thực chất toàn bộ quá trình xây dựng các quyết định chính trị của Đảng

là quá trình phát hiện mâu thuẫn; xác định tính chất, trạng thái chín muồi củamâu thuẫn; tìm ra những phương thức, những biện pháp, những phương tiện,

những lực lượng để giải quyết mâu thuẫn trên lĩnh vực tương ứng Do vậy,

việc nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn lý luận về mâu thuẫn là một nhân

tố có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng các quyết định chính trị

của Đảng; nó trở thành một nhân tố bảo đảm tính đúng đắn, tính khoa học vàtính hiệu quả của quyết định chính trị

Hai là, phép biện chứng duy vật giúp giai cấp vô sản giải quyết một

cách khoa học mối quan hệ giữa mục tiêu và phương thức thực hiện Trongkhi kiên trì mục tiêu mà nghị quyết đã nêu ra lại có thể linh hoạt thay đổiphương pháp, phương tiện hoạt động tùy thuộc điều kiện lịch sử cụ thể

Liên quan tới vấn đề này, Lênin đã để lại cho chúng ta nhiều chỉ dẫnquan trọng Lênin cho rằng Đảng cách mạng chỉ biết đưa ra đường lối đúngđắn mà không biết xác định rõ những phương pháp tương ứng để làm chođường lối đó thành hiện thực thì sẽ biến đường lối đó thành lời nói suông vô

bổ Về vấn đề này, Lênin viết:

Trong khi đánh giá những thời kỳ cách mạng, nếu chúng ta

chỉ đóng khung trong việc xác định đường lối hoạt động của các giai cấp khác nhau mà không phân tích những hình thức đấu tranh

của những giai cấp đó, thì lập luận của chúng ta, đứng về phươngdiện khoa học mà nói, sẽ không đầy đủ, không biện chứng và đứng

Trang 29

về phương diện chính trị - thực tiễn mà nói, sẽ biến thành một lối

thuyết giáo cứng nhắc [70, tr 51].

Trong lãnh đạo cách mạng, điều cốt tử là phải kiên định những vấn đềmang tính nguyên tắc, dù tình thế có biến đổi phức tạp như thế nào chăng nữacũng phải biết cách vượt qua những khó khăn, phức tạp đó để tiến tới mụctiêu mang tầm chiến lược của từng giai đoạn tương ứng "Vấn đề là ở chỗphải nhận thức rõ những mục đích cách mạng chân chính của giai cấp vô sản,-Lênin viết,- và biết theo đuổi những mục đích đó qua tất cả mọi hoàn cảnh,mọi đoạn đường quanh co và thỏa hiệp" [69, tr 12] Người cho rằng, người

cách mạng nào không biết thỏa hiệp khi tình thế bắt buộc, "thì những người

đó không hiểu điều sơ đẳng của chủ nghĩa Mác" [69, tr 11] Từ đó có thể thấyrằng, tư tưởng trung tâm trong phép biện chứng là quan hệ giữa mục tiêu vàphương tiện, hình thức hoạt động đạt mục tiêu Quan điểm biện chứng, mộtmặt, cần thấy vai trò chi phối của mục tiêu so với phương tiện, hình thức hoạt

động đạt mục tiêu, mặt khác, cần hết sức mềm dẻo trong sách lược của mình,

trong phương thức và hình thức hoạt động để đạt mục tiêu đã đặt ra, phải biếtnhanh chóng thay thế hình thức hoạt động này bằng hình thức hoạt động kháckhi điều kiện thay đổi, phải biết kết hợp mọi hình thức có thể có - toàn bộ vấn

đề là tùy thuộc hoàn cảnh Liên quan tới vấn đề này, chúng ta chú ý tới lờidạy sau đây của Lênin: "Tinh thần tuyệt đối trung thành với lý tưởng chủnghĩa cộng sản phải được kết hợp với nghệ thuật biết thực hành tất cả nhữngthỏa hiệp thực tiễn cần thiết, tất cả những sự quanh co, lựa chiều, ngoắt ngoéochữ chi, dung hòa và rút lui " [86, tr 100]

Bỏ qua những tính quy định khách quan của hoàn cảnh để rồi tuyệt đốihóa một hình thức, một phương pháp cách mạng nào đó là xa rời bản chấtbiện chứng cách mạng của chủ nghĩa Mác Khi phê phán những cực đoan nhưvậy, Lênin viết:

Trang 30

Chủ nghĩa giáo điều hữu khuynh cứ khăng khăng chỉ thừanhận những hình thức cũ Chủ nghĩa giáo điều tả khuynh lại khăngkhăng tuyệt đối không thừa nhận những hình thức cũ Nhiệm vụcủa những người cộng sản chúng ta là phải nắm lấy hết thảy nhữnghình thức đó Học cách lấy hình thức này bổ sung hết sức nhanhchóng cho hình thức khác, lấy hình thức này thay thế cho hình thứckhác, vận dụng sách lược của chúng ta cho thích hợp với mọi biếnchuyển [85, tr 112].

Chẳng hạn, khi xác định vai trò khác nhau của phương pháp cải lương

và phương pháp cách mạng, giới hạn lịch sử của việc áp dụng các phươngpháp đó để tiến tới mục tiêu, Lênin đã chỉ ra:

Trước khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi thì cải lương

là sản phẩm phụ của cuộc đấu tranh giai cấp cách mạng Sau khigiành được thắng lợi, nếu quả những nước giành được thắng lợiphải trải qua một thời gian đấu tranh hết sức khẩn trương, mà thực lực

rõ ràng là không đủ lượng để dùng thủ đoạn cách mạng đang vượtqua một giai đoạn quá độ nào đấy, thì cải lương ( ) còn là một thủđoạn tất yếu và chính đáng để giành lấy một thời cơ tạm nghỉ [89, tr.283-284]

Cách mạng là phải tiến công Điều khẳng định đó là đúng về mặt nguyêntắc Nhưng việc tuân thủ nguyên tắc cơ bản đó lại đòi hỏi người cách mạng khôngđược sa vào sự tuân thủ một cách mù quáng, sự tuân thủ như thế lại có thểbóp chết cách mạng Trong quan hệ cụ thể, chính vì trung thành với mục tiêu đãlựa chọn mà chúng ta cần biết rút lui có trật tự để tạo điều kiện cho cuộc tấncông mạnh mẽ hơn, có hiệu quả hơn khi điều kiện cho phép Chỉ trên nhậnthức như vậy, chúng ta mới thấy tầm biện chứng sâu sắc trong quan niệm saudây của Lênin: "Các đảng cách mạng phải hoàn thành nốt việc học tập của mình

Trang 31

Họ đã học được cách tấn công Nay họ lại phải hiểu rằng khoa học ấy cần được

bổ sung bằng một khoa học khác là: phải rút lui như thế nào cho đúng" [86, tr.12]

Ba là, phép biện chứng duy vật cũng giúp chúng ta phân định rõ ràng

ranh giới giữa tính nguyên tắc với chủ nghĩa giáo điều, bệnh dập khuôn máymóc; giữa tính linh hoạt đúng đắn với chủ nghĩa cơ hội, xét lại; giữa việc xuấtphát từ khách quan với việc phát huy vai trò năng động của nhân tố chủ quan

Trên bình diện tổng quát, Lênin khẳng định rằng: "Chỉ có chủ nghĩaMác mới quy định được một cách chính xác và đúng đắn mối quan hệ giữacải lương và cách mạng" [89, tr 282]

Cuộc sống đã xác nhận lời tiên đoán của Lênin, khi ông cho rằng, chỉđảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làmtròn vai trò chiến sĩ tiên phong "Lý luận tiên phong" mà Lênin nói ở đâychính là chủ nghĩa Mác, trong đó triết học duy vật biện chứng là cơ sở triếthọc của nó

Triết học duy vật biện chứng mang lại những nguyên tắc phương phápluận quý giá cho hoạt động thực tiễn nhằm cách mạng hóa hiện thực Trong

đó, cái có ý nghĩa bao trùm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghị

quyết của Đảng là phép biện chứng giữa khách quan và chủ quan.

Đường lối, nghị quyết của Đảng biểu hiện ý chí của Đảng và nhân dântrong việc cải tạo tự nhiên và xã hội Những cái đó thuộc vào phạm trù nhân

tố chủ quan của quá trình cách mạng Song, thực tế chứng minh rằng, nghịquyết của bất kỳ cấp ủy đảng nào cũng chỉ được thực hiện theo hướng thúc

đẩy sự phát triển xã hội, khi, một là, nó không một chút coi nhẹ vai trò của ý chí, của tình cảm trong quá trình cách mạng, hai là - và là mặt căn bản nhất - các nghị quyết đó phải phù hợp với điều kiện khách quan, là kết tinh của việc

phản ánh đúng đắn điều kiện khách quan, phản ánh đúng yêu cầu của quy luật

Trang 32

khách quan Lênin kiên quyết phê phán tất cả những ai định xây dựng sáchlược cách mạng dựa trên tình cảm Người đòi hỏi, khi xây dựng sách lượccách mạng, người cộng sản phải hết sức khách quan Yêu cầu của chủ nghĩaMác, theo Lênin, đối với bất cứ một chính sách nghiêm chỉnh nào là "chínhsách đó phải căn cứ vào, dựa vào những sự thực có thể kiểm nghiệm đượcmột cách khách quan, chính xác [81, tr 163].

Trong số những cơ sở khách quan để hình thành nghị quyết cũng như

phương thức tổ chức thực hiện nó, Lênin làm nổi bật mối quan hệ giữa các

giai cấp Ông cho rằng, chỉ có nghiên cứu một cách khách quan toàn bộ

những mối quan hệ qua lại giữa các giai cấp trong một xã hội nhất định cũngnhư quan hệ giai cấp trên phạm vi quốc tế, và do đó, liên kết được trình độphát triển chung của xã hội ấy và mối liên hệ qua lại giữa nó với các xã hộikhác mới có cơ sở cho một sách lược đúng đắn của một giai cấp tiên phong.Bởi vì, theo ông, một cuộc cách mạng thực sự mác-xít phải là cuộc đấu tranhgiữa các lực lượng xã hội trong những điều kiện khách quan nhất định Vềvấn đề này, Lênin viết:

Nếu không có tình cảm cách mạng trong quần chúng, không

có những điều kiện thuận tiện cho tình cảm ấy phát triển thì khôngthể làm cho sách lược cách mạng biến thành hoạt động được người ta không thể chỉ dựa trên tình cảm cách mạng mà định ra mộtsách lược cách mạng được Khi định ra sách lược, phải trầm tĩnh,phải hết sức khách quan, tính đến tất cả mọi lực lượng giai cấp ởtrong một nước nhất định (cũng như trong các nước chung quanh vàtrong tất cả các nước, trên phạm vi toàn thế giới) và cả đến kinhnghiệm các phong trào cách mạng [86, tr 59]

Trang 33

Hơn nữa, để có đường lối, nghị quyết đúng, quan hệ giữa các giai cấpphải được xem xét trong trạng thái động của nó Lênin đã rút ra vấn đề này từchính hoạt động chính trị - thực tiễn của Mác

Mác căn cứ chặt chẽ vào tất cả những tiền đề của thế giớiquan duy vật biện chứng của mình mà xác định nhiệm vụ căn bảncho sách lược của giai cấp vô sản Chỉ có nghiên cứu một cáchkhách quan toàn bộ những mối liên hệ qua lại giữa các giai cấptrong một xã hội nhất định, không trừ một giai cấp nào, và do đóhiểu biết được trình độ phát triển khách quan của xã hội ấy vànhững mối liên hệ quan lại giữa xã hội ấy với những xã hội khác,thì mới có thể có cơ sở cho một sách lược đúng của giai cấp tiên

phong được Ngoài ra, mọi giai cấp và mọi nước đều được nhận xét

theo phương diện động chứ không phải theo phương diện tĩnh, nghĩa là trong trạng thái vận động [75, tr 91] (Tác giả luận án

nhấn mạnh)

Ngoài quan hệ giai cấp cụ thể, cơ sở khách quan để xây dựng và tổ

chức thực hiện các nghị quyết của Đảng còn là những điều kiện khách quan,

những quy luật của chính quá trình mà nghị quyết đó sẽ tác động.

Nghị quyết của Đảng không chỉ xác định mục tiêu cải biến hiện thực, nócòn đề cập tới những phương pháp chủ yếu để thực hiện những mục tiêu đó.Phương pháp hành động nhằm thực hiện mục tiêu do nghị quyết đề ra thuộc vàophạm trù nhân tố chủ quan Nhưng, mọi phương pháp tổ chức thực hiện nghịquyết chỉ mang lại hiệu quả, khi chúng phù hợp với bản chất khách quan củaquá trình

Để xây dựng đường lối, các nghị quyết của mình, Đảng cần quán triệt

quan điểm "Chân lý là cụ thể" "Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng là:

Trang 34

Không có chân lý trừu tượng, chân lý bao giờ cũng cụ thể" [64, tr 486] Lênin

Tính đa dạng của vấn đề quy định tính đa dạng của nghị quyết vàphương thức để thực hiện chúng Chẳng hạn, trạng thái hiện có của nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những quy luật vận động nội tạicủa nó là cơ sở xuất phát chủ yếu để Đảng ta xây dựng các đường lối, nghịquyết về kinh tế Những căn cứ để xây dựng các nghị quyết về văn hóa, cácvấn đề chính trị sẽ được xuất phát từ những tiền đề khách quan khác,phương thức thực hiện cũng khác

Tính cụ thể của nghị quyết chỉ đạt được, khi chủ thể cách mạng - trước

hết là Đảng Cộng sản - có tinh thần sáng tạo

Tính sáng tạo khi xây dựng đường lối, nghị quyết biểu hiện tập trung ởchỗ: trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể của mỗi ngành, mỗi địa phương,mỗi cơ sở trong những không gian và thời gian nhất định, Đảng đề ra đượcnhững nghị quyết đúng đắn Trong nghị quyết đó, một mặt, bảo đảm sự chiphối của những vấn đề có tính quy luật chung; mặt khác, thể hiện tính đặc thùcủa ngành, địa phương và cơ sở mà nghị quyết sẽ tác động Như vậy, sự sángtạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng rất xa lạ với

sự giáo điều Sự sáng tạo chân chính không loại trừ, mà còn đòi hỏi ngườicách mạng phải biết sử dụng có hiệu quả những quan điểm lý luận chung,những kinh nghiệm quý báu do lịch sử để lại như là một trong những cơ sởquan trọng để xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của mình Nhưngđiều đó không có nghĩa "lặp lại một trong những khẩu hiệu đã bị tách ra khỏi

Trang 35

toàn bộ những điều kiện sinh ra khẩu hiệu đó" [69, tr 92] và bảo đảm cho nóthắng lợi, và đem áp dụng vào những điều kiện khác về căn bản Sự lầm lẫngiữa hai phương diện khác nhau đó nhất định sẽ đưa nghị quyết tới thất bại.Khi phê phán những kẻ giáo điều như vậy, Lênin cho rằng đối với những kẻ

đó, chắc chắn Mác sẽ dùng lời lẽ sau đây của Hainơ để phê phán họ: "Tôi đãcho ấp trứng rồng nhưng lại nở ra toàn loài bọ cạp" [62, tr 15]

Để xây dựng các đường lối, nghị quyết của Đảng, việc nắm vững phép

biện chứng giữa cái riêng và cái chung cũng có một vị trí quan trọng đặc biệt.

Đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước, cái chung là nhữngquy luật khách quan của sự phát triển xã hội, những quy luật phổ biến của quátrình hình thành và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội Đối với mỗi ngành, mỗi địaphương, mỗi cơ sở, cái chung còn là những quy luật và tính quy luật chung vànhững đường lối chung, chính sách chung của Đảng và Nhà nước

Việc quán triệt phép biện chứng giữa cái riêng và cái chung trongquá trình xây dựng các đường lối, nghị quyết của Đảng đòi hỏi phải thấyrằng: mọi đường lối, nghị đều chỉ được thực hiện thông qua hoạt động cụthể của ngành, địa phương và cơ sở Khi đó, trong quan hệ với đường lốichung, chính sách chung, thì các nghị quyết của những tổ chức cơ sở đảng

các cấp biểu hiện ra thành cái đặc thù cả về nội dung và phương thức thực

hiện Ở đây, sự sáng tạo trong việc xây dựng đường lối, nghị quyết không

gì khác hơn là tìm ra hình thức biểu hiện cụ thể của đường lối, chính sáchchung trong điều kiện của ngành, địa phương, cơ sở mình nhằm giải đápđúng đắn những vấn đề cụ thể của ngành, của địa phương và cơ sở đặt ra

Để có sự sáng tạo như vậy, cần nắm vững những nguyên lý chung, đườnglối và chính sách chung; mặt khác, phải nắm rất chắc thực tế của ngành,của địa phương và cơ sở mình Chỉ trong chừng mực như vậy, mới tìmđược hình thức biểu hiện đặc thù của đường lối, chính sách chung trongtừng trường hợp riêng

Trang 36

Để tìm ra hình thức biểu hiện đặc thù đó, một là, phải nắm vững tình hình thực tế của ngành, của địa phương; hai là, có tư duy khoa học cao; ba là,

có kinh nghiệm thực tiễn phong phú

1.3 VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỚI VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1.3.1 Tổ chức thực hiện đường lối, nghị quyết và những yêu cầu cơ bản của nó

Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện không chỉ bằng việc đưa rađường lối, nghị quyết mà còn được bảo đảm bằng "biết tiến hành công việc"(Lênin) Kinh nghiệm cho thấy, một nghị quyết được luận chứng một cáchkhoa học học nhất vẫn cứ nằm trên giấy, nếu theo sau chúng không có mộtcông tác tổ chức rành rọt và cần thiết để thực hiện Liên quan tới vấn đề này,Lênin nhấn mạnh rằng, chính là để thực hiện những nhiệm vụ cách mạng củachúng ta, chính là để cho những nhiệm vụ đó không còn là một điều khôngtưởng hay là một ước vọng ngây thơ, mà sẽ thật sự trở thành hiện thực, để chonhững nhiệm vụ đó được thực hiện ngay lập tức, chính vì mục đích đó mà bâygiờ chúng ta phải tự đề ra cho chúng ta cái nhiệm vụ hàng đầu, trước mắt vàchủ yếu này, tức là tiến hành công tác tổ chức với ý thức thực tiễn và đầu ócthiết thực; không được dừng lại ở việc ra những nghị quyết chung chung màcần chú trọng hơn tới những biện pháp tổ chức thực tiễn

Phải hết sức bớt những sự chỉnh đốn chung chung, Lênin viết,phải có thật nhiều các biện pháp, phương pháp, phương thức, ý kiến chỉdẫn thiết thực, đã được áp dụng thử trên thực tiễn, đã được kiểm tra quanhững kết quả đã thu được, để đạt tới mục đích chủ yếu [85, tr 164]

Từ sự chỉ dẫn trên đây của Lênin, có thể khẳng định: nguyên tắc quantrọng nhất, cái quy định tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện nghị quyết là sự

Trang 37

thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa việc ra nghị quyết và việc tổ chức thực hiện.

Thực tiễn chứng minh rằng nghị quyết tốt, được cân nhắc một cáchkhoa học là cơ sở của thành công Nhưng nếu tưởng rằng, chỉ bằng việc ranhững nghị quyết như vậy là tất cả đã được giải quyết, thì thật là sai lầm Đốivới những ai có sự ngộ nhận như vậy đều bị Lênin xem là những kẻ mang

"tính kiêu ngạo cộng sản" [89, tr 217] Lênin phê phán một cách gay gắt tất

cả những cán bộ chỉ biết đưa ra nghị quyết, đề xuất kiến nghị, nhưng lạikhông có khả năng thực hiện chúng Người cho rằng, trong những trường hợpnhư vậy, người công nhân chất phác nhất chắc chắn sẽ cười chúng ta và nói

rằng tại sao các anh cứ nói mãi là anh muốn xây dựng như thế nào: hãy cho chúng tôi thấy cụ thể là anh biết cách xây dựng như thế nào thì hơn Nếu anh

không biết xây dựng, thì chúng ta sẽ không thể cùng đi với nhau được, anhhãy đi đi cho rảnh Lênin cho rằng người ta nói như vậy là đúng

Đường lối và nghị quyết (nói chung hơn, quyết định chính trị) củaĐảng trước hết và chủ yếu liên quan tới phạm trù tư tưởng, lý luận, nhận thức,

ý muốn và nguyện vọng của chủ thể Dù đúng đắn đến đâu, tự bản thân nócũng không thể thay đổi được hiện thực Để góp phần cải biến hiện thực, cácquyết định chính trị đó phải được đưa vào cuộc sống, thấm vào triệu triệungười dân, làm cho chúng có được sức mạnh của nhân tố hoạt động thực tiễncủa chính nhân dân Điều đó liên quan tới quá trình tổ chức thực hiện cácquyết định chính trị (đường lối, nghị quyết)

Trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, một yêu cầu không

thể thiếu là kết hợp chặt chẽ giữa sự kiên trì, bền bỉ trong việc đạt mục tiêu đề

ra, biết tiến hành công việc tới cùng đến khi đạt kết quả cụ thể với sự nhạy bén trong việc sử dụng những biện pháp, hình thức tổ chức thích hợp cho phép

Trang 38

động viên tối đa mọi lực lượng vào việc thực hiện sáng tạo những nghị quyết đó.

Đành rằng, phương thức tổ chức thực hiện được quy định một cách tấtyếu bởi tính chất, nội dung và mục tiêu của đường lối, nghị quyết, nhưng nócũng có tính độc lập tương đối Để đi tới một điểm có thể bằng nhiều conđường khác nhau, để đạt tới mục đích cũng có thể bằng những phương pháp,cách thức khác nhau Toàn bộ vấn đề tùy thuộc vào chỗ hình thức tổ chức,phương pháp hoạt động đó có cho phép đạt được hiệu quả tối ưu hay không?Hình thức tổ chức thực hiện còn tùy thuộc vào trình độ, trạng thái tâm trạngcủa quần chúng, vào trình độ tổ chức, vào năng lực hoạt động của cán bộ

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối, nghị quyết của Đảng,

người lãnh đạo còn cần hiểu rõ nhiệm vụ cụ thể của mình với một kế hoạch

được cân nhắc kỹ lưỡng Lênin cho rằng, không thể làm được việc, nếu không

có kế hoạch dài hạn và có thể mang lại thành tựu đáng kể Trong kế hoạch đó,cần chỉ ra những điều mà rốt cuộc chúng ta phải đạt tới, cách thức đạt mụctiêu đó, những đòn bẩy để thực hiện Cũng trên tinh thần đó, khi nói chuyệntại Hội nghị phổ biến kế hoạch nhà nước năm 1965, Hồ Chí Minh cho rằng,đặt được một kế hoạch tốt, sát thực tế là cần Song để kế hoạch đó khôngdừng lại trên giấy, phải có biện pháp thích hợp, phải có năng lực chỉ đạo

tương xứng Người cũng đòi hỏi khi đặt kế hoạch phải nhìn xa Có nhìn xa mới có quyết định đúng Lại phải thấy rộng Có thấy rộng mới đặt các ngành hoạt động một cách cân đối Khi tổ chức thực hiện, phải tỉ mỉ, chu đáo, sát cơ

sở.

Tính khoa học của việc tổ chức thực hiện cũng đòi hỏi phải có sự phân

công hợp lý, sự phân định rành mạch quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm giữa

các cấp khác nhau Chỉ bằng cách đó mới khắc phục được cả tình trạng giẫmchân lên nhau lẫn tình trạng bỏ trận địa của chính mình

Trang 39

Hiệu quả của tổ chức thực hiện còn phụ thuộc một cách quyết định vàocuộc đấu tranh chống bệnh hình thức và quan liêu.

Bệnh phô trương hình thức thu hút mọi tâm lực của người ta vào việctạo ra những phong trào rầm rộ nhất thời hơn là hiệu quả thực tế của nó Bệnhquan liêu trong tổ chức thực hiện ngăn cản việc kịp thời phát hiện những sựkhông ăn khớp, kém hiệu quả của các hình thức, biện pháp đã được đưa ra;đồng thời, không nhanh chóng nắm được những sáng tạo mới được nảy sinh

từ chính phong trào quần chúng

Những hạn chế đó làm giảm đáng kể hiệu quả tổ chức thực hiện nghịquyết, làm cản trở tới tiến trình phát triển của cách mạng Điều đó giải thích

vì sao Lênin xem kẻ thù bên trong tệ hại nhất của chúng ta, chính là anhchàng quan liêu

Trong lĩnh vực tổ chức thực tiễn để thực hiện đường lối, nghị quyết,việc tổng kết kinh nghiệm chính trị thực tiễn sẽ mang lại những thông tin cógiá trị nhất về đối tượng tác động của đường lối trong cả mục tiêu cũng nhưphương thức hoạt động để thực hiện nghị quyết đó Bởi vậy, Lênin đã kêu gọiphải chuyển các cuộc đại hội và hội nghị bàn bạc các vấn đề chung, sang các

cuộc Đại hội, Hội nghị tổng kết kinh nghiệm thực tiễn tập hợp tất cả những

cái gì có giá trị để xác định một số biện pháp thực tiễn sắp tới và vô luận thếnào cũng phải thực hiện cho bằng được những phương pháp đó

Việc tổng kết thực tiễn, dựa vào những kinh nghiệm thực tiễn - thiếtthực cũng trở thành điều kiện bảo đảm tính cụ thể, tính thiết thực, tính khả thicủa phương pháp thực hiện nghị quyết Tiếc rằng trong thực tế chúng ta vẫncòn một số những nghị quyết được thực hiện một cách vội vàng, bằng nhữngphương pháp thiếu lý lẽ Những phương pháp đó đã thay thế việc phân tích bằngnhững thống kê, nói quá nhiều đến việc phải làm gì nhưng lại thiếu những lờikhuyên nên làm thế nào Như thường thấy, các văn kiện đó được tô điểm bằng

Trang 40

những lời kêu gọi chung chung như "nâng cao", "tăng cường", "làm tốt hơn" còncác phương pháp vạch ra lại mờ nhạt và thiếu căn cứ Sinh thời Lênin khuyênphải lập một ban đặc biệt để thanh toán một số đề án chung, đề nghị thưởng

cho những nghị quyết tốt, sẽ trả thưởng sau một năm thực hiện quyết định có

kết quả, đồng thời tính theo phần trăm của kết quả (100% kết quả = 100%

giải thưởng, 1% kết quả = 1% giải thưởng)

Tính khách quan, quan điểm toàn diện, chú ý tới kinh nghiệm thựctiễn trong tính tổng hợp của chúng sẽ cho phép hạn chế tối đa chủ nghĩa chủquan duy ý chí khi tổ chức thực hiện nghị quyết Chúng ta cũng cần chú ýthêm rằng, chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí không mâu thuẫn mà còn đòihỏi phải phát huy cao độ tính năng động của nhân tố chủ quan, của nhiệt tìnhcách mạng không chỉ trong việc tổ chức thực hiện đường lối mà cả trong việcxây dựng đường lối Một quan điểm đúng đắn tạo thành cơ sở phương pháp luậnquan trọng nhất định bảo đảm tính đúng đắn của đường lối là biết kết hợp chặtchẽ giữa những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Chính đó là nhân

tố bảo đảm tính có trọng lượng, tính thuyết phục, tính khả thi của đường lối

Việc tổ chức thực hiện cũng có tác động tích cực trở lại nghị quyết Ở

đây, có thể xem mối quan hệ giữa nghị quyết với việc tổ chức thực hiện như là

mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn Thông qua việc tổ chức thực hiện nghị

quyết mà phát hiện ra những chỗ chưa được hoàn chỉnh của nghị quyết; từ đó,

bổ sung, hoàn thiện hơn nữa, làm cho nghị quyết ngày càng chuẩn xác

Trong tổ chức thực hiện, việc tổng kết kinh nghiệm cũng giữ một vị trí

quan trọng Nó cung cấp cơ sở hoạch định nghị quyết và góp phần nâng caochất lượng tổ chức thực hiện các nghị quyết tiếp theo

Nói chung, mọi nghị quyết của Đảng đều là sản phẩm tổng kết kinhnghiệm: kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của ngành, của địa phương và cơ

sở Hơn nữa, nó là kết quả tổng kết cả kinh nghiệm thành công và không

Ngày đăng: 16/12/2016, 23:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Đình Bách (1999), Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Đình Bách (1999), "Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở ViệtNam
Tác giả: Vũ Đình Bách
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
2. Vũ Đình Bách (2001), Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước - lý luận, chính sách và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Đình Bách (2001), "Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước -lý luận, chính sách và giải pháp
Tác giả: Vũ Đình Bách
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
3. Hoàng Chí Bảo (1988), "Từ tư duy kinh nghiệm tới tư duy lý luận", Thông tin lý luận, (6), tr. 54-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ tư duy kinh nghiệm tới tư duy lý luận
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1988
4. Hoàng Chí Bảo (2001), "Toàn cầu hóa kinh tế và nền kinh tế tri thức" , Triết học, (6), tr. 5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa kinh tế và nền kinh tế tri thức
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2001
5. Nguyễn Đức Bình (2001). Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng và văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Bình (2001). "Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng vàvăn hóa
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
6. Đ. Benxaiđơ (1998), Mác - người vượt trước thời đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đ. Benxaiđơ (1998"), Mác - người vượt trước thời đại
Tác giả: Đ. Benxaiđơ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 1998
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin (1991), Một số vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Nxb Tư tưởng - văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin(1991), "Một số vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin
Nhà XB: Nxb Tưtưởng - văn hóa
Năm: 1991
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (1999), Lựa chọn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (1999), "Lựa chọn vàthực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1999
9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Thu, Phan Đình Diệu, Nguyễn Văn Hường, Đào Thế Tuấn (1988), Những vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trọng Chuẩn, Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Thu, Phan Đình Diệu,Nguyễn Văn Hường, Đào Thế Tuấn (1988), "Những vấn đề lý luậncủa chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Thu, Phan Đình Diệu, Nguyễn Văn Hường, Đào Thế Tuấn
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1988
10.Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), "Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội", Triết học, (6), tr. 13-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chínhsách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1996
11.Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), "Để vững bước tiến vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ III", Triết học, (1), tr. 5-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để vững bước tiến vào thế kỷ XXI và thiênniên kỷ thứ III
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 2001
12.Mai Ngọc Cường (2001), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Ngọc Cường (2001), "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam
Tác giả: Mai Ngọc Cường
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
13.Lê Đăng Doanh (1997), Cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Đăng Doanh (1997), "Cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới kinh tế ởViệt Nam
Tác giả: Lê Đăng Doanh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
14.Vũ Trọng Dung (2000), "Con người - Chủ thể của mọi quá trình biến đổi xã hội", Giáo dục lý luận, (1), tr. 22-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người - Chủ thể của mọi quá trình biến đổixã hội
Tác giả: Vũ Trọng Dung
Năm: 2000
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1960)," Báo cáo chính trị của Ban chấp hànhTrung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1960
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), "Báo cáo chính trị của Ban Chấp hànhTrung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1977
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1982)," Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa V, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1982)," Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BanChấp hành Trung ương khóa V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
19.Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa V, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), "Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười BanChấp hành Trung ương khóa V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1987)," Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w