Đổi mới chính trị phải đảm bảo thực hiện được độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Việc đổi mới chính trị trở thành động lực thúc đẩy mọi hành động tích cực của nhân dân, sao cho quần chúng nhân dân thực sự trở thành người chủ của cách mạng tiến tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trang 1SỰ VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA ĐẢNG TA TRONG ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ
ThS Nguyễn Thành Đạo
Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Đổi mới chính trị phải đảm bảo thực hiện được độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội Việc đổi mới chính trị trở thành động lực thúc đẩy mọi hành
động tích cực của nhân dân, sao cho quần chúng nhân dân thực sự trở thành người
chủ của cách mạng tiến tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh
Từ khoá: Đổi mới chính trị
Việc đổi mới chính trị ở nước ta
trong thời kỳ quá độ trước hết phải xuất
phát từ tính chất xã hội của con đường
phát triển đất nước mà Đảng và nhân dân
ta đã lựa chọn, đó là định hướng xã hội
chủ nghĩa Như vậy, đổi mới chính trị là
nhằm tạo ra sự phù hợp của hệ thống
chính trị với sự lựa chọn chính trị về con
đường phát triển của đất nước Sự đổi
mới đó sẽ làm cho hệ thống chính trị ở
nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội hoạt động có hiệu quả, bảo
đảm cho sự lựa chọn con đường phát
triển của đất nước đi đến thắng lợi Đây
cũng chính là điều kiện bảo đảm nền tảng
của tư tưởng đổi mới ở nước ta là chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, bảo đảm có tính nguyên tắc việc
vận dụng phép biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng với kiến trúc thượng tầng trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Đổi mới chính trị ở nước ta, do đó,
xuất phát từ thực tiễn của hệ thống chính
trị đã tỏ ra yếu kém, không đáp ứng
được yêu cầu của cách mạng Những
phân tích, đánh giá một cách khách
quan, chi tiết về những yếu kém đó được
Đảng ta dựa trên cơ sở phương pháp
luận biện chứng duy vật đưa ra
Thực tiễn cách mạng đòi hỏi mà hệ thống chính trị không đáp ứng được thì phải xem lại những yếu kém trong hệ thống chính trị Vấn đề này thuộc về sự vận dụng của Đảng ta trong việc phát hiện và giải quyết mâu thuẫn Đảng ta đã: Thẳng thắn thừa nhận rằng, trước những biến động và thử thách của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hoạt động tư tưởng và tổ chức của Đảng đã không theo kịp yêu cầu của cách mạng Trong công tác tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu, lời nói không đi đôi với việc làm Về mặt tổ chức, đã để cho bộ máy nhà nước, bộ máy của Đảng và các đoàn thể phình ra quá lớn, chồng chéo và phân tán [1, tr 27- 28]
Như vậy, để đi đến quyết định đổi mới chính trị ở nước ta, Đảng ta biết lấy biện chứng khách quan của sự vật làm điểm xuất phát, đó là đòi hỏi tất yếu của công cuộc đổi mới
Nhưng đổi mới bộ phận nào trong
hệ thống chính trị của chúng ta? Để giải đáp được câu hỏi đó phải có cái nhìn toàn diện, cụ thể trên cơ sở thực tiễn của
Trang 2hệ thống chính trị, đồng thời phải tránh
thái độ nôn nóng lẫn sự trì trệ trong quá
trình xem xét vấn đề
Chủ trương của Đảng ta về đổi mới
toàn diện hệ thống chính trị của nước ta là
quyết định duy nhất đúng đắn Quyết
định đó phản ánh đúng thực trạng cần
đổi mới của toàn bộ hệ thống chính trị
Đổi mới toàn diện hệ thống chính trị còn
bao gồm đổi mới từ tổ chức, phong cách,
lề lối làm việc nhằm làm cho các bộ
phận cấu thành hệ thống chính trị nói
riêng và toàn bộ hệ thống chính trị nói
chung hoạt động có hiệu quả, đáp ứng sự
nghiệp đổi mới đất nước
Nhưng với tư cách là hạt nhân của
hệ thống chính trị, là lực lượng lãnh đạo
hệ thống chính trị thì mỗi sự đổi mới của
Đảng đều trực tiếp chi phối đến các bộ
phận còn lại của hệ thống chính trị Hơn
nữa, với tư cách là đội tiên phong của
cách mạng, đổi mới của Đảng xét về mặt
nguyên tắc, Đảng phải tiên phong trong
việc tự đổi mới, chỉnh đốn mình, làm cơ
sở cho Đảng lãnh đạo đổi mới nhà nước
và các tổ chức chính trị - xã hội
Đổi mới chính trị ở nước ta không
phải chỉ dừng lại ở chỗ để hệ thống
chính trị vận hành tốt hơn, mà mục đích
cao cả của nó được quy định bởi lý
tưởng của Đảng ta là vì hạnh phúc của
nhân dân Vì vậy, đổi mới chính trị ở
nước ta phải làm thế nào để một là, nhân
dân tự giác tham gia hoạt động đó
"Chính trị phải là việc của nhân dân" [2,
tr 482] Cũng bởi vì: "Chính trị là vận
mệnh thực tế của hàng triệu con người"
[3, tr 150] Hai là, để nhân dân thực sự
phát huy quyền dân chủ của mình, trở
thành người chủ của mọi quá trình xã
hội Điều đó chỉ có thể thực hiện được bởi sự lãnh đạo của Đảng
Đổi mới chính trị ở nước ta, do
đó, then chốt là đổi mới, chỉnh đốn về phương thức tổ chức và hoạt động của Đảng nhằm làm cho Đảng đáp ứng được vai trò lãnh đạo của sự nghiệp đổi mới đất nước, tăng cường hiệu lực nhà nước, phát huy quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân, từng bước xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta hiện nay, hệ thống chính trị bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác của nhân dân
Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống chính trị
đó có chức năng cơ bản là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, từng bước hình thành và hoàn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản của nó là:
Toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Để đổi mới chính trị, Đảng ta đã quán triệt những quan điểm mácxít, tập trung ở những điểm sau đây:
Phải nắm vững tính chất giai cấp công nhân của chế độ chính trị, của nhà nước và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Do đó, phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội nói chung và đối với hệ thống chính trị nói riêng
Trang 3Đổi mới chính trị, do đó phải làm
thế nào để có một hệ thống chính trị phát
triển, phù hợp với yêu cầu của đổi mới
và trở thành động lực quan trọng của sự
phát triển đất nước, không giáo điều,
không xơ cứng, trì trệ và bảo thủ Cũng
do đó, đổi mới chính trị của nước ta phải
thể hiện được tinh thần của Lênin về vấn
đề này, tập trung ở chỗ:
- Chính trị là biểu hiện tập trung
của kinh tế;
- Chính trị do kinh tế quyết định,
nhưng đồng thời chính trị không thể
không giữ vị trí hàng đầu, là phương
hướng dẫn dắt kinh tế;
- Chính trị là số phận của hàng
triệu quần chúng, là sự nghiệp do chính
quần chúng xây dựng và thực hiện dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đối với nước ta hiện nay, đổi mới
chính trị phải đi đôi với bảo vệ và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, kiên định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Đổi mới chính trị ở nước ta, thực
chất là làm thế nào để quyền lực nhà
nước thực sự thuộc về nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Muốn vậy, phải có cơ chế, chính sách để
nhân dân tham gia vào công việc tổ
chức, quản lý các công việc của nhà
nước, làm cho quyền lực của nhân dân
được thực hiện thông qua nhà nước và
thông qua các tổ chức chính trị - xã hội
của họ
Đổi mới và tăng cường hệ thống
chính trị phải được diễn ra trên cơ sở
hiện thực của kinh tế và sự phát triển
văn hóa mà cơ sở của nó là dân trí được
nâng lên không ngừng để nhân dân tự
giác tham gia vào đời sống chính trị Đó
là căn cứ lý luận, phương pháp luận của vấn đề đổi mới chính trị và hệ thống chính trị ở nước ta Đồng thời, việc đổi mới mô hình, cơ chế, chính sách và phương thức quản lý kinh tế đòi hỏi sự đổi mới phù hợp của hệ thống chính trị
Yêu cầu nổi lên hàng đầu, trước mắt cũng như lâu dài là đổi mới, giữ
vững ổn định chính trị để phát triển, để
thực hiện các mục tiêu của đổi mới, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng
cao hiệu lực quản lý của nhà nước, mở rộng và củng cố vững chắc cơ sở xã hội của chính trị là quần chúng nhân dân
Khái quát lại, thực chất của đổi mới chính trị ở nước ta là xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng nền dân chủ không ngừng được tăng cường, mở rộng Vì vậy, triển khai công việc hệ trọng này, Đảng ta khẳng định vừa phải khắc phục bệnh tập trung quan liêu, vừa phải chống dân chủ cực đoan
và vô chính phủ
Quán triệt những quan điểm xuất phát trên đây, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của đổi mới kinh tế, những nội dung chủ yếu của đổi mới chính trị được Đảng ta xác định là:
- Một là, xử lý đúng đắn mối quan
hệ giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề lý
luận và thực tiễn rất to lớn, phức tạp, trong đó còn nhiều vấn đề rất mới mẻ so với trình độ nhận thức và kinh nghiệm của chúng ta, nó đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu và theo dõi sự vận động của thực tiễn để có những tổng kết nghiêm túc
về mặt khoa học, kịp thời điều chỉnh
Trang 4kinh tế - xã hội đúng theo quy luật khách
quan của sự phát triển Do đó, muốn
đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng, muốn giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa và không phạm vào sai lầm về
chính trị thì xây dựng Đảng trong sạch
và vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức, làm cho Đảng ngang tầm với
những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới là yêu
cầu hàng đầu, là điều kiện có tính tiên
quyết, có tính nguyên tắc của đổi mới
chính trị ở nước ta
- Hai là, với tư cách là bộ máy
công quyền - nhà nước của dân, do dân
và vì dân, nhà nước là một công cụ quan
trọng nhất đại diện cho quyền lợi của
nhân dân thì việc đổi mới, tăng cường
vai trò quản lý và nâng cao hiệu lực
quản lý của nhà nước, trên cơ sở bảo
đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước, làm cho những quan điểm và
đường lối đổi mới của Đảng được thể
chế hóa và cụ thể hóa thành pháp luật,
chính sách và cơ chế được thực hiện
đúng đắn trong cuộc sống là đòi hỏi hết
sức cấp bách Do đó phép biện chứng về
đổi mới tổ chức bộ máy, phương pháp
và phong cách lãnh đạo của Đảng không
thể tách rời việc đổi mới, xây dựng và
củng cố bộ máy nhà nước pháp quyền và
quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật Những yêu cầu đó nhằm làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước các cấp có thể đạt được những bước tiến quyết định theo hướng phát huy quyền dân chủ của nhân dân, tăng cường kỷ cương và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, đồng thời với việc đổi mới chính bản thân mình, Đảng phải lãnh đạo đổi mới hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác của nhân dân, bảo đảm tính toàn diện của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta, phản ánh biện chứng khách quan của hiện thực Từ thực tiễn đổi mới mười lăm năm qua, có thể rút ra kết luận rằng: Đảng ta, do sự vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật vào lãnh đạo đổi mới chính trị, do vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý kinh
tế - xã hội của Nhà nước được tăng cường, vai trò năng động, sáng tạo của các đoàn thể chính trị - xã hội của quần chúng được phát huy rõ rệt Đồng thời, vai trò làm chủ Nhà nước của nhân dân cũng như dân chủ xã hội ngày càng được
mở rộng và tăng cường Đó là những động lực mạnh mẽ giữ vai trò quyết định nhất thúc đẩy công cuộc đổi mới tiến lên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam.1987 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
NXB Sự thật, Hà Nội
[2] V.I Lênin Toàn tập, tập 40 1977 NXB Tiến bộ, Mátxcơva
[3] V.I Lênin Toàn tập, tập 41 1977 NXB Tiến bộ, Mátxcơva