1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO tài LIỆU TUYÊN TRUYỀN về PHÒNG CHỐNG tội PHẠM MA túy

14 532 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

Tệ nạn ma túy đã và đang là mối hiểm họa của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tình trạng nghiện hút, tiêm chích và buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy diễn ra ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đối tượng vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy là thanh thiếu niên chiếm số lượng khá đông.

Trang 1

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY

ĐỀ CƯƠNG Chuyên đề: PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

Trang 2

Lời nói đầu:

Tệ nạn ma túy đã và đang là mối hiểm họa của nhiều nước trên thế giới

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tình trạng nghiện hút, tiêm chích và buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy diễn ra ngày càng phức tạp

và có chiều hướng gia tăng Đối tượng vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy

là thanh thiếu niên chiếm số lượng khá đông

Do điều kiện nước ta ở gần vùng “Tam giác vàng” là một trong những nơi sản xuất ma túy bất hợp pháp lớn nhất thế giới và Việt Nam lại có đường biên giới quốc gia dài với một số nước láng giềng … Do vậy, bọn tội phạm ma túy xuyên quốc gia đã lợi dụng, cấu kết với các băng buôn lậu ma túy từ vùng tam giác vàng vào Việt Nam

Tác hại của ma túy là vô cùng to lớn Vì vậy, công tác đấu tranh và phòng, chống các tệ nạn liên quan đến ma túy luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân để họ hiểu và tự giác chấp hành đúng những quy định của pháp luật Nhà nước ta cũng có những quy định chung mang tính bắt buộc người dân phải thực hiện nghiêm; nếu vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu tránh nhiệm hình sự

Sở Tư pháp biên soạn Đề cương tuyên truyền pháp luật phòng, chống tội phạm về ma túy để phát hành đến hệ thống truyền thanh cơ sở, câu lạc bộ pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên làm tài liệu tuyên truyền rộng rãi đến người dân, nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật liên quan đến ma túy và tự giác chấp hành tốt các quy định của pháp luật



Trang 3

Bài 1: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

1 Khái quát chung tình hình tội phạm về ma túy

Hiện nay, ma túy được coi là vấn đề mang tính toàn cầu Các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quan đã và đang không ngừng tăng cường hợp tác trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới triệt tiêu ma túy ra khỏi đời sống xã hội

Thực tế cho thấy, tình hình sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép các chất ma túy ngày càng diễn ra hết sức phức tạp Hoạt động của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, có sự cấu kết chặt chẽ giữa tội phạm ma túy trong nước và tội phạm ma túy là người nước ngoài Theo Bộ Công an, tình hình tội phạm ma túy diễn biến ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng, tội phạm về ma túy và tệ nạn nghiện ma tuý trong nước không giảm, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội Các hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy diễn ra chủ yếu trên các tuyến biên giới đường bộ Phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt và vô cùng manh động, sẵn sàng liều lĩnh chống trả quyết liệt khi bị phát hiện

Với siêu lợi nhuận mà ma túy mang lại, các đối tượng phạm tội về ma túy thường không từ thủ đoạn nào, lợi dụng quan hệ họ hàng, lôi kéo các thành viên trong gia đình cùng tham gia buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy tạo thành các ổ nhóm có cấu kết chặt chẽ Đối tượng nghiện ma túy cũng câu kết, móc nối với nhau hoạt động có tổ chức, nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng Ở Việt Nam, từ đầu những năm 1990 trở lại đây, tình hình sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy diễn ra phức tạp, ngày càng trở nên nghiêm trọng Nhiều tụ điểm ma túy hoạt động dưới vỏ bọc quán karaoke, khách sạn, vũ trường, nhà hàng…có chiều hướng gia tăng Tình hình lạm dụng ma túy và các loại tội phạm ma túy gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội; làm tổn hại đến đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, sức khỏe giống nòi và đặc biệt tác động xấu đến tình hình an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội Chính vì

Trang 4

vậy, Đảng và Nhà nước ta xem công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về

ma tuý là một nhiệm vụ trọng tâm, cần phải thực hiện nó một cách có hiệu quả

2 Các tội phạm về ma tuý và hình thức xử phạt

a) Khái niệm tội phạm

Khái niệm tội phạm được quy định theo pháp luật về hình sự như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì các tội phạm liên quan đến ma túy bao gồm:

- Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 192)

- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193)

- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

(Điều 194)

- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào

việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195)

- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196)

- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197)

- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198)

- Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200)

Trang 5

- Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 201)

b) Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về ma túy

Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi bổ sung 2009 đã được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 nhằm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 1999, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2010 đã phi hình hình sự hoá đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý được quy định tại điều 199 của Bộ luật Hình sự năm 1999

Theo quy định từ Điều 192 đến Điều 201 Chương XVIII Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009) thì cá nhân, tổ chức có hành vi

vi phạm pháp luật các điều nêu trên căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm mà

sẽ bị xử lý theo hình thức: Phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

* Xử lý vi phạm hành chính về ma túy theo Nghị định

73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật

tự, an toàn xã hội.

Nếu hành vi vi phạm về ma tuý không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người vi phạm có thể sẽ bị xử lý hành chính theo các văn bản pháp luật hiện hành Cụ thể, tại điều 21 Nghị định 73 năm 2010 quy định: Hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy thì sẽ bị xử phạt như

sau:

1 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hút, tiêm chích, hít hoặc bằng các hình thức khác để sử dụng trái phép chất ma túy

2 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Trang 6

b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

3 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, khách sạn, quán trọ, nhà nghỉ, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác do

sơ hở, thiếu trách nhiệm để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý;

b) Trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây côca hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý

4 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Sản xuất, mua, bán dụng cụ tiêm, chích, hút, sử dụng chất ma túy; b) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác hút, tiêm, chích, sử dụng chất ma túy;

c) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác tiêm, chích, hút, sử dụng chất ma túy;

d) Kê đơn, cấp thuốc hoặc mua, bán các loại thuốc có chứa chất ma túy không đúng quy định;

đ) Được phép cất giữ, sử dụng thuốc có chất ma túy, chất hướng thần hoặc các chất ma túy khác mà chuyển cho người không được phép cất giữ, sử dụng

5 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;

b) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

Trang 7

c) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

d) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất

ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

đ) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển

6 Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2,

3, 4 và khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ

3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm d khoản

3, khoản 4 Điều này

3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống

ma túy

Để thực hiện có hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy cần thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy phòng chống ma túy, nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn Thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích, thu hút cán

bộ có trình độ, tâm huyết làm việc ở các cơ sở chữa trị, cai nghiện

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả xây dựng xã, phường lành mạnh là một trong những giải pháp quan trọng làm chuyển hóa địa bàn, giảm tệ nạn xã hội

Gắn chặt xây dựng xã, phường lành mạnh với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tăng cường vận động, thuyết phục để phòng

ngừa tệ nạn xã hội Tăng cường truy quét ổ nhóm, đường dây tội phạm buôn bán ma túy, các địa phương cần tập trung mạnh mẽ, kiên quyết lập lại trật tự,

kỷ cương làm lành mạnh hóa các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành và quản lý địa bàn

Trang 8

- Phát động phong trào toàn dân phát hiện, tố giác tội phạm, vận động đối tượng nghiện và gia đình tự khai bá Tổ chức cai nghiện tại các Trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội, các trường, các cơ sở và tại gia đình, cộng đồng Tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau cai nghiện, tổ chức dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo,… để giúp các đối tượng vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng Xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm hoặc tái phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống các tệ nạn xã hội và tệ nạn ma túy

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, để họ hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về ma túy và các tác hại do ma túy gây ra; gia đình phải quản lý và quan tâm giáo dục con cái biết tránh xa hiểm họa này, kiên quyết không để bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập; chính quyền, các ngành và đoàn thể tổ chức những hoạt động lành mạnh phù hợp tuổi trẻ để thu hút thanh niên, thông qua đó, tuyên truyền vận động phòng, chống

ma túy; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội cũng cần phải thực hiện tốt chương trình phòng, chống ma túy của Chính phủ

Trang 9

Bài 2: MỘT SỐ CÂU HỎI - ĐÁP VỀ TỘI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY THƯỜNG GẶP VÀ CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT Hỏi: Người có hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác

có chứa chất ma túy thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Đáp: 1 Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các

loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn

vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Tái phạm tội này

3 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng

Hỏi: Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thì sẽ bị xử lý như thế nào?

1 Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

Trang 10

i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

o) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

p) Tái phạm nguy hiểm

3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

Trang 11

h) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên; h) Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này

5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức

vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Hỏi: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm

2009) quy định:

1 Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

Ngày đăng: 24/09/2018, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w