1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng suất sinh sản và khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa lợn nái f1(yorkshire móng cái) và f1(yorksire meishan) phối với lợn đực pidu25 tại công ty TNHH MTV giống gia súc hải dương ”

75 784 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 847,5 KB

Nội dung

- Hướng sử dụng: Lợn Móng Cái đang được sử dụng với hướng làm nái nền cơ bản để lai với Yorkshire và Landrace cho sản phẩm con lai để lấy thịt vàtrong chiến lược nạc hóa đàn lợn ngoài sử

Trang 1

PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG LỢN YORKSHIRE, MÓNG CÁI VÀ MEISHAN NUÔI TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Giống lợn Yorkshire

2.1.2 Lợn Móng Cái

2.1.3 Lợn Meishan

2.1.4 Lợn Duroc

2.2 LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI

2.2.1 Khái niệm về lai giống

2.2.2 Ưu thế lai

2.3 CƠ SỞ SINH LÝ SINH LÝ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI

2.3.1 Tuổi thành thục về tính

2.3.2 Tuổi thành thục về thể vóc

2.3.3 Chu kì động dục của lợn nái

2.3.4 Cơ chế hoạt động sinh dục của lợn

2.3.5 Các giai đoạn phát triển của thai lợn

2.4 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI

2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái

Trang 2

2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI

2.5.1 Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

2.5.2 Ảnh hưởng yếu tố ngoại cảnh

2.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

2.6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Năng suất sinh sản chung của lợn nái lai F1(YMS) và F1(YMC) phối với đực PiDu25

3.2.2 Khả năng sinh trưởng của con lai của các tổ hợp lai F1(YMC) và

F1(YMS) phối với đực PiDu25

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.1 Theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(YMS) và F1(YMC) phối với đực PiDu25

Trang 3

F1(LY) F1(Landrace x Yorkshire)

F1(YMC) F1 (Yorkshire x Móng Cái)

F1(YMS) F1 (Yorkshire x Meishan)

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi là nghành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp vàngày càng được coi trọng phát triển Nghành chăn nuôi không những đảm bảocung cấp về nhu cầu thực phẩm của con người mà góp phần không nhỏ trongnền kinh tế quốc dân Trong những năm qua, nghành chăn nuôi lợn nước ta cónhiều chuyển biến tích cực về mặt năng suất, chất lượng, quy mô cũng như hìnhthức chăn nuôi

Chất lượng giống được cải thiện một bước, nhiều giống có năng suất vàchất lượng cao được nhập vào Việt Nam như Duroc, Pietrain để nuôi thuần hoặclai tạo ra những tổ hợp lai mới, có năng suất và chất lượng thịt cao, được ứngdụng rộng rãi trong thực tế và mang lại hiệu quả cao

Hải Dương là một tỉnh có nghành chăn nuôi khá phát triển ở đồng bằngsông Hồng Các trang trại chăn nuôi tại Hải Dương ngày càng được mở rộng cả

về hình thức và quy mô theo hướng sản xuất hàng hóa Cơ cấu giống lợn cónhiều biến đổi tích cực Nhưng đa phần kinh tế trang trại đều đi lên từ quy mônông hộ nên tình trạng chăn nuôi còn nhiều hạn chế, mà một trong những vấn đềkhó khăn gặp phải là năng suất đàn nái ngoại còn thấp, không ổn định, tốc độtăng trọng không cao,…

Lợn Meishan và lợn Móng Cái là hai giống lợn có khả năng sinh sản cao,khả năng thích nghi tốt, tuy nhiên có đặc điểm là khả năng sinh trưởng và chấtlượng thịt còn hạn chế Để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái, tận dụngnhững đặc điểm tốt của 2 giống này người ta đã cho lai với lợn Yorkshire để tạo

ra con lai F1(YMS) và F1(YMC) và được dùng làm nái nền cho phối với lợnđực lai PiDu25 (25% Petrain và 75% Duroc) Tuy nhiên chưa có nhiều nghiêncứu về năng suất sinh sản của lợn nái F1 và khả năng sinh trưởng của con laigiữa PiDu25 và F(YMC), F1(YMS)

Trang 5

Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:” Năng suất sinh sản và khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa lợn nái F1(Yorkshire Móng Cái) và F1(Yorksire Meishan) phối với lợn đực PiDu25 tại công ty TNHH MTV giống gia súc Hải Dương.”

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 MỘT SỐ GIỐNG LỢN ĐANG ĐƯỢC NUÔI CHÍNH Ở NƯỚC TA 1.1.1 Giống lợn Yorkshire

- Nguồn gốc xuất xứ: Yorkishire là giống lợn phổ biến nhất trên thế giới,

được nuôi ở nhiều nơi Ở nước ta lợn Yorkshire được nhập vào miền Nam từ những năm 1920 ở để tao ra lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ Đến năm 1964 lợn được nhập vào miền Bắc thông qua Liên Xô cũ Đến năm 1978, lợn Yorkshire được nhập từ CuBa Giống lợn này cũng là một trong những giống được nước ta sử dụng nhiều cho chương trình nạc hóa đàn lợn

- Đặc điểm ngoại hình: toàn thân có màu trắng, đầu to vừa phải và hơi

thô, tai to thẳng và hơi hướng về phía phía trước, thân dài, lưng hơi vồng lên,chân cao khỏe và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn

- Khả năng sản xuất: Trọng lượng sơ sinh trung bình từ 1,2-1,4 kg/con,

lợn trưởng thành đạt 300-400kg Lợn thuộc giống cho nhiều nạc tỉ lệ nạc đạt 55% Lợn nái đẻ trung bình 10-13 con/lứa, bình quân 2-2,2 lứa/năm, cai sữa 60ngày tuổi đạt 16-20 kg/con

52 Hướng sử dụng: Yorkshire nuôi chủ yếu để lai trong các công thức lai

kinh tế với các giống khác Lợn cái có năng suất sinh sản khá và khả năng chốngchịu tốt nên thường được sử dụng làm nái sinh sản

1.1.2 Lợn Móng Cái

- Nguồn gốc xuất xứ: Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và

phát triển từ lâu ở vùng Đông Bắc Việt Nam Trước đây lợn Móng Cái và Ỉ làhai giống lợn nội chính được nuôi và phát triển rộng rãi ở miền Bắc và miềnTrung nước ta Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (ĐôngTriều) tỉnh Quảng Ninh là nơi đã hình thành lên của giống lợn Móng Cái

Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 – 70 trở đi lợn Móng Cái đã pháttriển nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn ỉ bị thu hẹp dần

Trang 7

Từ sau 1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phíaNam.

- Đặc điểm ngoại hình: Giống lợn Móng Cái có đầu lớn, đen, giữa trán có

một điểm trắng hình tam giác hay bầu dục mõm trắng, giữa vai và cổ có vành trắng vắt ngang kéo dài tới bụng và 4 chân, lưng và mông màu đen kéo dài xuống ½ bụng và bít bín mông làm nên loang “yên ngựa” thân hình dài vừa phải, cổ ngắn và to, lưng dài rộng, hơi võng bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi, lông thưa và nhỏ, da mỏng, mịn ốn chân tương đối cao và thẳng, móng xòe, đa

số có 12 vú trở lên

- Khả năng sản xuất: Lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao, đẻ từ 11 –

16 con/lứa, trung bình là 11,8 con/lứa Khối lượng sơ sinh đạt 0,5 – 0,7 kg/con.Khối lượng cai sữa trung bình 6 -8 kg/con Tỉ lệ nạc là 38,6%, độ dày mỡ lưng3,6 cm ( Giang Hồng Tuyến (2003) Hiện nay số lượng Móng Cái lên đến 30vạn con được chăn nuôi rộng rãi tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, ven biểnmiền Trung và Tây Nguyên

- Hướng sử dụng: Lợn Móng Cái đang được sử dụng với hướng làm nái

nền cơ bản để lai với Yorkshire và Landrace cho sản phẩm con lai để lấy thịt vàtrong chiến lược nạc hóa đàn lợn ngoài sử dụng lợn ngoại thuần nuôi tới cácnông hộ không thể thiếu các giống lợn lai, mà chủ yếu các giống lợn lai có gópphần máu của lợn Móng Cái

1.1.3 Lợn Meishan

- Nguồn gốc xuất xứ: Giống lợn này có nguồn gốc từ vùng hồ và thung

lũng của Trung Quốc, chúng được xem như lợnTaihu từ hồ Taihu, Fengjing và

Minzhu, giữa miền Bắc và miền Trung giống lợn Meishan chủ yếu được nuôi ở

miền Bắc và Trung của Trung Quốc, một số vùng ven sông Chang Jiang và bờbiển phía Đông Nam

Trang 8

- Đặc điểm ngoại hình: Giống lợn này cỏ màu đen, mặt và da nhăn, lông

đen toàn thân và cỏ vành lông trắng vắt qua vai bao gồm cả chân trước vàngực Lợn cỏ đầu nhỏ thanh, cổ dài và hẹp thân Toàn thân khá chắc chắn và vậnđộng tốt, thích hợp với hệ thống chăn nuôi chăn thả trên đồng cỏ

- Khả năng sản xuất: Giống lợn Meishan có khối lượng tương đối lớn so

với các giống lợn châu Á Lợn nái trưởng thành có chiều cao 57.8 cm, vòngngực 100 cm và trọng lượng 61,6 kg Tỷ lệ thịt xẻ thấp khoảng 68%, tỷ lệ mỡcao Lợn có khả năng sinh sản rất tốt, đẻ trung bình 15-16 con/lứa, có khi 20 -22con Lợn có khả năng tăng trọng tương đối tốt

- Hướng sử dụng: Nước ta không lựa chọn giống lợn Meishan trong

chương trình nạc hóa đàn lợn nhưng giống lợn này được đưa vào Việt Namthông qua công ty chăn nuôi PIC (Anh Quốc) từ năm 1995 theo các giốnglợn ngoại khác để tạo ra một giống lợn có máu của 5 giống lợn khác nhau(Landrace, Yorkshire, Duroc, Peitrain, Meishan) có năng suất cao và chất lượngthịt tốt

1.1.4 Lợn Duroc

- Đặc điểm ngoại hình: toàn thân có màu hung đỏ hoặc nâu vàng, là giống

lợn có 4 mũi chân và mõm đen, tai đứng, có khả năng thích nghi với điều kiệnkhí hậu rất tốt

- Khả năng sản xuất: có khả năng sinh sản thấp, trung bình đẻ 9,3 con/lứa,

tốc độ tăng trọng đạt 785g/ngày, trọng lượng đạt 99,88kg ở 171,87 ngày tuổi, độdày mỡ lưng là 3,09 cm, diện tích cơ thăn là 30,45 cm2

- Hướng sử dụng: sử dụng lợn Duroc vào các tổ hợp nái lai

F1(Y×MC), F1(Y × MS)

1.2 LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI

1.2.1 Khái niệm về lai giống

Khi cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khácnhau người ta gọi là lai giống Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động

Trang 9

vật thuộc cùng một giống nhưng giữa các dòng khác nhau Mặc dù lai khácgiống xa nhau về huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cảhai kiểu lai lại tuơng tự nhau (Nguyễn Hải Quân và cs, 1995).

Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, vàngược lại tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên

Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền củaquần thể gia súc Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đốivới một số tính trạng nhất định

1.2.2 Ưu thế lai

Khái niệm: Ưu thế lai là thuật ngữ biểu thị sức sống, sức sản xuất của conlai vượt trội hơn so với cha mẹ chúng Ưu thế lai khong chỉ thể hiện ở sức chịuđựng mà còn bao gồm cả ưu thế về sức sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng chosữa, khả năng sinh sản và tỷ lệ chết

Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được tính bằng công thức:

H : Ưu thế lai tính theo %

AB: giá trị trung bình kiểu hình của con lai bố A, mẹ B

BA: giá trị trung bình kiểu hình của con lai bố B, mẹ A

A: giá trị trung bình kiểu hình của giống (dòng) A

B: giá trị trung bình kiểu hình của giống (dòng) B

Hiện tượng này thể hiện rất rõ ở những con lai thu được từ sự giao phốigiữa các dòng tự phối với nhau Con lai có sức sống mạnh, miễn dịch tốt, sứcsản xuất cũng được nâng cao

Trang 10

Ưu thế lai hoàn toàn ngược lại với suy thoái cận huyết và sự suy giảm sứcsống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống.

Để tìm hiểu nguyên nhân làm xuất hiện ưu thế lai người ta đã đưa ra giảthuyết về sự tác động của hai gen trên cùng một locus và được biểu diễn bằng

mô hình tác động của gen Từ dó có thể giải thích ưu thế lai bằng một trongnhững giả thuyết:

+ Thuyết trội: giả thuyết này cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen

trội đồng hợp tử khác nhau Khi tạp giao ở thế hệ F1 sẽ có các gen trội ở tất cảcác locus, nếu bố mẹ có kiểu gen là AABBCCddeeff và mẹ có kiểu gen làaabbccDDEEFF thì thế hệ F1 có kiểu gen làAaBbCcDdEeFf Trong trường hợptrội hoàn toàn thì thế hệ lai F1(AABBCCddeeff × aabbccDDEEFF) sẽ có kiểuhình giống những cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội AABBCCDDEEFF Giátrị con lai ở thế hệ F1(AABBCCddeeff × aabbccDDEEFF) vượt giá trị trungbình của hai bên cha mẹ

+ Thuyết siêu trội: mỗi alen trong cùng một locus sẽ thực hiện chức năng

của mình Ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời được biểuhiện Mỗi gen có khả năng tổng hợp riêng, quá trình này được thực hiện trongnhững điều kiện môi trường khác nhau Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có khảnăng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường

Ưu thế lai có thể do hiện tượng siêu trội của một locus, hiện tượng trội tổhợp nhiều locus hoặc do các nguyên nhân khác gây ra Khả năng thích ứng củamôi trường của các cá thể dị hợp tử tạo nên hiện tượng siêu trội là cơ sở của ưuthế lai

+ Tương tác gen: thuyết này cho rằng lai giống hình thành nên các tổ hợp

gen mới trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các alen không cùng một locus lànguyên nhân tạo nên ưu thế lai

- Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai:

Trang 11

+ Công thức lai: Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai Theo TrầnĐình Miên và cs (1994), mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt chotừng trường hợp lai cụ thể Theo Trần Kim Anh (2000), ưu thế lai của mẹ có lợicho đời con của chúng, ưu thế lai của lợn nái ảnh hưởng đến số con/ổ và tốc độsinh trưởng của lợn con Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và sứcsống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai sữa Ưu thế lai của bố thể hiệntính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỉ lệ thụ thai Colin (1998) cho rằng:khi lai hai giống, số con lợn con cai sữa/ nái/ năm tăng 5-10%, khi lai ba giốnghoặc trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10-15%, số con cai sữa/ổnhiều hơn 1,0-1,5 con và khối lượng cai sữa/nái/năm tăng được 1kg ở 28 ngàytuổi so với giống thuần.

+ Tính trạng: Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có khả năng di truyềncao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp Những tínhtrạng liên quan đến khả năng sinh sản và khả năng nuôi sống có ưu thế lai caonhất Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy đểcải tiến những tính trạng này so với chọn lọc, lai giống là một biệm pháp nhanhhơn, hiệu quả hơn Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau, số con đẻ ra/

ổ có ưu thế lai cao hơn, hiệu quả hơn Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khácnhau, số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%, số concai sữa có ưu thế lai cá thể 9%, ưu thế lai của mẹ là 11%, khối lượng cả ổ ở 21ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%, ưu thế lai của mẹ 18%

+ Sự khác biệt giữa bố và mẹ: Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữahai giống đem lại, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì

ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu Nếu các giống haycác dòng hợp tử với một tính trạng nào đó thì mức dị hợp tử cao nhất ở F1, sựphân ly của các gen trong các thế hệ sau mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần

Trang 12

Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao Ưu thếlai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh ảnh hưởngđến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến ưu thế lai.

+ Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng: Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡngtốt thì con lai sẽ phát huy được tối đa ưu thế lai Ngược lại nếu chăm sóc trongđiều kiện hạn chế thì con lai sẽ không phát huy được hết tiềm năng của ưu thế l

1.3 CƠ SỞ SINH LÝ SINH LÝ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI

sinh tinh Đối với các giống gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về tính

khác nhau, ở lợn nội thường từ 4 - 5 tháng tuổi (120 - 150 ngày), ở lợn ngoại

+ Chế độ dinh dưỡng: Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính củalợn cái Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục

về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém Gurger(1972) chỉ rõ, lợn cái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở

Trang 13

độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80 kg vànếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là 48,4 kg.

Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấulên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởngkhông tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơquan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác do béo quáảnh hưởng tới các hocmon oestrogen và progesterone trong máu làm cho hàmlượng của chúng trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục

+ Mùa vụ và chế độ chiếu sáng: Cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổiđộng dục Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông.Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những connuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu) Mùa đông,thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóngtối cũng làm chậm tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tựnhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 112 giờ mỗi ngày (Dwane và cs, 2000)

+ Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt cao trên 1 đơn vị diện tích trongsuốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động Kết quả nghiên cứu cho thấyviệc nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính sovới lợn cái được nuôi nhốt theo nhóm Bên cạnh những yếu tố trên thì đực giốngcũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị.Nếu cái hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động dục hơn cáihậu bị không tiếp xúc với lợn đực giống Theo Hughes và James (1996) lợn cáihậu bị ngoài 90 kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợnđực, mỗi lần tiếp xúc 15 - 20 phút thì tới 83% lợn cái hậu bị động dục lần đầu

Sự thành thục về tính bao giờ cũng sớm hơn sự thành thục về thể vóc Vìvậy để cơ thể mẹ tốt đảm bảo chất lượng giống ở thế hệ sau cần cho gia súc giao

Trang 14

phối và sinh sản khi đã hoàn toàn thành thục về tính và đạt 70-80% khối lượng

cơ thể

1.3.2 Tuổi thành thục về thể vóc

Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thểchất đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã được cốt hoá hoàn toàn, tầm vóc ổn định.Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về tính

Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giaiđoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt Vì lợn mẹ cóthể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chấtlượng đời con kém Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn cònhẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản củalợn nái sau này Do đó không nên cho phối giống quá sớm Đối với lợn cái nộikhi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên cho phối, đối với lợnngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100-110 kg mới nên cho phối

1.3.3 Chu kì động dục của lợn nái

Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể

đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiệntượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao,noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng Song song với quá trình thải trứngthì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng loạt các biếnđổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý Tất cả các biến đổi đó được lặp đi,lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính Chu kỳ tính được bắt đầu từkhi cơ thể đã thành thục về tính, nó xuất hiện liên tục và chấm dứt khi cơ thể cáigià yếu

Một chu kì động dục gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn tiền động dục (kéo dài 2 - 3 ngày)

Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục Ở giai đoạn này các noãn baophát triển thành thục và nổi rõ lên bề mặt buồng trứng Buồng trứng to hơn bình

Trang 15

thường các tế bào ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhungtăng lên, đường sinh dục tăng tiết dịch nhày và xung huyết nhẹ, hệ thống tuyến ở

cổ tử cung tiết dịch nhày, các noãn bao chín và tế bào trứng tách ra ngoài, tửcung co bóp mạnh, niêm dịch đường sinh dục chảy nhiều, con vật bắt đầu xuấthiện tính dục Các biến đổi trên tạo điều kiện cho tinh trùng tiến lên trong đườngsinh dục cái gặp tế bào trứng và tiến hành thụ tinh

Biểu hiện bên ngoài: Âm đạo sưng to, đỏ hồng, không có hoặc có ít nướcnhờn không cho đực nhảy hoặc bỏ chạy khi ta ấn tay vào hông Ở giai đoạn nàylợn thường bỏ ăn hoặc ít ăn, hay kêu rít

- Giai đoạn động dục (kéo dài 2 -3 ngày)

Thời gian của giai đoạn này được tính từ khi tế bào trứng tách khỏi noãnbao các biến đổi của cơ quan sinh dục lúc này rõ rệt nhất, niêm mạc âm hộ xunghuyết, phù thũng rõ rệt, niêm dịch trong suốt chảy ra ngoài nhiều, con vật biểuhiện tính hưng phấn cao độ: Con cái đứng nằm không yên, phá chuồng, ăn uốnggiảm hẳn, kêu rít, đứng trong trạng thái ngẩn ngơ, ngơ ngác, đái rắt, luôn nhảylên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng mình, thích gần đực, khi gầnđực thì luôn đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực như: đuôi cong lên và lệch sangmột bên, hai chân sau dạng ra và khụy xuống sẵn sàng chịu đực

Nếu ở giai đoạn này trứng gặp được tinh trùng, hợp tử được hình thànhthì chu kỳ tính ngừng lại, gia súc cái ở vào giai đoạn có thai và cho đến khi đẻxong một thời gian nhất định thì chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại Trường hợpgia súc không có thai thì chuyển sang giai đoạn tiếp

- Giai đoạn sau động dục (kéo dài 1 ngày)

Ở giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêngdần dần trở lại trạng thái hoạt đông sinh lý bình thường Các phản xạ về hưngphấn, về sinh dục dần mất hẳn, con vật chuyển sang thời kỳ yên tĩnh, chịu khó

ăn uống Trên buồng trứng thể vàng xuất hiện và bắt đầu tiết progesteron.Progesteron tác động lên trung khu thần kinh làm thay đổi tính hưng phấn, làm

Trang 16

kết thúc giai đoạn động dục, niêm mạc của toàn bộ đường sinh dục ngừng tăngsinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung đóng lại.

- Giai đoạn nghỉ ngơi (kéo dài 10-12 ngày)

Đây là giai đoạn dài nhất của chu kỳ sinh dục Thời kỳ này con vật hoàntoàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái yên tĩnh sinh lý bìnhthường Trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát dụcnhưng chưa nổi rõ lên bề mặt của buồng trứng, toàn bộ cơ quan sinh dục dầndần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo

- Các dạng động dục khác

Động dục thầm lặng (36- 40 ngày) chiếm khoảng 2,1% Đây là hiện tượnglợn đến kỳ động dục nhưng không có các biểu hiện động dục rõ ràng, không bỏ

ăn hoặc kêu rít làm cho người chăn nuôi rất khó nhận biết lợn động dục

Hiện tượng lưỡng tính: là hiện tượng con vật có các biểu hiện động dụcnhưng lại không cho con đực nhảy lên

1.3.4 Cơ chế hoạt động sinh dục của lợn

- Sự điều tiết Thần kinh – Thể dịch

Sau khi lợn đã thành thục về tính thì trong buồng trứng đã có những baonoãn tương đối lớn, các kích thích bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn,mùi vị…, tác động lên vỏ não và kích thích này truyền đến tuyến yên làm chotuyến yên tiết ra FSH (folliculo stimulating hormon) Hormon này tác động lênbuồng trứng làm cho noãn bao phát triểnvà thành thục, tế bào hạt trong noãn baotiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn Lúc này lợn có biểu hiện độngdục, biếng ăn, chỉ nhấm nháp chút ít, bồn chồn đi lại nhiều, âm hộ có hiện tượngxung huyết đỏ mọng, kêu la phá chuồng, thích nhảy lên lưng con khác, thích gầnđực, lấy tay ấn lên lưng thì thấy lợn đứng yên, đứng ở tư thế giao phối, đuôicong lên, âm hộ chảy nước nhờn, lúc đầu loãng sau đặc dần

Sau khi thải trứng thì trong một thời gian ngắn, noãn bao sẽ sinh ra thểvàng Thể vàng tiết ra progesteron làm cho tử cung chuẩn bị đón hợp tử và ức

Trang 17

chế sự phân tiết Gonado Stimulin của tuyến yên, ức chế sự thành thục của noãnbao trong buồng trứng làm cho lợn nái không động dục trở lại Thuỳ trước củatuyến yên tiết ra Prolactin làm cho thể vàng tiết ra Progesteron và kích thíchtuyến sữa phát dục Nếu lợn nái có chửa thể vàng sẽ tồn tại trong suốt thời gianmang thai, đến khi lợn đẻ thể vàng mất đi Nếu lợn không có chửa, tử cung sảnsinh ra Hormon Protagladine làm tan rã thể vàng, Progesteron không sản sinh ranữa Tuyến yên lại được giải phóng và lại sản sinh ra FSH, bắt đầu một chu kỳmới.

Chu kỳ động dục của lợn thường là từ 18 - 22 ngày, thời gian động dụckéo dài 5 - 7 ngày, nhưng thời gian chịu đực thường 2,5 ngày, phối giống trongthời gian này đạt hiệu quả cao nhất

Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày, dao động từ 112

-116 ngày, cá biệt có những lợn nái ngoại mang thai tới 117 - 118 ngày, thời gianmang thai dài quá hoặc ngắn quá đều không tốt Nếu thời gian mang thai ngắncon đẻ ra yếu, sức chống chịu với ngoại cảnh kém, khả năng sống sót thấp Nếuthời gian mang thai dài đẻ ra nhiều con chết, lợn mẹ thường đẻ khó khăn

Thời gian mang thai phụ thuộc vào số con sinh ra, số con sinh nhiều thờigian mang thai ngắn và ngược lại

1.3.5 Các giai đoạn phát triển của thai lợn

- Giai đoạn phôi thai

Sau khi tinh trùng vào ống dẫn trứng và gặp trứng ở 1/3 phía trên của ốngdẫn trứng thì bắt đầu quá trình phá vỡ màng của tế bào trứng và kết hợp để tạothành hợp tử

Khoảng 20 giờ sau đó thì hợp tử bắt đầu có sự phân chia Đến 48 giờthành tế bào phôi, 3-4 ngày hợp tử chuyển dần về 2 bên sừng tử cung và làm tổ

ở đó Khi làm tổ ở sừng tử cung thì hợp tử tiếp tục phân chia thành hàng trăm tếbào hình cầu và túi phôi được hình thành sau 5-6 ngày Mầm thai được hìnhthành sau 7-8 ngày và đồng thời màng ối bao quanh phôi, bảo vệ chống lại sự va

Trang 18

chạm cơ học cũng được hình thành Bên trong màng ối có chứa dịch ối Màng ốiđược hoàn thiện vào ngày 17-18.

Màng niệu hình thành sau 10 ngày và là màng ở giữa, bên trong chứa dịchniệu, chứa kích tố nhau thai Là nơi cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho phôiđồng thời cũng là nơi chứa nước tiểu cho bào thai

Màng đệm ở ngoài cùng, hình thành sau 12 ngày nó bao quanh cáckhoang phôi tiếp giáp với tử cung của lợn mẹ Trên màng đệm có chứa nhiềulông nhung có tác dụng hút các chất dinh dưỡng từ mẹ vào thai

Giai đoạn này hợp tử di động dễ dàng Một số cơ quan đã thấy rõ như ti,hầu, khí quản, thực quản, dạ dày, phổi…Khối lượng phôi thai khoảng 1 gam

Cần phải hết sức chú ý vì giai đoạn này rất dễ xảy thai do sự kết hợp giữa

mẹ và con chưa chắc chắn

- Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 đến ngày thứ 38, giai

đoạn này tiếp tục hình thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặctính của giống, tính đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể của lợn

- Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 đến ngày thứ 114, khối

lượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triểnmạnh, bộ xương được hình thành,các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ

1.4 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI

1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái

Để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thì có thể dùng nhiều chỉ tiêusinh sản khác nhau Tùy vào mục đích nghiên cứu, lĩnh vực mà ngưởi ta có thểchọn nhiều hoặc ít các chỉ tiêu Hiện nay thường dùng một số chỉ tiêu sau: Cóhai nhóm chỉ tiêu chính là nhóm chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý sinh dục và chỉ tiêu

về năng suất sinh sản

- Tuổi động dục lần đầu

Tuổi động dục lần đầu là tuổi tính từ khi sơ sinh đến khi lợn cái hậu bịđộng dục lần đầu Tuổi động dục khác nhau tùy theo giống và chế độ chăm sóc

Trang 19

Theo Phùng Thị Vân Và cs (1994) cho biết, chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 219,4

± 4,09 ngày

Lợn nái hậu bị nếu nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu muộnhơn lợn nuôi chăn thả Lợn nuôi có thời gian chăn thả sẽ tăng cường trao đổichất, tổng hợp được vitamin D và có dịp tiếp xúc với lợn đực, nên có tuổi độngdục lần đầu sớm hơn

- Tuổi phối giống lần đầu

Sau khi lợn đã thành thục về tính và thể vóc phát triển tương đối hoànchỉnh thì có thể cho phối giống

Thành thục về sinh dục tức là lợn nái hậu bị phải có biểu hiện về động dục

và rụng trứng

Tuổi trưởng thành về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điềukiện nuôi dưỡng, chính sách quản lý của cơ sở chăn nuôi

- Tuổi đẻ lứa đầu

Đây là tuổi mà lợn cái hậu bị đẻ lứa thứ nhất, chính là tuổi phối giống cókết quả cộng với thời gian mang thai Tuổi đẻ lứa đầu của gia súc phụ thuộc vàonhiều yếu tố như tuổi phối giống lần đầu, kết quả phối giống, thời gian mangthai và từng giống lợn khác nhau Đối với lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu, kết quảphối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau Đối với lợn nái nộituổi đẻ lứa đầu thường sớm hơn so với lợn nái ngoại do tuổi thành thục về tínhdục ngắn hơn

- Số con đẻ ra/lứa

Đó là toàn bộ số con đẻ ra còn sống, số con chết và số thai chết được đẻ

ra Chỉ tiêu này đánh giá được tính sai con và khả năng nuôi thai của lợn nái,đồng thời đánh giá được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái của người chănnuôi

Trang 20

- Số con cai sữa/nái/năm

Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi lợn nái Ngườinuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số con cai sữa/nái/năm Nếu tăng sốlứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa thì số lợn con caisữa/nái/năm sẽ cao

- Khối lượng sơ sinh/toàn ổ

Là khối lượng cân được sau khi lợn con được đẻ ra rồi cắt rốn, lau khô,bấm nanh và chưa cho bú sữa đầu Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọngnói lên trình độ chăn nuôi, đặc điểm giống và khả năng nuôi thai của lợn mẹ

Khối lượng sơ sinh càng cao càng tốt vì lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giaiđoạn phát triển sau

- Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng xuấtchuồng lúc 90 kg vì tốc độ tăng trọng từ lúc cai sữa đến khi xuất chuồng có hệ

số di truyền h2=0,29

- Thời gian cai sữa: là thời gian mẹ nuôi con

- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa: là khoảng thời gian lợn nái

động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con

- Số lứa đẻ/ nái/năm

Đây là một chỉ tiêu quan trọng nó được coi như một hệ số đánh giá khảnăng sinh sản của lợn nái Số lứa đẻ/nái/năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưthời gian lợn mang thai, thời gian nuôi con, thời gian động dục trở lại (đối vớinái cơ bản) hoặc tuổi phối giống lần đầu (đối với nái hậu bị) Trong các yếu tố

đó thì thời gian mang thai là ổn định còn các yếu tố khác đều thay đổi

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Đây là thời gian để hình thành 1 chu kỳ sinh sản Bao gồm: thời gian chửa+ thời gian nuôi con + thời gian động dục trở lại sau cai sữa và phối giống cóchửa Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/nái/năm

Trang 21

- Khả năng tiết sữa của lợn nái

Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi con của lợn

mẹ, đặc điểm của giống và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc của lợn nái cơ sở chănnuôi

Lợn không có bể sữa, do đó không thể đo lượng sữa của lợn mẹ bằng cáchvắt sữa mà chỉ có thể đo lượng sữa thông qua tăng khối lượng đàn con

Khi so sánh đàn lợn con nào có khối lượng cao hơn thì khả năng tiết sữacủa lợn mẹ tốt hơn

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI

1.5.1 Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau, đã được nhiềutác giả nghiên cứu và công bố Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt,các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính (Legault, 1985) Với mục đích đadụng, các giống như Large White (LW), Landrace (L), một vài dòng nguyênchủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá Các giốngchuyên dụng “dòng bố” như Duroc (Du), Pietrain (Pi), Landrace Bỉ, Hampshire(HP) và Poland - China có năng suất sinh sản trung bình nhưng năng suất thịtcao Các giống “dòng bố” thường có năng suất sinh sản thấp hơn so với cácgiống đa dụng Ngoài ra chúng có chiều hướng kém về khả năng nuôi con, điềunày được minh chứng là chúng có tỉ lệ lợn con chết trước lúc cai sữa cao hơn sovới các giống đa dụng như Landrace và Large White (Blasco và cs 1995) Cácgiống chuyên dụng “dòng mẹ”, đặc biệt một số giống nguyên sản của TrungQuốc như Taihu (điển hình là Meishan) có năng suất sinh sản đặc biệt caonhưng năng suất thịt kém Cuối cùng là nhóm các giống “nguyên sản” có năng

Khoảng cách lứa đẻ

Số lứa đẻ/nái/năm =

365

Trang 22

suất sinh sản cũng như năng suất thịt thấp nhưng chúng có khả năng thích nghitốt với môi trường riêng của chúng

Lợn thuộc các giống khác nhau thì sự thành thục về tính cũng khác nhau

Sự thành thục về tính ở các giống lợn có tầm vóc, khối lượng nhỏ thường sớmhơn các giống lợn có tầm vóc, khối lượng lớn Sự thành thục về tính ở lợn cáiđược định nghĩa là thời điểm rụng trứng lần đầu tiên và xảy ra lúc 3 - 4 thángtuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (các giống lợn nội và một số giốnglợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ởcác nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998) Giống lợn Meishan có tuổithành thục về tính sớm, năng suất sinh sản cao và chức năng làm mẹ tốt So vớigiống lợn LW, lợn Meishan (MS) đạt tuổi thành thục về tính sớm hơn khoảng

100 ngày và có số con đẻ ra nhiều hơn 2,4 - 5,2 con/ổ (Despres và cs., 1992)

Dan và Summer (1995) cho biết, cùng trong một cơ sở trại giống nái LW

và nái L có số con sơ sinh/lứa lần lượt là 9,6 và 10,4 con; số con sơ sinhsống/lứa là 9,1 và 9,7 tương ứng cho 2 giống Sự sai khác này có ý nghĩa thống

Các chỉ tiêu sinh sản thường có hệ số di truyền thấp, tuổi đẻ lứa đầu với h2

= 0,27 (Rydhmer và cs., 1995); hệ số di truyền cộng gộp đối với tính trạng sốcon đẻ ra/ổ và số con cai sữa/ổ của một số công bố đều dao động từ 0,03 đến0,12: số con đẻ ra/lứa với h2 = 0,13 (Nguyễn Văn Thiện, 1995), h2 = 0,12

Trang 23

(Damgaard và cs., 2003), h2 = 0,08 (Smital và cs., 2005), h2 = 0,03 (Imboonta vàcs., 2007), h2 = 0,09 (Lundgren và cs., 2010) và h2 = 0,12 (Schneider và cs.,2011); số con cai sữa/ổ với h2 = 0,12 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) và h2 = 0,11(Schneider và cs., 2011) Khối lượng sơ sinh/ổ với h2 = 0,07 (Grandinson và cs.,2005) và h2 = 0,18 (Schneider và cs., 2011); khối lượng sơ sinh/con với h2 =0,44 (Schneider và cs., 2011); khối lượng cai sữa/ổ với h2 = 0,20 (Grandinson vàcs., 2005), h2 = 0,21 (Lundgren và cs., 2010) và h2 = 0,22 (Schneider và cs.,2011); khoảng cách giữ hai lứa đẻ với h2 = 0,08 (Rydhmer và cs., 1995) Các chỉtiêu sinh sản có hệ số di truyền thấp nên năng suất sinh sản chịu ảnh hưởng lớnbởi tác động của các yếu tố môi trường Trong chọn lọc nhân thuần, các tínhtrạng năng suất sinh sản thường đạt tiến bộ di truyền chậm so với nhóm các tínhtrạng sinh trưởng và chất lượng thịt Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

ưu thế lai ở lợn, cho đến nay các kết quả nghiên cứu đã khẳng định ở lợn cáctính trạng sinh sản có hệ số di truyền thấp thì khi lai tạo đạt ưu thế lai cao

Đánh giá ảnh hưởng của lai giống đối với năng suất sinh sản, nhiều tác giảcho biết nhờ có ưu thế lai cao mà lai giống có thể cải thiện năng suất sinh sảncủa lợn Các lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỉ lệ thụthai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ caohơn (0,6 - 0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8 con) nhiều hơn so với lợn nái thuầnchủng Tỉ lệ nuôi sống lợn con ở các lợn nái lai cao hơn (5%), khối lượng sơsinh/ổ (1 kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2 kg) cao hơn so với lợn nái giống thuần(Gunsett và Robison, 1990) Ngoài ra, năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịuảnh hưởng của cận huyết Theo Johnson (1990), khi hệ số cận huyết ở lợn náităng thêm 10% thì số con đẻ ra sẽ giảm khoảng 0,29 con/ổ

Người ta đã thống kê được khoảng 6 - 8% lợn con chết khi sơ sinh làthông thường ở các trại nuôi lợn nái Đây là các trường hợp thai chết ngay trướclúc sinh hoặc trong khi đẻ Tuy nhiên, lợn nái nhạy cảm stress nhiệt có tỉ lệ chết

sơ sinh cao hơn (Evans và cs., 1996) Tỉ lệ lợn con sơ sinh bị dị dạng hay khuyết

Trang 24

tật di truyền chiếm 1% Những dị tật này có thể do các yếu tố môi trường hay ditruyền gây ra và hội chứng stress được xem như là một biến dị di truyền ảnhhưởng đến tỉ lệ này

1.5.2 Ảnh hưởng yếu tố ngoại cảnh

Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ ràng

và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái Chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật,phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng đều có ảnhhưởng tới các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái

- Nhu cầu năng lượng

Năng lượng là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, không thể thiếuđược cho cơ thể me duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con Nhu cầu về năng lượngkhác nhau tùy từng giai đoạn Cơ thể cần năng lượng trước hết vào quá trìnhtrao đổi chất Quá trình trao đổi chất bao gồm duy trì, hoạt động của các hệ cơquan trong cơ thể như hoạt động của tim, phổi, và hoạt động của các cơ, tái sinhcác tế bào Năng lượng cũng cần thiết để tổng hợp nên các mô sinh trưởng mới,bào thai, tiết sữa, protein, mỡ, đường lactoza Ngoài ra, năng lượng còn được

Trang 25

chứa bên trong các kho dự trữ, các sản phẩm phân tiết và để duy trì thân nhiệttrong môi trường lạnh.

Năng lượng là yếu tố không thể thiếu được trong mọi hoạt động của cơthể và được cung cấp dưới dạng gluxit chiếm 70-80%, lipit chiếm 10-13% tổng

số năng lượng cung cấp ( Võ Trọng Hốt và cs)

Nhu cầu năng lượng cho lợn nái ngoại ( Strach, 1990)

Trong thời gian mang thai nếu khẩu phần quá nhiều năng lượng sẽ ảnhhưởng đến thành tích sinh sản như chết phôi, đẻ khó, ăn kém sau khi đẻ, sữa mẹnhiều dẫn đến lợn con ỉa chảy, động dục trở lại chậm Ngược lại nếu cung cấpthiếu năng lượng trong thời gian mang thai sẽ làm cho lợn nái quá gầy, con đẻ ra

bé, lợn con còi cọc, chậm lớn, lợn mẹ động dục chậm sau cai sữa

- Nhu cầu protein: Các axit amin, đặc biệt là các axit amin không thể thay

thế ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái Nếu khẩu phần ănthiếu Protein thì lợn sẽ chậm động dục và giảm lứa đẻ/năm Trong giai đoạnmang thai mà không bổ sung đủ Protein thì khối lượng sơ sinh của lợn con giảm

và nếu thiếu trong giai đoạn nuôi con thì sẽ giảm khả năng sinh trưởng của lợncon

Trang 26

- Nhu cầu vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho

lợn nái và lợn con theo mẹ vì khoáng chất tham gia vào cấu trúc của cơ thể vàchức năng chuyển hóa năng lượng, khoáng gồm nhóm: Khoáng đa lượng( Ca,P,Na, ) và khoáng vi lượng ( Fe, Zn, I, Se) thiếu khoáng và vitamin sẽ gâychết phôi và sẩy thai

Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấptrong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại ( Robinson, 1990, dẫn từIan Gordon, 1997) Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làmcho lợn nái phải huy động dinh dưỡng cơ thể để nuôi thai (Close và cộng sự,

1985, Cole, 190, dẫn từ Clowes và CS, 2003), do đó làm giảm khả năng sốngcủa thai và lợn con khi đẻ cũng như sau khi đẻ (Pond và cộng sự 1968, 1969,

1987, 192; Shields và cộng sự, 1985), làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ(Pike và Boaz, 1969), do đó dẫn đến lợn nái sinh sản kém (dẫn từ Ian Gordon,1997) Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin thấp vàprotein tháp sẽ làm suy yếu sự phát triển của noãn bao, giảm khả năng trưởngthành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệhao hụt của lợn mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con (Yang và CS, 2000),Podtereba (1997) xác nhận có 9 axit amin cần thiết đóng vai trò quan trọng trongquá trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi Song mức protein quácao trong khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái

- Ảnh hưởng của các mức ăn

Ảnh hưởng của mức ăn trong giai đoạn nuôi con và giai đoạn chờ phốisau cai sữa đến năng suất sinh sản của lợn nái đã được nghiên cứu từ rất sớm.Mức ăn cao trong giai đoạn chờ phối sau cai sữa có ảnh hưởng tích cực tới tỷ lệrụng trứng và số con đẻ ra/ổ của lứa đẻ tiếp theo nhưng mức ăn trong giai đoạnnuôi con không ảnh hưởng tới tỷ lệ rụng trứng, số con trong mỗi lứa đẻ tiếp theo

và tỷ lệ hao hụt của lợn con (King và Williams, 1984) Cũng theo tác giả này thìtrong giai đoạn nuôi con, tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng lên khi lượng thức

Trang 27

ăn ăn vào tăng lên và các ảnh hưởng này chủ yếu xảy ra trong tuần cuối cùngtrước khi cai sữa (King, 1986) Khối lượng trung bình của lợn con 21 ngày tuổikhông bị ảnh hưởng bởi mức cho ăn, nhưng những con nái được cho ăn với mức

ăn thấp có tỷ lệ hao mòn cơ thể lớn hơn những con nái được cho ăn mức ăn caotrong giai đoạn nuôi con, đặc biệt là tuần cuối trước khi cai sữa Để đáp ứng đủcho nhu cầu tiết sữa, những con nái được cho ăn mức ăn thấp phải huy độnglượng mỡ dự trữ trong cơ thể, nên tỷ lệ hao mòn của những con nái này tăng lên(Johnston và cs., 1986) Trong thực tế sản xuất, các dữ liệu thu thập theo từng cáthể hay nhóm cá thể về mức ăn hầu như rất khó thực hiện, do vậy các ảnh hưởngnày thường được quy chung về phương thức cho ăn, chăm sóc nuôi dưỡng khithiết lập các nhóm tương đồng trong đánh giá di truyền

- Ảnh hưởng của mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng

Các biểu hiện sinh sản bị ảnh hưởng theo mùa vụ có thể dễ nhận biết nhưlợn nái chậm thành thục về tính, thời gian chờ phối sau cai sữa kéo dài, tỷ lệchết thai cao hơn và tỷ lệ xảy thai tăng lên cũng như số con đẻ ra/ổ giảm Tuyvậy, ảnh hưởng quan trọng nhất của mùa vụ là giảm tỷ lệ phối giống đậu thai và

tỷ lệ đẻ trong đàn nái (Love và cs., 1993) Nhiều nghiên cứu đã chia các ảnhhưởng này thành hai nhóm, bao gồm các ảnh hưởng của quang kỳ và các ảnhhưởng của nhiệt độ Paterson và cs (1978) đã cho biết nhiệt độ cao trên 320Cvào những tháng mùa hè ở Úc đã làm tăng tỷ lệ không đậu thai của lợn nái lên19,7% trong khi các mùa khác là 12,7% Điều này đã được tác giả giải thíchrằng chính các stress nhiệt vào thời điểm phối giống có thể ảnh hưởng đến quátrình rụng trứng và làm mất cân bằng nội tiết của các lợn nái Ngoài ra, stressnhiệt còn ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của lợn nái trong giai đoạn nuôi con(Black và cs., 1993) Các gia súc tiết sữa có những cơ chế đặc biệt điều tiết giảmtiết sữa khi phải chịu đựng các bức xạ nhiệt từ môi trường nhiệt độ cao Nghiêncứu của Gourdine và cs (2006) đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của mùa vụ đến lượng

Trang 28

thức ăn tiêu thụ của lợn nái trong giai đoạn tiết sữa là rất rõ rệt ở giốngYorkshire so với giống địa phương ở vùng Caribbean

Koketsu và cs (1997), khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho thấy, nái

đẻ vào mùa hè và mùa xuân có thời gian từ cai sữa đến phối có chửa lứa tiếptheo là dài nhất, trong đó nái đẻ vào mùa hè có khối lượng cai sữa/lứa thấp hơnnái đẻ vào mùa xuân Lorvelec và cs (1998) nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa

vụ đến khả năng sinh sản của lợn nái Large White đã đưa ra kết luận số con sơsinh/lứa của lợn nái đẻ ra trong mùa khô, mát cao hơn 25% so với mùa lạnh, ẩmướt Vaszquez và cs (1998) nghiên cứu trên 524 lứa đẻ từ năm 1987 - 1989 của

171 lợn nái đã nhận thấy yếu tố mùa vụ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến 4tính trạng: số con sơ sinh/lứa, số con sơ sinh sống/lứa, khối lượng toàn ổ ở cácthời điểm 21 và 56 ngày tuổi Ngược lại, Samanta và cs (1998) lại cho rằng mùa

đẻ ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến các tính trạng số con đẻ ra/ổ và sốcon cai sữa/ổ

Đặng Vũ Bình (1999) phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến các tínhtrạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại đã kết luận yếu tốmùa vụ ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng (trừ tính trạng số con 35 ngày tuổi,khối lượng toàn ổ giai đoạn sơ sinh và 21 ngày tuổi) Khối lượng toàn ổ sơ sinh

ở mùa đông cao hơn mùa thu (P<0,01) Trần Thị Minh Hoàng và cs (2008);Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng (2009) cũng cho biết yếu tố mùa

vụ ảnh hưởng đến tất cả các tính trạng sinh sản mà các tác giả đã nghiên cứu

- Ảnh hưởng của lợn đực phối và phương thức phối giống

Trong phối giống trực tiếp, việc lựa chọn lợn đực giống phù hợp để giaophối với lợn nái là rất quan trọng, ảnh hưởng của cá thể đực giống đối với tỉ lệthụ thai là rất rõ rệt Sử dụng đực giống quá già cũng sẽ làm giảm số con trongmột lứa đẻ Có thể tăng thêm tỉ lệ thụ thai và số con sinh ra trong ổ bằng cách sửdụng hơn một đực cho một lợn nái (phối kép) Điều này tạo cơ hội để sử dụng

Trang 29

tối đa lợn đực có khả năng thụ tinh và khả năng phù hợp trên lợn cái (Diehl và

cs, 1996) Vì vậy, lợn đực phối có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái

- Chế độ nuôi nhốt

Nuôi nhốt lợn cái hậu bị hoàn toàn ảnh hưởng đến quá trình sinh lý và gâytrở ngại cho phối giống, chủ yếu là gây hiện tượng lợn cái không hoặc chậmđộng dục Các nhà chăn nuôi khuyến cáo khắc phục vấn đề này bằng cách khôngnhốt lợn cái hậu bị mà thả chúng ra bên ngoài trước thời kỳ phối giống(Zimmerman và cs., 1996) Việc nuôi nhốt cá thể hoặc nuôi riêng biệt từng lợncái hậu bị cũng sẽ làm chậm thành thục về tính so với những cái hậu bị đượcnuôi theo nhóm Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên nuôi lợncái giai đoạn hậu bị tách biệt đàn Mật độ nuôi hậu bị không phù hợp cũng làmchậm tuổi động dục của lợn cái hậu bị

- Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ

Khi tổng kết về ảnh hưởng của lứa đẻ đến số con đẻ ra/ổ, một số tác giả

đã cho biết số con đẻ ra/ổ thấp nhất ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt tối đa ở lứathứ ba, lứa thứ tư và lứa thứ năm, sau đó ổn định và giảm dần ở các lứa tiếp theo(Yen và cs., 1987) Tuy nhiên, các tác giả này cũng lưu ý rằng trong mỗi lứa đẻ,các yếu tố ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ cũng cần được xác định nhằm tránh lẫnlộn các ảnh hưởng của lứa đẻ với các yếu tố này

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ đến các tính trạng sinh sảntrên đàn lợn Landrace, Yorkshire nuôi tại An Khánh, Mỹ Văn và Tam Đảo, TrầnThị Minh Hoàng và cs (2006) cho biết yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng đến hầu hết cáctính trạng (trừ tính trạng số con để nuôi) Trên đàn lợn Landrace và Yorkshirenuôi tại Mỹ Văn, Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân ThụyPhương và Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp, tác giảTrần Thị Minh Hoàng và cs (2008) cho biết yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng có ý nghĩathống kê rõ rệt đến tất cả các tính trạng năng suất sinh sản Phạm Thị Kim Dung

và Trần Thị Minh Hoàng (2009) cũng có kết luận tương tự

Trang 30

Về khả năng tiết sữa, nhiều tác giả đã chỉ ra rằng sản lượng sữa của nhữnglợn nái kiểm định (lứa thứ nhất) thấp hơn khoảng 20% so với những lợn nái đẻ

từ lứa hai trở lên Sự khác biệt này có thể do lượng thức ăn tiêu thụ thấp hơn vànhu cầu đáp ứng cho tăng trưởng tiếp tục của lợn nái kiểm định Thông thường,khả năng tiết sữa và nuôi con của lợn nái được đánh giá thông qua khối lượnglợn con 21 ngày tuổi/ổ Chỉ tiêu năng suất này đạt cao nhất ở lứa thứ hai, rồigiảm dần trong các lứa tiếp theo (Rodigruez và cs., 1994; Rydhmer và cs.,1989) Như vậy, khi đánh giá di truyền trên các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ

và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ, các yếu tố ảnh hưởng như tuổi phối giống lần đầuhay lứa đẻ của lợn nái nhất thiết phải được theo dõi ghi chép chính xác, đầyđủ

1.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm qua ngành chăn nuôi lợn ở nước ta không ngừng pháttriển Các trang trại chăn nuôi giống lợn ngoại và lợn lai ngày càng nhiều và các

hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm đi đáng kể Thống kê cho thấy, giai đoạn

2000-2006, số lượng đàn lợn tăng lên một cách mạnh mẽ, từ 20,2 triệu – 27,4 triệucon, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,33% và sản lượng thịt tăngbình quân 10,09% Giai đoạn 2006- 2012, số lượng đàn lợn không tăng, daođộng xung quanh 27 triệu con nhưng sản lượng thịt lợn tăng trung bình 4,77,%.Điều này cũng cho thấy cơ cấu ngành chăn nuôi đã có những thay đổi đáng kể

về cả cơ cấu giống lợn cũng như phương thức chăn nuôi

Để đáp ứng được với thực tế sản xuất cũng như nhu cẩu tiêu dùng củangười dân nước ta đã tiến hành cho nhập nội các giống lợn ngoại có năng suấtcao như Landrace, Yorshire, Meishan, Duroc… để thực hiện chương trình “nạchóa” đàn lợn Các nghiên cứu về các tổ hợp nái lai ngày càng nhiều và chuyênsâu hơn.Việc đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn nói chung và đàn lợn nái

Trang 31

lai nói riêng đã được nhiều tác giả tiến hành và công bố kết quả đáng khích lệ.

Cụ thể:

- Theo Võ Trọng Hốt và cs (1999), lợn nái lai F1 (Yorshire × Móng Cái)

có số con sơ sinh trên ổ là 11,99 con; số con 21 ngày/ổ là 11,20 con; số con caisữa/ổ là 10,69 con; khối lượng 21 ngày/ổ là 43,73 kg; khối lượng cai sữa /ổ là135,90 kg với thời gian cai sữa là 59,46 ngày

- Đối với tổ hợp lai F1 (Landrace ×(Y× MC) và F1( Pietrain × (Y × MC), Nguyễn Văn Thắng và cs (2006) cho biết, tốc độ tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi thịt tương ứng là 546,12 và 581,50g/con/ngày

- Theo Vũ Đình Tôn và cs (2010,2011), việc sử dụng nái lai F1 (Y ×MC)làm nền phối với đực ngoại ( Landrace, Duroc, PiDu) tạo ra con lai 3 -4 giống

có 75% máu ngoại là một tiến bộ kĩ thuật và đã được áp dụng rộng rãi tại nhiềutỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ Lợn nái F1(Y × MC) có khả năng sinh sảncao trên 11 con/ổ và có sức kháng bệnh tốt Con lai có khả năng sinh trưởng đạttrên 650g/con/ngày và tiêu tốn thức ăn dưới 2,75kg, tỷ lệ nạc đạt trên 50%

2.6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.

Trong các thập niên vừa qua, công tác nghiên cứu lai tạo giống lợn cho tỉ

lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt đang là vấn đề được quan tâm ở nhiều nước trênThế Giới

Theo thống kê của FAO (1999) tổng đàn lợn trên toàn thế giới từ năm

1989 - 1991 là 857,891 nghìn con Đến năm 1998 số lượng trung bình 957,025nghìn con Trong đó số đầu lợn không đồng đều giữa các Châu lục

Châu Á có số lượng đàn lợn cao nhất: 577,469 nghìn con, kế đếnChâu Âu 199,254 nghìn con Châu Phi 22,389 nghìn con Ít nhất là ChâuĐại Dương 5,016 nghìn con Nước có số đầu lợn cao nhất là Trung Quốc485,698 nghìn con

Pháp, Bỉ, Đan Mạch là những nước có công nghệ lai tạo giống lợn ngoạitiên tiến nhất trên Thế Giới Các khâu chọn tạo giống, nhân giống, quản lí đàn

Trang 32

giống gốc, kĩ thuật chăn nuôi, kĩ thuật phòng bệnh, được trang bị hoàn toàn bằng

kĩ thuật hiện đại, trong đó có một số khâu tự động hóa hoàn toàn Một số giống,dòng lợn mới được tạo ra cho năng suất sinh sản cao, chất lượng thịt tốt và sảnphẩm luôn hấp dẫn người tiêu dùng

Gerasimow và cs (2000) cho biết, nái lai có ưu thế về sản xuất sữa, khốilượng sơ sinh, con lai sinh trưởng tốt và có năng suất thịt xẻ cao Việc sử dụnglai ba giống là phổ biến để nâng cao năng suất sinh sản và sản xuất lợn thịtthương phẩm (Dzhunelbaev và cs, 1998)

Ở Mĩ, công tác giống lợn được sử dụng mô hình hình tháp để quản lígiống; với đàn lợn cụ kị, thường sử dụng lợn nái Yorshire cho phối với lợn đựcYorshire để sản xuất ra lợn Yorshire thuần chủng nhằm duy trì giống cũng nhưcung cấp cho ông bà Lợn nái Yorshire ở đàn ông bà thường được phối hợp vớiđực Landrace để sản xuất ra bố mẹ là F1 (LY) Sau đó, để sản xuất ra đànthương phẩm người ta sử dụng nái F1(LY) phối với đực cuối cùng như Duroc,Hampshire hoặc Pietrain để sản xuất ra lợn nái thương phẩm ba giốngHampshire × F1(LY), Duroc × F1(LY), Pietrain× F1(LY)

Theo Leroy và cs (1996) sử dụng nái lai( LY) phối với Pietrain để sảnxuất con lai 3 giống, sử dụng nái lai (LY) phối với đực lai Pidu để sản xuất conlai 4 giống khá phổ biến tại Bỉ

Một nghiên cứu ở Pháp cho thấy khi nghiên cứu trên lợn Y và L vào 2năm 1991 và 1992 đã cho kết quả SCĐRCS/ổ của lợn Y là 11,4 và 1,5; còn ởlợn L và 11,7 và 12 ở các năm 1991 và 1992 (theo Lê Thanh Hải và cs (1977).Stoikov và cs (1996) đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản của Landrace cónguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết : số con đẻ ra/ổ có thể là :Landrace Anh 9,8 con/ổ ; Landrace Bungari 10,0 con/ổ và Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ

Trang 33

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Lợn nái lai F1(YMS) với số lượng 10 con và 10 con F1(YMC) khi đượcphối với lợn đực PiDu25 và theo dõi số liệu thứ cấp tại công ty

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Công ty TNHH một thành viên giống gia súc Hải Dương, xãQuý Dương, huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương

- Thời gian nghiên cứu: tháng 01 năm 2016 đến tháng 7 năm 2016

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Năng suất sinh sản chung của lợn nái lai F1(YMS) và F1(YMC) phối với đực PiDu25.

Năng suất sinh sản chung của lợn nái F1(YMS) và F1(YMC) được đánhgiá qua các chỉ tiêu

- Thời gian mang thai ( ngày)

- Số con đẻ ra/ổ (con)

- Số con sơ sinh còn sống /ổ (con)

- Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

- Số con để nuôi/ổ (con)

- Số con cai sữa/ổ (con)

- Tỷ lệ sống đến cai sữa(%)

- Thời gian cai sữa trung bình (ngày)

- Khối lượng sơ sinh/con (kg)

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

- Khối lượng cai sữa/con (kg)

- Độ đồng đều (%)

Trang 34

2.2.2 Năng suất sinh sản của lơn nái F1(YMS) và F1(YMC) qua các lứa đẻ.

Năng suất sinh sản của lơn nái F1(YMS) và F1(YMC) qua các lứa đẻđược đánh giá qua các chỉ tiêu

- Thời gian mang thai ( ngày)

- Số con đẻ ra/ổ (con)

- Số con sơ sinh còn sống /ổ (con)

- Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)

- Số con để nuôi/ổ (con)

- Số con cai sữa/ổ (con)

- Khối lượng sơ sinh/con (kg)

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

- Khối lượng cai sữa/con (kg)

2.2.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa.

Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa đươc đánh giá qua các chỉ tiêu

- Thức ăn cho nái chờ phối (kg)

- Thức ăn cho nái chửa kì 1 (kg)

- Thức ăn cho nái chửa kì 2 (kg)

- Thức ăn cho nái nuôi con (kg)

- Thức ăn cho lợn con tập ăn (kg)

Trang 35

- Khối lượng cai sữa (kg)

- Số con 60 ngày tuổi (con)

- Khối lượng lúc 60 ngày tuổi (kg)

- Tổng khối lượng tăng (kg)

- Tốc độ tăng khối lượng (g/con/ngày)

- Tổng thức ăn tiêu thụ (kg)

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

2.2.5 Khả năng sinh trưởng của lợn thịt từ (60 ngày - XC) của các tổ hợp lai F1(YMC) và F1(YMS) phối với đực PiDu25

Khả năng sinh trưởng của lợn thịt (60 ngày - XC) được đánh giá qua các

chỉ tiêu

- Tuổi bắt đầu (ngày)

- Tuổi kết thúc (ngày)

- Khối lượng bắt đầu nuôi thịt (kg)

- Thời gian nuôi thịt (ngày)

- Khối lượng kết thúc nuôi thịt (kg/con)

- Tăng trọng trung bình trong giai đoạn nuôi (g/ngày)

- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng

2.2.6 Phương pháp nghiên cứu

2.2.6.1 Theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(YMS) và F1(YMC) phốivới đực PiDu25

Thu tập các số liệu thứ cấp: qua các số liệu, sổ sách ghi chép của công tyThu thập số liệu sơ cấp: theo dõi trực tiếp tại công ty

Các chỉ tiêu số con sơ sinh sống, số con để lại nuôi, số con cai sữa đượcđếm trực tiếp tại các thời điểm sơ sinh, cai sữa

Cân khối lượng sơ sinh sống, lợn được cân ngay sau khi đẻ ra con cuốicùng trong ổ, bằng cân đồng hồ 5kg

Cân khối lượng cai sữa từng con bằng cân 30kg

Trang 36

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa được tính theo công thức:

Chỉ tiêu độ đồng đều của lợn con cai sữa (%) bằng công thức:

Các chỉ tiêu khác được theo dõi và ghi vào sổ sách

2.2.6.2 Theo dõi đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai

Cân khối lượng (kg) lợn được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn, cânriêng từng con, trên cùng một loại cân độ chính xác dến 0,1 kg Đối với lượngthức ăn thu nhận được tính bằng lượng thức ăn cho ăn trừ đi lượng thức ăn cònthừa (nếu có) Lượng thức ăn được cân trước khi cho vào máng

Khối lượng tăng trong thời gian kiểm tra được tính theo công thức :

Khối lượng tăng (Kg)=

TTTA/kg tăng khối lượng được tính theo công thức:

TTTA/tăng khối lượng (kg) =

2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê trên phần mềm Microsoft Excel, Minitab

16 Các tham số thống kê ước tính bao gồm: dung lượn mẫu (n), trung bìnhcộng( Mean), độ lệch chuẩn (SD)

Số con cai sữa

Khối lượng con bé nhất Khối lượng con lớn nhất

Số con để nuôi

(Khối lượng lợn kết thúc) (Khối lượng lợn bắtđầu kiểm tra)

Số ngày nuôi

Tổng lượng thức ăn tiêu tốn

(Tổng khối lượng lợn kết - (Tổng khối lượng lợn

bắt đầu kiểm tra)

x1000 -

Trang 37

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CƠ CẤU ĐÀN GIỐNG TẠI CÔNG TY 3.1.1 Tình hình chăn nuôi tại công ty

Công ty TNHH MTV giống gia súc Hải Dương được thành lập từ năm

2003 trên khu đất rộng diện tích 6 ha tại xã Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnhHải Dương trên khu đất cách khu dân cư khoảng 1000 m Trong hơn 10 nămhoạt động, Trung tâm đã gặt hái được rất nhiều thành công, đồng thời áp dụngcác tiến bộ kĩ thuật vào chăn nuôi trang trại ngày càng hiện đại

Về thiết kế xây dựng, trang trại được chia thành các khu: chăn nuôi lợnnái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn sau cai sữa và lợn thịt

Khu chăn nuôi lợn nái bao gồm 2 dãy chuồng: Dãy số 1 dành cho lợn náichửa và nái tách con chờ phối, dãy số 2 dành cho nái đẻ và nuôi con Với dãychuồng nuôi nái đẻ có diện tích khoảng 700 m2 và sức chứa từ 50 – 60 con

Khu nuôi lợn con cai sữa bao gồm 1 dãy số 3 Tất cả các ô chuồng đềuđược thiết kế sàn nhựa và máng nhôm dài

Khu nuôi lợn thịt gồm 2 dãy được xây thành các ô chuồng lớn, nền là sàngạch hoặc bê tông

Ngày đăng: 24/09/2016, 18:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w