1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG của lợn DUROC

59 892 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Việctiến hành lựa chọn một cá thể dựa vào giá trị giống ước tính của cá thể đó bằngphương pháp dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất Best Linear UnbiasedPrediction, BLUP trên cơ sở giá

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luậnnày là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõnguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Hải

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi cònnhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, thầy cô, gia đình vàbạn bè

Trước tiên, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn ThS.NguyễnChí Thành, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiếnhành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi,Khoa Chăn nuôi, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Giám đốc và cán bộ - công, nhân viên Công

ty CPKD thuốc thú y Amavet – trại heo giống Đài Loan, đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi nhất để tôi tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học và hoàn thành khóaluận tốt nghiệp của mình

Qua đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới người Cha đã vun đắp ước

mơ học tập cho tôi Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, người thân,bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Hải

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Ảnh hưởng của giới tính đến tốc độ tăng trọng , hiệu quả chuyển hóa

thức ăn Error: Reference source not foundBảng 2.2 Nhu cầu nước uống cho lợn Error: Reference source not foundBảng 2.3 Sự tích lũy dinh dưỡng ở lợn Error: Reference source not foundBảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn Error: Reference source not

found

Bảng 3.2 Lịch tiêm phòng vaccine Error: Reference source not foundBảng 4.1 Sinh trưởng tích lũy 4 lô thí nghiệm qua các giai đoạn Error:

Reference source not found

Bảng 4.2 Sinh trưởng tuyệt đối 4 lô thí nghiệm qua các giai đoạn Error:

Reference source not found

Bảng 4.3 Sinh trưởng tích lũy của lợn Duroc Đài Loan phân theo giới tính

Error: Reference source not foundBảng 4.4 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Duroc Đài Loan phân theo giới tính

Error: Reference source not foundBảng 4.5 Thu nhận thức ăn của 4 lô thí nghiệm qua các giai đoạn Error:

Reference source not found

Bảng 4.6 Tiêu tốn thức ăn của 4 lô thí nghiệm qua các giai đoạn Error:

Reference source not found

Bảng 4.7 Chi phí cho 1 kg lợn hậu bị (từ cai sữa đến 150 ngày tuổi) Error:

Reference source not found

Bảng 4.8 Cơ cấu chi phí trong chăn nuôi lợn Duroc Đài Loan hậu bị Error:

Reference source not found

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Khối lượng lợn Duroc Đài Loan qua các giai đoạn Error: Reference

source not foundBiểu đồ 2 Tăng khối lượng lợn Duroc qua các giai đoạn Error: Reference

source not foundBiểu đồ 3 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Duroc Đài Loan qua các giai đoạn

Error: Reference source not foundBiểu đồ 4 Khối lượng lợn Duroc Đài Loan theo giới tính qua các giai đoạn

Error: Reference source not foundBiểu đồ 5 Sinh trưởng tích lũy của lợn Duroc Đài Loan theo giới tính qua các

giai đoạn Error: Reference source not foundBiểu đồ 6 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Duroc Đài Loan phân theo giới tính

qua các giai đoạn Error: Reference source not foundBiểu đồ 7 Thu nhận thức ăn của lợn Duroc Đài Loan Error: Reference source

not foundBiểu đồ 8 Tiêu tốn thức ăn của lợn Duroc Đài Loan Error: Reference source

not foundBiểu đồ 9 Cơ cấu chi phí cho 1 kg lợn hậu bị Error: Reference source not

found

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LTATN Lượng thức ăn thu nhận

HQSDTA Hiệu quả sử dụng thức ăn

STTĐ Sinh trưởng tuyệt đối

Trang 8

PHẦN I

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triểnkinh tế, ổn định an ninh lương thực Trong đó, chăn nuôi đã và đang ngày càngphát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần nângcao chất lượng cuộc sống nhân dân và có nhiều đóng góp cho xuất khẩu

Lợn là con vật rất quen thuộc với người dân Việt Nam từ nhiều đời nay.Lợn xuất hiện trong văn thơ, hội họa và đời sống thường ngày của người dân.Trước đây chăn nuôi lợn mang tính nhỏ lẻ, gia đình nào ở nông thôn hầu nhưcũng nuôi đôi lợn Con lợn giống như một cái máy biến những thứ bỏ đi như raubèo, cám gạo, phụ phẩm nông nghiệp… thành thịt lợn có giá trị cao Nó còn có

ý nghĩa là của để dành phòng khi cần thiết Các giống lợn chăn nuôi chủ yếu ởnước ta trước đây có đặc trưng là chống chịu tốt, thích nghi cao độ với điều kiện

tự nhiên và xã hội tại địa phương như Ỉ, Móng Cái, Lang Hồng… Tuy nhiên cácgiống lợn này có sức sản xuất kém, chậm lớn, tỷ lệ nạc thấp

Tổng đàn lợn năm 2001 là 21,8 triệu con Tại thời điểm 3 tháng 3 năm

2013 là 26,2 triệu con, giảm 2,06% so với cùng kỳ năm 2012 (Theo cục chănnuôi 2012) Đặc biệt là sản lượng thịt tăng nhanh hơn số đầu con, bình quân là10,2%/năm Theo định hướng phát triển chăn nuôi thời kỳ 2006-2015 và kếhoạch giai đoạn 2006-2010 của Cục Chăn nuôi thì mục tiêu của chăn nuôi lợngiai đoạn 2006-2010 là đàn lợn đạt 32,8 triệu con, khối lượng lợn xuất chuồngbình quân đạt 71 kg/con, năng suất sản lợn thịt của lợn nái bình quân của cảnước đạt 750-780 kg/nái/năm Kiểu chăn nuôi manh mún hộ gia đình không còn

phù hợp nữa Mô hình chăn nuôi tập trung kiểu trang trại dần phát triển Các

giống lợn truyền thống đã không còn đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi cũng nhưthị trường Bởi vậy, việc nâng cao năng suất và chất lượng đàn lợn thịt có tầmquan trọng chiến lược trong việc thỏa mãn nhu cầu thực phẩm của thị trường

Trang 9

cũng như sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn so với các ngành chăn nuôikhác Như vậy, việc cải thiện chất lượng và số lượng đàn lợn thịt là việc làm cầnlàm ngay.

Giống lợn Duroc có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, có số lượng phân bố lớn trênthế giới, được nhập vào nước ta khoảng năm 1956 ở miền Nam Đặc điểm ngoạihình: Lợn có màu lông đa dạng từ màu vàng cho đến màu nâu đậm toàn thân,thân ngắn, mõm và bốn chân có màu đen, ngoại hình cân đối, thể chất vữngchắc, tai to ngắn cụp che mắt, tầm vóc vừa phải, chân to cứng, mông – vai pháttriển Đực giống trưởng thành có khối lượng tủ 250-280 kg, nái trưởng thành từ200-230 kg, khả năng sinh sản vừa phải, số con binh quân 9,3 con/lứa Chúng tiêutốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt, có khả năng tăng trọng từ750-800 g/con/ngày, 6 tháng tuổi heo thịt có thể đạt 105–125 kg Lợn Duroc cókhả năng thích ứng, chịu đựng cao với điều kiện khí hậu nóng, ít nhạy cảm vớistress Giống Duroc thường được nuôi thuần hay tạo dòng đực cuối để phối vớinái sinh sản để sản xuất heo con nuôi thịt nhằm đạt mức tăng trọng nhanh, tỉ lệnạc cao

Trên cơ sở nuôi thích nghi và nhân giống thuần lợn Duroc Đài Loan đểtheo dõi và đánh giá sức sản xuất, khả năng sinh trưởng, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Khả năng sinh trưởng của lợn Duroc Đài Loan nuôi tại trại heo giống Xã Lê Lợi, Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương ”.

1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

- Theo dõi sinh trưởng lợn Duroc Đài Loan từ cai sữa (27 ngày tuổi) tới

150 ngày tuổi, từ đó đáng giá khả năng sinh trưởng của lợn Duroc Đài Loan

- Đánh giá khả năng sinh trưởng lợn Duroc Đài Loan theo tính biệt

- Theo dõi tiêu tốn thức ăn của lợn Duroc Đài Loan

- Ý nghĩa :

Trang 10

+ Định hướng chọn lọc nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của lợnDuroc Đài Loan.

+ Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học về khả năng sinh trưởngcủa lợn Duroc giúp các cơ sở chăn nuôi nâng cao hiệu quả việc sử dụng, khaithác giống lợn này trong sản xuất

Trang 11

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình giống lợn Duroc Đài Loan

Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đông nước Mỹ và Corn Belt, hiện naychúng được nuôi rộng khắp các nước trên thế giới vì cho năng suất cao và tỷ lệnạc cao, ít mỡ

Lợn Duroc Đài Loan có màu lông đa dạng từ màu vàng cho đến màu nâuđậm toàn thân, đầu to vừa phải, mõm và bốn chân có màu nâu đen, ngoại hìnhcân đối, thể chất vững chắc, tai to ngắn cụp che mắt, tầm vóc vừa phải, chân tocứng, mông - vai phát triển Giống Duroc là giống tiêu biểu cho hướng nạc, cótầm vóc trung bình

2.2 Cơ sở khoa học

Trong công tác giống vật nuôi nói chung, giống lợn nói riêng, chọn lọcđóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống và đểphát huy hết tiềm năng di truyền của dòng, giống Việc chọn lọc được thực hiệnchủ yếu đối với các tính trạng số lượng có giá trị kinh tế Tham số quan trọnggiúp cho quá trình chọn lọc đó là hệ số di truyền và chọn lọc có hiệu quả thườngđược tiến hành đối với những tính trạng số lượng có hệ số di truyền cao Việctiến hành lựa chọn một cá thể dựa vào giá trị giống ước tính của cá thể đó bằngphương pháp dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất (Best Linear UnbiasedPrediction, BLUP) trên cơ sở giá trị kiểu hình của chính bản thân con vật cũngnhư những con vật họ hàng, trong đó các yếu tố ngoại cảnh đã được loại trừ.Hiệu quả chọn lọc là mục tiêu cuối cùng trong việc lựa chọn vật nuôi làm giống

và được đánh giá dựa trên chênh lệch về giá trị kiểu hình trung bình của thế hệsau so với toàn bộ thế hệ bố mẹ

Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi được thể hiện qua kiểu hình đặctrưng riêng của nó Kiểu gen, dưới tác động của các yếu tố môi trường cụ thể sẽbiểu hiện thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó Để công tác chọn lọc

Trang 12

giống vật nuôi đạt kết quả tốt, trước hết cần có những kiến thức cơ bản về ditruyền, đặc biệt là bản chất của di truyền và ưu thế lai của các tính trạng.

2.2.1 Tính trạng số lượng và di truyền học số lượng

Tính trạng là những đặc điểm có thể quan sát hay xác định được ở mỗi cáthể Tính trạng số lượng là những tính trạng thể hiện một đại lượng, giá trị củachúng được xác định bằng cách cân, đong, đo, đếm chính xác và cụ thể Hầu hếtcác tính trạng có giá trị về mặt kinh tế ở vật nuôi đều là những tính trạng sốlượng Sự thay đổi của các tính trạng số lượng là cơ sở cho sự thay đổi trong quátrình tiến hoá của sinh vật nói chung và vật nuôi nói riêng

Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác giữa các cáthể là sự sai khác về mức độ Darwin đã chỉ rõ: sự khác nhau này là nguồn vậtliệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo (trích từNguyễn Văn Thiện, 1995)

Tính trạng số lượng có những đặc trưng sau:

−Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều gen, mỗi gen chỉ

có một tác động nhỏ

−Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môitrường

−Có thể xác định các giá trị của tính trạng số lượng bằng các phép đo

−Các giá trị quan sát được của các tính trạng số lượng là các biến biếnthiên liên tục

Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là các tính trạng

số lượng (Nguyễn Văn Thiện, 1995)

Có hai hiện tượng di truyền cơ bản có liên quan đến các tính trạng sốlượng mà mỗi hiện tượng di truyền này là một cơ sở lý luận cho việc cải tiến ditruyền các giống vật nuôi Trước hết là sự giống nhau giữa các con vật có quan

hệ họ hàng, đó là cơ sở của sự chọn lọc Sau đó là hiện tượng suy hóa cận huyết

Trang 13

và ngược lại là hiện tượng ưu thế lai, đây là cở sở của sự chọn phối để nhângiống thuần hoặc lai tạo.

Cơ sở lý thuyết của di truyền học số lượng đã được thiết lập vào khoảngnăm 1920 bởi các công trình của Fisher (1918), Wright (1926) và Haldane(1932) Cho đến nay, di truyền học số lượng đã được nhiều nhà di truyền học vàthống kê bổ sung, nâng cao và trở thành môn khoa học có cơ sở khoa học vữngchắc, được ứng dụng rộng rãi vào việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi(Nguyễn Văn Thiện, 1995), (Petrop, 1984)

Hệ số di truyền của tính trạng số lượng có vai trò quan trọng trong công tácgiống Những tính trạng có hệ số di truyền cao, năng suất của thế hệ con được cảitiến một cách nhanh chóng và chắc chắn thông qua việc chọn lọc bố mẹ có năngsuất cao Ngược lại, những tính trạng có hệ số di truyền thấp, năng suất của thế hệcon được cải tiến một cách có hiệu quả thông qua lai giống hơn là chọn lọc

Hệ số di truyền của một tính trạng số lượng là tỷ lệ giữa phần do gen quyđịnh với toàn bộ phần tạo nên giá trị kiểu hình Hệ số di truyền có hai khái niệm:

hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp

* Hệ số di truyền theo nghĩa rộng

Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (h2

G) được biểu thị bằng tỷ số giữaphương sai di truyền ( 2

G

σ ) và phương sai kiểu hình ( 2

P

σ ), hoặc được biểu thị

bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình, hoặc đượcbiểu thị bằng bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền và giá trịkiểu hình Hệ số di truyền theo nghĩa rộng được biểu diễn bằng công thức:

Hệ số di truyền theo nghĩa rộng ít được sử dụng trong công tác giống vậtnuôi vì việc ước tính phương sai di truyền chỉ có thể thực hiện được thông quaviệc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng Hệ số di truyền theo

Trang 14

nghĩa rộng được xác định qua việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùngtrứng thường ở mức cao nên không phản ánh đúng khả năng di truyền của tínhtrạng được xác định qua đời sau.

* Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp

Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2

A) được biểu thị bằng tỷ số giữa phươngsai di truyền cộng gộp ( 2

A

σ ) và phương sai kiểu hình ( 2

P

σ ), hoặc được biểu thị

bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trịkiểu hình, hoặc được biểu thị bằng bình phương của hệ số tương quan giữa giátrị di truyền cộng gộp và giá trị kiểu hình Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp đượcbiểu diễn bằng công thức:

Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần giá trị kiểu hình được quyđịnh bởi các gen truyền đạt từ thế hệ bố mẹ cho thế hệ con Hệ số di truyền theonghĩa hẹp thường được dùng nhiều trong công tác giống vật nuôi hơn là hệ số ditruyền theo nghĩa rộng

* Phương pháp xác định hệ số di truyền

Hệ số di truyền có thể được xác định bằng nhiều phương pháp: Phươngpháp quần thể, phương pháp tương quan, phương pháp phân tích phương sai,phương pháp hồi quy đời con theo bố và mẹ, phương pháp kết hợp Tuy nhiên,phương pháp phân tích hồi quy và phân tích phương sai thường được sử dụngchủ yếu để ước tính hệ số di truyền

+ Phân tích hồi quy con theo bố (mẹ), con theo trung bình bố (mẹ);

+ Phân tích phương sai anh chị em nửa ruột thịt, anh chị em ruột

* Giá trị của hệ số di truyền

Hệ số di truyền được biểu thị thấp nhất bằng 0,0 và cao nhất bằng 1,0hoặc tỷ lệ phần trăm từ 0% đến 100% Hệ số di truyền được chia thành 3 mức

Trang 15

độ (3 nhóm) khác nhau:

+ Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0,0 đến 0,2): bao gồm các tínhtrạng như số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, …

+ Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 đến 0,4): bao gồmcác tính trạng như tăng khối lượng trung bình hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1

kg tăng khối lượng, …

+ Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 trở lên): bao gồm các tínhtrạng như dày mỡ lưng, diện tích mắt thịt, tỷ lệ nạc, …

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng

Theo Lasley (1974) và (Nguyễn Văn Thiện, 1995), biểu hiện bề ngoàihoặc các đặc tính khác của một số cá thể được gọi là kiểu hình của cá thể đó đốivới tính trạng số lượng cũng như tính trạng chất lượng Giá trị kiểu hình (P) củabất kỳ tính trạng số lượng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G)

và sai lệch môi trường (E) Giá trị kiểu hình (P) được biểu thị như sau:

P = G + E

P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value)

G: Giá trị kiểu gen (Genotypic value)

E: Sai lệch môi trường (Enviromental deviation)

Giá trị kiểu gen (G)

Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen qui định Giá trịkiểu gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp A (Additive value)hoặc giá trị giống (Breeding value), sai lệch trội D (Dominance deviation) và sailệch tương tác gen hoặc sai lệch át gen I (Interaction deviation hoặc Epistaticdeviation)

G = A + D + IGiá trị cộng gộp (A): Bố mẹ chỉ truyền cho con cái các gen của chúng chứkhông phải truyền kiểu gen cho thế hệ sau Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố

mẹ sang đời con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải

Trang 16

có liên quan với kiểu gen Trong một tập hợp các gen qui định một tính trạng sốlượng nào đó thì mỗi gen đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng sốlượng đó Tổng các hiệu ứng mà các gen nó mang (tổng các hiệu ứng được thựchiện với từng cặp gen ở mỗi locus và trên tất cả các locus) được gọi là giá trịcộng gộp hay còn gọi là giá trị giống của cá thể.

Giá trị di truyền cộng gộp là giá trị duy nhất được truyền từ thế hệ trướccho thế hệ sau và có mối quan hệ chặt chẽ giữa thế hệ trước với thế hệ sau màngười ta gọi đó là giá trị giống (Breeding Value, BV) Giá trị giống của con vậtkhông thể đo lường trực tiếp mà chỉ có thể ước tính từ các đo lường trực tiếp vềkiểu hình trên chính bản thân con vật hay các con vật có quan hệ thân thuộc, nêncòn được gọi là giá trị giống ước tính (Estimated Breeding Value, EBV) Ướctính giá trị giống một tính trạng của vật nuôi phải dựa vào giá trị kiểu hình củatính trạng này ở chính bản thân con vật, hoặc phải dựa trên kiểu hình của tínhtrạng này ở những con vật có họ hàng với con vật cần ước tính giá trị giống,hoặc phải phối hợp cả hai giá trị kiểu hình của bản thân con vật và giá trị kiểuhình những con vật có họ hàng với con vật cần ước tính giá trị giống

Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và cóthể di truyền được cho thế hệ sau Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sựgiống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là yếu tố chủ yếu sinh ra đặctính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể với sự chọn lọc Hơnnữa, đó là thành phần duy nhất mà người ta có thể xác định được từ sự đo đạccác tính trạng đó ở quần thể

Tác động của các gen được gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểugen dị hợp luôn là trung gian so với kiểu hình của hai kiểu gen đồng hợp, bố mẹluôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời con.Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ tạo nên gọi là giátrị di truyền của con vật hay giá trị giống Chọn lọc căn cứ vào giá trị giốngnghĩa là chọn lọc khả năng di truyền cho đời sau

Trang 17

Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa

các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử (Đặng HữuLanh và cộng sự, 1999 ) Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể.Sai lệch trội có thể là: trội hoàn toàn: AA=Aa> aa; siêu trội: Aa>AA> aa và trộikhông hoàn toàn: AA>Aa>aa Quan hệ trội của bố mẹ không truyền được sangcon cái

Sai lệch át gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa

các gen thuộc các locus khác nhau Sai lệch át gen không có khả năng di truyềncho thế hệ sau

Sai lệch môi trường (E)

Sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung(Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es)

Sai lệch môi trường chung (Eg): là sai lệch do loại môi trường tác động

lêntoàn bộ con vật trong suốt đời của nó

Sai lệch môi trường riêng (Es): là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động

lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời sống của chúng

Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có giátrị kiểu hình chi tiết như sau:

P = A + D + I + Eg + EsQua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng cho thấy,muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:

- Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm:

+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc

+ Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách lai giống

- Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi:thức ăn, chuồng trại, quản lý, thú y,

2.2.3 Giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng

Giá trị kiểu hình (Phenotype Value) của tính trạng số lượng được quy

Trang 18

định bởi giá trị kiểu gen (Genotype Value) và sai lệch môi trường (EnvironmentDeviation).

Khi lai tạo giữa các cá thể thuộc hai quần thể với nhau thì giá trị kiểu hìnhcủa một tính trạng số lượng ở các tổ hợp lai bao gồm hai thành phần chính:

- Giá trị trung bình của trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ nhất

XP1 và trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ hai XP2 ( XP1P2)

- Ưu thế lai: bao gồm ưu thế lai trực tiếp (Dd), ưu thế lai của bố lai (Db)

và ưu thế lai của mẹ lai (Dm)

2.2.4 Hiệu quả chon lọc

Trong việc chọn lọc vật nuôi làm giống, hiệu quả chọn lọc được coi làmục tiêu quan trọng nhất để tạo ra thế hệ sau có năng suất, chất lượng sản phẩmcao hơn so với thế hệ bố mẹ

Hiệu quả chọn lọc (Selection Response, R): sự chênh lệch giữa giá trịtrung bình kiểu hình của đời con sinh ra từ những bố mẹ được chọn lọc so vớigiá trị trung bình kiểu hình của toàn bộ thế hệ bố mẹ

Ly sai chọn lọc (Selection Differential, S): sự chênh lệch giữa giá trị trungbình kiểu hình của các bố mẹ được chọn lọc so với giá trị trung bình kiểu hìnhcủa toàn bộ thế hệ bố mẹ

Hiệu quả chọn lọc của một tính trạng được xác định bằng tích của hệ số ditruyền (h2) với ly sai chọn lọc của tính trạng đó (R = h2S) Hiệu quả chọn lọc củamột tính trạng còn được xác định bằng tích của hệ số di truyền với cường độ chọn

Trang 19

lọc (i) và độ lệch chuẩn (σP) của tính trạng đó (R = h2iσP) Do đó, hiệu quả chọnlọc phụ thuộc vào các yếu tố: hệ số di truyền của tính trạng của tính trạng đượcchọn lọc, cường độ chọn lọc và độ lệch chuẩn kiểu hình của tính trạng chọn lọc.

2.2.5 Một số giống lợn ngoại nuôi phổ biến ở Việt Nam

a Giống lợn Yorkshire

Yorkshire là giống lợn phổ biến nhất trên thế giới, được nuôi ở nhiều nơi

Ở nước ta giống này được nhập vào miền Nam từ những năm 1920 được là lợnĐại Bạch Đến năm 1964 lợn được nhập vào miền Bắc thông qua Liên Xô cũ.Đến năm 1978, lợn được nhập từ CuBa Giống lợn Yorkshire là một trongnhững giống nước ta sử dụng nhiều cho chương trình nạc hóa đàn lợn

Đặc điểm ngoại hình: toàn thân lợn có màu trắng, hơi có ánh vàng, mặthơi thô, mõm cong lên, tai to vừa phải và dựng đứng Lợn có khối lượng conđực trưởng thành từ 350 đến 380 kg, con cái trưởng thành nặng 250 đến 280 kg(Võ Trọng Hốt và cs, 2000), lợn cái thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi, số con

đẻ ra trên lứa từ 11-13 con/lứa, số lứa trên năm 2,0-2,2 Khối lượng sơ sinhtrung bình từ 1,3-1,4 kg/con, khối lượng lúc 60 ngày tuổi đạt 16-20 kg Lợnthuộc giống cho nhiều nạc tỉ lệ nạc đạt 52-55%

Hướng sử dụng: lợn Yorkshire nuôi chủ yếu để lai trong các công thức laikinh tế với các giống khác Lợn cái có năng suất sinh sản khá và khả năng chốngchịu tốt nên thường được sử dụng làm nái sinh sản

b Giống lợn Landrace

Landrace là giống lợn được nhập nội vào Việt Nam có nguồn gốc từ ĐanMạch Đây là giống cho nhiều nạc, phàm ăn và thích nghi với điều kiện khí hậunước ta

Đặc điểm ngoại hình: lợn có màu trắng tuyền, thân dầy và dài, tai rủ chekín mắt, bụng thon, mông phát triển, chân to thắng, hình dáng giống quả thuỷlôi Lợn đực trưởng thành nặng 300-320 kg, có thể sử dụng lúc 8 tháng tuổi,lượng tinh dịch khai thác đạt khoảng 270 ml/lần Lợn cái nặng 220-250 kg, tuổi

Trang 20

phối giống lần đầu 310 ngày, số con đẻ ra 9-11con/lứa, khối lượng sơ sinh từ1,3-1,4 kg/con, khối lượng lúc 60 ngày tuổi đạt 16-18 kg/con Lợn thịt lúc 6tháng đạt 100 kg, tỉ nạc đạt 55-56% (Vũ Đình Tôn, 2009).

Hướng sử dụng: lợn Landrace nuôi phổi biến ở nước ta, được sử dụngtrong các công thức lai kinh tế giữa các giống ngoại với nhau hoặc với giống nộitạo ra đàn lợn thịt không những có năng suất chất lượng cao mà còn được nhânthuần để tăng số lượng đàn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

có khả năng tăng trọng nhanh đạt 785 g/con/ngày

Hướng sử dụng: lợn Duroc có khả năng thích ứng, chịu đựng cao với điềukiện khí hậu nóng, ít nhạy cảm với stress Chủ yếu được sử dụng trong các tổhợp lai kinh tế với lợn nội hoặc lai ngoại với ngoại nhằm đạt mức tăng trọngnhanh, tỉ lệ nạc cao

Trang 21

con/lứa (Võ Trọng Hốt và cs, 2000) Khả năng tăng trọng đạt 770 g/con/ngày,tiêu tốn thức ăn 2,58 (kg)/1kg tăng trọng.

Hướng sử dụng: lợn cho tỷ lệ nạc cao nên chủ yếu được dùng để lai vớicác giống khác nhằm cải thiện khả năng cho thịt Hiện ở miền Bắc Việt Nam lợnPietrain được dùng trong công thúc lai Pietrain x F1(Landrace x Yorkshire) hay

F1(Yorkshire x Móng Cái) cho kết quả rất tốt

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước hoặc khối lượng của vật nuôi do

có sự tăng lên về số lượng và thể tích tế bào Mối liên hệ giữa khối lượng và tuổicủa vật nuôi được thể hiện bằng đồ thị hình chữ S Giai đoạn trước thành thụcsinh dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau đó tốc độ sinh trưởng chậm lại vàgiảm dần cho đến khi đạt ổn định về khối lượng, lúc này vật nuôi thành thục vềthể vóc Khả năng sinh trưởng được mô tả bằng sinh trưởng tuyệt đối và sinhtrưởng tương đối

Sinh trưởng tuyệt đối được xác định bằng tỷ lệ giữa khối lượng cơ thể vậtnuôi tăng lên với khoảng thời gian để tăng được khối lượng đó Chỉ tiêu nàyđược sử dụng để đánh giá khả năng tăng khối lượng trung bình hàng tháng(kg/tháng) hoặc hàng ngày (g/ngày) Sinh trưởng tuyệt đối được mô hình hoábằng đồ thị parabol Đối với lợn thịt cần xác định được thời điểm đạt giá trị cựcđại (đỉnh parabol) để kết thúc giai đoạn nuôi thịt nhằm đạt hiệu quả cao nhất

Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thểtích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát Đồ thị sinh trưởng tương đối

có dạng hypebol

Để vật nuôi có thể sinh trưởng một cách ổn định thì nó chịu ảnh hưởngcủa rất nhiều yếu tố từ bên trong (di truyền, tính biệt) lẫn bên ngoài (ngoại cảnh,điều kiện chuồng nuôi)

- Yếu tố di truyền

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến khả năng sinh trưởng, năng suất thân

Trang 22

thịt, chất lượng thịt lợn bao gồm sự khác biệt giữa các giống và sự khác biệtgiữa các cá thể trong cùng một giống

Giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số lượng cơ,diện tích cơ và thành phần cấu tạo của cơ Động vật hoang dã có nhiều cơ màu

đỏ, ít cơ màu trắng và thớ cơ nhỏ hơn so với động vật nuôi (Lefaucheur, 2010).Lợn Hampshire có nồng độ glycogen trong cơ cao hơn so với lợn SwedishYorshire Cơ thăn của lợn Berkshire có tỷ lệ cơ oxy hoá chậm nhiều hơn so với

lợn Landrace và Yorkshire (Ryu et al., 2008).

Các giống khác nhau thì khả năng sinh trưởng khác nhau, đó là do quátrình tích lũy protein ở mỗi giống là khác nhau Các giống lợn địa phươngthường có tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỉ lệ nạc thấp.Đối vớicác giống lợn ngoại thường thì cao hơn Lợn Pitrain 100 kg có tỉ lệ nạc/thịt xẻ là61,35%, trong khi đó Large White Pháp là 54,11%; Landrace Pháp là 53,12%;Landrace Bỉ là 58,3% Độ dày mỡ lưng trung bình ở trọng lượng giết thịt 90 kg

ở lợn Pitrain là 7,8 mm; Large White và Landrace Pháp là 11,4 mm và 12,2 mm;Landrace Bỉ là 9,9 mm (La Genetique Porcine Fancaise, 1986 – 1988)

Quá trình sinh trưởng và phát dục ở lợn là hai quá trình khác nhau nhưnglại bổ trợ cho nhau, nếu thiếu một trong hai thì quá trình sẽ không hoàn thiện,quá trình tuân theo quy luật sinh trưởng của vật nuôi đó là quy luật sinh trưởngphát dục không đồng đều, theo giai đoạn và có tính chu kỳ Việc nghiên cứu,nắm vững các quy luật sinh trưởng và phát dục từ khi con vật sinh ra cho đến lúcgiết thịt hay sinh sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi

để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống

- Tính biệt

Lợn nái, lợn đực hay lợn đực đã thiến đều có tốc độ phát triển và sự cấuthành của cơ thể khác nhau (Campell và cộng sự, 1985; Hofer và cộng sự,1992), lợn đực thường lớn nhanh hơn lợn cái (Evan và cộng sự, 2003), lợn đực

có tỉ lệ nạc cao hơn lợn cái và đực thiến, nhu cầu duy trì của lợn đực cũng cao

Trang 23

hơn của lợn cái và lợn đực thiến (Cambell và cộng sự, 1985) Theo nghiên cứucủa Kortz và cộng sự, 2000 đã chỉ ra rằng lợn cái và lợn đực không thiến có diệntích cơ thăn lớn hơn lợn đực thiến, thịt lợn đực không thiến có hàm lượng vậtchất khô và tỉ lệ mỡ trong thịt thấp hơn so với đực thiến Do có nhiều đặc điểmkhác nhau như vậy nên trong quá trình chăn nuôi cần phải dựa vào mục đíchchăn nuôi để sử dụng lợn có tính biệt nào từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bảng 2.1 Ảnh hưởng của giới tính đến tốc độ tăng trọng , hiệu quả chuyển

hóa thức ăn

Tiêu tốn thức ăn (kg/kg tăng trọng) 3,17 3,64 3,47

Nguồn : Institut Technique du Porc, lợn thí nghiệm giống Large White có khối lượng từ 18-99 kg

- Yếu tố dinh dưỡng

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rấtlớn đến khả năng sinh trưởng của lợn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm Khẩuphần ăn hợp lý, đầy đủ và cân đối sẽ giúp phát huy tiềm năng tối đa di truyềncủa giống Không chỉ vậy phương thức cho ăn cũng ảnh hưởng đến sự sinhtrưởng của lợn Theo Mcphee và cộng sự (1989) với lợn được cho ăn tự do thìkhả năng tăng khối lượng nhanh hơn nhưng độ dày mỡ lưng lại cao hơn(Nguyễn Phi và cộng sự, 1995) khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế lại có tỉ lệnạc cao hơn so với lợn ăn khẩu phần tự do (Thomke và cộng sự, 1995)

Đối với khẩu phần ăn của lợn cần quan tâm đến các thành phần dinhdưỡng bao gồm một số thành phần cần thiết

Nước: Là dung môi quan trọng cho sự sống, nó tham gia vào quá trình

tiêu hóa, hấp thu đối với cơ thể Nước vận chuyển các chất dinh dưỡng từ cơquan tiêu hóa đến khắp cơ thể theo con đường máu và vận chuyển các chất cặn

Trang 24

bã qua mồ hôi, phân và nước tiểu ra ngoài Nước có nhu cầu ở các giai đoạn nhưsau:

Bảng 2.2: Nhu cầu nước uống cho lợn

Khối lượng lợn (kg) Lượng nước uống (lít/con/ngày)

Protein: là thành phần rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn, là thành

phần không thể thay thế được và cần thiết trong mọi hoạt động trao đổi chất ở cơthể Con vật càng non trao đổi chất càng mạnh, khả năng tích lũy pr càng lớn.Khi con vật trưởng thành khả năng tích lũy pr giảm dần đồng thời hàm lượng prtrong cơ thể cũng giảm đi Vì vậy đối với lợn còn non thì cho ăn đầy đủ proteinchúng sẽ nhanh lớn và rút ngắn thời gian sinh trưởng Khi lợn trưởng thành thìkhông nên cho ăn nhiều protein gây lãng phí

Gluxit: cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể Nhu cầu thay

đổi theo giai đoạn sinh trưởng của con vật và hướng sản xuất cũng như nhiệt độcủa chuồng nuôi

Theo Lunen và cộng sự (1997) cho rằng nếu lợn có khả năng tích lũyprotein cao cần tăng năng lượng và protein cao hơn so với lợn bình thường, mứcnăng lượng cao trong khẩu phần sẽ làm tăng tốc độ tăng trọng, giảm tiêu tốnthức ăn so với mức năng lượng thấp (Lenartowwiez và cộng sự, 1998) Còn theo

Trang 25

như Chang và cộng sự, 2003 thì cho biết mức năng lượng và protein trong khẩuphần thấp sẽ làm tăng quá trình tích lũy mỡ trong cơ.

Lipit: Là nguồn dự trữ năng lượng và tích lũy dưới da của cơ thể Là

thành phần tạo nên các mô của cơ thể, có vai trò bảo vệ giữ ấm cơ thể Lượnglipit tích lũy nhiều nhất ở bụng, mông và vai Giai đoạn tích lũy tăng lên theoquá trình sinh trưởng của con vật Lipit có vai trò hòa tan các chất vitamin A và

D, nếu thiếu Lipit sẽ dẫn đến thiếu vitamin, nếu thừa thì con vật sẽ quá béo

Khoáng chất: Ngoài chức năng cấu tạo mô còn tham gia nhiều quá trình

chuyển hóa ở mô cơ Nếu khẩu phần ăn thiếu khoáng thì con vật sẽ bị rối loạntrao đổi chất, sinh sản ngừng trệ, sức sản xuất giảm sút

Vitamin: Là những hợp chất hữu cơ, chúng tham gia vào hầu hết quá trình

trao đổi chất và hoạt động của cơ thể Là chất xúc tác sinh học xúc tiến việc tổnghợp phân giải chất dinh dưỡng Vitamin có trong các tế bào cơ thể và giúp cholợn sinh trưởng phát triển bình thường Mỗi vitamin đều đảm nhiệm một vai trònhất định, nếu thiếu hoặc thừa quá nhiều đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến

sự sinh trưởng và phát triển của lợn

Nhu cầu vitamin cho lợn con :

Vitamin A: 2200 UI/kg thức ăn

Vitamin B1: 1-1,5 mg/kg thức ăn

Vitamin D: 220 UI/kg thức ăn

Nhìn chung sự tích lũy mỡ và năng lượng tăng lên theo tuổi, còn tích luỹprotein, khoáng thì giảm dần (Michell, 1962) Được thể hiện ở bảng sau

Bảng 2.3: Sự tích lũy dinh dưỡng ở lợn

Khối lượng sống

(kg)

Nước(%) Protein

Mỡ(%)

Khoáng(%)

Năng lượng(Mcal/kg)

Trang 26

thu nhận thức ăn cao sẽ cho mức sinh trưởng cao Theo Webb (1995), Eissen(2000), Schulze và cộng sự (2001), việc tăng thu nhận thức ăn ở giai đoạn sinhtrưởng sớm khi hiệu quả sử dụng thức ăn cao và sinh trưởng nạc mạnh sẽ giảmquá trình tích lũy mỡ, giảm tiêu tốn thức ăn.

- Điều kiện vệ sinh, chuồng trại

Thí nghiệm của Brumm và Mille (1996) cho thấy diện tích chuồng nuôicần 0,56m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng trọng chậm hơn so với vật nuôi có diệntích 0,78m2/con Nghiên cứu của Nielsen và cộng sự (1995) cho thấy lợn nuôitheo đàn ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa nhiều hơn nhưng số lượngbữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận trong ngày lại ít hơn sovới lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng

Điều kiện thích nghi với môi trường cũng rất quan trọng, khi lợn đượcchuyển từ giai đoạn cai sữa sang giai đoạn nuôi thịt do có sự thay đổi lớn về môitrường cũng như thức ăn nên lợn rất dễ bị stress và mắc một số bệnh như: tiêuchảy, viêm phổi, ghẻ… do đó cần chú ý vệ sinh chuồng trại cũng như tiêmphòng cho lợn đầy đủ nhằm tránh những thiệt hại do nó gây ra

Bên cạnh đó cần chú ý đến yếu tố nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi để cócách bố trí thích hợp nhất Khi nhiệt độ cao thì con vật thường khó thở, bỏ ăn…còn nhiệt độ thấp rất dễ xảy ra các bệnh truyền nhiễm như Tai xanh, bệnhcúm… Nếu độ ẩm không thích hợp cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng Thườngthì độ ẩm cao hay gây ra các bệnh về hô hấp và ngoài da còn độ ẩm thấp sẽ gâyhậu quả xấu ở lợn con, ẩm độ thích hợp là 50-70%

Trong các yếu tố bên ngoài cần chú ý tới chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc.Đây là yếu tố quyết định sự thành công trong chăn nuôi, bao gồm: vệ sinhchuồng trại sạch sẽ, thoáng mát Định kỳ tổng vệ sinh xung quanh khu vực chănnuôi Máng ăn, máng uống phải cọ vệ sinh hằng ngày Mùa hè phải tắm chảithường xuyên cho lợn (lợn nái không tắm trong thời gian nuôi con) mùa đông

Trang 27

thì hạn chế Đặc biêt là công tác thú y cần phải thực hiện đầy đủ và đúng quyđịnh.

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng

Khả năng sinh trưởng được mô tả bằng sinh trưởng tuyệt đối và sinhtrưởng tương đối

Để đánh giá đúng và chính xác về khả năng sinh trưởng của vật nuôi cầnphải căn cứ vào nhiều chỉ tiêu:

- Sinh trưởng tích lũy (V i )

Là khả năng tích lũy các chất hữu cơ trong quá trình đồng hóa và dị hóa,

nó biểu thị tốc độ tăng trưởng về khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thểgia súc tích lũy được trong một thời gian

Sinh trưởng tích lũy được tính theo công thức:

n là số lần cân, đo tại khoảng thời gian là t

Ở lợn, sinh trưởng tích lũy liên quan mật thiết đến khả năng cho thịt, độsinh trưởng tích lũy cao thì cho năng suất thịt cao, cho nên việc theo dõi, đánhgiá độ sinh trưởng tích lũy không những có ý nghĩa về mặt sinh học mà còn có ýnghĩa về mặt kinh tế

- Sinh trưởng tuyệt đối (A i )

Là quá trình tăng trưởng về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể vậtnuôi trong một đơn vị thời gian (g/con/ngày)

Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức:

Trang 28

1

i i i

Ai : Sinh trưởng tuyệt đối

Vi-1: Sinh trưởng khối lượng, kích thước ở thời kỳ đầu tương ứng với mộtkhoảng thời gian ti-1

Vi: Sinh trưởng khối lượng, kích thước ở thời kỳ tiếp theo tương ứng vớimột khoảng thời gian ti

Chỉ tiêu này giúp chúng ta đánh giá được mức tăng trọng của đàn lợntrong từng giai đoạn nhỏ Qua đó biêt được tình trạng sức khỏe, sự phù hợp haykhông của thức ăn về lượng và về chất ở từng lứa tuổi của con vật

Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn biểu diễn mức độ tăng trọng g/ngày

có dạng parapol Trong chăn nuôi, người ta cần tìm thời điểm mà Parapol đạt giátrị cực đại để kết thúc giai đoạn nuôi thịt nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

- Sinh trưởng tương đối

Là tỉ lệ phần trăm của khối lượng cơ thể hay kích thước các chiều đo tănglên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước Đồ thị sinh trưởng tương đối

có dạng hypebol

Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức:

1 1

0, 5.( )

i i i

i i

V V R

Ri: Sinh trưởng tương đối

Vi-1: Khối lượng, kích thước ở kỳ đầu

Vi: Khối lượng, kích thước ở kỳ sau

Trang 29

- Tăng khối lượng trung bình (g/ngày).

Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi Chỉtiêu này thể hiện cho khả năng thu nhận, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượnggiống Các giống lợn ngoại thường có hiệu quả sử dụng thức ăn, mức tăng trọngtrung bình cao hơn các giống lợn nội

- Tỉ lệ nạc

Chỉ tiêu này được xác định thông qua hai chỉ tiêu là độ dày mỡ lưng và độdày cơ thăn Chỉ tiêu này giúp người chăn nuôi biết được năng suất thịt, mứcsinh trưởng nạc, mức sinh trưởng mỡ và mức cân bằng về thành phần dinhdưỡng trong khẩu phần ăn của lợn

2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUTRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Hansen và cộng sự (1997) cho biết lai hai giống: (D × White composite)

và (Meishan × White composite) có tốc độ sinh trưởng tốt hơn lợn Meishanthuần, lợn lai (D × White composite) tăng trọng cao hơn (Meishan × Whitecomposite) Lai hai, ba, bốn giống đã trở thành phổ biến trong chăn nuôi lợn tại

Ba Lan (Ostrowski và cộng sự, 1997)

Grzeskowiak và cộng sự (2000) cho thấy lai hai giống giữa Hampshire x Dđạt giá trị pH1 của thịt cao hơn so với P x D và P thuần Lai hai giống giữa lợnđực Siamse và lợn nái Polish L để sản xuất lợn sữa chất lượng cao (Walkiewicz

và cộng sự, 2000) So sánh giữa các công thức lai hai, ba, bốn giống, Ostrowski

và cộng sự (1997), Lenartowiez và cộng sự(1998) cho thấy con lai có 25 và 50%máu P có tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt Sử dụng đực lai F1(P x D) có tác dụngnâng cao diện tích và khối lượng cơ thăn (Gajewczyk và cộng sự) (1998).Gerasimov và cộng sự (1997) qua nghiên cứu cho thấy lai hai, ba giống đều cótác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống vàkhối lượng ở 60 ngày tuổi/con Lai hai giống giữa P với L Bỉ được Smet và cộng

Ngày đăng: 24/09/2016, 18:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000). Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Tác giả: Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp Hà Nội
Năm: 2000
3. Vũ Đình Tôn (2009). Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp Hà Nội 4. Giáo trình “Chăn nuôi lợn”, Võ Trọng Hốt, NXB Nông nghiệp, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn", NXB Nông nghiệp Hà Nội4. Giáo trình “Chăn nuôi lợn
Tác giả: Vũ Đình Tôn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội4. Giáo trình “Chăn nuôi lợn”
Năm: 2009
6. Lê Hải và cộng sự (2001), “Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xác định công thức lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỉ lệ nạc 50 – 55%” , Báo cáo tổng hợp cấp nhà nước, Tạp chí Khoa học Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần chủng và xácđịnh công thức lai thích hợp cho heo cao sản để đạt tỉ lệ nạc 50 – 55%”
Tác giả: Lê Hải và cộng sự
Năm: 2001
7. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2004a), “So sánh khả năng sinh sản của lợn nái F1(L x Y) được phối với lợn đực giống Pietsrain và Duroc”, Tạp chí Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh khả năng sinh sảncủa lợn nái F1(L x Y) được phối với lợn đực giống Pietsrain và Duroc”
8. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006c), “Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt của công thức lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) phối giống với lợn đực giống Pietsrain và Duroc”, Tạp chí Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Năng suất sinh sản, sinhtrưởng và chất lượng thịt của công thức lai giữa nái F1(Landrace xYorkshire) phối giống với lợn đực giống Pietsrain và Duroc”
9. Đỗ Đức Lực, Bùi Văn Định, nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Phạm Ngọc Thạch, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, V.Vẻrleyen, F. Farnir, P. Leroy và Đặng Vũ Bình (2008), “Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng củ lợn Pietrain kháng stress nuôi tại Hải Phòng – Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinhtrưởng củ lợn Pietrain kháng stress nuôi tại Hải Phòng – Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đức Lực, Bùi Văn Định, nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Phạm Ngọc Thạch, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, V.Vẻrleyen, F. Farnir, P. Leroy và Đặng Vũ Bình
Năm: 2008
10. Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2008a). Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Yorkshire x Móng cái) với đực giống Landrace, Duroc và PiDu (Pietrain x Duroc), Tạp chí Khoa học và Phát triển Khác
11.Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2008b). Năng suất sinh sản của nái lai F1(Yorkshire x Móng cái) phối với đực giống Landrace, Duroc và (Pietrain x Duroc), Tạp chí Khoa học và Phát triển Khác
12. Phan Xuân Hảo (2010). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai Landrace x Duroc Khác
13. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Pietrain và Duroc (PiDu), Tạp chí Khoa học và Phát triển Khác
14. Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010). Khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái lai F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) phối giống với lợn đực Duroc và L19, Tạp chí Khoa học và Phát triển Khác
15. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010a). Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) với đực giống Duroc và Landrace nuôi tại Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát triển.TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI Khác
16. Lewis, C. R. G. and Bunter, K. L. (2011). Effects of seasonality and ambient temperature on genetic parameters for production and reproductive traits in pigs, Animal Production Science, 51: 615-626 Khác
17. Rauw, W. M., Soler, J., Tibau, J., Reixach, J. and Raya, L. G. (2006). The relationship between residual feed intake and feed intake behavior in group- housed Duroc barrows, Journal of Animal Science, 84(4): 956-962 Khác
18. Saintilan, R., Mérour, I., Brossard, L., Tribout, T., Dourmad, J. Y., Sellier, P., Bidanel, J., Van Milgen, J. and Gilbert, H. (2013). Genetics of residual feed intake in growing pigs: Relationships with production traits, and nitrogen and phosphorus excretion traits, Journal of Animal Science, 91(6): 2542- 2554 Khác
19. Saintilan, R., Mérour, I., Schwob, S., Sellier, P., Bidanel, J. and Gilbert, H.(2011a). Genetic parameters and halothane genotype effect for residual feed intake in Piétrain growing pigs, Livestock Science, 142(1–3): 203- 209 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w