1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính năng sản xuất và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress

138 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Lợn Piétrain cổ điển có mầu lông trắng với các vết loang đen phân bố khắp cơ thể đặc trưng bởi tỷ lệ móc hàm cao (80,8%) và tỷ lệ nạc đạt 60,9% (Camerlynck and Brankaer, 1958). Tuy nhiên, sự tồn tại của allen lặn T ở locus halothane (Ollivier et al., 1975) với tần suất cao đã làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft, Exudative) và lợn dễ bị stress. Lợn Piétrain kháng stress được phát triển từ lợn Piétrain cổ điển của Bỉ từ năm 1983, nhằm giữ lại những ưu điểm của giống lợn này, bên cạnh đó làm giảm mức độ nhạy cảm với stress bằng phép lai trở ngược để chuyển allen C của Large White thay thế allen T ở locus halothane của Piétrain (Leroy and Verleyen, 1999a). Từ năm 2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nhập lợn Piétrain kháng stress và nhân thuần trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đỗ Đức Lực và cs. (2008) đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng của đàn lợn này. Phạm Ngọc Thạch và cs. (2010) đã nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá huyết học của đàn lợn này được nuôi tại Hải Phòng. Do et al. (2013) đã công bố kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản và sinh trưởng của đàn lợn này nuôi trong điều kiện chăn nuôi nhiệt đới. Sau 3 năm nhân giống thuần chủng và phát triển trong sản xuất, năm 2011, “lợn đực Piétrain kháng stress nhân thuần tại Việt Nam” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Từ tháng 11 năm 2011, Trung tâm giống lợn chất lượng cao, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã trở thành cơ sở thứ hai nhân giống thuần chủng lợn Piétrain kháng stress tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu, theo dõi đánh giá trong sản xuất đều nhận thấy, lợn Piétrain kháng stress đã thích nghi và đạt được các kết quả tương đối tốt, góp phần phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu này để có thể đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ hơn về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress, đồng thời xây dựng được định hướng chọn lọc đối với đàn lợn này nhằm đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn sản xuất chăn nuôi nước ta. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá khả năng sản xuất xây dựng định hướng chọn lọc đối với đàn lợn Piétrain kháng stress nhằm đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc của nước ta. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá năng suất chất lượng tinh dịch và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá khả năng di truyền và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đóng góp thêm các tư liệu về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress trong điều kiện sản xuất chăn nuôi miền Bắc nước ta. - Định hướng chọn lọc nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của đàn lợn Piétrain kháng stress. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá tương đối toàn diện về khả năng sản xuất của đàn lợn Piétrain kháng stress trong điều kiện sản xuất chăn nuôi ở các tỉnh miền Bắc. - Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress giúp các cơ sở chăn nuôi nâng cao hiệu quả việc sử dụng, khai thác giống lợn này trong sản xuất. - Xây dựng định hướng chọn lọc góp phần nâng cao năng suất lợn Piétrain kháng stress đáp ứng yêu cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta. 4. Những đóng góp mới của luận án - Đánh giá được tương đối toàn diện và đầy đủ một cách có hệ thống về khả năng sản xuất (phẩm chất tinh dịch, năng suất sinh sản, khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và chất lượng thịt) của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá được khả năng di truyền và xây dựng được định hướng chọn lọc đối với tính trạng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nhằm góp phần nâng cao chất lượng đàn giống, đáp ứng yêu cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta.

Ngày đăng: 09/03/2015, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
61. Aherne, F. and Kirkwood, R. (2011). Factors Affecting Litter Size[Online]. The Pig Site.Available:http://www.thepigsite.com/articles/?AREA=Reproduction&Display=304 [Accessed 3 may 2011] Link
1. Đặng Vũ Bình (2003). Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống miền Bắc, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 1(2):113-117 Khác
2. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Tường, Đoàn Văn Soạn và Nguyễn Thị Kim Dung (2005). Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp - Hải Phòng, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 3(4): 304-309 Khác
3. Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2008a). Năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Yorkshire x Móng cái) với đực giống Landrace, Duroc và PiDu (Pietrain x Duroc), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(5): 418-424 Khác
4. Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2008b). Năng suất sinh sản của nái lai F1(Yorkshire x Móng cái) phối với đực giống Landrace, Duroc và (Pietrain x Duroc), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(4): 326-330 Khác
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Quyết định số 1712/QĐ-BNN-CN về việc phê duyệt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với giống gốc vật nuôi 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Quyết định 657/QĐ-BNN-CN vềviệc phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc Khác
7. Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo, Lê Minh Sắt, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Văn Đồng, Hoàng Sỹ An và Đỗ Văn Chung, (1999). Xác định tần số kiểu gen halothane và tính năng sản xuất của lợn Landrace có các kiểu gen halothane khác nhau được nuôi ở một số cơ sở giống miền Bắc. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y 1998 - 1999, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Huế. 159-165 Khác
8. Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009). Giá trị giống ước tính về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của 5 dòng cụ kỵ nuôi tại Trại lợn giống hạt nhân Tam Điệp, Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 18: 17-22 Khác
9. Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Quế Côi, Trần Thị Minh Hoàng và Lê Thị Kim Ngọc (2009). Giá trị giống và khuynh hướng di truyền của đàn lợn giống Landrace và Yorkshire nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi, 16: 15-20 Khác
10. Phạm Thị Đào, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn, Đỗ Đức Lực và Đặng Vũ Bình (2013). Năng suất sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) với đực giống (Piétrain x Duroc) có thành phần Piétrain kháng stress khác nhau, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(2): 200-208 Khác
11. Nguyễn Văn Đức, Bùi Quang Hộ, Giang Hồng Tuyến, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Trần Quốc Việt và Nguyễn Thị Viễn (2010). Năng suất sinh sản, sản xuất của lợn Móng Cái, Pietrain, Landrace, Yorkshire, và ưu thế lai của lợn lai F1(LRxMC), F1(YxMC) và F1(PixMC), Tạp chí Khoa học công nghệ, 22(tháng 2): 29-36 Khác
12. Phan Xuân Hảo (2001). Xác định một số chỉ tiêu về sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của lợn Landrace và Yorkshire có các kiểu gen halothan khác nhau, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 160 tr Khác
13. Phan Xuân Hảo (2006). Đánh giá tính năng sản xuất của lợn đực ngoại Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) đời bố mẹ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 4(2): 120-125 Khác
14. Phan Xuân Hảo (2007). Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt ở lợn Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 5(1): 31-35 Khác
15. Phan Xuân Hảo (2008). Xác định ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và giới tính tới sinh trưởng của lợn con đến 8 tuần tuổi, Tạp chí Khoa học và Phát triển,6(2):128-133 Khác
16. Phan Xuân Hảo (2010). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai Landrace x Duroc (Omega) và Pietrain x Duroc (PiDu), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4(4): 68-72 Khác
17. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Pietrain và Duroc (PiDu), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(3): 269-275 Khác
18. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy, Đinh Văn Chỉnh, Nguyễn Chí Thành và Đặng Vũ Bình (2009). Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của các con lai giữa đực lai PiDu (Pietrain x Duroc) và nái Landrace, Yorkshire hay F1 (Landrace x Yorkshire), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(4): 484-490 Khác
19. Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010). Thành phần thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực lai Landrace x Duroc (Omega) và Pietrain x Duroc (PiDu), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(3): 439-447 Khác
20. Trần Thị Minh Hoàng, Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Thị Minh Tâm, Bùi Minh Hạnh và Phạm Thị Bích Hường, (2010). Giá trị giống ước tính các tính trạng tăng khối lượng, dày mỡ lưng, số con sơ sinh sống/lứa và khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi cho giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Tam Đảo, Hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi, Hà Nội, 28-37 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w