1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thuyết trình môn kế toán quốc tế phân tích và so sánh vấn đề thông tin liên quan theo VAS 26, TT 200 và IAS 24

35 1,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 311,1 KB

Nội dung

Việc nhận diện rõ các thông tin về các giao dịch giữa các bên liên quan sẽ giúp người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có nhận định đúng đắn hơn về thực trạng hoạt động và tình h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TIỂU LUẬN

Chuyên đề 5:

PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH VẤN ĐỀ THÔNG TIN CÁC BÊN LIÊN QUAN

THEO VAS 26, THÔNG TƯ 200 VÀ IAS 24

GVHD: PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh Nhóm thực hiện: Nhóm 5 – Lớp Tối thứ 7 – K25

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tổng quan 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Kết cấu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN CÁC BÊN LIÊN QUAN 5

1.1 Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán 5

1.2 Sơ lược các nghiên cứu trước về chuẩn mực KTQT và KT VN 8

1.3 Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kê toán Việt Nam về việc công bố thông tin liên quan 9

1.4 Vì sao phải trình bày thông tin các bên có liên quan 13

C HƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH VỀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN CÁC BÊN LIÊN QUAN THEO VAS 26, THÔNG TƯ 200 VÀ IAS 24 15.

2.1 Về mục tiêu 15

2.2 Về phạm vi áp dụng 16

2.2 Về định nghĩa 17

2.2 Về Bản chất giao dịch và giá cả với các bên liên quan 21

2.2 Về Công cố và trình bày BCTC 22

CHƯƠNG 3 MỘT VÀI KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN CÁC BÊN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM 29

Trang 4

KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

IAS 24 Chuẩn mực kế toán quốc tế số 24

VAS 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 26

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tổng quan

Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng phổ biến, và trở thành xu hướngtất yếu của các nền kinh tế, các doanh nghiệp, công ty đa quốc gia cũng theo đó mà phát triểnquy mô của mình tăng cường đầu tư đến những thị trường tiềm năng với mục tiêu tìm kiếmlợi nhuận Các doanh nghiệp trở nên toàn cầu hóa, các công ty đa quốc gia, xuyên quốc giatừng bước thâm nhập thị trường ở mức độ sâu và rộng hơn Sự mua bán, sáp nhập, thôn tínhcác doanh nghiệp cũng trở nên phổ biến hơn Bên cạnh đó các hình thức liên doanh liên kết,hợp tác, đầu tư chéo … cũng làm cho các mô hình kinh doanh ngày càng phức tạp khó kiểmsoát Một tổ chức có thể đồng thời vừa kiểm soát một chủ thể khác vừa có thể bị kiểm soátbởi một chủ thể khác nữa, và cũng không tránh khỏi giữa các mối quan hệ này cũng sẽ cóphát sinh những giao dịch mà ta gọi là giao dịch với các bên liên quan Bên cạnh những giaodịch phát sinh do nhu cầu thực tế hoạt động là những giao dịch hoàn toàn phát sinh bằng vào

ý chí chủ quan của nhà đầu tư hay một cá nhân nào đó mà kết quả giao dịch sẽ có ảnh hưởngđôi khi là rất lớn đến kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp đó Các giao dịch nàyđôi khi là khó nhận biết bới các hình thức và thủ tục dễ dàng lẫn với vô số các hoạt độngthường ngày của một doanh nghiệp Và kết quả thông tin trên báo cáo tài chính sẽ bị bópméo ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư hoặc nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến nghĩa vụthuế của doanh nghiệp đó đối với chính quyền nơi họ hoạt động Điều này nhắc nhỡ nhữngngười cần sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính cần quan tâm thêm đến các thông tin màcác công ty thuyết minh về các giao dịch giữa các bên liên quan trên báo cáo tài chính củahọ

Việc nhận diện rõ các thông tin về các giao dịch giữa các bên liên quan sẽ giúp người

sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có nhận định đúng đắn hơn về thực trạng hoạt động

và tình hình tài chính của doanh nghiệp đó Để hướng dẫn việc nhận diện và ghi nhận cácthông tin này thì tại Việt Nam đang áp dụng Chuẩn mực số 26 – Thông tin về các bên liênquan, chuẩn mực này dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IAS-24 – Thông tin các bên liênquan Và mới đây nhất, với mong muốn tiến đến hòa hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế,

Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC về Chế độ kế toán doanh nghiệp cậpnhật nhiều cải tiến phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế trong nước như hiện nay

Trang 6

Với những lý do như trên chúng tôi có mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn những vấn đề

về các bên liên quan cũng như so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các chuẩn mực ViệtNam và Quốc tế để có thể nhận diện đúng và vận dụng vào thực tiễn công việc

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài viết được thực hiện nhằm phân tích các nội dung về thông tin các bên liên quantheo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 24 và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 26, Thông tư200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp Thông qua việc so sánh các yêucầu công bố thông tin về các bên liên quan theo IAS 24 với VAS 26, TT200, bài viết làm rõ

sự khác biệt, các nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này và từ đó đưa ra được một số kiếnnghị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng của bài nghiên cứu là sự nhận diện các mối quan hệ của các bên liên quan củamột chủ thể doanh nghiệp, phân tích sự ảnh hưởng, tác động của các giao dịch với các bênliên quan đồng thời so sánh sự giống và khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 24

và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 26, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kếtoán Doanh nghiệp về vấn đề các bên liên quan

Phạm vi nghiên cứu:

Bài nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi gồm có:

 Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS-24

 Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS-26

 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ

THÔNG TIN CÁC BÊN LIÊN QUAN

Trang 7

1.1 KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN:

1.1.1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán

Chuẩn mực kế toán là những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và banhành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình bày trên BCTC Chuẩn mực

kế toán bao gổm nguyên tắc chung và những nguyên tắc cụ thể Theo khoản 1 điều 8, Luật kế toán số 03/2003/QH11thông qua ngày 17/06/2003 thì “Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính” Mục tiêu của chuẩn mực kế toán là đưa ra những quy định có tính nguyên tắc làm cơ sở đo lường chất lượng một công việc, nhằm hướng công việc chuyên môn đi vào những nguyên tắc chung Hay nói cách khác là quy định thống nhất nội dung, các trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp, nâng cao tính so sánh và nhất quán dựa trên thông lệ kế toán

nói chung

Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau :

- Mục đích của chuẩn mực

- Phạm vi của chuẩn mực

- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực

- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập

và trình bày báo cáo tài chính

1.1.2 Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán

Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán là để thốngnhất hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là trong một quốc gia, trong mộtkhu vực hay trên toàn cầu) Nếu như không có chuẩn mực kế toán, các công ty sẽ sử dụngnhiều phương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính của mình Không chỉ cóthế, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội cho các công ty sử dụng các thủ pháp

kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính Các công ty thậm chí có thể biến tình trạng thua lỗ củacông ty thành có lãi Việc thiếu chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy

ý trình bày các thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên báo cáo tài chính Công

ty có thể giấu diếm các thong tin bất lợi cho mình và chỉ trình bày những thông tin có lợi chomình Chính vì những vấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ không thể đưa ra mộtquyết định kinh tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính được

Trang 8

Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người sử dụng báo cáotài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính được dễ dàng hơn Người sử dụngbáo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúc của báo cáo tài chính, bản chất của các chỉ tiêutrên báo cáo tài chính, hiểu được các thuyết minh báo cáo tài chính bằng cách đọc các chuẩnmực kế toán Từ đó, người sử dụng báo cáo tài chính mới có thể đưa ra các phân tích chínhxác về hiệu quả hoạt động của công ty Một lợi ích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính

có thể thu được từ các chuẩn mực kế toán đó là sự đảm bảo rằng các công ty và các kiểmtoán viên thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán trongquá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Như vậy, việc ban hành các chuẩn mực kế toán làmột cách để tăng thêm lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính đối với các báo cáo tàichính và ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính

1.1.3 Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế

1.1.3.1 Lợi ích đối với các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư, cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, sẽ có thể so sánh các kếtquả tài chính của các công ty khác nhau nằm ở các nước khác nhau trên toàn thế giới cũngnhư đưa ra các quyết định đầu tư quốc tế một cách dễ dàng hơn và tốn kém ít chi phí hơn

1.1.3.2 Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia

Việc quản lý và soạn thảo các báo cáo hợp nhất các tập đoàn sẽ không phải trải quanhiều bước chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc gia nơi công ty con đóng trụ

sở sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán nơi công ty mẹ đóng trụ sở Việc thâu tóm và sápnhập các công ty nước ngoài cũng dễ dàng hơn Các công ty đa quốc gia cũng có thể tuân thủtheo các yêu cầu về báo cáo của các sở giao dịch chứng khoán ở nước ngoài được thuận lợihơn

Phí kiểm toán sẽ được giảm bớt do khi các báo cáo cùng được lập trên cùng một cơ sởthì sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán kiểm tra nhanh hơn dẫn đến tốn ít thời gian và chi phí hơn

1.1.3.3 Lợi ích đối với các nước đang phát triển

Chính phủ của các nước đang phát triển cũng sẽ tiết kiệm đươc thời gian nếu họ có thể

sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì phải soạn thảo các chuẩn mực kế toán riêngcho quốc gia mình Nếu các quốc gia này sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế thì họ cóthể kiểm soát tốt hơn hoạt động của các công ty đa quốc gia đang hoạt động trong phạm vi

Trang 9

lãnh thổ của nước mình Các công ty này không thể viện lý do là họ không thể hiểu bản chấtcủa các chuẩn mực kế toán quốc gia nên không lập các báo cáo tuân theo các chuẩn mực.

1.1.3.4 Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực

Các tổ chức kinh tế khu vực có thể đẩy mạnh giao thương trong một khu vực địa lýnhất định nhờ có các chuẩn mực kế toán chung làm nền tảng cho việc lập và cung cấp cácthông tin kế toán được thống nhất

1.1.4 Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam

1.1.4.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đa dạng hóacác loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp nhà nước Trướcđây, chúng ta chỉ có những chính sách tài chính, quy định dành riêng cho các doanh nghiệpnhà nước mà không có các chính sách và quy định đối với doanh nghiệp cổ phần và tráchnhiệm hữu hạn, từ đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánhđược Còn ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phảicông khai thông tin một cách hữu hiệu hơn để tăng cường thu hút đầu tư Thêm vào đó nhucầu của nhà đầu tư là có một cơ sở để so sánh các công ty với nhau nhằm đưa ra các quyếtđịnh đầu tư bắt đầu nảy sinh cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam và sựthay đổi trong chính sách đầu tư của Việt Nam Đó là Chính phủ Việt Nam ngày càng mongmuốn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam

Do đó, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán đã đáp ứng nhu cầu minh bạch hóathông tin của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính có khả năng phản ánh đúng thựctrạng kinh doanh của doanh nghiệp và tạo một cơ sở chung để so sánh các doanh nghiệp vớinhau Không phải chỉ là sự so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà còn cóthể so sánh doanh nghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanhnghiệp nước ngoài cũng có thể so sánh với doanh nghiệp Việt Nam Vì thế, mục tiêu củachuẩn mực kế toán là rất cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà Việt Nam đã có từ nhữngnăm trước

Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam vì yêucầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh bạch thông tin và báo cáo tàichính trung thực Đây cũng là một nhân tố tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài do rủi ro

Trang 10

đối với việc thông tin tài chính không được minh bạch hóa ở Việt Nam đã được giảm bớt.Nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn khi đầu tư ở Việt Nam.

1.1.4.1 Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước

Hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm vĩ

mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tài chính Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống chuẩn mực kế toán là một trongnhững cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người có liênquan đồng thời thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của chính các cơ quanquản lý này Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính phải thường xuyên bồi dưỡngnâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu công việc

1.3.3.3 Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam

Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểmtoán Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội và pháp luật thừa nhậnthì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để hướng dẫn và kiểm tra là tất yếu Thực tế vậndụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy về cơ bản nội dung của các chuẩnmực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất, không có sự xung đột với các cơ chế tài chínhhiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện

1.2 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ CHUẨN MỰC KTQT VÀ KTVN:

Có rất nhiều nghiên cứu so sánh về sự khác biệt trong yêu cầu trình bày các thông tin trênbáo cáo tài chính theo IAS và VAS tại Việt Nam Điển hình một số nghiên cứu như:

Nguyễn Phúc Sinh, Nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM, 2008;

Nguyễn Thị Kim Cúc, Hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp nhằm phù hợp

với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế,

ĐH Kinh tế TP.HCM, 2009;

Trần Xuân Nam, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam và sự khác biệt.

bao-cao-tai-chinh-quoc-te-viet-nam-va-su-khac-3.html , 2010;

http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/chuan-muc-ke-toan-viet-nam/chuan-muc- Phạm Hoài Hương, Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn

mực kế toán quốc tế, Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng số 5(40),

2010;

Trang 11

Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và

chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển,

va-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-thuc-trang-nguyen-nhan-va-dinh-huong-phat-trien-.sav ,2011

http://www.sav.gov.vn/1500-1-ndt/su-hoa-hop-giua-chuan-muc-ke-toan-viet-nam- Đặng Quôc Tuấn, Trình bày Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính

Quốc tế ( IFRS), Hội Kế toán Tp Hồ Chí Minh, 2012

 Phạm Thị Bích Chi & Trần Anh Ngọc, Sự tiệm cận của hệ thống chuẩn mực kếtoán và chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VAS& VFRS) với hệ thốngchuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IA&IFRS), Tạp ch1Kinh tế & Phát triển, Số đặc biệt, 2013, p.3-7

Tuy nhiên, vì mới được ban hành năm 2014 và áp dụng chính thức từ niên độ kế toán

2015, vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu bổ sung thêm những yêu cầu công bố thông tin vềcác bên liên quan tại TT 200

1.3 KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ (IAS 24) VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (VAS 26) VỀ VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN CÁC BÊN LIÊN QUAN:

1.3.1Giới thiệu về VAS 26, Thông tư 200 và IAS 24

Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 24-Thông tin các bên liên quan được ban hành ngày18/12/2003, có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 Sau đó, chuẩn mực này được ban hành lại vàongày 04/11/2009, bắt đầu áp dụng vào 01/01/2011 yêu cầu thuyết minh về các giao dịch và

số dư với các bên liên quan của DN

Ở Việt Nam, Bộ Tài chính cũng ban hành chuẩn mực kế toán VAS 26-Thông tin về các bênliên quan (theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính) và đồng thời ban hành Thông tư 161/2007/TT-BTC hướng dẫn chuẩn mực đikèm để giải thích rõ hơn về vấn đề này

Hiện nay,các DN Việt Nam đang thực hiện kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướngdẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp (thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006, Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009), đã có hiệu lực từ ngày05/02/2015 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015

Trang 12

1.3.2 Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về việc công bố thông tin các bên liên quan:

a) Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế về việc công bố

thông tin các bên liên quan:

Sự phát triển theo hướng quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán là hết sức cần thiết

nhằm tạo ra ngôn ngữ chung và sân chơi đạt tiêu chuẩn sẽ làm tăng hiệu quả thị trường thếgiới và tăng khả năng hợp tác tìm kiếm vốn góp phần cạnh tranh có hiệu quả

Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập có mục tiêu nhằmđạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các doanh nghiệp và các tổ chức trênthế giới sử dụng để lập Báo cáo tài chính Uỷ ban này được điều hành bởi một hội đồng gồmđại diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác Tất cả các thành viên của

uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đều là các chuyên gia kế toán hàng đầu thuộc liên đoàn kếtoán quốc tế (IAFC) Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã xây dựng được hệ thống cácchuẩn mực kế toán cơ bản có thể vận dụng ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩnhoá và hài hoà đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá hiện nay đặc biệt là hài hoà và thống nhấttrong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính

Chuẩn mực quốc tế số 24 về “Công bố các bên lien quan” (IAS 24) do InternationalAccounting Standards Board (IASB) ban hành

Mục đích:

- Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu các nội dung liên quan đến việccông bố thông tin các bên liên quan ( chủ sở hữu, các công ty có khả năng kiểm soát, cácgiao dịch….) trong báo cáo tài chính

- Trong nền kinh tế toàn cầu, người sử dụng báo cáo tài chính bên ngoài doanh

nghiệp càng có nhu cầu về tính so sánh của báo cáo kế toán Đặc biệt khi doanh nghiệp muốnvay vốn của các cơ quan tín dụng hay nhà đầu tư nước ngoài

b) Quá trình hình thành và mục đích của chuẩn mực kế toán Việt Nam về việc công bố

thông tin các bên liên quan:

Để đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế về yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp, đadạng và tạo điều kiện để hội nhập với hệ thống thông tin trong khu vực, trên thế giới, kể từnăm 2000 Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kế toán số26- Thông tin về các bên lien quan được ra đời theo quyết định số 234/2003/QĐ- BTC ngày

Trang 13

30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính, về cơ bản được xây dựng trên nền tảng chuẩn mựcquốc tế IAS 24, kèm theo là một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội đặcthù của Việt Nam Nhằm phục vụ cho mục đích tìm hiểu, học tập, hệ thống hóa từ đó sửdụng các chuẩn mực kế toán và áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp một cách dễ dàng,thuận tiện và phù hợp

 Mục đích:

- Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu các nội dung liên quan đến việccông bố thông tin các bên liên quan ( chủ sở hữu, các công ty có khả năng kiểm soát, cácgiao dịch….) trong báo cáo tài chính

- Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực

kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa đượcquy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực

và hợp lý

- Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính

được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

1.3.3 Một số khái niệm về vấn đề thông tin các bên có liên quan

Vì VAS 26 được hỉnh thành dựa trên IAS 24, nên các thuật ngữ trong VAS 26 có kháiniệm giống như IAS 24 Tuy nhiên IAS 24 có 1 vài thuật ngữ khác lien quan đến việc công

bố thông tin các bên liên quan mà VAS 26 không có Đây cũng là một điểm khác biệt giữa 2chuẩn mực này

a) Các bên liên quan được định nghĩa là “một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh

hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạtđộng” (VAS 26) Theo IAS 24, bên liên quan là cá nhân hay tổ chức có quan hệ với đơn vịbáo cáo (trong đó mở rộng hơn là bao gồm cả người thân của gia đình cá nhân đó) phải thoảcác điều kiện:

+ Đối với cá nhân hay người thân của gia đình cá nhân đó:

- Khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị báo cáo

- Là thành viên chủ chốt của ban quản lý của đơn vị báo cáo hoặc của công tymẹ

+ Đối với tổ chức:

- Cả 2 là thành viên của cùng 1 tổ chức hay là công ty liên kết, hợp tác

Trang 14

- Cả 2 củng hợp tác với công ty thứ 3

b) Giao dịch giữa các bên liên quan: Là việc chuyển giao các nguồn lực hay các nghĩa

vụ giữa các bên liên quan, không xét đến việc có tính giá hay không

c)Kiểm soát: Là quyền sở hữu trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công ty con, đối

với hơn nửa quyền biểu quyết của một doanh nghiệp hoặc có vai trò đáng kể trong quyềnbiểu quyết và quyền quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của ban quản lý doanhnghiệp (theo luật hoặc theo thỏa thuận)

d) Thành viên thân thiết trong gia đình của 1 cá nhân là những người có thể chi phối

hoặc bị chi phối bởi người đó khi giao dịch với doanh nghiệp như quan hệ: Bố, mẹ, vợ,chồng, con, anh, chị em ruột;

e) Ảnh hưởng đáng kể: Là quyền được tham gia vào việc đưa ra các quyết định về

chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp, nhưng không kiểm soát các chínhsách đó Ảnh hưởng đáng kể có thể được thực hiện thông qua một số cách như: có đại diệntrong Hội đồng quản trị, tham gia trong quá trình lập chính sách, tham gia vào các giao dịchquan trọng giữa các công ty cùng tập đoàn, trao đổi nội bộ các nhân viên quản lý, hoặc phụthuộc về các thông tin kỹ thuật ảnh hưởng đáng kể có thể có được qua việc sở hữu cổ phần,theo luật hoặc theo thỏa thuận

f) Bồi thường bao gồm tất cả các quyền lợi nhân viên (như quy định tại IAS 19 Lợi ích

của nhân viên) bao gồm lợi ích của nhân viên bao gồm tất cả các hình thức được thanh toán,phải nộp hoặc được cung cấp bởi các côn ty, hoặc đại diện của tổ chức, để đổi lấy dịch vụcung cấp cho công ty Bồi thường bao gồm:

(A) quyền lợi nhân viên ngắn hạn, chẳng hạn như tiền lương, tiền lương và các khoản đónggóp an sinh xã hội, thanh toán nghỉ hàng năm và nghỉ ốm hưởng lương, chia sẻ lợi nhuận vàtiền thưởng và các lợi ích phi tiền tệ (như chăm sóc y tế, nhà ở, xe hơi và hàng hóa hoặc dịchvụ) cho người lao động miễn phí hoặc được trợ cấp;

(B) những lợi ích sau việc làm như lương hưu, trợ cấp hưu trí khác, cuộc sống sau việc làmbảo hiểm và sau việc chăm sóc y tế;

(C) quyền lợi nhân viên dài hạn khác, bao gồm cả nghỉ dài dịch vụ hoặc nghỉ phép, hoặc lợiích dịch vụ lâu dài, trợ cấp tàn tật lâu dài, chia sẻ lợi nhuận, tiền thưởng;

(D) Quyền lợi nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng; và

(E) việc thanh toán dựa trên khoản góp vốn

Trang 15

g) Chính phủ đề cập đến chính phủ, cơ quan chính phủ và các cơ quan tương tự bất kể

là địa phương, quốc gia hay quốc tế

h) Một công ty chính phủ là một công ty được kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc có ảnhhưởng đáng kể bởi một chính phủ

1.4 Vì sao phải trình bày thông tin các bên có liên quan

Việc trình bày thông tin có liên quan trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp quan trọng

vì nó ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính Quan hệ giữa các bênliên quan là một đặc điểm bình thường của thương mại và kinh doanh, các doanh nghiệpthường xuyên thực hiện một phần hoạt động của riêng mình thông qua một công ty con haycác công ty liên kết nhằm tìm kiếm lợi ích từ các doanh nghiệp khác theo mục đích đầu tưhay kinh doanh, để từ đó có thể kiểm soát hay ảnh hưởng đáng kể đối với các quyết định tàichính và hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư

Mối quan hệ với các bên liên quan có thể có ảnh hưởng tới tình hình tài chính và tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp báo cáo Các bên liên quan có thể tham gia vào các giao dịch

mà các bên không liên quan sẽ không tham gia vào Hơn nữa, giao dịch giữa các bên liênquan có thể được thực hiện không theo các giá trị như giao dịch giữa các bên không liênquan

Tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của một doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởimối quan hệ giữa các bên liên quan kể cả khi không có giao dịch giữa các bên này Sự tồn tạiđơn thuần của mối quan hệ này cũng có thể đủ làm ảnh hưởng tới giao dịch của doanh nghiệpbáo cáo với các bên khác, ví dụ, một công ty con có thể chấm dứt quan hệ buôn bán với mộtbạn hàng sau khi công ty mẹ của nó mua một công ty con khác có cùng hoạt động với bạnhàng nói trên Trường hợp khác, một doanh nghiệp có thể bị hạn chế hoạt động do chịu ảnhhưởng đáng kể từ doanh nghiệp khác, ví dụ, một công ty con có thể bị công ty mẹ chỉ thịkhông tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển

Do các bên liên quan không độc lập với nhau, nhiều khuôn khổ về lập và trình bày báo cáotài chính được áp dụng đưa ra các quy định về hạch toán và thuyết minh cụ thể đối với cácmối quan hệ, giao dịch và số dư với bên liên quan để người sử dụng báo cáo tài chính hiểuđược bản chất và những ảnh hưởng tiềm tàng hoặc ảnh hưởng thực tế đối với báo cáo tàichính

Trang 16

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH VỀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN CÁC BÊN LIÊN QUAN THEO VAS 26,

THÔNG TƯ 200 VÀ IAS 24

Trang 17

Đảm bảo BCTC của DN trình bày thông tin

các bên liên quan cần thiết để nhấn mạnh tới khả

năng tình trạng tài chính hoặc kết quả kinh doanh

có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng, mối quan hệ

các bên liên quan hoặc các giao dịch và số dư nợ,

bao gồm cam kết giữa các bên liên quan

Quy định và hướng dẫn cácnguyên tắc và phương pháp trìnhbày thông tin trên BCTC về các bênliên quan và các giao dịch với cácbên liên quan

Nhận xét:

Trong phần mục tiêu của VAS 26 chỉ quan tâm tới việc trình bày thông tin các bênliên quan trên BCTC theo đúng nguyên tắc, phương pháp, chưa chú trọng tới mục tiêu cuốicùng là người sử dụng BCTC Vì vậy người đọc BCTC chưa thấy rõ tác động của các bênliên quan tới kết quả BCTC

Áp dụng cho mối quan hệ giữa các bên liên

quan, các giao dịch và số dư nợ, bao gồm cả

các cam kết

Áp dụng trong mối quan hệ với các bênliên quan và các giao dịch giữa doanhnghiệp báo cáo với các bên liên quan

Trong BCTC hợp nhất và các BCTC riêng

của công ty mẹ, các dự án, các nhà đầu tư

hiện tại phù hợp với IAS27: BCTC riêng và

hợp nhất Chuẩn mực này còn yêu cầu các

BCTC riêng biệt từng đơn vị; Số dư nợ và

giao dịch kinh tế giữa các bên liên quan

trong nhóm được bỏ qua trong bản soạn

Những yêu cầu của chuẩn mực này ápdụng cho các báo cáo tài chính của doanhnghiệp báo cáo

Ngày đăng: 23/09/2016, 23:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài Chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC - hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 200/2014/TT-BTC - hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp
3. International Accounting Standards Board, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 24 – IAS 24, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán quốc tế số 24 – IAS 24
4. Nguyễn Phúc Sinh, Nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
5. Nguyễn Thị Kim Cúc, Hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam
6. Phạm Hoài Hương, Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng số 5(40), 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế
7. Trần Xuân Nam, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam và sự khác biệt http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/chuan-muc-ke-toan-viet-nam/chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-viet-nam-va-su-khac-3.html , 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam và sự khác biệt
8. Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển, http://www.sav.gov.vn/1500-1-ndt/su-hoa-hop-giua-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-va-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-thuc-trang-nguyen-nhan-va-dinh-huong-phat-trien-.sav , 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển
9. Đặng Quôc Tuấn, Trình bày Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế ( IFRS), Hội Kế toán Tp Hồ Chí Minh, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trình bày Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế ( IFRS)
10. Phạm Thị Bích Chi & Trần Anh Ngọc, Sự tiệm cận của hệ thống chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VAS& VFRS) với hệ thống chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IA&IFRS), Tạp ch1 Kinh tế & Phát triển, Số đặc biệt, 2013, p.3-7 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w