1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện hiệp hoà

69 453 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 591 KB

Nội dung

MỤC LỤC BẢNG CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của đề tài 3 PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN HIỆP HOÀ 4 1.1. Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Hiệp Hoà 4 1.1.1. Vị trí pháp lý 4 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 4 1.2. Cơ cấu tổ chức 5 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Hiệp Hoà 5 1.2.2. Cơ cấu tổ chức 7 1.3. Lịch sử hình thành, phát triển, chiến lược phát triển trong thời kỳ tới 8 1.3.1. Lịch sử hình thành, phát triển 8 1.3.2. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời kỳ tới 10 1.4. Tổng quan về công tác QTNL 11 1.4.1. Hệ thống chính sách về công tác QTNL tại UBND huyện Hiệp Hoà 11 1.4.2. Thực tiễn hoạt động Quản trị nhân lực tại cơ quan 14 1.4.2.1.Công tác phân tích, thiết kế công việc 14 1.4.2.2 . Kế hoạch hoá nguồn nhân lực 14 1.4.2.3.Công tác tuyển dụng 14 1.4.2.4.Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực 14 1.4.2.5.Công tác đào tạo và bồi dưỡng 15 1.4.2.6.Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 15 1.4.2.7. Cơ cấu thù lao, chi trả lao động 15 1.4.2.8. Quan hệ lao động 15 Tiểu kết chương 1 16 Chương 2. THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI UBND HUYỆN HIỆP HOÀ 17 2.1. Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức cấp xã 17 2.1.1. Khái niệm 17 2.1.2. Vai trò của công chức cấp xã 20 2.1.3. Nguyên tắc tuyển dụng 21 2.1.4. Điều kiện người đăng ký dự tuyển 22 2.1.5. Phương thức tuyển dụng 23 2.1.6. Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã 24 2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng CCCX 26 2.2. Thực tiễn công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà 28 2.2.1. Tình hình công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà 28 2.2.2. Hệ thống chính sách về tuyển dụng 30 2.2.3. Bộ phận phụ trách vấn đề tuyển dụng 31 2.2.4. Tình hình thực hiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà 32 2.2.4.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động tuyển dụng CCCX 32 2.2.4.2. Tình hình tuyển dụng CCCX huyện Hiệp Hoà năm 2015 33 2.3. Đánh giá tác động công tác tuyển dụng công chức cấp xã đến UBND huyện Hiệp Hoà 39 2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 40 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 41 Tiểu kết chương 2 44 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI UBND HUYỆN 45 HIỆP HOÀ 45 3.1. Mục tiêu, phương hướng 45 3.1.1. Mục tiêu 45 3.1.2. Phương hướng 45 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã 46 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định công tác tuyển dụng CCCX 46 3.2.2. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch hoá nguồn nhân lực 47 3.2.3.Tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức cơ sở 48 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng 49 3.2.5. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBCC về tuyển dụng 49 3.2.6. Một số giải pháp khác 50 3.2.6.1. Tiến hành cải cách tiền lương 50 3.2.6.2. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng riêng cho từng vị trí chức danh 51 3.2.6.3. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến hoạt động tuyển dụng 51 3.2.6.4. Liên hệ với các trường đại học 52 3.3. Một số khuyến nghị 52 3.3.1. Đối với Ban lãnh đạo 52 3.3.2. Đối với phòng Nội vụ 53 3.3.3. Đối với đơn vị sử dụng nhân lực 54 3.3.4. Đối với bản thân người được tuyển dụng 55 Tiểu kết chương 3 56 KẾT LUẬN 57 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

MỤC LỤC BẢNG CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT

LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của đề tài 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN HIỆP HOÀ 4

1.1 Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Hiệp Hoà 4

1.1.1 Vị trí pháp lý 4

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 4

1.2 Cơ cấu tổ chức 5

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Hiệp Hoà 5

1.2.2 Cơ cấu tổ chức 7

1.3 Lịch sử hình thành, phát triển, chiến lược phát triển trong thời kỳ tới 8

1.3.1 Lịch sử hình thành, phát triển 8

1.3.2 Phương hướng, nhiệm vụ trong thời kỳ tới 10

1.4 Tổng quan về công tác QTNL 11

1.4.1 Hệ thống chính sách về công tác QTNL tại UBND huyện Hiệp Hoà 11

1.4.2 Thực tiễn hoạt động Quản trị nhân lực tại cơ quan 14

1.4.2.1.Công tác phân tích, thiết kế công việc 14

1.4.2.2 Kế hoạch hoá nguồn nhân lực 14

1.4.2.3.Công tác tuyển dụng 14

1.4.2.4.Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực 14

1.4.2.5.Công tác đào tạo và bồi dưỡng 15

1.4.2.6.Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 15

1.4.2.7 Cơ cấu thù lao, chi trả lao động 15

1.4.2.8 Quan hệ lao động 15

Tiểu kết chương 1 16

Trang 2

Chương 2 THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP

XÃ TẠI UBND HUYỆN HIỆP HOÀ 17

2.1 Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức cấp xã 17

2.1.1 Khái niệm 17

2.1.2 Vai trò của công chức cấp xã 20

2.1.3 Nguyên tắc tuyển dụng 21

2.1.4 Điều kiện người đăng ký dự tuyển 22

2.1.5 Phương thức tuyển dụng 23

2.1.6 Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã 24

2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng CCCX 26

2.2 Thực tiễn công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà 28

2.2.1 Tình hình công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà 28

2.2.2 Hệ thống chính sách về tuyển dụng 30

2.2.3 Bộ phận phụ trách vấn đề tuyển dụng 31

2.2.4 Tình hình thực hiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà 32

2.2.4.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động tuyển dụng CCCX 32

2.2.4.2 Tình hình tuyển dụng CCCX huyện Hiệp Hoà năm 2015 33

2.3 Đánh giá tác động công tác tuyển dụng công chức cấp xã đến UBND huyện Hiệp Hoà 39

2.3.1 Thành tựu và nguyên nhân 40

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 41

Tiểu kết chương 2 44

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI UBND HUYỆN 45

HIỆP HOÀ 45

3.1 Mục tiêu, phương hướng 45

3.1.1 Mục tiêu 45

3.1.2 Phương hướng 45

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã 46

Trang 3

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định công tác tuyển

dụng CCCX 46

3.2.2 Đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch hoá nguồn nhân lực 47

3.2.3.Tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức cơ sở 48

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng 49

3.2.5 Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBCC về tuyển dụng 49

3.2.6 Một số giải pháp khác 50

3.2.6.1 Tiến hành cải cách tiền lương 50

3.2.6.2 Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng riêng cho từng vị trí chức danh 51

3.2.6.3 Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến hoạt động tuyển dụng 51

3.2.6.4 Liên hệ với các trường đại học 52

3.3 Một số khuyến nghị 52

3.3.1 Đối với Ban lãnh đạo 52

3.3.2 Đối với phòng Nội vụ 53

3.3.3 Đối với đơn vị sử dụng nhân lực 54

3.3.4 Đối với bản thân người được tuyển dụng 55

Tiểu kết chương 3 56

KẾT LUẬN 57 PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có thành công nào không gắn liền với những sự trợ giúp dù

ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắtđầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửiđến quý thầy cô Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực đã cùng với tri thức và tâm huyếtcủa mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tậptại trường, không những về chuyên môn mà còn có cả kỹ năng sống Tôi xin chânthành cảm ơn thầy Đoàn Văn Tình người đã tận tâm giúp đỡ chúng tôi qua từng buổihọc trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về chuyên ngành Quản trịnhân lực

Qua bài báo cáo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị, các chú trongphòng Nội vụ huyện Hiệp Hoà đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong khoảng thời gianthực tập Đặc biệt là anh Phạm Văn Hà, người luôn theo sát chỉ bảo và cung cấp chotôi những tài liệu bổ ích phục vụ cho bài báo cáo

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể nguồi thân,gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, lo lắng, giúp đỡ tôi

Với sự cố gắng hết mình, song do thời gian và kiến thức có phần hạn hẹp nênkhó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quýbáu từ phía thầy cô và các bạn để kiến thức cũng như bài báo cáo của tôi hoàn thiệnhơn

Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa và Ban giám hiệu nhàtrường dồi dào sức khoẻ, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mìnhtruyền đạt tri thức cho thế hệ mai sau

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hiệp Hoà, ngày 20 tháng 03 năm 2016 Sinh viên

Nguyễn Thị Quyên

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bộ máy hành chính nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các

cơ quan thực hiện quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trên cơ sở lấy dân làm gốc,mọi hoạt động đều vì lợi ích của nhân dân Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“Cán bộ, công chức là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thấtbại đều do đội ngũ cán bộ, công chức tốt hay kém” Vì đội ngũ cán bộ, công chức là

“cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng Nếu đội ngũ này yếu thì dù có đườnglối, chính sách đúng cũng không thể hiện thực hóa Người chỉ rõ: “Dùng người cũngnhư dùng gỗ Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong, đều tùy chỗ mà dùng được”,

“Phải dùng người đúng chỗ, đúng việc” Qua đó chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò củađội ngũ CBCC trong đó đội ngũ CCCX đóng vai trò quan trọng là nền tảng ảnhhưởng đến sự phát triển hay suy yếu của toàn bộ hệ thống cơ quan quản lý nhà nước

Đứng trước những cơ hội và thách thức đặt ra trong thời kì hội nhập kinh tếquốc tế đòi hỏi đội ngũ CBCC ở tất cả các cấp phải không ngừng học hỏi, trau dồikiến thức góp phần nâng cao năng lực, giỏi về chuyên môn, phẩm chất đạo đức vữngvàng mới có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thời kì mới, đưa nước ta tiến xa hơn nữatrên con đường hội nhập kinh tế, quốc tế Do đó việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chứccần được chú trọng hơn bao giờ hết, đó là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý nhànước về CCCX, đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của UBNDcấp xã

Căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được ban hành, đối tượng làcông chức cấp xã được quy định rõ ràng hơn cùng với đó là pháp luật về tuyển dụngCCCX ngày càng hoàn thiện hơn Theo đó việc tuyển dụng không được tuỳ tiện màphải tuân thủ chặt chẽ các quy định, căn cứ vào nhu cầu của cơ quan và tiến hànhtuyển chọn những người có tài năng thật sự, bên cạnh phẩm chất đạo đức, năng lực tốt

Có như vậy mới xây dựng được một hình tượng tốt đẹp về cơ quan hành chính nóichung và cơ quan nhà nước nói riêng tạo nên niềm tin trong lòng dân chúng

Việc tuyển dụng CCCX tốt nhằm mục đích mong muốn xây dựng cho Nhànước một đội ngũ CCCX tài năng, sáng tạo có sức ảnh hưởng đến nhân dân ở từng địaphương bằng hình tượng gương mẫu, CCCX vững vàng về năng lực, có khả năng giảithích cho dân hiểu, nói dân nghe và vận động nhân dân làm theo chính sách, pháp luật

Trang 7

của Nhà nước thì mới có thể xây dựng được một nhà nước thực sự “ là của dân, do dân

và vì dân”

Xuất phát từ định hướng của người hướng dẫn và các lý do nêu trên cùng với

sự thay đổi nhận thức của bản thân về công tác tuyển dụng CCCX và tầm quan trọng

của nó, trong thời gian tìm hiểu thực tế tại cơ quan người viết quyết định chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà” để có thể hiểu biết thêm về công tác tuyển dụng công chức nói chung và tuyển

dụng công chức cấp xã nói riêng

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu nhằm mục tiêu giúp ta hiểu rõ hơn những vấn đề lý luận vềcông tác tuyển dụng và tiến tới duy trì, phát triển đội ngũ công chức cấp xã trên địabàn huyện Hiệp Hoà

Vận dụng những lý luận nghiên cứu được để tìm hiểu thực tiễn công tác tuyểndụng CCCX tại UBND huyện Hiệp Hoà

Dựa trên hệ thống cơ sở lý luận và khảo sát, phân tích thực tiễn của vấn đề Đềtài nghiên cứu nhằm rút ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác tuyển dụngCCCX, từ đó đề ra các giải pháp để cải thiện tình hình đó, hoàn thiện công tác tuyểndụng CCCX tại UBND huyện

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết một sốnhiệm vụ sau:

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản của cơ quan về bộ máy, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn Trong đó, nghiên cứu cần đặc biệt làm rõ thực tiễn công tácQuản trị nhân lực tại cơ quan

Đề tài cần làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức (công chứccấp cơ sở) trong cơ quan nhà nước dựa trên hệ thống các khái niệm,vai trò, nguyêntắc, quy trình, điều kiện và phương thức tuyển dụng Hệ thống cơ sở lý luận này là cơ

sở để người viết phân tích thực tiễn và đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại

Nội dung nghiên cứu cần khảo sát, phân tích thực tiễn công tác tuyển dụngCCCX tại UBND huyện Hiệp Hoà Trên cơ sở đó đối chiếu với lý luận thực tiễn, từ đóđưa ra những bất cập tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó

Trên cơ sở thực tiễn đề tài đề xuất các giải pháp và khuyến nghị với Ban lãnh

Trang 8

đạo cơ quan, bộ phận có liên quan, bản thân mỗi công chức nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động công tác tuyển dụng CCCX tại UBND huyện Hiệp Hoà, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước

ta hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Chủ nghĩa Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức; những quan điểm, chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác tuyển dụng công chức nóichung và CCCX nói riêng

Mac-Để thực hiện được đề tài trong quá trình nghiên cứu người viết sử dụng một sốphương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, xử lý thông tin, phương pháp sosánh, phương pháp tổng hợp và thống kê số liệu được lấy từ thực tiễn ở huyện HiệpHoà- tỉnh Bắc Giang Ngoài ra, đề tài còn sử dụng, kế thừa thành quả nghiên cứu củamột số công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu liên quan

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, bảng chú thích từ viết tắt, phần mở đầu, danh mục tài liệu thamkhảo, kết luận, phụ lục Báo cáo thực tập có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan về UBND huyện Hiệp Hoà

Chương 2 Thực tiễn về nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức cấp

xã tại UBND huyện Hiệp Hoà

Chương 3 Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công táctuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN HIỆP HOÀ

1.1 Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Hiệp Hoà

1.1.1 Vị trí pháp lý

Căn cứ Điều 2 Luật của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ bannhân dân

Theo quy định tại luật, “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quanchấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịutrách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phầnbảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trungương tới cơ sở”

UBND huyện là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên của UBND 26 xã, thịtrấn thuộc huyện Hiệp Hoà

UBND huyện Hiệp Hoà thực hiện chế độ sử dụng một con dấu Quốc huy

Số lượng, cơ cấu các thành viên UBND huyện thực hiện theo quy định củaChính phủ và UBND tỉnh

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

UBND huyện Hiệp Hoà là cơ quan chấp hành của HĐND huyện và là cơ quanhành chính Nhà nước ở địa phương thi hành việc quản lý Nhà nước trong phạm vi lãnhthổ của huyện mình theo Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nướccấp trên và Nghị quyết của UBND huyện trong tất cả các lĩnh vực nhằm đảm bảo thựchiện chủ trương, biện pháp phát triển KT- XH, củng cố quốc phòng, an ninh và thựchiện các chính sách khác trên địa bàn huyện, cụ thể là:

- Phát triển kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, xã hội,giáo dục, y tế, dịch vụ, thể dục thể thao, báo chí, công nghệ môi trường,…

- Thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật, phối hợp với

cơ quan chức năng đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế và các khoảnthu khác

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra viêc chấp hành Hiến pháp, Luật,

Trang 10

các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp, tổchức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân địa phương.

- Bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xâydựng lực lượng vũ trang và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độnghĩa vụ quân sự

- Quản lý tổ chức biên chế lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội

UBND huyện Hiệp Hoà làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thểlãnh đạo, cá nhân phụ trách và thực hiện chế độ chủ trương quyết định theo đa số Pháthuy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn chặn các biểuhiện quan liêu, lãng phí,tham nhũng, cửa quyền, hách dịch và một số biểu hiện thiếutích cực khác xuất hiện trong bộ máy cơ quan

1.2 Cơ cấu tổ chức

1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Hiệp Hoà

Căn cứ vào Luật của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ bannhân dân

UBND huyện Hiệp Hoà là cơ quan hành chính cấp huyện thực hiện các hoạtđộng quản lý mọi mặt trên địa bàn huyện UBND huyện Hiệp Hoà gồm có 01 Chủtịch, 03 Phó chủ tịch, các chuyên viên, 12 phòng ban chuyên môn và 10 đơn vị sựnghiệp, cụ thể như sau:

( Phụ lục số 01)

UBND huyện Hiệp Hoà gồm 12 phòng ban Các phòng ban chuyên môn trựcthuộc UBND huyện hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình và giúp việc choChủ tịch và các Phó Chủ tịch hoàn thành tốt các nhiệm vụ KT-XH trong thời gian qua

Mối quan hệ giữa phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện với UBNDhuyện:

- Văn phòng HĐND và UBND: Tham mưu tổng hợp cho HĐND và UBND về:

Hoạt động của HĐND và UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điềuhành các hoạt động; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND,UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật chohoạt động của HĐNDvà UBND; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của bộ phậntiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận

Trang 11

hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết củaUBND cấp huyện.

- Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về một số lĩnh vực( Mục 2.2.3)

- Phòng Kinh tế- Hạ tầng

Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạtđộng đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khukinh tế, khu công nghệ cao;nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học vàcông nghệ

- Phòng Tài chính- Kế toán: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về: Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổnghợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội hiểm; an toànlao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới;phòng, chống tệ nạn xã hội

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúpUBND cấp huyện thựchiện chức năng quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản;môi trường

- Phòng Văn hoá và Thông tin

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhànước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễnthông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở;thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp UBND huyệnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp;thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; phát triển kinh tế hộ,kinh tế trang trại nông thôn

- Phòng Giáo dục- Đào tạo: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về: Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn

Trang 12

nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bịtrường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chấtlượng giáo dục và đào tạo.

- Thanh tra huyện: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm viquản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnthanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định củapháp luật

- Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật,kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiếm soát thủ tục hành chính, phổ biến,giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứngthực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật;quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Phòng Y tế: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lýnhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổtruyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảohiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình

Các phòng ban trong huyện là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về những vấn đề do mình phụ trách Cụ thể:

Mỗi phòng ban đều hoạt động theo chế độ thủ trưởng, tự chịu trách nhiệm.Đều thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND cấp huyện

Tự chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện, HĐND và UBND huyện và

tự chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực mà mình phụ trách

1.2.2 Cơ cấu tổ chức

UBND huyện Hiệp Hoà là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Tổ chứcHĐND - UBND

UBND huyện Hiệp Hoà có cơ cấu tổ chức gồm:

- Đứng đầu UBND là Chủ tịch UBND, là người phụ trách chung, là người lãnhđạo điều hành toàn diện các mặt công tác của UBND huyện, đôn đốc kiểm tra công táccủa huyện, chỉ đạo điều hành hoạt động của các thành viên cấp dưới và các phòng, ban

Trang 13

chuyên môn trực thuộc UBND huyện, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể củaUBND huyện

- Phó Chủ tịch UBND huyện bao gồm 03 Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ giúpviệc cho Chủ tịch Các Phó Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm điều hành, giảiquyết các công việc của UBND theo lĩnh vực được Chủ tịch UBND phân công theoquy định

- Các Uỷ viên UBND là thành viên UBND có trách nhiệm tập thể cùng UBND

và Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo và điều hành công việc chung của UBND

Dựa trên cơ sở pháp lý đó là Luật Tổ chức HĐND- UBND quy định số lượngthành viên của UBND cấp huyện có từ bảy đến chín thành viên Với quy định này tạiUBND huyện Hiệp Hoà đã đáp ứng đủ số lượng theo quy định Số lượng hợp lý đảmbảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi cho phép

1.3 Lịch sử hình thành, phát triển, chiến lược phát triển trong thời kỳ tới

1.3.1 Lịch sử hình thành, phát triển

- Vị trí địa lý

Hiệp Hoà là huyện Trung du nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, tiếpgiáp thành phố Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh Toàn huyện có 25 xã, 01 thịtrấn, trong đó có 13 xã miền núi; diện tích tự nhiên 201,59 km2, dân số trên 223.000người; khí hậu mang đầy đủ tính đa dạng và phân hóa rõ rệt theo mùa Mạng lướigiao thông thủy bộ ở Hiệp Hòa khá thuận tiện làm cho huyết mạch của khu vực địalý– dân cư ở đây luôn thông đạt, hướng tới sự phục vụ đắc lực cho nhu cầu của conngười

- Quá trình hình thành, phát triển

Huyện Hiệp Hòa cũng như nhiều vùng quê khác của tỉnh Bắc Giang “nghìnnăm văn hiến”, trải qua quá trình đấu tranh, xây dựng, nhân dân Hiệp Hòa đã tạo dựngnên một nền văn hóa lâu đời và có truyền thống “gạn đục, khơi trong”, đấu tranh kiêncường, bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo tồn và phát triển

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phát huy truyền thống đoàn kết, kiêncường và bất khuất, nhân dân Hiệp Hòa đã đứng lên chống Pháp ngay từ những ngàyđầu chúng xâm lược tỉnh Bắc Giang

Từ khi có Đảng, người dân Hiệp Hòa đã gắn mình với Đảng, nhập thân vào

phong trào đấu tranh cách mạng của cả nước Một tổng Hoàng Vân, “An toàn khu 2”

Trang 14

của Trung ương Đảng, nơi sinh thành chi bộ đảng đầu tiên, bộ tham mưu chiến đấucủa phong trào cách mạng Hiệp Hòa Tổng Hoàng Vân – Hiệp Hòa còn là nơi hội tụcủa nhiều chiến sĩ cộng sản tiền bối như đồng chí Trường Chinh, Hoàng QuốcViệt , nhiều hội nghị và lớp học quan trọng của Trung ương Đảng trong thời kỳ vậnđộng cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa Phong trào cách mạng Hiệp Hòa, quá trìnhxây dựng cơ sở cách mạng, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng đã từngbước phát triển mạnh mẽ, tiến tới là nơi khởi nghĩa giành thắng lợi sớm nhất trongtoàn tỉnh.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cán bộ và nhân dân huyệnHiệp Hòa đã không ngần ngại góp sức người, sức của, huy động hàng vạn cán bộ,chiến sỹ, thanh niên xung phong ra mặt trận; đóng góp hàng triệu ngày công phục vụtiền tuyến, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm để nuôi quân đánh giặc đã cùngnhân dân cả nước kiên cường chống giặc ngoại xâm, góp phần làm nên chiến thắngĐiện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toànmiền Nam thống nhất đất nước

Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với nhân dân trong tỉnh, Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân huyện Hiệp Hoà đã bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triểnKT- XH Mặc dù trong điều kiện đất nước quá độ lên CNXH từ một nền nông nghiệplạc hậu bị chiến tranh tàn phá, lại gặp nhiều khó khăn trong thiên tai, song Đảng bộ,chính quyền và nhân dân huyện đoàn kết nhất trí, phát huy truyền thống cách mạng,tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, kịp thời khắc phục khó khăn, tạo ranhững chuyển biến tiến bộ trên lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, từngbước ổn định và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

- Thành tích nổi bật từ năm 2010 đến nay

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, huyện HiệpHòa liên tục có những bước phát triển mạnh mẽ về KT- XH, luôn duy trì tốc độ tăng

trưởng kinh tế khá (bình quân trong 05 năm từ 2010-2014 đạt 15,6%/năm - cao hơn 4,57% so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2009); cơ cấu kinh tế chuyển

dịch theo hướng tích cực Thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch, đáp ứngtốt nhiệm vụ chính trị của địa phương Hạ tầng kinh tế - xã hội - đô thị được quan tâmđầu tư đồng bộ, có sự chuyển biến rõ rệt; không gian đô thị, khu vực trung tâm huyện

Trang 15

không ngừng được mở rộng, xây dựng mới, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp Công tác

cải cách hành chính, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo đạt kết quả cao (huyện Hiệp Hòa nhiều năm liền được đánh giá tốt, xếp tốp đầu của tỉnh) Lĩnh vực văn hóa - xã hội thu nhiều kết quả tích cực, giáo dục Hiệp Hòa luôn xếp tốp đầu của tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo

giảm; tỷ lệ hộ gia đình, thôn, tổ dân phố, cơ quan đạt danh hiệu văn hóa năm sau caohơn năm trước… Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữvững Công tác xây dựng Đảng, chính quyền tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật, vaitrò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng được nâng lên; MTTQ và các Đoàn thểchính trị - xã hội đều đạt vững mạnh, đồng thuận trong thực hiện các nhiệm vụ chính trịcủa địa phương; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên

* Đánh giá chung

- Thuận lợi: Hệ thống chính trị ngày càng được cũng cố vững mạnh, các cấp

ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong huyện đã phát huy tinh thầnđoàn kết nhất trí, thống nhất cao trong việc đề ra các biện pháp và tổ chức thực hiệncác nhiệm vụ; cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn nêu cao truyền thống anh hùngcách mạng, tinh thần đoàn kết, sáng tạo tích cực phấn đấu thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ đã đề ra Công tác cải cách hành chính được quan tâm tạo bầu không khídân chủ, cởi mở trong đời sống cán bộ và nhân dân Hệ thống giao thông được chútrọng đầu tư tạo điều kiện để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân Vị tríđịa lý nằm tiếp giáp khu vực phát triển kinh tế như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninhthuận lợi cho sự phát triển kinh tế

- Khó khăn: Là một trong những huyện còn gặp nhiều khó khăn do nguồn thu

ngân sách hạn hẹp, ít được hưởng lợi các dự án chương trình mục tiêu Điểm xuất phát

về kinh tế của huyện thấp, thu hút đầu tư phát triển còn hạn chế, nền kinh tế chủ yếu làsản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh Điều kiện tự nhiênkhông thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất đai bạc màu, diện tích canh tác bìnhquân đầu người thấp Tác động của mặt trái cơ chế thị trường; thời tiết, dịch bệnh; lạmphát là thách thức lớn đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu, kế hoạch đã đềra

1.3.2 Phương hướng, nhiệm vụ trong thời kỳ tới

Tổ chức tốt việc thực hiện củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy định củapháp luật, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên Củng cố, nâng cao chất lượng

Trang 16

đội ngũ CBCC đặc biệt là CCCX phấn đấu đạt 100% có trình độ chuyên môn đạtchuẩn, phù hợp với chức danh theo quy định.

Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý CBCC theo quy định của Luật CBCC; LuậtViên chức và các bản hướng dẫn có liên quan kể từ khi có hiệu lực

Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan đơn vị thuộc UBND huyện thực hiện tốt côngtác cải cách hành chính tập trung vào nội dung cải cách thủ tục hành chính tại huyện;xây dựng, áp dụng và cải tiến các quy trình quản lý theo hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại sựthuận tiện, giảm thiểu phiền hà cho nhân dân Từ nay đến năm 2020, phấn đấu đạt tỷ lệ100% số xã trên địa bàn huyện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn ISO

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực KT- XH; làm tốt côngtác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; thực hiện tốt công táctuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan thuộc UBND huyện thực hiện tốt công tác thiđua- khen thưởng trên địa bàn nhằm khuyến khích, động viên kịp thời các tổ chức, cánhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước theo định kỳ, độtxuất trong thời gian tới

Nâng cao chất lượng và quy mô sự nghiệp văn hóa - xã hội, chú trọng các mụctiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, y tế Đào tạo bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng công táccho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển vàhội nhập; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tổ chức hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhànước đối với công tác tôn giáo, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt tôn giáo trên địa bànhuyện theo đúng quy định

1.4 Tổng quan về công tác QTNL

1.4.1 Hệ thống chính sách về công tác QTNL tại UBND huyện Hiệp Hoà

Các chính sách sử dụng nguồn nhân lực được coi như là một nghệ thuật sửdụng chứ không phải theo các luật lệ cứng nhắc, nó cần được linh hoạt, uyển chuyểnphù hợp với thực tế trong từng thời kỳ và từng đối tượng cụ thể

* Chính sách tuyển dụng

Tuyển dụng là việc thu nạp người vào làm việc thường xuyên, chính thức trong

Trang 17

một tổ chức Để thực hiện tốt công việc này, cần nắm vững nội dung, yêu cầu, trình tự

Kết quả cuối cùng là người được tuyển dụng được phân công, giao việc với bản

mô tả công việc, quy trình và các mối quan hệ trong giải quyết công việc, quyền hạn,trách nhiệm rõ ràng cùng với các điều kiện và phương tiện đảm bảo để hoàn thànhnhiệm vụ

* Bố trí và sử dụng

Bố trí và sử dụng là khâu tiếp theo của công tác quản lý nhân sự Bố trí và sửdụng bao gồm các hoạt động định hướng cho người mới được tuyển dụng, bố trí lại,luân chuyển, đề bạt đối với các vị trí, chức danh trong bộ máy cơ quan

Bố trí và sử dụng nhân lực phải đảm bảo đúng số lượng và chất lượng, đáp ứngnhu cầu của tổ chức Xuất phát từ thực tiễn cạnh tranh trên thị trường trong thu hútnhân lực ngày càng gia tăng, bài toán về đủ số lượng và đảm bảo chất lượng trở thành

cơ bản yêu cầu cơ quan phải làm tốt công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực

Việc bố trí nhân lực phải đảm bảo đúng người, đúng việc Mục tiêu cần đạtđược là đảm bảo sử dụng nhân lực đúng với năng lực, sở trường, nguyện vọng của mỗi

cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả công việc và tạo động lực cho họ phát huy hết khảnăng mình có

* Chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những con đường cơ bản để nâng cao kiến thứctoàn diện cho CBCC, là chìa khoá để người CBCC tham gia vào các lĩnh vực hoạtđộng, công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Công tác đào tạo, bồi dưỡngCBCC đã đạt được những kết quả tốt với những chính sách phù hợp Chính sách nàythể hiện rõ mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn; đồng thời được cụ thể hoáthành các chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện Kế hoạch tổ chức thực hiệncàng cụ thể thì hiệu quả thực hiện chính sách đó càng cao và ngược lại

Trang 18

* Chính sách đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, sử dụng và nâng caochất lượng CBCC Đánh giá đúng CBCC là cơ sở cho việc bố trí và sử dụng, đề bạt,khen thưởng, kỷ luật Đồng thời đây cũng là cơ sở để xác định được nhu cầu, nội dung,chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũCBCC Việc đánh giá CBCC nếu được thực hiện tốt, đảm bảo khách quan, công bằng

sẽ động viên, khuyến khích được đội ngũ CBCC hăng say, nỗ lực công tác, hoàn thànhtốt chức trách, nhiệm vụ được giao

* Chính sách đãi ngộ về vật chất và động viên tinh thần

Đời sống và thu nhập của CBCC còn thấp, nếu giải quyết được hài hòa lợi íchvật chất và tinh thần cho họ thông qua các chế độ, chính sách tạo động lực cho họ yêntâm tập trung cho công tác, giảm bớt sự ràng buộc, phụ thuộc vào kinh tế gia đình.Chính sách đãi ngộ vật chất, động viên tinh thần một cách hợp lý và thỏa đáng là mộtnhân tố quan trọng góp phần làm trong sạch đội ngũ, giúp đội ngũ CBCC không thamnhũng, lãng phí tiền bạc và công sức của nhân dân Đó cũng là nhân tố làm tăng cường

ý thức trong dân, phục vụ dân, bởi họ hiểu chính sách, chế độ mà họ được hưởng làtiền của công sức của nhân dân đóng góp

* Chính sách khen thưởng, kỷ luật

Mục đích của chính sách này nhằm tạo động lực cho CBCC cố gắng, nỗ lực làmviệc, vận dụng hết khả năng có thể để góp phần hoàn thành mục tiêu chung Mặc dù,khen không nhiều nhưng đó cũng là sự khuyến khích, động viên cho những cố gắngcủa họ, đặc biệt là những người gặp khó khăn trong cuộc sống Bên cạnh các chínhsách về khen thưởng thì kỷ luật cũng được coi là hình thức để quản lý CBCC một cách

có hiệu quả Nếu chỉ có khen thưởng mà không có kỷ luật thì họ sẽ dễ dàng dẫn tớitâm lý thụ động, không có trách nhiệm trong công việc gây ảnh hưởng đến hiệu quả vàmục tiêu chung của cơ quan

Các chính sách trên có tính độc lập tương đối, nhưng có mối quan hệ hữu cơ

với nhau trong một tổng thể, thực hiện tốt chính sách này là cơ sở, điều kiện để thựchiện tốt chính sách khác và ngược lại Ví dụ, việc thực hiện tốt chính sách đánh giáCBCC là cơ sở cho việc thực hiện các chính sách như bố trí sử dụng, đề bạt, khenthưởng, kỷ luật

Các chính sách này có được đưa ra nhưng chưa thực sự đồng bộ và đạt được

Trang 19

hiệu quả cao Một số chính sách chỉ được đề ra mà chưa được sự quan tâm, chú trọngđúng mức Mặc dù đa số đều được quy định cụ thể bằng văn bản, song mức độ thực thicòn hạn chế, điều này không chỉ xảy ra tại cơ quan mà còn có ta có thể bắt gặp ở các

cơ quan khác, gây cản trở không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhànước

1.4.2 Thực tiễn hoạt động Quản trị nhân lực tại cơ quan

1.4.2.1.Công tác phân tích, thiết kế công việc

Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách tại các phòng đều được phân giao nhiệm vụtheo từng mảng riêng Với mỗi công việc đều được xây dựng bảng mô tả công việc cụthể, rõ ràng, dễ hiểu Dựa vào đó, từ lãnh đạo đến chuyên viên đều nắm bắt được côngviệc của mình một cách chính xác, hiệu quả công việc được nâng cao

1.4.2.2 Kế hoạch hoá nguồn nhân lực

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và sự phát triển về kinh tế, vănhoá, xã hội trên địa bàn huyện đặt ra nhiều cơ hội và thách thức to lớn Trước tình thế

đó, UBND huyện phải đảm bảo cho sự phát triển ngày càng tích cực hơn nữa

Kế hoạch hoá nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với kế hoạch chiến lược hoạtđộng của cơ quan Để đạt được các mục tiêu đã đề ra đòi hỏi mỗi cơ quan, tổ chức phải

có chiến lược hoạt động đúng đắn, phù hợp với môi trường bên trong và bên ngoài.Trên thực tế, kế hoạch hoạt động của cơ quan được xây dựng ở 3 mức: dài hạn, trunghạn, ngắn hạn và tương ứng với nó cũng cần phải có kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắnhạn về nguồn nhân lực Kế hoạch hoá nguồn nhân lực bắt nguồn từ hoạt động của cơquan, do đó phải gắn với hoạt động và phục vụ hoạt động của cơ quan

1.4.2.3.Công tác tuyển dụng

Hằng năm cơ quan đều gửi phiếu xác định nhu cầu nhân lực cho từng đơn vị,kết hợp với biên chế theo chỉ tiêu của Sở Nội Vụ tỉnh Các đơn vị sau khi xác địnhnguồn nhân lực còn thiếu thì báo cáo lên cho phòng Nội vụ Phòng Nội vụ có tráchnhiệm tổng hợp, xin ý kiến lãnh đạo và Sở Nội Vụ Được sự phê duyệt của thủ trưởng

cơ quan và sự đồng ý của Sở Nội Vụ, phòng tiến hành lập kế hoạch tuyển dụng Hìnhthức tuyển dụng của cơ quan là thông qua thi tuyển

1.4.2.4.Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực

Người dự tuyển sau khi có quyết tuyển dụng sẽ tiến hành thời gian tập sự theoquy định Sau khi hoàn tất quá trình tập sự, thủ trưởng sẽ xem xét kết quả thực hiệncông việc của người được tuyển dụng và giao cho họ đảm nhiệm mảng công việc cụthể

Bố trí và sử dụng nhân lực cần được thực hiện một cách có kế hoạch, dựa trên

Trang 20

các chính sách và thủ tục được thiết kế hợp lý để đáp ứng yêu cầu công việc của cơquan đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của CBCC.

1.4.2.5.Công tác đào tạo và bồi dưỡng

Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ,công chức được tăng cường, nhất là bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức

về lý luân chính trị, quản lý nhà nước cho cán bộ công chức huyện nhằm chuẩn hóađội ngũ cán bộ theo các ngạch công chức quy định

1.4.2.6.Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

Công tác này diễn ra thường xuyên trong cơ quan và tiến hành đánh giá theođịnh kỳ dựa vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực được phân công đảmnhiệm và đánh giá về phẩm chất đạo đức của CBCC xứng đáng đứng trong đội ngũ cơquan nhà nước Cơ quan xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với nhân lực trong cơquan và các công việc mà cơ quan đang phụ trách để có chính sách động viên, khenthưởng kỷ luật kịp thời

1.4.2.7 Cơ cấu thù lao, chi trả lao động

Thù lao lao động có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện công việc củangười lao động , chất lượng công việc, hiệu quả hoạt động của cơ quan Các chínhsách thù lao mà cơ quan đưa ra đều tuỳ thuộc vào đặc trưng công việc, cơ cấu tổ chứcđồng thời đáp ứng được các mục tiêu tạo động lực, kích thích nhằm thu hút và gìn giữnhững CBCC giỏi, nâng cao sự hài lòng của họ khi tham gia thực hiện công việc

1.4.2.8 Quan hệ lao động

Các bộ phận phòng ban và các cá nhân trong cơ đều có mối quan hệ nhất định,thường xuyên phối hợp qua lại góp phần giải quyết công việc được tốt nhất Các mốiquan hệ này được diễn ra thường xuyên và không ngừng phát triển hình thành nên môitrường làm việc lành mạnh, hài hoà nhất tạo điều kiện cho CBCC hoàn thành côngviệc được thuận lợi nhất

QTNL là tất cả các hoạt động diễn ra thường xuyên tại cơ quan nhằm thu hút,xây dựng, phát triển, quản lý sử dụng nguồn lực lao động phù hợp với yêu cầu củacông việc đặt ra cả về số lượng lẫn chất lượng Các hoạt động QTNL đều diễn ra trong

cơ quan và có ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân, từng bộ phận, tất cả đều đem lạinhững hiệu quả nhất định đảm bảo lợi ích hài hoà cho cả hai bên

Trang 21

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, người viết cố gắng làm rõ những vấn đề tổng quan vềUBND huyện Hiệp Hoà với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.UBND huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định góp phầngiải quyết tốt mọi công việc diễn ra trên địa bàn Cơ cấu tương đối ổn định, gọn nhẹ và

có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cấp trên

Tiếp theo, báo cáo nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của cơ quan đểthấy được tầm quan trọng và hiểu thêm về mảnh đất, con người nơi mình sinh ra, thấyđược những thuận lợi, khó khăn mà quê hương đang phải đối mặt

Cuối cùng của chương, người viết tìm hiểu tổng quan về công tác quản trị nhânlực tại UBND huyện Hiệp Hoà Nhiều hệ thống chính sách đã được áp dụng choCBCC làm việc tại cơ quan trên cơ sở pháp lý vững chắc theo luật định, tạo điều kiệnphát huy tối đa vai trò của nhà nước ở tất cả các cấp

Trang 22

Chương 2 THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP

XÃ TẠI UBND HUYỆN HIỆP HOÀ

2.1 Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức cấp xã

2.1.1 Khái niệm

a, Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành và quyết định đến sựthành bại của tổ chức, do vậy nguồn nhân lực là một trong số những nguồn lực khôngthể thiếu trong quá trình đi đến mục tiêu chung của tổ chức đó.Trên thực tế khái niệmnguồn nhân lực được hiểu rất phức tạp, được nghiên cứu dưới nhiều giác độ khácnhau

Theo cách tiếp cận của tổ chức lao động quốc tế thì: “Nguồn nhân lực của mỗiquốc gia là toàn bộ những người trong trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động”

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lựccho sự phát triển KT- XH, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khảnăng tham gia lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân tham gia vào quátrình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động toàn bộvào quá trình lao động

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất

xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, nguồn nhân lực rấtrộng lớn, bao gồm toàn bộ dân cư phát triển bình thường

Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận nhưmột yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì mộttrong những yêu cầu để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là phải cómột nguồn lực có đủ sức về mọi mặt đáp ứng được những yêu cầu về trình độ pháttriển của khu vực, thế giới, thời đại

b, Nâng cao

Là khái niệm chỉ sự vượt bậc lên một tầm cao mới chứa đựng những đặc điểmtiến bộ, văn minh hơn Đặc biệt trong xã hội ngày nay nếu không có nâng cao thì mọiviệc đều không thể đạt được hiệu quả tối ưu mà chỉ dừng lại, giậm chân tại chỗ thậmchí là tụt hậu hơn so với thời đại Do vậy, việc nâng cao là cần thiết hơn bao giờ hết,

nó có ý nghĩa to lớn trong mọi công việc

Trang 23

c, Tuyển dụng

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thoả mãn các nhucầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có Mục đích của tuyển dụng làtuyển được nhân viên mới có kiến thức, kĩ năng, năng lực và động cơ phù hợp với đòihỏi công việc và mục tiêu dài hạn của cơ quan, tổ chức Hiện nay có nhiều cách hiểukhác nhau về khái niệm tuyển dụng mà chúng ta cần tìm hiểu:

Theo giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính Nhà nước (Học viện Hành chínhQuốc gia) tuyển dụng là đưa thêm người mới vào làm việc chính thức cho tổ chức, tức

là từ khâu đầu tiên cho đến giai đoạn hình thành nguồn nhân lực cho tổ chức Theo đó,quá trình tuyển chọn bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là “tuyển” tức là quá trình thuhút người tham gia dự tuyển; Giai đoạn 2 là “ chọn” tức là giai đoạn xem xét, đánh giá

để chọn ra những ứng viên đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do tổ chức đặt ra trong sốnhững người tham gia dự tuyển

Theo giáo trình Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp của trường Đại học Quản

lý và Kinh doanh Hà Nội thì: “Tuyển dụng lao động là quá trình thu hút nhân lực cókhả năng đáp ứng yêu cầu công việc và đưa vào sử dụng bao gồm các khâu: Tuyển

mộ, tuyển chọn, bố trí, sử dụng và đánh giá”

Trong lĩnh vực hành chính nhà nước thì tuyển dụng lại được hiểu theo một cáchkhác: Đó là hoạt động nhằm chọn được những người có đủ khả năng và điều kiện thựcthi công việc trong cơ quan nhà nước Tuỳ theo tính chất, chức năng, nhiệm vụ củatừng loại cơ quan mà tiêu chuẩn, điều kiện, phương thức, quy trình tuyển dụng có sựkhác nhau Tuyển dụng là khâu đầu tiên có sự ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chấtlượng đội ngũ CBCC do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định vàquy trình khoa học từ hình thức đến nội dung tuyển dụng

d, Công chức cấp xã

Khái niệm công chức đã, đang và sẽ luôn tồn tại cùng sự ra đời và phát triểncủa Nhà nước, nhưng quan điểm thế nào là công chức còn tồn tại rất nhiều ý kiến khácnhau Dưới cách hiểu chung “ Công chức là những công dân được tuyển dụng vào làmviệc thường xuyên trong cơ quan Nhà nước, do ngân sách Nhà nước trả lương”, ở mỗinước lại đưa ra cho mình những khái niệm riêng phù hợp với quan điểm về hoạt độngcông vụ, chế độ chính trị, văn hoá và lịch sử phát triển của họ

Nền công vụ hành chính Pháp quy định khá rõ ràng về công chức Họ xác định“

Trang 24

Công chức là người được bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên với thời gian làmviệc trọn vẹn và được biên chế vào một ngạch trong thứ bậc của các cơ quan hànhchính nhà nước, các cơ quan ngoại biên hoặc các công sở Nhà nước” Trong nhữngnăm gần đây, một khái niệm khác được thừa nhận là: “ Công chức bao gồm toàn bộnhững người được Nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ (công xã, tỉnh, vùng) bổ nhiệmvào làm việc thường xuyên trong một công sở hay trong công sở tự quản, kể cả cácbệnh viện và được biên chế vào một ngạch của nền hành chính công”.

Ở Mỹ, tất cả các nhân viên trong bộ máy hành chính của Chính phủ đều đượcgọi chung là công chức bao gồm những người được bổ nhiệm về chính trị( còn gọichung là công chức chính trị), những người đứng đầu bộ máy độc lập và những quanchức của ngành hành chính

Qua hai nền hành chính phát triển trên có thể thấy, mỗi quốc gia đều xác địnhmột phạm vi những người làm công chức riêng Tuy nhiên hầu hết công chức đềumang một số đặc điểm sau: Là công dân nước đó, được tuyển dụng giữ một công việcthường xuyên trong cơ quan hành chính Nhà nước, được bổ nhiệm vào một ngạch nhấtđịnh, làm việc trong công sở, chỉ được làm những gì trong phạm vi cho phép, trongbiên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước

Ở Việt Nam, căn cứ theo luật Cán bộ, công chức thì CCCX được định nghĩanhư sau: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách Nhà nước”

Công chức cấp xã, theo quy định tại khoản 3, Điều 61 Luật Cán bộ, công chứcbao gồm các chức danh:

1- Trưởng công an;

2- Chỉ huy trưởng quân sự;

Trang 25

2.1.2 Vai trò của công chức cấp xã

Ngày nay, đất nước ta đã lùi xa chiến tranh và đang trên con đường xây dựngchế độ XHCN thì vị trí, vai trò của đội ngũ công chức ngày càng đóng vai trò trungtâm hơn trong hoạt động quản lý, điều hành chính quyền cấp cơ sở Tuy chỉ là cấp cơ

sở nhưng để phát huy hết vai trò của mình đòi hỏi cần phải có đội ngũ đủ lớn mạnh,giải quyết mọi công việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó Vì vậy, việctuyển dụng đội ngũ CCCX có đủ tài năng, đức độ luôn thấu hiểu và có thái độ tốt vớinhân dân sẽ là cầu nối kéo gần khoảng cách giữa nhân dân với Nhà nước, từ đó tạođiều kiện cho các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước dễ dàng đến với nhândân và được thực hiện có hiệu quả Vị trí, vai trò của đội ngũ CCCX được thể hiện quamột số phương diện:

Thứ nhất, CCCX là người mang quyền lực, đại diện cho Nhà nước, đồng thờicũng là người đại diện cho nhân dân Khi thực hiện công vụ, hoạt động của họ gắn liềnvới nhân dân, thường xuyên tiếp xúc với mọi tầng lớp trong xã hội chính vì vậy mà họtrở nên gần gũi, dễ dàng hiểu được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân từ đó phảnánh lên cơ quan cấp trên để có hướng điều chỉnh phù hợp Nhà nước ta được xây dựngtrên cơ sở lấy dân làm gốc, vì vậy mỗi người dân đều có quyền đóng góp ý kiến vàthông qua lực lượng CCCX, những ý kiến đó được Nhà nước tiếp thu, khắc phụcnhững hạn chế và tiến hành sửa đổi để ngày càng hoàn thiện

Thứ hai, để đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến được mọingười biết đến thì phải thông qua đội ngũ CCCX, vì họ là những người hiểu rõ và trựctiếp nắm bắt những thông tin từ chính quyền cấp trên và có trách nhiệm phổ biến chongười dân, vận động nhân dân làm theo, tuân thủ theo đúng pháp luật và cùng nhauxây dựng đời sống văn hoá, hình thành khối đại đoàn kết toàn dân

Thứ ba, CCCX là người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhànước ở địa phương, trực tiếp giải quyết những yêu cầu, giải đáp những thắc mắc nhằmbảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, vì thế họ được xem là cầu nối giữa Đảng,Nhà nước và nhân dân

Thứ tư, CCCX đảm bảo các chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra được thựchiện nghiêm túc thông qua các biện pháp xử lý, đấu tranh với các hành vi sai trái, gópphần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Cấp xã là một cấp hành chính đặc thù, công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tỉ

Trang 26

mỉ Vì vậy việc tuyển dụng CCCX mang ý nghĩa rất quan trọng việc xây dựng hìnhảnh đất nước, để lựa chọn những người phù hợp nhất đảm đương những công việc đó

sẽ giúp hoạt động của UBND cấp xã đạt được hiệu quả và chất lượng cao

2.1.3 Nguyên tắc tuyển dụng

Hiện nay, việc tuyển dụng CCCX rất được xem trọng, để thực hiện việc tuyểndụng một cách có hiệu quả thì phải tuân thủ theo những nguyên tắc cụ thể, tránh tìnhtrạng tuỳ tiện làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc Khi tìm hiểu Luật CBCC ta cóthể thấy các nguyên tắc được quy định khá cụ thể nhằm phục vụ hoạt động tuyển dụngcông chức và đương nhiên việc tuyển dụng CCCX cũng phải tuân theo các nguyên tắcluật định

Căn cứ điều 38 Luật Cán bộ, công chức, hoạt động tuyển dụng phải tuân thủnhững nguyên tắc cơ bản như sau:

Thứ nhất: Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật

Tính công khai xuất phát từ các thiết chế dân chủ được quy định trong Hiếnpháp và Luật, phạm vi công khai không hạn chế, và được công khai trên các phươngtiện thông tin đại chúng Tất cả các nội dung quy định của pháp luật có liên quan đếnnghĩa vụ, quyền lợi và các hoạt động công vụ của công chức phải được công khai vàđược kiểm tra, giám sát của nhân dân trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia

Bên cạnh đó, cần phải minh bạch và khách quan đảm bảo sự bình đẳng cho mọicông dân, tránh tình trạng bỏ lỡ nhân tài, việc này đòi hỏi các cơ quan tuyển dụng phảicăn cứ vào yêu cầu khách quan để tuyển dụng và lựa chọn, đó là nhu cầu thực tế côngviệc Nguyên tắc này không chấp nhận việc tuyển dụng bị chi phối bởi những thái độchủ quan Để làm được điều đó, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét tuyểncần lấy kết quả thi tuyển, xét tuyển làm cơ sở, không thiên vị, minh bạch và tuân thủtheo các quy định của pháp luật

Thứ 2: Đảm bảo tính cạnh tranh

Nhà nước ta luôn đề cao tính cạnh tranh trong khâu tuyển dụng và xây dựng nóthành một nguyên tắc, thiết nghĩ nó rất quan trọng Đảm bảo tính cạnh tranh là mộtyếu tố rất quan trọng, thông qua đó ta có thể đánh giá đúng một phần năng lực củatừng người, tuyển chọn được những người có tài, hơn nữa còn góp phần loại bỏ đượctình trạng tiêu cực từ lâu đã gây ra sự bất bình đẳng, làm suy giảm chất lượng của độingũ CCCX, những tế bào của bộ máy nhà nước

Trang 27

Thứ 3: Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm

UBND cấp xã có rất nhiều công việc với yêu cầu và đòi hỏi về chuyên mônkhác nhau Mỗi vị trí, công việc cần xác định và có mô tả rõ ràng làm cơ sở cho việctuyển dụng và quản lý CCCX, do đó việc tuyển dụng nhất định phải căn cứ vào yêucầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, tuỳ thuộc vào biên chế của cơ quan, đơn vị sử dụng côngchức

Thứ tư: Nguyên tắc ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số

Nội dung của nguyên tắc này là giành những điều kiện thuận lợi, ngoại lệ chomột số đối tượng nhất định, phù hợp với quy định của pháp luật Nguyên tắc ưu tiênkhông có nghĩa làm trái với nguyên tắc khách quan, việc ưu tiên một số đối tượng đãđược quy định từ trước bởi nhà nước và các cơ quan cấp trên

Nhà nước ta luôn xem trọng những người có tài và đưa ra những chính sáchquan tâm đặc biệt để họ có cơ hội phát triển trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội, nhân tài là trọng tâm của sự phát triển bền vững Bên cạnh đó, chúng ta cũng phảichú ý đến những người có công với nước, bởi họ đóng vai trò rất to lớn đối với xãhội, nếu không có sự hi sinh gian khổ, đấu tranh anh dũng của họ thì làm sao chúng ta

có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay

Cuối cùng, việc tuyển dụng có sự ưu tiên xuất phát của sự chênh lệch dân trí,

bố trí dân cư, thường là các chế độ ưu tiên cho những dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa, vùng biên giới, hải đảo Cần giành cho họ sự ưu tiên trong tuyển dụng CCCXnhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, khuyến khích họ phát huy tối đa sự tậntâm, tận lực với công vụ và duy trì sự ổn định đất nước, hạn chế tính quan liêu, tìnhcảm cá nhân

2.1.4 Điều kiện người đăng ký dự tuyển

Trong việc đăng ký dự tuyển công chức, tất cả mọi người đều có quyền bìnhđẳng, không có sự phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,tôn giáo, tất cả mọi công dân đều có quyền đăng ký dự tuyển CCCX nếu họ đáp ứng

đủ điều kiện đăng ký dự tuyển theo quy định, không còn có giới hạn về đối tượngđăng ký dự tuyển, cánh cửa tuyển dụng CCCX luôn mở rộng cánh cửa, đem lại cơ hộicho mọi người khi họ thoả mãn các điều kiện theo quy định tại điều 36 Luật CBCC, cụthể như sau:

Trang 28

Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

Đủ 18 tuổi trở lên;

Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;

Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển

- Pháp luật Việt Nam luôn đề cao sự bình đẳng đối với mọi người trong tuyểndụng CCCX Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công dân vàtránh ảnh hưởng xấu đến hoạt động công vụ, Nhà nước đã quy định hạn chế quyềnđăng ký dự tuyển đối với một số đối tượng, cụ thể:

Không cư trú tại Việt Nam;

Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Đang bị mất truy cứu trách nhiệm hình sự;

Đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Toà

án mà chưa được xoá án tích;

Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sởgiáo dục

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 112/ 2011/NĐ-CP quy định đối vớichức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thì ngoài các điềukiện đăng ký dự tuyển nêu trên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chung trong tuyển dụngCCCX

2.1.5 Phương thức tuyển dụng

Theo quy định của Luật CBCC và Nghị định số 112/2011/NĐ-CP thì có haiphương thức tuyển dụng CCCX đó là thi tuyển và xét tuyển Tuy nhiên, trong quátrình tuyển dụng không được tuỳ tiện áp dụng mà phải căn cứ vào nhiều yếu tố như:Chức danh CCCX cần tuyển dụng, điều kiện phát triển ở nơi có chỉ tiêu tuyển dụng,trình độ của người dự tuyển…để áp dụng đúng phương thức tuyển dụng theo quy địnhcủa pháp luật

* Tuyển dụng thông qua thi tuyển

Việc thực hiện tuyển dụng CCCX thông qua thi tuyển, trừ các trường hợp quyđịnh tại điểm b,khoản 1 điều 7 và Điều 21 của Nghị định số 112/2011/ NĐ- CP Hình

Trang 29

thức, nội dung tuyển dụng phải phù hợp với ngành nghề đào tạo, đảm bảo lựa chọnđược những người có phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu.

Thi tuyển công chức là hình thức được áp dụng phổ biến để tuyển dụng côngchức tại UBND cấp xã cũng như hầu hết các cơ quan nhà nước khác Đây là hình thứcthể hiện tính công khai, minh bạch trong tuyển dụng, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnhcho tất cả các ứng viên dự tuyển

Phương thức này tuỳ theo yêu cầu đặt ra nên tiêu chuẩn cũng đòi hỏi nhữngđiều kiện nhất định về đối tượng, trình độ đào tạo Thi tuyển có thể được thực hiện quaphần thi viết để đánh giá bằng chuyên môn, khả năng đáp ứng các yêu cầu về nghiệp

vụ trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể Đồng thời cũng có thể tiến hành qua thi vấn đáp,thực hành… đối với những ngành, lĩnh vực có đặc thù riêng

* Tuyển dụng thông qua xét tuyển

Bên cạnh việc thi tuyển, xét tuyển cũng là một trong số những phương thứctuyển dụng CCCX, phương thức này không được áp dụng rộng rãi như thi tuyển mà

nó phải phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật Nhìn chung,việc xét tuyển nhẹ nhàng hơn so với thi tuyển, dựa vào kết quả học tập và quá trìnhphỏng vấn trực tiếp của người dự tuyển, cơ quan có thẩm quyền có thể đánh giá đúng

và tuyển chọn cá nhân thật sự phù hợp với từng vị trí việc làm

Để có thể tham gia tuyển dụng theo phương thức này yêu cầu họ phải là nhữngngười có đủ điều kiện quy định tại điểm b, khoản 1 điều 7 và điều 21 của Nghị định112/ 2011/ NĐ- CP, theo đó các đối tượng này bao gồm: Thí sinh thuộc các xã miềnnúi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiệnKT- XH đặc biệt khó khăn; Người tốt nghiệp ĐH loại giỏi trở lên ở trong nước và đạtloại khá trở lên ở nước ngoài có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh côngchức cần tuyển dụng; Người có trình độ đào tạo từ ĐH trở lên, có ít nhất 05 năm côngtác (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong ngành, lĩnh vực cần tuyển, đáp ứngđược ngay yêu cầu của chức danh CCCX cần tuyển dụng

2.1.6 Quy trình tuyển dụng công chức cấp xã

Để hoạt động tuyển dụng CCCX được diễn ra nghiêm ngặt theo trình tự, tránh

sự lộn xộn và thiếu đồng bộ, đồng thời đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công khai,minh bạch đòi hỏi bộ phận chuyên trách phải tuân theo và thực hiện đúng nguyên tắc,trình tự, phương thức tuyển dụng đã được pháp luật quy định

Trang 30

Bước 1 UBND cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển dụng báo cáo UBND cấp huyện để phê duyệt

Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, vị tríviệc làm và chỉ tiêu biên chế của đơn vị có nhu cầu tuyển dụng và sử dụng công chức

Nếu không có sự nhận định đúng đắn về nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vịtrí cần tuyển nó sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảcông việc của cơ quan, đơn vị đó Do vậy, việc tuyển dụng phải dựa trên nhu cầu nhân

sự, vị trí việc làm và được xác định là khâu đầu tiên, điều kiện tiên quyết phải đượcthực hiện đầu tiên trong quy trình tuyển dụng

Bước 2 Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển

Việc thông báo công khai thông tin tuyển dụng đem lại lợi ích lớn cho cơ quan,đơn vị cũng như bản thân người tham gia dự tuyển Đối với cơ quan, đơn vị sẽ tạođiều kiện thuận lợi nhất lựa chọn những ứng viên có tiềm năng, nhân tài phục vụ chocông việc và đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc, giảm thiểu đượcnhiều chi phí phát sinh Về phía người tham gia dự tuyển đem đến cho họ nhiều cơ hộikhi đang có nhu cầu tìm đúng công việc phù hợp với chuyên môn của mình, tạo độnglực cho họ có niềm tin vào các cơ quan Nhà nước từ TW đến cơ sở Hơn nữa, thôngbáo công khai cũng nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng, khách quan, công khai,minh bạch trong tuyển dụng công chức nói chung và CCCX nói riêng Bằng chứngcho thấy nó được quy định chi tiết tại Điều 17, Mục 4 Nghị định số 112/2011/NĐ- CP

về công chức xã, phường, thị trấn

Bước 3 Tổ chức tuyển dụng

Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, Chủ tịch UBNDhuyện quyết định việc thành lập HĐTD để tổ chức tuyển dụng

Trường hợp số lượng người đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng CCCXtrong phạm vi quản lý của cấp huyện dưới 20 người thì không phải thành lập HĐTD;Phòng Nội vụ có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện việc tuyểndụng theo quy định

Bước 4 Thông báo kết quả tuyển dụng

Việc thông báo công khai kết quả tuyển dụng CCCX phải được thực hiện theoquy định của pháp luật và được công bố công khai tại trụ sở làm việc của UBND cấphuyện và trụ sở làm việc của UBND cấp xã, trang thông tin điện tử của UBND cấp

Trang 31

huyện, đồng thời gửi kết quả bằng văn bản đến người dự tuyển

Sau khi hết thời gian và hoàn thành các quy định, không có trường hợp khiếunại, tố cáo, phúc khảo và được cấp trên phê duyệt kết quả, bộ phận chuyên trách gửithông báo công nhận kết quả trúng tuyển tới người dự tuyển và thông báo thời gian họđến nhận quyết định tuyển dụng

Bước 5 Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc

Tuỳ vào từng phương thức tuyển dụng khác nhau, Chủ tịch UBND huyện raquyết định tuyển dụng, bổ nhiệm Sau khi có quyết định và hết thời hạn, người trúngtuyển phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thờihạn khác Nếu người trúng tuyển có lý do chính đáng chưa đến nhận việc được thì cóthể được làm đơn xin gia hạn, gửi UBND cấp huyện

Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc sauthời hạn quy định thì Chủ tịch UBND huyện ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyểndụng CCCX

2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng CCCX

Để quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả cao hơn, huyện Hiệp hoà cầnmột nguồn lực công chức rất lớn làm việc tại các xã trên địa bàn Công tác tuyển dụngCCCX luôn được quan tâm và chú trọng nhưng vẫn bị ảnh hưởng và tác động bởi rấtnhiều yếu tố Trong đó phải kể đến một vài yếu tố thuộc 2 nhóm sau:

a, Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong

- Mục tiêu của cơ quan, đơn vị: Chỉ dẫn rõ cho người làm công tác tuyển dụng,xác định rõ số lượng căn cứ vào nhu cầu, yêu cầu của vị trí cần tuyển Trong thực tiễnkhi tiến hành mọi hoạt động nói chung và công tác tuyển dụng nói riêng thì các nhàquản trị đều phải căn cứ vào mục tiêu phát triển, chiến lược của cơ quan, đơn vị mình

Để theo đuổi mục tiêu và chiến lược của mình các bộ phận lấy đó làm căn cứ để bố trícông việc, bố trí nhân sự sao cho phù hợp Do vậy, công tác tuyển dụng cũng phụthuộc vào từng bộ phận, từng loại mục tiêu mà đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạchtuyển dụng đúng đắn nhất

- Tiền lương và chế độ đãi ngộ là vấn đề hết sức quan trọng đối với CCCX.Trên thực tế mức lương tối thiểu chung của CCCX còn rất thấp, chỉ đáp ứng 65% đến70% nhu cầu sống tối thiểu của nguời lao động, với mức lương đó chưa đảm bảo cho

họ sống chủ yếu dựa vào tiền lương trong khi đó mức sống của người lao động ngày

Trang 32

càng nâng cao Mặc dù nhà nước đã nhiều lần tiến hành cải cách tiền lương nhưngchưa thực sự hợp lý và chưa được cải thiện nhiều Ngoài ra, khu vực sản xuất, kinhdoanh ngoài nhà nước có mức lương thoả thuận khá cao so với lương của khu vựccông do Ngân sách nhà nước chi trả Việc này sẽ đưa ra cho người lao động lựa chọnlàm việc cho khu vực tư nhân nhiều hơn để đảm bảo cuộc sống của bản thân và giađình, mức thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tuyển dụng CCCX trở thành ràocản lớn trong việc thu hút nhân lực đặc biệt là đội ngũ trẻ, tài giỏi tham gia đăng ký dựtuyển.

- Khả năng, phẩm chất đạo đức của người có thẩm quyền tuyển dụng: Khi họnhận thức đúng đắn về vai trò của tuyển dụng và vận dụng một cách linh hoạt cácphương thức tuyển dụng thì công tác này sẽ được tiến hành một cách nghiêm túc, khoahọc Những CBCC chức liêm khiết, có tâm huyết và trách nhiệm trong công việc luônxem trọng trí tuệ con người, họ công bằng, khách quan trong tuyển dụng và lựa chọn

ra những người thực tài, thật sự đáng để điều hành và quản lý ở địa phương Ngược lại,nếu một bộ phận CBCC phụ trách vấn đề tuyển dụng về khả năng có phần hạn chế,phẩm chất đạo đức không tương xứng sẽ là một mối nguy hại lớn cho đất nước, thànhphần này tạo nên môi trường làm việc không lành mạnh, gây phiền phức cho nhân dân

và làm rối loạn trật tự của bộ máy nhà nước Do đó,cơ quan đơn vị phải lựa chọnnhững người thật sự am hiểu về lĩnh vực nhân sự, có chuyên môn vững vàng, có quanđiểm đánh giá công bằng không thiên kiến

b, Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

- Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động: Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến

cơ quan, đơn vị và công tác tuyển dụng, nếu thị trường lao động đang dư thừa loại laođộng mà cơ quan, đơn vị đó đang tìm kiếm tức là cung lớn hơn cầu, điều này đồngnghĩa với việc sẽ có lợi cho công tác tuyển dụng

- Yếu tố kinh tế- chính trị: Khi một quốc gia có tình hình kinh tế- chính trị ổnđịnh thì nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển bền vững, thu nhập của người lao độngtăng lên, đời sống người dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, đây

là cơ hội cho các cơ quan nhà nước thể hiện rõ vai trò của mình Hơn nữa, công táctuyển dụng là cần thiết hơn bao giờ hết đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc,của con người

- Các đối thủ cạnh tranh của cơ quan, đơn vị trong việc tuyển dụng và sử dụng

Trang 33

nhân lực: Khi môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì các cơ quan, đơn vị có khả năngcạnh tranh cao hơn sẽ thu hút được nhiều lao động trên thị trường và ngược lại Việcnày đòi hỏi cán bộ làm công tác tuyển dụng của cơ quan, đơn vị phải có tầm nhìnchiến lược để thấu hiểu và đánh giá được hết những động thái của các đối thủ cạnhtranh cũng như nhìn nhận về các chính sách nhân sự và áp dụng những chiêu thứcnhằm lôi kéo người tài giỏi về với mình thông qua việc đa dạng hoá các phương thức

và chính sách ưu đãi tuyển dụng Từ đó, đề ra các biện pháp chiến lược chủ động đểđối phó và hoàn thành được chiến lược nhân sự của mình

2.2 Thực tiễn công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà

2.2.1 Tình hình công chức cấp xã tại UBND huyện Hiệp Hoà

Theo thống kê số lượng, chất lượng CCCX thì tính đến ngày 31/12/2015, tổng

số CCCX trên toàn huyện là 277 công chức hiện đang công tác tại 26 xã, thị trấn Sốlượng CCCX được thống kê theo từng chức danh như sau:

( Xem phụ lục số 02)

Trong những năm qua cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các cơ quan,đơn vị cơ sở đã rất chú trọng đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt làkhâu tuyển dụng vì vậy mà đội ngũ CCCX trên toàn huyện đã không ngừng trưởngthành cả về số lượng và chất lượng Tuyển dụng là khâu then chốt, vấn đề luôn đượcquan tâm hàng đầu đối với hoạt động của bất kỳ cơ quan, đơn vị nào, nếu chỉ có nguồnnhân lực thôi thì chưa đủ Việc đó đòi hỏi trong quá trình tuyển dụng nhà quản lý cầnsáng suốt trong việc lựa chọn các ứng viên có tiềm năng, phù hợp với vị trí cần tuyển

Chất lượng CCCX trên địa bàn huyện Hiệp Hoà đước đánh giá theo từng tiêuchí như sau:

( Xem mục lục số 03 )

Qua bảng số liệu trên người viết đưa ra một vài nhận xét như sau:

- Về số lượng

Thời điểm cuối năm 2015 tổng số CCCX làm việc tại các xã trên địa bàn huyện

là 277 người, thiếu 19 chỉ tiêu so với chỉ tiêu biên chế được giao Trong đó chia vềgiới tính, số lượng nam là 180 người chiếm 64,98% và 97 nữ chiếm 35,02% qua đóthấy được sự chênh lệch giới tính khá rõ rệt

Trong tổng số 277 CCCX đạt 100% số lượng công chức là Đảng viên, đặcđiểm này tạo điều kiện thuận lợi là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho người

Trang 34

dân và tạo nền móng vững chắc trong quá trình hoạt động nền công vụ.

- Phân theo độ tuổi

Số lượng CCCX dưới 30 tuổi là 55 người chiếm 19,85%; từ 30 đến dưới 45 là

156 người chiếm 56,32%; từ 45 đến dưới 55 là 45 người chiếm 16,25%; từ 55 đếndưới 60 là 21 người chiếm 7,58% Theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ công chức trong độtuổi từ 30 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất- đây là độ tuổi hội tụ đầy đủ kinh nghiệm

và trình độ nhằm thực thi công vụ tốt nhất, đồng thời sẽ còn đủ sức khoẻ và thời gian

để học hỏi nâng cao trình độ Độ tuổi trên 55 có nhiều kinh nghiệm thực tế để giảiquyết công việc nhưng rất khó tiếp thu những kỹ năng mới và khó thích nghi được với

sự thay đổi, đặc biệt là trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay Điều này chothấy đội ngũ CCCX tại huyện Hiệp Hoà là sự kết hợp giữa đội ngũ công chức trẻ, cólòng nhiệt huyết, năng động, sáng tạo và đội ngũ công chức dày dặn kinh nghiệm Sựkết hợp này đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong hoạt động của cấp chính quyền cơ

sở, nhờ có vậy mà họ có thể tương hỗ cho nhau hoàn thành tốt công việc mà cấp trêngiao phó

- Về chất lượng:

+ Trình độ văn hoá: 100% đạt trình độ THCS, 237/277 công chức đạt trình độTHPT Điều này có ý nghĩa to lớn góp phần vào việc thực hiện công việc được tốtnhất với đội ngũ có trình độ hiểu biết nhất định

+ Trình độ chuyên môn: Số lượng CCCX có trình độ sơ cấp và chưa qua đàotạo là 17 người chiếm 6,14 %; Trung cấp là 112 người chiếm 40,44%; Cao đẳng là 44người chiếm 15,88%; Đại học là 103 người chiếm 37,18 %; trên Đại học là 1 ngườichiếm 0,36% Xét trên tổng thể kết quả trên ta thấy số lượng công chức có trình độCao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ tương đối lớn thể hiện rằng đội ngũ CCCX có điều kiệnhiểu biết và có chuyện sâu hơn trong lĩnh vực, chuyên môn mà mình đang đảm nhiệmgóp phần giải quyết được những khó khăn, vướng mắc Số lượng người có trình độ sơcấp và chưa qua đào tạo vẫn còn, tuy số lượng không nhiều nhưng điều đó cũng cóảnh hưởng đến hoạt động của UBND cấp xã do đó đòi hỏi cơ quan quản lý cần kịpthời đưa ra những chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ củaCCCX và giúp họ có điều kiện học hỏi thêm những kinh nghiệm, điều mới về áp dụngtại cơ sở

Số lượng CCCX có trình độ tin học, ngoại ngữ và các loại chứng chỉ khác

Ngày đăng: 21/09/2016, 22:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT - Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện hiệp hoà
BẢNG CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT (Trang 3)
Phụ lục 01. Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Hiệp Hoà - Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện hiệp hoà
h ụ lục 01. Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Hiệp Hoà (Trang 62)
Phụ lục 04. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ huyện Hiệp Hoà - Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại UBND huyện hiệp hoà
h ụ lục 04. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ huyện Hiệp Hoà (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w