Tổ chức đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái NguyênTổ chức đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái NguyênTổ chức đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái NguyênTổ chức đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái Nguyên
Trang 1Phần Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Nước ta đang ở trong thế kỷ thứ nhất của thiên niên kỷ thứ ba với nhữngthành tựu rực rỡ của khoa học kỹ thuật và công nghệ Gắn liền với nhữngthành tựu ấy là sự phát triển của nền kinh tế – xã hội Và một trong những chỉ
số để đo sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia trên thế giới nói chung
và ở nước ta nói riêng chính là sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp Sự tăngtrưởng này luôn gắn liền với nhu cầu ngày càng cao về năng lượng và khoángsản Như vậy tài nguyên khoáng sản chính là cơ sở cho sự phát triển nền côngnghiệp và cũng là một trong những cơ sở để phát triển nền kinh tế – xã hội.Thái Nguyên là một tỉnh trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế củaTrung du miền núi phía Bắc Nằm trong vành đai sinh khoáng Đông Bắc ViệtNam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên có nguồntài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoángsản phân bố thành những vùng lớn trong tỉnh với trữ lượng lớn Đây là thếmạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn củanước ta và đưa nền kinh tế Thái Nguyên phát triển mạnh trong những nămgần đây Các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã diễn ra ở nhiều nơitrong tỉnh và có bề dày lịch sử đáng kể Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đâycùng với sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm công nghiệp của tỉnh, nhucầu thu mua tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất tăng nhanh kéotheo hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trở nên rầm rộ Đặc biệt là khiTrung Quốc đóng cửa mỏ và thu mua tài nguyên khoáng sản của Việt Namthì hoạt động khai thác, buôn bán và vận chuyển trái phép khoáng sản trênđịa bàn tỉnh Thái Nguyên trở thành vấn đề nổi cộm
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷUBND, Đảng uỷ Công an tỉnh Thái Nguyên, phòng CSĐT tội phạm về
Trang 2TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng cố gắng ápdụng mọi biện pháp đấu tranh chống tội phạm kinh tế nói chung, tội phạmkhai thác, buôn bán và vận chuyển trái phép khoáng sản nói riêng Trongkhoảng thời gian 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006, phòng đã đấu tranh và
xử lý hành chính hàng trăm vụ về khai thác, buôn bán và vận chuyển tráiphép khoáng sản, thu lại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng
Mặc dù vậy, tội phạm kinh tế nói chung và tội phạm khai thác, buôn bán
và vận chuyển trái phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhữngnăm qua vẫn còn diễn biến phức tạp Đối tượng khai thác, vận chuyển, buônbán trái phép khoáng sản ngày càng gia tăng, thủ đoạn hoạt động của tộiphạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt… Bên cạnh đó, quá trình đấu tranh chốnghoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép khoáng sản vẫn cònnhiều bất cập và chưa có sự phối hợp đồng bộ, cũng như chưa có biện pháp
xử lý hiệu quả
Là một sinh viên được phân công thực tập tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong khoảng thời gian cho phép tôi đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Với hy vọng sẽ đưa
ra được một số giải pháp tích cực tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyênkhoáng sản một cách hiệu quả, phát huy tính nghiêm minh của pháp luật
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Luận văn được nghiên cứu nhằm ba mục đích lớn sau:
- Nắm bắt tình hình thực tế về hoạt động của tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyêntrong thời gian qua Nhận thức rõ quy luật, phương thức, thủ đoạn hoạt độngcủa loại tội phạm này;
Trang 3- Nắm được công tác đấu tranh phòng chống tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm vềTTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái Nguyên, nắm được các kinh nghiệmphòng ngừa điều tra, khám phá loại tội phạm này, cũng nhằm thấy đượcnhững tồn tại, thiếu sót cần khắc phục trong quá trình đấu tranh phòng chốngtội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản;
- Trên cơ sở nghiên cứu trên đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm gópphần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm khai thác,vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm
về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái Nguyên nói riêng, các địa phương
có khoáng sản khác nói chung
Để đạt được mục đích đó luận văn đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến công tác phòng chốngtội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản
- Nghiên cứu tình hình địa lý và các đặc điểm về kinh tế, chính trị – xãhội cũng như các đặc điểm về khoáng sản ở Thái Nguyên có liên quan và ảnhhưởng trực tiếp đến công tác đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển
và buôn bán trái phép khoáng sản
- Khảo sát tình hình, thu thập tài liệu, số liệu về đối tượng, số vụ việc viphạm pháp luật cũng như hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm khaithác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tộiphạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái Nguyên
- Đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá, rút ra kết luận về nguyên nhân,điều kiện và tồn tại vướng mắc của hoạt động đấu tranh phòng chống loại tộiphạm này
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các mặt công tácphòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái
Trang 4phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụCông an tỉnh Thái Nguyên.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động phòng chống tội phạmkhai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản
+ Thực trạng tình hình tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán tráiphép khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên
+ Thực trạng hoạt động của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT vàchức vụ Công an tỉnh Thái Nguyên trong đấu tranh phòng chống loại tộiphạm này
+ Hệ thống cơ cấu tổ chức phân công, phân cấp hoạt động của lực lượngCSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ và mối quan hệ phối hợp với các lựclượng trong đấu tranh phòng chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buônbán trái phép khoáng sản
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Tình hình tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phépkhoáng sản diễn ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và tình hình công tác đấutranh phòng chống loại tội phạm này của lực lượng CSĐT tội phạm vềTTQLKT và chức vụ Công an tỉnh Thái Nguyên
+ Tình hình diễn ra chủ yếu trong thời gian 3 năm từ năm 2004 đến năm2006
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, Nhà nước trong đấu
Trang 5tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự antoàn xã hội.
Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp tổng hợp,phân tích, so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp trao đổi, tọa đàm.Trong đó chú trọng những phương pháp tổng kết thực tiễn và thống kê hìnhsự
5 ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã rút ra được những vấn đề có tính quyluật của tội phạm cũng như những kinh nghiệm, ưu điểm, tồn tại thiếu sót củalực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh TháiNguyên trong quá trình tổ chức đấu tranh phòng chống loại tội phạm Qua đóđưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranhphòng chống tội phạm Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận trong ứngdụng phục vụ công tác thực tiễn ở Thái Nguyên nói riêng, ở các địa phương
có đặc điểm tương tự nói chung
Đề tài còn góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học và có thểlàm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu khoa học
6 Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về tội phạm khai thác, buôn bán và vận chuyển trái phép khoáng sản và công tác đấu tranh của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV.
Chương 2: Thực trạng công tác đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV Công an tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm khai thác, buôn bán và vận chuyển trái phép khoáng
Trang 6sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV Công an tỉnh Thái Nguyên.
Chương 1 nhận thức chung về công tác đấu tranh chống tội phạm khai thác,
vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản.
1.1 Nhận thức về tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản.
Điều 8 – Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêurõ: “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luậthình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ýhoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổquốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâmphạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợiích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tựpháp luật xã hội chủ nghĩa” và phải chịu xử lý bằng hình phạt
Như vậy, tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực kinh tế nóiriêng luôn là hành vi xác định của con người Chỉ thông qua hành vi conngười mới có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho xã hội.Những gì trong ý nghĩ, trong tư tưởng của con người nếu chỉ dừng lại ở đóthì chưa thể tác động tới xã hội Rõ ràng hành vi phạm tội phải là hành vi củachủ thể được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động Đối với tộiphạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản ta thấy tộiphạm được thể hiện dưới hình thức hành động Mặt khác, hành vi đó phải là
Trang 7hành vi trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hộiđược pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp vớicác quy định của pháp luật, không sử dụng những gì mà pháp luật yêu cầuhoặc sử dụng quá giới hạn của pháp luật.
Tội phạm nói chung và tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán tráiphép khoáng sản nói riêng là hành vi trái pháp luật chứa đựng lỗi của chủ thểthực hiện hành vi đó Có thể nói tất cả các hành vi phạm tội đều trái phápluật, đều chứa đựng yếu tố lỗi Chỉ những hành vi trái pháp luật nếu được chủthể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể coi là hành vi phạm tội
Về năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể khi thực hiện hành vi tráipháp luật Có thể nói mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạmđều do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, nhưng không thểnói mọi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại tới các quan
hệ được pháp luật bảo vệ đều là tội phạm Năng lực trách nhiệm hình sự là sựđộc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp lý do hành vi của bản thân gây ra, chỉ quyđịnh đối với những người có khả năng tự lựa chọn được cách xử sự và có tự
do ý chí Nói cách khác, người có khả năng tự nhận thức, điều khiển đượchành vi của mình và chịu trách nhiệm về hành vi đó Vì vậy, những hành vi
dù trái pháp luật do người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làmmất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi hoặc người đóchưa đến tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự thựchiện thì vẫn không bị coi là tội phạm
Từ những phân tích ở trên có thể hiểu: tội phạm khai thác, vận chuyển
và buôn bán trái phép khoáng sản là loại tội phạm có hành vi vi phạm nhữngquy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, do người
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý và đáng bị xử lýbằng hình phạt
Trang 8Tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản là tộicấu thành vật chất do lỗi cố ý và bao gồm các yếu tố cấu thành sau:
- Khách thể của tội phạm: Điều 1 – Luật khoáng sản của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Tài nguyên khoáng sản trong phạm viđất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địacủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân và
do Nhà nước thống nhất quản lý Tội phạm khai thác, vận chuyển và buônbán trái phép khoáng sản vi phạm vào quyền quản lý thống nhất của Nhànước đối với khoáng sản, gây tác hại đến tài nguyên thiên nhiên, nguồn lợicủa Nhà nước, tác động đến môi trường
- Khách quan của tội phạm:
Tội phạm này thực hiện bởi các hành vi như:
+ Khai thác trái phép khoáng sản
Khai thác trái phép khoáng sản được hiểu là : khai thác khoáng sảnkhông có giấy phép theo quy định của pháp luật; hoạt động khai thác khoángsản khi giấy phép khai thác đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin ra hạnđúng quy định mà đang được xem xét; hoạt động khai thác khoáng sản ởngoài khu vực theo quy định của giấy phép khai thác
+ Vận chuyển, buôn bán trái phép khoáng sản
Hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép là hành vi vận chuyển khoángsản từ nơi này đến nơi khác theo mục đích của người vận chuyển, thường là
từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ, từ nơi sẵn đến nơi hiếm Sự vận chuyển nàytrái với quy định của Nhà nước, tức là không được phép của cơ quan Nhànước có thẩm quyền bao gồm: vận chuyển khoáng sản không có giấy tờ hợp
lệ, vận chuyển khoáng sản đã được khai thác trái phép…
Hành vi buôn bán khoáng sản là hành vi trao đổi bằng tiền mặt hoặc vậtchất để kiếm lời Biến khoáng sản thành một thứ hàng hoá trên thị trường để
Trang 9kiếm lợi nhuận Việc buôn bán này là trái phép, tức là cá nhân hay đại diện tổchức đứng ra mua, bán không có giấy phép, không được sự đồng ý của cơquan Nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy phép không hợp lệ.
Hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép thường là đi kèm với hành vivận chuyển, buôn bán trái phép khoáng sản Những hành vi này có mối quan
hệ chặt chẽ, xâu chuỗi với nhau
Thực tế cho thấy hành vi khai thác khoáng sản trái phép, vận chuyển,buôn bán khoáng sản trái phép để kiếm lợi nhuận vì mục đích vụ lợi thường
đi kèm với nhau Đặc thù của loại tội phạm này thường là “có tổ chức”, cóđường dây, hoạt động chặt chẽ từ nơi có nguồn hàng đến nơi tiêu thụ
Xét về mặt hậu quả tác hại: tội phạm không những đã gây ra thiệt hại vềmặt vật chất mà cái chính là đã phá đi trật tự kỷ cương trong quản lý kinh tếcủa Nhà nước, gây ra những hậu quả nghiêm trọng có tính chất lâu dài như:cạn kiệt nguồn tài nguyên (khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được), môitrường sinh thái bị ô nhiễm, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc có chiềuhướng gia tăng, đường sá cầu cống bị phá huỷ, làm thất thu ngân sách và đặcbiệt nghiêm trọng là gây nên sự thoái hoá biến chất của một bộ phận cán bộquản lý, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế, xã hội và đờisống dân cư
- Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.Người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ tính chất nguy hiểm của hành vikhai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản, biết rõ hậu quả táchại của nó song vẫn muốn hậu quả xảy ra
- Chủ thể của tội phạm: tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định
- Hình phạt:
Đối với hành vi khai thác trái phép khoáng sản
Trang 10Bộ luật hình sự quy định về khung hình phạt đối với hành vi khai tháctrái phép khoáng sản như sau:
+ Khoản 1 (cấu thành cơ bản) quy định hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từnăm mươi triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.+ Khoản 2 (cấu thành tăng nặng) quy định hình phạt tù từ hai năm đếnmười năm khi phạm tội trong các trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệtnghiêm trọng
+ Khoản 3 quy định hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạttiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng
Hình phạt đối với hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép khoáng sảnchưa được quy định trong Bộ luật hình sự mà chỉ xử lý hành chính, được quyđịnh cụ thể trong các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực khoáng sản và các văn bản xử lý vi phạm hành chínhkhác
1.2 Những vấn đề cơ bản về công tác đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ.
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ trong đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản.
Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quantrọng của quốc gia Vì vậy, cần phải được quản lý và bảo vệ, phải được khaithác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, phát triển bền vững kinh tế xã hộitrước mắt và lâu dài, đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia
Để quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, việc đấu tranh chống tộiphạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản là nhiệm vụ
Trang 11trọng tâm không thể thiếu được Đó là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiềucấp trong đó lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ có vai trònòng cốt.
* Về chức năng và nhiệm vụ: Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều
tra hình sự năm 2004 và Thông tư số 12/2004/TT-BCA (V19) của Bộ Công
an hướng dẫn một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm
2004 trong Công an nhân dân, Quyết định số 189/2005/QĐ-BCA của Bộtrưởng Bộ Công an ngày 2 tháng 3 năm 2005 về tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ của Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ được tiến hành công tácphòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm về TTQLKT và chức vụ, trong đó cócác tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản Tổ chức, nhiệm vụ của lực lượngCSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ trong đấu tranh chống tội phạm khaithác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản được xác định theo cácquy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị CSĐT tộiphạm về TTQLKT và chức vụ Căn cứ vào các hệ thống các quy định đó, cóthể xác định lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ có nhữngchức năng, nhiệm vụ chung sau đây:
+ Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ cơ bản để chủ động nắm tình hìnhtội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản; đề xuấtvời cấp uỷ Đảng và các cấp chính quyền ban hành và tổ chức thực hiện cácchủ trương, kế hoạch đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển vàbuôn bán trái phép khoáng sản; trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừanghiệp vụ đối với tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phépkhoáng sản
+ Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trinh sát để phát hiện,ngăn chặn và khám phá tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phépkhoáng sản
Trang 12+ Tổ chức và tiến hành các hoạt động theo quy định của Bộ luật Tố tụnghình sự để điều tra, xử lý tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán tráiphép khoáng sản.
+ Tổ chức mối quan hệ phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoàingành trong đấu tranh phòng, chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buônbán trái phép khoáng sản
Trong đó, nhiệm vụ cụ thể của từng cấp như sau:
Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ (kí hiệu C15) thuộc Cơquan CSĐT Bộ Công an có nhiệm vụ tiến hành điều tra các vụ án về khaithác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản có tính chất đặc biệtnghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công
an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra; Sơ kết, tổng kết công tácđiều tra, xử lý tội phạm
Mặt khác, Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ vừa là chủ thểthực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản vừa là chủ thể quản lý, hướng dẫnthực hiện công tác này về mặt nghiệp vụ chuyên môn
ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) có cácphòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ (kí hiệu là PC15), là một bộphận thuộc Cơ quan CSĐT Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, đồng thời là một cấp quản lý thuộc bộ máy Công an cấp tỉnh có nhiệm
vụ tiến hành điều tra các vụ án khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phépkhoáng sản thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh; Sơ kết,tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bántrái phép khoáng sản trên địa bàn cấp tỉnh
Tại các phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ thuộc Công ancấp tỉnh có các đội nghiệp vụ Các đội nghiệp vụ thuộc phòng CSĐT tội
Trang 13phạm về TTQLKT và chức vụ của Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ tiến hànhcác biện pháp quản lý, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản tại các cơ quan, đơn vị liên quanđến tài nguyên khoáng sản.
ở các quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (gọi tắt là cấp huyện) có các đội CSĐT tội phạm về TTQLKT vàchức vụ là một bộ phận của Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện, đồng thời làmột cấp quản lý thuộc Công an cấp huyện có nhiệm vụ tiến hành các hoạtđộng nghiệp vụ để quản lý, phòng ngừa, phát hiện tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản trên địa bàn, tuyến được xác địnhtrên lãnh thổ địa phương và những địa bàn được phòng CSĐT tội phạm vềTTQLKT và chức vụ Công an cấp tỉnh phân cấp
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì Công an cấp huyện cóthẩm quyền điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dâncấp huyện là những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tộiphạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt từ 15 năm tù trởxuống trừ tội phạm quy định tại Điều 172 – Bộ luật Hình sự “Tội vi phạm cácquy định về nghiên cứu, thăm dò và khai thác tài nguyên” Hành vi khai tháctrái phép khoáng sản là hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phéptheo quy định của pháp luật; hoạt động khai thác khoáng sản khi giấy phépkhai thác đã hết hạn (trừ trường hợp đa nộp đơn xin gia hạn đúng quy định
mà đang được xem xét); hoạt động khai thác khoáng sản ở bên ngoài khu vựctheo quy định của giấy phép khai thác… được quy định tại Điều 172 – Bộluật Hình sự Hành vi vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản có mốiquan hệ chặt chẽ, xâu chuỗi với hành vi khai thác trái phép khoáng sản Mặtkhác, việc điều tra, truy tố, xét xử những hành vi này có khó khăn do tínhchất phức tạp của những hành vi này vi phạm vào những quy định của Nhà
Trang 14nước về bảo vệ tài nguyên khoáng sản quốc gia Do đó, tội phạm khai thác,vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản thuộc thẩm quyền điều tra củaCông an cấp tỉnh và thẩm quyền xét xử toàn bộ của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
* Về quyền hạn sử dụng lực lượng, phương tiện, công cụ và biện pháp đấu tranh:
Về lực lượng: Để phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm kinh tế nói chung,
tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản nói riêng,đội ngũ cán bộ , chiến sỹ CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ là lựclượng chính, lực lượng nòng cốt Bên cạnh đó còn có các cộng tác viên bímật và các lực lượng phối hợp, hỗ trợ CSĐT tội phạm về TTQLKT và chứcvụ
Cộng tác viên bí mật của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT vàchức vụ trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra, khám phá tội phạm khai thác,vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản là những người ở ngoài biênchế của ngành Công an, bảo đảm các điều kiện và được các cán bộ làm côngtác trinh sát xây dựng, sử dụng theo quy định của ngành Công an, cộng tác bímật với lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Đội ngũ cộng tácviên bí mật của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ đượcphân loại dựa trên thành phần, phương pháp xây dựng, sử dụng và nhiệm vụcủa cộng tác viên bí mật, bao gồm:
Trang 15lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ còn có sự phối hợp và hỗ trợcủa các lực lượng khác trong và ngoài ngành Công an, bao gồm:
Các lực lượng trong ngành Công an có thể hỗ trợ, phối hợp với lựclượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ có thể là:
+ Các lực lượng thuộc hệ thống các Cơ quan điều tra trong ngành Côngan;
+ Các lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ, giám định nghiệp vụ, giám định tưpháp chuyên trách;
+ Lực lượng quản lý hành chính về an ninh trật tự (An ninh kinh tế,Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát giao thông…)
Các lực lượng phối hợp, hỗ trợ ngoài ngành Công an, có thể là:
+ Các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật như: Viện kiểm sát nhân dân,Toà án nhân dân, Thanh tra, Quản lý thị trường…
+ Các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng…
Về công cụ, phương tiện: Theo quy định tại Khoản 7, Điều 14 của Luật
Công an nhân dân năm 2005 thì lực lượng Công an nhân dân được sử dụng
vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết để chủđộng tấn công tội phạm và phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.Nghị định số 19/CP ngày 26 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ có quy địnhcác biện pháp nghiệp vụ, trang bị vũ khí, sử dụng vũ khí, phương tiện nghiệp
vụ, công cụ hỗ trợ mà lực lượng Công an nhân dân được sử dụng trong quátrình thực hiện nghiệp vụ Là một lực lượng trong ngành Công an, CSĐT tộiphạm về TTQLKT và chức vụ được sử dụng các phương tiện, công cụ màNgành được phép sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạmkinh tế nói chung và tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phépkhoáng sản nói riêng Những phương tiện, công cụ đó là:
- Các phương tiện kỹ thuật, bao gồm:
Trang 16+ Phương tiện để phòng ngừa tội phạm như: phương tiện quan sát cảnhbáo…
+ Phương tiện phát hiện, ghi nhận, sao chụp thông tin, tài liệu trinh sátnhư: ống nhòm hồng ngoại, máy ghi âm, ghi hình nghiệp vụ…
+ Các phương tiện để phát hiện, củng cố tài liệu, chứng cứ như: máyquay phim, chụp ảnh, hoá chất đánh dấu…
+ Phương tiện để kiểm tra, giám định nhanh…
+ Phương tiện lưu trữ, bảo quản tài liệu, dấu vết…
+ Phương tiện thông tin liên lạc…
+ Phương tiện giao thông đặc chủng…
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, CSĐT tội phạm về TTQLKT vàchức vụ còn có quyền trưng dụng các phương tiện giao thông, thông tin, cácphương tiện kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển,
sử dụng các phương tiện đó theo quy định của pháp luật
- Vũ khí và các loại công cụ hỗ trợ để tự vệ, tấn công, trấn áp và đảmbảo an toàn trong quá trình đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển
và buôn bán trái phép khoáng sản như: súng, áo chống đạn, khoá số 8, roiđiện…
- Các loại động vật làm công cụ hỗ trợ tấn công, truy bắt người phạmtội, ngăn ngừa, phát hiện tội phạm như: chó nghiệp vụ…
- Hệ thống tàng thư, thông tin nghiệp vụ cảnh sát, bao gồm:
+ Thông tin về con người như: hồ sơ đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu; thôngtin về người là đối tượng sưu tra, xác minh hiềm nghi, chuyên án, bị can,người công tác bí mật…
+ Thông tin về những sự việc, hiện tượng đã được điều tra, nghiên cứunhư: hồ sơ xác minh hiềm nghi, chuyên án, xử lý vụ việc…
Trang 17+ Thông tin về những vật thể, dụng cụ, phương tiện liên quan đến tộiphạm như: hồ sơ quản lý phương tiện giao thông, mẫu dấu, mẫu chữ ký,phương tiện, công cụ gây án…
Ngoài các phương tiện, công cụ nêu trên, trong đấu tranh chống tộiphạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản lực lượngCSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ còn được sử dụng các khoản mậtquỹ theo quy định để đảm bảo điều kiện tài chính cho hoạt động nghiệp vụcủa mình
Về biện pháp công tác: Theo quy định tại Khoản 6, Điều 14 Luật Công
an nhân dân năm 2005 thì lực lượng Công an nhân dân được áp dụng cácbiện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học – kỹthuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự antoàn xã hội Dựa vào hệ thống các văn bản quy định liên quan đến quyền hạncủa lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ có thể xác định được,trong đấu tranh chống tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản nói riêng lực lượng CSĐT tội phạm
về TTQLKT và chức vụ có quyền tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trinh sát(biện pháp nghiệp vụ); các hoạt động tố tụng hình sự; hoạt động kiểm tra, xử
lý vi phạm hành chính (biện pháp pháp luật) và các biện pháp khác (phátđộng quần chúng, khoa học – kỹ thuật, vũ trang…)
1.2.2 Công tác đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT
Trang 18cách quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản một cách tốt nhất, nếu để hành
vi phạm tội xảy ra rồi mới điều tra, xử lý thì hậu quả thiệt hại quá lớn vìkhoáng sản là tài nguyên không thể tái tạo được Vậy nên, phòng ngừa tộiphạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản là phươnghướng chính trong hoạt động đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này
1.2.2.1 Công tác phòng ngừa tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm là sự vận dụng tổng hợp những biện pháp liênquan với nhau do các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội tiến hành đểngăn chặn tội phạm, loại trừ nguyên nhân và điều kiện phát sinh, phát triểntội phạm Đây là nhiệm vụ của toàn xã hội
Từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn CSĐT tội phạm về TTQLKT vàchức vụ được giao tổ chức tiến hành hoạt động phòng ngừa tội phạm khaithác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản Nội dung của hoạt động
đó được tiến hành theo hai hướng: phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệpvụ
* Phòng ngừa xã hội:
Phòng ngừa xã hội là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp, phương tiệnnhằm loại bỏ nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm.Phòng ngừa xã hội bao gồm những nội dung sau:
- Tuyên truyền, tổ chức vận động quần chúng thực hiện tốt các quy định
về quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản và tham gia đấu tranh với tộiphạm trên: CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ thông qua việc sử dụngcác phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức đoàn thể, quacảnh sát khu vực, qua các cơ quan chức năng khác như toà án, viện kiểm sát,quân đội, quản lý thị trường, an ninh kinh tế, qua các cơ sở bí mật để tuyêntruyền hoặc trực tiếp gặp gỡ trao đổi với đơn vị kinh tế, cơ quan, doanhnghiệp, quần chúng Mục đích tuyên truyền nhằm giúp quần chúng hiểu được
Trang 19tầm quan trọng của quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nắm bắt đượcnội dung các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
và các văn bản liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm khaithác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản, từ đó nâng cao ý thức tựgiác thực hiện chủ trương, đường lối pháp luật Nhà nước của nhân dân, chủđộng phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm;
- Tham mưu, kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện những văn bản pháp luật,chính sách, chế độ trong phòng ngừa đấu tranh với tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản;
Trong quá trình công tác, CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ pháthiện thấy những sơ hở, thiếu sót, những điểm không phù hợp trong các vănbản pháp quy hoặc trong công tác tổ chức lực lượng, cán bộ thì CSĐT tộiphạm về TTQLKT và chức vụ tham mưu, kiến nghị với cơ quan chức năngkịp thời khắc phục những sơ hở thiếu sót, tránh để tội phạm lợi dụng hoạtđộng Đề ra những biện pháp đấu tranh hiệu quả trong đấu tranh phòng chốngtội phạm kinh tế nói chung, tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán tráiphép khoáng sản nói riêng
- Tổ chức mối quan hệ phối hợp với các lực lượng, các ngành có liênquan trong công tác đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buônbán trái phép khoáng sản Các lực lượng trong ngành như: Cảnh sát điều tra,Cảnh sát giao thông, An ninh kinh tế… Các lực lượng ngoài ngành như:Quản lý thị trương, Bộ đội biên phòng…
* Phòng ngừa nghiệp vụ:
Phòng ngừa nghiệp vụ là việc áp dụng đồng bộ các lực lượng, biệnpháp, phương tiện nhằm loại bỏ nguyên nhân điều kiện đối với từng đốitượng cụ thể mà đối tượng này có biểu hiện đang hoặc sẽ pham tội
Trang 20- Tiến hành điều tra cơ bản nắm tình hình: Đây là hoạt động quan trọngtrong phòng ngừa tội phạm Qua hoạt động này, CSĐT tội phạm về TTQLKT
và chức vụ có thể nắm được các thông tin về địa bàn, đối tượng, đặc điểm đốitượng, phương thức thủ đoạn hoạt động, nguyên nhân, điều kiện của tộiphạm, những biểu hiện nghi vấn, kết quả hoạt động của các cơ quan chứcnăng… từ đó xác định tuyến, địa bàn trọng điểm, đối tượng nghi vấn, dự báođược tình hình tội phạm từ đó đưa ra kế hoạch phòng ngừa có hiệu quả
- Tiến hành thực hiện tốt công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi nhằmphân loại, quản lý đối tượng theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời ngănchặn những hành vi phạm tội xảy ra
- Xây dựng, sử dụng và quản lý tốt mạng lưới bí mật, thu thập thông tintài liệu từ nguồn mạng lưới bí mật như đặc tình, cơ sở bí mật… nắm tình hìnhphục vụ công tác đấu tranh chống tội phạm kinh tế trong đó có tội phạm khaithác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản
Trong quá trình thực hiện phòng ngừa tội phạm khai thác, vận chuyển
và buôn bán trái phép khoáng sản phải luôn luôn nắm bắt thực tế bổ sung sửachữa sai sót để công tác phòng ngừa đạt kết quả cao nhất
1.2.2.2 Công tác điều tra, khám phá tội phạm.
Bên cạnh công tác phong ngừa, điều tra khám phá cũng là một nội dungquan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm khai thác, vận chuyển vàbuôn bán trái phép khoáng sản
Trong hoạt động của mình, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT vàchức vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan cùng cấp như quản
lý thị trường, giao thông vận tải… để có kế hoạch quản lý và bảo vệ tàinguyên khoáng sản một cách có hiệu quả Đồng thời phát hiện, điều tra xử lý
Trang 21nghiêm khắc bọn khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sảntrên địa bàn quản lý.
Quy trình hoạt động điều tra, khám phá tội phạm khai thác, vận chuyển
và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT
và chức vụ bao gồm:
- Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm Thông tin về tội phạmrất đa dạng, được phản ánh dưới nhiều hình thức khác nhau, từ nhiều nguồnkhác nhau và chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan tác độngđến chất lượng của những thông tin Khi có thông tin về tội phạm phải tiếpnhận xử lý kịp thời, phân loại thông tin, nguồn thông tin phản ánh để cónhững kế hoạch thích hợp tiếp theo Thông tin về tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản thường được thu nhận từ các nguồnsau:
+ Qua công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước về quản lý vàbảo vệ tài nguyên khoáng sản;
+ Qua hoạt động trinh sát của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT vàchức vụ;
+ Những thông tin từ công tác kiểm soát việc tuân theo pháp luật tronglĩnh vực quản lý kinh tế của Viện kiểm sát;
+ Từ việc mở rộng điều tra các vụ án kinh tế và phát hiện dấu hiệu củatội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản;
+ Từ quần chúng nhân dân
- Tiến hành thẩm tra, xác minh nguồn tin từ đó đưa ra cơ sở lập án và kếhoạch điều tra
+ Lập kế hoạch xác minh nguồn tin cụ thể, xác định có hay không tộiphạm xảy ra, có gây nguy hiểm hay không…
+ Xác minh về đối tượng, địa bàn, tình hình…
Trang 22+ Phải giải quyết sự việc như thế nào, nếu đủ cơ sở, điều kiện thì lậpchuyên án hoặc vạch ra kế hoạch điều tra Kế hoạch phải đảm bảo đủ các nộidung, biện pháp (lực lượng, phương tiện, biện pháp cụ thể, thời gian, phươnghướng…).
- Đấu tranh chuyên án: là quá trình sử dụng đồng bộ các biện pháp,phương tiện kỹ thuật, chiến thuật nghiệp vụ nhằm vào những đối tượng nguyhiểm, phức tạp đã xác định để phòng ngừa, ngăn chặn và khám phá, truy bắttội phạm, đảm bảo kịp thời, hiệu quả
Chuyên án trinh sát trong đấu tranh chống tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản có nhiều mảng, khâu khác nhau, cónhiều khó khăn trong chuyển hoá tài liệu trinh sát nên cần lựa chọn ngườixây dựng mạng lưới bí mật, tổ chức phá án nhanh gọn, kịp thời, kế hoạch phá
án phải đầy đủ, khả thi Đảm bảo nắm chắc các thủ đoạn khai thác, vậnchuyển và buôn bán khoáng sản của tội phạm từ đó đấu tranh chuyên án đạthiệu quả cao
- Tổ chức điều tra ban đầu:
+ Chuẩn bị mọi hồ sơ, tài liệu khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt độngđiều tra ban đầu, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền
+ Tiến hành lấy lời khai, khám xét, thu giữ vật chứng và tài liệu liênquan
+ Kết hợp cùng quản lý thị trường tiến hành xác định và thu giữ khoángsản
Tóm lại, tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoángsản là tội phạm nguy hiểm, phức tạp, phá hoại nền kinh tế đất nước, phá hoạimôi trường, tác động xấu đến tình hình chính trị quốc gia Chính vì vậy cầnphải cương quyết, khéo léo đấu tranh loại trừ triệt để loại tội phạm này Lựclượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ giữ vai trò chủ công trong
Trang 23đấu tranh phòng, chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phépkhoáng sản Những gì mà lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ
cả nước nói chung, CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnhThái Nguyên nói riêng đã, đang và sẽ làm được sẽ góp phần thiết thực, quantrọng trong công tác đấu tranh phòng, chống và làm giảm tình trạng tội phạmkinh tế trong đó có tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phépkhoáng sản
Chương 2 Thực trạng công tác đấu tranh chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản của lực lượng CSĐT tội phạm
về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh thái nguyên 2.1 Tình hình và đặc điểm tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Trang 242.1.1 Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung dumiền núi Bắc Bộ, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giápcác tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn,Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội
Thái Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 3562,82 km² Với địa hìnhthấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du, đồng bằng theohướng Bắc – Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia thành ba vùng rõ rệttrong mùa đông: vùng lạnh, vùng lạnh vừa, vùng ấm Do ảnh hưởng của địahình, đất đai ở Thái Nguyên được chia thành ba loại chính: đất núi chiếmdiện tích lớn nhất (48,4%), đất đồi (chiếm 31,4%) và đất ruộng (chiếm12,4%) Ngoài ra, Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng.Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã với 180 xã, phường, thị trấntrong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng vàtrung du
Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế – xã hội giữa trung du miền núiphía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ Sự giao lưu đó được thể hiện qua một hệthống đường giao thông thuận tiện gồm: đường bộ, đường sắt và đường sônghình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút Hệ thống quốc lộ và tỉnh
lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từtrục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng
mỏ, các khu du lịch, các khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận Quốc lộ 3
từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạyqua thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồngbằng sông Hồng Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ
Trang 25là mạch máu giao thông quan trọng và thuận lợi nối Thái Nguyên với các tỉnhxung quanh Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện:tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với HàNội; tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội –Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối Thái Nguyên với các tỉnh BắcNinh (đến ga Kép) và tỉnh Quảng Ninh Ngoài ra còn có tuyến đường sắt nộiđịa Quán Triều – Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản.Thái Nguyên có hai tuyến đường sông chính là: Đa Phúc – Hải Phòng dài
161 km; Đa Phúc – Hòn Gai dài 211 km Trong tương lai sẽ tiến hành nângcấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hoá việc bốc dỡ, đảm bảocông xuất bốc xếp được 1000 tấn hàng hoá/ngày đêm Ngoài ra, Thái Nguyêncòn có hai con sông chính là sông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp đểvận chuyển hàng hoá
Dân số tỉnh Thái Nguyên tính đến năm 2006 đạt khoảng 1.046.000người gồm 8 dân tộc chủ yếu đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay,H’Mông, Hoa và Dao Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân
cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư rất dày đặc.Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thànhphố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km² Sự phân bố không đều này là
do thành phố Thái Nguyên có nền kinh tế – xã hội phát triển và tập trungnhiều khu công nghiệp lớn của tỉnh
Thái Nguyên là tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ trong đóchủ yếu là ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí và công nghiệpkhai khoáng Có được sự phát triển như vậy là do Thái Nguyên có một lợi thếrất lớn về tài nguyên khoáng sản Khoáng sản ở Thái Nguyên được chiathành bốn nhóm như sau:
Trang 26* Nhóm nguyên liệu cháy: Bao gồm than mỡ và than đá có trữ lượng
lớn thứ hai trong cả nước, phân bố tập trung ở hai huyện Đại Từ và PhúLương Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượngtìm kiếm, thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn chất lượng tương đối tốt, tập trung ởcác mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm
và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà
* Nhóm khoáng sản kim loại gồm:
- Kim loại đen:
+ Quặng sắt: có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm
mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe khoảng58,8% - 61,8% Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổngtrữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn
+ Quặng Titan: đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng (3 mỏ lớn, 3 mỏ nhỏ
và 12 điểm quặng) phân bố chủ yếu ở hai huyện Đại Từ và Phú Lương, trong
đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương) Thànhphần chính của quặng là Imenít có hàm lượng 30% - 80% Tổng trữ lượng dựkiến khoảng 18 triệu tấn
- Kim loại màu:
+ Thiếc: có ở 3 mỏ thuộc huyện Đại Từ gồm các mỏ: Phục Linh, NúiPháo, Đá Liền Tổng trữ lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn
+ Vonfram ở mỏ Núi Pháo (huyện Đại Từ), mỏ Đá Liền trữ lượngkhoảng 110.260.000 tấn
+ Chì kẽm: tập trung ở Lang Hít (huyện Đồng Hỷ), Thần Sa, CúcĐường (huyện Võ Nhai), khu vực Ngàn Me, Cây Thị (huyện Đồng Hỷ), khuvực phía tây huyện Phổ Yên, hàm lượng thấp
+ Ngoài ra còn có đồng, thuỷ ngân… trữ lượng quặng nhỏ, mức độ điềutra sơ bộ
Trang 27* Nhóm khoáng sản phi kim loại: có pyrít, barít, phốtphorít… trong đóđáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên.Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.
* Khoáng sản vật liệu xây dựng:
Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý
là đất sét xi măng ở hai mỏ Cúc Đường và Khe Mo trữ lượng khoảng 84,6triệu tấn Đá cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, đôlômít tìmthấy ở nhiều nơi Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong
đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn Ngoài ra gầnđây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, huyện Đại Từ có chấtlượng tốt, hàm lượng Al2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m3
Như vậy, Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế – xãhội đối với các tỉnh vùng Đông Bắc cũng như trong cả nước, là đầu mối giaothông nối liền các tỉnh Đông Bắc với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phíaNam Từ những đặc điểm nêu trên về vị trí địa lý, dân cư, xã hội của tỉnhThái Nguyên có những ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tội phạm nóichung và tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sảnnói riêng Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn lại phân bố trênphạm vi rộng là điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm hoạt động khai thác,vận chuyển và buôn bán trái phép Chính bởi vậy, để phòng, chống tội phạmkhai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản một cách hiệu quả ởtỉnh Thái Nguyên lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ nóiriêng, các lực lượng chức năng nói chung phải nắm vững những tình hình cóliên quan từ đó đưa ra những biện pháp đấu tranh phòng chống phù hợp vàhiệu quả
2.1.2 Diễn biến tình hình tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản.
Trang 28Trong ba năm qua (2004 – 2006) tình hình tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễnbiến phức tạp Số vụ vi phạm có giảm qua từng năm nhưng tính chất, mức độnghiêm trọng ngày càng tăng và ngày càng có nhiều âm mưu, thủ đoạn mớitinh vi, xảo quyệt và nguy hiểm hơn Hoạt động khai thác, vận chuyển vàbuôn bán trái phép khoáng sản diễn ra ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh TháiNguyên Tình hình tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phépkhoáng sản ở Thái Nguyên được thể hiện qua bảng số liệu sau:
sắt
355,3 tấn quặng sắt;
658,9 tấn quặng titan; 40 tấn thiếc thỏi.
931,77 tấn quặng sắt; 20,4 tấn quặng kẽm;
22 tấn quặng thiếc; 4,1 tấn thiếc thỏi Giá trị tài sản thiệt hại 880 triệu đồng 4 tỷ đồng 750 triệu đồng
(Nguồn: PC15 – Công an tỉnh Thái Nguyên)
Trong năm 2004, tình hình tội phạm kinh tế trên địa bàn tỉnh TháiNguyên diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tình hình tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản Trong tổng số 95 vụ buôn lậu vàgian lận thương mại mà CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công antỉnh Thái Nguyên phát hiện và bắt giữ thì có đến 36 vụ hoạt động khai thác,vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản, thu giữ 1050,75 tấn quặngtitan, 1058 tấn quặng sắt, trị giá 880 triệu đồng
Tình hình tội phạm khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép khoángsản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn ra rất phức tạp Vì mục đích lợinhuận, các đối tượng đã bất chấp các quy định của Nhà nước cũng như củaUBND tỉnh, sẵn sàng vi phạm để khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép
Trang 29khoáng sản Đối tượng không chỉ dùng những trang thiết bị thô sơ mà còndùng các trang thiết bị hiện đại như: máy xúc, máy ủi, phương tiện vậnchuyển tốc độ cao Trong mười tháng đầu năm 2004, tình hình khai thác, thumua, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản diễn ra hầu khắp các địabàn tỉnh, đặc biệt là tình hình khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phépquặng sắt và quặng titan tại địa bàn các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ.Trong đó đáng chú ý nhất là tại mỏ quặng titan Cây Châm thuộc xã ĐộngĐạt, huyện Phú Lương Việc khai thác trái phép của người dân được diễn radưới hình thức cải tạo vườn đồi, đào ao, san nền nhà sau đó bán lại cho cácdoanh nghiệp Các doanh nghiệp thu mua khoáng sản khai thác trái phép rồibán trao tay kiếm lợi nhuận hoặc vận chuyển trái phép sang Trung Quốc vàcác tỉnh lân cận qua các cung đường khác nhau: quặng sắt, quặng titanthường vận chuyển từ Đại Từ về Thái Nguyên qua quốc lộ 1B đi Trung Quốchoặc vận chuyển đến cảng Đa Phúc rồi theo đường sông vận chuyển đi TrungQuốc Từ các điểm khoáng sản vận chuyển đi qua thành phố Thái Nguyên,qua huyện Phú Bình sang tỉnh Bắc Giang.
Trong hai tháng cuối năm 2004, thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh, cácngành chức năng đã tiến hành các biện pháp quản lý, xử lý các trường hợp viphạm nên các hoạt động khai thác, thu gom và vận chuyển khoáng sản tráiphép đã giảm đi nhưng sau đó có biểu hiện bùng phát trở lại, đặc biệt trên địabàn huyện Phú Lương, Đại Từ Một số vụ điển hình trong năm như:
- Ngày 4/3/2004, PC15 đã phát hiện và bắt giữ xe ô tô 20K – 6375 doNguyễn Văn Thu, sinh năm 1981, trú tại Phú Bình – Thái Nguyên điều khiển.Trên xe vận chuyển 15,30 tấn quặng sắt (chưa qua tuyển rửa) Chủ hàng là LêXuân Hộ, trú tại phường Gia Sàng – thành phố Thái Nguyên Toàn bộ sốquặng trên xe không có giấy tờ gì
Trang 30- Cũng trong ngày 4/3/2004, PC15 đã phát hiện và bắt giữ xe ô tô 20K –
4218 do Vũ Mạnh Hùng (sinh năm 1982) trú tại Đại Từ – Thái Nguyên điềukhiển Trên xe vận chuyển 20,74 tấn quặng sắt (chưa qua tuyển rửa) Chủhàng là Cung Thị Vân, trú tại phường Gia Sàng – thành phố Thái Nguyên.Toàn bộ số quặng trên xe không có giấy tờ gì
- Ngày 5/3/2004 PC15 phát hiện và bắt giữ xe ô tô 20K – 5517 do ĐàoVăn Mạnh, sinh năm 1974 điều khiển Trên xe vận chuyển 28,58 tấn quặngtitan (chưa qua tuyển rửa) Chủ hàng là Nguyễn Quang Hoàn, trú tại PhúLương – Thái Nguyên Toàn bộ số quặng trên xe không có giấy tờ gì
- Trong ngày 5/3/2004 PC15 đã phát hiện và bắt giữ xe ô tô 20K – 2587
do Bùi Mạnh Hùng, sinh năm 1960, trú tại huyện Đại Từ – Thái Nguyên điềukhiển Trên xe vận chuyển 9,52 tấn quặng sắt (chưa qua tuyển rửa) Lái xeBùi Mạnh Hùng đồng thời là chủ hàng Toàn bộ số quặng sắt trên xe không
có giấy tờ gì
- Ngày 13/3/2004, phát hiện và bắt giữ xe ô tô 12H – 7189 do NguyễnHồng Quân, sinh năm 1973, trú tại xã Cổ Lũng, Phú Lương – Thái Nguyênđiều khiển Trên xe vận chuyển 17,02 tấn quặng sắt (chưa qua tuyển rửa).Chủ hàng là Nguyễn Thị Huệ trú tại Phú Lương – Thái Nguyên Số quặngtrên xe có giấy tờ nhưng không hợp lệ gồm: 01 biên bản làm việc của UBND
xã Cù Vân, huyện Đại Từ về việc cho phép bà Nguyễn Thị Huệ thu muaquặng sắt tại Cù Vân và 02 thuế tài nguyên, thuế VAT PC15 đã tạm giữ xe
và tịch thu toàn bộ số quặng trên chuyển cơ quan Quản lý thị trường xử lý.Năm 2005, tình hình tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán tráiphép khoáng sản ở Thái Nguyên vẫn diễn biến phức tạp Tuy số vụ vi phạm
có giảm nhưng tính chất và mức độ thiệt hại lại nghiêm trọng hơn nhiều lần
Cụ thể trong năm 2005, PC15 công an tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện và bắtgiữ 15 vụ khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản, bao gồm:
Trang 31355,3 tấn quặng sắt, 658,9 tấn quặng titan, 40 tấn thiếc thỏi, trị giá gần 4 tỷđồng.
So với năm 2004, tình trạng tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bántrái phép khoáng sản giảm đáng kể về số vụ, từ 36 vụ năm 2004 xuống còn
15 vụ Số vụ vi phạm giảm là do lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT vàchức vụ tích cực làm công tác phòng ngừa và tích cực phối hợp với cácngành chức năng như Quản lý thị trường đấu tranh thu giữ tang vật, phươngtiện để xử lý Do đó đã làm giảm được hoạt động khai thác, vận chuyển vàbuôn bán khoáng sản trái phép Tuy nhiên số vụ vi phạm lại chủ yếu diễn ra ởcác công ty và các doanh nghiệp lớn trong tỉnh, mức độ thiệt hại rất nghiêmtrọng Thủ đoạn của bọn chúng là dùng giấy phép và hoá đơn hợp pháp đểquay vòng khai thác và vận chuyển trái phép khoáng sản, cụ thể: CSĐT tộiphạm về TTQLKT và chức vụ đã phát hiện và thu giữ 40 tấn thiếc thỏi không
có nguồn gốc khai thác hợp pháp của Công ty Cổ phần cơ khí 3/2 TháiNguyên trị giá khoảng 3,6 tỷ đồng; phát hiện và bắt giữ Doanh nghiệp ThànhHưng (huyện Đại Từ – Thái Nguyên) khai thác, vận chuyển và kinh doanhquặng titan trái phép với số lượng lớn Phương tiện, tang vật chuyển cơ quanQuản lý thị trường xử lý
Ngày 7/12/2005, qua nguồn tin tố giác của quần chúng, lực lượng CSĐTtội phạm về TTQLKT và chức vụ đã tiến hành mai phục và bắt giữ 05 xe ô tôvận chuyển quặng sắt từ mỏ sắt Trại Cau – huyện Đồng Hỷ đi Hà Nội tiêuthụ Số quặng sắt trên xe không có thủ tục giấy tờ
Cũng trong năm 2005, hoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bánkhoáng sản trái phép nổi lên một số thủ đoạn mới Bọn tội phạm dùngphương tiện có sức chở lớn chơ khoáng sản, bên trên nguỵ trang bằng cácloại hàng hoá khác như vải, chè búp khô rồi vận chuyển đi Trung Quốc tiêuthụ Cụ thể trong ngày 8/6/2005 từ nguồn tin của quần chúng nhân dân tố
Trang 32giác xe ô tô mang biển kiểm soát 97H – 0783 vận chuyển chè búp khô điTrung Quốc dưới xe có quặng thiếc PC15 đã tiến hành bắt giữ và xử lý.Năm 2006 nổi lên những vụ khai thác, vận chuyển và buôn bán khoángsản trái phép với phương thức, thủ đoạn vận chuyển, buôn bán nhỏ lẻ, trà trộnvới khoáng sản khai thác hợp pháp để tiêu thụ Số vụ khai thác, vận chuyển,buôn bán khoáng sản trái phép tăng mạnh so với năm 2005, từ 15 vụ năm
2005 tăng lên 33 vụ năm 2006 Tuy nhiên, mức độ thiệt hại nhỏ hơn nhiềulần Lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnh TháiNguyên đã thu giữ: 931,77 tấn quặng sắt; 20,4 tấn quặng kẽm; 22 tấn quặngthiếc; 4,1 tấn thiếc thỏi, tổng trị giá 750 triệu đồng Số thiệt hại giảm là dolực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ đã làm tốt công tác phòngngừa ở các doanh nghiệp lớn trong tỉnh Tuy nhiên lại bùng phát nạn khaithác nhỏ lẻ của người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản, đặc biệt làtại các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ Cụ thể, PC15 Công an tỉnh TháiNguyên đã tham gia phối hợp cùng các ngành chức năng và đoàn kiểm traliên ngành của tỉnh tiến hành kiểm tra tình hình khai thác khoáng sản tại cácbãi quặng đã phát hiện, thu giữ 620,3 tấn quặng sắt khai thác trái phép tại xãĐộng Đạt, huyện Phú Lương và thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ đã chuyểngiao các ngành chức năng xử lý
Cũng trong năm 2006, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức
vụ Công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngànhkiểm tra khoáng sản của tỉnh đã kiểm tra, xử lý, tịch thu 328,94 tấn quặng sắt;10,6 tấn quặng chì, kẽm; phạt tiền vi phạm hành chính và truy thu thuế là99,576 triệu đồng, buôn bán khoáng sản trái phép tịch thu 91,28 triệu đồng.Ngoài ra còn phối hợp với Quản lý thị trường các huyện Đại Từ, Phú Lương,Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình làm rõ nguồn gốc khoáng sản đã tịch thu, xử
Trang 33lý Phối hợp với Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thi giữ 1150 tấn quặngsắt, xử phạt hành chính 40 triệu đồng.
Về vận chuyển, buôn bán quặng titan trái phép, CSĐT tội phạm vềTTQLKT và chức vụ đã phát hiện và xử lý vụ cố ý làm trái tại Công tykhoáng sản Thái Nguyên trong việc kinh doanh quặng titan trái phép Một sốcán bộ của Công ty khoáng sản Thái Nguyên đã làm trái nguyên tắc trongquản lý kinh tế, sử dụng vốn của Công ty để thu mua quặng titan có nguồngốc khai thác trái phép, mục đích là bán để kiếm lợi nhuận PC15 đã điều tra
và tịch thu toàn bộ số lợi nhuận do kinh doanh trái phép trên trị giá 152 triệuđồng nộp vào ngân sách Nhà nước
Hoạt động khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sảntrong năm 2006 vẫn diễn ra ở hầu hết các địa phương có khoáng sản ở tỉnhThái Nguyên, cụ thể: khai thác trái phép quặng titan ở khu vực mỏ Cây Châm– Phú Lương, khu vực xóm 4, xã Tân Linh – huyện Đại Từ; quặng sắt ở khuvực Trại Cau - Đồng Hỷ, Phố Giá - Phú Lương; quặng chì, kẽm ở khu vựclàng Hích, bản Tèn – huyện Đồng Hỷ, khu vực xã Yên Đổ, xã Yên Lạc – PhúLương; phốtphorít ở Phú Đô - huyện Phú Lương; than đá ở khu vực ThậmThình - Đại Từ và Phúc Thuận – Phổ Yên; khai thác đá vôi ở nhiều nơi thuộccác huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Đại Từ; khai thác cát sỏi ở lòngsông gây sạt lở ven sông, làm cản trở thay đổi dòng chảy ở các huyện PhổYên, Phú Bình, Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên Trong tháng 12 năm
2006 bùng phát nạn khai thác trái phép vàng gốc, vàng sa khoáng ở xã HợpTiến, xã Cây Thị – huyện Đồng Hỷ Đặc biệt là hoạt động khai thác trái phépvàng sa khoáng ở khu vực Bản Ná, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai Sau khiUBND huyện Võ Nhai có quyết định rút tổ chốt bảo vệ và quyết định giaođất cho xã Thần Sa quản lý đất đai trong khu vực Bản Ná thì hoạt động khaithác trái phép vàng sa khoáng ở đây bùng phát mạnh mẽ
Trang 34Như vậy, nhìn vào những con số thống kê về số vụ, số tài sản thiệt hạiqua từng năm (từ 2004 – 2006) chúng ta thấy số vụ việc hoạt động khoángsản trái phép diễn biến phức tạp, số vụ vi phạm tăng giảm theo từng nămnhưng tính chất nghiêm trọng diễn biến ngày càng tăng Cùng với đó là rấtnhiều những thủ đoạn mới được bọn tội phạm áp dụng để vi phạm pháp luật.Người dân ở những địa bàn có khoáng sản vẫn tiếp tục bỏ lao động sản xuất
để khai thác khoáng sản trái phép Cùng với mức độ nghiêm trọng của việcthất thoát tài nguyên khoáng sản là sự ô nhiễm môi trường, phá huỷ đường
xá, cầu cống và làm gia tăng các tệ nạn xã hội
2.1.3 Đặc điểm hình sự của tội phạm.
Đặc điểm hình sự của tội phạm là phản ánh của hệ thống những đặc tínhdấu hiệu của tình trạng tội phạm trong hiện thực khách quan Nghiên cứu đặcđiểm hình sự của tội phạm là cơ sở để xây dựng phương pháp phòng ngừa,ngăn chặn có mục đích và có hiệu quả đối với từng loại tội phạm cụ thể Sựhiểu biết về đặc điểm hình sự của tội phạm tạo khả năng phát triển tích cựcnăng khiếu trinh sát và sáng tạo linh hoạt trong công tác phát hiện, điều tratừng vụ án cụ thể Theo lý luận khoa học điều tra hình sự thì đặc điểm hình
sự của tội phạm bao gồm những đặc điểm về nhân thân người phạm tội,phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội: thời gian, địa điểm; hoàn cảnhthực hiện tội phạm; đặc điểm về tài sản bị chiêm đoạt; hậu quả thiệt hại do tộiphạm gây ra; những nguyên nhân và điều kiện tạo khả năng thuận lợi choviệc thực hiện hành vi phạm tội… Chỉ khi nào nắm được một cách đây đủnhững đặc trưng hình sự của loại tội phạm cần nghiên cứu thì mới tổ chức tốtcông tác phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm đó trong từng giaiđoạn nhất định, từng địa bàn, từng lĩnh vực nhất định Vì vậy, việc nghiêncứu và nắm bắt được một số đặc điểm hình sự của tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản ở Thái Nguyên là rất cần thiết
Trang 35Quá trình khảo sát thực tế kết hợp với việc nghiên cứu hồ sơ các vụ việc
và kết quả xử lý các hành vi vi phạm hoạt động khoáng sản ở Thái Nguyên tathấy tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản ở TháiNguyên có những đặc điểm sau:
- Về đối tượng:
+ Thành phần đối tượng: đối tượng phạm tội rất đa dạng và phức tạpbao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân; các cá nhânhoạt động trong lĩnh vực khoáng sản Ngoài ra đối tượng phạm tội còn lànhững người dân địa phương cư trú tại địa bàn có khoáng sản Những đốitượng này thường bỏ lao động sản xuất để khai thác trái phép khoáng sản báncho các doanh nghiệp
Với các thành phần đối tượng như trên đòi hỏi lực lượng CSĐT tộiphạm về TTQLKT và chức vụ phải có những biện pháp, kế hoạch đấu tranhphòng chống tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoángsản có hiệu quả
+ Về độ tuổi của đối tượng phạm tội:
Qua nghiên cứu một số vụ điển hình ta thấy rằng đa số đối tượng phạmtội đều có tuổi đủ để chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.Nhiều nhất độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi ở độ tuổi này, người phạm tội đã có sựsuy nghĩ chín chắn, ý thức được hành vi phạm tội của mình Bên cạnh đó, cábiệt có những vụ đối tượng ở độ tuổi trên 51 tuổi
+ Về trình độ văn hoá:
Nhìn chung, đối tượng phạm tội khai thác, vận chuyển và buôn bán tráiphép khoáng sản ở Thái Nguyên có trình độ văn hoá cao hơn những loại tộiphạm khác trên địa bàn tỉnh Đa số đều đã học hết phổ thông trung học, cónhiều đối tượng có trình độ cao đẳng và đại học Tuy nhiên vẫn còn một phầnlớn đối tượng phạm tội do trình độ nhận thức thấp, kém hiểu biết và phạm tội
Trang 36do điều kiện kinh tế khó khăn Nhưng như vậy vẫn chứng tỏ rằng đối tượngphạm tội này không những hiểu, nắm rõ luật pháp Nhà nước, các chính sách,các quy định đối với việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sảnsong họ vẫn cố tình vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật.
+ Về giới tính và động cơ phạm tội:
Đối tượng chủ yếu tập trung vào nam giới, điều này chứng minh rằngtính chất tội phạm có liên quan đến tính chất tài sản mà chủ yếu khai thác,vận chuyển với một khối lượng lớn, nặng nhọc đòi hỏi con người phải có sứckhoẻ Đối với hành vi buôn bán khoáng sản, đối tượng cũng có một phần lớn
là nữ giới
Về động cơ mục đích phạm tội: qua nghiên cứu cho thấy, hầu hết động
cơ, mục đích là muốn làm giàu bất chính, do đó khi có điều kiện thuận lợi là
sẽ tiến hành hoạt động phạm tội
- Về địa bàn hoạt động:
Tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản hoạtđộng trên một địa bàn rộng, hầu hết ở các huyện, thành phố của tỉnh TháiNguyên Hiện nay, loại tội phạm này tập trung ở một số huyện như: PhúLương, Đồng Hỷ, Đại Từ…
Để thực hiện tội phạm này, không những đối tượng lợi dụng các địa bàn
mà còn tận dụng hết khả năng của tự nhiên và các loại phương tiện sẵn có ởđịa phương phù hợp với địa bàn, xe bò kéo, xe ngựa, xe thồ và các loạiphương tiện khác để vận chuyển
- Về đối tượng tác động của loại tội phạm khai thác, vận chuyển, buônbán trái phép khoáng sản: đối tượng tác động không đơn thuần là các loạikhoáng sản, đối tượng còn là các yêu cầu trong quản lý kinh tế của Nhà nước
Trang 37về tài nguyên khoáng sản nhằm lập ra những trật tự trong quản lý, khai thác
và bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở Thái Nguyên và ở Việt Nam
+ Khoáng sản có ý nghĩa to lớn trong sản xuất công nghiệp, phát triểnnền kinh tế đất nước Do vậy, khoáng sản trở thành một thứ hàng hoá, mộtđối tượng cho việc khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép
+ Đối tượng là những yêu cầu của Nhà nước trong quản lý, khai thác vàbảo vệ tài nguyên khoáng sản
Nhà nước xác định rõ tính chât, tầm quan trọng của tài nguyên khoángsản nên đã xây dựng những văn bản, đưa ra những biện pháp để quản lý, khaithác hiệu quả và bảo vệ tài nguyên khoáng sản Một số đối tượng đã lợi dụngnhững sơ hở trong quản lý kinh tế về tài nguyên khoáng sản, dùng mọi thủđoạn làm sai lệch các quy định của Nhà nước trong quản lý, khai thác tàinguyên khoáng sản để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước
- Về thủ đoạn: trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay,nhu cầu sử dụng tài nguyên khoáng sản để phát triển ngành công nghiệp, pháttriển kinh tế là rất lớn Do đó, khoáng sản đã, đang và sẽ là mục tiêu tấn côngcủa bọn tội phạm Để thực hiện hành vi của mình, bọn tội phạm đã không từmột thủ đoạn nào
+ Khai thác khoáng sản không có giấy phép hoặc giấy phép khai thác đãhết hạn Thủ đoạn này của bọn tội phạm diễn ra khá phổ biến Các đối tượngthường thuê người và phương tiện đến khu vực có khoáng sản để khai tháctrái phép mà không được sự cho phép của cơ quan quản lý Hoặc giấy phépkhai thác đã hết hạn nhưng chúng vẫn sử dụng để khai thác khoáng sản tráiphép Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều điểm khoáng sảnchất lượng khác nhau phân bố rải rác ở nhiều nơi Để hợp thức hoá việc khaithác trái phép khoáng sản ở các khu vực nói trên, một số doanh nghiệp đã sửdụng hình thức chuyển nhượng đất đồi, vườn để tổ chức khai thác hoặc đầu
Trang 38tư tiền cho nhân dân địa phương khai thác trái phép dưới hình thức cải tạovườn, đồi đã được giao sau đó tổ chức thu gom trái phép.
+ Khai thác khoáng sản ở ngoài khu vực của giấy phép khai thác Bọntội phạm thường lợi dụng giấy phép khai thác để khai thác nhiều lần, ở nhiềukhu vực khác nhau không nằm trong giấy phép khai thác
Ngoài ra bọn tội phạm còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác như lợi dụng sựhám lợi của đồng bào dân tộc, của những người thất nghiệp để thuê khai tháckhoáng sản trái phép tại những vùng đệm, vùng giáp ranh… nơi mà việcquản lý các hoạt động khoáng sản lỏng lẻo, do lực lượng quản lý thiếu vàmỏng Chúng khai thác liên tục trong một thời gian, khai thác đến đâu thì vậnchuyển đến đó Hoặc chúng lợi dụng sự khai thác nhỏ lẻ của nhân dân sau đóthu gom, mua lại và vận chuyển đi bán cho các chủ doanh nghiệp lớn hoặctập kết ở các cảng sông rồi bán sang Trung Quốc
+ Mua chuộc cán bộ kiểm tra, kiểm soát tại các trạm kiểm tra liên ngành
để vận chuyển đi tiêu thụ các loại khoáng sản trôi nổi, không có giấy tờ hợplệ
+ Thủ đoạn dùng xe có sức chở lớn chở khoáng sản rồi bịt bạt kín chạyvào ban đêm hoặc gần sáng để tránh sự kiểm soát Khi vận chuyển chúngthường đi thành đoàn, liên kết với nhau và có ý thức bảo vệ nhau mỗi khi bịphát hiện và bắt giữ Chúng sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiệnđại, vận chuyển với tốc độ cao, đi cách xa nhau và có sự kiểm tra đườngtrước “tua đường” để thông tin cho nhau mỗi khi có lực lượng kiểm tra hoặc
Trang 39cảng sông rồi vận chuyển theo đường sông ra các tỉnh ngoài và sang TrungQuốc Các cung đường mà bọn tội phạm thường vận chuyển khoáng sản tráiphép: quốc lộ 1B, quốc lộ 37, 18… và đặc biệt là cảng đường sông Đa Phúc.+ Thủ đoạn dùng hoá đơn hợp pháp để quay vòng vận chuyển khoángsản trái phép Vận chuyển khoáng sản không có thủ tục, giấy tờ khi bị pháthiện, kiểm tra thì tìm mọi cách trì hoãn để có thời gian chạy thủ tục, hợppháp lô hàng hoặc thông qua các mối quan hệ nhờ can thiệp Thường xuyênthay đổi các phương thức vận chuyển.
+ Gần đây xuất hiện một số thủ đoạn dùng xe thô sơ, xe máy, xe côngnông, xe ngựa kéo vận chuyển khoáng sản luồn lách qua các đường ngang,ngõ tắt và tập kết hàng bên ngoài các trạm kiểm soát liên ngành, sau đó chờđến tối gom hàng lại nhà các đầu nậu để nửa đêm về sáng bốc hàng lên ô tô
ra cảng Đa Phúc theo đường sông vận chuyển sang Trung Quốc Ngoài rachúng còn xé lẻ lô hàng khi bị bắt giữ để tránh truy cứu trách nhiệm hình sự.Tóm lại, qua nghiên cứu thủ đoạn hoạt động cụ thể của tội phạm khaithác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản chúng ta thấy đặc điểm vềthủ đoạn của tội phạm mang tính đa dạng, phong phú, ngày càng trở nên tinh
vi, xảo quyệt thậm chí táo bạo, nguy hiểm Để phòng chống loại tội phạm này
có hiệu quả, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an tỉnhThái Nguyên nói riêng, CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ Công an cáctỉnh nói chung phải nắm chắc các thủ đoạn này từ đó đưa ra những biện phápphòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phù hợp, có hiệu quả
2.1.4 Nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm.
Tình hình tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoángsản diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng Một số hành vi có chiềuhướng giảm về số lượng nhưng tăng về mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng.Một số hành vi tăng cả về mức độ và số lượng Có nhiều nguyên nhân khác
Trang 40nhau dẫn đến việc phát sinh, phát triển tội phạm khai thác, vận chuyển vàbuôn bán khoáng sản trái phép ở Thái Nguyên cơ bản là những nguyên nhânsau:
- Do biến động của giá cả thị trường sắt thép, đặc biệt là nhu cầu của thịtrường biên giới phía Bắc đã kích thích hoạt động khai thác, vận chuyển vàbuôn bán khoáng sản trái phép
- Đấu tranh chống tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm khai thác, vậnchuyển và buôn bán trái phép khoáng sản nói riêng là nhiệm vụ của cácngành, các cấp, toàn Đảng, toàn dân Nhưng do nhận thức chưa đầy đủ vềtầm quan trọng của công tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoángsản nen còn thiếu sự quan tâm đúng mức Vẫn tồn tại một số quan niệm chorằng việc phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động khoáng sản trái phép làviệc của cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Công an Chính quyền ở một sốđịa phương có khoáng sản còn non yếu, thiếu trách nhiệm trong quản lý tàinguyên khoáng sản, coi đó không phải là việc của mình Bên cạnh đó, vì lợiích cục bộ của từng địa phương và từng ngành nên việc quản lý tài nguyênkhoáng sản còn bị xem nhẹ dẫn đến nguồn khoáng sản tiếp tục bị khai thácbừa bãi, trái phép, ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội,đến nguồn tài nguyên của đất nước, gây ô nhiễm môi trường, tác động khôngnhỏ đến đời sống của nhân dân Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đếntình hình tội phạm khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sảndiễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng
- Một số cấp ngành có chức năng trong quản lý Nhà nước tuỳ tiện trongcấp phép, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, xử lý dẫn đến sự phát triển của tội phạmkhai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép khoáng sản Thể hiện ở chỗ: tuỳtiện trong cấp phép khai thác khoáng sản, khai thác tận thu, trong cấp phép sửdụng vùng đất có khoáng sản, cấp phép tuỳ tiện cho lập bến bãi thu gom,