Sự phát triển của tư tưởng ở việt nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám.Sự phát triển của tư tưởng ở việt nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám.Sự phát triển của tư tưởng ở việt nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám.Sự phát triển của tư tưởng ở việt nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám.Sự phát triển của tư tưởng ở việt nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám.Sự phát triển của tư tưởng ở việt nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám.Sự phát triển của tư tưởng ở việt nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám.
Trang 1CHUONG THU TU
BUNG TRUGC BA VAN DE LGN CUA THOI
ĐẠI : "CHINH DAO" VA "TA GIAO", DUY
TAN HAY THỦ CỰU ? CHIEN HAY HOA ?
Mật hệ ý thức, một chủ nghĩa không những cần được đánh giá theo các nguyên lý của trí tuệ, đạo đức, mà cũng cần được đánh giá theo khả năng của nó giải quyết một cách thiết thực những vấn đê lớn mà thời cuộc lịch sử đề ra, những vấn để lớn
mà đoàn thể hay cá nhân đụng phải trong hành động hay trong
nghiên cứu Thực tiễn là đá thử vàng chắc chắn nhất của chân
lý
Nho giáo một thời có góp phần trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Nhà nước phong kiến tự chủ, trong việc nâng cao trình độ tri thức và văn hóa của người mình Nhưng bây giờ, vào thế kỷ XIX, đất nước Việt Nam đứng trước ba vấn dé lớn, có tầm quan trọng sống chết : vấn đề "chính đạo" và "tà giáo"; vấn đề duy tân hay thủ cựu; và vấn đề chiến hay hòa; thì hệ ý thức phong kiến Nho giáo tơ ra hồn tồn bất lực, hoàn
Trang 2I
CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA "CHÍNH ĐẠO" VÀ "TA GIAO", HAY LA SU BAT LUC CUA NHO GIAO DUNG
TRUGC SU XAM NHAP CUA THIEN CHUA GIAO 1 THIÊN CHÚA GIÁO : LỊCH SỬ, GIÁO LÝ, LUẬN LÝ Ý NGHĨA CỦA THIÊN CHÚA GIÁO NGUYÊN THỦY SO VỚI VAI TRÒ CỦA
THIÊN CHÚA GIÁO TRONG THỜI CẬN ĐẠI
a) Lịch sử
Năm 749 của La Mã, tại xứ du-đê, thành Bết-lem, bà
Ma-ri-a sinh một con trai, đặt tên là Jê-xu Thổ bé, Jê-xu sống
ở xứ Ai cập, lớn lên mới trở về xứ Ju-đê Năm ba mươi tuổi, đê-xu bát đầu truyền đạo, tuyên bố mình đích thật là con Chúa Trời xuống phầm để cứu loài người, độ loài người đau khổ lên "vương quốc của Thượng đế" Từ đó Jê-xu lấy tên hiệu là Gia-tô (Cứu thế) Ngài truyền giáo trước hết ở xứ Ga-li-lê rôi đến xứ Jê-ru-za-lem Đến đây, ngài đụng phải sức đối chọi mạnh mẽ của một giáo phái Do Thái Bồi một tông đề là Ju- đa phản bội, ngài bị nhà cầm quyền La Mã đưa ra tòa, xử tử đóng đính trên cây chữ thập Truyền rằng : chôn cất được ba ngày, Jê-xu sống lại, tiếp tục truyền giáo bốn mươi hôm nữa rồi lên Trời Ít lâu sau đó, Chúa Trời xuất hiện dưới hình thái Thánh thần để tiếp chuyện với các tông đồ và từ đấy các tông đô bát đầu truyền
đạo Gia tô, tức là đạo Thiên chúa
Ban đầu các thánh tông đồ thu nạp tín đồ từ đám người theo đạo Do thái, rồi về sau thu nạp tín đê từ người ngoài đạo ấy
Trang 3rượu thánh cho người cầm đầu nhà thờ địa phương Từ đây, đạo Thiên chúa (đạo Gia tô) tách khỏi đạo Do Thái mà lúc đầu nó được xem chỉ như là một tông phái mà thôi Thiên chúa giáo mở mang thế lực tại nhiều vùng Địa Trung Hải, đi vào nhiều bộ tộc khác nhau trong phạm vi đế quốc La Mã Dưới thời hoàng
đế Nê-rông (thế kỷ ï, công nguyên) nhà cẩm quyền đàn áp đạo Thiên chúa, giết nhiều tín đề cốt cán của đạo ấy; song đến thế
kỷ thứ IV thì hoàng đế La Mã ra chỉ dụ tha đạo, khi ấy đạo Thiên chúa chẳng những đã trở thành một lực lượng xã hội quan trọng mà còn được các nhà cầm quyên trọng dụng nữa
Cũng vào thế kỷ thứ IV, có người linh mục đạo Thiên chúa thánh A-lếch-xăng-đrỉ tên là A-ri-út sáng lập một tông phái riêng, ông này không công nhận cái sự tích nói rằng Cha, Con, Thánh thần là một, và không công nhận tính thiêng liêng của
ông đê-xu tuy công nhận ông Jé-xu là người có đạo đức lớn,
Tông phái A-ri-út phát triển mạnh đến nỗi Thiên chúa giáo phải triệu tập Đại hội giám mục và bác sĩ thần học ở Ni-xê, năm 325, để lên án chủ nghĩa của A-ri-úi Nhưng lại có mấy vị
hoàng đế Đông phương mà thủ đô là Công -xtăng-ti-nốp, ing
hộ A-ri-út, cho nên một hồi lâu thế lực tuyệt đối của Thiên chúa giáo bị thách thức, mãi đến Đại hội năm 381 thì tông phái của A-ri-út mới bị đánh bại thật sự Hai cuộc Đại hội giám mục và bác sĩ thần học năm 325 và năm 381 xác định lại tín ngưỡng “Thiên chúa giáo tù bốn thế kỷ nay đã biến đổi không ít Chẳng
bao lau sau đó, vào thế kỷ V, có ông giám mục thành Công- xtăng-ti-nốp tên là Nê-xtô-ri-út đứng đầu một phong trào đối
Trang 4Ơ-ty-sếch ngudi Hy Lap cho ring Jé-xu tuy thiéng nhung vẫn
là người thôi Đại hội Can-xê-đoan (451) lên án Ơ-ty-sếch va ông này bị nhà thờ đày đi Ai cập đến chết Hai đại hội sau xác định tư tưởng tín ngưỡng Thiên chúa đã được xác định phần
lớn ở hai đại hội trước Nội loạn bị đàn áp xong, Thiên chúa
giáo mạnh đà phát triển vào nội địa châu Âu, tiến lên các hướng
tây, bắc và đông
Đến thế kỷ IX thì nổ ra cuộc phân liệt lớn trong Thiên chúa
giáo; lần này không còn có thể tổ chức đại hội giám mục và bác
sĩ thần học để đàn áp được nữa Từ cuộc phân liệt Phô-ti-út (858) - Phô-ti-út là tên của một giám mục ở Công-xtăng-ti- nốp, ông cũng là một nhà ván nổi tiếng - Thiên chúa giáo chia ra
thành nhà thờ phương Đông và nhà thờ phương Tây; nhà thờ phương Đông tự gọi là "chính thống", giữ nhiều tục lệ tín
ngưỡng của đạo Thiên chúa ở những thế kỷ đầu tiên; còn nhà thờ phương Tây, mà trung tâm là La Mã, thì uốn nắn tục lệ tín
ngưỡng cũ theo tình hình mới
Cuộc phân liệt lớn thứ hai trong Thiên chúa giáo, trong nhà thờ phương Tây, La Mã, nổ ra hồi thế kỷ XVI Lúc này, tương ứng với sự phát triển của giai cấp tư sản trong lòng xã hội phong kiến, từ nội bộ nhà thờ La Mã nảy sinh phong trào "cải cách"
Phong trào cải cách thế kỷ XVI thực ra là sự tiếp tục ở mức cao
hơn của những cuộc vận động đối lập do J Wy-sếp, người Anh, hồi thế kỷ XIV, và do J Hus, người Tiệp, hôi thế ký XV Đại hội Công-xtăng-xơ của nhà thờ La Mã xử J Hus phải chết trên
Trang 5của phong trào "phục hưng" to lớn và sâu sắc trên các mặt văn
học, nghệ thuật, tư tưởng, khoa học, trong lúc đó thì nhà thờ
La Mã ra sức cản trở mọi tiến bộ về khoa học, về tư tưởng, nhằm bảo vệ tín ngưỡng bị lung lay Người cầm đầu cuộc vận động “cải cách” là Mác- tỉn Lu-te (M Luther) người Đức; ông này can đảm công khai đốt nghị quyết của nhà thờ La Mã khai trừ ông Lu-te chẳng những được thứ dân Đức mà còn được quý tộc Đức
ủng hộ, cho nên có thế đương đầu với sự đàn áp của hoàng đế
Áo và của Giáo hoàng La Mã Cuối cùng, hoàng đế Áo phải công
nhận sự tổn tại hợp pháp của giáo phái Lu-te ở Đức Lu-te chết,
hội nghị Thiên chúa giáo ở Tơ-răng (nước Ý) của nhà thờ La Mã lên án Lu-te Giáo đổ Lu-te nổi lên bạo động Phong trào "cải cách" phát triển từ Trung Âu sang Bác Âu và Tây Âu Để đập lại phong trào ấy, nhà cầm quyền phong kiến ở Pháp và nhà cầm quyền Thiên chúa giáo La Mã gây thành một tình thế “chiến tranh" tôn giáo" rất ác liệt kéo dài trên ba mươi năm
Cuối cùng đạo Tin lành (cải cách) tách khối đạo Thiên chúa La
Mã, kéo được một phần ba tín đồ ở nhiều nước như Đức, Anh, v.v Nếu ở Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, có chủ nghĩa Lu-te, thì ở Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan, Ê Cốt, có chủ nghĩa Can-vanh, ở Anh
có "chủ nghĩa Tin lành Anh", mỗi nơi có màu sắc khác nhau,
nhưng Tin lành các nước đều giống ở ba điểm, họ khác với nhà thờ La Mã : thứ nhất, họ đặt tiêu chuẩn của lòng tin theo Kinh Thánh chớ không phải theo sự giải thích của các cuộc đại hội
giám mục và bác sĩ thần học, mỗi người có quyền tự mình tìm
hiểu Kinh Thánh; thứ nhì, họ không tán thành thi ba Ma-ri-n, thứ ba, họ thủ tiêu chế độ linh mục không được lấy vợ và họ
giao quyền quản trị nhà thờ cho ban than tin đồ chớ khơng để
tồn quyền cho lĩnh mục và giám mục Thực lực của Thiên chúa giáo La Mã ở châu Âu giảm xuống một cách rõ rệt Nhưng chính
Trang 6lúc này là lúc các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo La Mã hang
hái đi theo các thuyền buôn của những công ty tư bản để phát triển sang thế giới mới, sang Phi châu, nhất là sang Á châu
b) Giáo lý
Giáo lý Thiên chứa giáo gồm mấy điểm sau đây : Đức mẹ
đồng trinh sinh ra Jê-xu, Jé-xu là Chúa Trời xuống phàm để chuộc tội cho loài người Con của Ma- ri-a là con Chúa Trời, đồng thời cũng là Chúa Trời Thánh thần hiện ra nói chuyện với các thánh tông đồ sau khi Jê-xu chết 50 ngày, cũng là Jê-xu, con Chúa Trời, mà cũng là Chúa Trời, ba ngôi là một Việc Chúa giáng sinh để cứu thế, chết đi rồi sống lại, truyền đạo, là những điều mà các bậc tiên tri xứ I-xra-en (Israel) đã cho biết trước
từ lâu Tất cả mọi người đã sống trên trái đất, sau khi chết rồi,
sẽ có ngày sống lại hết để chịu sự phán xét cuối cùng nếu như đã được rủa tội, ấn bánh thánh, uống rượu thánh, bánh và rượu đó tiêu biểu cho thịt máu của Chúa Trời, và bằng cách đó được kết nạp vào đạo Chúa Trời Đó là những giáo lý huyền bí mà đê-xu đã nói với các thánh tông đô trong buổi án cơm chung
cuối cùng Các thánh tông đồ đi truyền bá Thiên chúa giáo trong
buổi đầu cũng chỉ nói lại những giáo lý huyền diệu ấy, những điều mà tín đồ phải lấy tấm lòng mà tin theo chớ không được cãi băng lý lš Jê-xu đạy rằng các tông đồ phải truyền giáo trước hết cho những người nghèo khó Đúng là những lớp tín đồ trước tiên nhất của Thiên chúa giáo là những người nghèo khó : họ không tìm được sự giải thoát trong đời sống hiện tại thì họ mong
sự giải thoát ở một đời sống khác sau khi chết; họ không được
bình đẳng trong xã hội hiện tại thì họ mong được bình đẳng dưới chân Chúa trên thiên đường
Trang 7Nhưng đến thế kỷ IE, nhiều nhà văn học theo Thiên chúa giáo ra sức trình bày Thiên chúa giáo một cách có văn vẻ, có
phương pháp, có triết lý hơn trước Ban đầu thì nhà thờ nghỉ
kị, lên án các công trình lý luận thần học, cho đó là tà thuyết so với chính giáo cổ truyền Sự phân biệt giữa chính giáo và tà thuyết là từ đó; khi ấy được gọi là theo chính giáo (hay chính thống) những ai tín ngưỡng y như cũ; bị gọi là theo tà thuyết
nhũng ai muốn tìm cách sửa đổi; cải lương, lựa lấy giáo lý này
mà bỏ giáo lý khác hoặc thêm điều mới mẻ vào Song về sau thì nhà thờ tiếp thu ngày càng nhiều lý luận thần học làm mất nhiều nét bản sác của Thiên chúa giáo Đến thế kỷ III thì cuộc đấu tranh chính - tà càng đữ đội và từ đó trở đi không bao giờ
hết cuộc công kích giáo lý Thiên chúa giáo, từ người ngoài đạo
và tù người trong đạo, từ tín để bình thường, từ các vị giá
mục trứ danh A-+i-út công kích giáo lý "tam vị nhất thể", Nê-xtô-ri-út và Ơ-ty-sếch công kích giáo lý tổ tông", giáo lý
u v Càng đi xa vào thời gian thì thấy các
đại hội giám mục và bác sĩ thần học vừa bênh vực các giáo lý
cũ, vừa sửa đổi các giáo lý đó, vì vậy mà cuối cùng, vào thế kỷ XVI méi nay sinh "cải cách tôn giáo" Tin lành toan quay về với giáo lý nguyên thủy Về phần mình, Thiên chúa giáo có nhiều nhà văn học, nhà triết học dựa vào Kinh Thánh mà phát huy lý luận thần học, như thánh Té-ma Da-canh (Thomas đAquin) (1225 - 1274) dựa vào tư tưởng A-ri-xtốt mà phát huy cơ sở thần học Thiên chúa giáo Những người như Tô-ma Đa-canh làm cho
Thiên chúa giáo bớt nghèo nàn và thêm sức quyến rũ đối với các tầng lớp trên của xã hội
e) Luân lý
Nguyên tắc luân lý cao nhất của Thiên chúa giáo là phải thương yêu Chúa trên tất cả mọi cái, trên cả gia đình mình,
Trang 8trên tổ tiên mình, trên cả đất nước mình nữa Tuy vậy, tình thương yêu Chúa phải được biểu hiện bằng tình thương yêu đông loại, thương yêu mọi người, Chúa có mười điều răn mà
Chúa nói với Môi-xơ trên núi Xi-nai, và Chúa tự tay khác trên
hai tấm đá
- Ta là Chúa Trời cứu người khỏi kiếp nô lệ;
- Ngươi không có Chúa nào khác hơn ta;
- Ngươi không mang tên Chúa của ngươi một cách vô ích;
~ Trong tuần, làm việc sáu ngày; còn ngày thứ bảy thì đành để thờ Chúa; - Hãy kính trọng cha mẹ ngươi để sống lâu trên trái đất như Chúa cho phép; - Chớ giết người; Chớ đâm ô; - Chớ trộm cáp, - Chớ vu cáo ai;
- Chớ giành nhà của người ta; chớ giành vợ; giành đày tớ,
giành con lừa, con bò và bất cú vật gì của kế khác, không phải của ngươi
Đó là mười điều răn; điều rán thì phải theo Lại có những
điều khuyên; khuyên thì không bát buộc phải theo : không sống
khổ hạnh, khuyên không lấy chồng, lấy vợ, khuyên không chạy theo khoái lạc ở đời v.v
Về sau, ở nước ta thế kỷ XIX, có ông Phạm Phú Thứ, chính
khách và nhà văn, trong Giá Viên tuyển tập có bình luận về
Trang 9rằng : "Đáng tiếc nám bấy giờ Phật sinh ở đất Tây Trúc không được nghe thấy cụ Ni Sơn bọ Khổng giảng đạo ngũ luân" Cũng
có thể nói lại cho đạo Gia tô cái lời đã nói với đạo Phật" Phạm Phú Thứ tự hào rằng Đạo học Trung Quốc cổ hơn, sâu hơn Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo; sở đĩ có các đạo này vì các nước Nam Á, Tây Á "không được dự nghe Đạo giáo của ta" đó thôi; so với Đạo giáo "của ta" thì các tôn giáo kia chỉ là những "hạt tấm hạt lép” mà thôi, nhưng cũng đã "có thể hun đúc người ta được" Cái tự phụ thường thấy ở các nhà nho
Quả thật, luân lý Thiên chúa giáo nguyên thủy cũng nghèo nàn như giáo lý của nó Tuy vậy, nhiều văn nhân triết gia lần lần làm cho luân lý ấy phong phú thêm lên Tỉnh thân Thiên chúa giáo lần lần nhiễm vào pháp luật, cơ chế của thế giới La Mã : dưới ảnh hưởng của tỉnh thần đó, người ta giảm va bỏ những trò chơi đẫm máu; tình cảnh đàn bà bớt khổ; nhân cách được chú ý hơn Nói cho đúng ra thì sự tiến bộ lịch sử của loài người, cuộc đấu tranh của nhân dân, phải dắt đến những bước nhân đạo, nhân cách, không lựa phải có Thiên chúa giáo phát
triển, tuy Thiên chứa giáo phát triển có ảnh hưởng khá nhiều
đến phong tục Tây phương Nhưng Thiên chúa giáo, ngày càng sâu, trở thành công cụ tỉnh thần trong tay giai cấp chủ nô, giai cấp phong kiến, mà các nhà thờ thực tế cũng là những lãnh chúa phong kiến lớn lao Tỉnh thần bảo thủ của nhà thờ La Mã thật là đáng ghê, nó chống lại mọi tự do tư tưởng, mọi phát
kiến khoa học và không ngần ngại gì xử tử nhiều nhân vật trí
thức nổi tiếng chỉ có "tội" nói trái với những giáo điều sai lầm
Trang 10khoa học, của con người từ thời Phục hưng cho đến các cuộc cách mạng tư sản dân chú châu Âu, lúc nào, nơi nào cũng đặt, nhà thờ Thiên chúa giáo làm đối tượng đấu tranh thường
thường là quyết liệt Dang cấp giáo sĩ Hên minh với đẳng cấp
quý tộc để chống cách mạng đân chủ, cho nên cách mạng dân
chủ muốn đánh đổ quý tộc thì không thể không đánh đổ uy thế của đẳng cấp giáo sĩ, tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, cho đến
khi giai cấp tư sản cầm quyên lại cần liên minh véi nha tha Thiên chúa giáo để thống trị nhân dân lao động, để chống lại
cách mạng xã hội chủ nghĩa
d) Ý nghĩa của Thiên chúa giáo nguyên thủy, theo Ph Ang-ghen
Đọc mấy đoạn văn sau đây, ta có thể hiểu tại sao lúc đầu, đạo Thiên chúa chủ yếu được nhân dân lao động nhiệt liệt
hưởng ứng và bị bọn thống trị La Mã đàn áp khá đữ dội, điều
nà ba đoạn trên không cát nghĩa cho chúng ta được rõ ràng
Theo Ph Ảng-ghen thì lịch sử của đạo Gia tô, đạo Thiên chúa nguyên thủy có nhiều điểm tương tự đáng để ý với phong trào công nhân cận đại Giống như phong trào công nhân cận đại, đạo Gia tô nguyên là phong trào của những người bị áp bức, nó
xuất hiện trước hết như là tôn giáo của những người nô lệ,
những người nghèo và những người bị mất quyên, những dân
tộc bị đế quốc La Mã đô hộ hay giải tán Cả hai, đạo Gia tô
nguyên thủy cũng như chủ nghĩa xã hội công nhân, đều hô hào một cuộc giải phóng sắp phải đến, khỏi nỗi đày đọa và khốn khổ; nhưng đạo Gia tô chuyển cuộc giải phóng đó ra đời sau,
Trang 11những pháp luật hà khác đặc biệt, bị lưu đày tín đồ Gia tô thi
bị xem là kẻ thù của loài người, hội viên phong trào xã hội chủ
nghĩa thì bị xem là kẻ thù của chính phủ, của tôn giáo, của gia
đình, của trật tự xã hội Và mặc dầu bị khủng bố, nói thực ra thì gián tiếp nhờ sự khủng bố, cả hai đều đã tự vạch đường đi tới một cách thắng lợi Ba thế kỷ sau ngày ra đời, đạo Gia tô được công nhận là quốc đạo của đế quốc La Mã Chưa đầy 60
năm, chủ nghĩa xã hội đã giành được một vị trí, cứ theo đó mà
suy thì sự tháng lợi cuối cùng của nó là điều tuyệt đối chấc chắn
(Góp phần uào sự nghiên cứu lịch sử của đạo Gia tô nguyên thủy)
Theo sự nghiên cứu của Ảng-ghen thì quyển sách tiêu biểu
cho tư tưởng Thiên chúa giáo (đạo Gia tô) nguyên thủy là sách A-pô-ca-lýp-xơ (Thiên ứng) của Thánh Giáng (Jean) viết ra độ
68, 69 năm sau đê-xu Còn những sách Ê-uảng và v.v đều do những nhà thần học và giám mục về sau thêu thùa vào Trong
sách Thiên ứng này của Thánh Giang thi :
- Không có tam vị nhất thể, Jê-xu thuở ấy được xem như Môi-xơ, như một vị truyền giáo của Chúa Trời
- Không có giáo lý "tội tổ tông"
- Chưa có chút ý thức nào rằng đạo Thiên chúa phải trở thành một tơn giáo của tồn thế giới, điều này phải đến Đại hội Ni-xê năm 325 mới được các giám mục và bác sĩ thần học quyết định Trái lại, trong sách Thiên ứng, tôa ra một ý thức
răng Thiên chúa giáo đang chiến đấu chống với cả một thế giới
Trang 12- Không có lễ rửa tội (vì không có vấn đề tội tổ tông); lễ rửa tội phải đến giai đoạn thứ hai trong lịch sử Thiên chúa giáo mi có, V.V
Ảng-ghen kể đến tám điểm đặc sắc của sách A- pơ-ca-Ìýp-xơ của Thánh Giáng Rồi viết : Thiên chúa giáo nguyên thủy kết
nạp tín đồ ở những hạng người nào ? Chủ yếu là ở hạng người lao lực và cùng khốn thuộc tầng lớp đưới, cái đó phù hợp với
yếu tố cách mạng Những tầng lớp ấy gồm những ai ? Trong
thành thị thì gồm những người tự do bị bần cùng hóa (tương
tự như những người đa tráng nghèo đói ở những bang Nam Mỹ
có chế độ nô lệ hồi thế kỷ XVIH hay tương tự như những người đân lưu tán vô gia cư ở các bến cảng thuộc địa); gồm những người nô lệ được trả tự do và nhất là gồm những người nô lệ trong các điển trang ở Ý, ở Xi-xin (Sicile), ở Phi Châu; lại gầm những người tiểu nông bị nợ nần lút đầu Thành phần xã hội của đạo Thiên chúa (nguyên thủy) như vậy rất là phức tạp thì
làm sao vạch được một con đường giải thoát chung ? Nhưng họ
có một cái chung với nhau là trong lúc phải đi tới mãi thì "thiên
đường" của họ là "ở phía đằng sau lưng" : hoặc đó là thị trấn
tự đo chưa bị La Mã xâm chiếm, hoặc đó là tình cảnh tự do
trước khi bị bát làm nô lệ, hoặc đó là cái công xã nông thôn
trước khi đất đai bị địa chủ kiêm tính, hoặc đó là bộ tộc độc lập chưa mang ách đế quốc La Mã, v.v Bây giờ thì nô lệ, cùng khổ, bị đô hộ Phải làm sao ? Ngõ ra ở đâu ? Giải quyết vấn đề
bằng cách nào ? Thành phần của họ, khổ cả, nhưng phức tạp
đến thế, nên không có một con đường giải thoát thực tế chung, một con đường giải thoát ở ngay trong xã hội hiện giờ Trong điều kiện đó, chỉ có tôn giáo mới có thể để nghị một giải đáp,
Trang 13trong cả vùng đất do La Mã đô hộ, người ta tin rằng sau khi thân xác chết thì linh hồn hãy còn Hơn nữa, người ta nhận rằng hồn người chết có thể bị phạt hay được thưởng, tùy theo
hồi còn sống người ta làm quay hay lam pha
hiện khái niệm "địa ngục”,
" Do đồ mà xuất
thiên đường" Người lao khổ, người
khấn cùng, sống thì sống ở trong mồ hôi nước mát, chết thì sẽ lên thiên đường; kê giàu có, gian ác áp bức, sống thì sống trong
vàng bạc, rượu thịt, chết thì sẽ xuống địa ngục Chính đạo Gia
tô đem lại cho thế giới cổ đại cái quan niệm thiên đường, địa
ngục, linh hồn bất tử, còn như người Hy Lạp cổ đại thì ngược lại xem "linh hồn bất tử" là một tai nạn, một sự rủi ro Tuy
nhiên, theo tư tưởng của người Thiên chúa giáo nguyên thủy thì cái chết không phải tự nhiên mở cửa thiên đường cho tín
đồ "Vương quốc của Chúa” mà kinh đô sẽ là xứ Jê-ru-za-lem mới phải, là kết quả của một cuộc đấu tranh quyết liệt với các "lực lượng địa ngục", cuộc đấu tranh này sẽ sớm nổ ra thôi, sắp
nổ ra thôi, đó là lời cha Thanh Giang trong 4-pé-ca-lyp-xo Boi
đạo Thiên chúa nguyên thủy đằng đằng khí thế chiến đấu chống kế thù áp bức bóc lột như thế, cho nên đạo Thiên chúa nguyên thủy không phải là "tôn giáo của tình thương" bông lông, vô điều kiện, không phải yêu cầu tín đồ "hãy thương kẻ ghét ta, cầu nguyện cho kê nói xấu ta”, mà đạo Thiên chúa nguyên thủy công khai đòi trả thù, trả thù một cách chính đại, cương trục đối với kẻ áp bức
"Vương quốc của Chúa Trời" ra sao, Thánh Giáng tất nhiên nói lờ mờ, chỉ nói thủ đô sẽ là xứ Jê-ru-za- lem mới, vuông tượng
(mỗi bề 2.227 kilơmét), xây dựng tồn bằng đá quý, ở đó Thiên
chúa và tín đồ chung sống, không còn chết nữa, không lao khổ
Trang 14nữa, có séng chay gitta thanh, bén by séng sum sué những cây
mỗi năm có trái 12 lần, trái thì để no lòng, lá thì để chữa bách bệnh (từa tựa như Tịnh độ thổ của Tịnh độ tông Phật giáo)
Tĩ nhiên là khi Thiên chúa giáo trở thành quốc đạo của La
Mã thì bản chất nguyên thủy của nó đã mất đi đâu rồi; nó trở thành khí cụ thống trị của những giai cấp bóc lột áp bức 2 NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA THIÊN CHÚA GIÁO Ở VIỆT NAM
SACH "TAY DUONG GIA - TO BI LUC’
Theo Cương mục, cũng theo sách Tây dương Gia - tô bí lục,
thì thời Lê Trang Tông nám thứ nhất (1533) có người Âu tên là I-nê-khu đến truyền bá Thiên chúa giáo ở vùng biển tinh Nam Định hiện nay Không kết quả gì
Năm 1584, một đoàn truyền giáo Tây phương theo tàu buôn
Bồ Đào Nha đến Tháng Long, được vua nhà Mạc tiếp đãi tử tế Thầy Ruiz ở lại một năm mà đến ngày ra về cũng mới rửa tội được cho một cậu trẻ, cậu trẻ ấy lại là kẻ sắp chết
Theo bé Compendium historicoe Ecclesiasticoe (quyền 3) của
Ra-vi-é (H Ravier) thì năm 1592, thầy Át-vác- tơ (Advarte) lan
đầu tiên đến truyền giáo ở Đàng Trong (vùng chúa Nguyễn) chưa làm được việc gì đã bị trục xuất
Sự truyền bá Thiên chúa giáo ở Việt Nam phải đợi đến thế kỷ XVII mới thực sự bát đầu Thế ký XVII là thế kỷ phát triển của tư bản thương mại Bồ, Tây, Hà, Anh, Pháp Tư bản thương mại và các hội truyền giáo thúc đẩy nhau như hai đầu của một
chiếc lò xo Bọn tư bản Tây phương chuyển từ chỗ lập thương
diém đến xâm chiếm thuộc địa, thì trong sự xâm chiếm thuộc địa này, các hội truyền giáo luôn luôn đóng một vai trò quan trọng, chỉ phí hội truyền giáo chủ yếu do các hội buôn tư bản
Trang 15Năm 1614, thầy Bu-sô-mi thuộc Dong Tén (Jésuites) ma co
quan chỉ đạo đóng ở Ma Cao (Trung Quốc) là tô giới của Bồ Đào Nha, vào Đàng Trong truyền đạo cho đến năm 1639, gây được cơ sở Họ nói đã rủ được một vạn tín để
Năm 1626, Dòng Tên ở Ma Cao gửi thầy Ban-đi-nô-ti đến
hoạt động ở Đàng Ngoài (vùng đất chúa Trịnh), chưa làm được
gì lắm thì đã thấy tổ chức Thiên chúa giáo Đàng Trong gửi thầy
Rô-đờ (A de Rhodes) ra Đàng Ngồi Rơ- đờ thành công, khoe
là trong ba năm, rửa tội được cho sáu ngàn người Sau đó Rô-đờ
về Ma Cao, trở lại Đàng Trong, rồi đi La Mã, xin Giáo hoàng tách tổ chức Thiên chúa giáo ở Việt Nam ra khỏi sự bảo trợ của người Bồ, và xin Giáo hoàng lựa trong số người Pháp, cử "vít vô” (đức thầy, giám mục) cai quản địa phận Dang Trong và cử “vít vô" cai quản địa phận Đàng Ngồi Bản thân Rơ- đờ khơng
được Giáo hồng cử, nhưng ông lại thành công trong việc vận
động củ người Pháp làm đức thầy ở hai miền Nam Bắc Việt
Nam, nhất là trong việc vận động thành lập "Hội truyền giáo đối ngoại" của Pháp để cạnh tranh với người Bồ Hai đức thầy người Pháp được cử là Lăm-be (Larmbert) và Pa-lu (Palìu) Hội truyền giáo đối ngoại Pháp xác định phạm vì hoạt động của nó là : Đông Nam Á, Nam Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản
Tài chính của hội công khai nhờ vào sự đóng góp của hội buôn
và các nhà giàu lớn
Bọn tư bản Bề đánh hơi biết ngay âm mưu cạnh tranh
thương mại và thuộc địa của Pháp, cho nên từ đó chúng không
cho giáo sĩ Pháp đáp tàu buôn Bồ để sang Viễn Đâng nữa
Lam-be và Pa-lu túng quá phải đi đường bộ, sang Xiêm, lấy Xiêm làm căn cứ đầu tiên Về sau, trong sách Sự chỉnh phục xứ Đông Pháp (La cònguête de Ù'Indochine Franecaise), tác giả
Trang 16rằng "họ là những người giúp đỡ đác lực nhất cho một chính sách thuộc địa Pháp, nếu không phải chính họ là những người để xướng ra chính sách đó" Thật vậy Pa-lu là người đề nghị lập một công ty thương mại Pháp hoạt động ở Viễn Đông Năm 1660, năm Lãm- be được cử làm đức thầy Đàng Trong, là năm “Công ty thương mại Ru-áng" thành lập; điều lệ công ty này nói tráng là nó đeo đuổi mục đích tạo điều kiện cho các nhà truyền
giáo Pháp được đễ dàng sang Viễn Đông, các giáo sĩ và tùy tùng
đi tàu và ăn uống không mất tiền, lại được tùy ý bảo tàu để bộ lên một hay nhiều nơi thuộc duyên hải Nam Kỳ, Bác Kỳ, Trung Quốc; ngược lại, cũng theo điều lệ công ty ấy, các giáo sĩ và tùy tùng của họ hễ tới địa phương nào thì đều có nhiệm vụ giúp cho
công ty buôn bán phát tài Hai năm sau (1664) khi Pa-lu được
củ làm đức thầy Đàng Ngoài thì thủ tướng Pháp Côn-be
(Colbert) lập "Công ty Đông Ấn", ở đây cũng có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà tư bản và nhà truyền giáo : "Thành lập năm 1664,
Công ty Dong Ấn vừa có mục đích truyền giáo, vừa có mục đích
thương mại Những thương điếm của công ty là căn cứ của hội
truyền giáo Thường thường, hễ lên bộ thì các giáo sĩ giả dang
làm con buôn, mà trong thực tế thì họ cũng buôn bán ít nhiều" (Histoire militaire de Indochine Eraneaise) Cũng không hiếm những người, sau khi đã làm nghề truyền giáo một số năm rồi cởi áo thầy tu, chuyển sang làm nghề buôn bán như Pi-e Poa-vơ-rơ (Plerre Poivre), Xanh Phan (Saint Phalles), v.v một
thời vang bóng `
Các giáo sĩ trong "Hội truyền giáo đối ngoại Pháp" ngay từ
Trang 17giáo, tự do buôn bán, mà còn để cho Pháp tự do đóng quân ở
Bang-céc và ở hai địa điểm khác nữa Túi tham không đáy, đã sẵn tư tưởng thực dân, các giáo sĩ và nhà buôn Pháp âm mưu
cướp lấy quyền hành chính trị nước Xiêm, cố đặt quyền bảo hộ của Pháp Âm mưu bị bại lộ Bọn Pháp, cả lính tráng, giáo sĩ,
nhà buôn đều bị trục xuất Họ tiếc quá Trang đầu sách A¿zs
des missions xuat ban nam 1890, viết : "Nhờ sáng kiến của các giáo sĩ mã dây liên lạc được nối giữa hai nước Pháp và Xiêm, ` sứ thần được trao đối, hiệp ước được ký kết, một đạo quân viễn
chỉnh Pháp được đóng ở Băng-cốc, Giông-xô-lãng và Moóc-ghi Nước Pháp đang chuẩn bị lập một đế quốc thực dân rộng lớn
trên bán đảo Ấn-độ Chi-na, thì, bởi sự vụng về của kẻ thừa hành, công việc đã tan vỡ, sự thất bại này có ảnh hưởng tai hại cho hội truyền giáo”
Mất chân ở Xiêm, Hội truyền giáo đối ngoại Pháp lại bén rễ được ử Việt Nam, tất nhiên là cùng mục đích, cùng phương
châm : lấy truyền giáo làm một cách dọn đường cho xâm lược
lấy xâm lược tạo cái thế lớn cho sụ truyền giáo "Đến năm 1769,
Công ty Đông Ấn không còn nữa, ở Đông Dương, nước Pháp
chỉ còn được đại diện bằng các giáo sĩ mà thôi Nhưng tình hình chính trị sắp cho nước Pháp một cơ hội để can thiệp bằng quân
sự" (Histoữre militatre de ỨIndochine Franeaise) Cơ hội đó là
cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn Những người
manh mối để Pháp can thiệp bằng quân sự vào Việt Nam chính
là các giáo sĩ Pháp đứng đầu là giám mục Pi- nhê đờ Bê-hen (Pigneau de Béhaine)
Rõ quá : không thể chối cãi được sự hợp tác tội lỗi ngay từ
thé ky XVII gitta cdc công ty tư bản và các nhà truyền giáo
Trang 18lắm, "nếu chiếm được vi trí này thì thương gia châu Âu sẽ nắm
được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên déi dao" (Divers Uoydges øt missions) Theo lời trích dẫn của Tô-ma-di trong sách
La conquéte de l’Indochine Francaise thi vao nam 1675 va 1686, các thương gia Pháp tên 1a Lo-ru (Leroux) va Ve-ré
(Veret) đã xin chính phủ Pháp chiếm đảo Côn Lôn : "Chiếm nơi
này thì có lợi như chiếm cả hai eo biển Malacca và Sonde" Nhà truyên giáo và nhà buôn hợp tác với nhau, ai ai đều rõ Âm mưu
thực dân, hành động xâm lược càng ngày càng rõ Chắc là các
thầy giảng người Việt Nam và các tín đồ Việt Nam ít ra là trong đại đa số của họ không biết âm mưu xâm lược, tư tưởng thực
dân của các giáo sĩ Pháp và giáo sĩ các nước Tây Âu khác; nếu
biết thì họ chẳng theo Nhưng không ai có thể chối cãi được
rang nhimg Ré- da (Rhodes), Lam-be (Lambert), Pa-lu (Pallu), Bé-hen (Béhaine), Ma-da-ranh (Mazarin), Cén-be (Colbert),
v.v đứng đầu sáng lập các công ty và các hội truyền giáo đều thấm nhuần tư tưởng thực đân và tính toán nhiều âm mưu
xâm lược Các vua, các chúa phương Đông, cả nhân dân nữa,
đều hoài nghị thực tâm truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây,
thái độ ấy không phải là không có cơ sở, không phải không có
lý đo chính đáng Bởi vậy cho nên, theo Ra-vi-ê (Ravier) (sách
Compendium da ké) thi tt khi Thién chúa giáo vào Việt Nam, cho đến thời Tây Sơn, các vua chúa Việt Nam nếu lúc đầu có người tiếp đãi tủ tế các giáo sĩ, rốt cùng đều cấm đạo, chỉ có một mình Huệ Vương, phần nào là Minh Vương, tha đạo mà
thôi Lúc đầu Tây Sơn không cấm Thiên chúa giáo, nhưng rồi cũng ra lệnh cấm vì bắt được thư của Nguyễn Ánh đang chiếm Nam Kỳ và có Bê-hen bên cạnh, gửi cho thầy Dương (người
Trang 19Trước khi quân Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta thì tư
tưởng của các nhà nho đối với Thiên chúa giáo như thế nào ?
Quyền Tây dương Gia-tô bí lục là một tài liệu có thể cho ta biết nhiều điều nhất Sách này viết xong một phần năm 1794, đến năm 1812 thì bổ sung và khác in; nó nguyên là sách Gia-tô bí pháp do hai người tên là Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Đường viết, và được hai người tên là Nguyễn Bá Am và Trần Trình Xuyên bổ sung thành sách Tây đương Gia-tô bí lục Cả bốn người kia đều nguyên là giáo sĩ, sau bổ đạo Thiên chúa Hai người trên quê ở Nam Định, có đi La Mã hồi 1793; hai người sau, trẻ hơn, quê ở Sơn Tây Sách Tây đương Gia-tô bí lục gôm
9 quyển Tù quyển 1 đến quyển ð thuật chuyện Jé-xu sinh héa và lập đạo; từ quyển 6 đến quyển 7 thuật chuyện đạo Thiên
chúa truyền qua phương Tây và ý đồ của các Giáo hoàng nhằm ' mở rộng Thiên chúa giáo; quyền 8 kể lịch trình bành trướng của đạo Thiên chúa giáo ở các nước và cuộc chiến đấu của các nước ấy chống đạo Thiên chúa; quyển 9 kể lịch trình Thiên chúa
giáo xâm nhập Trung Quốc và Việt Nam
Hai ông Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Đường nói vì bản thân kinh nghiệm mà thấy rằng các giáo sĩ phương Tây liên
kết với bọn con buôn xứ họ, dùng Thiên chúa giáo là vũ khí và
phương tiện để âm mưu xâm chiếm nước ngoài, xâm chiếm nước ta chớ họ không phải là những người hành đạo thực sự
Chính vì mục đích yêu nước mà hai ông cùng nhau viết sách
nhằm vạch trần đã tâm của kế thù Hai ông là những người đã
Trang 20các ông đặt quyền lợi của nước nhà lên trên hết, lên trên cả tín
ngưỡng tôn giáo, đó là một điều rất quý, cũng ít có, vì Thiên
chúa giáo đạy đặt Chúa lên trên hết, các cha cố dạy con chiên rang co thể chịu mất hết kể cả mất nước, mất tính mạng, miễn đừng mất Chúa Sách viết xong thì, theo lời còn ghi trong sách, ông Phạm Ngộ Hiên bị trúng thuốc độc mà chết
Theo sách chúng ta đang nghiên cứu thì vào cuối thế kỷ XVIH, có sự cạnh tranh khá gay gắt giữa dòng "Chi Thu" tức Dòng Tên, tức Jésuites, với dòng "Du-minh-cô" tức đồng Dominicains Dòng Chỉ Thu vào Việt Nam sớm nhất và có nhiều thành tích hơn Nhưng đến năm 1792 thì Giáo hội giải tan dong
Chỉ Thu, ra lệnh cho tín đồ sáp nhập vào dòng Du-minh-cô Lý do sáp nhập là một lý do chính trị : giáo hội sợ dân "đạo gốc” cậy công và có ý thức dân tộc Dàng Chỉ Thu không bằng lòng
giải tán, không muốn sáp nhập vào dòng Du- minh-cô, nên cử
người đi La Mã kêu nài Hai giáo sĩ Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Đường đi La Mã là vì vậy Qua La Mã, hai ông càng thấy
rõ hơn nữa rằng ý thức dân tộc cần phải có và thấy rằng cần phải vạch trần âm mưu xâm lược thực dân mà những người truyền giáo Tây phương đã chuẩn bị từ từ nhưng chắc chắn Viết sách, các ông nhằm mục đích yêu nước, thức tỉnh người mê muội : "Chúng tôi già rồi, biết làm thế nào, chỉ mong bậc
thánh nhân ở ngôi, bậc tài giỏi giúp nước, trong lúc rảnh rỗi,
sau trăm công nghìn việc, không bỏ những lời đông dài này, tha thứ những chỗ sai lầm, chọn những điều sở đác để lập thành pháp luật của ta, xét đến sự thật để trừ giác Tây, khiến cho
non sông nước Nam thì vua Nam ở, và ngàn năm xã tắc vững
âu vàng, cho muôn đân đời sau được nhờ mãi mãi Đó là một
tấm lòng chân thành canh cánh bên lòng của bến người quê
Trang 21Hai ông Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Đường vạch trần bản chất của bọn tu ban va bon truyền giáo Tây phương Nhắc lại lời của Giáo hoàng nói với hai ông là trong vòng 100 năm nữa, nước Nam "sẽ được sống trong sự che chở của đạo Thiên chúa và của người Tây", hai ông nhận xét qua kinh nghiệm bản thân rằng : "Xem ra, bọn Tây dương dựa vào Chúa Trời, dựa vào Gia tô để đi xâm chiếm nước người từ lâu rồi Nay chúng
ta lại vì bọn họ mà xua đuổi dân chúng di the, that la lam
những việc uống công vô ích" Sang La Mã hai ông được bể trên cho thợ vẽ hình và được Giáo hoàng phong chức (trong sách viết là "phong thần"), nhưng hai ông nghỉ : "Được phong thần, không phải được phong ở nước Nam mà được phong ở nước Tây, phông có lợi ích gì cho ta ?" Ấy là một tư tưởng tốt, một ý nghĩ đẹp : làm thần nước ngồi khơng phải là một vinh dự Phẳng phất ý vị của nửa phần sau câu : "Thà làm quỷ nước Nam, không làm vương đất Bác"
Các tác giả phê phán Thiên chúa giáo bằng cách kể chuyện,
nghĩa là bằng một cách làm cho người ta dễ hiểu Nhưng ngoại
trừ chỗ nhận xét rằng sự truyền bá Thiên chúa giáo sang xứ ta là một mưu đồ cướp nước của bọn Tây, ngoài chỗ bài bác cái
thuyết rẻ tiền ràng Chúa lấy đất nặn ra người, thì ở các chỗ
khác các tác giả sách Tây đương Gia tô bí lục không đi vào triết lý, vào thực chất, mà chỉ đụng chạm đến những chế độ và tập quán của Thiên chúa giáo; và phê phán, thì các cụ cũng chỉ là
dựa vào chế độ và tập quán của ta để mà nhận xét một cách
nông cạn, như nói : "Chúng lừa dối bảo mọi người đừng tế tự,
nhưng thật ra thì vua tôi bọn chúng đều có đến miếu và đến
những ngày giỗ tết thì tụ họp người đến cúng lễ", hoặc nói : "Chúng lừa dối rằng hễ có tội thì được rủa, được tha, nhưng
Trang 22đương Gia tô bí lục kế ra đến 23 điêu lừa đối loại vừa kể trên, các tác giả đứng về phong tục Việt Nam và quan điểm Nho giáo mà nêu cao nhất năm điểm sau đây :
- Theo phép chôn sâu không có cải táng, không khóc lóc, không giỗ quảy;
- Bỏ phép xem thiên văn, địa lý, bói toán; ~- Nhận có tội tổ tông, làm phép rửa tội, giải tội;
- Theo phép lấy niột vợ một chồng, không cho lấy nhiều vợ;
- Tin Chúa nận ra người
Cũng có những chỗ các tác giả đụng chạm đến những vấn đề thuộc thế giới quan, nhưng ý kiến đưa ra thường là nông cạn, tuy vậy đó là những lời mà ngày xưa người lương chất vấn
các giáo sĩ Thiên chúa giáo
Các tác giả mượn lời của dân hỏi vặn Jê-xu ở Jê- ru-za-lem
để bài bác chủ nghĩa Gia tô Như viết : "Mi bảo Thiên chúa lấy đất nặn ra người, nên, khi chết người trở lại thành đất; thế tại sao có cây, muôn vật không phải do Thiên chúa lấy đất nặn ra
mà đến chết cũng thành đất ?" Về vấn dé thiên đàng, địa ngục,
các tác giả cũng mượn lời đân mà hỏi : "Nếu quả thiên đường là có thật thì sao không thấy những người hiển lành bay lên
giữa ban ngày sáng tổ rd ràng để khuyến khích kẻ khác, mà
phải đợi đến chết rồi mới cho hồn lên ? Nếu địa ngục có thật thì
sao không bát kẻ gian ác phải ra vào trước mắt mọi người để
răn đe người khác, mà phải đợi đến lúc chết rồi mới bất hồn vào ?”
Đó là một cách lập luận của các cụ ngày xưa, phủ nhận sự tổn tại của Chúa Trời sáng tạo loài người, phủ nhận sự tên tại của thiên đường, địa ngục, phủ nhận những giáo lý cơ bản của
"Thiên chứa giáo Tác giả sách Tây đương Gia tô bí lục tiếp tục
Trang 23bài bác giáo lý "Jê-xu là con Chúa, và là Chúa", bằng cách theo đöi lời chất vấn nói là của đân thời xưa : "Cha mi là thợ mộc,
mẹ mi đi đệt thuê, hai người ăn nằm với nhau sinh ra mi, mà mì tự xưng là.con Chúa Trời Nếu mi là Chúa Trời, sao không
giáng sinh giữa thanh thiên bạch nhật cho rõ ràng mà phải nhờ
hai người dé sinh ra ?" Hoặc : "Đã nói Thiên Chúa có một, rồi
lại nói có ba; đã nói có ba, rồi nói chỉ có một" Hoặc : "Bảo rằng hễ xưng tội thì tội được tha, vậy mật đảo với Chúa Trời thì tội
cũng có thể được tha rồi, cần gì phải nói cho mi nghe nữa ?"
Vậy là các nhà phê phán đã phê phán theo nguyên tác :
không thấy thì không tin, vô lý thì không tin, mâu thuẫn thì
không tin Đạt vấn dé như thé là phần nào có tính chất duy lý,
nhưng sự phê phán thì sơ lược quá Suốt thời gian Nho giáo và
Thiên chúa giáo đối chọi nhau, thực cũng chưa hề thấy một văn kiện phê phán nào có bể sâu Thuở ấy người mình ít biết Thiên chúa giáo lắm, mà những giáo sĩ Tây dương sang phương Đông, sang xứ ta truyền giáo cũng không được vũ trang tư tưởng bằng
cái gì khác hơn là những giáo lý và luân lý chúng ta đã nói ở
trên Các tác giả của Tây dương Gia-tô bí lục đã bò Thiên chúa giáo thì trở lại với Nho giáo, họ dùng cương thường Nho giáo mà phê phán Thiên chúa giáo, lấy giáo điều này chọi giáo điều kia Như nói : "Sinh ra thì phải có nuôi đưỡng, chết rồi thì phải có tế tự thờ phụng để phân biệt loài người loài thú; nay sống
không nuôi, chết không cúng, mi thật là loài thú cho nên mới
không biết thương cha mẹ" Có những điều mà các tác giả bày xa một cách cũng vô lý không kém những cái vô lý của đạo Thiên chúa, nhằm nói xấu đạo này, như bảo rằng nước thánh là nước máu ép xác thịt của hai đứa trai gái tơ lấy nhau rồi liền bị giết đi để dùng làm việc ấy Có chỗ thì các tác giả để vào miệng của
Trang 24đã vừa đọc sách Thiệu Ung, Trương Tái, hay vừa mới học ếm long mạch với Cao Biển ! Ví dụ, nói Jê-xu trả lời cho các tông đề về thuyết thiên đường địa ngục như sau : "Trời chẳng qua
là không khí mà thôi Ở thiên đường vắng về, sao bằng ở trong
miếu nhà nước ? Đất liền tit, có chỗ nào hở hang đâu; chang lé dưới đất lại có nhà ngục nhóm họp các loài ma quỷ Địa ngục
mờ mờ sao bàng nhà ngục của các quan trần gian dé thay Nhưng sở di ta phải nói huyền bí như vậy là vì muốn cho mọi người đêu theo ta Trời đất xoay vần, mỗi nguyên có 12 hội,
không biết mấy ngàn vạn năm, mở đóng khôn lường, há phải
chốc lát lại tận thế Nhưng phải bày ra cái thuyết mưa dầu
nắng lửa để người ta kinh sợ thì họ mới sùng chuộng đạo ta,
đạo ta mới bền lâu Đưa thiên đường ra để làm cho có vẻ thần
thánh; đem địa ngục và thuyết tận thế để dọa cho khiếp sợ, bỏ tế tự để làm cho thần kỳ không có chỗ dựa; chôn sâu để cho khí thiêng của người chết phải tiêu diệt; bổ địa lý để làm cho người
ngu; làm các phép rửa tội ma song để giết trí khôn, chùi dầu,
quy láng, điện táng để giết khí thiêng; bảo có tội phải xưng tội, giải tội để nghiệm lòng tin; cho án bánh thánh, uống rượu thánh để si tâm thần; cho lấy một vợ một chồng để bớt nòi giống đều là bí quyết để làm ngu người sống, để chèn người chết cốt nhất là ở chỗ tuyệt mạch đất làm chủ Bỏ một hướng đất thì có thể làm ngu được một đòng họ, tuyệt một mạch đất thì có thể làm ngu được một làng; đứt một rặng núi thì có thể làm ngu được một quận Lúc đầu thì đều là dân của họ, nhưng chất chứa 300 năm thì quân lính của họ đều là quân lính của ta cả; chất
chứa 500 năm thì quan trường của họ đều là quan trường của
ta cả Đến lúc đó thì nếu vua của họ dù có muốn giết dân của họ thì ta đã có cách riêng, còn nước của họ há không phải là
Trang 25Jé-xu nao lai néi như thế ? Dé chẳng qua là giọng nhà nho
để rơi vào miệng Jê-xu
Nhìn chung thì bộ Tây dương Gia tô bí lục là cả một hệ thống lập luận chống Thiên chúa giáo, tuy không có gì sâu sắc, tuy lắm chỗ sai lầm, nhưng khá sinh động, hấp dẫn, có chỗ lấy lý
mà bẻ, có chỗ lấy tình mà đánh, có chỗ công kích bằng cách chọc
cười, cuối cùng đất đến một kết luận là Tây đương dùng Thiên chúa giáo để cướp nước ta chớ không có mục dich gì khác "Nếu không phải tìm mối lợi thì việc gì phải từ phương xa mà tìm đến, nếu không phải toan lo mưu lớn thì cần gì phải xem sự chết làm khinh ?"
Xem sách Tây dương Gia tô bí lục thì có thể đoán biết rằng cuối thế ky XVIII qua thế ky XIX đã diễn ra ở nước ta một cuộc đấu tranh tư tưởng khá náo nhiệt giữa Nho giáo và Thiên chúa giáo, và biết được mấy vấn để chính của cuộc đấu tranh tư tưởng đó Xem sách Tây đương Gia tô bí lục cũng biết được rằng trình độ kiến thức và lý luận của sĩ phu ta lúc bấy giờ còn thấp kém, Nho giáo công kích Thiên chúa giáo tuy kịch liệt mà không cơ bản, thiếu tính thuyết phục, so với sự phê phan Thién chia gido cia cdc nha tu twéng tién bd Phap thé ky XVIII thì cao thấp một trời một vực
3 THIEN CHUA GIAO TU THOI GIA LONG DEN KHI PHAP BAT
DAU XAM CHIEM NUGC TA
Nguyễn Ánh nhờ nhỏi Thiên chúa giáo và tư bản Pháp để đánh tháng Tây Sơn Xét cho cùng thì sự giúp đỡ vật chất của Thiên chúa giáo và tư bản Pháp không phải là to lớn lắm, không phải là yếu tố quyết định nhất, song ý thức "rước vơi về giày
Trang 26đó, không nhiều thì ít, vẫn còn mãi trong triểu đình Nguyễn
Về phần bọn Pháp, chúng gác âm mưu xâm chiếm lại bởi Cách mang Pháp nổi lên chớ nào chúng nó đã quên đường Riêng Thiên chúa giáo thì kể công góp phần trung hưng và lập nghiệp cho họ Nguyễn, ít ra trong lúc Gia Long mới lên ngôi nó cũng
đã có một thời tự do hoạt động Nhưng Gia Long đã "cuỡi sấu
qua sông" một lần, lên bộ rồi át không thể không ngán với con sấu Vả chăng chúa Nguyễn đã có chính sách đối Thiên chúa
giáo mà Gia Long theo châm "pháp tổ", không thể bỏ qua Nho
giáo đã được nhà Nguyễn tuyên bố là quốc giáo độc tôn thì làm
sao nhà nước phong kiến và hàng nho gia có thể cho phép tín ngưỡng và phong tục mới tự đo chen lấn vào dân ta được, huống chỉ tuyệt đại đa số dân chúng đã không có cảm tình với đạo Thiên chúa mà lại nghỉ ngờ cái đạo Tây đương ấy có tình ý xâm
lược Cho nên, lên cẩm quyền, Gia Long lạnh nhạt dần với Thiên chúa giáo và cuối cùng không ngần ngại gì để hạ những chỉ dụ nhằm hạn chế và đẩy lùi sự hoạt động của Thiên chúa
giáo Trong Điều lệ hương đảng cô đoạn nói : "Lại như đạo Gia
tô là tôn giáo nước khác truyền vào nước ta, bịa đặt ra thuyết
thiên đường, địa ngục, khiến kể ngu phu ngu phụ chạy vạy như
điên, tiêm nhiễm thành quen, mê mà không biết Từ rày về sau, dân các tỉnh xã nào có nhà thờ Gia tô đổ nát thì phải đưa trình
quan trấn mới được tu bổ lại, còn việc dựng nhà thờ mới đều
cấm chỉ" Các đình thần người Pháp của Gia Long cũng lần lần
bị đối xử lạnh nhạt; số này sẽ rút lui về Pháp
Đến Minh Mạng thì Thiên chúa giáo bị cấm một cách gắt
gao, nhất là từ khi thấy có mát của giáo sĩ Tây dương tên là
Mac-sang (Marchand - Cé Du tite Ma Song) trong thanh Phiên An bj quan nổi loạn của Lê Ván Khôi chiếm đóng Năm 1896
Trang 27những người bị bát khai ra "vít-vô" Xuân tức Hernarez và 10 cụ đạo nữa Triêu đình đựa vào lý luận kinh điển Nho giáo và
dựa vào Hoàng triêu luật lệ mà lên án Thiên chúa giáo và lên
án những tín đề tôn giáo Năm Minh Mạng thứ 16, quan đô sát Phan Bá Đại tâu : "Tà giáo Tây dương làm say đấm lòng người,
thật là một đạo kiệt hiệt hơn hết trong các đạo dị đoan Kính
xét thấy trong thiên Vương chế của Kinh Lễ có nói : "Theo tà đạo làm loạn chính sự thì phải giết"; còn luật nước ta nói :
"Những thuật tà đạo dị đoan xui giục mê hoặc nhân dân, kế đứng đầu thì bị trảm giam hậu" Vậy thì tà giáo tức là đạo và
Vương chế không bao dung và xưa nay đều phải trừ bỏ hẳn Nay xin tham bác Lễ và Luật, định rõ điều cấm, khiến cho người
ta biết răn chùa, thì mới đập tát được dị đoan, giúp cho chính
đạo lưu hành mà thiên hạ cũng theo thói tất" Minh Mạng cấm
đạo nghiêm ngặt Nhưng ở Nam Kỳ, Lê Văn Duyệt cứ bao che Thiên chúa giáo Có điều lạ là ở Nam Kỳ, Thiên chúa giáo được
bao che như thế mà kém phát triển so với Trung, Bác là nơi chỉ
dụ cấm đạo của nhà vua được thi hành nghiêm mật hơn Nhà
vua cấm đạo có lý do của họ, lý do lớn là, như đã thấy, các giáo sĩ Tây dương có mặt trong một số cuộc nổi loạn chống triều
đình
Tuy nhiên, trong khi tín đổ người Việt Nam bị đàn áp dữ lắm thì, đối với đạo trưởng Tây dương, Minh Mạng chỉ ra lệnh bất giải về Huế để làm phiên dịch, địch báo Anh và nhiều sách
báo khác cho nhà vua xem; chính mình Lê Văn Duyệt khi về
Kinh cũng đem theo một số giáo sĩ Tây dương cho nhà vua tiện
dùng Lệnh cấm nám 1883 thực có hiệu nghiệm, sách đạo
Compendium còn ghì : "Thoạt nghe tin cấm, bổn đạo sợ hãi
quá sức, nhiều người ngã lòng và hầu hết các họ dỡ nhà thờ
ngay" và "có họ đuổi Cụ và bán nhà thờ cho kể ngoại"
Trang 28Thiệu Trị tiếp tục chính sách của Minh Mạng cấm chỉ và
đàn áp Thiên chúa giáo Một số đạo trưởng người Tây bị bắt,
bị xử tử vì họ không chịu ra khỏi nước Nam, nhưng họ không bị hành hình mà được trả về nước họ mỗi khi có tàu buôn Tây
dương đến Năm 1847, chiến thuyền Pháp vào bán phá Đà
Nẵng, gây áp lực, đòi thông thương và đòi bỏ cấm đạo Thiệu Trị và đình thần bàn ràng : thông thương thì được, bỏ cấm đạo thì không thể được, nếu bỏ cấm đạo thì Anh Cát Lợi sẽ đòi bỏ cấm phiện, "nhưng địch là giống sài lang không thể thỏa mãn
chúng nó được" Nhà vua dụ rằng : "Gia - tô là đạo tù Tây đương
đến, đạo của chúng không thờ cha mẹ, không kính quỷ thần,
bày ra cái thuyết Jê-xu và Thập tự giá để mê hoặc lòng người, đặt ra cái thuyết thiên đường và nước phép để người ta nghe
đến thì mê, tà đạo ấy rất hai cho phong hóa"
€ó phải vấn đề Thiên chúa giáo chỉ là một vấn đề phong hóa
cháng ?
Từ sau việc chiến thuyên Pháp vào Đà Nẵng bán phá rồi bỏ
đi (vì tình hình Cách mạng 1848 ở Pháp), vấn đề Thiên chúa
giáo ở Việt Nam không phải chỉ là vấn đề phong hóa mà còn là
vấn đề chính trị nữa, chẳng những là vấn đề chính trị mà còn là vấn đề an toàn của đất nước đối với âm mưu xâm lược của thực dân Đối phó với sự truyền bá của đạo Thiên chúa và đối phó với nguy cơ xâm lược thực dân, hai nhiệm vụ gắn bó với nhau Nhà vua lo lắng nhiều, hồi đối sách của quần thần, hỏi ý kiến của sĩ tử trong các kỳ thi hội, thi đình, hỗi vì đâu, vì sao một bộ phận nhân dân không theo giáo hóa của triều đình, cũng
không theo luật cấm, mà mê đạo Thiên chúa ? Hỏi phải làm thế nào để đất nhân dân theo đạo ra khỏi tình trạng "bề ngoài
thì chịu, bê trong không thuận", phải làm thế nào để "mát đổi
aoe
Trang 29tử, các nhà khoa bảng thi hội, thi đình, đều không có sáng kiến nào hay, Thiệu Trị nhận xét rằng các bài đối sách "đều chưa hợp với đầu bài” Đó là vào năm 1847 Các nhà nho tô ra không ai hiểu gì về đạo Thiên chúa, lịch sử, giáo lý, đạo đức của nó Như ông Thám hoa Phan Dưỡng Hạo viết : ” Đến cận đại thì tà thuyết Gia - tô phát sinh ở các nước Tây dương, giáo nghĩa của nó rất thiển cận, đáng le không mê hoặc được lòng dân, chỉ vì từ lúc nhà Lê đã suy nghĩ đến đời ngụy Tây, sự dạy đỗ và sự cảm hóa của bề trên không được đôn đốc, cho nên những chuyện
thiên đường, nước thánh, chữ thập, Nhi Nhu (Jê-xu) mới truyền được rộng"
Riến thức của các nhà nho về đạo Thiên chúa ít quá Kiến
thức của họ về lịch sử nước nhà cũng ít quá Chính là dưới triều Tây Sơn không có khủng bố giáo đồ Thiên chúa, mà số giáo đồ Thiên chúa lúc ấy lại ít hơn nhiều so.với những thời trước và sau Tây Sơn Năm điểm Điều lệ hương đảng của Gia Long, mười điều giáo huấn của Minh Mạng truyền rao tận xã ấp kết hợp với sự hạn chế, đẩy lùi, trấn áp, đều không ngăn trở được sự đâm rễ và lan rộng của Thiên chúa giáo, thì nguyên nhân sâu xa của sự phát triển đó đâu có phải chỉ là "sự đạy dỗ của bê trên không được đôn đốc" Không thấy có ý gì mới, thậm chí còn ít hiểu hơn so với sách Tây đương Gia - tô bí lục hồi cuối thế kỹ
XVIII, dau thé ky XIX
Chẳng những hàng vạn dân nghèo theo đạo Thiên chúa mà rãi rác cũng đã thấy có nhà nho, người làm quan theo đạo Thiên chúa nữa Một tờ dụ năm Thiệu Trị thứ 7 xác nhận sự thật ấy :
“Đạo Gia - tô là tà giáo làm mê hoặc lòng người rất sâu, không
những cám dỗ làm cho tiểu đân u mê mà cả đến người trong
quan chức cũng có kẻ say đấm không tỉnh Gần đây, như lúc
Trang 30vì dương di mà ngầm đưa tờ ước thúc, làm tiết lộ quân cơ; lại
như viên phủ Trần Quang Dao ở tỉnh Sơn Tây, ngầm theo tả
đạo, không lo liệu việc tang cho mẹ; những hạng ngươi như thế
kể cũng nhiều; không thể để cho số người ấy tăng lên m: "Kể cũng nhiều" : đó là một hiện tượng cần được cát nghĩa Phải cát nghĩa vì sao có một số quan theo Thiên chúa giáo mặc dù họ đã học Nho giáo ? Phải cát nghìa vì sao có nhiều dân, nhất là dân nghèo Bác Hà, theo Thiên chúa giáo; nhà vua trị tội họ rất nghiêm khác mà họ chỉ bỏ ở mặt, vẫn theo ở lòng,
không trở về "chăn chiếu" như xưa ?
' Sang triều Tự Đức thì từ đầu cho đến 1862, sự cấm đạo càng gắt gao Hễ bắt được đạo trưởng Tây dương hoạt động lén lút thì xử tử Nói chung thì đạo trưởng người Việt bị xử nhẹ hơn Năm thứ 7 (1854) vua định lại các điều cấm như sau :
` Những người nào trót đã theo đạo Gia - tô đều cho đến (của
quan) thú tội và đổi lại, như vậy sẽ được miễn tội; không tự thú mà bị người ta phát giác, nếu là quan lại thì bí cách chức, nếu là dân thường thì bị sai dịch
- Đạo trưởng Tây dương bị bát được thì xử tử tội chém đầu, đem bêu rồi ném xuống sông; đạo trưỡng người bản xứ bị bát
được thì phát vãng đi đày ở đồn bảo nơi biên giới miễn núi
- Ai tố cáo bát được đạo trưởng Tây dương thì được thưởng 300 lạng bạc, bát được đạo trưởng người bản xứ thì được thưởng
100 lạng
- Người nào chứa giấu đạo trưởng người Tây dương, nếu là
tổng lý thì bị xử theo điều luật "chứa người có tội", nếu là phủ huyện thì xử phạt trượng và cách chức, nếu là bố án đốc phủ thì sẽ phân biệt mà giáng cấp lưu nhiệm Ai phạm tội dung
túng đạo trưởng, người bản quốc nếu là tổng lý thì phải xử phạt
Trang 31100 trượng, cách chức, nếu là phủ huyện thì giáng hai cấp, lưu lại, nếu là bố, án, đốc phủ thì theo thứ tự mà giảm dần xuống
- Ngoài ra thì theo lệ Minh Mạng mà thị hành
Nếu chỉ xem những điều khoản của lệnh cấm này thì tưởng chừng đâu sự cấm đạo là tuyệt đối, nghiêm khắc, không kẽ hở
Sự thật không phải như thế Năm Tự Đúc thứ 8, nám sau năm
ban hành điều cấm vừa kể trên, nhà chung xứ Xã Đoài (Nghệ
An) vẫn hoạt động công khai, giám mục Hậu (Gauthier) mời
Nguyễn Trường Tộ đến dạy chữ Hán cho trường của đạo Cát
nghĩa thế nào ? Bộ máy cầm quyền không có hiệu lực chăng ?
Nhà nước giơ cao đánh sẽ chăng ? Có điều chắc chắn là khi quân Pháp chiếm Đà Năng, Gia Định thì cuộc đàn áp giáo đỗ Thiên chúa mới lên đến cực độ
Rõ ràng Thiên chúa giáo đã trở thành một mối lo âu lớn, rất
lớn cho triểu đình trước khi quân Pháp vào đánh Đà Nẵng và
Gia Định Giống như Thiệu Trị, Tự Đức nhân các kỳ thi hội,
thi đình để hỏi ý kiến của các sĩ tử, các nhà khoa bảng về đối sách với Thiên chúa giáo Nhưng các nhà nho chẳng có ý gì mới mẻ, sâu sắc, mà cũng luấn quần mãi ở những lễ luật, chính tà
và những lš đã từng nêu từ mấy chục năm nay để công kích Thiên chúa giáo Bảng nhãn Phạm Thanh Giai có thể được xem như là tiêu biểu cho sự thiển cận đó : "Dân tà đạo cũng đã biết
hồi tâm, đo sự cảm hóa của nhà vua và cũng đã có những người
bước qua chữ thập Chỉ vì lớp dân hạ ngu một khi đã mê đạo đị đoan thì những chuyện thiên đường, nước thánh, họ tin chắc
mà không nghỉ ngờ Sự giảng đạo, sách đạo, kinh đạo đã làm
m
cho họ mê hoặc quá lắm rồi
Trang 32Trung Quốc, viết luận ván Chư gia Thiên chúa bị khảo, nói về
sự du nhập của mấy cánh Hiên giáo và Cảnh giáo của đạo Gia-
tô ở thời Đường, sự du nhập của chính Thiên chúa giáo La.Mã dưới thời Minh, nói về hành trạng của Jé-xu, về các thuyết cứu thế, chuộc tội, v.v Nhưng Nguyễn Văn Siêu dường như đặt
ngang hàng Phật giáo với Thiên chúa giáo bằng cách cho rằng
đó là những đạo "hư vô", hai cái cũng như nhau Khái niệm "hư
vô" của Nguyễn Văn Siêu là gì ? Vì sao ông Siêu công kích Thiên chúa giáo là "hư vô” ? "Hư vô" trong con mắt và trong ý tứ nhà nho chỉ có thể có những nghĩa mà sách T6y dương Gia - tô bí
lục đã nói khá dài : không có vua tôi, cha con, nghĩa là không có cương thường; đạo ấy tập trung sự chú ý vào lúc sau khi chất
chớ không phải vào cuộc sống; tin có Chúa Trời linh thiêng tạo
ra muôn vật mà không biết gì đến âm dương, ngũ hành, lý khí;
tin thuyết tận thế hoang đường mà không hiểu vũ trụ tuần hoàn vĩnh viễn Dù sao Nguyễn Văn Siêu cũng được cái ý "hư
vô" không phải không có nội dung tư tưởng để công kích Thiên chúa giáo Nhưng một chữ "hư vâ” đem lại được gì cho sự hiểu
biết, cho sự lựa chọn ? Ông Phạm Phú Thứ tự hào rằng "đạo học của phương Đông ta lưu truyền kể từ Phục Hy đến nay đã
5.000 năm”, còn Gia - tô thì mới sinh sau này vào thời Tây Hán,
chỉ được 1.800 năm Giá Viên không đưa ra lý lẽ gì đáng kể đề phê phán
Lic bay gid, một trong những người có nhiều ý đáng kể nhất về Thiên chúa giáo chính là Tự Đức Tự Đức trước hết khẳng định trong bài Đạo biên rằng : "Cái mà người ta gọi là đạo không có gì huyền bí hết, không phải đo Thượng dé nào lập nên,
mà ấy là theo tính, theo cái tính của con người mà trời phú từ
Trang 33thường, bởi vậy cho nên ngoài nhân luân ra thì không có đạo nào khác, chỉ có đạo làm người mà thôi Đạo chỉ có một mà thôi Còn đạo Lão, đạo Thích, đạo Gia - tô, v.v là những thứ mà chúng tự tôn là đạo của chúng, chớ thực ra không phải là đạo
Những thứ đó không phải là đạo bởi vì những điều cơ bản mà
họ chủ trương, nào tịch diệt, nào vô vi, nào thiên đường, thiên
chúa, đều không phải là tính người, đều không phải là luân
thường"
Nhu vay, tae gia bai Dao bién gat bo cdi quyền của Lão,
Thích, Gia được gọi là "đạo" và như thế y giành chữ “dao” cho ruột mình Nho mà thôi, cho Khổng, Mạnh mà thôi, nói một cách khác, ấy là giành chính nghĩa, giành chân lý về mình Sau đó
Tự Đức bài bác cái nghĩa "thiên chúa", chúa trời, tức là y xông
thẳng vào vấn đề cơ bản của Thiên chúa giáo : "Năm đời đế, ba
đời vương của ta là bậc đại thánh nối trời dựng nên khuôn phép, theo ý trời mà trị đân Còn như Gia - tô là hạng người nào mà
đám cho mình là Thiên chúa ? Nếu thực là chúa tể ở trên trời thì đã cao quý tột bậc rồi, sao lại còn xuống dưới cõi tran mà chịu lụy ? Nếu bảo là con độc nhất của Trời thì cha mẹ Gia - tô
vứt đi đâu ? Xuống trần cứu đời mà chính thân mình còn không cứu nổi thì còn cứu ai ?" Ở đây, tác giả bài Đạo biện cũng như
các tác giả bộ Tây đương Gia - tô bí lục muốn nêu lên mấy cái
mau thuan, may diéu vô lý để làm chứng rằng Jê-xu bịa chuyện
mình là con Chúa Trời, là Chúa Trời xuống cứu thế chớ sự thật
đâu phải như thế Tự Đức đi xa hơn nữa để khẳng định rằng,
vả lại, không có cái gì gọi là Ông Trời, là Chúa Trời, là Thượng
đế : "Trời chỉ là cái khí thanh mà thôi”, "nói về khí làm thể trạng thì gọi là trời, nói về lý làm chủ tể thì gọi là đế, nhưng cũng chỉ
là một thôi" Nếu trời chỉ là khí thanh chớ không phải là Ông
Trang 34
Trời, Chúa Trời, Thượng đế, thì Thiên chúa giáo không còn có
nghĩa gì nữa Trong sách Tây đương Gia - tô bí lục đã thấy đề
ra những luận điểm này rồi, luận điểm đó căn cứ vào tư tưởng
Tống Nho
Chống Thiên chúa giáo thì Tụ Đức nói như vậy, nói có ít
nhiều nội dung tư tưởng tiếp cận khoa học, nhưng Tự Đức chỉ
có một hai bài Đạo biện mà có đến một hai chục bài "tự trách”
cầu lạy ông trời cha đừng ghét bỏ, nghĩa là cũng tin có Trời, có Trời cha ! Nhìn suốt từ Tây đương Gia - tô bí lục qua Chư gia Thiên chúa bị kháo đến Đạo biện, không thấy Nho giáo sản xuất được một tác phẩm nào xuất sác chống Thiên chúa giáo Vả chăng đấu tranh chống một tôn giáo dù nó là tôn giáo được
đem vào một lượt với hàng hóa của tư bản Tây phương, không
phải chỉ có tuyên truyền là đủ, không phải chỉ có nói lý mà được,
càng không phải chỉ có đàn áp mà giải quyết Huống chỉ triểu
đình Nguyễn thiên về sự đàn áp bằng vũ lực, không chú trọng nấy vào việc đấu tranh tư tưởng, và khi có giải thích thì sự giải thích bị thu hẹp trong các giáo lý đã hẹp của Nho giáo Cuộc đấu tranh hàng thế kỷ giữa Nho giáo và Thiên chúa giáo đáng
ˆ_ lẽ đã có thể cho các nhà nho và các giáo sĩ Việt Nam một cơ hội
tốt để phát triển tư tưởng, mở rộng kiến thức, nhưng rất tiếc là sự thật không phải như vậy, chỉ thấy xương máu và hận thù,
kẻ được lợi là thực đân Pháp và chỉ thực dân Pháp mà thôi
4 VẤN ĐỀ THIÊN CHÚA GIÁO TRONG KHI QUÂN PHÁP XÂM
CHIẾM NƯỚC TA
Trang 35giếm làm gì Một tay cầm quân lúc ấy đang bị bao vây ở Đà
Nẵng, tiến thoái lưỡng nan, là Đờ La-elô-dơ (De Larclauze) đã viết trong 7hư : "Nếu xem lại những điều mật báo của các cha cố về Đà Nẵng thì rõ là các cha cố ấy đánh lừa chúng ta ! Họ là những thằng láo toét hèn mạt quá chừng" Quân xâm lược
được các giáo sĩ hứa hẹn là sẽ lôi kéo tín đề và nhân dân nổi
loạn; đó là một phần nội dung bản báo cáo của Đô đốc Đờ Gio-nui-y (R de Genouilly) gửi về Pa-ri Thế nhưng, chúng
trông mãi, chẳng được như ý muốn, như hứa hẹn, "họ chỉ giúp và đã giúp được bằng cách cung cấp người do thám và người
phiên dich", cs đạo Pháp tổ chức cuộc phản trác này không
ai khác hơn là Pen-lơ-ranh (Pellerin); khuyên Giơ-nui-y (và
Giơ-nuy-y đã tiết lộ việc đó) sau khi chiếm Da Nang thi hay thừa thế tiến binh ra chiếm Bác Kỳ, việc chiếm Bác Kỳ rất dã vì ở đó, theo lời hứa của Pen-lơ-ranh, có 400.000 người sẵn sàng nổi lên chống triểu đình, theo lời kêu gọi của một kẻ cầm đầu người công giáo tên là Pierre Lê Bảo Phụng giả danh hậu duệ
của vua Lê Triều đình không phải không biết âm mưu này cho
nên phản ứng gay gắt, kịch liệt, bằng cách đàn áp Thiên chúa
giáo
Trong lúc chiến sự đang diễn ra ở Đà Nẵng và Gia Định (1859), nhà vua quy định cấm quan lại theo đạo Gia - tô; nếu đã theo mà bỏ thì chỉ bị cách chức, nếu không bỏ thi bi xir tram giam hậu Vua lại dụ cho các tỉnh thần từ Nam chí Bác đều phải xét xem những kẻ hào mục thuộc dân đạo, tất cả những đầu đẳng thì giam giữ hết không để lot số; những dan đạo
thường, hễ kẻ nào chập chờn trông ngóng (quân Pháp) thì lập tức chia ghép ở các xã không có đạo; kẻ nào mưu toan làm loạn
Trang 36thì bát; kê nào phạm tội thì tài sản bị tịch thu và quân phân; làng xã theo đạo hoàn toàn mà mưu toan làm loạn thì bị triệt hạ, đất đai làng ấy giao cho các làng xung quanh không đi đạo cày cấy nộp tô cho nhà nước Ai bát được đạo trưởng gian ác thì được thưởng hoặc được bổ làm quan "Dụ này đến nơi thì thi hành lập tức, như sét đánh không kịp bưng tai; tỉnh nào chậm trễ, hỏng việc thì chiếu theo quân luật mà trị tội"
Sự thật, lúc quân Pháp chiếm đóng Da Nang, Gia Dinh thi
số dân đạo theo giặc, giúp giặc không phải đông như bọn cha
cố Tây đương mong muốn, nhưng âm mưu phản trắc, dã tâm làm nội ứng của bọn cha cố Tây đương và một số tay sai của chúng là điều không chối cãi được Triều đình đàn áp nội gián,
đó là đĩ nhiên, nhất là trong thời chiến Nhưng sai lầm lớn của
triêu đình là đàn áp giáo dân một cách không phân biệt; trong
tư tưởng của nhà cẩm quyền phong kiến, hễ ai theo Thiên chúa giáo thì người ấy phản lại nước mình, vua mình; triều đình không hiểu rằng người theo Thiên chúa giáo có kê nghe lời giặc mà cũng nhiều kế chống giặc ngoại xâm, trong lúc người không
theo Thiên chúa giáo cũng không phải hồn tồn khơng ai phần
vua, hai cha, bán nước Thuỡ ấy, chưa có cái ý nghĩ lớn mà sau
này phải chờ đến cách mạng nhân dân mới thấy xuất hiện, rằng “tín ngưỡng tôn giáo là một chuyện riêng” của mỗi người Và sự thực thì mục đích xâm lược của bọn cha cố Tây đương rõ ràng quá, các cường quốc tư bản châu Âu lợi dụng Thiên chúa
giáo vào mục đích thực dân một cách ráo riết quá, che nên vua
tôi nhà Nguyễn bị tối mát mà dùng đến những thủ đoạn quyết liệt mất chính trị, chớ bản thân Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
ở Việt Nam trong lịch sử có mấy khi cố chấp xung đột đến mức
đổ máu với nhau hay với một tôn giáo mới nào khác đâu ! Trước
Trang 37giáo ở nước ta, trong lúc Tây phương ghỉ nhiều cuộc chiến tranh loại ấy rất đẫm mau Va lại dưới thời Nguyễn, có đàn áp tôn
giáo, không phải có chiến tranh tôn giáo Trong cuộc chiến đấu
chống xâm lược thực dân, vua tôi nhà N; guyễn càng thấy mình yếu, địch mạnh, thì càng thẳng tay đàn áp không phân biệt; bọn cha cố Tây dương càng có cớ để nói với tín đồ rằng có quân Pháp đến thì Thiên chúa giáo mới còn, người tín đề mới sống Quạt gió vào chong chóng của địch là như thế Năm Tự Đức thứ 14 (1861) chiến cuộc mở rộng ở Nam Kỳ, quân Pháp từ thành Gia Định bung ra chiếm ba tỉnh miền đông thì nhà vua
dụ rằng : "Trước đây sự chia ghép dân đạo vào làng lương còn
nhiều điều sơ sót Bây giờ các phủ huyện phải làm nghiêm khắc hơn nữa : phàm những dân đi đạo bất luận trai gái già trẻ, không cứ đã bổ đạo hay chưa, đều phải thích chữ vào mat, chia ghép vào các xã thôn không đi đạo để quản thúc Khi quân Pháp
tràn đến vùng nào có dân đạo bị quản thúc thì phải đem dân
đạo bị quản thúc đó mà giết đi" Chỉ dụ hết sức khác nghiệt,
triều đình như xô đấy người theo đạo Thiên chúa vào chỗ hoặc
phải bó tay chịu chết không thể kêu oan vào đâu, hoặc phải theo giặc xâm lăng để đánh lại nước nhà mình !
Tuy vậy, Nam Kỳ có ít dan di dao, không có mấy làng toàn
Trang 38thì đóng các thuế nặng gấp rưỡi, xã thôn nào giấu đạo trưởng 'thì đóng thuế gấp đôi
Các biện pháp trên chứng tỏ rằng triểu đình Huế đang ở trong thế yếu chớ không phải ở trong thế mạnh, đang hoảng sợ chớ không phải bình tĩnh; đang thua chớ không phải đang
thắng
Nam Tự Đức.thứ 15 (1862) triều đình ký hòa ước với Pháp, nhượng đất và bỏ cấm đạo Triều đình giải thữh một cách gượng gạo rằng "hòa nghị đã xong nên bố lệ cấm đạo", dường
như là nói vì nguy cơ xâm lược không còn nữa nên bỏ cấm Thực ra nguy cơ xâm lược như lửa cháy mày vì địch đã chiếm được
ba tỉnh, chúng nó càng ăn càng thấy đói, nhưng triển đình phải bỏ cấm đạo vì Pháp đòi như thế và đòi như thế rõ ràng là để tạo điều kiện cho sự xâm chiếm rộng hơn Từ đây, trừ những
người thực sự có thông đồng với quân giặc ngoại xâm vẫn cứ
phải trị tội, thì giáo đân dù là đầu mục hay tín đồ thường đều được tha hết
Việc bỏ cấm này gây ra một luồng tư tưởng phản ứng mãnh
liệt của số đông quan lại và nhà nho Quan lại cũng là nhà nho
Đối với họ, Thiên chúa giáo chẳng những là "đị giáo", là "tà
giáo", mà còn là một nguy cơ cho nền độc lập đân tộc; các đạo
Bà-la-môn, đạo Lão, đạo Phật v.v chưa hề là một nguy cơ cho chủ quyền, còn đạo Thiên chúa thì khác Họ lập luận như vậy Và lập luận như vậy không phải là không có cơ sở Vả chăng, không phải không có một số người mấy năm trước đàn áp đữ quá, nên sợ tín đồ Thiên chúa giáo tìm cách trả thù chăng, như: quan tổng đốc Nam Định xin vua hãy để cho một hạt Nam Định được giam giữ giáo đân như cũ, vì ông ta đã trót chém giết nhiều
Trang 39trên cả nước Các đạo trưởng được tự do đi truyền giáo, chỉ cần theo một số quy chế nhất định, như không được đi kiệu che lọng, không được đi có quá đông người hộ vệ v.v Chống lệnh bỏ cấm một cách mãnh liệt nhất là thân sĩ miễn Nghệ, Tĩnh Nhà vua phải sai quan biện lý bộ Hình là tiến sĩ Lê Tuân, người Ha Tinh, về Nghệ Tĩnh để hiểu dụ, thế mà cũng không dễ làm
cho phe phản đối chấp nhận đường lối mới của triều đình Ngay ở kinh sư cũng có phong trào phản đối bỏ cấm Năm Tự Đức thứ 17, công tủ Hồng Tập cùng với phò mã Trương Văn Chất xật giao với phe đảng ở nhiều tỉnh, định thì giờ nổi lên, không phải để đánh đổ vua mà để bát giết hai tay đầu số của phe chủ hàng là Trần Tiền Thành và Phan Thanh Giản, đồng thời càn quét giết giáo dân Âm mưu bị bại lộ Hồng Tập bị xử tử Nhưng
rõ ràng là ý thức chống bỏ cấm, chống đầu hàng, chống ngoại xâm gắn bó liên quan nhau và rất là sâu rộng, quyết liệt Ta
hãy chú ý : lúc bấy giờ bỗ cấm và chủ hàng là một phe tư tưởng,
còn phe kia thì cấm đạo và kháng chiến; hai bên đối chọi nhau chan chát Cho đến nay chúng tôi chưa gặp một tài liệu quan
trọng nào nói có luồng tư tưởng thứ ba : bỏ cấm mà chủ chiến Cứ theo những lời giải thích của họ thì triều đình dường như
bỗ cấm một cách thành thật Nhận thức mới có chút lý luận
chứ không phải chỉ vì bị bất phải nghe tiếng nói của đại bác
Năm 1863, khi ở tỉnh Ninh Bình có một ông cai tổng tự tiện
giam giữ rồi đem giết một đạo trưởng mà không báo cáo lên
trên Việc đó phát giác ra Nhà vua quở trách ông cai tổng, rồi
nhân đó mà dụ rằng : "Dân theo đạo cũng là con đồ của triều đình, nếu ghét bỏ quá lắm, giết sạch cả, chỉ tổ gây hiểm khích,
Trang 40xâm nếu nó cùng được thực hiện với một loạt chính sách khác
Bản thân Tự Đức cũng đề ra được một phương châm xử sự mới :
“Không buông lòng, không bó buộc, khiến cho biết kính biết yêu
để giữ cho toàn sự sống"
Lúc này (1863) Nguyễn Trường Tộ gửi cho triều đình một
bài điều trần gọi là Giáo môn luôn, trong đó ông dựa vào thế
giới quan Thiên chúa giáo để mà giải thích, ông chủ trương tự
do tín ngưỡng và khẳng định rằng việc ty do tín ngưỡng trong
nước, việc trong nước có nhiều đạo không phải là nguyên nhân
mất nước : "Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ, không nặn vạn vật
theo môt cái khuôn duy nhất mà lại sinh ra vô số hình thù cá
biệt, vô số thị hiếu và tính tình khác nhau, mà Thượng đế đều che chở cả Về tôn giáo cũng thế Thượng đế để cho người ta lập
giáo môn, chớ không ép ai phải bỏ cái mình thích để theo cái mà mình không thích Thiên chúa giáo khởi nguyên ở Tiểu
Á-tế-á, Hồi giáo ở A-ráp-ba, Phật giáo ở Ấn Độ, Lạt-ma giáo ở Tây Tạng, Nho giáo ở Trung Quốc, đó là chưa kể những bàng
môn ngoại đạo ở các nước nhỏ Thế mà cũng chưa nghe nói có
nước nào vì nhiều tôn giáo mà mất nước Những người theo
đạo Gia - tô cũng đều là những con người do tạo vật sinh dục mà cũng là bộ phận nhân dân trong nước Những người theo đạo Gia - tô mà phản nghịch thì chỉ là một trong trăm hay ngàn
Tai sao ở trên không xét rõ mà cho là đều phản nghịch cả ? Nếu
thế thì những người theo đạo, bất cứ lớn nhỏ già trẻ, trung nịnh,
hiển ngu đều phải đày, phải giất cả Làm như thế mà bảo là
hợp với thiên ý, thì Thượng đế là cha mẹ của vạn vật sao chẳng
sớm tiêu diệt cái tôn giáo ấy đi, mà lại để nó phát triển khắp