1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phần 2

91 286 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 603 KB

Nội dung

Phần hai LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) Chương VIII CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941) Bài 24 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX; hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng - Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười. - Nắm rõ những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917. Nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. - Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. - Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô. - Hiểu rõ mối quan hệ giữa Cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười. 3. Kỹ năng - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, lược đồ thế giới và nước Nga. 1 - Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Bản đồ nước Nga đầu thế kỉ XX (hoặc bản đồ châu Âu). - Tranh ảnh về Cách mạng tháng Mười Nga. - Tư liệu lịch sử về Cách mạng tháng Mười Nga và Lê-nin. III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào? 2. Dẫn dắt bài mới - Đầu thế kỉ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, có tác động và ảnh hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử loài người đó là Cách mạng tháng Mười Nga. Để hiểu được tại sao 1917 nước Nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1917, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp 2 Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân - GV sử dụng bản đồ đế quốc Nga 1914 để HS quan sát thấy được vị trí của đế quốc Nga với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới chiếm 1/6 diện tích đất đai trên thế giới. Trên đất nước rộng lớn có hàng trăm dân tộc sinh sống, đa số dân tộc là người Nga. Người Nga rất đôn hậu, tốt bụng và giàu tình cảm. - HS vừa nghe, quan sát lược đồ. - GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát SGK những nét cơ bản về tình hình nước Nga trước cách mạng để thấy được. + Sự suy sụp về kinh tế. + Sự lạc hậu, bảo thủ về chính trị. + Những mâu thuẫn xã hội ở Nga trước cách mạng. - HS theo dõi SGK để trả lời theo yêu cầu của GV. - GV bổ sung, kết luận. I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng + Về chính trị: Đầu thế kỉ XX ( sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Nicôlai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga). (So sánh chế độ chính trị ở Nga với chế độ cộng hòa ở các nước châu Âu khác) - Về chính trị: Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. Không những chế độ lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội cho đất nước. + Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. + Về kinh tế: Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp. Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng. - Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn. 3 + Về xã hội: GV có thể minh họa thêm về tình trạng lạc hậu của nước Nga bằng bức ảnh Những người nông dân Nga đầu thế kỉ thứ XX khai thác giúp HS thấy được: phương tiện canh tác lạc hậu ở Nga lúc bấy giờ, phần lớn lao động ngoài đồng đều là phụ nữ, đàn ông phải ra trận. Tiếp tục cho HS quan sát bức tranh Những người lính Nga ngoài mặt trận tháng 01/1917. Cảnh tượng bãi xác binh lính Nga, chứng tỏ ngoài mặt trận quân đội Nga đã thua trận.Thiệt hại tính đến 1917 có tới 1,5 triệu người chết và 4 triệu người bị thương. Điều đó khiến nhân dân Nga càng căm ghét chế độ Nga hoàng. - GV có thể minh họa thêm bằng bức ảnh Nơi ở của nông dân Nga năm 1917 để giúp HS thấy được tình trạng lạc hậu trong nông nghiệp và cuộc sống cực khổ của người nông dân. - Về xã hội: + Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ. + Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi. Hoạt động 2: Cả lớp - GV tiểu kết: Như vậy, tới năm 1917 nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng. Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS theo dõi SGK diễn biến cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917: - HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV để tóm tắt diễn biến cuộc cách mạng về sự kiện bùng nổ cách mạng, hình thức cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả. - GV bổ sung, kết luận. 2. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai + Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát (nay là Xanh-pê-téc-bua) và lan rộng khắp thành phố. Đến ngày 27/2/1917, phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá, bộ trưởng của Nga hoàng. - Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ với cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô- gơ-rát. - Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. + Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. - Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê- vích. + Lực lượng tham gia: là công nhân, binh lính, nông dân (66 nghìn binh lính giác ngộ đứng về phe cách mạng). - Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân. 4 - Kết quả: Nga hoàng Nicôlai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ. Tin thắng trận ở Thủ đô bay nhanh khắp đất nước. Chỉ trong vòng 8 ngày, trên phạm vi cả nước, quần chúng nhân dân đã vùng dậy lật đổ chế độ cũ, bầu ra các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời. Nước Nga trở thánh nước cộng hòa. GV cung cấp kiến thức giúp HS hiểu về các Xô viết: trong quá trình cách mạng tháng 2/1917 chống chế độ Nga hoàng, công nhân và binh lính đã thành lập các Ủy ban đại biểu, gọi là các Xô viết. Ngày 27/2/1917 đại biểu các Xô viết họp và bầu ra Xô viết Thủ đô gọi là: Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-gơ-rát. - Kết quả: + Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. + Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô viết) + Cùng thời gian, giai cấp tư sản cùng thành lập Chính phủ lâm thời. Hoạt động 2: cả lớp / cá nhân - GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Hai năm 1917, em hãy cho biết tính chất của cách mạng. - HS suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung kết luận: căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả đạt được của cách mạng ta có thể khắng định Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - GV so sánh Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga với các cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại để HS thấy được điểm mới của Cách mạng tháng Hai 1917. - Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 5 Hoạt động 1: -GV thuyết trình: Sau Cách mạng tháng Hai ở Nga, tồn tại cục diện hai chính quyền song song tồn tại. Sau đó GV gọi một HS nhắc lại hai chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai là những chính quyền nào? - HS nhắc lại kiến thức nắm được ở phần trước: + Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. + Xô viết đại biểu của công nhân, binh lính. - GV nêu câu hỏi: Cục diện chính trị này có thể kéo dài được không? Tại sao? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét, kết luận: Cục diện chính trị này không thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội không thể cùng song song tồn tại. - GV có thể mở rộng: Hai chính quyền song song tồn tại là tình hình độc đáo của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai 1917, hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng tư sản - công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Tình trạng này đã dẫn tới cuộc đấu tranh giữa tư sản và vô sản Nga tạo tiền đề để cuộc cách mạng tháng Mười bùng nổ. 3.Cách mạng tháng Mười Nga 1917 - Sau Cách mạng tháng Hai tồn tại hai chính quyền song song: + Chính phủ lâm thời (tư sản). + Xô viết đại biểu (vô sản).  Cục diện này không thể kéo dài. - Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). - Trước hết, chủ trương đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng  quần chúng đã tin theo Lê-nin và Đảng Bôn-sê- vích. - Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc SGK tóm tắt diễn biến, kết quả của khởi nghĩa. - HS theo dõi SGK tự tóm tắt diễn biến khởi nghĩa vào vở ghi. - GV bổ sung hoàn thiện: Đêm 24/10/1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị Cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản. - Đêm 25/10 (7/11), quân khởi nghĩa đã tấn công Cung điện Mùa Đông. GV tường thuật sự kiện quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông. + Sau Pê-tơ-rô-grát là thắng lợi ở Mát-xcơ-va. Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. - Diễn biến khởi nghĩa + Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. + Đêm 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.  Khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi. + Tháng 3/1918, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn. 6 Hoạt động 3: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Căn cứ vào diễn biến Cách mạng tháng Mười, em hãy cho biết tính chất của cách mạng? - HS căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả, hướng phát triển của cách mạng để trả lời. - GV kết luận: Cách mạng tháng Mười Nga, có mục đích khác hẳn các cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại, nó nhằm lật đổ Chính phủ tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân. Vì vậy, nó mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản). - Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động 1: Cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy sự thành lập chính quyền Xô viết. - HS theo dõi SGK: Sự thành lập chính quyền Xô viết: + Ngay trong đêm 25/10 (7/11/1917 lịch Nga cũ), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi, đã thành lập chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. - GV có thể mở rộng: Điện Xmô-nưi là một Tu viện, một trường dòng nổi tiếng cho các nữ quý tộc được Chính phủ Nga hoàng bảo trợ, trong cách mạng, Xmô-nưi là đại bản doanh của Ủy ban Trung ương Xô viết toàn Nga và của Xô viết Pê- tơ-rô-grát. Lê-nin đã trực tiếp chỉ đạo cách mạng tại đây. II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết 1. Xây dựng chính quyền Xô viết - Đêm 25/10/1917, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu. 7 Hoạt động 2: Cả lớp / cá nhân - GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK về những chính sách của chính quyền Xô viết: Chính quyền Xô viết đã làm được những việc gì và đem lại lợi ích cho ai? - HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung. + Chính quyền Xô viết trông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Trong đó Sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là "một tội ác lớn đối với nhân loại" và đề nghị các nước tham chiến hãy nhanh chóng đàm phán và kí kết hòa ước. Còn Sắc lệnh ruộng đất nhằm giải quyết ruộng đất cho nông dân, thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của địa chủ, quý tộc, các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. + Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới của những người lao động. + Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, thực hiện nam, nữ binh quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. + Xây dựng Hồng quân ( quân đội cách mạng) để bảo vệ chính quyền Xô viết. + Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. - Như vậy, những việc làm của chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân, khác hẳn và đối lập với những chính quyền cũ của giai cấp phong kiến, tư sản ở nước Nga cũng như các nước khác ở châu Âu. Sự ra đời của Nhà nước Xô viết khiến các đế quốc lo lắng. Chính vì vậy mà các nước tư bản tìm mọi cách cấu kết với bọn phản động trong nước phá hoại chính quyền hòng bóp chết nước Cộng hòa non trẻ. - Chính sách của chính quyền: + Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. + Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới. + Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. + Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng. + Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp cảu giai cấp tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. 8 Hoạt động 1: Cả lớp - GV trình bày: Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết. - Để chống thù trong giặc ngoài, đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến. 2. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết - Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản trong nước tấn công tiêu diệt nước Nga. - Đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến. Hoạt động 2: Cả lớp / cá nhân - GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được nội dung, ý nghĩa của Chính sách Cộng sản thời chiến. - HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi - GV bổ sung, kết luận: + Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành lệnh Tổng động viên kêu gọi thanh niên nhập ngũ bảo vệ chính quyền. GV minh họa bằng bức áp phích năm 1920 Bạn đã ghi tên tình nguyện chưa. Năm 1918 có nửa triệu, đến tháng 9/1919 có 3,5 triệu, cuối năm 1920 là 5 triệu 3000 người. - GV nêu câu hỏi: Chính sách Cộng sản thời chiến có tác dụng, ý nghĩa gì? - HS dựa vào chính sách, suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét: Với những chính sách đó, nước Nga đã huy động được tối đa sức người, sức của phục vụ đất nước. Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Bằng sức mạnh đó, cuối năm 1920 Hồng quân Liên Xô đã đánh tan 14 nước đế quốc can thiệp, bảo vệ vững chắc Nhà nước Xô viết non trẻ. Chứng tỏ chính sách này rất phù hợp với tình hình nước Nga sau cách mạng đúng như tên gọi của nó "Chính sách Cộng sản thời chiến". - Nội dung của chính sách: + Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. + Trưng thu lương thực thừa của nông dân. + Thi hành chế độ cưỡng bức lao động. - Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ. 9 Hoạt động 1: Cá nhân - GV yêu cầu một HS nhắc lại kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga. Kết quả đó có ý nghĩa gì với nước Nga và thế giới. - HS suy nghĩ trả lời. - GV mở rộng giúp HS thấy rõ ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế" - Hồ Chí Minh toàn tập. 3.Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga - Với nước Nga: + Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động. + Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Với thế giới: + Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất nữa). + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. 10 [...]... cộng hòa tư sản (Cộng hòa Vai-ma) Từ 1919 - 1 923 , phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức Từ 10/1 923 , cao trào cách mạng tạm lắng do sự đàn áp của chính quyền tư sản 2 Những năm ổn định tạm - GV đưa ra câu hỏi: Tình hình nước Đức trong thời (1 924 - 1 929 ) những năm 1 924 - 1 929 như thế nào? (về kinh tế, - Từ năm 1 923 , tình hình kinh tế, chính trị Đức dần chính... hiện Hoạt động 2: Cả lớp / cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK những biểu hiện + Từ 1 923 - 1 928 , sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm phồn vinh của nước Mĩ - HS theo dõi SGK biểu hiện phồn vinh của nước 1 929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới Mĩ - GV bổ sung, chốt ý: + Từ năm 1 923 - 1 929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao Trong vòng 6 năm, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1 929 Mĩ chiếm 48%... nghiệp dưới 20 công nhân, khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga  Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát Hoạt động 3: Cả lớp - GV yêu cầu HS theo dõi bảng thống kê một số ngành kinh tế của nước Nga (1 921 - 1 923 ) cho nhận xét - HS theo dõi bảng thống kê và phát biểu nhận xét của mình - GV nhận xét bổ sung: Từ 1 921 - 1 923 sản lượng... chiến 20 năm" Uyliam Bulít, cộng tác viên đắc lực của Uyn-xtơn khẳng định: "Hội nghị hòa bình chỉ làm được một việc là chuẩn bị những xung đột quốc tế trong tương lai…" Kiến thức HS cần nắm I Các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 1 929 1 Những nét chung - Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hòa bình ở Véc-xai (1919 - 1 920 ) và Oa-sinh-tơn (1 921 - 1 922 ) để... châu Âu: Ex-tô-ni-a, Lít-va, Lát-vi-a, Phần Lan, Ba Lan… + Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm dẻo, chỉ trong vòng 4 năm (1 922 - 1 925 ) Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, I-tali-a, Pháp, Nhật lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 nước Năm 1933, Mĩ cường quốc tư bản... nước thắng trận, xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc 2 Phong trào cách mạng - GV hỏi: Nguyên nhân nào làm bùng nổ cao trào 1918 - 1 923 ở các nước tư bản cách mạng 1918 - 1 923 ở các nước tư bản? Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân 22 - HS theo dõi SGK, suy nghĩ, trả lời GV củng cố và giải thích thêm cho HS rõ: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,... 24 II Các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1 929 - 1933 1 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1 929 - 1933 và hậu quả của nó - Nguyên nhân: Trong những năm 1 924 - 1 929 , các nước tư bản ổn định chính trị và đạt được mức tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu Tháng 10/1 929 , khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ rồi lan ra... đồng mác mất giá vào đầu năm 1 920 ) Tình hình trên đây của nước Đức làm cho đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở nên vô cùng tăm tối và khốn quẫn Phong trào cách mạng bùng nổ và ngày càng dâng cao những năm 1918 - 1 923 Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân 28 - Tiếp đó, GV đưa ra câu hỏi: Cao trào cách Diễn biến: mạng 1918 - 1 923 diễn ra ở Đức như thế nào? - Từ 10/ 1 923 phong trào tạm Thu được kết... năm 1918 - 1 923 , một cao trào cách mạng bùng nổ ở các nước tư bản đã dẫn tới sự ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng sản + Sau thời kỳ ổn định 1 924 - 1 929 , các nước tư bản lâm vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1 929 - 1933 gây hậu quả tai hại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến thế giới mới + Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản 2 Tư tưởng... 1 923 , tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Đức dần dần ổn định + Về kinh tế, giai cấp tư sản Đức đã sử dụng + Kinh tế: được khôi phục và những khoản tiền vay của các nước Mĩ, Anh phát triển Năm 1 929 , sản thông qua các kế hoạch Đao-ét (1 924 ) và Y-ơng xuất công nghiệp Đức đã (1 929 ) để ổn định tài chính, khôi phục công vươn lên đứng đầu châu Âu nghiệp và nâng cao năng lực sản xuất Do vậy, từ năm 1 925 , . năm (1 922 - 1 925 ) Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, I-ta- li-a, Pháp, Nhật lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 nước lực lượng tham gia, kết quả. - GV bổ sung, kết luận. 2. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai + Ngày 23 /2/ 1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn

Ngày đăng: 05/06/2013, 01:25

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng - phần 2
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng (Trang 3)
(GV yêu cầu HS quan sát, khái thác hình 3.1. Trẻ em làm diều bằng những đồng mác mất giá vào đầu năm 1920) - phần 2
y êu cầu HS quan sát, khái thác hình 3.1. Trẻ em làm diều bằng những đồng mác mất giá vào đầu năm 1920) (Trang 28)
1. Tình hình kinh tế - phần 2
1. Tình hình kinh tế (Trang 35)
- HS thảo luận nhóm và tự điền vào bảng thống kê nội dung được phân công, cử một đại diện trình bày trước lớp. - phần 2
th ảo luận nhóm và tự điền vào bảng thống kê nội dung được phân công, cử một đại diện trình bày trước lớp (Trang 78)
- HS tham khảo bảng thống kê của GV, có thể đóng góp thêm ý kiến và dựa vào đó làm cơ sở học tập phần sau (tức phần II: Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại). - phần 2
tham khảo bảng thống kê của GV, có thể đóng góp thêm ý kiến và dựa vào đó làm cơ sở học tập phần sau (tức phần II: Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại) (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w